Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch huế, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI ĐỊA BÀN TRỌNG
ĐIỂM DU LỊCH HUẾ - QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI ĐỊA BÀN TRỌNG
ĐIỂM DU LỊCH HUẾ - QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG LƢƠNG



Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU......................................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CƠ
CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BIỂN................................................................................................13
1.1. Một số khái niệm chung về biến đổi khí hậu.............................13
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu...............................................13
1.1.2. Những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu...................16
1.1.3. Ứng phó biến đổi khí hậu......................................................17
1.2. Các khái niệm về hoạt động du lịch Biển.................................. 17
1.2.1. Khái niệm du lịch biển...........................................................17
1.2.2. Khái niệm về hoạt động du lịch biển.................................... 25
1.2.3. Khái niệm tài nguyên du lịch................................................26
1.3. Cơ chế tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển
du lịch biển.............................................................................................27
1.3.1. Cơ chế tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch
biển......................................................................................................29
1.3.2. Cơ chế tác động của biến đổi khí hậu đến hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch.....................................................................30
1.3.3. Cơ chế tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch
lữ hành............................................................................................... 31

1.4. Tổng quan về biến đổi khí hậu ở trên thế giới và Việt Nam.......32
1.4.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới................................................32
1.4.2. Biến đổi khí hậu Việt Nam....................................................34
Phần tiểu kết Chƣơng 1........................................................................... 39

1


CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI KHU VỰC
TRỌNG ĐIỂM DU LỊCH TT- HUẾ - QUẢNG NAM..........................
2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch Việt Nam .................
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển ...........................................................
2.1.2. Hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thật phục vụ cho hoạt động phát
triển du lịch biển ................................................................................
2.1.3. Hoạt động du lịch lữ hành .......................................................
2.2. Đánh giá chung về hiện trạng tác động của BĐKH và dự báo
khả năng biến động của BĐKH trong tƣơng lai đối với hoạt động
kinh doanh du lịch biển tại khu vực trọng điểm du lịch Huế-Quảng
Nam .........................................................................................................
2.2.1. Đánh giá chung về hiện trạng tác động của BĐKH lên hoạt
động kinh doanh du lịch biển tại Huế - Quảng Nam .......................
2.2.2. Hiện trạng nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH trong
hoạt động phát triển du lịch biển ......................................................
2.2.3. Kịch bản về biến đổi khí hậu ở khu vực Huế-Quảng Nam ...
Phần tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHO HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ...............................................................
3.1. Đề xuất giải pháp thích ứng cho hoạt động phát triển du lịch
biển ..........................................................................................................

3.1.1. Giải pháp về phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ....
3.1.2. Giải pháp về tăng cường sự liên kết ........................................
3.1.3. Giải pháp về quy hoạch ............................................................
3.1.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ...............................................
3.2. Giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu lên hoạt động


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Asian Development Bank
Ngân Hàng Châu Á

B

Miền khí hậu phí Bắc

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Cty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Cty
TNHHTMDL
& DV

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch và Dịch

vụ

CN Cty
CPDLDV

Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ

ENSO

El Nino Southern Oscillationg
Dao động Nam

GMS

Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng sông MêKong mở rộng

IPCC

Intergovernmental panel on climate change
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu Ủy ban Liên
Chính phủ về Biến đổi khí hậu

N

Miền khí hậu phía Nam

NBD

Nước biển dâng


QĐ-UBND

Quyết định Ủy ban Nhân dân

SLR

Sea level rite
Mực nước biển

TBN

Nhiệt độ trung bình năm

UNESCO

United nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc

VQG

Vườn quốc gia

VCKT

Vật chất kỹ thuật

WB


World bank
Ngân hàng thế giới
3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa
phương........................................................................................................ 18
Bảng 1.2: So sánh các điều kiện công nhận điểm du lịch quốc gia hoặc
điểm du lịch địa phương............................................................................. 19
Bảng 1.3: Các tiêu chí đánh giá hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của hoạt
động du lịch Biển dưới tác động của BĐKH.............................................. 20
Bảng 2.1: Hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của các giá trị sinh thái dưới tác

động của BĐKH [16,tr.69]..........................................................................43
Bảng 2.2: Hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của các bãi biển dưới tác động
của BĐKH và NBD [16,tr.62].....................................................................45
Bảng 2.3: Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng cuả BĐKH đến các di tích lịch sử văn hóa [16, tr 73].......................................................................................47
Bảng 2.4: Thống kê số lượng khách đến Đà Nẵng bằng phương tiện đường
Biển giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.................................................51
Bảng 2.5: Thống kê thị trường khách tàu biển 09 tháng năm 2013...........52
Bảng 2.6: Hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của các khu, điểm du lịch dưới
tác động của BĐKH.................................................................................... 55
Bảng 2.7: Mực nước biển dâng (cm) trong thế kỷ 21................................ 61

