Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Quan hệ thương mại ,đầu tư trung quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.09 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tôn Điện Thanh

Quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ của Trung Quốc
với ASEAN từ năm 2012 đến nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tôn Điện Thanh

Quan hệ thƣơng mại,đầu tƣ của Trung Quốc với

ASEAN từ năm 2012 đến nay

Ngành: QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60310206

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS T.S Bùi Thành Nam

Hà Nội – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan,luận văn với đề tài:―Quan hệ thƣơng mại ,đầu tƣ
Trung Quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay.‖là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi.Luận văn có sự kế thừa,tham khảo các công trình nghiên cứu
của những ngƣời đi trƣớc và có sự bổ sung những tƣ liệu,kết quả nghiên cứu
mới.Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cây,đƣợc sử dụng
trung thực
Tác giả luận

văn

Tôn Điện Thanh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn của tôi đƣợc hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo chất lƣợng
không chỉ là nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự đóng góp rất lớn của
nhiều cá nhân mà tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.
Đầu tiên, tôi sẽ không hoàn thiện luận văn này nếu không có những công
trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đã cung cấp thông tin, các số liệu
nghiên cứu về tổ chức ASEAN, kinh tế Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á,
kinh tế ASEAN và Trung Quốc..v.v.. Vì thế tôi dành sự cảm ơn sâu sắc nhất
đối với tất cả tác giả có tác phẩm hoặc bài viết mà tôi đã trích dẫn trong quá
trình hoàn thiện luận văn này. Dù tôi không ghi chú toàn bộ tài liệu đã dẫn
song các quan điểm hoặc bài viết đã giúp đỡ tôi bổ sung cho các lập luận và
minh chứng cho các lập luận của mình.
Tất nhiên tôi không thể hoàn thành luận văn của mình nếu không có sự
giúp đỡ tận tình và hƣớng dẫn khoa học của thầy hƣớng dẫn PGS.TS. Bùi

Thành Nam. Ngay từ khi tôi vào học ở Khoa Quốc tế học PGS.TS. Bùi Thành
Nam đã giảng dạy và hƣớng dẫn tôi hoàn thành một số môn quan trọng trong
chƣơng trình đào tạo cao học này. Suốt quá trình trao đổi chuyên ngành và
sửa chữa luận văn tôi cảm nhận đƣợc sự quan tâm và chỉ bảo khoa học tận
tình của thầy.
Ngoài ra, để đi đến đƣợc tới hôm nay, tôi cũng bày tỏ lòng thành kính sâu
sắc nhất đến thầy chủ nhiệm khoa Quốc tế học PGS.TS. Hoàng Khắc Nam và
trợ lý Sau đại học của khoa Thạc sĩ Ngô Tuấn Thắng. Các thầy đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thời gian viết luận
văn và giúp đỡ tận tình tôi trong việc giải quyết nhiều thủ tục hành chính
khác.
Tôi cũng muốn dành lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới tất cả anh chị em
học viên trong lớp cao học QH-X-14, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh
viên trƣờng Đại học Hà Nội và trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giúp đỡ


tôi nhiệt tình tra cứu tài liệu cần thiết và giúp tôi sửa chữa chính tả của luận
văn.
Với những tình cảm sâu sắc nhất của mình một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành nhất tới tất cả những ngƣời đã giúp đỡ tôi hoàn thành
chƣơng trình đào tạo cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế và hoàn thiện
luận văn thạc sĩ của mình đúng thời gian quy định.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn :

Tôn Điện Thanh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................... 9
Chƣơng 1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI

VÀ ĐẦU TƢ CỦA TRUNG QUỐC VỚI ASEAN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY
9
1.1. Xu thế khu vực hóa tăng nhanh quá trình hình thành ASEAN......................9
1.2. Kinh tế toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình hình thành quan hệ thƣơng mại và
đầu tƣ Trung Quốc với ASEAN.......................................................................... 11
1.2.1. Quá trình hình thành quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ Trung Quốc với
ASEAN là yêu cầu phát triển kinh tế của hai bên............................................... 11
1.2.2. Lợi ích các nƣớc giêng thúc đẩy các hiệp định về thành lập khu vực mậu
dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN đƣợc ký kết......................................... 14
1.3. Khái quát những việc hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ quan trọng và hiệu quả
giữa Trung Quốc với ASEAN trƣớc năm 2012.................................................. 21
1.4 . Cạnh tranh và phát triển là trào lƣu chính của Kinh tế thế giới, hơp tác,khu
vực hóa càng ngày càng quan trọng trên diễn đàn kinh tế thế giới.....................27
1.4.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế càng ngày càng phức tạp................................... 27
1.4.2 . Bối cảnh tổ chức ASEAN và Trung Quốc................................................ 29
Tổng kết chƣơng 1.............................................................................................. 31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ CỦA
TRUNG QUỐC VỚI ASEAN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY.............................. 33
2.1. Thực trạng quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung Quốc với ASEAN. .33
2.2 . Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN.................................................... 36
2.3 . Thành lập Ngân hàng Đầu tƣ Cơ sởha ̣tầng Châu Á................................... 40
2.4. Đƣờng tơ lụa lục địa và đƣờng tơ lụa trên biển liên quan đến Đông Nam Á.
42


Tổng kết chƣơng 2.............................................................................................. 45

