Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Nghiên cứu hán văn đông kinh nghĩa thục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---

NGUYỄN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU
HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 3

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................3
Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu vấn đề……………………………4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................4
2.

3.1. Các công trình nghiên cứu có tình chất sử liệu, sử học, văn học,
văn hóa về Đông Kinh nghĩa thục.........................................................4
3.2. Các công trình nghiên cứu về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục.....6
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu..................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................8
6. Bố cục Luận văn..................................................................................8
CHƢƠNG 1
ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VÀ HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
............................................................................................................................ 10



1.1. Đông Kinh nghĩa thục....................................................................10
1.2. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục.................................................... 17
1.2.1. Danh mục sách Hán văn Đông Kinh nghĩa thục trong Thư viện
Viện Nghiên cứu Hán Nôm.................................................................18
1.2.2. Danh mục sách Hán văn Đông Kinh nghĩa thục ở Thư viện Viện
sử học Việt Nam..................................................................................23
1.2.3. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục theo Văn thơ Đông Kinh nghĩa
thục 詩詩詩詩詩詩
.............................................................................................................
27

1.3. Sự vận động về văn thể của Hán văn Việt Nam đầu thế kỷ XX
................................................................................................................29
1.4. Một số đặc trƣng của Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục............31
1.4.1. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn nhà trường............32
1.4.2. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn giác thế, Hán văn
khải mông, nâng cao dân trí, dân khí..................................................37
1.4.3. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn sách luận..............41
1.4.4. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn thời vụ..................45


1


1.4.5 Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn phi kinh điển, Hán
văn sử Việt...........................................................................................50
1.4.6. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là Hán văn đổi mới, cách tân
ngữ pháp..............................................................................................54
Tiểu kết Chƣơng 1............................................................................56

CHƢƠNG 2
HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC QUA QUỐC DÂN ĐỘC BẢN 詩詩詩詩

57
2.1. Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 - sách giáo khoa cho quốc dân .. 57

2.2. Hệ vấn đề nội dung của Quốc dân độc bản 詩詩詩詩..................... 60
2.2.1. Tư tưởng cộng đồng..................................................................60
2.2.2. Tư tưởng quốc gia dân tộc....................................................... 62
2.2.3. Tư tưởng về quốc dân.............................................................. 63
2.2.4. Các thiết chế của nhà nước hiện đại..........................................64
2.2.5. Hệ vấn đề về pháp luật:.............................................................65
2.2.6. Hệ vấn đề về giáo dục...............................................................65
2.2.7. Hệ vấn đề về kinh tế..................................................................65
2.3.Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 là Hán văn giáo dục quốc dân...........66
2.4.Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 là Hán văn tân văn thể.......................78
2.5. Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 là Hán văn mở mang văn hóa..............81
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................. 92
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................96
PHỤ LỤC 1................................................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................................. 120

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đông Kinh nghĩa thục là một trường tư thục do Cụ cử Lương Văn
Can và các sỹ phu yêu nước thành lập vào năm 1907 ở Hà Nội. Tuy trường

chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi (từ tháng 3 đến tháng 12 năm
1907), nhưng với những hoạt động yêu nước nhằm nâng cao dân trí, chấn
hưng dân khí, hóa quốc cường dân, đào tạo nhân tài để cách tân văn hóa, xã
hội, tư tưởng…, “Đông Kinh Nghĩa thục đã được đánh giá như là một
phong trào cải cách văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX”.
(Chương Thâu, 1982). Trong số những tài liệu dùng để phục vụ cho mục
đích hoạt động của trường Đông Kinh khi ấy, số lượng tư liệu viết bằng chữ
Hán chiếm khá nhiều. Bộ phận tài liệu này được gọi là Hán văn Đông Kinh
nghĩa thục. Do đó, Hán văn Đông Kinh Nghĩa thục là thuật ngữ dùng để chỉ
tất cả những tác phẩm Hán văn của trường Đông Kinh nghĩa thục viết
những năm đầu thế kỷ XX (những tác phẩm này có thể được đề dưới danh
nghĩa một tác giả cụ thể, cũng có khi mang tên chung Đông Kinh nghĩa
thục). Những ấn phẩm Hán văn này chứa đựng trong mình những nét đặc
trưng về chức năng, phong cách và nội dung tư tưởng của một giai đoạn
Hán văn Việt Nam; mang đậm hơi hướng của thời đại, thể hiện đặc trưng hệ
tư tưởng, nguyện vọng, chí hướng và xu thế đấu tranh của giới sỹ phu yêu
nước nhiệt huyết với công cuộc canh tân đất nước trong những năm đầu thế
kỷ XX. Đặt trong bối cảnh lúc đó, Hán văn Đông Kinh nghĩa thục với
những đổi mới về lối viết, cách dùng từ cũng như phương pháp diễn đạt đã
thực sự tạo ra những thay đổi mạnh mẽ khác với Hán văn truyền thống, góp
phần thúc đẩy cho văn học nước nhà, nền ngôn ngữ nước nhà phát triển. Do
đó, chúng tôi chọn Hán văn Đông Kinh nghĩa thục làm đề tài luận văn Cao
học Hán Nôm của mình.
3


