Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Nông thôn trong tiểu thuyết của hoàng minh tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.26 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN THIỆU

NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN THIỆU

NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Tôn Phƣơng Lan

Hà Nội, 2014
2




LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được luận văn này không chỉ là những nỗ lực cá nhân của
người viết mà còn có sự giúp đỡ to lớn của các thầy, cô trong khoa Văn học
nói chung và PGS.TS Tôn Phương Lan nói riêng.
Trước tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Tôn
Phương Lan. Cô là người đã tận tình chỉ bảo trong quá trình chọn đề tài, đồng
thời là người cố vấn khoa học vô cùng quan trọng, giúp cho người viết luận
văn có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các
thầy, cô trong khoa Văn học đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như
những góp ý quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ về mặt
tư liệu cũng như hoàn thiện khâu đánh máy để luận văn này có thể hoàn thành
được như ngày hôm nay.

Hà Nội, Ngày ..... tháng ..... năm .....
Tác giả luận văn

Phạm Văn Thiệu

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Tôn
Phương Lan .
Tất cả những số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.


Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu của mình

Học viên

Phạm Văn Thiệu

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 7
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 7
1.2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................................... 8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 13
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 14
1.5. Cấu trúc của luận văn........................................................................................................ 14
NỘI DUNG........................................................................................................................................ 15
Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG NỀN TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI........................................................................................ 15
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam và diện mạo của tiểu thuyết viết về nông thôn
........................................................................................................................................................... 15
1.1.1. Sự hình thành và vận động của tiểu thuyết Việt Nam .............................15
1.1.2. Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ đổi mới................................................................................................................................ 21
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng trong bức
tranh chung của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới...................24
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và văn nghiệp của Hoàng Minh Tường ...............24
1.2.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường ..........................25
1.2.3. Hoàng Minh Tường trong tương quan với một số tác giả viết về

nông thôn sau đổi mới........................................................................................................ 28
Chƣơng 2: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH
TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG................................................... 33
2.1. Góc nhìn mới về hiện thực nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng........33
2.1.1. Hiện thực nông thôn dưới góc nhìn lịch sử - xã hội................................ 33
2.1.1.1. Quá trình chuyển mình từ kinh tế tập thể sang kinh tế hộ gia đình
................................................................................................................... 34

2.1.1.2. Hình ảnh nông thôn từ mô hình bao cấp sang kinh tế thị trường
.................................................................................................................................................. 41

2.1.2. Hiện thực nông thôn được tái hiện dưới góc nhìn văn hóa..................45
2.1.2.1. Mô hình làng truyền thống đang bị phá vỡ......................................... 47


5


2.1.2.2. Sự thay đổi chức năng và đặc điểm của mô hình gia đình Việt . 53
2.2. Các kiểu con ngƣời trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc và Đồng sau bão.. 58

2.2.1. Con người trung thực............................................................................................ 60
2.2.2. Con người tha hóa.................................................................................................. 64
2.2.3. Con người bi kịch.................................................................................................... 68
2.2.4. Con người mới mang phong cách thị dân.................................................... 72
Chƣơng 3: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH
TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN
...................................................................................................................................................................

77


3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.............................................................................. 77
3.1.1. Những thủ pháp truyền thống............................................................................ 77
3.1.1.1. Xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình............................................ 77
3.1.1.2. Xây dựng nhân vật thông qua đời sống nội tâm............................... 79
3.1.2. Những tìm tòi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................ 81
3.2. Không gian - thời gian nghệ thuật...................................................................... 85
3.2.1. Không gian – thời gian hiện thực đời thường............................................ 86
3.2.2. Không gian – thời gian hồi tưởng................................................................... 90
3.2.3. Không gian – thời gian tâm linh...................................................................... 94
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật.................................................................... 97
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật............................................................................................. 97
3.3.1.1. Ngôn ngữ mang phong cách riêng biệt................................................. 98
3.3.1.2. Ngôn ngữ nội tâm......................................................................................... 101
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật........................................................................................ 103
3.3.2.1. Giọng điệu giễu nhại, hài hước.............................................................. 103
3.3.2.2. Giọng điệu buồn thương........................................................................... 107
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 113


6


MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Đề tài nông thôn vốn là một đề tài truyền thống trong văn học, là mảng hiện

thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam. Không
chỉ vậy, với một nước đi lên từ nông nghiệp, dân số hơn 70% là nông dân như
Việt Nam thì đề tài nông thôn luôn có nhiều khoảng trống hứa hẹn và thu hút sự
quan tâm của nhiều thế hệ cầm bút. Thành tựu văn học trong mảng đề tài về
nông thôn đã ghi danh nhiều truyện ngắn, nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của nhiều
thế hệ nhà văn khác nhau như: Chí Phèo, Lão Hạc (Nam Cao), Làng (Kim Lân),
Thư nhà (Hồ Phương), Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ
(Tạ Duy Anh), Thời xa vắng (Lê Lựu) .... Trong số những nhà văn viết thành
công về mảng đề tài này không thể không nhắc tới nhà văn Hoàng Minh Tường.
Hoàng Minh Tường thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến. Trong ba mươi năm cầm
bút, ông đã có một sự nghiệp văn chương khá lớn với mười ba tiểu thuyết, chín
tập truyện ngắn, năm tập bút kí, phóng sự. Tiểu thuyết là mảng ông có nhiều
thành tựu và Thủy hỏa đạo tặc là tác phẩm đã được hội Nhà văn Việt Nam trao
tặng giải thưởng . Có thể coi ông là nhà văn viết về nông thôn tiếp nối được
những nhà văn lớp trước và có một phong cách riêng. Trong những tác phẩm của
mình, Hoàng Minh Tường đã phản ánh chân xác những những biến đổi phức tạp
của đời sống nông thôn cũng như cuộc sống của người nông dân trên rất nhiều
khía cạnh của đời sống xã hội từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới (1986)
và hội nhập với thế giới.
Từ năm 1975 tới nay, tiểu thuyết viết về nông thôn đã có sự đổi mới mạnh mẽ
từ cảm hứng, đề tài, cấu tứ, thi pháp ... để tạo nên cách nhìn và tái tạo hiện thực
đầy đủ, sinh động hơn so với tiểu thuyết giai đoạn trước. Sự nở rộ các tác phẩm
viết về nông thôn có giá trị đã tạo nên không khí văn học sôi động cũng như làm
nên một giai đoạn văn học thành công. Hoàng Minh Tường không phải
7