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Số lượng cơn bão đỗ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam
Trung Bộ - Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010..............................................38
Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra xã hội học về nhận thức ứng phó BĐKH
trong hoạt động du lịch biển....................................................................... 60

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2: Tác động của nước biển dâng đến các nước Đông Á...................37
Hình 1.3: Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu giai
đoạn 1960 – 2005..........................................................................................37
Hình 2.1: Sự tổn thương của HST biển........................................................ 42
Hình 2.2: Xói lở ở bãi biển Thuận An – Thừa Thiên Huế...................................... 39
Hình 2.3: Di tích lịch sử - văn hóa ở Huế và Hội An bị xuống cấp do lũ lụt
(tháng 11-1999).............................................................................................................................. 42
Hình 2.4: Bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Thừa Thiên Huế với mực nước
biển dâng 01 mét...................................................................................................................... Phụ lục
Hình 2.5: Bản đồ nguy cơ ngập tỉnh Quảng Nam ứng với mực nước biển
dâng 01 mét................................................................................................................................ Phụ lục
Hình 2.6: Bản đồ nguy cơ ngập tỉnh Đà Nắng ứng với mực nước biển dâng
01 mét............................................................................................................................................ Phụ lục

6


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các biểu hiện và hệ quả của Biến đổi khí hậu.......................... 15
Sơ đồ 1.2: Cơ chế tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên...............30
du lịch..........................................................................................................30

Sơ đồ 1.4: Cơ chế tác động cuả biến đổi khí hậu đến hoạt động................32
lữ hành.........................................................................................................32

7


MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Là một quốc gia có trên 3.200 Km đường bờ biển và 1 triệu Km2
vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về du
lịch biển với hàng trăm bãi biển trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên; các giá
trị cảnh quan của trên 40 vũng vịnh; các giá trị sinh thái vùng ven biển và
2.773 đảo ven bờ cùng các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; hàng ngàn di
tích lịch sử văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống, làng nghề được hình thành
qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ở vùng ven biển; v.v. Đặc biệt
vùng ven biển là nơi có tới 6/7 di sản vật thể được UNESCO công nhận ở Việt
Nam bao gồm: vịnh Hạ Long, Thành Nhà Hồ, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng,
quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn; 06/08 các khu dự
trữ sinh quyển; 15/30 vườn quốc gia.

Việt Nam, du lịch biển có vai trò đặc thù và vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển du lịch của cả nước, theo đó 5/7 địa bàn trọng điểm du
lịch với khoảng 70% các khu, điểm du lịch của cả nước nằm ở vùng ven
biển; hàng năm thu hút khoảng 48 - 65% lượng khách du lịch. Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam cho giai đoạn phát triển mới đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định du lịch biển là trọng tâm ưu tiên của
du lịch Việt Nam.
Trong phát triển du lịch biển, khu vực từ Thừa Thiên Huế - Quảng
Nam được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm có vai trò quan

trọng bởi đây là nơi tập trung nhiều giá trị tài nguyên du lịch biển đặc sắc
và có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu giữa các vùng miền và các nước
trong khu vực.
Dưới tác động của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là là các hoạt
động phát triển năng lượng, công nghiệp, lượng khí thải vào bầu khí quyển
tăng lên không ngừng, đã và đang làm gia tăng hiệu “ứng nhà kính” và qua
đó làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu
gây nên tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) trên quy mô toàn cầu. Theo Uỷ
ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on
Climate Change - IPCC1), BĐKH sẽ trực tiếp gây ra thay đổi các điều kiện
sinh thái vốn đã tồn tại hàng triệu năm ảnh hưởng đến sự tồn tại và thay đổi
nhiều hệ sinh thái; làm tan băng ở các cực dẫn đến hiện tượng mực nước
biển dâng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia có biển; gây ra nhiều tai
biến tự nhiên như bão, lũ, hạn hán, v.v. với cường độ và tần xuất ngày một
cao; v.v. Khoảng 20 – 30% các loài động vật và thực vật sẽ biến mất khi
nhiệt độ trung bình tăng 1,5 - 2,5%.