2.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu vấn đề


Trong đề tài: Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục, chúng tôi
sẽ hướng đến làm sáng tỏ những vấn đề sau: Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
bao gồm những gì, trường Đông Kinh nghĩa thục đã sử dụng Hán văn của
mình như thế nào để phục vụ công cuộc duy tân đất nước, cải lương nền
Hán học cũ, xây dựng nền giáo dục quốc dân cận đại. Không những thế,
Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục theo định hướng trên còn giúp
chúng ta hình dung ra vai trò của Hán văn trong hệ thống nhà trường Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX, góp phần làm sáng tỏ đôi điều về đời sống
Hán văn Việt Nam buổi giao thời giữa cũ và mới, Á và Âu cũng như bước
quá độ từ truyền thống đến hiện đại theo góc nhìn văn hóa.
Nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục, chúng tôi hy vọng sẽ
đóng góp thêm một phần nào đó vào những nghiên cứu và tìm hiểu về
Đông Kinh nghĩa thục từ trước tới nay, nhằm hướng đến mục tiêu cụ thể
hóa những đặc điểm và vai trò của Đông Kinh nghĩa thục trên phương diện
giáo dục bằng Hán văn.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tính chất, đặc điểm về phong cách và những nét độc đáo về nội
dung mà Đông Kinh nghĩa thục cũng như Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
đã được các thế hệ học giả ở nhiều lĩnh vực như văn học, sử học, tư tưởng
học…quan tâm nghiên cứu. Theo mục đích của Luận văn đặt ra, chúng tôi
sẽ tiến hành tổng hợp và phân chia những tài liệu nghiên cứu về Đông Kinh
nghĩa thục thành hai loại chính: Loại 1, bao gồm các công trình nghiên cứu
có tính chất sử liệu, sử học, văn học, văn hóa về Đông Kinh nghĩa thục;
Loại 2 gồm các công trình nghiên cứu về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục.
3.1. Các công trình nghiên cứu có tình chất sử liệu, sử học, văn
học, văn hóa về Đông Kinh nghĩa thục.
*

Đông Kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất, do Nxb Mai Lĩnh - Hà


Nội, xuất bản 25/1/1938. Mặc dù còn hạn chế về tư liệu, nhưng Đông Kinh

4


nghĩa thục của Đào Trinh Nhất được coi là công trình sớm nhất viết về
trường Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
* Năm 1954, Nguyễn Hiến Lê viết Đông Kinh nghĩa thục. Cuốn sách
đến 3/3/1974 đã được Nxb Lá Bối in lại lần thứ 3 và dày 202 trang. Chính
tác giả Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét về giá trị của cuốn sách như sau:
“Cuốn sách nhỏ độc giả đang đọc đây không phải là cuốn sử, nó chỉ chứa
đựng những tài liệu về sử mà thôi”. Như vậy các tác phẩm Hán văn của
Đông Kinh nghĩa thục mới chỉ được giới thiệu qua loa, ghép cùng hệ thống
sách khoa giảng dậy học tập của trường chứ chưa được đi sâu nghiên cứu,
phiên dịch và công bố chi tiết.
*

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử trong nhiều năm đã mở những cuộc hội

thảo kéo dài để thảo luận về một số vấn đề thuộc văn hóa tư tưởng của
Đông Kinh nghĩa thục như:
-

Đông Kinh nghĩa thục có phải là cuộc cách mạng văn hóa dân tộc

dân chủ hay không? của tác giả Nguyên Anh (Nghiên cứu Lịch sử, số
tháng 11/1961).
-

Cố gắng tiến tới thống nhất nhận định về Đông Kinh nghĩa thục


của Trần Minh Thư (Nghiên cứu Lịch sử, số tháng 12/1965).
-

Phong trào Đông Kinh nghĩa thục, cuộc cách mạng văn hóa dân

tộc dân chủ đầu tiên ỏ nước ta của Đặng Việt Thanh (Nghiên cứu Lịch sử,
số 4/1961).
*

Gần đây có một số công trình nghiên cứu chuyên về Đông Kinh

nghĩa thục, đặc biệt trong đó đã chú ý nhiều đến mảng văn học, sử học như
các cuốn:
-

Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1925) của Giáo

sư Đặng Thai Mai, NXb Văn học, in lần thứ 3, 5/1974. Bên cạnh việc phân
tích và trình bày vai trò, vị trí của Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục trong nền

5


văn học Việt Nam, tác giả Đặng Thai Mai đã tiến hành trích dịch nội dung
cuốn sách Văn minh tân học sách 詩詩詩詩詩
-

Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ


XX của tác giả Chương Thâu, Nxb. Hà Nội, 1982. Điều đặc biệt cần quan
tâm là ở Phần thứ 2 của cuốn sách, tác giả đã trích dẫn phần dịch của một
số tác giả khác từng dịch về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục như: Văn minh
tân học sách 詩詩詩詩詩 (trích theo bản dịch của GS Đặng Thai Mai),
Quốc dân độc bản 詩 詩 詩 詩 (trích theo bản dịch của Nguyễn Đình Chú),
Nam quốc địa dư 詩詩詩詩 (trích theo bản dịch của Vũ Tuấn Sáu), Cải lương
mông học quốc sử giáo khoa thư 詩詩詩詩詩詩詩詩 (trích theo bản dịch của GS
Trần Văn Giàu)…Cuốn sách này không chỉ là tư liệu quý cho ngành sử học
khi tìm hiểu về Đông Kinh nghĩa thục mà nó còn có công tập hợp những
bản dịch đáng tin cậy của các học giả khác về các cuốn sách Hán văn Đông
Kinh nghĩa thục.
-

Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục của Nxb Văn hóa xuất bản năm

1997. Cuốn sách này có dịch trọn vẹn hai cuốn sách Hán văn của trường
Đông Kinh nghĩa thục là Tân đính luân lý giáo khoa 詩詩詩詩詩詩詩 và Quốc
dân độc bản 詩詩詩詩 . Ngoài ra còn thống kê thêm các bài thơ Quốc ngữ,
Phần phụ lục có các bài thơ chữ Hán của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc
Kháng… Đây có thể coi là tư liệu đầu tiên dịch trọn vẹn một trong các cuốn
sách Hán văn của trường, tạo điều kiện rất lớn cho việc nghiên cứu về
Đông Kinh nghĩa thục nói chung cũng như Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
nói riêng.
3.2. Các công trình nghiên cứu về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
Song song với các công trình nghiên cứu ở trên, gần đây cũng đã
xuất hiện các công trình nghiên cứu về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục,
trong đó có hai công trình tiêu biểu: Một số vấn đề về chữ Hán thế kỷ XX
6



của tác giả Phạm Văn Khoái và đề tài Luận án Tiến sỹ Khảo sát từ ngữ một
số tác phẩm Hán văn Đông Kinh nghĩa thục của Đỗ Thúy Nhung.
-