là nhà văn thời hậu chiến duy nhất viết và thành công với mảng đề tài này. Tuy
vậy chọn tiểu thuyết của nhà văn này làm đối tượng nghiên cứu chúng tôi hướng

tới hai mục đích chính sau. Thứ nhất, những đóng góp của nhà văn Hoàng Minh
Tường đối với tiểu thuyết sau đổi mới là không thể phủ nhận, thế nhưng cho tới
nay, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông chưa nhiều, thiếu tính hệ
thống. Thứ hai, cách khai thác hiện thực nông thôn và xây dựng hình ảnh người
nông dân của nhà văn tuy không vượt trội hẳn so với nhiều nhà văn khác nhưng
có những điểm nhìn mới mẻ, riêng biệt.
Chính vì thế, chọn đề tài Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh
Tường chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cách xây dựng hình ảnh nông thôn và người nông
dân của nhà văn này dưới góc nhìn lịch sử - xã hội, dưới góc nhìn văn hóa. Đồng
thời chúng tôi cũng xác định những thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng
để tạo nên một hiện thực nông thôn khác so với những nhà văn cùng thế hệ. Qua
đó, chúng tôi mong muốn góp một cách nhìn khách quan và tương đối toàn diện
về bức tranh xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới, nhất là giai đoạn hội nhập
nền kinh tế thị trường với những vấn đề mà cho tới hiện nay, chưa bao giờ mất đi
tính thời sự. Từ đó đề tài hướng đến khẳng định tên tuổi nhà văn và phần nào
nhận diện được sự vận động phong phú của tiểu thuyết viết về nông thôn đương
đại. Trong phạm vi luận văn của mình, chúng tôi không có tham vọng giải quyết
tất cả vấn đề được đặt ra trong hệ thống tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường mà
chỉ chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất để phân tích, tìm hiểu. Tuy thế, chúng tôi
cũng luôn cố gắng đặt vấn đề trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết của nhà văn nói
riêng và dòng chảy của văn xuôi giai đoạn sau đổi mới nói chung.
1.2.

Lịch sử vấn đề

1.2.1. Những nghiên cứu chung về tác giả Hoàng Minh Tường
Bài viết của tác giả Dương Thị Kim Huệ với nhan đề Cái tôi tác giả trong bút
kí Canada màu phong đỏ đã chú trọng giải mã những biểu hiện phong phú về
bản ngã của văn sĩ họ Hoàng. Theo đó Hoàng Minh Tường: “Là một cây bút


8


giàu tài năng, có cá tính và đam mê sáng tạo nhưng Hoàng Minh Tường vẫn luôn
học hỏi, kế thừa tinh hoa của các bậc tiền bối văn chương. Trong số những thần
tượng mà ông ngưỡng mộ có: Nam Cao - một nhà văn có biệt tài miêu tả "con
người bên trong con người", Giắclơndơn - một nhà văn hành động, và đặc biệt
nhất là Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ luôn "tôn thờ chủ nghĩa xê dịch", bậc thầy
của thể loại tùy bút. Hoàng Minh Tường tự coi mình là đệ tử trung thành của
Nguyễn Tuân. Bởi lẽ ông cũng là người luôn thích đi, ham đi và ham ghi chép.
Trong mỗi chuyến đi thực tế, ông thường là người luôn muốn đi đến tận cùng.
Khi có điều kiện đến bất kì đâu nhà văn đều muốn khám phá đến sơn cùng, thủy
tận” [58. Tr87].
Xuất hiện trên trang mạng bài viết Ngư Phủ - sức mạnh của người dân biển,
bút lực của nhà văn, tác giả Đặng Hiển đã khẳng định Ngư phủ là một tác phẩm
hay. Nó đại diện cho một nền văn học và chứng minh được tài năng của nhà văn.
“Đọc Ngư phủ, ta vui vì có trong tay mình cuốn tiểu thuyết hay. Nó chứng minh
sức sống của nền văn học hiện đại, sức bút của cây bút văn xuôi Hoàng Minh
Tường. Cuốn sách 299 trang đọc liền một mạch không nghỉ chẳng những vì có
nhiều chi tiết sống, nhiều tình tiết phong phú khéo cài đặt và thủ pháp kể chuyện
biến hoá, đa dạng, mà trước nhất vì cảm xúc yêu ghét của tác giả từ trái tim đầy
nhiệt huyết thắm đượm vào từng câu chữ, lay động lương tâm, dù vẫn phải tuân
thủ phương thức khách quan của thể loại tác phẩm”. [63].
Bài Phê bình tiểu thuyết Thời của thánh thần của tác giả Vũ Nho, nhà phê
bình đã khẳng định Hoàng Minh Tường là một người từng trải, có vốn sống, kinh
nghiệm, sự hiểu biết và một thái độ tập trung làm việc trên con đường nghệ thuật
của mình. Theo tác giả Vũ Nho thì tác phẩm vượt trội này sẽ được đón nhận một
cách nồng nhiệt bởi sự bứt phá mà ông cho là rất ngoạn mục của nó. Nhà phê
bình này viết: “Cải cách ruộng đất; đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống
xét lại; giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; Hòa hợp dân tộc… Những