1IPCC, giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức – lịch sử, truy cập ngày 10/8/2013 tại địa
chỉ />
8


Kết quả nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy Việt Nam là
một trong số các quốc gia ở khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
BĐKH.
Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự
nhiên vì vậy được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng dưới tác
động của BĐKH. Chính vì vậy tại các diễn đàn Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng (GMS)2 về BĐKH và những tác động, du lịch, đặc biệt là du lịch
biển cùng với một số ngành như nông nghiệp, năng lượng (thuỷ điện) được

đề cập đến như những ngành kinh tế sẽ chịu tác động lớn nhất bởi BĐKH
và mực nước biển dâng.
Để góp phần có được sự nhìn nhận mang tính hệ thống với những
đánh giá cụ thể về tác động của BĐKH đối với du lịch biển ở Việt Nam qua
nghiên cứu tại địa bàn trọng điểm du lịch TT-Huế - Quảng Nam và đề xuất
những giải pháp ứng phó (bao gồm thích ứng (Adaption) và giảm nhẹ
(Mitigation) tác động) với BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch ở địa
bàn này, vấn đề “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt
động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm
du lịch Huế, Quảng Nam” đã được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2.
Mục tiêu của đề tài
Luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ chế tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du
lịch biển.
Có được những đánh giá cụ thể về tác động BĐKH đối với hoạt
động phát triển du lịch tại địa bàn trọng điểm TT-Huế-Quảng Nam.
Góp phần thấy rõ tác động ảnh hưởng của BĐKH lên hoạt động du
lịch biển và đề xuất một số giải pháp làm thích ứng linh hoạt trong hoàn
cảnh thực tế đồng thời giảm bớt tác động BĐKH nhằm quảng bá thương
hiệu điểm đến “bền vững, an toàn”, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như
sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn phát triển
du lịch biển tại địa bàn trọng điểm TT-Huế-Quảng Nam nói riêng và hoạt
động du lịch biển cho cả nước nói chung
3.
Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+
Về mặt không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi vùng
du lịch Bắc Trung Bộ trọng điểm là ba tỉnh: TT-Huế, Đà Nẵng và Quảng

Nam.
+Về mặt thời gian: nghiên cứu tình hình và số liệu tác động biến đổi
khí hậu từ năm 1990 đến 2009.
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là tác động
BĐKH, cụ thể là những hiện tượng khí hậu cực đoan (lũ lụt, hạn hán,
2 Là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong: Việt
Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma và cả tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc

9


bão…) và những biến đổi quy luật thời tiết. Trên cơ sở nghiên cứu tác động
của BĐKH nói chung, luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích vấn đề tác
động BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển tại TT-Huế-Quảng
Nam, điều này được thể hiện rõ trên các phương diện sau: giá trị tài nguyên
du lịch biển, hạ tầng và cơ sở vật chất ký thuật du lịch và sản phẩm du lịch.
4.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: tài liệu sẵn có về lý luận và thực tiễn tác động
biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển từ nhiều nguồn
như sách, báo, tài liệu từ các tổ chức bộ ngành, mạng internet…, vận dụng
các phương pháp xử lý tài liệu thống kê, tổng hợp, phân tích…
Khảo sát thực địa: tại khu vực trọng điểm du lịch 03 tỉnh: Huế, Đà
Nẵng và Quảng Nam để thu thập thông tin qua phương pháp quan sát, các
cuộc tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp nhằm xác định sơ bộ mức độ ảnh
hưởng của các hiện tượng khí hậu cực đoan (lũ lụt, hạn hán, bão, v.v) cũng
như những biến đổi quy luật thời tiết do BĐKH đối với tài nguyên du lich
biển, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch, v.v. quan trong
cho việc định hướng giải pháp ứng phó trong hoạt động phát triển du lịch

biển.
Phương pháp chuyên gia: ngoài các phương pháp tự thân thì
phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và vấn
đề biến đổi khí hậu cũng khá phức tạp trong việc tiếp cận vấn đề thực tiễn,
do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính
hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia về nhiều lĩnh vực liên quan cụ thể là
các đối tượng đó là quản lý, các nhà nghiên cứu (du lịch, khí tượng thủy
văn, …)
Phương pháp bản đồ: đây là phương pháp cần thiết trong quá trình
nghiên cứu biến động liên quan đến tổ chức lãnh thổ. Mang lại một góc
nhìn khái quát trên bản vẽ khi đọc và khoanh vùng các vấn đề tác động và
ảnh hưởng của BĐKH lên hoạt động phát triển du lịch biển.
Các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích hệ thống,
tổng hợp và khái quát hóa… nhằm làm sáng tỏ và cụ thể hóa nội dung
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học: Với kỹ thuật phỏng vấn nhanh
nhằm xác định nhận thức của các đối tượng tham gia vào hoạt động phát
triển du lịch biển từ các nhà quản lý đến các doanh nghiệp cũng như cộng
đồng địa phương tham gia hoạt động kinh doanh du lịch về BĐKH và tác
động của BĐKH đến du lịch biển và xác định sơ bộ về giải pháp ứng phó
với BĐKH trong hoạt động phát triển du lịch biển.