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC THƢƠNG MẠI VÀ
ĐẦU TƢ CỦA TRUNG QUỐC – ASEAN..................................................... 46
3.1. Quan hệ khu vực càng ngày càng chặt chẽ hơn............................................ 46
3.1.1.Thƣơng mại hai bên tăng trƣởng ổn định.................................................. 46
3.1.2.Đầu tƣ của hai bên không ngừng tăng....................................................... 47
3.1.3.Hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác đấu thầu công trình................................. 47
3.3.4. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc và ASEAN từng bƣớc đƣợc hoàn
thiện..................................................................................................................... 48
3.2. Đánh giá thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung Quốc và Asean.......................50
3.2.1.Tác động chung đối với các quốc gia thành viên ASEAN......................... 50
3.2.2.Tác động tới thƣơng mại đầu tƣ Trung Quốc............................................ 52
3.2.3.Tác động đối với các nền kinh tế ASEAN.................................................. 56
3.3. Triển vọng hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ của Trung Quốc và Asean.........61
3.3.1.Thuận lợi.................................................................................................... 61
3.3.2.Cơ hội......................................................................................................... 62
3.3.3.Khó khăn.................................................................................................... 63
3.2.4. Thách thức................................................................................................. 65
Tổng kết chƣơng 3.............................................................................................. 66
KẾT LUẬN........................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 68
PHỤ LỤC........................................................................................................... 71


Bảng giải thích các từ viết tắt tiếng Anh và tiếng Việt

AFTA
ACFTA
IMF
GDP
WTO

EU
ASA
FTA
AIIB
ADB
NATO
FDI


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tăng trƣởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2012 – 2015 (%)............27
Bảng 3.1: Tác động kinh tế đối với các nƣớc thành viên sau khi khu vực mậu dịch
tự do Trung Quốc-ASEAN thành lập...................................................................... 50


MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới ngày nay đang trở thành trào lƣu
quốc tế. Trung Quốc và ASEAN cũng không nằm ngoài xu thế này, chỉ có hoà nhập
mới có thể phát triển đƣợc. Với vị trí địa lý liền kề, giao thƣơng đã phát triển từ
thời xa xƣa, ngày nay, quan hệ kinh tế, chính trị láng giềng hữu nghị tốt đẹp đã tạo
cơ sở vững chắc để hai bên hình thành quan hệ thƣơng mại đầu tƣ giữa Trung Quốc
và ASEAN. Hai bên đã tăng cƣờng trao đổi văn hóa và giao lƣu xã hội, liên hệ
chính trị chặt chẽ phục vụ cho xây dựng kinh tế. Trong vài năm qua, quan hệ hai
bên chặt chẽ hơn, hợp tác rộng lớn hơn, kim ngạch thƣơng mại đầu tƣ tăng lên
nhanh hơn, quan hệ hai bên càng ngày càng quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc

tế. Triển vọng hợp tác giữa các nƣớc Đông Nam Á và Trung Quốc có không gian
hợp tác to lớn.
Đề tài ―Quan hệ thƣơng mại đầu tƣ của Trung Quốc với ASEAN từ năm
2012 đến nay‖ đƣợc lựa chọn nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nƣớc nói
chung và doanh nghiệp trong khối ASEAN cũng nhƣ Trung Quốc.
Luận văn này tập trung thu thập và phân tích quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ Trung
Quốc với các nƣớc ASEAN từ sau Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
2.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Những năm 80 thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ
kinh tế, đề tài nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc- ASEAN dần trở thành
tâm điểm chú ý của giới học giả trong và ngoài nƣớc, tuy nhiên, các công trình
trong thời gian này còn ít. Đến những năm 90 thế kỷ 20, quan hệ Trung QuốcASEAN bƣớc vào giai đoạn phát triển toàn diện và ổn định hơn, các công trình
nghiên cứu cũng nhiều hơn về số lƣợng và đi sâu vào nhiều lĩnh vực. Bƣớc vào
những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc- ASEAN ký hiệp định thành lập Khu vực

1


mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới học giả
Việt Nam, Trung Quốc, các nƣớc ASEAN cũng nhƣ học giả phƣơng Tây. Qua tìm
hiểu các công trình nghiên cứu đi trƣớc, tôi xin tổng kết một số khuynh hƣớng
nghiên cứu chính nhƣ sau:
Sau khi Trung Quốc và ASEAN quyết định thành lập ACFTA, nhiều nghiên cứu
đã đƣợc công bố, tập trung đánh giá quá trình hình thành ACFTA và ý nghĩa chiến
lƣợc cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Có thể kể ra những công trình nhƣ: ―Bàn về
triển vọng và thách thức của ―Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN‖ của

tác giả Triệu Xuân Minh và Lƣu Chấn Lâm, ―Hƣớng tới FTA-Chiến lƣợc và đối
sách xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN‖ do tác giả Diệp Phổ
Thanh chủ biên, ―Trung Quốc-ASEAN, ―China and ASEAN-Renavigating
Relations for a 21 st-Century Asia‖ của Alice D.Ba ….
Trong đó, điển hình là cuốn sách ―Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN
và Quảng Tây‖ do Cổ Tiểu Tùng chủ biên ra đời ngay sau khi Trung Quốc và ASEAN
ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11 năm 2002. Các tác giả đã
khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành ACFTA, đồng thời, nêu lên ý
nghĩa chiến lƣợc của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN đối
với các nƣớc thành viên. Theo các tác giả, việc thành lập ACFTA có ý nghĩa kinh tế và
chiến lƣợc quan trọng, sẽ tạo ra hiệu quả thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa hai
bên, thúc đẩy có hiệu quả quan hệ kinh tế, thƣơng mại song phƣơng phát triển. Thông
qua số liệu thống kê tình hình thƣơng mại, đầu tƣ giữa Trung Quốc- ASEAN ba quý
đầu năm 2002, các tác giả đã kết luận, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng tăng
trƣởng nhanh chóng, đạt 38,55 tỉ USD, tăng 27,5% so với cùng kì năm 2001, trong đó
xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc tăng 27%, một số nƣớc tăng 50%, kim ngạch
đầu tƣ song phƣơng cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, việc thành lập ACFTA còn
có ý nghĩa chiến lƣợc

