Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------PHẠM THỊ THANH THỦY

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG LUẬT GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội-2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THANH THỦY

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG LUẬT GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm Lý học
Mã số: 60 31 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU THỤ

Hà Nội-2013


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng nghiên cứu .
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
6. Khách thể nghiên cứu:
7. Giả thuyết nghiên cứu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG LUẬT GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu hoạt động truyền thông và hoạt động truyền thông về giao

thông
1.2 Lý luận về hoạt động truyền thông
1.3. Lý luận hoạt động truyền thông Luật Giao thông đƣờng bộ:
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.
2.2 Tổ chức nghiên cứu:
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng hoạt động truyền thông Luật giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Hà Nội:
3.1.1 Phƣơng tiện, tần suất của HĐTTLGTĐB ở Hà Nội:

1


3.1.2 Nội dung/ thông điệp truyền thông LGTĐB trên địa bàn Hà Nội
3.2 Hiệu quả tâm lý của hoạt động truyền thông Luật Giao thông đƣờng bộ ở Hà Nội:
3.2.1 Nhận thức của ngƣời dân Hà Nội về HĐTTLGTĐB:

3.2.2 Hiệu quả xúc cảm của HĐTTLGTĐB:
3.2.3 Thái độ của ngƣời dân Hà Nội đối với HĐTTLGTĐB:
3.3 Hiệu quả của chiến dịch truyền thông “Hãy đội mũ bảo hiểm. Đừng ngụy biện” đối với

ngƣời dân Hà Nội:
3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động truyền thông Luật giao thông đƣờng bộ
3.4.1 Chƣơng trình truyền thông:
3.4.2 Ảnh hƣởng của một số yếu tố tâm lý của ngƣời dân trong HĐTTLGTĐB:
3.5 Hành vi chấp hành Luật giao thông đƣờng bộ của ngƣời dân Hà Nội
3.5.1 Thực trạng hành vi chấp hành LGTĐB của ngƣời dân Hà Nội
3.5.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi chấp hành LGTĐB của ngƣời dân Hà Nội:
3.6 Một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Luật

Giao thông đƣờng bộ trên truyền hình, panô, áp phích và BQC:
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT

An toàn giao thông

BQC


Biển quảng cáo

ĐTB

Điểm trung bình

GT

Giao thông

HĐTTLGTĐB

Hoạt động truyền thông Luật giao thông đường bộ

LGTĐB

Luật giao thông đường bộ

MBH

Mũ bảo hiểm

TNGT

Tai nạn giao thông

TTATGT

Trật tự an toàn giao thông


UBATTQG

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

UTGT

Ùn tắc giao thông

3


Tên
Bảng 2.1

Bảng

Bảng 3.1

Mức đ

Bảng 3.2

Nội d

Bảng 3.3

Cảm x

Bảng 3.4


Hành

Biểu đồ 3.1

Hiệu q

Biểu đồ 3.2

Thái đ

Biểu đồ 3.3

Ảnh h

4


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Giao thông (GT) - bức tranh hiện thực sống động của quá trình tương tác xã hội.

Cùng với những tồn tại tất yếu của xã hội đang phát triển, vấn nạn GT là một dấu chỉ
tương tác xã hội đang ngày một xấu đi với nguy cơ sánh ngang các đại dịch, trở thành nỗi
ám ảnh thường trực đối với người dân khi tham gia GT tại các đô thị lớn như Hà Nội.
Trước những diễn biến phức tạp của thực trạng GT đô thị, sau khi Luật Giao thông đường
bộ 2008 (LGTĐB) - có hiệu lực kể từ ngày 01/07/09), Chính Phủ đã ban hành nhiều nghị
định, nghị quyết với những giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu, ngăn chặn thiệt hại của vi
phạm LGTĐB như: Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP “Về từng bước khắc phục ùn tắc Giao

thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 88/NQ-CP “Về
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông” và mới
đây nhất là nghị định số: 71/2012/NĐ-CP “Bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Theo đó, bên cạnh việc tăng nặng hình thức
xử phạt đối với các lỗi vi phạm GT, các giải pháp đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền pháp
luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành LGTĐB được nhấn mạnh hàng đầu.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông, nhờ sự nỗ lực của
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức...các hoạt động truyền thông LGTĐB
(HĐTTLGTĐB) đã bước đầu hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền và định hướng công
chúng, đóng vai trò tích cực trong việc làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông (TNGT) một
cách liên tục và đáng kể trong các năm 2009, 2010, 2011 và 9 tháng đầu năm 2012.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao Thông Quốc gia (UBATGTQG), 9 tháng đầu
năm 2012, cả nước xảy ra 23.619 vụ TNGT, làm chết 6.908 người, bị thương 25.002 người.