vấn đề cốt lõi ấy được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy

9


đời chìm nổi của một gia đình. Thời gian đủ độ lùi cần thiết. Nhưng những hiểu
biết của một cây bút phóng sự, tiểu thuyết có hạng, và suy ngẫm một đời viết,
mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của tác phẩm này” [64].
Trong khi đó nhà văn Nguyễn Khắc Trường cũng đánh giá rất cao cuốn tiểu
thuyết này. Bản thân là người biên tập và đọc cuốn tiểu thuyết trên ngay từ bản
thảo, có thể nói những nhận xét của nhà văn này đối với tác phẩm rất chân thành,
sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cho rằng: “Đáng lẽ tên của tiểu thuyết
phải là “Những người khốn khổ” hay “Những kẻ khốn khổ”. Quả vậy, nguyên
cuốn tiểu thuyết, Hoàng Minh Tường đã thành công phác họa nên những số phận
nghiệt ngã trong một gia đình có nề nếp gia phong. Đọc những mánh khóe xảo
quyệt, lừa dối trẻ con, mưu mô hại nhau giữa những người từng quen biết nhau
mà ngán ngẩm cho thế thái nhân tình trong thời bao cấp. Thật ra, những “thói
đời” này hoàn toàn có thật ngoài đời, không phải ngày xưa thời bao cấp, mà còn
ngay ngày nay. Những nghiệt ngã này do thời thế gây nên, cũng như là những
cành cây bị gió bụi làm cho ngã bên này, nghiêng bên kia, và khi cơn gió bay qua
thì để lại trên cành cây đầy thương tích. Tôi nghĩ có lẽ đó chính là thông điệp mà
tác giả muốn gửi đến người đọc, và nếu đó là chủ đích thì tác giả đã thành công”
[64].
Tác giả Hà Thế trong bài viết Nếu chỉ tâng bốc, tô hồng trên báo Quân đội
nhân dân cuối tuần đã gián tiếp nhận xét về tiểu thuyết của nhà văn: “Đọc anh,
thấy rõ tính nhân bản vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm.
Nhưng ngược lại, sự bặm trợn, thô thiển đến thô tục, nhân cách méo mó-thể hiện
trong một số nhân vật của tiểu thuyết” [66]. Cũng trên báo này khi bàn về Thời
của thánh thần, tác giả Thái Dương có ý kiến rằng tiểu thuyết này đã đi sâu, khai
quật lại lịch sử, nhắc lại những gì sai lầm của quá khứ một thời mà chúng ta hầu

như muốn quên đi. “Đọc xong cuốn sách của tác giả, có bạn đọc sẽ thấy chạnh
buồn, nhớ về một thời khốn khó với những chuyện đau lòng. Người ít hiểu biết
và nhất là thế hệ trẻ hôm nay đọc cuốn sách loại này dễ hoang mang, nghi hoặc.

10


Như vậy, “Thời của thánh thần” chỉ làm khuấy động lại quá khứ đau buồn chứ
không phải gợi mở ánh sáng cho tương lai. Tác giả không tô hồng nhưng đã sa
đà vào cảm hứng bôi đen”.[65]
Tác giả Phương Ngọc đăng một bài viết về cuốn sách trên một tờ báo mạng
trực thuộc VietnamNet (tuy nhiên khi cuốn sách này bị đồn là phải thu hồi thì bài
này này cũng bị gỡ bỏ - người viết) cho rằng tiểu thuyết Thời của thánh thần đã
chấm dứt những sự kiện của thời cải cách ruộng đất bằng những chi tiết độc đáo
đến nỗi các nhà văn khác không thể khai thác gì thêm được nữa trong sự kiện
lịch sử này. Trong khi đó tác giả Ngô Minh trong bài viết Trò chuyện với tác giả
tiểu thuyết Thời của thánh thần thì cho rằng, đây là tác phẩm rất trung thực, nhân
hậu và rất hấp dẫn, nhà văn đã dồn hết sức lực mình để viết. Dù bị “phạt thẻ
vàng”, bị cảnh cáo, nhưng đó cũng đã biểu hiện của sự cởi mở hơn, “thoáng
hơn” trong việc phán xét và thẩm định tác phẩm văn học của các cơ quản lý của
Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2. Những nghiên cứu liên quan tới tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc và Đồng
sau bão
Bàn về Thủy hỏa đạo tặc, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã có nhận xét rất xác
đáng về tinh thần sáng tạo nghệ thuật và tài năng của Hoàng Minh Tường trong
cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Theo đó, bằng ngòi bút của mình nhà văn đã
cày tung lên những mảng đen, bóng tối, nỗi đau con người trong một xã hội mà
những định kiến, giáo điều vẫn còn đè nặng lên con người từ cách sống cho tới
lối tư duy làm ăn kinh tế.
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong Giáo trình Văn học Việt Nam sau 1975

(giáo trình lưu hành nội bộ) đã khẳng định Thủy hỏa đạo tặc nằm trong xu
hướng xông thẳng vào thực tại, trực tiếp viết về các vấn đề sản xuất, quản lý kinh
tế xã hội. “Xu hướng văn xuôi này thể hiện sự dấn thân, nhập cuộc của nhà văn
vào khả năng đáp trả nhanh nhạy các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội”.

