Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Nhu cầu hỗ trợ việc làm của người khuyết tật trong độ tuổi lao động, nghiên cứu trường hợp tại xã đại tập và xã liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.84 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ PHƢƠNG THÚY

NHU CẦU HỖ TRỢ VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI KHUYẾT
TẬT
TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ ĐẠI TẬP VÀ XÃ LIÊN KHÊ
-

HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƢNG YÊN)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thật sự của bản thân tôi,
được thực hiện bởi sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Như Trang
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm


2016
Học viên thực hiện luận
văn

Lê Phƣơng Thúy


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, em xin chân thành gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Như Trang, người đã hướng dẫn tận tình và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện bài luận văn của mình.
Xin cảm ơn cán bộ chính quyền, các ban ngành đoàn thể, người dân và
đặc biệt là những Người khuyết tật hai xã Đại Tập và Liên Khê đã thu xếp
thời gian cung cấp thông tin và hợp tác với tôi trong quá trình thực hiện luận
văn
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của thầy
cô và các anh chị học viên
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Học viên thực hiện
luận văn

Lê Phƣơng Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ................................................................ 4
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 6

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu................................................ 8
3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.............................................................. 9
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................... 17
4.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 17
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 17
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................. 17
5.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 17
5.2. Khách thể nghiên cứu
...................................................................................................................................................................

17
5.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 17
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 17
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu........................................................................ 17
6.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi........................................................................ 18
6.3. Phỏng vấn sâu.................................................................................................. 18
7. Bố cục của đề tài............................................................................................. 19
B. NÔỊ DUNG........................................................................................................ 20
CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ
VIỆC LÀM CỦA NKT...................................................................................... 20
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về NKT, việc làm, độ tuổi lao động, nhu cầu việc
làm, nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT, công tác xã hội, công tác xã hội với NKT . 20
1.1.1. Người khuyết tật.................................................................................. 20
1.1.2. Việc làm và độ tuổi lao động............................................................... 21
1.1.3. Nhu cầu việc làm và nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT......................22
1.1.4. Công tác xã hội và Công tác xã hội với Người khuyết tật...................22
1.2. Môṭ sốlýthuyết ứng dungg̣ trong nghiên cứu...................................................... 24
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu................................................................................ 24
1.2.2. Lý thuyết hệ thống............................................................................... 28
1.2.3 Lý thuyết Hệ thống sinh thái (Ecology systems).................................. 31

1.2.4. Lý thuyết về vai trò (Role theory)....................................................... 33
1.3. Cơ sở khoa học về viêcg̣ làm cho người khuyết tật............................................. 35
1.4. Cơ sởtâm lý, Kinh tế- văn hóa, xã hội.............................................................. 38

1


1.4.1. Cơ sởtâm lý......................................................................................... 38
1.4.2. Cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội............................................................. 39
1.5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu....................................................... 40
1.5.1. Tỉnh Hưng Yên.................................................................................... 40
1.5.2. Huyện Khoái Châu.............................................................................. 42
CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG NHU CẦU HỖ TRỢ VIỆC LÀM CỦA NKT
TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................................................................... 46
2.1. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của NKT tại địa bàn nghiên cứu.........................46
2.2. Thực trạng việc làm của NKT tại địa bàn nghiên cứu...................................... 52
2.3. Nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT.................................................................... 59
2.4. Mức độ đáp ứng với nhu cầu việc làm của NKT………………………………
66
2.5. Các yếu tố tác động đến nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT..............................71
2.5.1. Tình trạng gia đình của NKT............................................................... 71
2.5.2. Điều kiện kinh tế của gia đình............................................................. 75
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NKT TỪ KHÍA
CẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI............................................................................ 80
3.1. Các rào cản và hạn chế chính với vấn đề việc làm của NKT............................80
3.1.1. Định kiến của xã hội............................................................................ 80
3.1.2. Mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng của NKT..........................83
3.2. Mong muốn của NKT về hỗ trợ việc làm.......................................................... 88
3.3. Đề xuất 1 số hỗ trợ dưới khía cạnh CTXH....................................................... 95
3.3.1. Đảm bảo việc thực hiện pháp luật cho NKT........................................ 95

3.3.2. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ NKT...........................98
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 106
1. KẾT LUẬN.................................................................................................... 106
2. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 110
PHỤ LỤC............................................................................................................. 112
Mã số phiếu.......................................................................................................... 112

2


CTXH
NKT
LĐ TB&XH
CLB
PHCNDVCĐ
DN

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1. Số lượng NKT trong đô ̣tuổi lao đông ̣ tham giaghiên cứu
Biểu đồ 1. Dạng khuyết tật của người tham gia nghiên cứu
Bảng 2. Giới tính của NKT tham gia nghiên cứu
Bảng 3. Độ tuổi của NKT tham gia trả lời
Bảng 4. Số lượng NKT là chủ hộ tham gia trả lời
Bảng 5. Trình độ học vấn của NKT tham gia nghiên cưu
́