5


So với cùng kỳ năm 2011, giảm 9.360 vụ (-28,38%), giảm 1.502 người chết (-17,86%), giảm
10.634 người bị thương (-29,84%). Tại Hà Nội, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ
thay đổi giờ học giờ làm, xây cầu vượt nhẹ, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình GT, tổ
chức lại GT, đưa vào sử dụng các công trình như Vành đai III, QL32, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh
Bình; chấn chỉnh các điểm trông giữ xe, cấm taxi ở một số tuyến phố giờ cao điểm, phân
luồng GT tại 76 vị trí có nguy cơ ùn tắc; triển khai các tổ công tác 141, 142 của Công an thành
phố… tình hình trật tự an toàn GT (TTATGT) ở Thủ đô đã chuyển biến rõ nét. Bên cạnh đó,
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao
thông (ATGT) đã được triển khai tới các khu dân cư, trường học thông qua các tổ chức, đoàn
thể cũng góp phần làm giảm TNGT cả 3 tiêu chí. Ùn tắc giao thông (UTGT) giảm tới 46% so
với thời điểm cuối năm 2010. Các chiến dịch truyền thông như “Hãy đội MBH” (MBH), “Đã

uống rượu, bia thì không lái xe” đã được đông đảo người dân chú ý và hưởng ứng, thực hiện.
Mặc dù vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất GT còn nhiều bất cập, quỹ đất dành cho GT chưa
đáp ứng đủ nhu cầu thì cần làm tốt hơn nữa hoạt động truyển thông Luật Giao thông đường bộ
(HĐTTLGTĐB), nâng cao ý thức chấp hành Luật GT của người dân, góp phần làm đẹp cho
bức tranh GT của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội, góp phần
làm sáng rõ nguyên nhân, vai trò của các yếu tố, cơ chế tâm lý trong HĐTTLGTĐB; đưa
ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông, góp phần mang
lại những chuyển biến tích cực hơn nữa trong nhận thức và hành vi chấp hành LGTĐB của
người dân thành phố, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạt động truyển thông Luật Giao
thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới HĐTTLGTĐB

trên địa bàn Hà Nội. Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, đưa ra một số kiến nghị đối với

6


các nhà tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này, nâng
cao nhận thức, hành vi chấp hành LGTĐB của người dân Hà Nội.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến HĐTTLGTĐB nhằm xây

dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài và chỉ

ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của HĐTTLGTĐB.
3.2 Nghiên cứu thực trạng và làm rõ nguyên nhân, các yếu tố tác động đến
HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội.
3.3 Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của HĐTTLGTĐB.
4. Đối tƣợng nghiên cứu .
Hoạt động truyền thông Luật Giao thông đường bộ thông qua nội dung, hình
thức và hiệu quả tâm lý của hoạt động này, chủ yếu trên truyền hình và panô, áp
phích, và biển quảng cáo (BQC).
5.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

5.1. Giới hạn về mặt nội dung:
Đề tài này chỉ đề cập tới thực trạng và nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của
HĐTTLGTĐB tại địa bàn Hà Nội; trong đó tập trung phản ánh thực trạng và nguyên nhân
của hoạt động truyền thông trên truyền hình và panô, áp phích, BQC; chỉ ra một số tác
động tâm lý của hoạt động này tới hành vi khi tham gia GT của người dân Hà Nội.

5.2. Giới hạn về không gian, địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại 5 quận có những nút GT trọng điểm, thường
xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, vi phạm LGTĐB và TNGT của Hà Nội: Quận Long
Biên, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa, Quận Hoàn Kiếm, Quận Cầu Giấy.

6. Khách thể nghiên cứu:

7


Đề tài được tiến hành với 200 người dân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, hiện
đang sinh sống, học tập, làm việc tại Hà Nội.

7.

Giả thuyết nghiên cứu.
Nhìn chung, HĐTTLGTĐB được tiến hành khá phong phú và đa dạng trên địa

bàn Hà Nội, đã thu hút được sự chú ý của người dân, trong đó truyền hình và panô,
áp phích, BQC là các phương tiện phổ biến và hiệu quả nhất. HĐTTLGTĐB còn
mang nặng tính thông báo một chiều, thiếu tính tương tác nên hiệu quả còn chưa
cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới HĐTTLGTĐB, trong đó nội dung thông điệp
tuyên truyền tác động mạnh nhất đến tâm lý của người dân.
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu.

8.1. Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản:
Đọc và phân tích các tài liệu, sách báo, và các công trình nghiên cứu của các nhà tâm
lý học trong và ngoài nước, các tài liệu liên quan đến các khái niệm công cụ, thực trạng truyền
thông LGTĐB; các hình thức truyền thông trên truyền hình, panô, áp phích, BQC của chiến
dịch truyền thông ATGT, các yếu tố ảnh hưởng… để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

8.2. Phương pháp quan sát:
Sử dụng phương pháp quan sát không có sự can thiệp nhằm thu thập thông tin
cho đề tài thông qua việc quan sát các hình thức truyền thông LGTĐB; quan sát
thái độ, các hành động phi ngôn ngữ của khách thể…nhằm kiểm định và bổ sung
thông tin trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
8.3. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi:
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng,
nguyên nhân và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội.