11


Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng trong bài viết Bức tranh nông thôn một thời
qua Gia phả của đất, Tạp chí Nhà văn, số 12/2012 từng khẳng định rằng: “Đây
chính là bức tranh sinh động và sâu sắc của Hoàng Minh Tường khắc họa lại
hiện thực cuộc sống nông thôn và người dân lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ
trong những thập niên 80 của thế kỉ XX một cách chân thực”.
Luận văn Nông thôn Việt Nam sau 1975 trong một số tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại, tác giả Hoàng Văn Tuân khi nghiên cứu tiểu thuyết Đồng sau bão đã
khẳng định Hoàng Minh Tường có cái nhìn thấu đáo và tin tưởng về sự vươn lên
của nông dân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Trong đó tác
giả này cho rằng tiểu thuyết Đồng sau bão bên cạnh xây dựng được những con
người biết đấu tranh vì lý tưởng tốt đẹp thì cũng xây dựng được những bộ mặt
tương phản của xã hội. Nằm trong cảm hứng phê phán, châm biếm của một xu
hướng văn học nhận thức lại thực tại nên tác phẩm không xây dựng nên một xã
hội lý tưởng mà dồn vào đó tất cả những bộn bề của hiện thực với những mặt
trái, mặt tiêu cực của nó. Thông qua cuộc đấu tranh giữa tốt – xấu, thiện – ác,
nhà văn đã xây dựng nên bộ mặt nông thôn đầy tính biểu tượng và đặc trưng cho
một thời đại đã từng xuất hiện trong lịch sử xã hội chúng ta chưa lâu nhưng vẫn
còn nguyên tính thời sự.
Luận văn Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới (Qua một số tác phẩm
đạt giải), tác giả Phùng Thị Hồng Thắm đánh giá cao giá trị hiện thực của tiểu
thuyết Thủy hỏa đạo tặc cũng như sự dũng cảm của người viết trước bối cảnh mà xã
hội vẫn còn những định kiến tư tưởng khá nặng nề. Tác giả này cho rằng: “Trở lại

đề tài nông thôn ở Thủy hỏa đạo tặc, nhà văn Hoàng Minh Tường như muốn nói hết
những băn khoăn của cây bút là con đẻ của đồng ruộng. Tác phẩm đã phản ánh
trung thực, cắt nghĩa và dự báo trước sự tan rã tất yếu của mô hình Hợp tác xã nông
nghiệp theo lối bao cấp” [55. Tr42]. Tác giả này cũng đánh giá cao sự dũng cảm,
trung thực của người cầm bút đã khiến cho Thủy hỏa đạo tặc là tác phẩm nhiệt
thành viết về thời kỳ suy vi của mô hình kinh tế bao cấp nông thôn.

12


Bên cạnh đó còn có những luận án, luận văn tuy không trực tiếp viết về hai
tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc và Đồng sau bão nhưng khi đề cập tới những tiểu
thuyết tiêu biểu viết về nông đều nhắc tới hai cuốn này. Các tác giả đánh giá khá
cao thành công của tác phẩm, đặc biệt là ở phương diện nội dung khi đã lột tả
chân thực bức tranh nông thôn Việt Nam trước và sau đổi mới. Đặc biệt là thái
độ dám đương đầu với những định kiến cũ trong xã hội và giới sáng tác. Điều đó
một phần giúp tác giả tạo nên thương hiệu cũng như phong cách riêng trong
mảng tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi sẽ chọn hai tiểu thuyết là Thủy hỏa đạo tặc và
Đồng sau bão làm đối tượng để khảo sát những vấn đề hiện thực và con người
nông thôn. Tất nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ liên hệ, so sánh
nhiều tiểu thuyết khác của Hoàng Minh Tường cũng như của các tác giả cùng
thời để làm sâu hơn vấn đề mình tìm hiểu.
Sở dĩ chọn hai tác phẩm này vì chúng được coi là những tác phẩm xuất sắc
nhất của Hoàng Minh Tường viết về đề tài nông thôn. Đặc biệt là tiểu thuyết
Thủy hỏa đạo tặc đã nhận được giải thưởng của hội Nhà văn năm 1997. Không
những vậy hai tác phẩm trên cũng là hai tiểu thuyết sáng tác gần đây nhất của
Hoàng Minh Tường nên nó tích hợp trong mình những tư tưởng, những nội dung

quan trọng đã được nhà văn thể hiện ở những tác phẩm trước. Đặt trong hệ thống
các tiểu thuyết của ông, có thể nhận thấy tuy nội dung mỗi tác phẩm khác nhau
nhưng đều hướng chung tới hiện thực nông thôn và cuộc sống người nông dân.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng nghiên cứu như vậy, chúng tôi xác định phạm vi của luận văn là
nghiên cứu đặc điểm của nông thôn trong tiểu thuyết dưới hai góc độ là nội dung
và phương thức thể hiện. Bằng việc đi phân tích cách xây dựng hiện thực nông
thôn và người nông dân của nhà văn Hoàng Minh Tường chúng tôi sẽ khái quát

13


được những đặc điểm chung nhất trong tiểu thuyết viết về mảng đề tài này của
nhà văn. Qua đó thấy được những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa của Hoàng
Minh Tường trong tiến trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau năm 1986, đặc biệt
trong mảng tiểu thuyết viết về nông thôn.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích, khảo sát, thống kê.

-

Phương pháp so sánh, đối chiếu.

