Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.92 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------NINH BẢO KHÁNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢM NHẬN HẠNH PHÚC VỚI TÍNH ÁI KỶ
VÀ LÒNG TỰ TRỌNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

NINH BẢO KHÁNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢM NHẬN HẠNH PHÚC VỚI TÍNH ÁI KỶ
VÀ LÒNG TỰ TRỌNG

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Trương Thị Khánh Hà

HÀ NỘI – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS Trương Thị Khánh Hà.
Các số liệu và tài liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Ninh Bảo Khánh

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS Trương
Thị Khánh Hà về sự chỉ bảo, dẫn dắt tận tình cùng những lời khuyên quý giá
của cô trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đang giảng dạy
tại khoa Tâm Lý Học Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – Đại
Học Quốc Gia Hà Nội đã luôn có sự hỗ trợ cần thiết cho tôi trong thời gian tôi
vắng mặt tại khoa do thực hiện nghĩa vụ quân sự (2017 – 2019). Nhờ đó mà
tôi có thể yên tâm công tác và quay trở lại hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu
này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các bạn sinh viên tại các
trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Đại Học Mở, Đại Học Xây Dựng đã cho tôi cơ
hội được tiếp xúc, chia sẻ và có được số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Ninh Bảo Khánh

năm 2020


MỤC LỤC
Số thứ
tự
1

LÝ DO CHỌN ĐỀ T

2

MỤC ĐÍCH NGHIÊ

3

ĐỐI TƯỢNG VÀ KH

4

NHIỆM VỤ NGHIÊ

5


PHẠM VI NGHIÊN

6

GIẢ THUYẾT KHO

7

PHƯƠNG PHÁP LU
CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ
HẠNH PHÚC, TÍNH

1.1

Tổng quan nghiên cứu
lòng tự trọng

1.1.1

Các nghiên cứu ở nước

1.1.2

Các nghiên cứu ở trong

1.2

Các khái niệm cơ bản


1.2.1

Cảm nhận hạnh phúc

1.2.2

Tính ái kỷ

1.2.3

Lòng tự trọng

1.3

Luận điểm lý thuyết ng

1.3.1

Luận điểm lý thuyết về

1.3.2

Luận điểm lý thuyết về

1.3.3

Luận điểm lý thuyết về



1.4

Mối quan hệ giữa cảm


lòng tự trọng

Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: TỔ
NGHIÊN CỨU
2.1

Tổ chức nghiên cứ

2.2

Phương pháp nghiê

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: KẾT
3.1

Thực trạng cảm nh

3.2

Thực trạng tính ái

3.3


Thực trạng lòng tự

3.4

Mối quan hệ giữa c
lòng tự trọng

3.5

Sự tương đồng và

Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
biểu
Bảng 1

Bảng 2

Bảng 3

Bảng 4


Bảng 5

Bảng 6
Bảng 7

Bảng 8
Bảng 9

Bảng 10
Bảng 11

Bảng 12



Bảng 13

Bảng 14

Bảng 15

Hình 1
Biểu đồ 1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2

3
4
5


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cảm nhận hạnh phúc chủ quan đã được các nhà Tâm lý học quan tâm
như một hướng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học tích cực.
Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc giúp tìm hiểu thêm về chất lượng cuộc
sống của mỗi cá nhân trong môi trường gia đình, xã hội và cộng đồng về mức
độ mà họ cảm thấy hạnh phúc nói chung như thế nào? Từ đó, tìm ra các giải
pháp nhằm giúp mỗi cá nhân ngày càng trở nên hạnh phúc hơn, hạn chế
những yếu tố tác động làm giảm hạnh phúc.
Các nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan (Subjective well-being) được
bắt đầu quan tâm nghiên cứu vào đầu thế kỷ XX xuất phát từ lý do con người
xa xưa tự đặt ra câu hỏi: “điều gì tạo ra cuộc sống tốt đẹp và điều gì khiến
con người cảm thấy hạnh phúc”. Vào những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, các
nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu về hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống
trong cộng đồng bằng cách đặt ra câu hỏi “Bạn cảm thấy hạnh phúc ở mức độ
nào?” với các phương án trả lời khác nhau từ “rất hạnh phúc” đến “không
hạnh phúc” (dẫn theo Cantril, Hadley, Mildred). Vào năm 1925, Flugel đã
nghiên cứu tâm trạng của con người bằng cách ghi lại các sự kiện và những
phản ứng cảm xúc của họ.
Điều quan trọng khiến các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trong
những thập niên gần đây nở rộ là người dân ở các quốc gia phát triển đã có
mức sống cao hơn, đời sống kinh tế phát triển hơn, vì thế mà họ mong muốn
đời sống tinh thần cũng phải trở nên tốt đẹp hơn. Từ lý do trên mà chất lượng
cuộc sống và sự cảm nhận hạnh phúc chủ quan từ đó mà trở nên cần thiết,
quan trọng đối với họ.