Bảng 6. Trình độ học vấn của NKT theo giới tính
Bảng 7. Công việc trong 1 năm qua của NKT
Bảng 8. Lý do NKT không được làm việc
Bảng 9. Lĩnh vực làm việc của NKT
Bảng 10. Mức độ hài lòng về công việc của NKT
Bảng 11. Lý do chọn công việc hiện tại của NKT
Bảng 12. Nguyên nhân không hài lòng với công việc hiện tại
Bảng 13. Nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT
Bảng 14. Nhu cầu về nơi làm việc của NKT
Bảng 15. Vấn đề tham gia đào tạo nghề của NKT trong năm qua
Bảng 16. Vấn đề tham gia đào tạo nghề của NKT trong năm qua phân
theo giới tính
Bảng 17. NKT có làm việc đúng nghề được đào tạo
Bảng 18. Vấn đề học nghề trước khi tìm việc của NKT
Bảng 19. Vấn đề đóng kinh phí học nghề của NKT
Bảng 20. Vấn đề học nghề trước khi tìm việc của NKT phân theo giới tính
Bảng 21. Mối tương quan giữa tình trạng hôn nhân và nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT
Bảng 22. Tình trạng hôn nhân của NKT
Bảng 23. Tình trạng hôn nhân của NKT phân theo giới tính
Bảng 24. Số con của NKT tham gia nghiên cứu

4

Biểu đồ 2. Đánh giá mức kinh tế của gia đình NKT


Bảng 25. Mức trợ cấp cho NKT hàng tháng
Bảng 26. Nguồn trợ cấp cho NKT
Bảng 27. Số tiền trợ cấp hàng tháng cho NKT
Bảng 28. Vai trò của mức trợ cấp đối với cuộc sống NKT

Bảng 29. Người thân sống cùng NKT
Bảng 30. Mức độ chia sẻ tình cảm của NKT
Bảng 31. Tham gia các Hội đoàn thể của NKT
Bảng 32. Lý do tham gia các hội đoàn thể của NKT
Bảng 33. Mức độ tham gia hội nhập cộng đồng của NKT
Bảng 34. Mức độ hài lòng với cuộc sống của NKT
Bảng 35. Lý do hài lòng với cuộc sống của NKT
Bảng 36. Nhận định của NKT về bản thân
Bảng 37. Người thân sống cùng NKT
Bảng 38. Mức độ chia sẻ tình cảm của NKT

5


A. MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao đông ̣ , sinh hoaṭ, học tập gặp khó khăn . Do đó việc đảm bảo sự bình
đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội đối với NKT là nghĩa vụ của gia đình, xã hội và nhà nước. Là mắt xích
quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, với truyền thống nhân đạo của dân
tộc, NKT luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhànước ta trong những
năm qua. Theo báo cáo của Bộ LĐ TB & XH, hiện nay, Việt Nam có khoảng
7,2 triệu NKT từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số; NKT đặc biệt nặng và
nặng chiếm khoảng 28,9%; khoảng 58% NKT là nữ; 28,3% NKT là trẻ em;
10,2% NKT là người cao tuổi; khoảng 15% NKT thuộc hộ nghèo. Phần lớn

NKT đều không có thu nhập, do không cóviệc làm và chủ yếu sống bằng trợ
cấp của xã hội hoăc ̣ gia đình. Đối với mỗi gia đinh ̀ cóNKT thì họ được coi là
gánh nặng làm tăng sự khó khăn, vất vảcủa những người thân khi luôn cần có
người chăm sóc, trơ ̣giúp,…
NKT từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa
học. Trong y học, sức khỏe cộng đồng, thông tin điện tử, thiết kế kỹ thuật,
NKT được quan tâm dưới góc độ nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng của dạng tật
để cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ bớt khó khăn hơn. Trong các ngành
Xã hội học, Công tác xa h ̃ ôị (CTXH), NKT được hướng đến như những đối
tượng yếu thế trong xã hội cần được hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng. Trong đó,
nhu cầu hỗtrơ ̣viêc ̣ làm giúp NKT tạo ra nguồn sinh kế để đảm bảo cuộc sống
của họ là một vấn đề cần thiết vàđáng đươc ̣ quan tâm như câu châm ngôn Bác
Hồ đã nói: “tàn màkhông phế”.
Đối với NKT, có việc làm giúp họ cảm thấy bản thân còn có ích cho gia
đình và xã hội, góp phần hỗ trợ họ từng bước hoà nhập xã hội. Những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề việc làm

