Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.86 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN BÍCH LIÊN

NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG
PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
(QUA CON CHIM VÀNH KHUYÊN, MẸ
VẮNG NHÀ VÀ BI, ĐỪNG SỢ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và Phê bình Điện ảnh Truyền hình

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN BÍCH LIÊN

NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG
PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (QUA
CON CHIM VÀNH KHUYÊN, MẸ VẮNG NHÀ
VÀ BI, ĐỪNG SỢ)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lýluâṇ Licḥ sử vàPhê binh̀ Điêṇ ảnh Truyền
hình
Mã số: 60210231



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Ngọc Thanh

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, có kế thừa một số kết
quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng trong luận
văn có xuất xứ cụ thể rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học luận văn
của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên

Phan Bích Liên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS Vũ Ngọc Thanh –
người không chỉ hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung
nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác mà còn động viên, khích lệ đảm
bảo cho luận văn hoàn thành có chất lượng.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều
kiện cho việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên

Phan Bích Liên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................................... 8
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................. 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 12
6. Đóng góp mới của luận văn............................................................................................. 13
7. Cấu trúc luận văn.................................................................................................................. 14
NỘI DUNG........................................................................................................................................ 15
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG

ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM............................................................................................................ 15
1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân vật............................................................................ 15
1.1.1. Nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong điện ảnh .. 15

1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh............................................ 16
1.1.3. Đặc thù xây dựng nhân vật trong tác phẩm điện ảnh............................ 18
1.1.4. Phân loại nhân vật.................................................................................................... 20
1.2. Khái lược chung về nhân vật trẻ em....................................................................... 22
1.2.1. Hệ thống nhân vật trẻ em..................................................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm của phim thiếu nhi.............................................................................. 26
Tiểu kết................................................................................................................................................ 29


1


CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN
ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ................................

2.1.Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh số
2.1.1. Hoàn cảnh rộng và đời sống của trẻ em .........................................
2.1.2. Hoàn cảnh hẹp và hình ảnh trẻ thơ ................................................

2.2.Trẻ em trong mối quan hệ với chính mình .
2.2.1. Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái 40
2.2.2. Những tâm hồn trẻ thơ giàu ước mơ, khát vọng ............................

2.3.Nhân vật trẻ em – nỗ lực tái tạo hiện thực v

2.4.Nhân vật trẻ em có hành động và có sự biế
Tiểu kết ..........................................................................................................
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN
ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT .........................
3.1. Nhân vật trẻ em trong nghệ thuật kể chuyện điện ảnh .........................
3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống phim ...........................................
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng chi tiết ..........................................................
3.1.3. Nghệ thuật kể chuyện ....................................................................
3.1.4. Không gian – thời gian ..................................................................
3.2. Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thị giác...............
3.2.1. Dàn cảnh ........................................................................................
3.2.2. Diễn viên ........................................................................................
3.2.3. Quay phim .....................................................................................
2



3.3. Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thính giác...............75
3.3.1. Lời thoại........................................................................................................................ 75
3.3.2. Tiếng động.................................................................................................................... 77
3.3.3. Âm nhạc........................................................................................................................ 79
Tiểu kết................................................................................................................................................ 81
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 86

3


1.

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:

Hình tượng nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh là một vấn đề
lớn, ngày càng được quan tâm hơn khi đất nước phát triển và hội nhập. Đây là
đề tài chưa có tổng kết, có tính mới mẻ, có tính lý luận và thực tiễn, khả thi
cho việc viết luận văn cao học.
1.1.Trong khi sự phát triển về các đề tài khác được coi trọng và có
những đổi thay nhanh chóng thì sự phát triển về đề tài trẻ em còn ít, thiếu,
chưa phát triển tương xứng với các đề tài khác. Thời kỳ trước năm 1975, các
phim chủ yếu tập trung vào chủ đề chiến tranh. Sau năm 1975, điện ảnh tập
trung vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước … Những tác phẩm điển ảnh
về đề tài trẻ em có hình tượng nhân vật điển hình, tiêu biểu, được xây dựng
đậm nét không nhiều, và phân bố ở nhiều quãng thời gian. Chúng ta có thể
điểm phim có sự tham gia của nhân vật trẻ em qua các năm như sau:

Năm

Tên phim

1959

Trời sắp mưa
(Hợp tác với Liên Xô)

1963

Con chim vành khuyên

1964

Kim Đồng

1965

Mèo con

1969

Con sáo biết nói

1974

Em bé Hà Nội

1976


Đứa con nuôi

1979

Chom và sa

1979

Mẹ vắng nhà

1987

Ngọn đèn trong mơ


1988 Gánh xiếc rong
1989 Tuổi thơ dữ dội
1996 Bỏ trốn
1997 Đất phương nam
1998 Đội đặc nhiệm nhà C21
2001 Xe đạp
2001 Sự tích cái nhà sàn
2002 Xe đạp và ô tô
2003 Chuyện hai chiếc bình
2003 Cuộc phiêu lưu của
Ong Vàng
2003 Ve Vàng và Dế Lửa
2004 Kính vạn hoa
2005 Chiến dịch trái tim bên

phải
2010 Bi, đừng sợ!
2015 Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh
Thực tế cho thấy hiện tại mảng phim về đề tài trẻ em bị thiếu hụt và
chưa đáp ứng được nhu cầu. Lớp khán giả nhỏ tuổi thiếu phim, tự hướng
mình về một thế giới tuổi thơ khác qua những những sản phẩm điện ảnh của
nước ngoài, nơi mà lối sống và văn hóa khác biệt so với nước ta. Phim Việt
đang bị già hóa, từ ngôn ngữ, hành động. Sự áp đặt những cái của người lớn
5


vào con trẻ khiến trẻ em nói ngôn ngữ của người lớn, nghĩ và cư xử theo cách
của người lớn … vì thế các em không thấy bóng dáng của mình trong đó.
Tuy mảng đề tài này màu mỡ, nhiều hứa hẹn, và thiếu nhi là nhóm công
chúng có nhu cầu cao về thưởng thức phim nhưng các hãng phim tư nhân đều
không mấy hứng thú – vì kinh phí vượt quá khả năng, và đầu ra lại khó cạnh
tranh với các phim cùng thể loại của nước ngoài. Còn về các hãng phim nhà
nước, với kinh phí hàng năm ít ỏi, để đầu tư hàng trăm tỷ cho một bộ phim
như Vua sư tử của Walt Disney, Ở nhà một mình … là điều không thể.
Thực tế cho thấy, các biên kịch, đạo diễn Việt Nam ngại đi theo con
đường khai thác về đề tài trẻ em bởi viết cho trẻ em rất khó, vì không phải đạo
diễn nào cũng có thể làm phim về đề tài này. Muốn viết về trẻ em nhất thiết
họ phải hiểu trẻ em từ tâm lý, tình cảm tới cuộc sống của các em trong mỗi
hoàn cảnh lịch sử nhất định. Dàn diễn viên nhí thiếu, chủ yếu diễn viên thiếu
nhi là con nhà nòi hoặc là tài năng thiên bẩm. Mặt khác, các em phụ thuộc rất
nhiều vào thời gian biểu học văn hóa. Việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các
em cũng là vấn đề nan giải.
1.2.Trên thế giới, từ lâu đã có mảng điện ảnh sáng tác dành riêng cho
thiếu nhi, nhân vật là thiếu nhi. Ở Việt Nam cũng vậy, ngay từ khi mới thành

lập, điện ảnh Việt đã có nhiều phim về đề tài thiếu nhi, có nhân vật là trẻ em
và có những phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Bên cạnh
khối đề tài phong phú, đa dạng thì mảng đề tài dành cho thiếu nhi thực sự trở
thành một bộ phận quan trọng. Nhất là chức năng giáo dục, định hướng của
điện ảnh là rất cao so với các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên, đến nay
chưa có công trình dài hơi nào tập trung nghiên cứu có tính chất xâu chuỗi
những đóng góp của loại hình nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt
Nam. Phần lớn các nghiên cứu tập trung ở mảng văn học thiếu nhi, như giáo
trình Văn học thiếu nhi Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2001) của Lê Thị Hoài
6