10


5.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam trong thời gian qua cũng có một số công trình nghiên
cứu khoa học về BĐKH và ảnh hưởng của chúng đến du lịch nổi bậc phải

kể đến những công trình sau như:
Nghiên cứu bước đầu về “Những hậu quả của biến đổi khí hậu với
phát triển du lịch ở việt nam” do PGS.TS Phạm Trung Lương thực hiện
trong khuôn khổ diễn đàn Phát triển Mê Kông với chủ đề “Biến đổi khí
hậu: Hậu quả và thách thức với các quốc gia” do Ngân Hàng Châu Á
(ABB) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức tháng 5/2007. Đây được
xem như những gợi ý quan trọng đối với nghiên cứu về tác động của
BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp thích ứng
và giảm nhẹ đối với những tác động này trong hoạt động phát triển du lịch
ở Việt Nam.
Dự án nghiên cứu “Tác động của mực nước biển dâng đến sinh cảnh
tự nhiên quan trọng ở Việt Nam” do Tổ chức Chim quốc tế (Bird Life
International) thực hiện. Đây là nghiên cứu khởi đầu theo hướng này nhằm
đưa ra hướng tiếp cận mô hình để đánh giá khả năng tác động của mực
nước biển dâng đối với hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam và
đưa ra những cảnh báo về vấn đề này. Hiện nay có giá trị sinh thái và cảnh
quan của các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã và đang được quan
tâm khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du
lịch sinh thái, vì vậy đây cũng là hướng nghiên cứu quan trọng cần được
tham khảo.
Đế tài khoa học cấp bộ 2009-2010 “Các giải pháp thích ứng và ứng
phó, góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động
du lịch ở Việt Nam” do PSG. TS. Pham Trung Lương làm chủ biên, công
trình này chuyên về cho hoạt động du lịch là công trình có ý nghĩa lớn
ngành du lịch và tính cấp thiết đối với du lịch Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh còn có hội thảo “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
(BĐKH)” do Văn phòng Chính Phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ
chức tại Quảng Nam, 2009.
Nghiên cứu về “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” do Viện
khoa học khí tượng và thủy văn và môi trường, 2012. Với công trình này

cho thấy các nhìn chung về biến đổi khí hậu lên tổng thể các lĩnh vực.
Tại Đà Nẵng và Quảng Nam cũng có 2 công trình nghiên cứu như
sau:
“Vùng Duyên hải miền Trung ứng phó với BĐKH: thực tiễn & giải
pháp” do Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh thực hiện.
Quảng Nam ứng phó với BĐKH: thực tiễn & giải pháp do Giám đốc
Sở Tài nguyên & MT Quảng Nam Dương Chí Công thực hiện.
Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu có giá trị cho
định hướng và đưa ra đề xuất các giải pháp ứng phó với tác động của niến
đổi khí hậu trong hoạt động du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên
11


cứu trên còn hạn chế ở những lĩnh vực chuyên ngành, chưa có những
đánh giá cụ thể về tác động đối với hoạt động phát triển du lịch biển;
chưa đề cập chi tiết các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến
hoạt động du lịch biển tại khu vực du lịch trọng điểm về du lịch biển của
Việt Nam.
Việc chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu tác động biến đổi khí
hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Ví dụ tại địa bàn trọng
điểm TT-Huế-Quảng Nam” trên cơ sở kế thừa kế quả của những công
trình trên sẽ là nghiên cứu tổng quan và có hệ thống, góp phần làm nổi
bậc tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển và đưa
ra đề xuất giải pháp để thích ứng và giảm nhẹ tác động, ảnh hưởng của
BĐKH đến hoạt động du lịch biển tại TT-Huế-Quảng Nam.
6.
Đóng góp của luận văn
Khi quyết định lựa chọn đề tài này, tác giả hy vọng rằng kết quả
nghiên cứu và những đóng góp của luận văn sẽ làm:
Hệ thống một số vấn đề lý luận về BĐKH và tác động của BĐKH

đến hoạt động du lịch.
Làm rõ hơn tác động của BĐKH đến du lịch biển nói chung và ở
khu vực ven biển TT Huế-Quảng Nam nói riêng.
Đề xuất cụ thể một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong hoạt
động du lịch biển.
Những kết quả trên sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và
doanh nghiệp du lịch, góp phần đảm bảo phát triển du lịch biển bền vững
dưới tác động của BĐKH và NBD.
7.
Bố cục của luận văn phần
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu và cơ chế tác động của
BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch biển.
Chương 2: Hiện trạng tác động biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát
triển du lịch biển tại khu vực trọng điểm du lịch TT-Huế -Quảng Nam.
Chương 3:Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH trong hoạt
động phát triển du lịch biển trên địa bàn TT-Huế -Quảng Nam.