1


Việc nghiên cứu về lòng tự trọng giúp đánh giá và xem xét về mức độ
tự trọng của mỗi cá nhân trong xã hội. Từ vấn đề này có thể cải thiện lòng tự
trọng của mỗi người, hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực làm giảm tính tự
trọng, đồng thời tìm hiểu mối liên hệ giữa lòng tự trọng với cảm nhận hạnh
phúc để xem xét chiều hướng tương quan nhằm đưa ra những nhận định phù
hợp.
Tiếp theo, nghiên cứu về tính ái kỷ vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Việc
tìm hiểu về tính ái kỷ giúp đánh giá chung về mức độ tự yêu bản thân mình –
điều mà thường xuất hiện thấy trong giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều dạng ái kỷ với những mức độ khác nhau.
Tính ái kỷ có tương quan thuận với điều kiện kinh tế và tương quan nghịch
với tuổi một cách có ý nghĩa. Mặc dù mối tương quan này chỉ ở mức yếu, kết
quả vẫn có sự phù hợp với kết quả của một nghiên cứu ở Trung Quốc, sử dụng
mẫu internet trên diện rộng, theo đó, người trẻ tuổi có tính ái kỷ cao hơn
những người lớn tuổi; người từ các tầng lớp kinh tế xã hội cao có tính ái kỷ
cao hơn so với những người lớp xã hội thấp [5, tr 46].
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu đi trước cả trong nước lẫn nước
ngoài về cảm nhận hạnh phúc chủ quan, tính ái kỷ và lòng tự trọng, chúng tôi
muốn tìm hiểu, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính
ái kỷ và lòng tự trọng trên khách thể là sinh viên. Chúng tôi mong muốn kết
quả nghiên cứu này sẽ tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú về cảm
nhận hạnh phúc của người Việt nói chung. Chỉ ra được thực trạng về cảm
nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng của sinh viên; sự khác nhau giữa
giới tính, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên? Liệu mức độ về lòng tự trọng, tính ái kỷ (cao, thấp) có
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên hay

không?
2


Đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn khách thể là sinh viên bởi lẽ
sinh viên thuộc nhóm độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý chịu ảnh
hưởng từ môi trường sống trong gia đình và ngoài xã hội. Điều kiện kinh tế,
mối quan hệ bạn bè trên trường học ít nhiều ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên, tự đánh giá của sinh viên về bản thân mình.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu này nhằm trả lời cho
câu hỏi:


Giữa cảm nhận hạnh phúc và tính ái kỷ có mối quan hệ với nhau như thế nào?



Giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng tự trọng có mối quan hệ với nhau như thế
nào?

2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và
lòng tự trọng trên khách thể là sinh viên, trên cơ sở đó đưa ra những nhận
định và kiến nghị nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1.


Đối tượng nghiên cứu:

Cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng của sinh viên và mối
quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự trọng.
3.2.

Khách thể nghiên cứu:
360 sinh viên các trường: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân
Văn, Trường Đại Học Xây Dựng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại học Bách Khoa.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
Tổng quan một số nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ, lòng tự
trọng và mối quan hệ giữa chúng.

-

Xây dựng cơ sở lý luận và các khái niệm cơ bản của đề tài.
3


- Lựa chọn các thang đo: Cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ, lòng tự trọng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
-

Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự trọng của sinh

viên.