8



8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Nhằm thu thập những thông tin cho vấn đề nghiên cứu, thực hiện phỏng vấn sâu một số
người dân, cán bộ cảnh sát GT, nhà hoạt động truyền thông … để thu thập, bổ sung thông tin,
làm sáng tỏ các vấn đề và góp phần khẳng định các kết quả thu được từ phương pháp điều tra.

8.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu thu
được từ các số liệu quan sát và điều tra ý kiến bằng bảng hỏi đã nhận được nhằm
mục đích khẳng định các kết quả nghiên cứu của đề tài.

9


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
LUẬT GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu hoạt động truyền thông và hoạt động
truyền thông về giao thông
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử thế giới, trước khi có các phương tiện truyền thông đại chúng, mỗi
dân tộc đều đã sáng tạo ra những phương thức truyền thông riêng của mình để đáp ứng
nhu cầu truyền đạt thông tin trong xã hội. Ngay từ buổi đầu lịch sử, việc trao đổi hàng
hoá luôn gắn liền với hoạt động truyền thông bằng miệng nhằm quảng cáo hàng của
những người thợ thủ công, người buôn bán và các các phường hội và sự thôi thúc
truyền thông dường như đã trở thành một bộ phận của bản tính con người.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, dựa trên nhiều phát minh kỹ thuật khác nhau, các phương tiện truyền thông đại chúng
như báo chí, điện ảnh, đài phát thanh và đài truyền hình lần lượt ra đời. Trong những thập niên
đầu thế kỷ này, các nhà tâm lý học như Scoott W.G (Mỹ); Molle A. (Pháp); Moede W (Đức);

Fraser L (Anh); Gallo S (Italia) đã đặc biệt quan tâm tới tâm thế xã hội và đánh giá xã hội của
con người trong hoạt động truyền thông. Đây cũng là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm
rằng các phương tiện truyền thông có một sức tác động to lớn lên trên lối ứng xử và suy nghĩ
của người dân, biến các cá nhân thành “những khối đại chúng”.
Khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960, một số công trình điều tra ở Mỹ về ảnh
hưởng của các phương tiện truyền thông đối với việc bầu cử và đối với sự chọn lựa của người
dân đã kết luận truyền thông đại chúng ít có hoặc thậm chí không có tác động trực tiếp đối với
thái độ và ứng xử của người dân. Trái ngược với lập luận của các nhà nghiên cứu trong giai
đoạn đầu vốn cho rằng truyền thông đại chúng có tác động trực tiếp giống như một mũi kim
chích, lúc này, người ta chỉ nói tới những tác động gián tiếp, thông qua nhiều bước trung gian.

10




thời kỳ này, phải kể đến công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học Doob L.W

về các tác động tâm lý của truyền thông, quá trình tri giác nội dung thông điệp
và nhân cách người truyền tin, người nhận tin trong hoạt động truyền thông. [29]
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, các công trình nghiên cứu về hoạt
động tuyên truyền được tiến hành nhiều với mục đích quân sự ở các nước trong
các khối quân sự liên kết và các nước không liên kết.
Hoạt động truyền thông là một hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp. Từ khoảng thập niên
1960 trở đi, đã có nhiều công trình của các nhà tâm lý xã hội, xã hội học như Hopland C;
Allport F.W; Festinger L; Adler A; Maletzke G…với đề tài nghiên cứu đa dạng: nghiên cứu về
công chúng và về tác động của truyền thông đại chúng, nội dung các thông điệp của truyền
thông đại chúng, về quá trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất của các phương tiện
truyền thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ... Trong
khi các công trình nghiên cứu về tâm lý truyền thông của Mỹ sau này đều hướng tới việc tìm

kiếm những tác động đến ý thức cá nhân trong quá trình tiếp nhận thông điệp, các nhà tâm lý
học Xô Viết dựa trên cách tiếp cận hoạt động đã tập trung vào các cơ chế tâm lý xã hội và
đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông đối với các nhóm xã hội.