-

Phương pháp tiếp cận văn hóa học

-


Phương pháp lịch sử - xã hội

-

Thi pháp học

1.5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
thành ba chương:
-

Chương 1: Tiểu thuyết viết về nông thôn trong nền tiểu thuyết Việt

Nam hiện đại
-

Chương 2: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường nhìn

từ phương diện nội dung
-

Chương 3: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường nhìn

từ phương thức thể hiện

14


NỘI DUNG

Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG NỀN
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam và diện mạo của tiểu thuyết viết về nông thôn
1.1.1. Sự hình thành và vận động của tiểu thuyết Việt Nam
Tiểu thuyết từ khi xuất hiện trong nền văn học Việt Nam với tư cách là
một thể loại văn học có rất nhiều lợi thế trong việc tái tạo lại hiện thực đời sống
xã hội đã nhanh chóng xác lập được vai trò, vị trí, thành tựu của mình. Những
hình thái đầu tiên của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ được hình dung ban
đầu là: “một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã
hội hay những sự lạ tích kỳ, đã làm cho người đọc hứng thú” [19. Tr 123]. Minh
chứng cho nhận định này là sự ra đời của các tiểu thuyết như Truyện thầy Lazarô
Phiền của Nguyễn Trọng Quản, Truyện đời xưa (1886), Kiếp phong trần (1882)
của Trương Vĩnh Ký, Truyện giải buồn (1886) của Huỳnh Tịnh Của. Tuy nhiên
tiểu thuyết không chỉ dừng ở phóng tác, ở việc miêu tả ngoại cảnh đơn thuần mà
dần hướng vào chiều sâu tâm lý con người và dần thay đổi theo hướng hiện đại.
Sự thành công của tiểu thuyết Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách cho thấy một bước
tiến mới của tiểu thuyết Việt nam trong buổi đầu. Tất nhiên trong ba thập niên
đầu của thế kỷ trước, nông thôn vẫn là đề tài chủ yếu trong văn xuôi nói chung
và tiểu thuyết nói riêng.
Đến giai đoạn văn học 1930 – 1945 thì tiểu thuyết Việt Nam đã chuyển
mình sang hiện đại với kỹ thuật viết được các trí thức tây học người Việt áp dụng
triệt để. Tư tưởng sáng tác của lớp nhà văn trẻ gần như “đoạn tuyệt” hẳn so với
những thời kỳ trước đó khi mà cảm hứng cá nhân được đề cao và biên độ hiện
thực được các nhà văn mở rộng và đào sâu. Nếu như các nhà văn của Tự lực văn
đoàn tập trung khai thác đời sống cá nhân với những khát vọng hạnh phúc, khát
vọng tư do yêu đương, khát vọng một tinh thần dân chủ thực sự trong
15


cuộc sống như tiểu thuyết Con đường sáng của Hoàng Đạo, Hồn bướm mơ tiên,

Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Gánh hàng hoa, Đôi bạn của Nhất Linh ... thì
các nhà văn hiện thực lại tập trung vào phản ánh những mảnh đời cơ cực của
người nông dân bị giai cấp địa chủ chèn ép, bóc lột đến tận cùng như tiểu thuyết
Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng, Chí phèo của Nam Cao, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng ....
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, xã hội Việt Nam nói chung và tiểu
thuyết Việt Nam nói riêng đã bước sang một giai đoạn mới. Việt Nam trở thành
một nước độc lập, tự chủ. Hiện thực sau cách mạng và hai cuộc kháng chiến đã
làm cho văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng có bước chuyển biến quan
trọng. Từ chỗ bộc lộ khát vọng giải phóng cá nhân, mưu cầu hạnh phúc (thể hiện
thông qua các tiểu thuyết của các nhà văn trong Tự lực văn đoàn như Nhất Linh,
Khái Hưng, Hoàng Đạo ...); miêu tả đời sống người nông dân nghèo trong cảnh
sưu cao thuế nặng, bị bóc lột trắng trợn, dã man của chế độ phong kiến (thể hiện
thông qua tiểu thuyết của các nhà hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Nam Cao ...), tiểu thuyết đã chuyển mình sang thời kỳ mới: Đề tài
công – nông – binh trở thành một đề tài xuyên suốt của văn học. Đây là thời kỳ
dân tộc ta thoát khỏi ách ngoại xâm và trở thành một quốc gia độc lập, Văn học
cách mạng đã đặt những bước chân non trẻ đầu tiên trong một hành trình mới.
Với đối tượng là công – nông – binh, các nhà văn bước đầu thâm nhập vào thực
tế cuộc sống sản xuất và chiến đấu. Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ
của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi là những tiểu thuyết tiêu biểu
của giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Những năm miền Bắc hòa bình bước vào
công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa rồi bước vào cuộc chiến đấu chống
lại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, một mùa gặt mới với nhiều tác phẩm


những đề tài khác nhau ra đời như Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Sống

mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Cái
sân gạch, Vụ lúa chiêm của Đào Vũ, Đi bước nữa, Nắng của Nguyễn Thế


