Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Nhân vật thần tiên trong truyện cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.76 KB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------***----------

VŨ MINH CHÂU

NHÂN VẬT THẦN – TIÊN TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------***----------

VŨ MINH CHÂU

NHÂN VẬT THẦN – TIÊN TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60.22.01.25

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Việt Hƣơng



HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài: “Nhân vật Thần – Tiên trong truyện
cổ tích Việt Nam”, tác giả luận văn đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong Khoa Văn học, các thầy cô trong chuyên ngành Văn học dân gian
Trƣờng Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là TS.
Nguyễn Việt Hƣơng – ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp.
Tác giả luận văn xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Minh Châu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn “Nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam” là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những ngƣời đi
trƣớc.
Luận văn không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Minh Châu



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chí Anh (1999), Lý thuyết vũ trụ song song và các cõi giới tôn giáo”, Tạp chí

nghiên cứu Phật học (4+5).
2. Phạm Tuấn Anh (2008), “Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ

tích thần kỳ”, Tạp chí nghiên cứu Văn học (12), tr.67-75.
3. Hà Châu (1971), “Từ nhân vật truyện cổ tích thần kỳ đến nhân vật truyện cƣời”,
Tạp chí Văn học (5), tr.48-56.
4. Nông Quốc Chấn, Phan Đăng Nhật (1980), Lịch sử văn học Việt Nam, tập I – Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm và biên soạn (1858 – 1982), Kho tàng truyện cổ tích

Việt Nam, 5 tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đổng Chi (1972), “Nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích

Việt Nam”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập I. H, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
7. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, quyển I, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, quyển II, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
9. David Sanfford – Clark (2002), Freud đã thực sự nói gì, Lê Văn Luyện, Huyền

Giang dịch, Nxb Thế giới.
10. Chu Xuân Diên (1987), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Nxb Khoa


học Xã hội.
11. Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (Phần

truyện cổ tích ngƣời Việt), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


12. Nguyễn Thị Bích Dung (2010), Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ

Tùng Linh, Cục xuất bản Công an nhân dân.
13. Nguyễn Thị Dung (2012), Thế giới nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích thần kỳ

các dân tộc Việt Nam, luận văn tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
14. Nguyễn Tấn Đắc (1990), “Về các bảng phụ tra cứu típ và mô típ của truyện kể

dân gian”, Văn hóa dân gian – những phƣơng pháp nghiên cứu, Ngô Đức Thịnh,
Nguyễn Xuân Kính tổ chức bản thảo, Nxb Khoa học xã hội.
15. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa

học xã hội.
16. Nguyễn Tấn Đắc (2006), Ai xung đột với ai trong type truyện Tấm Cám ở Đông

Nam Á, Hội thảo Văn học quốc tế, tiểu ban 4, Viện văn học.
17. Nguyễn Định (2008), Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích người

Việt ở Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện nghiên cứu Văn hóa.
18. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Nguyễn Xuân Đức (1997), Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ, đề tài Khoa học cấp


bộ, tài liệu đánh máy lƣu tại thƣ viện Viện nghiên cứu Văn hóa.
20. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.
21. E.M.Meletinxki (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc

dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. E.M.Meletinxki (1958), Nhân vật truyện cổ tích hoang đường – xuất xứ của

hình tượng, tài liệu đánh máy lƣu tại Viện văn học.


23. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ

tích Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Bích Hà (2010), Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ hai, Nxb Đại

học Sƣ phạm.
25. Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984), Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội.
26. Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt

Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
27 Nguyễn Thị Huế (chủ biên) và Trần Thị An (2004), Tổng tập văn học dân gian
người Việt, tập 6 – truyện cổ tích thần kỳ, Nxb Khoa học xã hội.
28. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
29. Đinh Gia Khánh (1968), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua


truyện Tấm Cám, tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
30. Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên (1972), Văn học dân gian, tập 1, Nxb

Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
31. Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998), Văn học

dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Đinh Gia Khánh chủ biên (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục ,

Hà Nội.
33. Đặng Văn Lung, Võ Thị Hảo (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam –

Tuyển chọn một số công trình, tập 2, Nxb Văn hóa dân tộc.
34. Hoàng Minh Lƣờng (2001), Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ

truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội.


35.Trần Bình Minh (2000), Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam
Á, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.
36. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2005), Tổng tập văn học dân gian người Việt,

Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
37. Tăng Kim Ngân (1997), Cổ tích thần kỳ người Việt: Đặc điểm cấu tạo cốt

truyện, Nxb Khoa học xã hội.
38. Trần Đức Ngôn (1991), “Lý thuyết hình thái học của V.Ia.Prốp và truyện cổ tích

thần kỳ của ngƣời Việt”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), tr.12-15.

39. Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý Hữu Tấn, Hoàng

Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn (1961), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập
1: Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam,

Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
41. Lê Chí Quế (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Trần Đình Sử chủ biên, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn

học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản lần 2, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.
45. Đƣờng Tiểu Thi (2007), “Khảo sát type truyện cô Lọ Lem của miền Nam Trung

Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, (8), tr.116-131.
46. Đƣờng Tiểu Thi (2007), “Mô típ “Liên tục biến hình” trong type truyện cô Lọ

Lem, Tạp chí Văn hóa dân gian, (4).