Một số vấn đề về chữ Hán thế kỷ XX của tác giả Phạm Văn Khoái

do NXb Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2001. Tác giả đã đi sâu
vào tìm hiểu hệ vấn đề, sự đổi mới trong ngôn từ của Hán văn Đông Kinh
nghĩa thục nói riêng và Hán văn thế kỷ XX nói chung ở chương 4. Trong
cuốn sách này, Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 được nhìn dưới góc độ là một
cuốn sách dạy tri thức phổ cập bằng chữ Hán với các hệ vấn đề và hệ thống
từ ngữ chính trị - xã hội, thuật ngữ khoa học hiện đại của những năm đầu
thế kỷ XX ở nước ta.
-

Luận án Tiến sỹ Khảo sát từ ngữ một số tác phẩm Hán văn Đông

Kinh nghĩa thục của Đỗ Thúy Nhung mang mã số V-L2/01043, dày 249
trang, chia làm 4 chương, trong đó: Chương 2, 3, 4 tác giả nghiên cứu về
thực từ, hư từ, thành ngữ - quán ngữ và tên riêng trong Hán văn Đông Kinh
nghĩa thục. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về cơ cấu vốn
từ của Hán văn của Đông Kinh nghĩa thục dựa trên cơ sở phân tích một số
tác phẩm Hán văn cụ thể.
Tuy trực tiếp hay gián tiếp thì các công trình nghiên cứu, sưu tầm,
thống kê, dịch thuật, phân tích, luận giải về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
trong lịch đại, xét ở góc độ nào đó cũng đều gợi mở ra những cách tiếp cận
và cung cấp nguồn tri thức cũng như một số kết luận quý báu để người
nghiên cứu đi sau lấy làm căn bản, trên cơ sở đó tìm hiểu thêm ra. Nghiên
cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục nhằm tìm hiểu về bộ phận Hán văn
cuối cùng của Hán văn Việt Nam những đầu thế kỷ XX, để thấy rõ tính giác

thế, khải mông từ tư tưởng cho đến những thay đổi về hình thức của Hán
văn giai đoạn này.
4.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu Hán văn Đông Kinh nghĩa
thục dưới góc độ coi nó là một bộ phận của Hán văn Việt Nam những năm

7


đầu thế kỷ XX, coi nó như là một biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ viết Hán
văn Việt Nam của bước chuyển văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại. Do đó, phải xem xét, nghiên cứu bộ phận Hán văn Đông Kinh nghĩa
thục này từ các góc độ sau:
-

Xuất phát từ các đặc trưng về mặt cấu trúc ngôn ngữ của bộ phận

Hán văn này.
-

Xuất phát từ các đặc trưng có tính chất chức năng của hệ thống

ngôn ngữ viết Hán văn này.
Xuất phát từ các đặc trưng mang tính chất loại thể và phong cách
của hệ thống ngôn ngữ Hán văn này.
-


Nếu xuất phát từ các đặc trưng về mặt cấu trúc của hệ thống ngôn
ngữ viết này thì sẽ phải đề cập đến cơ cấu vốn từ, hệ thống ngữ pháp liên
kết, tổ chức vốn từ đó. Hiện nay, nước ta đã có Luận án Tiến sỹ của Đỗ
Thúy Nhung làm về Khảo sát từ ngữ một số tác phẩm Hán văn Đông Kinh
nghĩa thục. Do đó, ở một mức độ nhất định, trên cơ sở những gì mà người
đi trước đã làm, chúng tôi sẽ đi sâu vào các vấn đề thuộc phạm trù chức
năng và phong cách thể hiện trong Hán văn Đông Kinh nghĩa thục. Đồng
thời, những chức năng và phong cách đó sẽ được xem xét trên tinh thần
quán triệt các nguyên tắc của nghiên cứu đại diện và nghiên cứu trường
hợp, chúng tôi sẽ chọn Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 số ký hiệu A.174 làm đối
tượng cho nghiên cứu đại diện của Hán văn Đông Kinh nghĩa thục.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ những mục đích và giới hạn như trên của đề tài, chúng tôi sẽ sử
dụng triệt để các nguyên tắc và phương pháp ngữ văn học Hán văn để
nghiên cứu vấn đề.
6.

Bố cục Luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của Luận văn được trình bày như sau:

8


Chƣơng 1: Với tiêu đề “Đông Kinh nghĩa thục và Hán văn Đông
Kinh nghĩa thục”, nhằm giới thiệu sự ra đời của Đông Kinh nghĩa thục
cũng như một số đặc trưng chức năng, phong cách của Hán văn Đông Kinh
nghĩa thục.
Chƣơng 2: Với tiêu đề “Hán văn Đông Kinh nghĩa thục qua Quốc

dân độc bản 詩詩詩詩", nhằm nghiên cứu về Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
thông qua đại diện của nó là Quốc dân độc bản 詩詩詩詩.

9


CHƢƠNG 1
ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VÀ
HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
Hán văn Đông Kinh nghĩa thục là những tư liệu Hán văn được viết
bởi một bộ phận các nhà nho tiến bộ trường Đông Kinh nghĩa thục những
năm đầu thế kỷ XX. Chính vì nó được viết bởi những tấm lòng nhiệt thành
và tư tưởng đổi mới, tiến bộ nên Hán văn Đông Kinh nghĩa thục còn được
gọi là Hán văn của nhà trường, Hán văn cải cách văn hóa, khải mông tư
tưởng và cách tân về phương diện từ vựng, ngữ pháp. Dưới đây chúng tôi
sẽ lần lượt làm sáng tỏ những đặc trưng về chức năng và phong cách của bộ
phận Hán văn này.
1.1. Đông Kinh nghĩa thục
Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Đất nước bị chia cắt làm ba kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ
dưới chế độ trực trị, Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới cả hai
chế độ đó. Thực dân Pháp phải mất 25 năm (từ 1858-1883) mới hoàn thành
xâm lược Việt Nam, mất gần 15 năm (từ 1883-1896) để hoàn thành cái gọi
là “bình định”. Trong suốt 40 năm ấy, mọi hoạt động lớn của dân tộc đều
hướng đến một nhiệm vụ bao trùm: đối phó với bọn thực dân để khôi phục
lại chủ quyền đất nước. Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết phát động năm 1885 đã phát triển rộng khắp từ miền Trung cho đến
miền Bắc trong những năm 1885, 1886, 1887 rồi suy giảm dần, đi đến hồi
kết với thất bại của khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo
năm 1897. Từ sau cuộc khởi nghĩa Hương Khê cho đến trước cuộc chiến