Các nhà tâm lý học đã chia các mô hình tâm lý phản ánh hệ thống các quan hệ giữa
các thành tố trong quá trình lĩnh hội thông điệp truyền thông làm 4 loại: mô hình không
phân hoá, mô hình đơn tuyến, mô hình tự động hóa và mô hình tiếp cận văn hóa. [33]
Trước những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà tâm lý học đã đưa ra các mô hình không
phân hóa của hoạt động truyền thông, qua đó chỉ ra các thành tố cơ bản nhất trong quá trình
lĩnh hội thông điệp truyền thông của người nhận tin. Đó là các mô hình: mô hình I.I.I – Impact
(Ảnh hưởng), Image (Hình ảnh), Involvement (Lôi cuốn); mô hình AIDA: Awareness (Biết),
Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn), Action (Hành động); mô hình AUB – Attention
(Chú ý); Understanding (Hiểu); Believability (Tin tưởng). Điểm yếu của các mô

11


hình này là chưa chỉ ra được mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thành tố
trong mô hình, đồng thời không chú ý tới tác động của đặc điểm văn hoá, xã hội,
lịch sử của môi trường truyền thông.
Vào những năm 1960 – 1970, các nhà tâm lý học Mỹ Lavidge, Stainer và McGuire
đã nghiên cứu và đưa ra mô hình đơn tuyến làm sáng tỏ trật tự của các thành tố và tác
động qua lại giữa các thành tố là các hành vi đơn giản của con người trong khi lĩnh hội
thông điệp truyền thông. Hai mô hình đơn tuyến nổi tiếng nhất đó là mô hình “Hiệu quả
thứ bậc” của Lavidge và Stainer (1961) và mô hình “Hiệu quả quá trình thông tin quảng
cáo” của McGuire (1969); mô hình quảng cáo tự động hóa của Howard (1984).

Dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, từ những năm 1980 trở lại đây,
các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và đưa ra mô hình tự động hoá của hoạt động truyền
thông. Mô hình này chỉ rõ khuynh hướng ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa

các thành tố và tạo thành một hệ thống mềm dẻo, hoàn chỉnh, từ đó có thể giải thích
nhiều tình huống khác nhau trong thực tế. Đặc biệt, trong mô hình này các thông tin
phản hồi được nhấn mạnh và đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông. Tuy
vậy, hạn chế của mô hình này là chưa chỉ ra được ảnh hưởng của môi trường văn hoá,
xã hội lịch sử tới việc lĩnh hội thông điệp của người nhận tin.
Trong mô hình tiếp cận văn hóa của Tâm lý học hoạt động, các nhà tâm lý học đã nhấn
mạnh vai trò chủ đạo của các yếu tố xã hội, yếu tố văn hóa, lịch sử trong quá trình phát triển
tâm lý ý thức, nhân cách. Vì vậy, mô hình của hoạt động truyền thông cũng được xây dựng
dựa trên cách tiếp cận văn hóa, lịch sử này. Mô hình này phản ánh tất cả các thành tố cơ bản
của quá trình truyền thông đại chúng là: người truyền tin, người nhận tin và môi trường văn
hóa, xã hội, lịch sử của cộng đồng dân cư nơi hoạt động truyền thông được tiến hành, đồng
thời làm sáng tỏ tất cả các thành tố, vai trò và chức năng của các thành tố trong cấu trúc của
nhân cách (người truyền tin và người nhận tin) đối với quá trình lĩnh hội thông điệp

12


truyền thông. Qua mô hình có thể thấy toàn bộ các đặc điểm nhân cách như: động
cơ, nhu cầu, trình độ, kinh nghiệm, uy tín, năng lực, tình cảm, xúc cảm...và các đặc
điểm tư chất của người truyền tin hay các yếu tố của môi trường đều có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động truyền thông. Ngoài ra, toàn bộ các đặc điểm
tâm lý nhân cách của người nhận tin như: chú ý, tâm thế, định khuôn, trí nhớ, xúc
cảm cũng đều tham gia vào quá trình lĩnh hội nội dung truyền thông của người nhận
tin và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lĩnh hội thông điệp.
Nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu mới về tác động của truyền thông đại chúng
, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu khách thể - người nhận tin: Denis McQuail (1983, 1994,
2005); Alvin Toffler (1996); Philip Breton và Segels Proulx (1996); Loic Hervouet (1999);
Pertti Alasuutari (1999); Andy Ruddock (2000); EP. Prokhôlôp (2001); Schudon M.

(2003); Claudia Mast (2003); Susan Hernig Priest (2003)… Các công trình nghiên cứu

này dù khác nhau ở mức độ và góc độ tiếp cận vấn đề: góc độ kỹ thuật, góc độ đặc
trưng của nền văn hóa, hay góc độ tác động tư tưởng - chính trị của phương tiện truyền
thông đại chúng, nhưng đều coi nghiên cứu đặc điểm tâm lý của khách thể nhận tin là
một quá trình không thể thiếu khi nghiên cứu tác động của truyền thông đại chúng và
đề cao vai trò tích cực, chủ động và tác động trở lại của người nhận tin. [6; 7]
Một thực nghiệm của John Farguha và Mathan Maccoby (1997) đã cho thấy mức độ
ảnh hưởng của truyền thông đối với việc vận động thay đổi hành vi con người. Kết quả thực
nghiệm này cho thấy rằng, truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và thái độ của
người dân. Tuy nhiên, để thay đổi những hành vi thói quen, cố hữu của con người (trong đó có
sự mạo hiểm khi lái xe) thì chỉ tuyên truyền thôi là không đủ. Tiếp xúc trực tiếp giữa các cá
nhân và nhóm để thảo luận và thực hành thay đổi hành vi, kết hợp với việc tuyên truyền rộng
rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn cho kết quả cao nhất.[16]