6


cho NKT như ban hành thực thi nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng lao động là NKT, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của
NKT, thành lập quỹ quốc gia về việc làm. Đặc biệt từ năm 2006 ngành LĐ TB
&XH thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, trong đó có khu vực dành
riêng cho NKT, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, vì
vậy NKT có nhiều cơ hội tiếp câṇ với việc làm hơn và số lượng có việc làm
đã tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức và cá nhân đã có nhiều
sáng kiến, nỗ lực tạo việc làm cho NKT như tổ chức VNAH (Hội bảo trợ
người tàn tật Việt Nam), USAID và đặc biệt là mạng lưới các doanh nghiệp
thúc đẩy hòa nhập với hơn 100 đơn vị đại diện cho cả 3 miền, Dự án: “Hỗ trợ

hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho NKT” do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
và Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha thực hiện tại 6 tỉnh, thành Hà Nội, Hà Nam,
Hưng Yên, Bình Thuận, Hải Dương và Lâm Đồng từ năm 2010 đến 2014 đã
dạy nghề và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động là NKT. Tuy nhiên, trên
thực tế, nhu cầu hỗtrơ ̣ việc làm của NKT là rất lớn và hiện nay mới chỉ đáp
ứng được một phần nhỏ, số NKT tìm được việc làm ổn định trong các doanh
nghiệp lớn, các cơ quan, tổ chức hoặc các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ
chuyên môn hầu như không đáng kể chủ yếu là tự tạo việc làm hoặc có việc
làm không ổn định, làm các công việc tạm thời, lao động chân tay, làm việc
trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện.
Vì vậy, các chính sách, chương trình hỗ trợ NKT chỉ mang tính bền
vững khi giải quyết được tận gốc vấn đề hòa nhập xã hội bằng cách đáp ứng
được nhu cầu việc làm ổn định, lâu dài phù hợp với khả năng và sở thích của
họ. Việc này trên thực tế khá khó khăn đòi hỏi phải liên kết, huy động tất cả
các nguồn lực để thực hiện. Phải thay đổi nhận thức từ các cấp chính quyền,
đến hệ thống dạy nghề, tạo việc làm, xóa bỏ các rào cản đối với cơ hội việc
làm của NKT như định kiến xã hội, quan niệm chưa đúng về NKT, thái độ
phân biệt, e ngại từ chính cộng đồng, doanh nghiệp cơ sở nơi NKT sinh sống
nói chung đến nhận thức của gia đình và bản thân NKT nói riêng. Đối với

7


người làm Công tác xã hội như chúng ta, NKT là một trong những đối tượng
mà chúng ta hướng tới thì cần xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, suy nghĩ
nghiêm túc với công việc đã lựa chọn và tình yêu thương giữa con người với
con người để từ đó góp công sức nhỏ bé của mình làm cầu nối giúp thay đổi
nhận thức từ cộng đồng đến gia đình và bản thân NKT, cũng như đóng góp
trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, các chương trình trợ giúp NKT.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nhu cầu hỗtrơ ̣việc làm của Người

khuyết tật trong độ tuổi lao động, nghiên cứu trường hợp tại xã Đại Tập và
xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

Luận văn tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu hỗtrơ ̣
việc làm của NKT trong độ tuổi lao động tại xã Đại Tập và xã Liên Khê, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Khảo sát và đánh giá được thực trạng nhu cầu
việc làm và nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT tại địa bàn nghiên cứu. Vì thế,
luận văn có giá trị cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện khung pháp lý
cũng như chính sách về việc làm cho NKT và khung lý thuyết của các nghiên
cứu về NKT. Từ đógóp phần tối ưu hóa các chính sách viêc ̣ làm cho NKT
phùhơp ̣ với nhu cầu cũng như khảnăng của ho ̣ đồng thời vừa phùhơp ̣ với thưc ̣
tiêñ xa ̃hôịđểNKT có viêc ̣ làm ổn định, lâu dài nhằm giảm bớt gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Luận văn vận dụng chủ yếu phương pháp phân tích tài liệu, điều tra
bảng hỏi và phỏng vấn sâu là phù hợp với hướng nghiên cứu ứng dụng. Luận
văn kết hợp sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp với dữ liệu thứ cấp để giải quyết
vấn đề nghiên cứu theo một logic khoa học. Vì thế, hy vọng luận văn là tài
liệu tham khảo về phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu cho sinh viên, học
viên và các nhà quản lý quan tâm hướng nghiên cứu ứng dụng.