-

Phân tích mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với tính ái kỷ và lòng tự
trọng.

-

Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1.

Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc (subjective well-being) giới hạn
trên phương diện: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội
(Keyes, 2002).
Nghiên cứu tính ái kỷ (Narcissism) thông qua thang đo Nhân cách Ái kỷ
(Raskin và Terry, 1998)
Nghiên cứu lòng tự trọng (Self-esteem) thông qua thang đo Lòng tự trọng
(Rosenberg, 1965)

5.2.

Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

5.3.


Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Sinh viên từ 18 – 25 tuổi.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC


Cảm nhận hạnh phúc có tương quan nghịch với tính ái kỷ



Cảm nhận hạnh phúc có tương quan thuận với lòng tự trọng

7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

-

Phương pháp thống kê toán học (SPSS)
4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH
PHÚC, TÍNH ÁI KỶ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, tính ái kỷ và lòng tự
trọng
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Cảm nhận hạnh phúc
Công trình nghiên cứu đầu tiên về cảm nhận hạnh phúc đó là cuốn sách
“Khoa học về hạnh phúc” (The Science of Happiness) của một nhóm tác giả
xuất bản tại London năm 1861. Vào năm 1909, một cuốn khác cùng tên của
Henry S. William xuất bản tại New York tiếp tục gây được sự chú ý nhất định
trong giới học thuật. Từ đó, các công trình, chuyên khảo, bài báo... có xu
hướng nghiên cứu khoa học về hạnh phúc dần dần xuất hiện. Đến những năm
1960 của thế kỷ XX, khoa học về hạnh phúc không còn dừng lại ở những suy
tư triết học, mà đã dần trở thành khoa học thực nghiệm, nhất là đối với ngành
tâm lý học, xã hội học, không chỉ ở Tây Âu, mà còn ở Bắc Mỹ và nhiều nơi
khác trên thế giới. Tuy vậy, phải đến gần đây, ở Phương Tây, người ta mới
thừa nhận Khoa học Hạnh phúc (Science of Happiness) là một ngành nghiên
cứu tương đối độc lập với đối tượng nghiên cứu là hạnh phúc. Martin
Sehgman, GS. Đại học Pennsylvania, Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ tâm lý Mỹ là
một trong những người nhiệt thành lên tiếng đòi môn nghiên cứu về hạnh
phúc phải được chú trọng với tính cách là một khoa học liên ngành, chuyên
nghiên cứu định lượng về hạnh phúc, nhằm bổ sung, thay thế cho những lĩnh
vực mà triết học và tôn giáo còn đang giải thích một cách rối rắm hoặc trừu
tượng.
Từ đầu thế kỷ XX thì khái niệm hạnh phúc chủ quan (Subjective Wellbeing) mới được hình thành để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “điều gì làm cho
con người ta cảm thấy hạnh phúc?”. Sự khởi điểm chỉ bắt đầu khi vào năm
5


1980 – 1990, các nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan mới thực sự được quan