Nam, Văn học trẻ em (Nxb Đại học Sư phạm, 2005) của Lã Thị Bắc Lý. Bên
cạnh đó là các bài viết dưới dạng giới thiệu tác phẩm.
Điểm qua như vậy để thấy rằng, cho đến nay, hầu như chưa có một
công trình nào nghiên cứu có tính quy mô, toàn diện về nhân vật trẻ em nói
chung.
Các bài viết trên hệ thống thôn tin truyền thông, báo, tạp chí, báo mạng
mới chỉ đề cập đến nhân vật trẻ em trong một tác phẩm cụ thể hoặc của mỗi
tác giả nhất định. Khách quan mà nói, ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện những
tác phẩm dành cho thiếu nhi một cách lẻ tẻ, chưa thực sự có phong trào sáng
tác cho các em cũng như phát triển, ươn mầm tài năng cho các diễn viên nhí
đảm nhiệm nhân vật trẻ em trong các tác phẩm điện ảnh thiếu nhi.
1.3. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhân vật trẻ em cũng cần có sự vận
động phù hợp theo tiến trình vận động của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Trong
mỗi hoàn cảnh lịch sử, nhân vật trẻ em sẽ mang đặc điểm chung của hoàn
cảnh xã hội đó. Bé Nga trong Con chim vành khuyên, Chị cả Bé trong Mẹ
vắng nhà, Bi trong Bi, đừng sợ là ba nhân vật trẻ em ở những thời điểm lịch
sử khác nhau. Thời kỳ điện ảnh trong chiến tranh cách mạng: Con chim vành
khuyên (kháng chiến chống Pháp), Mẹ vắng nhà (kháng chiến chống Mỹ) và

thời kỳ điện ảnh trong giai đoạn hòa bình: Bi, đừng sợ. Ở mỗi giai đoạn lịch
sử xã hội nhất định, việc xây dựng nhân vật trẻ em cũng cần có những đặc
điểm cho phù hợp. Xã hội chuyển từ thời chiến, sang thời bình xây dựng đất
nước, cũng chính vì thế mà nhân vật trẻ em cũng sẽ phải vận động như thế
nào cho phù hợp.
1.4. Mặt khác, người viết với niềm yêu thích điện ảnh, đặc biệt là với
đề tài thiếu nhi trong phim truyện Việt Nam, mong muốn khám phá sâu hơn
vào địa hạt của lĩnh vực này, bổ sung cho mình cũng như những người yêu

7


điện ảnh có thêm những kiến thức quý báu trong việc xây dựng nhân vật trẻ
em trong điện ảnh Việt Nam.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nhân vật trẻ em trong
phim truyện điện ảnh Việt Nam (qua Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà,
Bi, đừng sợ!) cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2.

Lịch sử vấn đề

Qua quá trình tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả về
đề tài nhân vật trẻ em trong điện ảnh, thì các bài viết chủ yếu đi vào tìm hiểu
những vấn đề, khía cạnh có tính chất lý luận chung liên quan đến việc xây
dựng nhân vật, hoặc những nhân vật cụ thể trong từng tác phẩm … Nhìn
chung chưa có một chuyên luận nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam. Chính vì vậy, việc chọn nghiên cứu
nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam qua 3 tác phẩm Chim vành khuyên,
Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ để phân tích sẽ làm sáng tỏ đề tài này. Thực tế
cũng cho thấy, cần có công trình nghiên cứu về thực trạng nhân vật trẻ em

trong điện ảnh Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề xây dựng hình
tượng nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam.
Điểm tên một số đề tài nghiên cứu liên quan (chỉ mang tính kế thừa về
phương pháp nghiên cứu):
+
Nhân vật thanh niên trong phim truyện Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Vũ
Thị
Phong, K4 (2005 - 2007), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh.
+ Nhân vật phản diện trong điện ảnh phim truyện Việt Nam từ 1959 đến nay,
Bùi Thị Thúy Hà, K4 (2005 - 2007), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện
ảnh.
+
Đổi mới trong phim truyện Việt Nam trong bối cảnh truyền thông hiện
nay,
Chử Thị Hà, K2 (2002 - 2004), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh


8


+ Tìm hiểu một số khía cạnh về bản sắc văn hóa dân tộc trong phim truyện
Cách mạng Việt Nam, Vũ Thị Tề Khương, K2 (2002 - 2004), Luận văn thạc
sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh.
+
Sáng tác phim truyện Việt Nam những năm đổi mới, Nguyễn Khánh
Dương,
K1 (2000 - 2002), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh.
+
Những đổi mới của phim truyện Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau
năm