8


3.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu


NKT và các vấn đề liên quan đến vấn đề viêc ̣ làm cho NKT đã đư ợc
nghiên cứu bởi khá nhi ều tác giả trong vàngoài nư ớc. Chúng ta có th ể điểm
qua một vài nghiên cứu sau đây:
Disability and social inclusion in Ieland, Brenda Gannon and Brian
Nolan, 2011 (Khuyết tật hoà nhập xã hội ở Ieland, Brenda Gannon and Brian
Nolan, 2011). Nghiên cứu đã xem xét NKT có hoàn cảnh khó khăn khi hòa
nhập xã hội, trong nghiên cứu đã thu thập trình độ học vấn, kinh tế và tham
gia xã hội...Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra mặc cảm tự ti là một trong
những yếu tố cản trở NKT tham gia hoà nhập xã hội và cuộc sống hàng ngày.
Tác giả còn chỉ ra sự khác biệt giữa NKT và người bình thường trong việc
tham gia hoà nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê các số liệu thu thập
được để đánh giá mức độ nghèo, sự tham gia vào giáo dục, y tế, việc làm của
NKT. Nghiên cứu còn nhấn mạnh tới yếu tố NKT ảnh hưởng tới đời sống của
mình, thiết kế nơi làm việc không phù hợp, sự kỳ thị của cộng đồng, sự tiếp
cận các phương tiện đi lại gây khó khăn cho NKT.[18]
Tác phẩm: “Những quyền của người khuyết tật” (Disability Right) do
Justin Healey làm chủ biên, Nhà xuất bản The Spliney, Sydney, Úc, năm
2005. Nội dung sách chủ yếu đưa ra các định nghĩa về NKT; Luật chống phân
biệt NKT và cơ chế khiếu nại vi phạm; các vấn đề thực tiễn về NKT như: hệ
thống chăm sóc cộng đồng; NKT tại nơi làm việc; doanh nghiệp với vấn đề
tuyển dụng NKT; tiếp cận bình đẳng về internet cho NKT…Từ việc phân tích
đó, tác giả đưa ra nhận định cuối cùng rằng, NKT chiếm một bộ phận đáng kể
trong dân số Úc, họ đòi hỏi việc loại bỏ những hình thức phân biệt đối xử trực
tiếp và gián tiếp đối với việc tiếp cận những trợ giúp cơ bản, các dịch vụ và
thừa nhận của xã hội. [19]
Tài liệu hướng dẫn Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người
khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO,
2004). Hướng dẫn này thể hiện quan điểm nhìn nhận vấn đề về NKT như một


9


vấn đề về quyền. Với mục đích phục vụ đối tượng là các nhà hoạch định
chính sách và các nhà lập pháp, Hướng dẫn này được xây dựng nhằm hỗ trợ
cải thiện tính hiệu quả của pháp luật của các quốc gia liên quan đến vấn đề
đào tạo và việc làm cho NKT. Hướng dẫn này có tác dụng như một công cụ
hỗ trợ tham vấn kỹ thuật và dành cho tất cả các quốc gia tham gia. Hướng dẫn
này đã mô tả và phân tích một chuỗi các biện pháp chính sách có thể áp dụng
nhằm thực thi các luật và nhằm giải quyết vấn đề quyền của NKT trong lĩnh
vực việc làm. Hướng dẫn có thể được coi là một công cụ đánh giá các nhân tố
của một chiến lược quốc gia về cơ hội bình đẳng là cơ sở cho thảo luận và
phân tích kỹ hơn tại cấp quốc gia. Hướng dẫn có thể được coi như một thước
đo nhằm đánh giá sự phù hợp của luật pháp và các biện pháp chính sách của
mỗi nước trên cơ sở luật nhân quyền và luật lao động quốc tế. [13]
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2011), Báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và
Tạo việc làm cho Người khuyết tật tại Việt Nam. Báo cáo này cung cấp một
cách nhìn tổng thể về các tổ chức của NKT, các tổ chức đại diện cho NKT và
các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho NKT, đặc
biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành riêng
cho phụ nữ khuyết tật. Kết quả phân tích của báo cáo khảo sát này cho thấy tại
Việt Nam NKT rất ít được đào tạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như về
phát triển doanh nghiệp. Chính phủ, nhiều tổ chức phi chinh ́ ph ủ và chính
NKT đều nhận thấy NKT cần có các dịch vụ đào tạo riêng (ít nhất theo học
các lớp đào tạo riêng cho NKT), các dịch vụ bố trí việc làm riêng và các kế
hoạch và hoạt động phát triển kinh doanh riêng cho NKT. Pháp luật về đào tạo
nghề và việc làm của Việt Nam không nêu rõ trong các hoạt động chủ đạo,
Chính phủ cũng chưa có chính sách khuyến khích đào tạo nghề hòa nhập bên
ngoài Chính sách Giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, tất cả các trung tâm trước
đây đào tạo riêng cho NKT nay đều mở cửa đối với mọi sinh viên (trên thực tế

các trung tâm này vẫn chủ yểu phục vụ NKT, trẻ mồ côi, cựu chiến binh và
những người có hoàn cảnh không may mắn khác). [14]

10


Ấn phẩm: “Người khuyết tật ở Việt Nam – Một số kết quả chủ yếu từ
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009” của Quỹ dân số Liên hợp quốc
(UNFPA), năm 2011. Tài liệu này nhằm đưa ra một bức tranh kinh tế - xã hội
sơ bộ về NKT ở Việt Nam dựa trên phân tích số liệu mẫu 15% của TĐTDS
2009. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Đưa ra một bức tranh chung về tỷ lệ
NKT ở Việt Nam; Đưa ra một số đặc trưng nhân khẩu và kinh tế - xã hội cơ
bản của NKT và so sánh với các đặc trưng của nhóm người không khuyết tật;
Đưa ra các gợi ý chính sách có liên quan đến NKT dựa trên các kết quả phân
tích. Với ấn phẩm này, UNFPA mong muốn cung cấp những thông tin quý báu
từ số liệu TĐTDS về những đặc trưng, xu hướng và những nguy cơ tổn
thương của NKT. Chúng tôi hy vọng ấn phẩm này cung cấp các thông tin hữu
ích cho người đọc làm nền tảng cho việc đánh giá và giải quyết các nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội cho NKT ở Việt Nam. [10]
Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật, do PGS.TS Nguyễn
Thị Kim Hoa chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đã
khái quát các vấn đề cơ bản về NKT, luật pháp, chính sách và các công cụ hỗ
trợ NKT. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến những kỹ năng, nguyên tắc cần thiết
đối với nhân viên CTXH khi làm việc với NKT. Về thực hành, tác giả trình
bày các phương pháp làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc với gia đình
và các nguồn lực trợ giúp NKT. [3]
Cuốn sách Hướng dẫn Người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng, do TS. Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng bộ Y tế và
TS. Trần Quý Tường chỉ đạo biên soạn, NXB Y học, năm 2008. Cuốn sách
này là một tài liệu trong bộ tài liệu PHCNDVCĐ với đối tượng sử dụng là