13


Trong cuốn “Tâm lý học truyền thông”, tác giả David Giles đã trình bày
những quan điểm của ông về một số đặc điểm tâm lý của khách thể truyền thông
- người nhận tin; những ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông tới cá nhân,
một số vấn đề trong đời sống xã hội của con người và tương lai của tâm lý học
truyền thông trong bối cảnh internet và các mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.
Ngày 17 tháng 8 năm 1896, bà Bridget Driscoll 44 tuổi trở thành người đầu tiên bị tử
vong do bị ô tô đâm. Kể từ đó đến năm 2006, ước tính có hơn 25 triệu người chết trong các vụ
TNGT đường bộ. Cùng với sự phát triển của xã hội, phương tiện GT đường bộ, con số thương
vong do TNGT ngày một tăng lên, và tới nay ước tính 1,2 triệu người chết và thêm 50 triệu
người nữa bị thương hoặc tàn phế do TNGT mỗi năm. Mỗi ngày, thế giới có hơn 3000 người
chết vì TNGT. Một nửa trong tổng số tất cả các nạn nhân của các vụ tai nạn là người tham gia
GT như người đi bộ, người đi xe đạp và người đi xe máy. Các nước phải chi phí cho những sự
cố do tai nạn GT đường bộ lến đến 4% Tổng Sản phẩm quốc gia (Gross National Product GNP) của mỗi nước. Một nghiên cứu của trường đại học Havard và tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã tiên liệu rằng, đến năm 2020, TNGT đường bộ sẽ là nguyên nhân gây tử vong và

thương tật vĩnh viễn lớn thứ 3 trên thế giới; đó cũng là nguyên nhân gây chết trẻ lớn thứ 2 đối
với những người ở độ tuổi 15 - 44 tuổi, chỉ sau số lượng tử vong vì HIV/AIDS.
Cùng với những tồn tại của xã hội phát triển, các vấn đề của GT ngày càng trở nên
nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, an sinh xã hội. TNGT đường bộ đã trở
thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế, chính phủ các
nước và đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học, xã hội học... Tại
các nước phát triển, thông qua các hoạt động truyền thông, các chính phủ đang tìm cách tiếp
tục làm giảm số người tử vong vì xe cộ. Chiến dịch “Hãy nghĩ” ở Anh nhằm làm cho các lái
xe thấy được hậu quả hành động của họ - việc uống rượu, sử dụng chất ma túy hay lái xe quá
nhanh ảnh hưởng như thế nào đến sự ứng phó đối với tình huống cụ thể của họ. Nhiều nước

14


châu Âu đã phát động chiến dịch khuyến khích “các lái xe được chỉ định” tham
gia vào một nỗ lực nhằm hạn chế những tai nạn liên quan đến rượu. Tại Mỹ, gần
đây đã hoàn thành những dự án không cấp lại bằng lái xe cho những “lái xe mất
trí”: những lái xe ăn uống ngay trên vô lăng, sử dụng điện thoại khi điều khiển
phương tiện và không đảm bảo an toàn chỗ ngồi cho trẻ em.
Trên thế giới đã xuất hiện một chuyên ngành tâm lý học mới đó là Tâm lý học giao
thông. Các nghiên cứu về GT của các nhà tâm lý học trên thế giới thường tập trung về hành vi


người lái xe và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động của họ trên đường: đặc điểm

nhân cách, độ tuổi, nhận thức, tình trạng sử dụng rượu, chất kích thích, không thắt
dây an toàn, tình trạng mệt mỏi, giao tiếp và tương tác xã hội của người lái xe, sử
dụng điện thoại di động khi điều khiển xe… Các thành tựu của bộ môn tâm lý học
Giao thông đã được ứng dụng trong việc thiết kế làn đường an toàn cho các phương
tiện GT, giám sát và giáo dục những lái xe vi phạm LGTĐB. [42]

Khi nghiên cứu về việc tắc nghẽn GT, Carlos Dagazo và Juan Munoz cùng các kỹ sư
của Viện nghiên cứu GT vận tải Bekeley (Mỹ) đã nhận thấy rằng: khi một con đường đông
đến một mức độ nào đó, các lái xe sẽ khó phối hợp với nhau hơn. Do không quan sát được GT
trên đường ở phạm vi rộng nên họ thường phản ứng mạnh hoặc quyết định tùy tiện: rẽ lối
khác, tăng tốc, tiếp tục đi chậm… vì vậy mà tạo ra một luồng GT vô tổ chức. [18]