2


đặc biệt quan trọng, đó là gắn kết Trung Quốc và ASEAN thành một chỉnh thể, từ
đó nâng cao vị thế kinh tế của Trung Quốc và ASEAN trên trƣờng quốc tế.
Tháng 10 năm 2001, Nhóm chuyên gia hợp tác kinh tế Trung Quốc- ASEAN đã
đƣa ra báo cáo nghiên cứu với tiêu đề:―Thắt chặt quan hệ kinh tế Trung QuốcASEAN trong thế kỷ 21‖ (Forging closer ASEAN-China Economic Relations in the
Twenty-First Century), đây là văn kiện mang tính lịch sử có ý nghĩa quan trọng và ảnh
hƣởng lớn tới quan hệ Trung Quốc- ASEAN trong thế kỷ mới. Báo cáo chia thành 2
phần, phần báo cáo chính và báo cáo của từng nƣớc thành viên ASEAN, nghiên cứu về
ảnh hƣởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO và tính khả thi của việc xây dựng khu

vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, Báo cáo cho rằng, việc xây dựng khu vực
mậu dịch tự do là kết quả ―hai bên cùng thắng‖. Đồng thời ,báo cáo cũng nêu rõ, sau
khi ACFTA thành lập, xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc sẽ tăng 48%, xuất khẩu
của Trung Quốc sang ASEAN sẽ tăng 55%, GDP của ASEAN tăng thêm 0,9%, GDP
Trung Quốc sẽ tăng thêm 0,3%. Kim ngạch thƣơng mại nội khối sẽ tăng mạnh, gần
bằng mức trao đổi thƣơng mại nội khối của EU và khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Tỉ
trọng thƣơng mại nội khối sẽ tăng từ mức 20% hiện nay lên trên 30%, tỉ trọng đầu tƣ
nƣớc ngoài vào khu vực cũng tăng lên rõ rệt.

Cũng về chủ đề này, tác giả Li Wannan, John Wong, Lye Liang Fook có bài viết:
―Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN: 15 năm nhìn lại‖.[13] Dựa trên cơ
sở lí luận của những khu vực mậu dịch tự do trong lịch sử và phân tích thực tiễn khu
vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, Các tác giả đánh giá một số ảnh hƣởng
của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do tới nền kinh tế các nƣớc thành viên, chủ
yếu bao gồm: một là, sau khi thuế quan trong khu vực mậu dịch tự do giảm sẽ tạo ra
hiệu quả ―sáng tạo mậu dịch‖, tăng cơ hội thƣơng mại; hai là, do hàng rào thƣơng
mại trong khu vực thấp hơn so với ngoài khu vực sẽ tạo ra ―hiệu quả chuyển hoán
mậu dịch‖ do các thành viên trong khu vực trƣớc đây trao đổi thƣơng mại với các
khu vực bên ngoài nay di chuyển vào trong khu vực; ba là,

3


―hiệu quả mở rộng thị trƣờng‖ xảy ra sau khi thị trƣờng khu vực nhất thể hoá; bốn
là, ―hiệu quả thúc đẩy cạnh tranh‖ tạo ra do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp trong khu vực. Bên cạnh tác động tích cực, khu vực mậu dịch tự do cũng có
ảnh hƣởng tiêu cực đối với các nƣớc thành viên, đó là do ―hiệu quả chuyển hoán
mậu dịch‖ dẫn đến thƣơng mại với hiệu quả sản xuất tƣơng đối cao của các quốc
gia bên ngoài khu vực bị thay thế bởi thƣơng mại của các nƣớc có sức sản xuất
tƣơng đối thấp trong khu vực, từ đó dẫn tới hiệu quả sản xuất giảm, gây ảnh hƣởng

không có lợi đối với sự phát triển kinh tế của các nƣớc trong khu vực.
Trong nghiên cứu về ―Phân tích chỉ số tƣơng quan thƣơng mại Trung QuốcASEAN‖,[12] Hầu Thiết San và Tống Nham đã sử dụng 3 chỉ số: chỉ số cƣờng độ
thƣơng mại, chỉ số thƣơng mại nội bộ ngành và chỉ số lợi thế so sánh nổi trội của
Balassa để phân tích xu hƣớng quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN giai
đoạn 2001-2003. Kết quả nghiên cứu thông qua chỉ số cƣờng độ thƣơng mại cho thấy,
chỉ số cƣờng độ thƣơng mại giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN có xu hƣớng tăng,
đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, chứng tỏ mối quan hệ thƣơng mại giữa
Trung Quốc với các nƣớc ASEAN ngày càng chặt chẽ hơn, kim ngạch thƣơng mại
không ngừng tăng. Phân tích thông qua chỉ số thƣơng mại nội bộ ngành cho thấy,
thƣơng mại nội bộ của một số ngành nhƣ các sản phẩm của ngành hoá học và thƣơng
mại nội bộ trong các ngành có liên quan giữa Trung Quốc và ASEAN rất lớn, trao đổi
thƣơng mại trong nội bộ ngành diễn ra sôi động. Bằng phƣơng pháp phân tích chỉ số
lợi thế so sánh nổi trội do Balassa đƣa ra cho thấy, trao đổi thƣơng mại giữa Trung
Quốc và ASEAN có tính bổ sung lẫn nhau mạnh mẽ, bên cạnh đó cũng có sự cạnh
tranh gay gắt. Từ những kết quả nghiên cứu nói trên,các tác giả cho rằng: ―Sau khi
thành lập ACFTA, đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do có dân số đông nhất thế giới, với
tổng GDP đạt 2000 tỉ USD, kim ngạch thƣơng mại đạt 1200 tỉ USD. Sau khi Trung
Quốc gia nhập FTA sẽ nâng cao tiếng nói của khu vực mậu dịch tự do này, dự báo trong
khoảng 20 năm tới, thƣơng mại