47. Đặng Thái Thuyên (1985), “Phân tích truyện cổ tích thần kỳ từ bản chất

phôncơlo của nó”, Thông báo khoa học Đại học sư phạm Hà Nội.
48. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân

gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

50. PGS.TS Vũ Anh Tuấn (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt

Nam.
51. Hoàng Tiến Tựu (1996), Bình giảng truyện dân gian, in lần 2, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.
52. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian – Giáo trình đào tạo giáo viên trung

học cơ sở hệ cao đẳng Sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Hoàng Tiến Tựu (2000), Văn học dân gian Việt Nam (Giáo trình đào tạo giáo

viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sƣ phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
54. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (2002), Tổng tập văn học các dân tộc ít người Việt

Nam, tập 2- truyện cổ dân gian, Nxb Đà Nẵng.
55. Vladimir Iakovlervits Propp (2003), Tuyển tập V.Ia.Propp, tập 1, Chu Xuân

Diên, Phạm Lan Hƣơng, Nguyễn Kim Loan, Phạm Bích Ngọc, Trần Minh Tâm, Đỗ
Đức Thịnh, Đỗ Lai Thúy, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí văn hóa
nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.
56. Vladimir Iakovlervits Propp (2005), Tuyển tập V.Ia.Propp, tập 2, Chu Xuân

Diên, Nguyễn Quang Lê, Nguyễn Kim Loan, Phạm Bích Ngọc, Trần Minh Tâm, Đỗ
Đức Thịnh, Đỗ Lai Thúy, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí văn hóa
nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, truyện cổ tích đƣợc coi

nhƣ là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng phong phú của nhân dân, yếu tố tƣởng tƣợng,
kỳ ảo tạo nên một đặc trƣng nổi bật trong phƣơng thức phản ánh hiện thực và ƣớc
mơ của thể loại này.
Sở dĩ truyện cổ tích có sức hấp dẫn kỳ lạ, phong phú là vì nó đƣợc xây dựng
bằng trí tƣởng tƣợng bay bổng, diệu kỳ, chuyên chở những quan niệm thẩm mỹ,
khát vọng lớn lao nhƣng vẫn thấm đậm chất liệu đời sống xã hội Việt Nam cổ, là
biểu tƣợng nghệ thuật của cái hiền hòa, nhân ái hay tính chuẩn mực trong quan
niệm, tâm lý dân tộc v.v… Vì thế, từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, ở nƣớc ta, truyện
cổ tích Việt Nam rất đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý.
Khoa học nghiên cứu Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích Việt Nam nói
riêng đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu về lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Tuy
nhiên các nghiên cứu tƣờng tận một thể loại, một kiểu nhân vật cụ thể còn chƣa
thực sự phong phú. Số lƣợng các truyện cổ dân gian đƣợc nghiên cứu nhiều nhƣng
việc xem xét nó từ góc độ văn hóa dân gian còn chƣa đƣợc chú ý nhiều. Vấn đề
nghiên cứu, tìm hiểu nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam đã có một
số công trình nghiên cứu văn học dân gian đề cập đến, song các công trình nghiên
cứu chuyên biệt, mô tả nhân vật một cách tổng thể, hệ thống, chuyên biệt còn chƣa
nhiều. Việc khảo sát, phân loại, chỉ ra đặc điểm, chức năng, giá trị văn hóa của thế
giới nhân vật Thần – Tiên trên các phƣơng diện ngôn ngữ - dân tộc học – văn hóa
học cũng chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập đến một cách chi tiết, rõ ràng. Đây
là động lực thúc đẩy chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài Nhân vật Thần – Tiên
trong truyện cổ tích Việt Nam.
Thế giới nhân vật Thần – Tiên là một phƣơng thức phản ánh đặc biệt về thế
giới, con ngƣời của truyện cổ tích. Tìm hiểu thế giới nhân vật Thần – Tiên sẽ giúp
chúng ta hiểu thêm về thế giới tâm linh huyền bí của ngƣời xƣa, quan niệm nghệ
thuật của tác giả dân gian về thế giới, con ngƣời, đồng thời cũng thấy đƣợc những

1



bƣớc phát triển về trình độ nhận thức trong tƣ duy, đời sống tâm linh của xã hội,
con ngƣời Việt Nam. Tìm hiểu nhân vật Thần – Tiên qua các đặc điểm (ngôn ngữ,
diện mạo, tính chất, giới tính, chức năng, hành động…) cũng nhƣ lý giải nguồn gốc
hình thành các nhân vật này và hệ thống quan niệm thẩm mỹ mà ngƣời xƣa gửi
gắm sẽ là một hƣớng nghiên cứu cần thiết để chúng ta có thể đƣa ra một cái nhìn
bao quát về truyện cổ tích Việt Nam.
Thế giới nhân vật Thần – Tiên là một trong những hƣớng để nghiên cứu và
giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian, mà cụ thể là truyện cổ tích có chứa đựng
các yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết, giữa văn
học dân gian với văn hóa dân gian. Với những ý nghĩa sâu xa, rộng lớn nhƣ vậy,
nhân vật Thần – Tiên cần đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống.
Từ các phƣơng diện trên, chúng tôi nhận thấy nhân vật Thần – Tiền trong
truyện cổ tích Việt Nam là nhân vật mang những đặc trƣng riêng trong hệ thống
nhân vật kỳ ảo của truyện cổ tích Việt Nam. Vì thế, đây là một điều cần thiết và
cuốn hút chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các công trình sƣu tầm truyện cổ tích Việt Nam
Việc sƣu tập truyện cổ tích từ lâu đã đƣợc các nhà nghiên cứu văn học dân gian
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ thời Bắc thuộc đã có những viên đô hộ ghi
chép một số truyện cổ của ngƣời Việt, nhƣ sách giáo khoa Giao Châu ký của Triệu
Công và Tăng Cổn, sách Lĩnh biểu lục dị của Lƣu Tuân đề sống vào đời Đƣờng. Họ
ghi chép một số ít truyện, do tính hiếu kỳ hơn là do ý muốn sƣu tầm [7].