tranh Thế giới lần thứ nhất, khắp đất nước tuy các đoàn thể cứu quốc còn
nhiều nhưng đáng kể thì chỉ có cuộc khởi nghĩa vũ trang của Hoàng Hoa

10


Thám ở Yên Thế. Nhưng Hùm thiêng Yên Thế khi ấy lúc lâm vào cảnh
thân cô thế cô cũng phải tạm thời hòa hoãn với quân xâm lược. Mặc dù nỗi
e

ngại của nhà cầm quyền về chúng dân xứ thuộc địa vẫn còn nhưng bọn

thực dân Pháp cũng không giấu nổi sự hể hả trước những thành công trong
việc trấn áp của chúng: “Nhân dân toàn xứ hầu như đã bị quật xuống dưới
quyền thống trị của chúng ta, nhưng họ chưa phải đã thấm nhuần tính chất
vĩnh viễn của nền đô hộ Pháp và họ vẫn sẵn sàng nắm lấy một thời cơ thuận
lợi hay một giây phút yếu đuối của chúng ta để lật nhào cái ách nặng trên
cổ”. [Đặng Thai Mai, 1971. tr, 56-57]. Trong báo cáo của Toàn quyền Đông
Dương Pôn Đume gửi về Pari năm 1897 có đoạn viết rằng: “Hiện nay tình
hình chính trị trên toàn cõi Đông Dương không còn một nơi nào đáng lo
ngại hay bi đát”. [Đặng Thai Mai, 1971. tr, 58]. Năm 1902, Đume gửi báo
cáo về Pari, trong báo cáo đó có viết rằng: “Từ năm 1897 đến nay không có
người lính Pháp nào chết trận ở Đông Dương nữa”. [Đặng Thai Mai, 1971,
tr, 58]. Hình thức đấu tranh vũ trang đã hoàn toàn chấm dứt trên đất nước
ta, nếu còn cũng chỉ là vài cuộc đánh hậu vệ, diễn ra đơn lập, lẻ tẻ và bột
phát. Bộ máy chính quyền thực dân đã được xây dựng và củng cố với sự
hợp tác của triều đình Huế và một bộ phận không nhỏ tầng lớp phú hào.
Nhà nước bảo hộ thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta
thành một thị trường tiêu thụ hang hóa và bóc lột nhân công để thu lợi
nhuận cao nhất cho tư bản Pháp, đồng thời lại kìm hãm xã hội Việt Nam

trong tình trạng trì trệ của một nước nông nghiệp để dễ bề cai trị. Cả bộ
máy quan lại Nam triều từ trên xuống dưới bắt tay với lũ thực dân xâm lược
ra sức bóc lột dân ta. Thực dân Pháp còn cho phép duy trì và phát triển
những phong tục hủ bại thời phong kiến như: đánh bạc, uống rượu, hút
thuốc phiện, cổ động mê tín dị đoan, truyền bá và xúi giục các thứ tôn giáo
và tà giáo…nhằm ru dân ta ngủ mãi trong kiếp ngu hèn, bạc nhược về tinh
thần và kiệt quệ về thể chất.

11


Trong không khí đầy xáo trộn ấy, ở các nhà nho Việt Nam đã xuất
hiện những tâm trạng khác nhau: hoặc là ẩn dật chờ thời, hoặc chán đời tiêu
cực không hoạt động cứu nước cũng không chịu ra làm quan, hoặc cho rằng
"rau vi chẳng lấy gì làm đắng" nên bó tay về với triều đình, mà thực chất
của việc làm đó là cộng tác với quân xâm lược, trở thành một bộ phận tay
sai, một mắt xích quan trọng trong cơ cấu bóc lột đàn áp nhân dân của thực
dân. Số đông sỹ phu cùng một tâm trạng: “Nghìn năm sự nghiệp nước về
đông”! Tuy nhiên trong hàng ngũ khoa bảng mới từ năm 1885 trở đi, thậm
chí ở cả hàng ngũ quan trường đã có khá nhiều người dám đứng lên chống
Pháp, nuôi chí khôi phục giang sơn. Họ mở lòng đón nhận những luồng gió
Tân thư Tân văn từ Trung Quốc và bên ngoài thổi vào, và chính những tư
tưởng mới mẻ ấy đã dần dần làm lung lay, dao động cách suy nghĩ, tư duy
đầy thủ cựu, bền gốc sâu rễ mấy trăm năm từng hằn in trong đầu óc của biết
bao thế hệ, thôi thúc các sỹ phu yêu nước hướng về con đường tươi mới
đang được đón nhận ở các nước đồng văn cùng cảnh ngộ. Duy tân là một xu
thế tất yếu của các nước châu Á trước sự xâm lược, bành trướng đầy hùng
mạnh của chủ nghĩa đế quốc và văn minh phương tây. Duy tân còn nhằm
mục đích tự cường, chấn hưng sức mạnh nội tại, làm cho nhà nước phú
cường để để tham gia vào xu thế cạnh tranh của thế cuộc. Con đường đó

không chỉ là một cách thức tối ưu để bảo vệ độc lập chính trị quốc gia mà
còn nhằm mục đích bảo vệ chủng tộc, gìn giữ sự sống còn cho giống nòi.
Các nhà nho yêu nước đã lao mình theo gương sáng của Trung Quốc, Nhật
Bản, mong muốn tiến hành một cuộc cải cách văn hóa xã hội toàn diện.
“Đông Kinh nghĩa thục là bước phát triển mới, đỉnh cao và cũng là bước
phát triển cuối cùng của tư trào đó”. [Trần Đình Hượu, 1983, tr. 54].
Từ năm 1906 đến đầu năm 1907, tại ngôi nhà của cụ cử Lương Văn
Can ở số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội, các nhà nho yêu nước tiến bộ thường lui
tới để bàn bạc về con đường cứu nước mới. Họ đã đi tới quyết định nhất