12


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CƠ
CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BIỂN
1.1. Một số khái niệm chung về biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu.
Khái niệm về Khí hậu không tách rời với khái niệm về Thời tiết, như
thế Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một điểm nhất định được xác
định bằng tổng hợp các yếu tố như sau: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió,

mưa, v.v.
Mà hiện nay khái niệm về Khí hậu khá thống nhất về nội dung mặc
dù còn có sự khách biệt trong cách sử dụng về ngôn từ. Tuy nhiên, khái
niệm khá phổ biến và đơn giản về khí hậu đã được đưa ra, theo đó là:
“Khí hậu là thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thông thường
thời gian trung bình chuẩn để xem xét trong trường hợp này là 30 năm, tuy
nhiên khoảng thời gian này có thể khác tùy theo mục đích sử dụng. Khí hậu
cũng có thể bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau”.
Sự khác nhau giữa Khí hậu và Thời tiết thường được tóm tắt qua
thành ngữ “Khí hậu là những gì bạn mong đợi, thời tiết là những gì bạn
nhận được”. Trong lịch sử có một số yếu tố để xác định khí hậu là không
đổi (hoặc chỉ thay đổi rất ít theo thời gian) như tọa độ địa lý, độ cao, tỷ lệ
giữa đất và nước, và các đại dương. Cũng có một số yếu tố tác động đến
khí hậu có thể có những biến động. Ví dụ, sự thay đổi của lượng khí nhà
kính trong bầu khí quyển sẽ ảnh hưởng đến mức độ lượng năng lượng mặt
trời tới Trái đất, mật độ/độ phủ thảm thực vật sẽ có ảnh hưởng đến mức độ
hấp thu năng lượng mặt trời và khả năng duy trì lượng nước mưa trong đất
ở cấp khu vực, từ đó dẫn đến sự ấm lên hay lạnh đi trên toàn cầu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian
dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH mà tiêu biểu là hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được phát
hiện từ nửa cuối thế kỷ XX và được khẳng định dần qua các kết quả nghiên
cứu của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên
Hiệp Quốc từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay (IPCC-2006). Hội
nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Rio de Janero (1992) với Công ước khung về
Biến đổi khí hậu (BĐKH), Hội nghị Kioto (1997) với nghị định thư
Kioto… đã nói lên tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề BĐKH. Tại
Hội nghị thượng đỉnh thế giới ở Johannesburg (2002) và trước đó là
“Chương trình nghị sự 21” về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc,

BĐKH tiếp tục được coi là nguy cơ trọng yếu đối với mục tiêu phát triển
bền vững đồi hỏi sự chung sức khắc phục của toàn nhân loại.
Về nguyên nhân của BĐHK hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau, tuy
nhiên đa số ý kiến đều thống nhất là các hoạt động của con người, bao gồm
13


cả hoạt động khai thác sử dụng đất đã làm thay đổi thành phần của khí
quyển và qua đó góp phần vào quá trình làm BĐKH.
BĐKH là một thực tế. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(IPCC), một cơ quan khoa học do Liên Hiệp Quốc đứng đầu, trong một báo
cáo mới đây nhất của mình do 2.500 chuyên gia đến từ 130 nước chuẩn bị,
đã chỉ ra rằng sự tích tụ khí Các bon níc (CO 2) trong bầu khí quyển của
Trái Đất đang ở mức cao chưa từng có trong vòng 650.000 năm qua. Mà
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên được cho là do các hoạt động
của cong người.
Theo kết quả nghiên cứu của IPCC, từ khi loài người bước vào thời
kỳ công nghiệp hóa (giữa thế kỷ XVIII) phát thải khí nhà kính (CO 2, N2O,
NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước) từ hoạt động công nghiệp và phá rừng đã
làm nhiệt độ bề mặt trái đất không ngừng tăng lên và hậu quả của sự tăng
nhiệt này đã làm mực nước biển dâng cao thêm, hoạt động của các nhiễu
động khí quyển tăng và mạnh lên, dẫn tới hoạt động của các thiên tai mạnh
lên.
Chỉ với mức tăng 0,740C của nhiệt độ trung bình toàn cầu trong một
thế kỷ qua (IPCC, 2007) đã làm cho mực nước Đại dương dâng cao thêm
15-20 cm, hoạt động của các thiên tai tăng mạnh trên nhiều khu vực… thiệt
hại cả người và vật chất tăng lên nhanh. Tổn thất hàng năm do thiên tai khí
tượng, từ dưới 10 tỷ USD (thập kỷ 50) lên 50-60 tỷ USD (thập kỷ 90 của
thế kỷ XX) (IPCC-2001). Theo báo cáo mới nhất của IPCC (2007), cuối thế
kỷ này (thập kỷ 70-80) khi hàm lượng nhà kính tăng lên gấp đôi so với thời