NKT và các thành viên trong gia đình. Nội dung của bộ tài liệu này được xây
dựng dựa trên những tài liệu sẵn có về PHNCDVCĐ của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Nội
dung cuốn sách được chia thành 2 phần chính: Phần 1: Giới thiệu chung về
khuyết tật và PHCNDVCĐ, bao gồm các thông tin về: Khái niệm khuyết tật,

11


các dạng tật thường gặp, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa khuyết
tật. Thông tin về PHCNDVCĐ ở Việt Nam, giúp cho người đọc hiểu được
một cách cơ bản về sự cần thiết, bản chất và sự phát triển của chương trình
PHNCDVCĐ ở Việt Nam, việc thực hiện chương trình và những lợi ích mà
NKT có được khi tham gia chương trình. Phần 2: Nhận thức về khuyết tật.
Nội dung phần này giúp cho NKT và gia đình có được nhận thức đúng đắn về
quyền của NKT, năng lực của NKT và những vấn đề liên quan giúp NKT hoà
nhập tốt hơn trong cộng đồng như việc làm, vui chơi - giải trí cho NKT, vai
trò của tổ chức của NKT…[17]
Cuốn "Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam" là
Báo cáo kết quả nghiên cứu về chi phí kinh tế của kỳ thị liên quan đến khuyết
tật do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) thực hiện. Đây là nghiên cứu
định lượng đầu tiên đo lường về giá trị kinh tế của sống với khuyết tật và ảnh
hưởng của sự kỳ thị về mặt kinh tế đối với hộ gia đình có NKT, được tiến
hành tại 8 tỉnh/thành phố: Lạng Sơn, Thái Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Đồng
Nai, Vĩnh Long, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Nghiên cứu
nhận được sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID)
và sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện Dân số và Phát triển (PHAD), Đại học Y Hà Nội
(HMU) và Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD). Điểm mới mẻ của
chương trình nghiên cứu này là đã đưa ra được Phương pháp ước lượng
những khoản chi phí tăng thêm do có liên quan đến khuyết tật và nhất là liên

quan đến vấn đề kỳ thị. [16]
Năm 2009, Bộ LĐ TB & XH đã có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
pháp lệnh về người tàn tật. Trong báo cáo đã chỉ rõ về thực trạng NKT. Theo
ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu NKT chiếm khoảng 6% dân số, trong đó
có 1,1 triệu khuyết tật nặng chiếm 21,5% tổng số NKT. Bao gồm 29% khuyết
tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn
ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là NKT cao hơn nữ do
các nguyên nhân của hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn thương

12


tích….Nguyên nhân gây khuyết tật có 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26%
do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Đời sống vật chất, tinh thần
của NKT còn nhiều khó khăn. Có tới 80% NKT ở thành thị và 70% NKT ở
nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc
diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở
nhà tạm. Những khó khăn này cản trở NKT tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục,
học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong
cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. Đồng thời báo cáo cũng nêu rõ các kết
quả thực hiện công tác chăm sóc NKT trên các lĩnh vực như: trợ cấp hàng
tháng đối với NKT, hộ gia đình nuôi dưỡng NKT, NKT có việc làm, số NKT
được tiếp cận với các công trình giao thông công cộng. Từ đó đề ra những giải
pháp để giúp công tác thực hiện pháp lệnh người tàn tật được tốt hơn.[2]
Năm 2010, Nguyễn Ngọc Toản đã có nghiên cứu về đề tài: “Chính
sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam”. Tác giả đã có viết
một phần về NKT. Trong luận án, tác giả đã đưa ra cách hiểu mới về trợ giúp
xã hội không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực cho cá nhân, hộ gia đình, chịu
hậu quả thiên tai, chiến tranh mà đã mở rộng thành các hợp phần chính sách là
trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. Mỗi hợp phần chính sách lại bao

gồm các chính sách bộ phận đặc biệt như chính sách trợ giúp xã hội thường
xuyên tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận là: trợ cấp xã hội hàng
tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về việc làm, trợ giúp về
học nghề. Đồng thời trong bài viết cũng chỉ ra được số lượng NKT (2008)
trên cả nước và phạm vi phân bố NKT, dạng khuyết tật và số lượng NKT cũng
như nhu cầu của NKT và việc đáp ứng nhu cầu của NKT.. Kết quả nghiên cứu
phát hiện nhu cầu trợ giúp tương đối đông, tính chung 16,22% dân số cần trợ
giúp xã hội. Các nhu cầu trợ giúp (đời sống, sức khỏe, giáo dục) là khác nhau,
tùy thuộc vào các nhóm đối tượng cụ thể. Các công cụ chính sách được quy
định đồng bộ (bao gồm trợ cấp xã hội, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục.
Tính hiệu quả của chính sách ngày càng cao theo thời gian. Tuy