4


song phƣơng tăng bình quân 20%/năm.Nhờ ACFTA mà không gian thƣơng mại
song phƣơng đƣợc mở rộng, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Theo ƣớc tính,
kim ngạch xuất khẩu song phƣơng sẽ tăng 50%, tăng trƣởng kinh tế của ASEAN sẽ
tăng thêm bình quân 1% mỗi năm và con số này của Trung Quốc là 0,3% mỗi năm.
Do vậy, việc thành lập ACFTA là cần thiết, có lợi cho cả Trung Quốc lẫn các nƣớc
ASEAN trong công cuộc phát triển kinh tế của mỗi bên.‖
2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc



Việt Nam, đáng chú ý là nghiên cứu của Đỗ Tiến Sâm: ―Bƣớc đầu tìm hiểu

về khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc’[3;tr57-70]. Trong nghiên cứu
này, tác giả đã nêu lên đánh giá bƣớc đầu về tác động của khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc đối với các nƣớc thành viên, tác giả cho rằng,việc ACFTA
đƣợc thành lập sẽ có ảnh hƣởng tới sự phát triển của cả Trung Quốc và ASEAN,
thậm chí của toàn thế giới. Về kinh tế, ACFTA sẽ đƣa lại những cơ hội tốt đẹp cho
hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa hai bên, cụ thể bao gồm: có lợi cho việc mở rộng
kim ngạch thƣơng mại song phƣơng, góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, hấp
dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ đầu tƣ lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN, khu
vực mậu dịch tự do hình thành sẽ tạo thành một thị trƣờng khổng lồ, thống nhất,
giúp các nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, có lợi cho việc hình thành hệ thống
phân công hợp tác sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngoài ra, còn có lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu
ngành nghề giữa hai bên, thúc đẩy mỗi bên tận dụng lợi thế so sánh của mình để
phát triển, hình thành nên hệ thống phân công ngành nghề lấy ƣu thế cạnh tranh làm
đặc trƣng.
Về triển vọng của thƣơng mại Trung Quốc – ASEAN: nghiên cứu về ―Phân tích
triển vọng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN‖ của tác giả Trƣơng Hâm Vĩ.
Công trình này đã nêu lên các trở ngại và triển vọng phát triển của ACFTA. Tác giả nêu
lên bảy trở ngại mà các nƣớc sẽ phải đối mặt trong quá trình thành lập

5


ACFTA, đó là: một là sự lo lắng của các nƣớc ASEAN về ―mối đe doạ từ Trung
Quốc‖ hai là tình hình chính trị không ổn định;ba là những xung đột về biên giới
lãnh thổ giữa các nƣớc ASEAN;bốn là chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và

sự trùng lặp trong cơ cấu hàng hoá giữa Trung Quốc và ASEAN;năm là vấn đề về
quyền lãnh đạo ACFTA;sáu các nƣớc thành viên ASEAN ký hiệp định thƣơng mại
tự do riêng lẻ với các nƣớc khác. Ngoài ra, còn có các nhân tố khách quan tác động
gây trở ngại tới hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, theo tác giả đó là vấn đề Đài
Loan và sự can thiệp của các nƣớc Mỹ, Nhật. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên một
số dự báo về sự phát triển của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, cho
rằng, trong tƣơng lai, khu mậu dịch tự do sẽ phát triển tốt đẹp hơn với việc mở rộng
thƣơng mại song phƣơng, thúc đẩy đầu tƣ lẫn nhau giữa Trung Quốc với ASEAN,
cùng với việc thực hiện Hiệp định về tự do dịch vụ và ký kết Hiệp định về tự do đầu
tƣ, hai bên sẽ triển khai mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực. Theo tác giả, ―chúng ta
có đủ cơ sở để tin tƣởng về xây dựng thành công khu vực mậu dịch tự do Trung
Quốc- ASEAN‖
Về chủ đề này, học giả Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu, điển
hình nhƣ ―Hợp tác Trung Quốc - ASEAN và tác động của nó tới tiến trình xây
dựng cộng đồng ASEAN‖ của Đỗ Tiến Sâm . Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên
những đánh giá về thuận lợi và khó khăn của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do
Trung Quốc-ASEAN đồng thời nêu lên những tác động của khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc tới Việt Nam. Tác giả cho rằng, trên cả hai lĩnh vực thƣơng
mại và đầu tƣ, khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc tạo ra cho các nƣớc
ASEAN cơ hội lớn để mở rộng thị trƣờng trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài vào lãnh thổ của mình, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn nhƣ cạnh
tranh sẽ khốc liệt hơn trên cả lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ.[4;tr.35-40]

6


3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định và
nội dung Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, những nội dung cam kết là
thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung Quốc với ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình hình thành ACFTA, thời gian từ năm
2002 (bắt đầu ký kết hiệp định thành lập ACFTA) đến năm 2010 (hoàn thành việc
xây dựng ACFTA); quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Trung Quốc đối với ASEAN
từ trƣớc và sau đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ thƣơng mại đầu tƣ của Trung Quốc
với ASEAN, chủ yếu liên quan đến sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do Trung
Quốc – ASEAN.
4.

Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

Cung cấp cho ngƣời đọc một cách hệ thống về mối quan hệ thƣơng mại đầu tƣ
của Trung Quốc và ASEAN.
Trình bày những thành tựu và tình trạng về mối quan hệ thƣơng mại đầu tƣ
giữa Trung Quốc với ASEAN từ trƣớc năm 2012 và sau 2012 (mốc thời gian đại
hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc )
5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu gồm tƣ liệu gốc của các hội nghị
cấp cao ASEAN+1; các công trình của các tác giả đi trƣớc nhƣ: sách đã xuất bản,
các bài tạp chí tiếng Việt đăng trên tạp chí chuyên ngành kinh tế, chính trị Đông
Nam Á và Trung Quốc nhƣ: tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Quốc tế, tạp

chí Đông Nam Á, tạp chí Thƣơng mại, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới…; các
kỷ yếu hội thảo có liên quan; bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, các bài thông tin

7


truy cập từ Internet và từ trang web của Ban thƣ ký ASEAN. Ngoài nguồn tƣ liệu
bằng tiếng Việt, luận văn còn sử dụng tƣ liệu trên các tạp chí chuyên ngành của các
học giả Trung Quốc, các nƣớc Đông Nam Á cũng nhƣ của các nƣớc phƣơng Tây.
Số liệu thống kê chủ yếu lấy từ số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc và
thống kê về kinh tế đối ngoại của Trung Quốc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số
liệu thống kê của Ban thƣ ký ASEAN về thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung QuốcASEAN và một số nguồn thống kê có liên quan khác.
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu khác
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp kinh
tế-chính trị quốc tế, lịch sử và logic. Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài cần phải sƣu
tầm, chọn lọc và sử dụng các loại tƣ liệu khác nhau nên các phƣơng pháp thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh cũng đƣợc sử dụng.
6.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn có cấu trúc gồm 5 phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, trong đó, phần nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng sau:
CHƢƠNG 1. Những yếu tố tác động đến quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ
của Trung Quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay.
CHƢƠNG 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Trung
Quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay.
CHƢƠNG 3: Đánh giá và triển vọng hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ của
Trung Quốc – ASEAN


8


NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ
ĐẦU TƢ CỦA TRUNG QUỐC VỚI ASEAN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY

1.1 Xu thế khu vực hóa tăng nhanh quá trình hình thành ASEAN
Trong bối cảnh phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế vào những năm 6070 của thế kỷ trƣớc, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát triển.
Trong thời kỳ hòa hoãn của Chiến tranh Lạnh (1962-1978), nhiều tổ chức khu vực
đã xuất hiện nhƣ Liên đoàn Ả Rập (1950), Tổ chức các nƣớc Trung Mỹ OCAS
(1951), Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC(1957),Tổ chức thống nhất Châu Phi –
OAU (1963).Ở khu vực Đông Nam Á (ĐNA) cũng xuất hiện Hiệp hội Đông Nam Á
(ASA) vào năm 1961 bao gồm Malaysia, Philippine, Thái Lan, Nam Việt Nam, rồi
Maphilindo (1963) với Malaysia, Philippine, Indonesia, nhƣng các tổ chức này đều
không tồn tại lâu dài.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành lập ngày 8/8/1967 phản
ánh nguyện vọng của 5 nƣớc Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand
và Philippines) với mong muốn hình thành một tổ chức khu vực vì mục tiêu hòa bình,
hợp tác và phát triển. Măṭkhác, đây cũng chinh ́ làkết quảcủa th ời kỳ Chiến tranh Lanḥ.
Khi trâṭtƣ ̣hai cƣc ̣ đƣơc ̣ hiǹ h thành, cả Liên Xô và Mỹ đều muốn ảnh hƣởng của mình
ở khu vực ĐNA hiện diện một cách mạnh mẽ. Khu vực này trở thành khu vực hết sức
nhạy cảm bởi sự can thiệp từ bên ngoài, sự lôi kéo của các nƣớc lớn vì lợi ích và an
ninh của họ và cuộc đấu tranh giữa các tƣ tƣởng dân tộc chủ nghĩa. Mỗi quốc gia đều
muốn taọ môṭkhoảng cách an toàn cho minh̀ đểkhông bị kéo sâu vào cuộc chiến tranh
hai c ực cũng nhƣ tránh không đ ể cho phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh
mẽ ở khu vực này thành các cuộc nội chiến.
ASEAN ra đời nhƣ làmôṭxu thếchung – xu thết ất yếu khu vƣc ̣ hóa của thời đaị.
Sau khi Chiến tranh Lanḥ kết thúc , các quốc gia ở ĐNA dần nhâṇ thấy sƣ ̣khác


9


biêṭvềýthƣ́c hê v ̣ àvềchếđô c ̣ hinh́ tri không ̣

còn là yếu tố gây trở ngại cho tiến

trình xây dựng một tổ chức khu vực nữa . Kết thúc chiến tranh campuchia lần 3
(chiến tranh Campuchia), tổ chức này bắt tay thực hiện chƣơng trình hợp tác kinh
tế, nhƣng gặp phải khó khăn vào giữa thập niên 80 để rồi đƣợc hồi sinh vào đầu
thập niên 90 với lời đề nghị của Thái Lan về một ― khu vực thƣơng mại tự do‖.
Năm 1984 Brunei gia nhập ASEAN, tiếp theo là Việt Nam vào năm 1995, Lào và
Myanmar năm 1997, và Campuchia năm 1999. Với chặng đƣờng gần 45 năm xây
dựng và phát triển, ASEAN từ Hiệp hội của các nƣớc nghèo, chậm phát triển đã
vƣơn lên thành khu vực phát triển kinh tế năng động với dân số gần 600 triệu
2