kỳ tiền-công nghiệp, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên từ 2 0C đến
4,50C, nghĩa là tăng gấp 3-6 lần so với thế kỷ trước; khi đó nước biển có
thể dâng cao thêm 28-58 cm (so với 1989-1999) và có thể tới 1 mét nếu tốc
độ tan băng ở 2 cực tiếp tục như hiện nay. Trong bối cảnh đó, thiên tai như
bão, bão tuyết, lốc, mưa lớn, hạn hán, những đợt nắng nóng, thậm chí cả
những đợt băng giá…, lũ lớn trên song, lũ quét và sạt lở đất ở các vùng núi;
sóng cao, nước dâng trong bão… sẽ có xu hướng tăng lên và có những biến
động khó lường hết được. Trạng thái khí hậu, thủy văn của nhiều vùng, đặc
biệt các vùng có khí hậu lạnh, vùng khô cằn, vùng ven biển… sẽ có những
thay đổi đáng kể.
BĐKH và biểu hiện của nó cũng có liên quan chặc chẽ đến hiện
tượng El Nino và La Nina.
“El Nino” là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của
lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình
Dương, kéo dài 8-12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3-4 năm 1 lần,
song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.
“La Nina” là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên
lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.
ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillationg
(El Nino-Dao động Nam) để chỉ cả 2 hiện tượng El Nino và La Nina và có
14


liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương
với phía Tây Thái Bình Dương – Đông Ấn Độ Dương (được gọi là Dao
động Nam) để phân biệt với (dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương).
Hiện tượng El Nino và La Nina có ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu
toàn cầu với mức độ khác nhau và rất đa dạng. Tuy nhiên, đối với từng khu
vực cụ thể, vẫn có thể xác định được những ảnh hưởng chủ yếu có tính đặc
trưng cảu mỗi hiện tượng nói trên.

Hiện tượng El nino và La Nina thể hiện sự biến động dị thường trong
hệ thống khí quyển – Đại dương với quy mô thời gian giữa các năm, có tính
chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ. Trong tình hình biến đổi khí hậu – sự nóng lên
toàn cầu, hiện tượng ENSO cũng có những biểu hiện dị thường về cường
độ. Nghiên cứu hiện tượng ENSO để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc điểm và
quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng ta
có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của ENSO, những ảnh hưởng có thể xảy
ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế - xã hội để có những biện pháp
phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do ENSO gây ra.
BĐKH được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại và các hệ sinh thái trên Trái đất trong thế kỷ XXI, trong đó có
Việt Nam.
BĐKH và hệ quả gây ra cho môi trường tự nhiên cũng như các hoạt
động hoạt động kinh tế - xã hội được đưa ra trên Sơ đồ 1
Sơ đồ 1.1: Các biểu hiện và hệ quả của Biến đổi khí hậu

Chú thích:

15


1.1.2. Những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu
Biểu hiện của Biến đổi khí hậu có thể thấy là hệ thống khí quyển bị
nóng lên; sự tăng lên của nhiệt độ trung bình khí quyển toàn cầu và nhiệt
độ Đại dương; sự tan chảy của băng tuyết cũng như mực nước biển dâng
(NBD); sự xuất hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan như lốc xoáy, lũ
lụt, … Đây là những biểu hiện có thể quan sát được, đặc biệt trong thời
gian gần đây trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo 2007 của IPCC, những
biểu hiện của biến đổi khí hậu có thể quan sát được trong vòng 50 năm qua
bao gồm:

- Những ngày lạnh giá, đêm lạnh giá trở lên ít thường xuyên hơn ở
hầu hết các lục địa trong khi những ngày, đêm nóng bức lại trở nên
phổ biến.
- Những hiện tượng thời tiết cực đoan có thể nhận thấy là sự xuất
hiện những ngày nóng trở nên nóng hơn, những ngày lạnh trở nên
lạnh hơn; những cơn bảo trở nên mạnh hơn, những cơn lốc xoáy
nguy hại hơn, mưa lớn và lũ lụt diễn ra ở diện rộng hơn.
- Những luồng gió nóng xuất hiện thường xuyên nhiều hơn ở các lục
địa.
- Những trận mưa đá dữ dội hoặc mưa trút nước tăng lên ở hầu hết
các khu vực và trở nên thường xuyên.
- Mực triều cường đã dâng cao hơn trên diện rộng ở nhiều vùng trên
thế giới kể từ năm 1975.
Bên cạnh những biểu hiện của BĐKH thì tác động của biến đổi khí
hậu có thể nhận thấy như sau: (báo cáo về biến đổi khí hậu 2007 của IPCC)
- Biến đổi khí hậu làm thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
theo hướng có hại cho môi trường sống và các sinh vật trên Trái đất.
Quan sát ở tất cả các Châu lục và Đại dương cho thấy hệ tự nhiên
đang bị tác động bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là do tình trạng tăng
nhiệt độ.
- Tác động khác của các biến đổi khí hậu đối với môi trường tự
nhiên và đời sống con người ngày gia tăng, mặc dù nhiều tác động
khó có thể xác định bởi quá trình thích ứng và những hoạt động khác
ngoài phạm vi khí hậu.
- Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan dẫn tới ngập úng ở
những vùng đất thấp ven biển và các đảo trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khách nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các
loài sinh vật, hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển thay đổi, chu

trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa
khác cũng thay đổi dẫn tới sự xuất hiện ngày một tăng những hiện
tượng khí hậu dị thường, tai biến thiên nhiên (hiện tượng thời tiết cực
đoan).
16


- Năng suất sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, địa quyển cũng có thay đổi.
1.1.3. Ứng phó biến đổi khí hậu
1.1.3.1. Thích ứng (Adaption) trong biến đổi khí khí hậu
Là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với
môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi. Sự thích nghi với biến đổi khí
hậu là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để ứng phó với tác
động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận
dụng những mặt có lợi. [14, trang 62].
1.1.3.2. Giảm nhẹ (Mitigation) tác động trong biến đổi khí hậu
Quá trình con người và động vật trở nên thích ứng với các điều kiện
không quen thuộc.Với nghĩa rộng hơn, nó hàm ý sự điều chỉnh để hợp với
môi trường vật lý và văn hóa mới và thường khó phân biệt rõ rệt các hiện
tượng khí hậu với các nhân tố khác. Trong nghĩa hẹp hơn của khoa Sinh lý
khí hậu học, sự thích nghi kéo theo những thay đổi thực sự trong cơ thế con
người do ảnh hưởng của khí hậu. Nó đi đôi với sự giảm căng thẳng về sinh
lý khi cơ thể tiếp tục tiếp xúc với những điều kiện mới. Những sự điều
chỉnh tạm thời diễn ra đối với những thay đổi thời tiết theo mùa hay hàng
ngày. Nhưng khi một người chuyển sang một khí hậu khác, sự thích nghi
lâu dài hơn dần dần diễn ra. Nhiệt độ là yếu tố có ý nghĩa cơ bản nhất trong
việc thích nghi. [14, trang 61]
1.2. Các khái niệm về hoạt động du lịch Biển
1.2.1. Khái niệm du lịch biển

Trong đề tài nghiên cứu này có liên quan về du lịch biển do đó tác
giả xin chọn khái niệm du lịch biển của PGS. TS Phạm Trung Lương trong
Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun – Nha Trang (tháng 8, 2003 ) cho khái
niệm này.
Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa
lý đặc thù là vùng ven biển & hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm
tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. [7, trang 12]
Các loại hình du lịch biển được chia làm 02 nhóm chính được thể
hiện chi tiết hơn qua sơ đồ 1.2.