13


nhiên tính hiệu lực, hiệu quả, tính công bằng và bền vững của chính sách còn
chưa đảm bảo (mới bao phủ 1,45% dân số, 12,2% thuộc diện chưa hưởng
chính sách, 32% đối tượng, 55% cán bộ chưa thực sự hài lòng với chính
sách). Đồng thời dựa trên những kết quả thu được, tác giả cũng đã đưa ra định
hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng
đồng Việt Nam gồm:
+

Định hướng đổi mới chính sách: chuyển từ quan điểm chính sách

nhân đạo sang chính sách bảo đảm thực hiện quyền cho đối tượng hưởng lợi,
đồng thời phải đảm bảo sự tương đồng giữa các chính sách khác trên cơ sở
phát triển kinh tế xã hội và cải cách hành chính.
+


Các giải pháp cụ thể: Mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ

toàn bộ dân cư khó khăn, đề xuất mức chuẩn trợ cấp tối thiểu và các hệ số xác
định mức trợ cấp đối với từng đối tượng cụ thể, đa dạng các hình thức chăm
sóc, nghiên cứu xây dựng luật trợ giúp xã hội và hoàn thiện kế hoạch chính
sách xã hội thường xuyên ở cộng đồng [11].
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc
làm và bảo trợ xã hội” diễn ra ngày 27/09/2007 do Trung tâm Nghiên cứu
Châu Á – Thái Bình Dương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐH Quốc Gia Hà Nội) phối hợp với Trung tâm hợp tác Quốc Tế (Đại học
Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản) tổ chức tại Trung tâm thư viện
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm nhiều tham luận liên
quan đến NKT. 20 tham luận của các nhà khoa học, nhà hoạt động từ thiện, xã
hội trong và ngoài nước được trình bày tại hội thảo đều hướng vào vấn đề tìm
giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho NKT hòa nhập cộng đồng, đào tạo việc làm và
hỗ trợ việc làm ổn định đời sống có đóng góp cho xã hội, lý giải cho cách
dùng khái niệm “NKT” thay thế cho khái niệm “người tàn tật”. [12]
T.S Mai Thị Phương (2014), Đề tài “Vấn đề CTXH với NKT”. Đề tài
đã nêu lên vai trò của CTXH đối với NKT trên tất cả các phương diện, đặc
biệt là vấn đề dạy nghề và tìm việc làm. Đề tài viết về những tồn tại yếu kém

14


trong công tác dạy nghề cho NKT ở nước ta. Nội dung, chương trình, nghề
đào tạo, hình thức đào tạo chưa hợp lý về kết cấu, quá nặng về lý thuyết, thiếu
thực hành, chưa có những giáo trình và các thiết bị dạy nghề dành riêng cho
NKT, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT còn yếu cả về kiến thức, kỹ năng
và nhận thức về các lĩnh vực sư phạm và quản lý. Đồng thời việc thực hiện
chính sách về việc làm với NKT chưa nghiêm, hoạt động kiểm tra giám sát

chưa thường xuyên, vì vậy NKT chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận dạy
nghề và việc làm. [6]
Nghiên cứu của Bộ LĐ TB & XH với đề tài: “Vai trò của tổ chức người
tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chương trình quốc gia về dạy nghề
và việc làm cho NKT của bộ thương binh lao động và xã hội (1993). Nghiên
cứu này nói về việc xây dựng các chương trình, chính sách và thực hiện các
chính sách cho NKT để NKT có thể tìm được việc làm cho chính mình. NKT
sẽ được tư vấn hỗ trợ về dạy nghề, những nghề phù hợp với khả năng và sở
thích của mình. Qua quá trình tư vấn NKT tìm được những nơi có thể nhận
mình vào làm việc, để có thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân
mình. [1]
Cuốn “Người khuyết tâṭ ở Việt Nam, kết quảđi ều tra xã hôị taị Thái
Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai” do Viện nghiên cứu phát triển xã
hội ISDS nghiên cứu và công bố kết quả, được Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia xuất bản năm 2008 và tái bản lần 1 có bổ sung sửa chữa vào năm 2009.
Cuốn sách nêu lên những khái niệm cơ bản về NKT, những đặc điểm kinh tế xã hội của NKT như vấn đề nhân khẩu học, trình độ học vấn, việc làm, tình
trạng khuyết tật; những khó khăn của NKT trong hoạt động sinh hoạt hàng
ngày, trong giáo dục, trong tiếp cận dịch vụ y tế, việc làm, hôn nhân, trong
tham gia hoạt động xã hội và tiếp cận thông tin; sự kỳ thị và sự phân biệt đối
xử; sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như của cộng đồng đối với NKT. [15]
Cuốn sách “Vấn đề người khuyết tâṭ qua s ự phản ánh c ủa báo
chí hiện nay” của tác giả Vũ Thị Thu Ngà được nhà xuất bản Trường Đại học