1975, Lê Cẩm Lượng, K1 (2000 - 2002), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu
Điện ảnh.
+ Những bài báo về các phim nghiên cứu cụ thể Con chim vành khuyên, Mẹ
vắng nhà và Bi, đừng sợ: Đức Kôn (1995), Có một lối thoát, Nghệ thuật Điện
ảnh, số 9 (137), tr. 14 – 16 ; Nông Ích Đạt (1979), Mùa xuân đến với các em
đóng phim, Tạp chí điện ảnh, số 1 (9), tr. 52 – 56) ; Trịnh Mai Diêm (1979),
Điện ảnh và vấn đề: Giáo dục thiếu nhi, Tạp chí điện ảnh, số 3 (11), tr. 1 – 3 ;
Khánh Dư (1979), Văn học là sức đẩy, Tạp chí điện ảnh, số 4 (12), tr. 10 – 11
;
Nông Ích Đạt (1981), Vân Dung: 11 tuổi đóng 11 phim, Tạp chí điện
ảnh, số
3 (23), tr. 46 – 47 ; Tố Uyên (1991), Kỉ niệm 30 năm ngày bộ phim “Con
chim vành khuyên” ra đời: Tâm sự của Tố Uyên, Nghệ thuật điện ảnh, số 6
(86), tr. 18 – 19 ; Mai Anh Tuấn (2010), “Bi đừng sợ: Những ngõ ngách tâm
lý”, Báo Sinh viên Việt Nam ; Hoàng Cẩm Giang (2012), “Về “khoảng cách
thẩm mỹ” và vấn đề tiếp nhận tác phẩm Bi, đừng sợ của công chúng Việt Nam
đương đại”, Công chúng và tiếp nhận nghệ thuật đương đại, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr. 45 - 46 …
Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và mang tính hệ thống về
nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam.
3.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của nhân vật trẻ em
trong các phim Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ ở thời


9



điểm tác phẩm ra đời. Từ đó chỉ ra đặc điểm, phương pháp xây dựng nhân vật
trẻ em đối với phim truyện về đề tài trẻ em nói riêng và về điện ảnh nói
chung.
Qua nghiên cứu, đánh giá những thành công và hạn chế của nghệ thuật
xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em qua các phim nghiên cứu, luận văn sẽ là
một trong những tài liệu hệ thống hóa, cung cấp thêm tư liệu và những giải
pháp cụ thể cho các nhà làm phim về đề tài trẻ em. Đây là vấn đề được các
nhà biên kịch, làm phim quan tâm. Hơn nữa, trẻ em là tương lai của đất nước,
vấn đề nêu ra rất có ý nghĩa mang tính dài lâu, định hướng.
Về cơ sở thực tiễn, 3 phim nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá
là thành công tại thời điểm phim ra đời và có phim được xem là phim kinh
điển của Điện ảnh Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cách thức xật
dựng nhân vật của ba phim, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, phương
pháp sáng tác khác nhau, nguyên tắc thẩm mỹ khác nhau, chúng tôi kỳ vọng
đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các nhà biên kịch, nhà làm phim tham khảo.
4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:

Chọn đối tượng nghiên cứu là nhân vật trẻ em để thấy được những đặc
trưng nổi bật của nhân vật trẻ em trong điện ảnh. Căn cứ vào tác phẩm điện
ảnh cụ thể và những công trình nghiên cứu hình tượng nhân vật đã có trong
văn học và điện ảnh để hệ thống những đặc trưng giống và khác nhau trong
việc xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong tác phẩm điện ảnh.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ba phim: Chim vành khuyên, Mẹ
vắng nhà và Bi, đừng sợ về nhân vật trẻ em, nội dung và nghệ thuật xây dựng
hình tượng nhân vật trẻ em, các yếu tố cấu thành giá trị thẩm mỹ, giá trị tư
tưởng, sự thành công nhất định trong việc xây dựng nhân vật trẻ em của các
phim.