16


Phương… rồi tiếp đến là Dấu chân người lính, Cửa sông của Nguyễn Minh
Châu, Bão biển của Chu Văn, Những tầm cao của Hồ Phương, Vùng trời của
Hữu Mai, Chiến sỹ của Nguyễn Khải, Mặt trận trên cao của Nguyễn Đình Thi,
Hòn Đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Đất Quảng (tập I) của
Nguyên Ngọc ... Nhà văn, với tư cách chiến sỹ, làm nghĩa vụ của một công dân,
đã sử dụng văn chương như một vũ khí hữu hiệu. Sử thi là cảm hứng, cũng là âm
hưởng chủ đạo của văn học thời kỳ này. Bên cạnh đề tài về chiến tranh cách
mạng và người lính thì nông thôn cũng là một đề tài lớn. Nông thôn với việc
“vào, ra” hợp tác xã trong thời kỳ trước chiến tranh, là hậu phương lớn của tiền
tuyến lớn trong những năm chống Mỹ đã được các nhà văn tái hiện. Các tiểu
thuyết viết về nông thôn thời kỳ này đã thể hiện được vai trò của người nông dân
trong cách mạng dân tộc dân chủ và bảo vệ Tổ quốc. Đương nhiên, vì viết theo
cảm hứng sử thi nên những vấn đề tiêu cực, vấn đề thân phận con người ở nông
thôn còn chưa được đề cập nếu không muốn nói đấy là vấn đề nhạy cảm (do suy
nghĩ nó sẽ ảnh hưởng tới nhiệm vụ cổ vũ cho cuộc chiến đấu) nên nhà văn chưa
được phép nói tới. Thế cho nên mới có một Cái sân gạch được ca ngợi, một Đi
bước nữa bị phê phán kịp thời. Và bức tranh nông thôn, trong xu hướng chung
của bức tranh văn học toàn cảnh mang vẻ đẹp sử thi không có nhiều hình khối,
màu sắc mặc dù càng về cuối cuộc kháng chiến, tiểu thuyết viết về nông thôn
cũng bắt đầu đi vào những vấn đề của một hiện thực nông thôn có phần bộn bề,
phức tạp.
Cùng với bước chuyển mình của đất nước vào thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết
với tư cách là một loại hình tự sự cỡ lớn cũng đã có sự chuyển động. Đổi mới tư
duy nghệ thuật, đặc biệt là quan niệm về hiện thực và con người không chỉ là
nhiệm vụ đặt ra với nhà văn mà thực tế là đòi hỏi của tự thân văn học và công
chúng. Trong sự vận hành chung của thể loại, nhìn lại những năm tiền đổi mới

(1975 – 1985) không thể không ghi nhận sự xuất hiện của một loạt tiểu thuyết
gây tiếng vang một thời như những tín hiệu dự báo mở ra một thời kỳ mới trong

17


sáng tạo và tiếp nhận văn chương hiện đại như Miền cháy (1977) của Nguyễn
Minh Châu, Cha và con và ... (1979) của Nguyễn Khải, Đứng trước biển (1984)
của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985)
của Ma Văn Kháng ... các tác phẩm thời kỳ này đã có khuynh hướng vừa mở
rộng đề tài, vừa tiếp tục phát huy cảm hứng từ văn học giai đoạn trước. Đề tài
nông thôn lúc này đáng chú ý nhất là tiểu thuyết Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh
Tuấn. Cuốn tiểu thuyết này gây tiếng vang lớn vì nó động đến những hạn chế
trong quản lý, điều hành, là tình trạng mất dân chủ ở nông nghiệp và nông thôn,
khiến cho đất nước ra khỏi chiến tranh đã không ít năm rồi mà sản xuất ở nông
thôn vẫn đình trệ. Căn bệnh cố hữu kéo dài đã mấy thập niên và để lại những di
chứng không nhỏ trong đời sống. Đây chính là vấn đề đã được Hoàng Minh
Tường trở lại, ở một góc nhìn khác và cấp độ khác trong Thủy hỏa đạo tặc và
Đồng sau bão.
Từ năm 1986 trở đi, chủ trương “cởi trói” cho văn nghệ được Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh phát biểu tại buổi gặp mặt hơn 100 văn nghệ sĩ tại Hà Nội đã
trở thành một động lực để họ phát huy khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định
rằng tư duy nghệ thuật của các nhà văn sau năm 1986 đã vận động theo hướng
dân chủ hóa trên tất cả các cấp độ từ thể tài, nội dung cho tới hình thức tác phẩm.
Điều này đã làm thay đổi về cơ bản cả cốt truyện, hệ thống nhân vật, lời văn,
giọng điệu.
Tiểu thuyết giai đoạn này cũng tập trung miêu tả vấn đề cách sống, cách
quản lý sản xuất, vai trò của gia đình và bản lĩnh cá nhân. Cùng với cảm hứng
ngợi ca, đã xuất hiện cảm hứng phê phán. Biên độ hiện thực được mở rộng.
Điểm nhìn tới con người được dịch chuyển dần về nhiều phía, nhiều góc độ.

“Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề mất – còn trong chiến
tranh, vấn đề đạo đức, nhân cách và thân phận con người. Các tác phẩm của
Nguyễn Khải được tổ chức như một cuộc đối thoại giữa những lối sống và lối
nghĩ khác nhau. Ma Văn Kháng đặt con người trong quan hệ đời thường,