Đến đời Lý, Trần, một số ngƣời bắt đầu sƣu tầm thần thoại, thần tích và
truyện cổ tích của dân tộc. Sở dĩ, họ sƣu tầm truyện cổ tích, thần thoại nhà nƣớc là
vì mục đích đi tìm tài liệu bổ sung cho lịch sử, nhất là giai đoạn khuyết sử, với ý
muốn tìm về cuội nguồn dân tộc, nhiều hơn là nhằm bảo tồn văn học dân gian.
Trong số những loại sách này có Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam
chích quái của Trần Tế Pháp [7].


2


Vào khoảng cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn có nhiều sách vở xuất hiện, trong
đó có loại chữ bằng Hán văn. Loại sách này có ghi chép ít hay nhiều những truyền
thuyết cổ tích lƣu hành trong dân gian. Có thể đếm đƣợc những quyển nhƣ Công
dư tiếp ký của Vũ Phƣơng Đề, Truyền văn tân lục của Nguyễn Diễn Trai, Lan trì
kiến văn lục của Vũ Nguyên Hanh (tức Vũ Trinh), Sơn cư tạp thuật của Bùi Huy
Bích (?), Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Tân truyền kỳ
mạn lục của Phạm Quý Thích, Thoái thực ký văn của Trƣơng Quốc Dụng v.v… [7]
Số truyện do nhà nho thu góp trong sách trên, hầu hết là những truyền thuyết hoang
đƣờng hoặc những truyện cổ lịch sử. Động cơ của những ngƣời ghi chép, cóp nhặt
thì vẫn thế, vẫn không phải có ý thức sƣu tầm văn học mà chỉ là tìm tòi tài liệu cho
lịch sử, hay là lƣu lại một sự việc chƣa rõ căn nguyên.
Lịch sử ngành nghiên cứu truyện kể dân gian thế giới đã có bề dày ngót 200
năm, còn ở Việt Nam thì có lẽ phải đến những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ
này với sự xuất hiện của các công trình sƣu tập truyện cổ tích nhƣ Kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam, 5 tập, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1958 - 1982 của Nguyễn
Đổng Chi; Tổng tập văn học các dân tộc ít người Việt Nam, tập 2- truyện cổ dân
gian, Nxb Đà Nẵng, 2002, do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên; Tổng tập văn học dân
gian người Việt, tập 6 – truyện cổ tích thần kỳ, Nxb Khoa học xã hội, 2004 do
Nguyễn Thị Huế (chủ biên) và Trần Thị An và đến năm 2000, Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam, 5 tập của Nguyễn Đổng Chi đƣợc in lại thành hai quyển thì truyện kể
dân gian Việt Nam mới đƣợc nhìn nhận nhƣ một thể loại riêng biệt.
Các công trình nghiên cứu truyện cổ tích
Một số nghiên cứu ngoài nước
R.M. Volkov trong cuốn: Cổ tích điều tra về cách cấu tạo chủ đề của truyện
cổ tích dân gian, tập 1, Truyện cổ tích Bạch Nga, Ukraina, NXB Quốc gia Ukraina,
Ôđetxa, 1924 (dẫn theo V.Ia.Propp trong cuốn: Tuyển tập V.Ia.Propp, tập 1) đã phân
chia truyện cổ tích theo nút truyện, theo tính cách của nhân vật, theo số lƣợng nhân

vật, theo một trong những yếu tố của quá trình hành động v.v… tuy nhiên đề tài
hoàn toàn không đƣợc phân chia theo một tiêu chí cụ thể, thống nhất nào.

3


Có thể nói, việc phát hiện ra cấu trúc đặc biệt của truyện cổ tích, công đầu
thuộc về các nhà forklore học châu Âu. Ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm type và
môtíp là nhà folklore học Nga nổi tiếng thế kỷ XIX A.N.Vêxêlôpxki với cuốn
Những bài báo về truyện cổ tích, trong sách Tuyển tập các công trình nghiên cứu,
tập 16, Lêningrat xuất bản, 1938 (trích dẫn theo V.Ia.Propp trong cuốn Tuyển tập
V.Ia.Propp, tập 1, Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà
Nội, 2003). Kế thừa những thành tựu của Vêxêlốpxki, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về type và motif thành công nhƣ công trình của các nhà nghiên cứu thuộc
trƣờng phái địa lý – lịch sử (trƣờng phái Phần Lan).
Cùng với phƣơng pháp phân tích cấu trúc hình thái truyện cổ tích, V.Ia.Propp
đƣợc đánh giá là một trong những nhà folklore học vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Sau
khi công trình Hình thái học truyện cổ tích ra đời, ông đã đƣợc coi nhƣ là ngƣời
mở đƣờng cho lý thuyết nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử, lý thuyết về chức
năng của nhân vật hành động phát triển (ở Việt Nam, cuốn này nằm trong tập Tuyển
tập V.Ia.Propp, tập I, NXB Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản,
Hà Nội, 2003).
Sau Hình thái học truyện cổ tích, V.Ia.Propp tiếp tục công việc nghiên cứu
của mình bằng công trình Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ nhƣng
theo một hƣớng mới là truy tìm chìa khóa dẫn tới nguồn gốc lịch sử của các câu
chuyện cổ tích (ở Việt Nam, cuốn này nằm trong Tuyển tập V.Ia.Propp, tập II, NXB
Văn hóa dân tộc – Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, 2005).
Ở châu Á, cụ thể là ở miền Nam Trung Quốc, một trong những tác giả đề cập

đến vấn đề nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ sớm nhất phải kể tới Đoàn Thành

Thức đời Đƣờng với cuốn: Đậu dương tạp trở, bao gồm những motif truyện giống
nhƣ kiểu Cô Lọ Lem. Sau này, các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhƣ Đƣờng Tiểu
Thi với bài viết Khảo sát type truyện Cô Lọ Lem của miền Nam Trung Quốc, Tạp
chí nghiên cứu Văn học, số 8/2007…, [45] đã có trong tay 70 bản kể về type truyện
Cô Lọ Lem của Trung Quốc.