12


quán là cần lập một trường học làm cơ sở giáo dục, nhằm “hóa quốc cường
dân” bằng con đường mở mang dân trí, chấn hưng kinh tế. Trường lấy tên
là Đông Kinh nghĩa thục 詩詩詩詩 , trong đó Đông Kinh 詩詩 là lấy từ tên
thành Thăng Long thời nhà Hồ, còn Nghĩa thục 詩詩 là trường dạy vì nghĩa,
không lấy tiền. Đông Kinh nghĩa thục là một mô hình trường học tư mô
phỏng theo Khánh Ứng nghĩa thục (Keio-Gijuku) do Phúc Trạch Dụ Cát
(Fukuzawa Yukichi 1835-1901) thành lập ở Nhật năm 1858. Khánh Ứng là
tên để ghi nhớ triều đại trước chính thể Minh Trị (1865), còn Nghĩa thục
chỉ tinh thần “vì nghĩa lớn” của trường này. Tinh thần này theo Phúc Trạch
bao gồm bốn phẩm chất nếu phát huy được thì có thể làm rạng danh người
Nhật như tính tự chế, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự nguyện đóng góp
vào các công ích công thiện. Từ năm 1907, các nhà nho ta trên cơ sở những
hiểu biết về một trường học đào tạo nhân tài xây dựng đất nước kiểu Khánh
Ứng bên Nhật, đã đồng tâm thành lập ở Hà Nội một Nghĩa Thục và rồi từ
cái Nghĩa thục ấy các cụ đã gây lên thành một phong trào Nghĩa thục hoạt
động ở nhiều địa phương trong cả nước.
Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn được coi là hai trong số những

người “sáng lập viên” của Đông Kinh nghĩa thục, đồng thời cũng là công
chức của Pháp nên việc xin giấy phép mở trường sẽ được chính quyền bảo
hộ dễ dàng chấp thuận hơn. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Quyền - vị huấn
đạo về hưu và Trần Đình Đức - vốn là một giáo học chữ Pháp, đứng ra xin
phép mở trường. Trường chính thức chiêu sinh và đi vào giảng dạy từ tháng
3 năm 1907 (trên thực tế thì tháng 5 năm 1907, chính quyền thực dân mới
cấp giấy, cho phép ông Huấn Quyền mở trường học “theo phương châm
khai hóa của Chính phủ bảo hộ”). Cụ cử Lương Văn Can lúc đó đã
53

tuổi, là người lớn tuổi nhất trong đám sỹ phu sáng lập, được bầu làm

thục trưởng của trường. Ông từng đỗ của nhân, từng được triều đình bổ làm
Giáo thụ phủ Hoài Đức và được người Pháp đề cử vào nhiều chức vụ khác,
13


nhưng lần nào cũng hết mực từ chối, chỉ muốn ở nhà dạy học. Nguyễn
Quyền, 38 tuổi, nguyên làm Huấn đạo Lạng Sơn, xin nghỉ việc để tham gia
vào tổ chức của trường, được cử làm Giám học. Hội viên chính thức còn có
Nghiêm Xuân Quảng, án sát Lạng Sơn về làm giáo viên trường sư phạm;
các nhà tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học...
Bên cạnh đó cũng phải kể đến những hội viên tán trợ từng tham gia tích cực
vào việc tổ chức và duy trì cho trường hoạt động thường xuyên như: Đào
Nguyên Phổ, Phạm Tuấn Phong, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại,
Vũ Hoành, Nguyễn Hữu Cầu, Phan Tất Tuân...Hội (gồm các thành viên
chính thức và hội viên tán trợ) dự kiến sẽ thành lập ở Hà Nội một Nghĩa
thục, rồi mở rộng ảnh hưởng ra xung quanh, gây thành một phong trào lớn
lan tỏa ra khắp nơi và lấy Hà Nội làm trung tâm.
Trường lập ra bốn ban công tác, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để

duy trì cho trường hoạt động và đạt kết quả tốt nhất.
Ban Giáo dục: làm công tác mở lớp, tiếp nhận học viên, tổ chức
giảng dạy. Đội ngũ giáo viên bao gồm các nhà nho và các nhà tân học. Ban
chia làm ba tổ bộ môn, gồm: Việt văn, Hán văn và Pháp văn. Đảm nhận dạy
Hán văn có Nguyễn Quyền, Vũ Trác, Hoàng Tích Phụng, Dương Bá Trạc,
Hoàng Tăng Bí, Lương Trúc Đàm, Đào Nguyên Phổ. Ban Việt văn và Pháp
văn có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Bùi Đình Tá.
Học viên của trường rất đa dạng, gồm có cả người già và trẻ em, cả nam và
nữ, tất cả được phân làm tám lớp.
Ban tu thƣ có nhiệm vụ biên soạn tài liệu giảng dạy cho giáo viên,
tài liệu học tập cho học viên và các tài liệu tuyên truyền cổ động cho nhà
trường. Biên tập viên chính là Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu.
Phan Chu Trinh và Ngô Đức kế cũng tham gia vào ban này. Ban chia làm
hai ngành: ngành soạn và ngành dịch. Tài liệu tham khảo chủ yếu là các
sách báo mới (Tân thư, Tân văn) của Trung Quốc, hoặc trích từ các áng văn