17


Sơ đồ 1.2: Loại hình du lịch biển

1.2.1.1. Khu du lịch
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch
tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, đem lại hiểu quả kinh tế - xã hội và môi trường [6, trang
09 -10].
Khu du lịch có thể là khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương.
Các điều kiện công nhận là khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa
phương được liệt kê chi tiết ở bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa
phương
Điều kiện công nhận
Tài nguyên du lịch

Diện tích tối thiểu
Cơ sở hạ tầng, cơ sở

vật chất kỹ thuật du
lịch

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)


Tính đến năm 2010, Việt Nam có 21 khu du lịch được công nhận là
khu du lịch quốc gia trong đó Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam có
02 khu du lịch : khu du lịch Lăng cô – Hải vân – Non nước (Thừa Thiên
Huế - Đà Nẵng) và khu du lịch phố cổ Hội An (Quảng Nam). Dự kiến đến
năm 2030 sẽ có 39 khu du lịch quốc gia, trong gia đoạn 2013-2015 Tổng
cục Du lịch quy hoạch cho 10 khu du lịch trọng điểm quốc gia.
Chi tiết về các khu du lịch quốc gia được đưa ra tại Phụ lục 1.5
1.2.1.2. Điểm du lịch
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan
của khách du lịch [6, trang 10].
Điểm du lịch cũng có thể là điểm du lịch quốc gia hoặc điểm du lịch
địa phương.Để điểm du lịch được công nhận là điểm du lịch quốc gia hoặc
du lịch địa phương trước tiên điểm du lịch đó phải hội tụ đủ các điều kiện
sau:
Bảng 1.2: So sánh các điều kiện công nhận điểm du lịch quốc gia hoặc
điểm du lịch địa phương
Điều kiện công nhận
Tài nguyên du lịch

Kết cấu hạ tầng và
dịch vụ du lịch

Quyết định công nhận
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

1.2.1.3. Các yếu tố về mức độ ảnh hưởng do tác động BĐKH đến các
khu/điểm du lịch
Khi nói đến “Mức độ ảnh hưởng” là phải làm nổi bậc hai vấn đề đó
là: “Mức độ tác động” và “mức độ thiệt hại” hay còn gọi là “mức độ tổn
thương”. Các cách tíếp cận khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau để
phân tích “mức độ ảnh hưởng”. Hiện nay có 02 cách tiếp cận vấn đề này:
- Cách tiếp cận thứ nhất: Được hiểu là nếu “Mức độ bị ảnh hưởng”
của một đối tượng nào đó càng lớn nếu như “Mức độ tác động” đến
đối tượng càng lớn hay nói cách khách “Mức độ bị ảnh hưởng” chỉ
phụ thuộc vào “Cường độ” của tác động.
- Cách tiếp cận thứ hai: “Mức độ bị ảnh hưởng” của một đối tượng
sẽ được xem xét trên cơ sở đánh giá “Mức độ thiệt hại” của đối
tượng chịu tác động dưới tác động xảy ra.
19



cách tiếp cận thứ nhất cho thấy rằng: việc đánh giá “Mức độ bị
ảnh hưởng” không phụ thuộc vào hậu quả của tác động lên đối tượng chịu
tác động mà chỉ xem xét ở cường độ tác động và các tiêu chí đánh giá
“Mức độ bị ảnh hưởng” là khá đơn giản, tuy nhiên không thể hiện được hậu
quả mà tác động gây ra cho đối tượng chịu tác động. Trong cách tiếp cận
thứ hai “Mức độ bị ảnh hưởng” của đối tượng chịu tác động có thể được
xem là kết quả tích hợp của 02 yếu tố: cường độ tác động và khả năng chịu
đựng/tính dễ tổn thương của đối tượng bị tác động. Do đó, phản ánh được
đầy đủ hơn ý nghĩa của “ảnh hưởng” đứng từ gốc độ “tác động” cũng như
từ góc độ “khả năng chịu tác động”, tuy nhiên các tiêu chí đánh giá đưa ra
sẽ khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào, đặc biệt là thông tin về
trạng thái tại thời điểm đầu của giai đoạn chịu tác động. Gia đoạn chịu tác
động này có thể là thời gian tồn tại của các hiện tượng thời tiết cực đoan,

hoặc cũng có thể là thời gian được quy định theo yêu cầu đánh giá.
Trong bài luận văn này sẽ lựa chọn cách tiếp cận thứ hai để đánh giá
về mức độ bị ảnh hưởng của du lịch mà cụ thể là một điểm đến du lịch hoặc
các thành phần du lịch tạo nên hoạt động du lich biển tại Huế - Quảng Nam
bao gồm: tài nguyên du lịch biển; hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
và các chương trình du lịch.
Một số tiêu chí được đưa ra ở bảng 1.3 để đánh giá “Mức độ bị ảnh
hưởng” của du lịch và của các đối tượng thành phần du lịch tạo nên hoạt
động du lịch biển dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng (NBD).
Bảng 1.3: Các tiêu chí đánh giá hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của hoạt
động du lịch Biển dưới tác động của BĐKH
Mức
độ
ảnh
bởi
các
động
BĐKH

Bị ảnh
hƣởng
nghiêm
trọng




Bị ảnh
hƣởng



×