4


Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên hầu nhƣ mới
đề cập đến truyện cổ tích dƣới các góc độ nhƣ: đề tài, motif, cốt truyện; hành động,
nguồn gốc, chức năng của nhân vật v.v…Nếu các nhà nghiên cứu có phân loại
truyện cổ tích theo hƣớng phân tích cấu trúc cốt truyện thì các ý kiến đƣa ra cũng
chƣa hoàn toàn thống nhất bởi vì họ chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung về việc xác
định “đơn vị cơ bản” cấu tạo nên cốt truyện.
Phần lớn các công trình nghiên cứu đó đều khẳng định trong truyện cổ tích
luôn tồn tại nhiều dạng thức không gian khác nhau, sự chuyển đổi phi cản trở giữa
các loại hình không gian thông qua chuyến du hành của các nhân vật truyện cổ tích.
Việc tìm hiểu nhân vật kỳ ảo nói chung, nhân vật Thần - Tiên trong truyện cổ tích
nói riêng chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo dƣới các góc độ: nguồn gốc,
tính chất, chức năng, tác động…và mối quan hệ giữa chúng.
Một số nghiên cứu trong nƣớc
Các công trình nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam:
Công trình đầu tiên mang tính chất tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên
cứu truyện cổ tích Việt Nam là sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu theo type và motif
của trƣờng phái địa lí - lịch sử, công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện
cổ tích qua truyện Tấm Cám của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh vào năm 1968
[29].
Sau Đinh Gia Khánh, các nhà nghiên cứu bắt đầu đi vào nghiên cứu các
motif nổi bật trong một nhóm truyện. Đây cũng là một hƣớng vận dụng phƣơng

pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của trƣờng phái địa lí - lịch sử. Trƣớc hết, Nguyễn Thị
Huế viết Người mang lốt- motif đặc trưng của kiểu truyện cổ tích về nhân vật xấu xí
mà tài ba (1997). Đến 1998, Nguyễn Bích Hà với công trình Thạch Sanh và kiểu
truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á (1998) [23]. Năm 2001,
Nguyễn Tấn Đắc viết Từ truyện Kajong và Halêk của người Chăm đến type truyện
Tấm Cám ở Đông Nam Á trong quyển Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
[15]. Bài viết đã đi vào so sánh các bản kể khác nhau thuộc nhiều dân tộc của type

truyện Tấm Cám phổ biến. Trong phần “Những nhận định khái quát về truyện cổ

5


tích Việt Nam” (1982), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
cũng đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu theo type và motif của trƣờng phái địa lí
- lịch sử, đi vào đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam và nguồn gốc của truyện cổ
tích Việt Nam. Tuy ngay từ đầu, tác giả đã thu hút cả thể loại truyền thuyết với tên
gọi cổ tích lịch sử vào thể loại truyện cổ tích nhƣng nhờ vào nguồn tài liệu khảo dị
phong phú thuộc nhiều dân tộc khác nhau, từ Á đến Âu nên tác giả đã đƣa ra đƣợc
những nhận định sắc sảo, lí thú trong các luận điểm của mình.
Tiếp nhận hƣớng nghiên cứu mới, vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu hình
thái học của Propp, Tăng Kim Ngân đã vận dụng lí thuyết về 31 chức năng của
Propp trong Cổ tích thần kì người Việt- đặc điểm cốt truyện (1994) [35].
Loại phƣơng pháp thứ ba đƣợc các nhà văn học dân gian áp dụng trong lĩnh
vực nghiên cứu là thi pháp học trên cơ sở so sánh văn học viết và văn học dân gian.
Trƣớc hết, Hoàng Tiến Tựu với công trình Bình giảng truyện dân gian (1996) đã
tiến hành bình một số truyền thuyết, truyện cổ tích tiêu biểu [51]. Năm 2010,
Nguyễn Định với Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở
Nam Trung Bộ đã tiến hành thống kê và lí giải về yếu tố thần kì trong truyền thuyết
và truyện cổ tích của ngƣời Việt ở khu vực này [17]. Đến năm 2011, Nguyễn Xuân

Đức đã đóng góp cho làng nghiên cứu khoa học về truyện cổ tích công trình Thi
pháp truyện cổ tích thần kì người Việt. Công trình này chủ yếu đề cập đến những
đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích thần kì ngƣời Việt trong quan hệ đối sánh với
văn học viết là chủ yếu [19]. Công trình Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
của Nguyễn Xuân Đức vào năm 2011 cũng có nhiều đóng góp về mặt thi pháp văn
học dân gian nói chung và thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích nói riêng. Công
trình đã đề cập nhiều vấn đề nhƣ tiêu chí phân loại thần thoại, truyền thuyết và
truyện cổ tích dựa theo chức năng, đặc trƣng thi pháp của chúng [20].
Ngoài ba phƣơng pháp trên, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp
cấu trúc - chức năng để nghiên cứu truyện cổ tích. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Chu
Xuân Diên với chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (1989) đã
từng bƣớc khái quát các trào lƣu nghiên cứu truyện cổ tích của các nhà folklore thế