18


Nguyễn Mạnh Tuấn đặt ra những vấn đề quản lý kinh tế ở nông thôn và xí
nghiệp ... Đó là một dấu hiệu cho thấy ý thức đổi mới về thể loại đang rõ dần”
[53. Tr22]. Tư duy nghệ thuật những năm sau đổi mới đã thay đổi. Từ cảm hứng
sử thi là chủ đạo, các tác phẩm thời kỳ này đã cho thấy có nhiều cảm hứng khác
đến với nhà văn, như cảm hứng thế sự, đời tư; con người cá nhân với đầy đủ tâm
tư, suy nghĩ, bản tính “người” nhất thay thế cho con người tập thể, con người
cộng đồng. Chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng thừa nhận: “Thời nay rộng cửa
gợi được rất nhiều thứ để viết. Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề
bộn, ánh sáng và bóng tối, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những
bất ngờ mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút mặc sức khai thác” [21.
Tr 23].
Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết không chỉ được thể hiện ở phương diện tiếp
cận hiện thực mà còn được thể hiện ở sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về
con người của các nhà văn. Nếu như con người trong tiểu thuyết giai đoạn 19451975 được miêu tả ở phương diện con người cộng đồng, con người anh hùng xả
thân vì nghĩa lớn và ít có dịp đối diện với chính bản thân mình thì trong tiểu
thuyết thời kỳ đổi mới con người được nhận thức như một thực thể riêng tư,
“được nhà văn đi vào thế giới nội tâm, đi vào số phận của họ,tìm đến những vấn
đề cụ thể, đời thường mà vẫn mang ý nghĩa nhân loại” [62. Tr43].
Có thể khẳng định sự thay đổi quan niệm về con người đã phản ánh chân
xác những thay đổi trong tư duy sáng tác của các nhà văn giai đoạn này. Hướng
tiểu thuyết vào những giá trị nhân bản, những phần giá trị sâu nhất trong bản thể
mỗi con người không chỉ trở thành mục tiêu mà còn là nhu cầu bức thiết của mỗi

nhà văn trên hành trình khám phá lại con người. Con người trong tiểu thuyết giai
đoạn này được đặt trong mối quan hệ riêng – chung, gia đình – xã hội, được
quan sát kỹ càng từ nhân phẩm, tính cách đến đời sống riêng tư. Nhân vật trong
tiểu thuyết là những con người với trăm nghìn mảnh đời khác nhau với những số
phận khác nhau như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Khuê trong
19


Dòng sông Mía của Đào Thắng, Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê
Lựu… Nhà văn từ các góc nhìn khác nhau đã đưa đến cho độc giả một cái nhìn
đa dạng về cuộc sống và của thân phận con người. Con người hiện lên với những
biểu hiện đời sống nội tâm phong phú. Sự hòa hợp giữa con người tự nhiên và
con người xã hội đã khiến cho hình tượng về con người trở nên hoàn thiện hơn,
đa diện và chân thực hơn. Bởi thế con người được hình dung từ nhiều chiều,
được tái hiện với đầy đủ các cung bậc cảm xúc, đan xen cái tốt- cái xấu, biết yêu
thương - căm thù, biết lừa lọc – thành thực và luôn đấu tranh giằng xé giữa đúng
– sai, thiện – ác, hạnh phúc – khổ đau. Người nông dân thì nhìn thấy mặt tích cực
ở bản tính tư hữu trong lao động sản xuất, trong sự vun vén cho cuộc sống
gia đình. Đó là nét nổi bật mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con người,
khiến cho nhân vật trong văn học không còn mặc đồng phục. Bức tranh xã hội
nói chung và bức tranh nông thôn nói riêng đã có màu sáng - tối. Những tiểu
thuyết tiểu biểu có thể kể đến như: Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc của Chu
Lai, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh
Thanh Phong, Bến không chồng của Dương Hướng…Và Thủy hỏa đạo tặc,
Đồng sau bão của Hoàng Minh Tường cũng nằm trong số đó.
Ngoài một số tiểu thuyết có xu hướng quay về với mô hình tự sự truyền
thống, kết cấu rõ tràng, mạch lạc như Thời xa vắng của Lê Lựu, Giời cao đất dày
của Bùi Thanh Minh, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Bến không chồng của
Dương Hướng thì tiểu thuyết bắt đầu chuyển sang những kết cấu phức hợp hơn.
Kết cấu tiểu thuyết như một trò chơi rubich, tạo nên sự lỏng lẻo, rời rạc, lắp

ghép, gấp khúc, khó nắm bắt như tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, Đi tìm nhân vật
của Tạ Duy Anh ... Kết thúc mở, bỏ lửng nhằm đưa người đọc tự do suy nghĩ, tự
do sáng tạo riêng theo quan niệm của mỗi cá nhân như Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Dòng sông Mía của Đào Thắng. “Chính tư
duy tiểu thuyết và những biến đổi thi pháp đã chi phối nguyên tắc xây dựng tác
phẩm, tạo ra nhiều mô hình cấu trúc mới mẻ: Cấu trúc theo đường đời nhân vật,
20


cấu trúc đan cài số phận mỗi con người với mỗi dòng họ, gia đình, làng quê, đan
cài hiện tại với các lớp trầm tích văn hóa, lịch sử, cấu trúc theo ký ức hồi cố, cấu
trúc tập trung vào nhân vật cá nhân dị biệt, cấu trúc đảo lộn thời gian xen kẽ quá
khứ và hiện tại, cấu trúc dồn tụ chất liệu hiện thực để khắc sâu một tư tưởng, một
luận đề nào đó mà nhà văn muốn thông qua tác phẩm để gửi gắm tới bạn đọc ...”
[71]. Đó là cách làm phong phú đời sống nông thôn vốn không yên ả trước
những biến động của lịch sử, trước những tệ nạn mà thời nào cũng có, những va
đập của lối sống hiện đại với truyền thống, những tiêu cực trong quản lý, điều
hành… trong các tiểu thuyết về nông thôn, mà tiểu thuyết của Hoàng Minh
Tường là một ví dụ.
Sự vận động của tiểu thuyết vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng với sự vận
động của lịch sử - xã hội trên chặng đường đi tới. Việc đổi mới tư duy nghệ thuật
suy cho cùng là đổi mới nhận thức của nhà văn trước những biến động của xã hội
và thế giới. Tất nhiên văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng cũng giống như
bất cứ một hình thái ý thức xã hội đặc thù nào, điều tối cần thiết để vận động là
yếu tố nội lực. Việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bước ra
khỏi chiến tranh, chuyển sang thời kỳ xây dựng và hội nhập là sự vận động hợp
quy luật phát triển của lịch sử văn học. Nó mở ra những khả năng để tiểu thuyết
có thể đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội cũng như đời sống tâm hồn
con người.
1.1.2. Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ

đổi mới.
Sau công cuộc “cởi trói” cho văn học, nghệ thuật năm 1986, tiểu thuyết
viết về nông thôn bước vào vận hội mới để thể nghiệm trọn vẹn tính linh hoạt
của nó. Cùng với sự đổi thay về quan điểm đạo đức, thẩm mĩ do công cuộc đổi
mới đem lại thì việc chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư thế sự là
một điều rất đáng lưu ý của tiểu thuyết giai đoạn này. Đổi mới tư duy nghệ thuật

21


dẫn đến sự thay đổi hàng loạt các yếu tố quan trọng như quan niệm nghệ thuật về
hiện thực và con người, cảm hứng sáng tác, phương thức biểu hiện ... Sự biến đổi
từ hệ thống chủ đề, đề tài cho tới các phương thức thể hiện, ngoài việc tạo dựng
nên một diện mạo văn học mới thì còn từng bước hình thành, thiết lập những quy
tắc, kết cấu mới để thay thế những quy tắc, kết cấu không còn phù hợp. Quá trình
phát triển chồng lấn giữa những nguyên tắc cũ - mới trong một thời gian ngắn đã
tạo nên tính chất lưỡng thể cho văn học. Điều này thể hiện qua việc cùng một
nhà văn nhưng viết ở hai thời kỳ với hai hệ thẫm mỹ khác nhau với những thành
công khác nhau. Hoặc như như cùng một kết cấu, đề tài nhưng lại được nhà văn
sử dụng để phản ánh hai vấn đề đối nghịch ....
Khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới từ năm 1986 thì tiểu thuyết viết
về nông thôn đã đạt được những thành tựu mới. Tiểu thuyết đề cập thẳng vào
những vấn đề đặt ra trong thực tại, trực tiếp viết về các vấn đề sản xuất, quản lý
kinh tế - xã hội với những khó khăn, bất cập từ lối tư duy sản xuất cũ. Nhu cầu
nhận thức lại thực tại trên tinh thần “chân lý phải được phát hiện nhiều lần” và
trên cảm quan “cuộc sống và con người ngày càng trở nên phức tạp hơn” chiếm
ưu thế trong cảm hứng sáng tác của các nhà tiểu thuyết thời kỳ này. Những tiểu
thuyết có thể kể đến như Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng , Lão Khổ
của Tạ Duy Anh...

Mỗi nhà văn đều có cách nhìn nhận riêng về hiện thực nông thôn với
những góc khuất, những vấn đề vốn dĩ luôn tồn tại nhưng cho đến bây giờ mới
dám nói, dám viết. Có thể nói nông thôn trong những tiểu thuyết này cũng “đổi
mới” theo tinh thần của đại hội VI. Đúng như nhà văn Hà Xuân Trường nhận xét:
“Đổi mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái
tâm của nhà văn. Đề tài, nhân vật, phong cách, cá tính không là cái gì nếu không
có cái nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không có được một cái tâm
trong sáng, nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức trách cao cả của văn

22


học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Không có cái đó thì
không có đổi mới [61. Tr 49-50].
Quả là như vậy khi mà chủ đề trong tiểu thuyết viết về nông thôn thường
hướng tới những khiếm khuyết cần phải khắc phục của xã hội như: tham nhũng,
trộm cắp, cường hào ... Do quan niệm sáng tác là nhìn thẳng vào sự thật nên các
nhà văn đã xây dựng qua tác phẩm của mình hình ảnh bức tranh nông thôn xuyên
suốt thế kỉ XX với tất cả những biến động lớn từ cách mạng tháng 8, cuộc cải
cách ruộng đất, đến quá trình sửa sai và hợp tác hóa nông nghiệp cho tới khi đất
nước chuyển mình sang cơ chế thị trường. Tiểu thuyết giai đoạn này giống vai
trò của một người phản ánh và phản biện xã hội với những vấn đề nhức nhối như
quan hệ giữa con người với con người hay như con người với xã hội đều được
mổ xẻ và đưa ra trước bạn đọc. Ngoài những tiểu thuyết mà chúng tôi đã nhắc
đến, còn phải kể đến những tiểu thuyết như Ma làng của Trịnh Thanh Phong,
Dòng sông Mía của Đào Thắng, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Ba
người khác của Tô Hoài, Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn ...
Có thể thấy rằng, tiểu thuyết sau đổi mới đã tái hiện được một bức tranh
nông thôn với đủ gam màu sáng, tối. Người nông dân hiện lên chủ yếu trong mối
quan hệ giữa con người với con người. Trong mối quan hệ đó cả phần “con” và

phần “người” đều được khai thác triệt để với những mâu thuẫn gia đình, dòng
họ, ý thức hệ và mâu thuẫn ngay trong bản thân mỗi nhân vật. Con người được
trả về với đúng nghĩa của nó với một thế giới nội tâm đầy phức tạp. Những “tiểu
vũ trụ” đó va chạm với nhau, đấu tranh lẫn nhau và dần tạo nên một bức tranh
đầy màu sắc với đủ những cung bậc cảm xúc. Các nhà văn viết về nông thôn sau
1986 đã có nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn một cách kỹ càng ở nhiều
phương diện. Họ nhìn vào tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn và thấu
hiểu những cái tốt đẹp trong nông thôn truyền thống cũng như những mặt trái
trong tính cách của người nông dân cũng như nông thôn với những bất cập khi

23


×