tâm và chú ý đến (Diener, 1984; Argyle, 1987; Myers, 1992; Ryff, 1989;
Diener, 2000; Keyes, 1998, 2002).
Thời điểm từ năm 1925, tác giả Flugel nghiên cứu tâm trạng bằng cách
ghi chép lại các sự kiện tình cảm và sau đó tổng hợp phản ứng cảm xúc qua
từng khoảnh khắc. Việc làm này của Flugel là tiền thân của phương pháp thực
nghiệm mẫu hiện đại để đo lường sự cảm nhận hạnh phúc chủ quan trực tuyến
như con người nói về cuộc sống hàng ngày của họ. Sau thế chiến thứ hai, các
nhà nghiên cứu bắt đầu cho mọi người khải sát bằng cách bỏ phiếu về sự hạnh
phúc và sự hài lòng với cuộc sống thông qua bảng hỏi dùng cho mẫu toàn cầu.
Các cuộc thăm dò dư luận được nghiên cứu trên một số lượng lớn những
người thường được chọn để tạo các mẫu đại diện của các quốc gia. George
Gallup, Gerald Gurin và các đồng nghiệp và Hadley Cantril đi tiên phong
trong việc sử dụng các cuộc điều tra quy mô lớn như là một kỹ thuật để đánh
giá. Họ hỏi mọi người những câu hỏi như “Bạn làm thế nào để hạnh phúc?”
Với các câu trả lời mức độ khác nhau từ “rất hạnh phúc” đến “không hạnh
phúc”.
Vào năm 1969, nhà nghiên cứu Norman Bradburn chứng minh tác động
của sự hài lòng và khó chịu có phần độc lập tương đối và có những mối tương
quan khác nhau, nó không đơn giản chỉ còn là hai mặt của sự đối lập. Do đó,
hai ảnh hưởng này phải nghiên cứu một cách riêng biệt để đạt được một bức
tranh hoàn chỉnh của cảm nhận hạnh phúc của cá nhân. Phát hiện này có ý
nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Điều này
cho thấy những nỗ lực của tâm lý học lâm sàng để loại bỏ trạng thái tiêu cực
sẽ không nhất thiết phải thúc đẩy trạng thái tích cực. Việc loại bỏ các cơn đau
chưa chắc đã tạo ra sự tăng cường tương đương về niềm vui; thoát khỏi thế
giới của nỗi buồn và sự lo lắng không hẳn đã là đem lại sự hạnh phúc [8].
6


Nhà nghiên cứu Wilson chưa có nhiều tài liệu đa dạng để tìm hiểu về

"sự thừa nhận hạnh phúc" vào năm 1967, và cho đến năm 1984 thì tác giả
Diener đã cung cấp một đánh giá có ý nghĩa lớn trong cơ sở dữ liệu về cảm
nhận hạnh phúc chủ quan đã được tập trung vào những năm 1980. Phải cho
đến thập niên 90, lĩnh vực nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc mới thực sự trở
thành ngành khoa học.
Tác giả Diener (1995) nghiên cứu thấy rằng ngay cả khi mức nhu cầu
cơ bản đã được kiểm soát, thu nhập có ảnh hưởng khá lớn đến cảm nhận hạnh
phúc của người dân của một quốc gia. Từ đó cho thấy những người dân ở
những nước giàu nhất có xu hướng hạnh phúc nhất. Điều này có thể bởi vì họ
có nhiều của cải vật chất nhưng nó cũng có thể là vì các quốc gia giàu nhất có
mức độ trải nghiệm những quyền con người cao hơn, tuổi thọ cao hơn và bình
đẳng hơn.
Cảm nhận hạnh phúc có thể mô tả như là sự hài lòng về cuộc sống nói
chung. Các quan điểm lớn được một số tác giả đưa ra. Đối với Diener thì hiểu
cảm nhận hạnh phúc là một khái niệm bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn các
trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức độ thấp và sự hài lòng với cuộc sống ở mức
độ cao (Diener, 2000).
Ngoài ra còn một tác giả khác là Keyes thì hạnh phúc bao gồm sự khỏe
mạnh về tinh thần, những cảm xúc tích cực và sự vận hành tốt các chức năng
tâm lý, xã hội trong cuộc sống (Keyes, 2002).
Cummins và Lau (2003) thì cho rằng con người hạnh phúc khi họ hài
lòng với những chiều cạnh làm nên chất lượng cuộc sống của mình. Vì thế mà
hai tác giả đã xây dựng thang đo Chỉ số hạnh phúc cá nhân (Personal Wellbeing Index – PWI) trên cơ sở các chiều cạnh của chất lượng cuộc sống.
Bài nghiên cứu “Tổng quan về hạnh phúc chủ quan” (Subjective wellbeing: a general overview) của Ed Diener và Katherine Ryan đã cung cấp một
7


cái nhìn toàn diện về hạnh phúc chủ quan dưới góc độ những lợi ích xã hội và
cá nhân, mối liên hệ với nhân khẩu học, những lý thuyết về nguồn gốc, và mối
quan hệ của nó với văn hóa. Các cách thức để tăng cường hạnh phúc cũng