Nghiên cứu của Helbing – nhà vật lý học người Đức và Huberman nhằm
tìm ra giải pháp khắc phục UTGT bằng cách giới hạn số lượng và thời gian cho
phương tiện tham gia vào các làn đường. Giải pháp này nhằm tạo điều kiện
khuyến khích các xe di chuyển theo “dòng cố kết” nhằm rút ngắn thời gian GT
cho tất cả mọi người. Các tác giả cũng khẳng định rằng: bí quyết đảm bảo trật tự
ATGT là ở chỗ người điều khiển phương tiện phải hiểu đúng luật lệ. [18]

15


Các nghiên cứu của các nhà tâm lý học của trường Đại học Rutgers, New
Brunswick, New Jessy (2002); Đại học Colorado - Mỹ (2008) và trường đại học Leuven Bỉ (2008) đã có những nghiên cứu về mối liên hệ, sự tác động của các thông tin về TNGT
trên các phương tiện truyền thông: báo, tạp chí, TV… tới nhận thức về TNGT ở người
xem. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: chính sự cung cấp thông tin một cách không đầy
đủ về nguyên nhân xảy ra va chạm, con số thương vong, thiệt hại…đã dẫn đến nhận thức
chưa đầy đủ về những nguy cơ TNGT mà người điều khiển phương tiện có thể gặp phải.

Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội, xã hội học về
truyền thông ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với
người dân và đối với xã hội, tuy nhiên các nghiên cứu về HĐTTLGTĐB vẫn
chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu một cách sâu rộng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, do những nguyên nhân lịch sử để lại, hoạt động truyền thông xuất hiện


muộn hơn lịch sử truyền thông trên thế giới và cũng gắn liền với lịch sử phát triển của các
phương tiện truyền thông đại chúng. Từ tờ báo in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định
báo, ra ngày 15/04/1865, chủ yếu đăng công văn, chỉ thị của nhà cầm quyền Pháp và một phần
đăng tin tức trong nước, cho đến những bước tiến dài của thời đại thông tin với sự bùng nổ của
các phương tiện truyền thông. Nhờ sự phát triển về công nghệ thông tin, hoạt động truyền
thông không còn dừng ở các kênh truyền thông truyền thống như tivi, báo chí giấy mà còn tiếp
tục được đẩy mạnh các hoạt động trên các kênh truyền thông công nghệ online như
mobile, Internet, các công cụ tìm kiếm mạng, các mạng xã hội, blog, và sự gia tăng của các
kênh truyền hình vệ tinh quốc tế… Hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận tin tức và
thông tin, và trở thành những người sáng tạo và đóng góp cho hoạt động truyền thông. Và
hàng ngày, hàng giờ, các phương tiện truyền thông đại chúng đang thực hiện nhiệm vụ “người
đưa tin” và định hướng công chúng, góp phần truyền bá các tư tưởng, thông tin văn

16


hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, chính sự phát
triển của các phương tiện truyền thông cũng đem đến cho người dân cơ hội được chủ động
chọn lọc thông tin truyền thông, điều này đặt ra cho những nhà truyền thông cần có những
kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu trên cơ sở những
nghiên cứu tâm lý, xã hội khách quan, chính xác và thường xuyên được cập nhật. [31; 35]

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nước nhà, xuất phát từ những
vấn đề tâm lý – xã hội, hoạt động truyền thông đã được một số tác giả quan tâm
nghiên cứu. Phần lớn là các bài báo, ấn phẩm phản ánh thực trạng hoạt động và
phát triển của một số phương tiện truyền thông đơn lẻ: báo, tạp chí, quảng cáo trên
truyền hình… hoặc tác động của hoạt động truyền thông tới các vấn đề của xã hội
như cuốn “Cẩm nang hướng dẫn hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tăng
cường sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục cho vị thành niên và thanh niên”.
Ngoài các tác phẩm được biên dịch, các vấn đề cơ bản, tổng quan về hoạt động truyền

thông, các yếu tố ảnh hưởng của nó cũng đã được các tác giả Đào Thị Oanh; Trần Hữu Quang
đề cập đến trong các tác phẩm của mình. Gắn liền truyền thông với hoạt động xã hội và các
phương tiện, tác giả Trần Hữu Quang đã khẳng định vai trò của truyền thông - là một trong
những hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức xã hội nào, không có truyền thông thì không
thể thiết lập được các mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như không thể hình
thành được cộng đồng, không thể có xã hội [29]. Bên cạnh đó, trong tác phẩm “Tâm lý học
truyền thông và giao tiếp”, tác giả Đào Thị Oanh cũng đã đưa ra các yếu tố trong quá trình
truyền thông, các dạng truyền thông và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lĩnh hội thông
điệp truyền thông [28]. Khi bàn về cơ chế tác động, ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại
chúng, Tạ Ngọc Tấn đã phân tích sự phụ thuộc của hiệu quả xã hội của hoạt động truyền thông
với sự tiếp nhận của công chúng – người nhận tin. Tác giả đã khẳng định, việc nghiên cứu,
nắm rõ tính chất, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người nhận tin bao giờ cũng là một trong