10


Phạm vi tư liệu chúng tôi dùng để khảo sát trong luận văn này là những
tác phẩm điện ảnh cụ thể là:
Con chim vành khuyên (1962)
Xưởng phim Truyện Hà nội sản xuất. Phim đen trắng.
Kịch bản: Nguyễn Văn Thông
Đạo diễn: Nguyễn Văn Thông – Trần Vũ
Quay phim: Nguyễn Đăng Bảy
Họa sĩ: Nguyễn Như Huân
Nhạc sĩ: Hoàng Vân
Diễn viên: Tố Uyên vai bé Nga, Tư Bửu vai cha bé Nga, Thúy Vinh vai Chị
cán bộ
Giải thưởng:
Bông sen vàng, Giải thưởng nhân kỷ niệm 20 năm Điện ảnh cách
mạng Việt
nam (1953-1973) công bố tại Liên hoan phim Việt nam lần thứ II, năm 1973
- Giải đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Quốc tế Carlovy Vary
(Tiệp Khắc) năm 1962 (Là giải thưởng lớn Quốc tế đầu tiên mà phim truyện
Việt nam đạt được.)
Mẹ vắng nhà (1979)
Xí nghiệp phim truỵện Việt Nam sản xuất
Phim đen trắng, màn ảnh thường, 9 cuốn

Dựa theo truỵên ngắn cùng tên của Nguyễn Thi
Giải “Lọ hoa pha lê” của tạp chí “Hoà bình và chủ nghĩa xã hội” tại Liên hoan
phim quốc tế Caclôvi Vari ( Tiệp Khắc) năm 1980
Giải Bông Sen vàng taị Liên hoan phim Việt nam lần thứ V năm 1980


11


Bi, đừng sợ
Kịch bản và Đạo diễn: Phan Đăng Di
Sản xuất: Claire-Agnès Lajoumard, Nguyễn Hoàng Điệp. Đồng sản xuất:
ARTE France Cinéma, Trần Anh Dũng & Dominic Scriven Nguyễn Bảo Mai
Quay phim: Phạm Quang Minh
Âm nhạc: Vũ Nhật Tân
Hãng phim Thiên Ngân & Hãng phim Việt Nữ phát hành 2011
Chọn 3 tác phẩm điện ảnh Chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi,
đừng sợ, có tác phẩm là chuyển thể, làm đề tài nghiên cứu của luận văn là
cách thể hiện thiết thực những tình cảm, sự trân trọng đối với vốn văn hóa
nghệ thuật của dân tộc. Đây là những tác phẩm thành công, có những tác
phẩm là kinh điển của điện ảnh Việt Nam như Con chim vành khuyên, Mẹ
vắng nhà, có tác phẩm cũng đã tạo tiếng vang trong giới chuyên môn và được
đông đảo người yêu nghệ thuật chào đón nồng nhiệt như Bi, đừng sợ.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu bao gồm các
báo, tạp chí chuyên ngành văn học và điện ảnh có liên quan đến vấn đề xây
dựng hình tượng nhân vật, nhân vật trung tâm trong văn học và điện ảnh, để
bổ sung kiến thức và cập nhật tư liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu hình
tượng nhân vật trẻ em trong luận văn.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành để tìm hiểu hình tượng nhân vật trẻ em một cách toàn diện sâu sắc.
Xét theo phương thức tái hiện đời sống từ đó rút ra những điểm khác

biệt, khám phá ngôn từ biểu đạt trên phim về đề tài trẻ em.

12


Đồng thời luận văn cũng kết hợp sử dụng một số phương pháp khác
như so sánh, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp để dẫn dắt vấn đề một
cách cụ thể.
6.

Đóng góp mới của luận văn

Phần nghiên cứu về hình tượng nhân vật trong văn học và điện ảnh chủ
yếu kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu văn
học và điện ảnh. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những đặc trưng của việc xây
dựng hình tượng nhân vật trẻ em thể hiện ở cốt truyện, hoàn cảnh lịch sử ra
đời, bối cảnh xã hội và thiên nhiên… Từ đó cung cấp cho các nhà làm phim
một mẫu khái quát nhất trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong
phim truyện điện ảnh Việt Nam từ phương diện nội dung và phương diện
nghệ thuật điện ảnh. Không phải đặc điểm nào của trẻ em cũng phải được thể
hiện ở nhân vật trẻ em trong điện ảnh. Mỗi nhân vật trẻ em phải vừa mang nét
đặc trưng nội tại, vừa phải mang nét riêng để không bị nhòe so với các nhân
vật khác, gây được cảm xúc riêng cho người xem. Vẫn là nhân vật là trẻ em
nhưng trong mỗi phim thì nhân vật trẻ em đó vừa phải mang những nét đặc
trưng của lứa tuổi lại vừa phải mới lạ, phải khác đi, có nhiều chiều kích khác
nhau. Để làm được điều đó, cần không ít dụng công, tài năng và tầm văn hoá
của những người làm phim. Cho nên, những yếu tố nào cần được lược bỏ, yếu
tố nào nên khai thác sâu cho phù hợp cũng là một việc quan trọng. Từ việc đi
sâu vào phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật, chúng tôi lý giải
hiện tượng thành công của nhân vật trẻ em trong mỗi tác phẩm điện ảnh cụ