được đề cập và các tác giả cũng đưa ra luận điểm về những tranh cãi xung
quanh việc những báo cáo quốc gia của hạnh phúc chủ quan về chính sách
công cũng nên được xem xét và tận dụng, cùng với những chỉ báo kinh tế và
xã hội, tất cả những chỉ báo này đều có khả năng phản án và tăng cường chất
lượng cuộc sống của đất nước đó.
Một là, về khái niệm “hạnh phúc chủ quan” (Subjective Well-being), Ed
Diener và Katherine Ryan định nghĩa “hạnh phúc chủ quan là thuật ngữ có
tính khái quát được sử dụng để mô tả mức độ hạnh phúc mà con người trải
qua dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về cuộc đời”.
Hai là, về các phương pháp mà các tác giả tiếp cận thì bao gồm các
phương pháp tự thuật và các phương pháp đo lường không mang tính tự thuật.
Các phương pháp tự thuật nhóm phương pháp đo lường phổ biến được sử
dụng để tiếp cận hạnh phúc chủ quan. Nhóm phương pháp này yêu cầu người
tham gia phải đưa ra những đánh giá theo tiêu chuẩn toàn cầu về sự hài lòng
về cuộc sống hoặc mức độ họ trải nghiệm một số cảm xúc cụ thể. Những
phương pháp này có thể khác biệt về thang đo, về khung thời gian, hoặc liệu
rằng chúng có giống nếu so với các báo cáo được ghi lại trong quá khứ, tuy
nhiên tất cả các phương pháp này đều hướng tới mục đích đo lường mức độ
hạnh phúc từ góc độ chủ quan của các khách thể.
Những phương pháp khác không mang tính tự thuật, ví dụ như quan sát,
đánh giá nét mặt, đo lường chức năng sinh lý, và xem xét nhạy cảm cảm xúc
giúp nhà nghiên cứu thu được những kết quả đo lường mang tính khách quan
về hạnh phúc.

8


Ba là, về lợi ích của hạnh phúc, Ed Diener và Katherine Ryan đã chỉ ra
rằng hạnh phúc và sự hài lòng về cuộc sống ở mức độ cao cải thiện đáng kể
cuộc sống của con người trong bốn lĩnh vực là các mối quan hệ xã hội, công

việc và mức thu nhập, sức khỏe và tuổi thọ và các lợi ích xã hội.
Tính ái kỷ
Tính ái kỷ (tiếng anh gọi là Narcissism, nguồn gốc từ nghĩa La tinh là
Narcissus). Xuất phát từ một câu chuyện thần thoại trong Hy Lạp khi chàng
trai Narcissus đem lòng yêu bóng hình tuyệt đẹp của chính mình khi có một
lần, chàng soi mình dưới dòng nước và yêu chính cái bóng đó. Cũng có truyện
kể rằng chàng Narcissus vì không đáp lại tình yêu của nàng Echo xinh đẹp mà
khiến nàng đau khổ tự vẫn chết. Chính sự kiêu ngạo này đã khiến Narcissus bị
các vị thần giáng hình phạt là phải yêu chính cái bóng của mình dưới nước,
mỗi lần chàng vươn tay định ôm lấy cái bóng đó thì nó lại tan biến đi mất. Vì
quá buồn cho thứ tình yêu mà không được đền đáp đó, kết cục Narcissus đã
chết bên cạnh dòng nước. Một loài hoa mang tên Thủy Tiên đã ra đời tại nơi
anh chết (phỏng theo Gantz và cộng sự, 1993).
Theo tác giả Kernberg (1975) thì thần thoại về câu chuyện của chàng
trai mang tên Narcissus đặt nền móng cho miêu tả về một căn bệnh lâm sàng
có đặc điểm yêu bản thân thái quá, biểu hiện trong các đặc điểm như: Mình
cao đẹp hơn người khác, sự kỳ vọng được ca tụng tán dương hay hâm mộ, sự
phóng đại tài năng của chính mình và lợi dụng người khác để làm tư lợi cá
nhân.
Các nghiên cứu đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng về độ hiệu lực của
tính ái kỷ như là một nét nhân cách, cũng như độ hiệu lực của thang NPI
(Narcissism Personality Inventory). Cấu trúc yếu tố của thang NPI được tìm
ra bởi Emmons (1984) cũng được xác nhận. Tính ái kỷ bao gồm 4 yếu tố có
tương quan trung bình với nhau, liên quan đến 4 lĩnh vực lãnh đạo
9