17


những yếu tố hàng đầu đảm bảo hiệu quả tác động của hoạt động truyền thông
đại chúng. [32]
Trong lĩnh vực GT, bên cạnh các cuộc hội nghị thường niên về ATGT, trong những
năm gần đây, HĐTTLGTĐB ngày càng phát triển. Năm 2007, với sự giúp đỡ của Ngân
Hàng Phát Triển Châu Á, AusAID, Đại Sứ Quán Đan Mạch, Tổ Chức FIA, Intel Việt Nam,
Michelin Châu Á, Đại Sứ Quán Mỹ, Talisman Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới và Tổ Chức
Y Tế Thế Giới và sự tham gia của một số công ty truyền thông, Việt Nam đã khởi động
những chiến dịch truyền thông nhằm gia tăng số người đội MBH và tăng cường nhận thức
về ATGT, đặc biệt là cho trẻ em. Nhờ sự tham gia của nhiều ban, ngành, tổ chức, sự đầu tư
và nghiên cứu, thực hiện rộng khắp, ấn tượng đã đem lại thành công cho chiến dịch, tác
động tích cực tới hành vi chấp hành đội MBH khi tham gia GT người dân.
Mặc dù có rất nhiều tác phẩm báo chí đề cập tới vai trò, đặc điểm, hạn chế của
HĐTTLGTĐB, song, dưới góc độ Tâm lý học, HĐTTLGTĐB còn ít được quan tâm nghiên
cứu. Trong các tác phẩm “Nghiên cứu các yếu tố tâm lý của quảng cáo ảnh hưởng tới hành vi

tiêu dùng" (2001) và “Tâm Lý học tuyên truyền quảng cáo” (2005), tác giả Nguyễn Hữu Thụ
đã có những nghiên cứu hoạt động truyền thông và các yếu tố ảnh hưởng trên khía cạnh tâm lý
học hoạt động truyên truyền, quảng cáo. Ngoài ra, để tài “Nghiên cứu hành vi chấp hành
LGTĐB của học sinh THCS khi tham gia giao thông” (luận án tiến sỹ, Nguyễn Như Chiến,
2009) đã góp phần chỉ ra thực trạng hành vi chấp hành LGTĐB của học sinh THCS khi tham
gia GT dựa trên số liệu thu được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau; phân tích các yếu tố tâm
lý, xã hội ảnh hưởng đến hành vi chấp hành LGTĐB của học sinh THCS. Tuy nhiên, trước
những diễn biến phức tạp của tình hình GT Việt Nam, để nâng cao nhận thức ATGT cho người
dân đòi hỏi cần có những nghiên cứu tâm lý làm tiền đề, cơ sở điều chỉnh cho các chiến dịch
truyền thông LGTĐB, góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.

1.2 Lý luận về hoạt động truyền thông

18


1.2.1 Khái niệm truyền thông
Hiểu một cách đơn giản nhất, truyền thông là quá trình trao đổi thông tin
giữa các chủ thể thông qua hệ thống các ký, tín, dấu hiệu.
Trong các nghiên cứu văn hóa xã hội thì hoạt động truyền thông được xem như là
công cụ tâm lý nhằm hình thành các chuẩn mực và giá trị văn hóa mới cho cộng đồng.
Theo tác giả cuốn “Tâm lý học truyền thông và giao tiếp” Đào Thị Oanh, truyền
thông được hiểu như một quá trình giao tiếp cá nhân; được xem là một công cụ quan trọng
nhất, là cách cá nhân tiếp xúc đối với bên ngoài. Đồng thời, truyền thông cũng được hiểu
như một tiến trình, diễn ra liên tục trong đời sống cá nhân, bao gồm 8 yếu tố: nguồn phát
tin, người nhận tin, các cơ quan cảm nhận, các yếu tố chứa đựng thông điệp; thông điệp,
sự đáp ứng, sự phản hồi và hoàn cảnh/ bối cảnh xảy ra tiến trình truyền thông. [28]

Gắn liền truyền thông với tính chất của các phương tiện truyền thông đại chúng,
tác giả Trần Hữu Quang cho rằng: “Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội

trong đó thông tin được truyền đạt một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình”. [29]