14


cổ, có nội dung phù hợp với mục đích hoạt động của trường. Trong một
thời gian ngắn, ban đã soạn được một số sách giáo khoa và tài liệu tuyên
truyền như: Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 , Nam quốc giai sự 詩詩詩詩 , Nam
quốc địa dư 詩詩詩詩, Quốc văn giáo khoa thư 詩詩詩詩詩 , Luân lý giáo khoa
thư 詩詩詩詩詩 … Đây là những sách viết bằng chữ Hán, in bản gỗ trên giấy
Bưởi, đóng bìa dầy, đem phát miễn phí cho học sinh. Những tác phẩm xuất
bản ở Nhật Bản và Trung Quốc như Trung Quốc hồn 詩詩詩, Vạn quốc sử ký

詩詩詩詩 , Doanh hoàn chí lược 詩詩詩詩, Nhật Bản tam thập niên duy tân sử 詩
詩詩詩詩詩詩詩 ... cũng được ban mua về để làm tài liệu tham khảo, biên soạn,
nghiên cứu, giảng dạy.


Ban tài chính: Phụ trách các khoản thu chi của nhà trường và là bộ
phận quan trọng để Đông Kinh nghĩa thục được tồn tại và mở rộng hoạt
động. Tài chính của trường chủ yếu là do các hội viên đóng góp, sau đó là
những người hảo tâm và gia đình học viên.
Ban cổ động: có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của trường với
quần chúng. Hình thức hoạt động chủ yếu của ban là tổ chức các buổi diễn
thuyết và bình văn hàng tháng. Sự đón nhận và ủng hộ của quần chúng với
phong trào được ghi lại qua câu thơ sau:
“Buổi diễn thuyết người đông như hội
Kỳ bình văn khách đến như mưa”!
(Dựa theo tư liệu Đông Kinh nghĩa thục của tác giả Chương Thâu).
Như vậy, Đông Kinh nghĩa thục cùng với những hoạt động và ảnh
hưởng của nó, không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa của một trường học, mà thực
chất đã gây thành phong trào, một cuộc vận động chính trị công khai,
hướng tới mục đích “hóa quốc cường dân” để giành độc lập dân tộc và đổi
mới đất nước. Xuất phát từ thực trạng nước nhà, các nhà sáng lập và lãnh
đạo Đông Kinh nghĩa thục chỉ rõ con đường chống Pháp giành độc lập dân
tộc không thể xuất phát từ chủ trương bạo động hay cầu ngoại viện, mà
15


nguyên nhân sâu xa làm cho nước yếu dân hèn chính là do lạc hậu, cho nên
việc đầu tiên cần phải làm để cứu nước là chống tư tưởng phong kiến hủ
bại, mở đường cho việc thực hiện một cuộc cải cách về tư tưởng văn hóa xã
hội. Đó là cả một chặng đường tìm tòi, suy ngẫm và đấu tranh giữa chống
và xây, mà cụ thể là chống cái gì và xây cái gì của các nhà Đông Kinh
nghĩa thục. Đối với học thuật, giáo dục các nhà Đông Kinh cũng đưa ra các
chủ trương cải tổ, đổi mới. Họ nhìn thấy thực trạng của nền giáo dục khoa
cử từ chương. Các nhà tân học ra sức đả phá nền giáo dục và học thuật theo

lề thói phong kiến đã lỗi thời. Họ xác định phương pháp giảng dạy không
phải cứng nhắc giáo điều mà là “trong thi cử cho phép bàn bạc tha hồ, đối
đáp tự do không nề hà, không cần thể cách gì hết…” [Viện Viễn Đông bác
cổ - Cục lưu trữ Việt Nam, 1997]. Họ khẳng định học và dạy không phải để
cử nghiệp mà là để đào tạo nhân tài, để sản sinh ra các giá trị tinh thần và
vật chất, để nuôi sống bản thân, gia đình và làm cho nước nhà phát triển.
“Đó là cái học hướng nghiệp, cái học thực dụng và mang ý nghĩa thực tiễn
cuộc sống”. [Chương Thâu, 1982, tr. 47].
Từ những nhận định có tính định hướng như trên, Đông Kinh nghĩa
thục đưa ra các chủ trương cải cách trên mấy bình diện: Văn hóa - xã hội,
giáo dục - học thuật và kinh tế. Về văn hóa giáo dục, họ cho rằng, nền văn
hóa, giáo dục của chế độ phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của
nền văn hóa, giáo dục bên Trung Quốc, nhưng nay đã lỗi thời, cần phải thay
thế nó bằng một cái mới tiến bộ phù hợp hơn. Họ kêu gọi nhân dân nên
chống nền cựu học, tẩy chay hủ nho, bãi bỏ khoa cử, học chữ Quốc ngữ
theo phương pháp mới, đề cao nhân bản cũng như phát huy óc sáng tạo, đề
cao tinh thần dân tộc và lòng yêu nước, xây dựng giáo dục sơ đẳng và giáo
dục chuyên môn… Từ những chủ trương định hướng trên cộng với ảnh
hưởng sâu sắc của Tân thư, Tân văn từ bên ngoài dội vào (chủ yếu là cách
sử dụng ngôn ngữ, phong cách hành văn cũng như nội dung trình bày của
Tân thư, Tân văn), các nhà sáng lập Đông Kinh nghĩa thục đã sử dụng Hán
văn như là một hệ thống ngôn ngữ văn tự phục vụ nhiệm vụ khải