15


Quốc Gia xuất bản năm 2008, hệ thống hóa những căn cứ khoa học và luật
pháp về NKT, chỉ ra vai trò quan trọng của báo chí trong việc góp phần nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi của xã hội đối với NKT. Trên cơ sở khảo sát
các báo Thanh Niên, Hà Nội Mới, Nhân đạo và Đời sống, tạp chí Người bảo

trợ từ tháng 1/2007 đến 7/2008, nghiên cứu cho thấy rõ thực trạng tuyên
truyền về NKT trên báo hiện nay. Nghiên cứu những tác động của báo chí
trong việc phản ánh về lĩnh vực NKT đối với công chúng để đưa ra một số
định hướng, giải pháp xây dựng chuyên mục cố định, phân công nhóm phóng
viên chuyên trách theo dõi, tạo dựng đội ngũ cộng tác viên, hợp tác chặt chẽ
với các cơ quan tổ chức của NKT nhằm nâng cao chất lượng phản ánh của
báo chí về lĩnh vực này.[4]
Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT (2006) cũng đã xác
định được những quyền cơ bản của NKT, trong đó cũng đã nhấn mạnh đến
các quyền về chăm sóc sức khỏe, học tập, việc làm, bảo đảm thu nhập và an
sinh xã hội; đặc biệt công ước cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc chống phân
biệt đối xử, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Việt Nam cũng đã ký kết tham
gia thực hiện công ước. [5].
Qua nghiên cứu một số công trình nghiên cứu trước liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của đề tài, tôi đa ̃rút ra một số điều đạt được như sau:
Thứ nhất, các tác giả đã hệ thống lý luận khá đầy đủ về các vấn đề liên
quan đến NKT.
Thứ hai, các kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp sát với tình
hình thực tế của địa bàn nghiên cứu.
Thứ ba, phần lớn các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tiếp cận
vấn đề rất phù hợp. Điều này giúp các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng
cao.
Tuy nhiên, theo suy nghi ̃của tôi các nghiên c ứu trước chưa tập trung
nghiên cứu đến nhu cầu hỗtrơ ̣c ủa NKT trong vấn đề việc làm. Chính vì vậy
qua nghiên cứu của minh̀ tôi muốn đưa ra 1 cách nhìn sâu hơn về vấn đề nhu
16


cầu hỗtrơ ̣việc làm của NKT để từ đó đánh giá đươc ̣ một cách chính xác nhu
cầu hỗtrơ ̣ viêc ̣ làm tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và các chính sách,

chương trình viêc ̣ làm nói chung đã đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của
NKT hay chưa đểtừ đó đưa ra các kết luận và giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao
hiệu quả vấn đề hỗtrơ ̣việc làm cho NKT.
4.

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
-

Đánh giá nhu cầu việc làm của NKT tại địa bàn nghiên cứu

-

Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu hỗtrơ ̣việc làm của NKT

tại địa bàn nghiên cứu
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

NKT tại địa bàn nghiên cứu có nhu cầu hỗtrơ ̣việc làm như thế nào?

-

NKT đã hiện thực hóa các nhu cầu, nguyên vọng đó như thế nào?

-

Tác động của cộng đồng, gia đình tới nhu cầu hỗtrơ ̣việc làm của NKT


5.

Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu hỗtrơ ̣ việc làm của Người khuyết tật
trong độ tuổi lao động tại xã Đại Tập và xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên
5.2. Khách thể nghiên cứu
NKT trong độ tuổi lao động, đại diện gia đình, cán bộ chính sách 2 xã
và đại diện môṭsốdoanh nghiêp ̣ tại địa bàn nghiên cứu.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Năm 2016
Địa bàn: xã Đại Tập và xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp phân tích tài liệu

17


Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài
liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem
những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết.
Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra
những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo. Phương pháp này được
sử dụng trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn.
Yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Đòi hỏi phải phân tích