thể, giúp các nhà làm phim nắm bắt phương pháp sáng tác, nguyên tắc thẩm
mỹ. Khi xây dựng một nhân vật trẻ em thành công cũng có nghĩa là tạo được
hiệu ứng trong lòng khán giả, nhân vật trẻ em từ nghệ thuật bước ra đời với
nhiều giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định.

13


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Khái lược chung về nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt
Nam
Chƣơng 2: Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam từ
phương diện nội dung
Chƣơng 3: Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam từ
phương diện nghệ thuật

14


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TRẺ EM
TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
1.1.

Một số vấn đề lý luận về nhân vật

1.1.1. Nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong điện ảnh
“Người ta thường cho rằng nhân vật điện ảnh là con người được phản

ánh trong tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên cũng có nhiều tác phẩm mà nhân vật
lại không là con người (Lion King nhân vật trung tâm là con sư tử con; Tom
and Jerry 2 nhân vật ngộ nghĩnh là con mèo Tom và chuột Jerry, Toy story
nhân vật là đồ vật …). Vì vậy, có thể quan niệm rằng nhân vật là đối tượng
được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật với tính cách, đời sống tâm lý, số
phận nhất định và có thể là con người, con vật hay đồ vật, cây cỏ đã được
nhân cách hóa. Nhân vật có vai trò làm cho câu chuyện phát triển theo tính
cách và hoạt động của nó…” [26].
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành
công cho tác phẩm nghệ thuật. Ở bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, việc xây
dựng nhân vật luôn được xem trọng và cần sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Đặc
biệt với nghệ thuật điện ảnh, nhân vật lại cần có sức cộng hưởng lớn với
những yếu tố khác trong phim, và có thành công hay không phụ thuộc nhiều
vào tâm huyết, sự cẩn trọng cùng khả năng sáng tạo của những người tạo ra
nó (biên kịch, đạo diễn, diễn viên).
Điện ảnh là nghệ thuật mà ở đó, khán giả có thể nhìn thấy nhân vật rõ
ràng nhất, nghĩa là nhân vật hữu hình chứ không phải là nhân vật tưởng
tượng, liên tưởng, hình tượng phi vật thể như trong văn học. Nhân vật điện
ảnh được nhìn thấy rõ ràng, cụ thể chứ không phải qua ngôn từ mà tưởng
tượng, hình dung nhân vật theo khả năng liên tưởng. Chính vì thế mà các đạo
diễn đã rất kĩ tính trong việc lựa chọn diễn viên hay tạo hình nhân vật đối với
15


loại nhân vật không phải là cá thể người. Trong văn học, mỗi độc giả có thể sẽ
nhìn thấy một nhân vật khác tùy theo trí tưởng tượng. Nhân vật trong điện ảnh
là đồng nhất, hoàn toàn là duy nhất đối với mọi khán giả, đó chính là nhân vật
hiện hiện trên màn ảnh.
Xây dựng thành công một nhân vật điện ảnh điển hình, khái quát với
tính thẩm mỹ cao và có tầm ảnh hưởng sâu sắc, tác động đến người xem, thực