(leadership), tự ngưỡng mộ (self-admiration), ưu thế (superiority), và lợi dụng
quan hệ với người khác (interpersonal exploitiveness).
Mặc dù tính ái kỷ được chỉ ra có mối tương quan với lòng tự trọng

(self- esteem) cao (Emmons, 1984), nhưng một số nhà lý thuyết (xem
Kernberg, 1980) cho rằng vẻ ngoài tự tin chỉ dùng để che dấu sự yếu đuối sâu
bên trong của tính ái kỷ, đặc biệt khi gặp thất bại hay bị chỉ trích. Dẫn dắt đến
dự đoán của một số nhà nghiên cứu rằng các cá nhân ái kỷ sẽ phản ứng với
các trải nghiệm tích cực và tiêu cực một cách mạnh mẽ và điều này phụ thuộc
vào cảm giác về giá trị cá nhân của người đó.
Thêm vào đó, chúng ta biết rằng hành vi ái kỷ được coi là kiểu phản
ứng tương đối thiếu trường thành (Kernberg, 1980; Plutchik, Kellerman, &
Conte, 1979), và những cá nhân thiếu trường thành có cái nhìn khá đơn giản
về bản thân.
Fischer (1984) khám phá ra rằng các cá nhân có tính ái kỷ cao có nhiều
đặc điểm tích cực hơn là các cá nhân có tính ái kỷ thấp (dẫn theo Emmons,
1987).
Mặc dù tính ái kỷ ở thời điểm hiện tại thu hút nhiều hứng thú, nhưng
những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này còn đang rất ít. Sẽ khó có thể
tiến xa hơn này nếu không có được những lý thuyết có thể kiểm chứng và
quan sát một cách thực nghiệm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu mối quan hệ
giữa hạnh phúc cá nhân, tính ái kỷ, sự phòng vệ, và lòng tự trọng ở cả những
cá nhân ái kỷ bình thường và bệnh lý. Những nỗ lực đó sẽ mở rộng những vấn
đề xung quanh khái niệm tính ái kỷ và giúp phân biệt giữa các biểu hiện bình
thường và bệnh lý tính ái kỷ.
Lòng tự trọng
Tajfel và Turner đã phát triển tính đồng nhất xã hội và đưa ra hai khía
cạnh riêng biệt trong tự ý thức bản thân: Đồng nhất cá nhân và đồng nhất xã
10


hội. Tuy có nhiều công cụ đo lường lòng tự trọng nhưng chủ yếu tập trung vào
đánh giá của cá nhân về tính đồng nhất cá nhân của họ. Một thang đo được
xây dựng để đánh giá sự khác biệt cá nhân trong tập thể với 4 tiểu thang đo