có hệ thống. Phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu.
6.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Quy mô mâũ đã xác đinḥ sốngười cần được phỏng vấn để thu được các
kết quả mang tính đại diện, phản ánh một cách chính xác nhất. Tổng sốmẫu
được xem xét là t ổng số Người Khuyết tâṭtrong đ ộ tuổi lao động tại 2 xã Đại
Tập và Liên Khê . Với cỡmâũ này , tổng sốngười đươc ̣ phỏng vấn là 175
người. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cung cấp các thông tin về nhu cầu
hỗtrơ ̣việc làm của NKT, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, đời sống tinh thần
cũng như vật chất c ủa NKT . Sư ̣tham gia của NKT với các hoaṭđông ̣ công ̣
đồng, tác động của gia đình , công ̣ đồng với NKT vànhu cầu hỗtrơ ̣viêc ̣ làm
của NKT
Bảng hỏi: Bảng hỏi có tổng số 30 câu hỏi được thiết kế với 3 phần: (A)
Các thông tin chung, (B) Thông tin nhu cầu việc làm; (C) Thông tin về tham
gia các hoaṭđông ̣ xa ̃hôị. Bảng hỏi đươc ̣ đính kèm trong Ph ụ lục. Cuộc khảo
sát nhận được sư ̣hỗ trợ tích cực từ các cán bô ̣Ch ữ thập đỏ xã, từ các trưởng
thôn, là những người cung cấp danh sách NKT và dẫn đường.
Thông tin từ các bảng hỏi đã được xử lý sơ bộ và được tổng hơp ̣. Tất cả
những dữ liệu này được nhập vào phần mềm SPSS (phần mềm chuyên dung ̣
để phân tích số liệu thống kê)
6.3. Phỏng vấn sâu
Thực hiện 16 cuộc phỏng vấn trên các đối tượng: 06 NKT, 04 đại diện gia
đình 02 cán bộ chính sách và 04 đại diện cơ sởkinh doanh nhỏtrên điạ bàn 2

18


xã. Quá trình phỏng vấn sâu cho phép chúng ta thu thập được những thông tin
liên quan đến đời sống tâm lý của NKT, cuộc sống hiện tại của họ, những
mong muốn, nhu cầu của họ trong tương lai, đồng thời xem xét các cơ sở kinh
doanh trên điạ bàn cósẵn sàng nhâṇ NKT vào làm viêc ̣, vừa daỵ nghềvừa taọ

viêc ̣ làm hay không, địa phương đã làm gì đểhỗtrơ ̣cho NKT ở hai xã Đại Tập
và Liên Khê
7.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, luận văn gồm 03
chương sau:
Chương 01 – Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT
Chương 02 – Thực trạng nhu cầu hô ̃trơ vg̣ iệc làm của NKT tại địa bàn

nghiên cứu
Chương 03 – Đề xuất một số hỗ trợ đối với NKT tại địa bàn nghiên cứu
từ khía cạnh CTXH

19


B.

NÔỊ DUNG

CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU
CẦU HỖ TRỢ VIỆC LÀM CỦA NKT
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về NKT, việc làm, độ tuổi lao
động, nhu cầu việc làm, nhu cầu hỗ trợ việc làm của NKT, công tác xã
hội, công tác xã hội với NKT
1.1.1. Người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao

đông ̣, sinh hoaṭ, học tập găp ̣ khókhăn [4, điều 2]
Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể
chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác
nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã
hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [19, điều 1]
Người khuyết tật là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình
trạng sức khoẻ mà bị GIẢM CHỨC NĂNG (hoạt động) và /hoặc HẠN CHẾ sự
tham gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội.[3, tr.10]

Dạng tật và mức độ khuyết tâṭ
1. Dạng tật bao gồm:
a)

Khuyết tật vận động;

b)

Khuyết tật nghe, nói;

c)

Khuyết tật nhìn;

d)

Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a)

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không

thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

20


b)

Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự

thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c)

Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp

quy định tại điểm a và điểm b khoản này. [4, điều 3]
Dạng tật bao gồm:
Khuyết tật các giác quan: Khó khăn về nhìn, mù hoàn toàn, khó khăn
khi nhìn vật quá gần, khó khăn khi nhìn vật quá xa, khó khăn khi phân biệt
màu sắc, khó khăn khi nhìn vùng mờ hay tối, nhìn hình đôi, mất cảm giác
(bệnh phong)
Khó khăn về nói, giao tiếp: Không thể nghe, không thể nói nhưng có
thể hiểu (điếc câm hoàn toàn), có thể nghe, có thể hiểu nhưng không nói được
(câm), chỉ nghe được một phần (điếc không hoàn toàn), khó khăn về nghe ở
các mức độ khác nhau (điếc, nghễnh ngãng...), các dạng mất cảm giác khác.
Các dạng khuyết tật về nhận thức: Hội chứng Down, chậm phát triển trí tuệ


Các dạng khuyết tật về tâm thần: Rối loạn hành vi, tự kỷ ở trẻ em, các
bệnh tâm thần bao gồm cả tâm thần phân liệt.
Các dạng khuyết tật khác, không thuộc các nhóm trên như khuyết tật do tình
trạng bệnh mãn tính ở các cơ quan nội tạng như suy tim, suy thận, suy hô hấp...

Đa khuyết tật: một ngưòi có từ 2 dạng khuyết tật trở lên như bại não ở
trẻ em,liệt nửa người do tai biến mạch máu não ở người lớn, nhiễm độc
Dioxin ...[3, tr.12]
1.1.2. Việc làm và độ tuổi lao động
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật
ngăn cấm. Nguyên tắc về việc làm
1.

Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.

2.

Bình đẳng vềcơ hội viêc ̣ làm và thu nhập.

3.

Bảo đảm làm viêc ̣ trong điều kiêṇ an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Độ tuổi lao động
Độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ

21



×