6


giới và Việt Nam nhằm tiến tới khẳng định một cách nhìn toàn diện về lịch sử
nghiên cứu và phân loại truyện cổ tích. Trong chuyên luận này, tác giả đi vào các
vấn đề cơ bản của thể loại này nhƣ khái niệm, vấn đề nguồn gốc và nghiên cứu lịch
sử truyện cổ tích, mối quan hệ của truyện cổ tích với hiện thực và việc nghiên cứu
thi pháp truyện cổ tích [10].
Các công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc trang bị
kiến thức nền tảng cũng nhƣ định hƣớng nền tƣởng về mặt phƣơng pháp luận để
nghiên cứu đề tài luận văn này. Mặt khác, các công trình này cũng cung cấp nhiều
tri thức về dân tộc học, xã hội học, văn hóa,… hỗ trợ chúng tôi trong việc ứng dụng
phƣơng pháp liên ngành để giải thích các hiện tƣợng, quy luật xuất hiện trong luận
văn.
Các công trình nghiên cứu hệ thống nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích
Việt Nam
Truyện cổ tích thƣờng trình bày mơ ƣớc đậm hơn hiện thực, kết thúc có hậu

nên rất cần dùng yếu tố kỳ ảo, vốn là những yếu tố tƣởng tƣợng, không có thật,
không theo quy luật khách quan v.v…Vì vậy, khi phân tích cơ sở lịch sử, nhân vật
Thần – Tiên trong truyện cổ tích chúng ta không thể bỏ qua yếu tố thần kỳ nhƣ là
một dấu hiệu đặc trƣng của kiểu nhân vật này.
Năm 1961, nhóm tác giả Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội trong cuốn: Giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam (Văn học dân gian) – tập 1 – NXB Giáo dục đã đề
cập đến các dạng nhân vật nhƣ: Bụt, tiên, thần, ma quỷ; những vật có ma lực (ngựa
thần, gƣơm thần…) v.v…[39].
Sau đó, Nguyễn Đồng Chi với: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập,
NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1958 – 1982 (trƣớc năm 1967, mang tên là NXB
Văn Sử Địa) [5]; Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn: Văn học dân gian
Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội, 1962 [28]; Cao Huy Đỉnh với: Tìm hiểu tiến trình
văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1974 [18]; Đặng Thái
Tuyên với: Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kỳ Mường, Tạp chí Văn học,
số 5/1983; Nguyễn Thị Huế với bài viết: Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyển cổ

7


tích các dân tộc Việt Nam, Tạp chí Văn học số 5/1985 (năm 1999, tác giả đã triển
khai vấn đề này một cách chi tiết, công phu hơn trong một công trình cùng tên);
Tăng Kim Ngân với Cổ tích thần kỳ người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt truyện, NXB
Khoa học xã hội, 1997; Đỗ Bình Trị với Những đặc điểm thi pháp của các thể loại
văn học dân gian, NXB Giáo dục, 1999, v.v… cũng đều nói đến yếu tố kỳ ảo mà
trong đó có nhân vật kỳ ảo.
Trong số các tác giả kể trên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến ý kiến: “…yếu tố
kỳ diệu, siêu nhiên chính là một thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của
truyện…” [30] của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh. Cao Huy Đỉnh cho rằng: “Bút
pháp nghệ thuật phổ biến ở giai đoạn đầu là yếu tố thần kỳ. Tiên, bụt, vật báu thần
kỳ, các hình thức biến hóa thần kỳ của con ngƣời và thiên nhiên là những lực lƣợng

phù trợ cho nhân vật chính đạt tới hạnh phúc. Phù thủy, ma quỷ, những con vật và
đồ vật quái dị của chúng…là những lực lƣợng thù địch, tàn ác, ngăn cản và hãm hại
nhân vật chính” [18, tr.67]. Đỗ Bình Trị nhấn mạnh: “Lực lƣợng thần kỳ bao gồm:
1/ những nhân vật thần kỳ (Thần, Bụt, Tiên…), 2/ những vật có phép màu (cung tên
thần, gƣơm thần, đàn thần, bút thần, sách ƣớc…), 3/ sự biến hóa siêu tự nhiên
(ngƣời hóa thành vật, vật hóa thành ngƣời, vật này hóa thành vật khác, ngƣời thế
này hoá thành ngƣời thế khác …)” [44, tr.14]. Ông cho rằng: chỉ có một kiểu nhân
vật chính nhƣ: ngƣời con riêng, ngƣời em út, ngƣời mồ côi, ngƣời mang lốt vật,
ngƣời đi ở, ngƣời dũng sĩ, ngƣời có tài lạ … là xuất hiện trong truyện cổ tích mà
thôi.
Vào năm 2008, trong Luận án tiến sỹ: Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và
truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ [17], tác giả Nguyễn Định đã chia yếu tố
thần kỳ làm hai dạng: Theo dạng biểu hiện, yếu tố thần kỳ đƣợc chia thành các dạng
nhỏ sau: Dạng hữu hình gồm: dạng ngƣời (Tiên, Bụt, bà Chằng, Ngọc hoàng, mụ phù
thuỷ…), dạng loài vật (đại bàng, phƣợng hoàng, trăn tinh…), dạng đồ vật (cung thần,
đàn thần, niêu cơm thần…), ngoài ra, còn có dạng vật thể (giếng nƣớc, hồ nƣớc…);
dạng vô hình gồm: ma quỷ, câu thần chú, lời nói thần kỳ…Theo bản chất xã hội, yếu tố
thần kỳ có hai tuyến: tuyến thiện và tuyến ác. Sau khi phân loại yếu tố

8


thần kỳ, tác giả nhận xét là Yếu tố thần kỳ dạng vô hình chiếm tỷ lệ rất thấp. Yếu tố
thần kỳ dạng hữu hình xuất hiện khá phong phú.
Nhìn chung, sau khi tiếp cận yếu tố thần kỳ dƣới các hình thức nhƣ phƣơng
tiện thần kỳ, thế giới kỳ ảo v.v…, các tác giả đều đƣa ra nhận định khái quát yếu tố
kỳ ảo là nét nghệ thuật đặc trƣng của truyện cổ tích. Yếu tố này can thiệp vào mọi
cốt truyện hoang đƣờng và là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành
nhiệm vụ. Càng lùi về quá khứ xa xƣa, yếu tố kỳ ảo càng đậm nét. Nó vừa là thủ
pháp nghệ thuật, vừa là niềm tin của nhân dân.