sự không đơn giản đối với bất kỳ một nhà sáng tác nào. Công việc này đòi hỏi
người nghệ sĩ phải suy nghĩ, trăn trở, sáng tạo.
Nhân vật chính là nơi mang chỗ nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề
của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của các tác
giả. Ý nghĩa của nhân vật thể hiện ở khả năng biểu đạt của nó trong tác phẩm.
Sáng tạo ra nhân vật, đạo diễn nhằm thể hiện những cá nhân xã hội nhất định
và các quan niệm về các nhân vật đó trong quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật xuất
hiện sẽ là tiếng nói của tác giả về con người, về cuộc đời. Do đó, không thể
phán xét nhân vật như những con người thật ngoài đời, mà phải đánh giá ở
những khái quát nghệ thuật mà nó thể hiện. Có như vậy mới xem xét nhân vật
như là một biểu tượng thẩm mỹ chứ không phải là một hiện tượng xã hội học.
Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị
hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
Nhân vật được coi là “con đẻ” tinh thần của tác giả nên khi phân tích nhân vật
cũng chính là để tìm ra – nhận ra thủ pháp nghệ thuật của tác giả. Sức sống
của nhân vật chính là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát. Những nhân vật
thành công và có sức sống lâu bền đều là những nhân vật có giá trị điển hình
sâu sắc. Đó là những nhân vật bước ra đời từ điện ảnh.
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
Là đối tượng cơ bản và quan trọng trong lý luận văn học nghệ thuật,
nhân vật được phản ánh, mô tả với những nét cá tính, đặc điểm tính cách cụ
16


thể. Xây dựng nhân vật là yếu tố cần thiết và quan trọng, có ảnh hưởng nhiều
đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Tác phẩm có sống động, tồn tại
lâu dài hay không tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ, và xây
dựng nhân vật của tác phẩm. Xem một tác phẩm điện ảnh đã khá lâu, có thể
quên tác phẩm ở nhiều điểm, đôi khi quên cả ý nghĩa của tác phẩm, nhưng với
nhân vật thì ta khó lòng quên được, nếu nhân vật đó có tính cách, cá tính ấn

tượng, đời sống tâm lý riêng biệt [26].
Là môn nghệ thuật đặc biệt khắt khe trong việc xây dựng nhân vật, điện
ảnh có những đòi hỏi cũng như kỹ thuật trong công việc này. “Người đọc văn
học nhìn thấy vật qua những mô tả của tác giả bằng mắt đọc và nhận thức
nhân vật bằng hình dung, trí tưởng tượng. Nhiều khi, người ta còn mặc định
cho nhân vật những nét nọ, nét kia, tính cách này, tính cách khác vốn không
có trong ý đồ sáng tác của tác giả, tùy theo tình cảm của mình đối với nhân
vật. Khán giả yêu thích sân khấu thì nhìn thấy và nhận thức nhân vật của vở
diễn từ con người thật bằng tai, bằng mắt nhưng lại trên một không gian ước
lệ với những hành động diễn ước lệ của diễn viên. Các nhân vật trong một số
loại hình nghệ thuật khác, như trong nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc… chỉ mãi
mãi đứng ở một tư thế trong một không gian tĩnh. Trong khi đó, nhân vật của
điện ảnh luôn luôn vận động và thể hiện tính cách từ việc đối mặt với các sự
kiện diễn ra trong không gian, thời gian. Đây là điểm mạnh của nhân vật điện
ảnh so với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác” [26]. Chính khả năng
vận động trên nền bối cảnh thật của hoàn cảnh, của tự nhiên mà người xem
trực tiếp cảm nhận nhân vật bằng mọi giác quan như khi họ đối diện với
những con người thật trong cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh thật đó,
nhân vật điện ảnh xuất hiện với những hành vi, cử chỉ, hoạt động tác động
ngay vào mắt người xem và họ có thể hiểu hoặc ít nhất là cảm nhận thấy nhân
vật trong phim như thế nào. Nói chính xác hơn, nhân vật
17


trong điện ảnh giúp người xem thưởng thức chân thực nhất so với nhân vật
trong các loại hình nghệ thuật khác. “Bởi khi xem một bộ phim, chúng ta
thường nhớ nhất là tính cách nhân vật. Thậm chí chúng ta quên những chi tiết
về cảnh phim mà họ đóng thì tính cách họ vẫn không phai mờ trong chúng ta.
Để làm được điều này, chúng ta phải xây dựng được nhân vật có sự thay đổi
về hành vi và tính cách” [33, tr. 17 – 18].

