Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.09 KB, 9 trang )

Đề bài:
Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để thực hiện tốt điều này, Hồ Chí Minh và Đảng đã giải quyết
trong suốt tiến trình Cách Mạng Việt Nam như thế nào?
Bài làm
1, Đặt vấn đề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã
vân dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, sáng lập Đảng Mác- Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và
sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,liêm,
chính, chí công. vô tư, vô cùng khiêm tốn và giản dị.
Tư tưởng của Người là cả một hệ thống quan điểm toàn diện, nhất quán và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam (từ cách mạng dân
tộc, dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa), là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác_LêNin vào điều kiện cụ thể của Việt
1
Nam,là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Trong đó, những nội dung, nguyên tắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng làm nên nền tảng chính trị của
Đảng, là tài sản tinh thần to lớn của dân tộc,sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến
trình cách mạng Việt Nam,.
2,Giải quyết vấn đề
*Thế nào là sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư
tưởng Hồ Chí Minh?
- Dân tộc ta đã trải qua 4000 năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển.


Kể từ thời Hồng Bàng, An Dương Vương, nhà Đinh, Lý, Trần, Nguyễn,Lê ....
cho đến Việt Nam hiện đại ngày nay, người dân nước ta, thế hệ này nối tiếp
thế hệ kia vẫn luôn một lòng đoàn kết dựng nước, xây thành, đắp lũy, làm
nhà, trồng lúa, trồng ngô, sinh con đẻ cái, dựng vợ gả chồng.... Và mỗi khi đất
nước gặp gian nguy, thiên nhiên tàn phá hay ngoại xâm tiến đánh, lịch sử cất
tiếng gọi, toàn dân quy tụ một lòng, đứng lên tạo ra sức mạnh bền chặt để
chiến thắng. Đó chính là "lòng yêu nước", tinh thần tương thân tương ái, ý chí
vượt khó khăn thử thách.... - cái vốn có, tài sản vô giá của dân tộc.
Sinh ra trong một gia đình và vùng quê giàu truyền thống cách mạng, một
quê hương giàu truyền thống đoàn kết, trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân
đau khổ lầm than dưới nhiều tầng áp bức, Bác đã nung đúc trong tâm hồn một
tinh thần yêu nước ngay từ thủa nhỏ, sự ý thức về món nợ nước thù nhà; thúc
giục Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Trong suốt thời gian bôn ba ở
nước ngoài cũng như những thời khắc đen tối nhất của cuộc sống, người
thanh niên Nguyễn Tất Thành vẫn luôn tin tưởng vào sức mạnh vĩ đại ấy của
2
dân tộc.Thứ sức mạnh sau này đã trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực to lớn cần phát huy để giành độc lập.
- Trên cái nền kiên cố về nhận thức ấy ,Hồ Chí Minh (trong 30 năm xa quê
hương) đã học hỏi,kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông
với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn
lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa, đổi mới,
vận dụng và phát triển.
Năm 1920, Bác đã rất xúc động khi đọc được trên báo L’Humanité toàn
văn bài “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin”, bởi lẽ
vấn đề mà Lênin nêu ra rất thực tế và Bác nhận thấy đó chính là con đường tất
yếu cần thiết cho dân tộc Việt Nam:
"Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội".
→ Từ đó Người có ý thức đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách
mạng vô sản thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của lực lượng

cách mạng tiến bộ của thời đại-sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, sức
mạnh của nhân dân lao động. Cụ thể là phải biết huy động các trào lưu cách
mạng thể giới phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: 3 dòng thác cách
mạng: hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa(Liên Xô, ĐôngÂu, CuBa...) ;
phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân yêu chuộng hòa bình ở các nước
chính quốc và tư bản chủ nghĩa như Anh, Pháp; thành công của cách mạng
các nước nhược tiểu châu Á, châu Phi, châu Mĩ latinh.
→ Sức mạnh dân tộc là chủ yếu + khai thác sức mạnh thời đại = thắng lợi
của cách mạng Việt Nam
3
* Hồ Chủ Tịch và Đảng đã vận dụng mối quan hệ giữa sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong suốt tiến trình cách
mạng Việt Nam như thế nao?
- Đặt Cách mạng giải phóng dân tộc trong sự gắn bó với cách mạng vô
sản thế giới, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản
+ Hồ Chí Minh luôn nắm bắt chính xác xu thế của thời đại. Người xác
định bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ: Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh
chuyển sang độc quyền, đã xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới.
Chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của dân tộc. Đồng thời trên thế
giới, bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp,
tầng lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản. Chính cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX, đầu XX đã
dẫn đến cao trào cách mạng thế giới, đỉnh cao là cách mạng tháng 10 Nga
thành công năm 1917- cuộc cách mạng vĩ đại đã làm "thức tỉnh các dân tộc
châu Á", "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc". 1919 Quốc tế cộng sản ra đời.
→ Từ đó, phòng trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây
và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông ngày
càng mật thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
→ 1921, Người sáng lập hội "Liên hiệp các dân tộc thuộc địa" ở Paris,

1922,ra báo "Người cùng khổ" nhằm đoàn kết, tổ chức phong trào giải
phóng dân tộc ở các dân tộc thuộc địa
1925, thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
1927, Nguyễn Ái Quốc đi Bruxell (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của
Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc
4
→ Trên các diễn đàn quốc tế, Người luôn khẳng định vai trò của cách
mạng thuộc địa và sự cần thiết liên minh cách mạng giải phóng dân tộc các
nước thuộc địa với nhau.
+ Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc
tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ
các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người cùng dân tộc Việt
Nam nhiệt liệt ủng hộ các cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung
Quốc, kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân
Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu "giúp bạn là tự giúp mình", và chủ trương
phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi
chung của cách mạng thế giới.
+Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Người luôn giáo dục cho nhân dân
ta phân biệt người Pháp-Mỹ chân chính với những Pháp-Mỹ thực dân, đế
quốc; những người dân yêu lao động, hòa bình ở các nước đế quốc với những
người Pháp Mỹ hiếu chiến, xâm lược, hướng dân ta hiểu rõ đâu là bạn, đâu là
thù : “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt, song những người Pháp
thực dân rất hung ác, vô nhân đạo… Đối với bọn thực dân, tính mạng của
người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”
→ Cách mạng giải phóng các dân tộc ở thuộc địa phải biết đoàn kết với
những người dân yêu chuộng hòa bình ở các nước chính quốc, những người
chống biểu hiện của tư tưởng sôvanh, vị kỷ nhằm củng cố tính đoàn kết hữu
nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
+ Kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đấu tranh
chính trị là đường lối chiến lược của Đảng ta trong kháng chiến chống Mỹ,

được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn đời đấu tranh dựng nước và giữ nước
của cha ông, từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và nghệ thuật kết hợp
5

×