Tuy nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam chƣa đƣợc dành
cho một công trình nghiên cứu độc lập nào nhƣng đã có một số nhà nghiên cứu đề
cập đến một số kiểu, loại hoặc phân chia một số nhóm nhân vật cổ tích nào đó trong
các công trình, bài viết của mình nhƣ: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn:
Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội, 1962; Nguyễn Ngọc Côn với:
Lịch sử văn học Việt Nam, tập I (tủ sách Đại học Sƣ phạm), văn học dân gian, phần
I (nhiều tác giả), in lần 3, NXB Giáo dục, 1970; Nông Quốc Chấn, Phan Đăng Nhật

với: Lịch sử văn học Việt Nam, tập I – NXB Khoa học xã hội, 1980; Võ Qunag
Nhơn với: Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1983; Chu Xuân Diên với: Từ Truyện cổ tích trong Từ
điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, 1984; Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) với
cuốn: Nhân vật thần kỳ, NXB Văn hoá dân tộc Hà Nội, 1989; Nguyễn Thị Huế với
bài viết: Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, Tạp
chí Văn học, số 5/1991; Trần Đức Ngôn với bài viết: Lý thuyết hình thái học của
V.Ia.Propp và truyện cổ tích thần kỳ của người Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian số
3/1991; Hoàng Tiến Tựu với cuốn: Bình giảng truyện dân gian (in lần 2), NXB
Giáo dục, 1996; Đặng Văn Lung, Võ Thị Hảo với cuốn: Nghiên cứu văn nghệ dân
gian Việt Nam – Tuyển chọn một số công trình, tập 2, NXB Văn hoá dân tộc, 1997;
Nguyễn Xuân Đức: Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ, đề tài khoa học, lƣu tại Trƣờng
Đại học Vinh – Nghệ An, (1997); Phạm Đức Dƣơng với: Giải mã truyện cổ Lào
theo phương pháp tiếp cận văn hoá học, Tạp chí Văn học, số 1/1998; Nguyễn Bích

9


Hà với: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam
Á, NXB Giáo dục, 1998 và bài viết: “Vận dụng lý thuyết văn học so sánh, tìm hiểu
kiểu truyện “ngƣời em” trong truyện cổ tích Việt Nam và châu Âu”, Tạp chí nghiên
cứu Văn học, số 4/2005; Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) với cuốn: Tổng tập văn học

các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 2 – truyện cổ dân gian, NXB Đà Nẵng, 2002;
Nguyễn Tấn Đắc với: Truyện kể dân gian, đọc bằng type và môtíp, NXB Khoa học
xã hội Hà Nội, 2001 và bài viết: Ai xung đột với ai trong type truyện Tấm Cám ở
Đông Nam Á, Tiểu ban 4 – Viện Văn học, Hội thảo Văn học quốc tế, 2006 v.v…
Các công trình nghiên cứu nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt
Nam
Về nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam, đã có một vài nhà
nghiên cứu đề cập tới khi phân loại truyện cổ tích, nhƣ trong Luận án tiến sỹ của
Nguyễn Định Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam
Trung Bộ, trong luận án này tác giả đã chia yếu tố thần kỳ làm hai dạng: Theo dạng
biểu hiện, yếu tố thần kỳ đƣợc chia thành các dạng nhỏ sau: Dạng hữu hình gồm:
dạng ngƣời (Tiên, Bụt, bà Chằng, Ngọc Hoàng, mụ Phù Thuỷ…), dạng loài vật (đại
bàng, phƣợng hoàng, trăn tinh…), dạng đồ vật (cung thần, đàn thần, niêu cơm
thần…), ngoài ra, còn có dạng vật thể (giếng nƣớc, hồ nƣớc…); dạng vô hình gồm:
ma quỷ, câu thần chú, lời nói thần kỳ…Theo bản chất xã hội, yếu tố thần kỳ có hai
tuyến: tuyến thiện và tuyến ác. Trong công trình nghiên cứu này thì nhân vật Thần,
Tiên đƣợc xếp vào dạng hữu hình cùng với Phật, Phù Thủy… Luận án tiến sĩ Thế
giới nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam của Nguyễn
Thị Dung đã đề cập và nghiên cứu nhân vật Thần – Tiên trong hệ thống các nhân
vật thần kỳ, từ cơ sở hình thành, khảo sát tất cả các loại nhân vật thần kỳ xuất hiện
trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam… và nhân vật Thần, Tiên cũng
đƣợc đề cập tới, nhƣng chƣa nghiên cứu sâu trên các phƣơng diện phƣơng thức
biểu hiện, chức năng, tác động, nghệ thuật truyện, giá trị văn hóa trong tín ngƣỡng
thờ cúng…

10


Mặc dù chƣa đề cập đến Nhân vật Thần – Tiên trong hệ thống nhân vật kỳ ảo
một cách đầy đủ nhƣng những công trình nghiên cứu trên thật sự là những tƣ liệu