(lòng tự trọng hội viên, lòng tự trọng tập thể cộng đồng, lòng tự trọng tập thể
riêng tư và tầm quan trọng về tính đồng nhất).
Dựa trên mô hình ba phần của cái tôi (Brewer & Gardner, 1996), cái tôi
bao gồm ba khía cạnh: cá nhân, quan hệ, và tập thể. Do đó mà các cá nhân có
thể ý thức về sự tự đại (self-worth) thông qua các thuộc tính cá nhân của họ
(lòng tự trọng cá nhân), mối quan hệ với những người quan trọng (lòng tự
trọng quan hệ), hay là thành viên trong một nhóm xã hội (lòng tự trọng tập
thể). Có một công cụ đo lường hiện nay về lòng tự trọng cá nhân và tập thể có
thể sử dụng được trong tài liệu; tuy nhiên hiện chưa có thang đo nào đánh giá
về lòng tự trọng quan hệ. Các tác giả đã phát triển một thang đo để đo lường
sự khác biệt cá nhân đối với lòng tự trọng quan hệ và đã thử nghiệm nó với
hai mẫu nghiên cứu ở sinh viên đại học Trung Quốc. Các cách tiếp cận giữa
(between) và trong phạm vi hệ thống (within-network) đối với độ hiệu lực cấu
trúc được sử dụng. Thang đo đã cho thấy độ tin cậy ổn định bên trong đầy đủ
và các kết quả của phân tích nhân tố xác nhận cho thấy sự phù hợp. Nó cũng
thể hiện mối tương quan có ý nghĩa với các cấu trúc lý thuyết liên quan trong
hệ thống hợp pháp.
Dựa vào vai trò quan trọng của sự tự đánh giá tích cực đối với sức khỏe
tinh thần (Taylor & Brown, 1988), các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng các cá
nhân có lòng tự trọng quan hệ cao cũng sẽ cho thấy sự hài lòng về cuộc sống
là cao hơn. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lòng tự trọng cá
nhân đem lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần, các nghiên cứu gần đây chỉ ra
rằng lòng tự trọng tập thể và quan hệ cũng có liên quan tới sức khỏe tinh thần.

11


Lòng tự trong tập thể đã cho thấy là có liên hệ tích cực với sự hài lòng cuộc
sống (Crocker và cộng sự, 1994;. Zhang, 2005).
Nghiên cứu về lòng tự trọng quan hệ thể hiện cho thấy lòng tự trọng

quan hệ là có liên quan tích cực (thuận) với sự hài lòng cuộc sống; hơn nữa,
lòng tự trong quan hệ có tương quan tiêu cực (nghịch) với trầm cảm (Neff &
Suizzo, 2006; Snell Jr & Finney, 2002).
Tuy nhiên, có một sự khan hiếm về nghiên cứu đối với lòng tự trọng
quan hệ.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Gần đây, vấn đề về cảm nhận hạnh phúc (subjective well-being) đã
được nhiều sự quan tâm từ các đề tài khóa luận, luận văn của sinh viên Khoa
Tâm lý học. Tác giả Trương Thị Khánh Hà đã có đề tài nghiên cứu về “cảm
nhận hạnh phúc chủ quan của người trưởng thành” (2015) với thang đo Phổ
sức khoẻ tinh thần - MHC (Mental Health Continuum) để đánh giá hạnh phúc
chủ quan của con người. Dựa trên quan niệm hạnh phúc (well-being) là sự
khoẻ mạnh về tinh thần, kế thừa các mô hình và thang đo sức khoẻ tinh thần
của các tác giả đi trước, Keyes (1998, 2002) đã xây dựng thang đo này. Thang
đo hạnh phúc chủ quan MHC-SF, phiên bản tiếng Việt, có thể sử dụng trong
nghiên cứu mức độ hạnh phúc của người trưởng thành ở Việt Nam. Thang đo
có độ tin cậy cao, có cấu trúc ba nhân tố rõ ràng, và có độ tin cậy bên trong
mỗi nhân tố chấp nhận được ở mức tốt.
Tiếp đến năm 2017, tác giả Trương Thị Khánh Hà tiếp tục sử dụng một
công cụ đo lường chỉ số hạnh phúc (Personal Well-being Index) để đánh giá
mức độ hài lòng của sinh viên trên 7 chiều cạnh khác nhau của cuộc sống:
Mức sống, sức khỏe, những điều đạt được trong cuộc sống, các mối quan hệ,
sự an toàn của cá nhân, sự gắn kết của cá nhân với cộng đồng và vấn đề an