16


mông, nâng cao dân trí cho dân tộc, đưa Hán văn vào trong giáo dục phổ
thông với những điều kiện cụ thể mình. Những tác phẩm Hán văn đó bên
cạnh những giá trị về mặt văn học, ngôn ngữ, lịch sử còn là kim chỉ nam,
tập cương lĩnh cho cả nước làm thành cuộc vận động cách mạng văn hóa

dân tộc dân chủ mạnh mẽ đầu thế kỷ XX.
1.2. Hán văn Đông Kinh nghĩa thục
Như trên đã trình bày, Đông Kinh Nghĩa thục chỉ tồn tại và hoạt động
trong một khoảng thời gian rất ngắn (thành lập vào 3/1907 và 12/1907 thì
bị đóng cửa, hệ thống sách vở, tài liệu giảng dạy của nhà trường bị tịch thu,
nghiêm cấm lưu hành, các yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa thục bị thảm sát,
tù đày) nên những tài liệu, sáng tác của họ hiện nay đã mất mát, còn lại
không được là bao. Trước thực trạng ấy, học giả Đặng Thai Mai đã từng có
những lời nhận xét như sau: “Sau khi nhà trường phải đóng cửa, các chủ
não bị đi đày, tù, thì toàn bộ văn học của Đông Kinh nghĩa thục đã bị tịch
thu, và cấm không được lưu hành tàng trữ. Sau này Trường Viễn Đông bác
cổ của Pháp cũng không hề để ý bảo tàng thứ thơ văn đó. Cho nên ngày
nay, các tập sách giáo khoa bằng chữ Hán của Đông Kinh nghĩa thục cũng
chỉ còn lại vài ba bốn bộ mà thôi. Còn phần tiếng Việt thì mãi đến ngày đầu
cách mạng tháng Tám thành công người ta mới bắt đầu ghi chép và in lại
được một ít. Phần thất lạc chắc còn nhiều. Một mặt nữa, các bài đã được in
lại phần lớn là do một số người nhớ được đọc lại, cho nên chỗ lầm lỗi cũng
khá nhiều: lầm lỗi về lời văn, về tác giả. Vấn đề đặt ra cho người nghiên
cứu là tìm tòi thêm và đính chính để dựng lại bộ mặt chân thực của văn
chương thời đại này và trả lại cho cuộc vận động Đông Kinh nghĩa thục
phần cống hiến của nó cho văn học nước nhà…”. [Đặng Thai Mai, 1971, tr,
76]. Cùng nhận xét về thực trạng của các tư liệu Hán văn Đông Kinh nghĩa
thục, học giả Lê Quang Thiêm trong một công trình nghiên cứu của mình
đã viết như sau: “Phong trào Đông Kinh nghĩa thục tuy ra đời và tồn tại
trong thời gian rất ngắn nhưng số lượng các tác phẩm còn lại đến ngày nay
(chưa kể con số tác phẩm bị thất tán) cũng
17


không hề khiêm tốn: “tổng cộng có 33 tác phẩm, trong đó có 10 tác phẩm

khuyết danh, 11 tác giả, in trên 360 trang khổ 14,5 x 20,5 tức là bằng một
tập sách dày dặn ngày nay”. [Lê Quang Thiêm, 2001, tr, 34]. Để phục vụ
cho việc nghiên cứu, dựa trên sự chỉ dẫn của những học giả đi trước từng
nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục, chúng tôi đã thiết lập danh mục các
tư liệu Hán văn Đông Kinh nghĩa thục ở một số trung tâm lớn như Thư viện
Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Sử học, Trung tâm lưu trữ Quốc
gia I Hà Nội… Dưới đây là danh mục tư liệu Hán văn Đông Kinh nghĩa
thục hiện có ở các trung tâm đó:
1.2.1. Danh mục sách Hán văn Đông Kinh nghĩa thục trong Thƣ
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
a, Văn minh tân học sách 詩詩詩詩詩, soạn năm 1904, tác giả khuyết
danh. Văn bản có một bản in và ba bản viết.

Chú thích: Đây là tờ bìa cuốn Văn minh tân học sách 詩詩詩詩詩 (bản
in ván gỗ) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, A.567.

18


Sách gồm các ký hiệu: A.566: 156 trang, 28x16, viết; A.567: 40
trang, 27x15, in; VHv.2039: 50 trang, 28x16, viết; VHv.347: 36 trang,
28x15, viết. Nội dung như A.567; MF.358 (A.566).
Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết của các nhà Đông Kinh
nghĩa thục, trong đó, cuốn A.566 và VHv.2039 có bài thơ Chí thành thông
thánh 詩詩詩詩 và bài phú Lương sơn danh ngọc 詩詩詩 詩 của Đào Mộng Giác
(Phan Chu Trinh). Cuốn A.566 lại có thêm bài Á tế á... bằng chữ Nôm, bài
tựa bản in lại sách Thanh Tâm Tài Nhân tập, bài khuyên
người trong nước đi du học của Sào Nam tử - Phan Bội Châu
b, Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 - hiện chưa rõ tác giả. Sách viết chữ
Hán, mang ký hiệu A.174, gồm một bản in khắc gỗ, dày 190 trang, khổ

26x15. (Di sản Hán - Nôm Việt Nam, Thư mục đề yếu (Catalogue des livres
en Hán - Nôm), NXB KHXH, H, 1993, Tập II, tr 649).

Chú thích: Đây là tờ bìa cuốn Quốc dân độc bản 詩詩詩詩 của Viện Nghiên
cứu Hán Nôm, với kí hiệu VHv 174.

19


Quốc dân độc bản 詩詩詩詩

gồm có 79 mục, chia làm hai tập

thượng và hạ. Tập thượng từ mục 1 đến mục 37, Tập hạ từ mục 38 đến mục
79.

Nội dung sách có 79 bài học cơ bản, soạn theo các chủ đề khác nhau, đề

cập đến nhiều vấn đề như chính trị,, xã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo
dục..., trong đó chú trọng nhiều đến tình hình của Nhật Bản và Pháp. Ý
tưởng của cuốn sách là nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục trong quốc
dân đồng bào tinh thần yêu nước, ý thức về sự đổi mới, tinh thần tự lực tự
cường....