ngƣời, diện tích 4,5 triệu km , quy mô GDP đạt gần 900 tỷ USD và tổng giá trị
thƣơng mại khoảng 800 tỷ USD.
Các nƣớc ASEAN có vị trí chiến lƣợc quan trọng, nằm ở phía Đông Nam lục
địa Á-Âu, tiếp giáp giữa Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, nằm trên con đƣờng
hàng hải huyết mạch nối liền châu Á với châu Âu bởi eo biển Malacca, do vậy,
ASEAN giữ vai trò quan trọng trong quân sự và thƣơng mại cũng nhƣ trong phát
triển kinh tế, trao đổi và hợp tác thƣơng mại với nhiều nƣớc, đặc biệt với Trung
Quốc. Theo thống kê, 1/3 khối lƣợng hàng hoá và 50% dầu thô trên thế giới phải
vận chuyển qua eo biển Malắcca, hiện nay trên 80% lƣợng dầu nhập khẩu của
Trung Quốc phải vận chuyển qua eo biển này. Theo ƣớc tính, có khoảng 60% số tàu
của Trung Quốc trong tổng số tàu đi qua eo biển Malacca một ngày.
Bên cạnh đó, ASEAN còn là nơi có nguồn năng lƣợng dồi dào, có thể đáp ứng
đƣợc nhu cầu của Trung Quốc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển

kinh tế. Nghiên cứu viên Lƣu Lập Thọ thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Đại học
Nam Kinh cho rằng, với tƣ cách là những nƣớc láng giềng, do vị trí chiến lƣợc, các
nƣớc ASEAN là nơi cung cấp năng lƣợng quan trọng của Trung Quốc và là những đối
tác hợp tác quan trọng trong thị trƣờng năng lƣợng quốc tế nên những nƣớc này chiếm
vị trí hết sức quan trọng trong chiến lƣợc năng lƣợng của Trung

10


Quốc. Hiện nay, Việt Nam là nƣớc sản xuất than lớn thứ 3 và là nƣớc xuất khẩu
than không khói lớn thứ hai thế giới; Indonesia là nƣớc sản xuất than đá lớn nhất
Đông Nam Á, cũng là nƣớc xuất khẩu than đá lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc
và Ôxtrâylia,đồng thời là nƣớc sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ 6 và là nƣớc xuất
khẩu khí đốt hoá lỏng lớn nhất thế giới, Brunei là nƣớc sản xuất khí đốt hoá lỏng
lớn thứ tƣ thế giới. Đông Nam Á cũng là nguồn nhập khẩu dầu thô quan trọng của
Trung Quốc, hiện Trung Quốc nhập khẩu 15% lƣợng dầu thô từ các nƣớc Đông
Nam Á, trƣớc đây, Trung Quốc nhập khẩu dầu thô nhiều nhất từIndonesianhƣng
trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất ở
Đông Nam Á cho Trung Quốc và lớn thứ 6 trên thế giới. Ngoài dầu thô, Trung Quốc
còn tăng cƣờng nhập khẩu khí đốt tự nhiên và than đá của các nƣớc Đông Nam Á.
Hiện nay, Việt Nam là thị trƣờng nhập khẩu than đá chủ yếu của Trung Quốc ở
Đông Nam Á, năm 2005, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc khoảng 9 triệu tấn
than. Inđônêxia đồng ý trong vòng 25 năm tới sẽ cung cấp cho Trung Quốc 2,6 triệu
tấn khí đốt hoá lỏng mỗi năm.[6,tr:3]
Tóm lại, với vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, lại có vị trí địa chiến lƣợc
biển quan trọng, nguồn tài nguyên năng lƣợng dồi dào, tài nguyên thiên nhiên
phong phú và các chính sách mở cửa rộng rãi, ASEAN đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển cũng nhƣ duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung
Quốc nói chung và nền kinh tế đối ngoại nói riêng.
1.2 Kinh tế toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình hình thành quan hệ thƣơng mại

và đầu tƣ Trung Quốc với ASEAN
1.2.1. Quá trình hình thành quan hệ thương mại và đầu tư Trung Quốc với ASEAN là
yêu cầu phát triển kinh tế của hai bên

Từ những năm 1980 và đặc biệt là sau khi Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO) ra đời năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng phát với nhiều
biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi địa lý. Riêng khu vực Đông Á (bao

11


gồm Đông Nam Á và Đông Bắc Á) từ chỗ bị đánh giá là khoảng trống của liên kết
khu vực, ―chậm chân‖ trong làn sóng hội nhập kinh tế khu vực so với Tây Âu và
Bắc Mỹ vào những năm 1970 - 1980 thì trong những năm đầu của thập kỷ 1990 đã
có những chuyển biến khá mạnh theo hƣớng tăng cƣờng liên kết kinh tế khu vực
với hàng loạt thoả thuận thƣơng mại tự do khu vực và song phƣơng ra đời hoặc
đang trong quá trình đàm phán mà đặc biệt chuẩn bị cho việc hình thành cộng đồng
kinh tế toàn khu vực - Cộng đồng kinh tế Đông Á (EAEC). Trƣớc cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998, nhiều quan điểm đã cho rằng ASEAN sẽ thu
mình lại và dựng lên ―bức tƣờng‖ bảo hộ mậu dịch. Song trái lại, ASEAN không
những đẩy mạnh hơn tiến trình tự do hóa thƣơng mại nội khối mà còn tích cực mở
rộng liên kết kinh tế - thƣơng mại ở Đông Á với việc hình thành mạng lƣới các
Khu vực mậu dịch tự do với các đối tác quan trọng ở khu vực (FTA + 1) nhƣ: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand; đồng thời tích cực
thúc đẩy nhiều chƣơng trình hợp tác kinh tế, thƣơng mại đa dạng với các đối tác
lớn nhƣ Mỹ, Canada, liên minh Châu Âu (EU), Nga.[2]
Trong quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác trong ASEAN + 3
(ASEAN với Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc) thì quan hệ kinh tế, thƣơng mại
giữa ASEAN và Trung Quốc đã lớn mạnh nhanh chóng, đặc biệt là sau Hiệp định
khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện đƣợc ký vào tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập

khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Mặc dù, mục tiêu hiện
thực hóa ACFTA vào năm 2010 đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, và vào năm 2015 đối với Campuchia, Lào,
Myanma và Việt Nam chƣa trở thành hiện thực, nhƣng các nội dung hợp tác kinh
tế, thƣơng mại giữa các bên liên quan đã và đang đƣợc triển khai tích cực. Chính vì
vậy, giữa những gam màu ảm đạm của bức tranh kinh tế thế giới, ASEAN nổi lên
nhƣ một điểm sáng, vẫn duy trì mức tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
trung bình là 5% - 6% kể cả trong thời kỳ khó khăn trong những năm 2011 - 2012,

12


và cũng chính sự đồng thuận cao trong việc kết nối giữa ASEAN với khu vực Đông
Bắc Á đã có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng
ASEAN, đồng thời đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực
năng động đang hình thành.
Hiện Trung Quốc là đối tác thƣơng mại lớn thứ 4 của ASEAN sau Liên
minh châu Âu (11,5%), Nhật Bản (13,7%) và Mỹ (14%). Thị phần của Trung Quốc
trong giao dịch thƣơng mại với ASEAN tăng từ 2,1% năm 1994 lên 7% năm 2003.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu còn tăng trƣởng cao hơn nữa với việc thực
hiện Chƣơng trình ―thu hoạch sớm‖ của Khu vực mậu dịch tự do ACFTA trong
tháng 1/2004, cũng nhƣ thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế quan theo hiệp định
thƣơng mại hàng hóa đƣợc ký kết giữa năm 2005. Tháng 7/2004, tổng giá trị trao
đổi mậu dịch các sản phẩm của Chƣơng trình ―thu hoạch sớm‖ giữa ASEAN và
Trung Quốc đạt 1,11 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2003, các nƣớc
ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc là 0,68 tỷ USD, tăng 49,8% so với cùng thời
kỳ. ASEAN là bạn hàng lớn thứ năm của Trung Quốc liên tục 12 năm qua.
Trung Quốc hiện nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN dầu thô, khí đốt, dầu thực
vật, thiết bị điện, máy tính/ máy móc, chất bôi trơn/ nhiên liệu/ dầu, hóa chất, nhựa,
chất béo dầu và cao su. Những mặt hàng có tiếng này của ASEAN xuất sang Trung

Quốc đƣợc sử dụng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các
nƣớc thứ ba. Trung Quốc xuất khẩu sang các nƣớc ASEAN các sản phẩm điện tử
và máy móc, hàng dệt may, dầu tinh chế và ngũ cốc.
Trong quá trình phát triển kinh tế và với việc Khu vực mậu dịch tự do
ACFTA, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ các nƣớc ASEAN nhằm phục vụ
nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và cho chính nhu cầu tiêu dùng của Trung
Quốc đang ngày một tăng.
Lợi ích kinh tế mang lại từ việc thành lập ACFTA là rất lớn cho cả ASEAN
và Trung Quốc,bao gồm:

13


Việc thành lập ACFTA sẽ mở rộng đƣợc thị trƣờng và thúc đẩy thƣơng mại
hai chiều. Theo tính toán, khu mậu dịch tự do sẽ làm tăng xuất khẩu của các nƣớc
ASEAN sang Trung Quốc 48% và xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN 55,1%.
Khu mậu dịch tự do sẽ làm tăng GDP của ASEAN lên 0,9% (tƣơng ứng 5,4 tỷ
USD), trong khi GDP của Trung Quốc sẽ tăng lên 0,3% (tƣơng ứng 2,2 tỷ USD).
Xóa bỏ các rào cản thƣơng mại, chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả kinh
tế. Điểm cốt yếu của Hiệp định thƣơng mại hàng hóa là không quy định giới hạn về
số lƣợng và loại bỏ các rào cản phi thuế quan, nhờ đó làm giảm chi phí trong giao
dịch thƣơng mại. Hơn nữa, nó sẽ làm tăng giao dịch thƣơng mại giữa ASEAN và
Trung Quốc, nâng cao hiệu quả kinh tế của các nƣớc, khi mà chi phí nhập khẩu
trong khu vực mậu dịch tự do giữa các nƣớc giảm, chuyên môn hóa sản xuất theo
đó mà hình thành và do đó làm tăng thu nhập cho cả các nƣớc ASEAN và Trung
Quốc.
Cải thiện tình hình đầu tƣ trong khu vực: Việc hình thành ACFTA sẽ tạo
điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tƣ giữa các nƣớc ASEAN, giữa ASEAN và Trung
Quốc đồng thời giảm thiểu đƣợc các rủi ro thị trƣờng. Điều này cũng sẽ hấp dẫn
các công ty của các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu xâm nhập vào thị

trƣờng châu Á.
1.2.2 Lợi ích các nước giêng thúc đẩy các hiệp định về thành lập khu vực mậu dịch
tự do giữa Trung Quốc và ASEAN được ký kết.