12


ninh trong tương lai. Thang đo có độ tin cậy và độ hiệu lực cao, phù hợp để
đánh giá mức độ hạnh phúc của ngươi Việt Nam.
Một nghiên cứu khác của tác giả Phan Thị Mai Hương với đề tài “Cảm

nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh” (2017) trên đối tượng là học sinh
trường Trung học Phổ thông Vĩnh Bảo. Kết quả cho thấy việc nghiên cứu cảm
nhận hạnh phúc là rất quan trọng khi học sinh tại đây đang phải chịu áp lực
học tập không chỉ từ bố mẹ, bạn bè mà còn là từ chính bản thân [2, tr 67].
Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc nói chung hiện nay đã được đề cập
đến nhưng chưa được nhiều trong mối tương quan với tính ái kỷ, lòng tự
trọng. Tính ái kỷ chủ yếu được nghiên cứu trên lĩnh vực lâm sàng mà cụ thể là
nghiên cứu trường hợp và chưa đề cập trên diện rộng về mặt nghiên cứu định
lượng dưới dạng thống kê số liệu. Lòng tự trọng đã được đề cập đến trong
nhiều nghiên cứu trong nước nhưng chưa được đề cập tới nhiều trong tương
quan với cảm nhận hạnh phúc.
Tháng 10 năm 2015, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới được giao
nhiệm vụ thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp Quốc
gia: “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh
giá” (ĐTĐL.XH-03/15). Thời gian thực hiện 30 tháng (từ tháng 10/2015 đến
tháng 3/2018). Mục tiêu tổng quát của đề tài: Xác định khái niệm hạnh phúc
của người Việt Nam và bộ chỉ số đánh giá hạnh phúc của người Việt Nam
thích ứng với chuẩn quốc tế, đồng thời mang những đặc trưng riêng của người
Việt Nam. Báo cáo đã được nghiệm thu vào tháng 03 năm 2018 [6].
Trong bài “Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc
(HPI) của Việt Nam”, Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin
KHXH) đề cập tới Báo cáo chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI - Happy Planet
Index) được công bố vào tháng 7/2006 - tập hợp và đưa ra được bức tranh về
thực trạng hạnh phúc của 178 nước. HPI được tính theo công thức:
13


HPI = (Life Satisfaction x Life Expectancy) / Ecological
Footprint Chỉ số hạnh phúc hành tin h= (Mức độ hài lòng với
cuộc sống x Tuổi thọ)/Môi sinh

Theo Báo cáo, HPI cao nhất thế giới năm 2006 thuộc về Vanuatu, một
quần đảo ở nam Thái Bình Dương với HPI - 68,2. Thấp nhất là Zimbabwe với
HPI: 16,6. Việt Nam trong Báo cáo đạt được chỉ số HPI là 61,2 với chỉ số hài
lòng với cuộc sống là 6,1, chỉ số tuổi thọ là 70,5 và chỉ số môi sinh là 0,8.
Điều thú vị là, Việt Nam đứng thứ 12 trong số 178 nước, trên cả Trung Quốc
(31/178), Thailand (33/178), Italia (66/178), Nhật Bản (95/178), Mỹ
(108/178) và hơn 160 nước khác.


Việt Nam, việc nghiên cứu khoa học về hạnh phúc còn chưa phong

phú. Việc chú ý hơn đến vấn đề nghiên cứu hạnh phúc và bộ chỉ số đánh giá
hạnh phúc của người Việt Nam, đặt nó trong vị thế tương xứng không những
có tác dụng đóng góp thêm số liệu cụ thể của nghiên cứu vào tri thức nhân
loại mà còn góp phần minh chứng cho bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, cung cấp những tri thức nền tảng trong việc hình thành
quan niệm và sự lựa chọn hạnh phúc của người dân, giúp các nhà hoạch định
chính sách xây dựng chiến lược phát triển và quản lý sự phát triển xã hội một
cách bền vững ở nước ta hiện nay.
SWB (Subjective well-being) đã trở thành lĩnh vực tiềm năng trong
nghiên cứu, với nhiều cơ hội mới thú vị. Mặc dù có nhiều điều thú vị đã được
chúng ta phát hiện khi tìm hiểu về SWB, nhưng thực tế, những điều bí ẩn cần
giải đáp vẫn còn rất nhiều.
1.2.

Khái niệm cơ bản

1.2.1. Cảm nhận hạnh phúc
Đầu tiên phải kể đến nhà nghiên cứu đại tài Aristotle khi ông phân chia
lý thuyết này thành 3 loại sau: (1) lý thuyết về nhu cầu và mục đích của sự hài

14


×