Chú thích: Đây là trang Mục lục Thượng
biên của sách Quốc dân độc bản (hiện
đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
詩詩詩詩詩詩 -詩詩 bao gồm các vấn
đề như: Xã hội duyên khởi 詩詩詩 詩 (Nguồn
gốc của xã hội), Ái quần tâm 詩詩詩 (Lòng

ái quần), Luyến gia, luyến hương phi ái
quần 詩詩詩 詩 詩詩詩 (Yêu gia đình, yêu làng
xóm chưa phải là lòng ái quần), Tranh
tiên 詩詩 (tranh lên trước), Bác ái 詩詩, Lập
tín 詩 詩 ,(tạo dựng chữ tín), Tồn thứ 詩 詩
(giữ điều thứ), Nguyên quốc 詩 詩 (Bàn về
nước), Ngã quốc gia độc lập chi cổ 詩詩詩詩

詩詩 (Nước ta lập nước từ xưa), Ngã quốc
khai hóa chi tảo 詩詩詩詩詩詩 (Nước ta khai
hóa rất sớn), Văn minh 詩詩, Văn minh vô
chỉ cảnh thuyết 詩 詩 詩 詩 詩 詩 (Văn minh
không có giới hạn).

20


c, Nam quốc địa dư 詩詩詩詩 do Lương Trúc Đàm biên soạn, in năm
Duy Tân, Mậu Thân 1908, gồm 3 bản in, 1 bản viết, 1 lời tựa, 1 phàm lệ và
1 mục lục.Với các ký hiệu như sau:
VHv.173: 158 trang, 26,5X15, in; VHv.1725:154 trang, 26,5x15, in;
A.75: 160 trang, 27,5x15,5, in; VHv.2102: 182 trang, 29,5x17. Chép bản
sao VHv.173; MF.44 (A.75).
Nam quốc địa dư 詩詩詩詩 là cuốn sách giáo khoa địa lý Việt Nam, dày
170 trang, in bản mộc, giới thuyết về hình thế, vị trí, giới hạn, sông ngòi, đê
đập, cửa biển, đường sá, khí hậu, dân cư, chính thể, quân sự, tài chính, giáo
dục, thuế khóa, sản vật, công nghệ, số phủ, số huyện, tổng, xã, thôn ở các
tỉnh trong nước và phong tục sinh hoạt của các dân tộc ít người.

Chú thích: Đây là trang bìa

cuốn Nam quốc địa dư 詩詩詩詩
đang lưu tại Thư Viện Quốc
gia Việt Nam với mã kí hiệu
R1424 với dòng chữ Hán: 詩

詩詩詩詩, 詩詩詩,詩詩詩詩詩詩
(Nghĩa là: Mùa đông năm
Mậu Thân niên hiệu Thành
Thái, cử nhân Lương Trúc
Đàm biên soạn Nam quốc
địa dư).

21


d, Nam quốc vĩ nhân 詩詩詩詩詩 và Nam quốc giai sự truyện 詩詩詩詩
gồm có 5 bản in, dày 76 trang, khổ 26,5x15, có một lời tựa, có mục lục, và
chữ Nôm, gồm các ký hiệu sau: A.3207; Paris: SA. PD: 2366: 40 trang;
Paris: SA. PD: 2364: 47 trang; Paris: BN. A.22. Vietnamien: 47 trang;
Paris: BN. A. 80. Vietnamien: 28 trang; Paris. EFEO. ME. 1/2/238
(A.32307).
Nam quốc vĩ nhân truyện 詩詩詩詩詩 (cả thảy có 48 trang), gồm 10
truyện về các vua (Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Đinh Tiên Hoàng...),
-

5 truyện về người dòng dõi nhà vua (Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo,
Trần Nhật Duật...), 13 truyện về các quan văn (Lê Bá Ngọc, Lê Phụ Trần,
Hàn Thuyên...), 17 truyện về các tướng võ (Lê Phụng Hiểu, Lý Thường
Kiệt, Trần Khánh Dư...) và có thơ đề vịnh của vua Tự Đức.


Chú thích: Đây là trang bìa cuốn
Nam quốc vĩ nhân truyện 詩詩詩詩詩
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
với kí hiệu R87. Bên phải trang
là dòng chữ Hán 詩詩詩詩詩 được
bao bọc bởi đường diềm hoa,
nửa trên trái là hình ảnh chú bé
vui tươi gánh quả địa cầu trên
vai - hình ảnh biểu tượng của
sách Hán văn Đông Kinh nghĩa
thục.

-

Nam quốc giai sự truyện 詩詩詩詩 (28 trang) gồm 16 truyện như:

Dạ Trạch Vương, Phạm Lệnh Công, Đế Quai Vạc, Cao Nghĩa, Hội thề ở

22


phía nam thành, Bữa tiệc ở Lan Đình, Chiếc gậy của Trần Hưng Đạo, Mớ
tóc của Trường Phái Hầu, Diệt giặc Chiêm Thành.
Chú thích: Đây là trang bìa cuốn
Nam quốc giai sự 詩詩詩詩 đang lưu tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam với kí
hiệu R129. Tại lề bên phải của trang
có dòng chữ Hán: Hoàng triều Duy
Tân ngũ niên tuế thứ Tân Hợi thất
nguyệt cát nhật phụng biên (詩詩詩詩詩詩

詩 詩 詩 詩 詩 詩 詩 詩 詩 詩 - 詩 詩 詩 詩 ), Nghĩa là:
Ngày lành tháng 7 năm Tân Hợi niên
hiệu Duy Tân thứ 5 phụng mệnh
Hoàng triều biên soạn sách Nam quốc
giai sự.

1.2.2. Danh mục sách Hán văn Đông Kinh nghĩa thục ở Thƣ viện
Viện sử học Việt Nam (dựa theo thống kê trong cuốn Đông Kinh nghĩa
thục của tác giả Chương Thâu).
a, Cải lương mông học quốc sử giáo khoa thư 詩詩詩詩詩詩詩詩詩 , viết
bằng chữ Hán, tác giả khuyết danh. Sách có chia mỗi cuốn sử ra làm ba
thời kỳ: Thời kỳ nghi sử: từ Hồng Bàng đến Hùng Vương thứ 18; Thời kỳ
khuyết sử: từ An Dương Vương đến họ Khúc; Thời kỳ tín sử: từ Ngô Quyền
đến nay.

23


×