cần thiết, giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn để phân loại và sắp xếp kiểu nhân
vật này một cách có hệ thống. Hƣớng nhìn nhận nhân vật Thần – Tiên trong hệ
thống nhân vật kỳ ảo một cách toàn diện dƣới góc độ folklore về cơ bản vẫn chƣa
nhiều; đặc biệt là nhân vật Thần – Tiên trong phạm vi của bộ Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn. Những yếu tố nghệ thuật,
cái tạo nên vẻ đẹp của nhân vật Thần - Tiên chƣa đƣợc xem xét thấu đáo trong các
công trình nghiên cứu, bài viết trên. Các ý kiến đƣa ra về hệ thống nhân vật này còn
mờ nhạt. Các tác giả cũng chƣa đề cập một cách hệ thống về các tiêu chí, cơ sở để
xác định nhân vật Thần Tiên trong mối quan hệ hữu cơ nhƣ: Nguồn gốc, tính chất,
chức năng, hành động, tác động,….
Nhân vật Thần Tiên hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu nhƣ một phƣơng thức
tƣ duy quan trọng và là một phƣơng tiện nghệ thuật độc đáo để chiếm lĩnh và phản
ánh hiện thực. Quan niệm nghệ thuật về thế giới, con ngƣời của ngƣời xƣa cũng
chƣa đƣợc bộc lộ đầy đủ trong các nhân vật này. Nhìn chung, những công trình
nghiên cứu của các tác giả trên chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các lực lƣợng thần kỳ
hoặc nếu có đề cập đến nhân vật kỳ ảo thì cũng chỉ là xét chung chung trong một
loại hay một nhóm nhân vật nào đó nhƣ: Tiên, Thần, Bụt v.v…. Một số loại nhân
vật chỉ đƣợc nghiên cứu trên phƣơng diện đơn lẻ nhƣ: Chức năng, hành động của
nhân vật, nhân vật chính và hoàn cảnh khởi đầu, motif…
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thấy cần cụ thể phạm vi nghiên cứu
để có cái nhìn bao quát và đi sâu vào nghiên cứu nhân vật Thần - Tiên nhằm tìm
hiểu nguồn gốc hình thành, đặc điểm nhân vật, phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện,
giá trị văn hóa v.v…của loại nhân vật này trong truyện cổ tích Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhân vật Thần – Tiên nói riêng, nhân vật trong truyện cổ
tích Việt Nam nói chung, một mặt giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn một thể loại hết

11



sức phong phú và đa dạng trong kho tàng văn học dân tộc, mặt khác giúp ta hiểu
đƣợc tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhân dân lao động trong sự đối sánh với
thành tựu của những ngƣời sáng tạo chuyên nghiệp trong văn học viết.
Luận văn chỉ ra đặc điểm của nhân vật Thần – Tiên: số lƣợng, tần xuất,
nguồn gốc, dạng thức xuất hiện, diện mạo, tính cách, hành động v.v…. Xác định
đƣợc chức năng của nhân vật Thần – Tiên tham gia trong truyện cổ tích; đồng thời
so sánh các nhân vật Thần – Tiên với nhau, nhân vật Thần – Tiên với các nhân vật
thần kỳ khác trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nhận xét, đánh giá về sự
tƣơng đồng, sự khác biệt giữa các nhân vật là Thần, là Tiên, nhân vật Thần – Tiên
với các nhân vật kỳ ảo khác trong truyện cổ tích.
Tìm hiểu phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện nhân vật Thần – Tiên trong
truyện cổ tích Việt Nam về các mặt: xây dựng nhân vật, cốt truyện, không gian,
ngôn ngữ,... Đồng thời thông qua việc tìm hiểu cơ sở hình thành nhân vật Thần –
Tiên, chúng tôi khẳng định đƣợc chức năng, giá trị của văn hóa, tôn giáo, tín
ngƣỡng (thờ cúng các vị thần…) trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác
giả dân gian về thế giới và con ngƣời.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các truyện cổ tích
Việt Nam có xuất hiện nhân vật Thần – Tiên. Nghiên cứu về đặc điểm, phƣơng thức
biểu nghệ thuật biểu hiện, giá trị văn hóa của các nhân vật Thần – Tiên trong truyện
cổ tích Việt Nam.
Về tƣ liệu nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn cuốn sách Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam (2000), Nguyễn Đổng Chi, 2 quyển, Nxb Giáo dục, Hà Nội làm tƣ liệu
khảo sát.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, khảo sát tư liệu: Lựa chọn cuốn sách Kho tàng

truyện cổ tích Việt Nam (2000), Nguyễn Đổng Chi, 2 quyển, Nxb Giáo dục, Hà Nội
làm tƣ liệu khảo sát. Sau đó đọc tất cả và dừng lại ở những truyện có nhân vật Thần


– Tiên. Trên cơ sở này, chúng tôi thống kê, phân loại chúng.

12


- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ so

sánh các loại nhân vật Thần – Tiên với nhau, nhân vật Thần – Tiên với các nhân vật
kỳ ảo khác trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Thế giới nhân vật Thần – Tiên đƣợc

chúng tôi phân chia thành các kiểu, loại nhân vật có các chức năng khác nhau.
Chúng tôi sẽ phân tích từng biểu hiện cụ thể của chúng. Khi phân tích tƣ liệu,
chúng tôi chọn những dẫn chứng cụ thể của cho nhân vật Thần - Tiên và cuối cùng
rút ra nhận xét, đánh giá tổng hợp.
- Phương pháp liên ngành: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp liên ngành (dân

tộc học, văn hóa học, phân tâm học, tôn giáo học v.v…) để lý giải những quan niệm
thâm mỹ cùng nguồn gốc hình thành của thế giới nhân vật Thần – Tiên.
Ngoài các phƣơng pháp nghiên trên chúng tôi còn sử dụng rất nhiều các
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp lịch sử….

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam là
hƣớng tiếp cận liên ngành từ truyện cổ tích Việt Nam cho đến phân tâm học, văn
hóa học, dân tộc học v.v….
Thống kê các câu chuyện cổ tích có xuất hiện nhân vật Thần – Tiên trong
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn), xác định
đƣợc số lƣợng, tần số, hành động, chức năng, giới tính, tính chất… của nhân vật

Thần – Tiên, tạo thành hệ thống thế giới nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích
Việt Nam.
Chỉ ra các dạng thức và phƣơng thức nghệ thuật của nhân vật Thần – Tiên
trong truyện cổ tích Việt Nam: xây dựng cốt truyện; tổ chức không gian, thời gian,
tổ chức sự kiện và tạo ra các thủ pháp,….
Luận văn khẳng định đƣợc giá trị văn hóa của nhân vật Thần – Tiên trong
truyện cổ tích Việt Nam: phản ánh trí tƣởng tƣợng phong phú, hóa giải những vấn

13


đề xã hội, phản ánh đời sống tâm linh trong tín ngƣỡng thờ cúng (thờ Thần , Tiên)
của ngƣời Việt.
6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
chia ra làm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quát về đề tài
Chƣơng 2: Diện mạo và đặc điểm của nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ
tích Việt Nam
Chƣơng 3: Phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện nhân vật Thần – Tiên trong
truyện cổ tích Việt Nam
Chƣơng 4: Giá trị văn hóa của nhân vật Thần – Tiên trong truyện cổ tích Việt

Nam.