Vì vậy muốn tạo được sự chú ý, lấy được cảm xúc của người xem thì
nhân vật trong tác phẩm điện ảnh không thể đứng yên, thiên về suy nghĩ, kém
về hành động, mà phải luôn vận động và biến đổi. Từ hành động nhân vật mới
bộc lộ tính cách và đời sống tâm lý.
1.1.3. Đặc thù xây dựng nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
Một điều rất căn bản là, nhân vật được người sáng tác làm ra, nhưng nó
lại không tuân theo mong muốn chủ quan của người sáng tạo ra nó mà có quy
luật, một đời sống riêng. Không thể bắt nó phải làm như thế này và nghĩ như
thế kia. Cũng không thể bắt nhân vật của mình phải suy nghĩ gì và hành động
ra sao nếu không theo quy luật phát triển tự nhiên nằm ngay trong bản thân
nhân vật đó. Nhân vật thực sự chỉ tồn tại lâu bền khi nó được sống, chết, nghĩ
và hành động… theo quy luật phát triển tự nhiên hợp logic. “Nhà biên kịch
sáng tạo ra kịch bản. Mà kịch bản khác câu chuyện. Nhà đạo diễn làm phim.
Anh ta là tác giả của bộ phim. Mà bộ phim đâu phải chỉ là câu chuyện. Trả lời
câu hỏi “Câu chuyện này là của ai” chỉ có một đáp án duy nhất đúng. Đó là
câu chuyện phải là của nhân vật” [33, tr.86].
Yếu tố cơ bản cho việc xây dựng nhân vật chính là hành động của nhân
vật. Hành động chính là biểu hiện của tư duy, suy nghĩ của nhân vật. Hành
động chính là biểu hiện tâm lý, thái độ nhân vật. Biên kịch gia Hollywood
Syd Field - Nhà biên kịch người Mỹ (1935 - 2003), ông có nhiều tác phẩm
viết về kịch - cho rằng: bốn yếu tố làm nên một nhân vật điện ảnh sống động,
18


là: nhân vật phải có quan điểm sống, nhân vật phải có thái độ với những
người xung quanh, nhân vật phải có hành động, nhân vật phải có sự thay đổi.
Đây là những yếu tố quan trọng và cần thiết khi xây dựng và hình thành nhân
vật trong tác phẩm điện ảnh. “Xây dựng được nhân vật có bốn yếu tố trên
đồng nghĩa với việc để người xem có thể cảm nhận đầy đủ vẻ hình thức bên
ngoài cũng như nội tâm bên trong của nhân vật” [33, tr. 9].

Nhân vật trong bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào cũng phải vận động.
Vận động chính là phương thức để tự bộc lộ và phát triển tính cách tâm lý.
Trong tác phẩm nghệ thuật thì tình huống, biến cố chính là “đất” để phát triển
tâm lý nhân vật. Những biến cố ở cuộc sống bên ngoài có thể là các mối quan
hệ với người thân, bạn bè, xã hội và những mối quan hệ khác tác động lên đời
sống nhân vật. Những biến cố từ chính bên trong của nhân vật là tính cách,
tâm lý. Nếu không có hành động thì không có biến cố và ngược lại, hai yếu tố
này hỗ trợ nhau, chính vì thế nhân vật mới có điều kiện cũng như khả năng
bộc lộ tính cách. Tuy nhiên, xây dựng nhân vật điện ảnh phải chân thực,
không được gượng ép và không mang tính chủ quan của đạo diễn.
Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã gặt hái được những thành công trong
việc xây dựng nhân vật. Đã có nhiều bộ phim hay, cảm động với nhiều nhân
vật từ trong cuộc sống thường ngày lên màn ảnh, ít nhiều tạo nên những xúc
cảm và ấn tượng đối với người xem. Những nhân vật như Tư Hậu (Chị Tư
Hậu), bé Nga trong Con chim vành khuyên, Nết trong Đến hẹn lại lên, Dịu
trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Duyên trong Bao giờ cho đến tháng mười
... đã tạo nên ấn tượng đặc biệt đối với công chúng. Những thước phim đẹp,
tinh tế với khả năng diễn xuất tài tình, cuốn hút tạo nên những nhân vật in
đậm trong lòng người xem và điện ảnh Việt một thời. Vì vậy mà những bộ
phim ấy cho dù đã trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến thiên, thăng trầm
nhưng sẽ chẳng phai mờ trong tâm trí người xem và trong nhiều thế hệ.
19


×