Trƣớc khi thành lập ACFTA, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng cho
việc đề xuất ý tƣởng này. Cuối những năm 90 thế kỷ XX, trƣớc trào lƣu toàn cầu
hoá và nhất thể hoá kinh tế khu vực diễn ra nhanh chóng, đặc biệt sau khi gia nhập
WTO, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc phải hoà nhập vào quỹ đạo chung
của sự phát triển kinh tế thế giới, để thích nghi với xu thế này, Chính phủ Trung
Quốc đã bắt đầu quan tâm tới việc nghiên cứu hợp tác kinh tế khu vực. Lúc đó, Ban
Hợp tác kinh tế đối ngoại Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Hợp tác kinh tế thƣơng

14


mại quốc tế đã đảm nhiệm nhiệm vụ này, hai cơ quan đã bắt đầu nghiên cứu từ đầu
năm 2000. Tháng 3 năm 2001, báo cáo nghiên cứu đã đƣợc trình lên Chính phủ và
ban lãnh đạo Ban Kinh tế đối ngoại. Tháng 4 năm 2001 Nhóm Nghiên cứu liên hợp
cấp Chính phủ đƣợc thành lập, trình báo cáo nghiên cứu lên Chính phủ vào tháng
10, làm căn cứ để quyết định xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN. Nội dung bản báo cáo lần đầu tiên đã đề cập tới việc thành lập Khu vực
mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, đồng thời phân tích những lợi ích và thách
thức mà Trung Quốc và các nƣớc ASEAN phải đối mặt khi thành lập ACFTA,.Báo
cáo cho rằng, việc thành lập ACFTA có lợi cho cả Trung Quốc và ASEAN, là sự lựa
chọn― hai bên cùng thắng‖. Có thể thấy, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị tƣơng đối
kỹ trƣớc khi đƣa ra ý tƣởng thành lập ACFTA.
Năm 2001, nhóm chuyên gia về hợp tác kinh tế Trung Quốc-ASEAN đã
đƣợc thành lập, sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, đƣa ra kết quả cho thấy
việc thành lập ACFTA là quyết định― hai bên cùng thắng‖, đề nghị xây dựng Khu
vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN trong vòng 10 năm tới. Trong báo cáo này
đã trình bày rất cụ thể về các vấn đề nhƣ sự khác biệt rất lớn về kinh tế giữa các

nƣớc ASEAN, vấn đề hạt nhân lãnh đạo nhƣ vai trò lãnh đạo của Đức-Pháp trong
liên minh EU, vai trò hạt nhân của Mỹ trong khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ.
Nghiên cứu cũng đƣa ra cách thức nhằm thực hiện ACFTA nhƣ sau:
Hoà nhập: Trung Quốc hoà nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) Thực hiện từng bƣớc: Trung Quốc sẽ mở cửa thị trƣờng trƣớc, sau đó các
nƣớc ASEAN đáp lại.
Từ dễ đến khó: Trung Quốc ký kết FTA với các nƣớc phát triển hơn nhƣ
Singapore và Maylaisia, để hình thành hạt nhân mạnh và ổn định trƣớc khi các
nƣớc khác tham gia. Từ một điểm đến toàn diện: ACFTA cần phải bắt đầu từ những
ngành, sản phẩm dễ hơn trƣớc khi bao gồm toàn bộ. Từ khu vực nhỏ đến bao trùm

15


toàn bộ khu vực: ACFTA có thể bắt đầu từ hợp tác trong khu vực nhỏ nhƣ hợp tác
trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông rồi mới triển khai ra toàn bộ khu vực.
Ƣu tiên vùng duyên hải: ACFTA có thể bắt đầu bằng việc hợp tác giữa
vùng duyên hải của Trung Quốc với các nƣớc ASEAN gần biển.
Thúc đẩy thƣơng mại qua biên giới: một số học giả ở Nam Ninh và Quảng
Tây rất quan tâm tới việc thúc đẩy thƣơng mại qua biên giới giữa Trung Quốc với
Việt Nam, Lào và Myanma, lấy đó làm khu vực thử nghiệm của ACFTA.
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn: ACFTA phải đƣợc thực hiện một cách thận
trọng, từng bƣớc và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn.
Giai đoạn khởi động ACFTA. Tháng 11 năm 2001, tại Hội nghị thƣợng
đỉnh
Trung Quốc- ASEAN lần thứ 5 diễn ra ở Brunei, Thủ tƣớng Chu Dung Cơ
chính thức đƣa ra ý tƣởng xây dựng ACFTA, đồng thời nêu 3 đề xuất: thứ nhất, hai
bên dựa trên lợi thế về kinh tế thƣơng mại của mỗi bên, đƣa nông nghiệp, thông tin,
khai phát nguồn nhân lực, đầu tƣ lẫn nhau và khai phát lƣu vực sông Mêkông thành
lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Trung Quốc và ASEAN đầu thế kỷ mới; thứ hai,

xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN trong vòng 10 năm; thứ ba,
tăng cƣờng tin cậy và ủng hộ lẫn nhau về chính trị.
Trên cơ sở đó, Nhóm chuyên gia hợp tác kinh tế thƣơng mại Trung QuốcASEAN nêu ra, ngoài nội dung truyền thống ACFTA còn bao gồm những nội dung
sau: các biện pháp thuận lợi hoá thƣơng mại và đầu tƣ; đối với các thành viên
ASEAN, đặc biệt là các thành viên mới, Trung Quốc sẽ kịp thời viện trợ và giúp đỡ
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thƣơng mại với Trung Quốc; ƣu tiên các thành
viên ASEAN không phải là thành viên WTO dựa trên cơ sở phù hợp với quy tắc của
tổ chức này; mở rộng hợp tác kinh tế thƣơng mại song phƣơng sang các lĩnh vực:
tiền tệ, du lịch, nông nghiệp, khai thác nguồn tài nguyên, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
hợp tác ngành nghề, bản quyền tri thức, bảo vệ môi trƣờng, lâm nghiệp và các sản

16


×