14


CHƢƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Truyện cổ tích và nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích Việt Nam
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian đã đƣa ra nhiều quan
niệm, khái niệm về truyện cổ tích, điều đó phản ánh tính phong phú, phức tạp của
thể loại này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thật chính xác, phổ
quát tuyệt đối trong quan niệm của các nhà nghiên cứu.
Trong ngôn ngữ Châu Âu có rất nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ truyện cổ
tích. Ngôn ngữ Anh sử dụng thuật ngữ ghép Antique Vestiget (trong đó Antique là cổ
xƣa, là cũ còn Vestiget là vết tích, dấu tích). Thuật ngữ này có nội hàm khá rộng,
tƣơng ứng với ý nghĩa “truyện cổ”, “truyện đời xƣa” tức là nhằm chỉ tất cả các loại
truyện dân gian.
Ngôn ngữ Pháp ngày nay hai thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ truyện cổ tích là
Cotes-bleu (truyện hoang đƣờng) và Contes-de-fées (tiêu thoại) hoặc một thuật ngữ
chỉ chung cả hai truyện đó là Contes-populaire (Contes là chuyện bịa đặt, còn
populaire là thuộc về dân gian).
Các nhà khoa học Nga định nghĩa Ckazka là một trong những thể loại văn
học dân gian thuộc loại hình tự sự lấy hƣ cấu làm cơ sở cho sự sáng tạo, dẫu rằng
nó nói về những chuyện phiêu lƣu (Avanchiur) hay chuyện thế sự… Ckazka là
những dạng khác nhau của loại hình tự sự truyền miệng: truyện kể về loài vật,
chuyện thần kỳ, chuyện phiêu lƣu, chuyện trào phúng châm biếm. Theo các nhà
nghiên cứu Xô Viết thì cổ tích là một chỉnh thể nghệ thuật tổng hợp các đặc điểm
nhƣ: tính trần thuật, tính tƣởng tƣợng hƣ cấu, tính giáo huấn. Dĩ nhiên nó là truyện
cổ dân gian, lƣu truyền bằng miệng v.v…
Ở nƣớc ta hiện nay trong các giáo trình văn học dân gian hay trong các công

trình nghiên cứu, các tác giả ít đƣa ra những định nghĩa và truyện cổ tích, mà chỉ
đƣa ra những đặc trƣng chung để xác định thể loại. Quá trình nghiên cứu truyện cổ

15



tích ở nƣớc ta gắn liều với sự nhận thức về thể loại đƣa đến sự phân biệt các thể
loại truyện dân gian khác nhau.
Trong thực tế, sự lẫn lộn nội dung hai khái niệm truyện cổ và truyện cổ tích
không chỉ ở nƣớc ta mà đó gần nhƣ một hiện tƣợng của nhiều dân tộc trên thế giới.
Trong quá trình đi tìm một định nghĩa đúng đắn cho thể loại này, các nhà nghiên
cứu folklore đã xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau. Một khuynh hƣớng cho rằng,
có thể định nghĩa truyện cổ tích thông qua việc nhận biết những cốt truyện; khuynh
hƣớng khác lại nhấn mạnh khả năng tin hoặc không tin của ngƣời nghe vào “tính
khác thƣờng” của cốt truyện cổ tích. Ngƣời khác lại coi trọng sự phản ánh hiện
thực một cách có ý thức của truyện cổ tích, v.v…
Trƣớc cách mạng tháng Tám, truyện cổ tích thƣờng đƣợc gọi là “truyện đời
xƣa”, dùng để chỉ chung các loại truyện dân gian, truyền miệng. Về sau, phạm vi
truyện cổ tích đƣợc thu hẹp dần, dùng để chỉ một loại riêng biệt. Việc xác định thể
loại truyện cổ tích ở nƣớc ta càng ngày càng khó khăn vì bản thân truyện cổ tích
Việt Nam mang tính chất phức tạp và có xu hƣớng đan xen vào các thể loại khác
nhƣ thần thoại, truyền thuyết. Những năm gần đây, các nhà khoa học có xu hƣớng
tách riêng truyện cổ tích thành một thể loại độc lập, ra khỏi nhóm truyện dân gian.
Nhƣng nhiều khi quan niệm cũ vẫn ảnh hƣởng đến cách trình bày của các tác giả.
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên chủ biên)
vẫn xếp truyền thuyết vào loại truyện cổ tích lịch sử. Khi định nghĩa truyện cổ tích
tác giả cũng không đƣa ra định nghĩa cụ thể mà hiểu nó thông qua cách đối chiếu
với thần thoại: “Thần thoại là những truyện mà nhân vật là thần, còn truyện cổ tích
thì nhân vật là ngƣời; Thần thoại là sáng tác dân gian thời nguyên thủy; còn truyện
cổ tích là sản phâm của xã hội thị tộc đã tan rã, phản ánh đấu tranh xã hội; Thần
thoại hấp dẫn bằng những hình tƣợng mỹ lệ, táo bạo, còn truyện cổ tích lôi cuốn
chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, không khí đâu tranh chống cƣờng quyền…”
[28].
Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã khái quát từ hàng loạt định nghĩa về truyện

cổ tích:

16


×