Từ quan điểm của mình, chúng tôi cho rằng truyền thông là quá trình
truyền phát tin, tác động tới tâm lý, ý thức của con người nhằm điều khiển ý
thức, tâm thế và quan điểm của khách thể theo mục tiêu đã định sẵn.
1.2.2 Khái niệm hoạt động truyền thông:
Trên cơ sở tâm lý học, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với khái niệm phản ánh
bản chất, tính xã hội của hoạt động truyền thông của tác giả Nguyễn Hữu Thụ
trong cuốn “Tâm lý học tuyên truyền, quảng cáo”, theo đó: hoạt động truyền
thông là phương thức tác động tới tâm lý của con người nhằm điều khiển ý thức,
tâm thế và quan điểm của họ theo mục tiêu đã đặt ra từ trước.[33]

19


Theo quan điểm của chúng tôi, hoạt động truyền thông là phương thức truyền đạt
thông tin của chủ thể truyền thông, thông qua các phương tiện truyền thông nhằm chuyển
tải những thông điệp, tác động tới tâm lý của khách thể với mục đích hình thành, điều
khiển hoặc thay đổi tâm thế và quan điểm của họ theo mục tiêu đã đặt ra từ trước.

1.2.2.1 Đặc điểm của hoạt động truyền thông:
Trước hết, hoạt động truyền thông là phương thức tác động tới tâm lý của
con người, nhằm điều khiển ý thức, tâm thế và quan điểm của người nhận tin
theo các mục tiêu đã định từ trước.
Bên cạnh đó, truyền thông là một quá trình thông tin thể hiện ở chỗ các
thông điệp truyền đạt từ người truyền tin gây ảnh hưởng tới nhận thức, tình cảm
và hành vi của người nhận tin. Mặt khác, truyền thông cũng là một quá trình
nhận thức mà người nhận tin đã sử dụng cảm giác, tư duy, tình cảm và thái độ
của mình để lĩnh hội, nhận thức thông điệp và điều khiển hành vi.

Đối tượng của hoạt động truyền thông đó là các quan điểm, tâm thế, thái
độ của người nhận tin. Trong hoạt động truyền thông, người truyền tin luôn có ý
thức tác động vào người nhận tin bằng cách sử dụng các qui luật tâm lý để truyền
đạt, giáo dục, thuyết phục… nhằm thay đổi hành vi và cách ứng xử của họ.
Hoạt động truyền thông như một hệ thống thống nhất, chứa đựng 4 yếu tố
cơ bản: người truyền tin; thông điệp, kênh và người nhận tin. Hiệu quả và chất
lượng của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, tính chất sự phối
hợp, tác động và ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố trên, cũng như môi trường
văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư nơi hoạt động đó được tiến hành.
Hoạt động truyền thông như là một hiện tượng kinh tế, tâm lý, văn hóa, xã
hội; đóng góp to lớn cho sự phát triển văn minh xã hội loài người.

20


1.2.2.2 Các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông:
-

Người truyền tin:

Toàn bộ đặc điểm nhân cách như động cơ, nhu cầu, trình độ, kinh nghiệm, uy
tín, năng lực, tình cảm, xúc cảm... hay các đặc điểm tư chất như giọng nói, kiểu
hệ thần kinh, dáng điệu, nét mặt…của người truyền tin đều có ảnh hưởng mạnh
mẽ tới hiệu quả của hoạt động truyền thông.
-

Thông điệp truyền thông:
Thông điệp truyền thông là một yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của

quá trình này. Một thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo tính giàu ý nghĩa, tin

cậy và độc đáo sẽ không chỉ lôi cuốn được chú ý của người nhận tin mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quá trình ghi nhớ, tác động hành vi của người nhận tin.
Hiệu quả lĩnh hội, ghi nhớ thông điệp truyền thông ở người nhận tin bị tác động bởi
quy luật của trí ngớ ngắn hạn của con người (ở mức 5±2 từ), sự sáng tạo, ấn tượng, lôi cuốn,
súc tích [33]. Theo tác giả cuốn sách “Tạo ra một thông điệp kết dính”, đảm bảo hiệu quả của
hoạt động truyền thông phải đáp ứng được các yếu tố: đơn giản, bất ngờ, cụ thể, đáng tin cậy,
gợi cảm xúc hoặc có thể sử dụng các câu chuyện như một cách truyền thông hiệu quả. [25]
-

Kênh
Thông điệp truyền thông có thể đến với người dân qua kênh trực tiếp hoặc

gián tiếp. Ở kênh trực tiếp là cách thức truyền đạt trực tiếp mặt đối mặt giữa người
truyền tin và người nhận tin. Ở đây ngôn ngữ (từ; nghĩa; ý nghĩa và hàm ý, văn
phạm, tiếng địa phương; phong cách ngôn ngữ) và các yếu tố phi ngôn ngữ (hành
động, nét mặt, ánh mắt, diện mạo, đồ đạc; khoảng cách…) giữ vai trò đặc biệt quan
trọng. Ngoài ra, các yếu tố như thời gian và môi trường (ánh sáng, khí hậu…) cũng
ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của hoạt động truyền thông trực tiếp.

21


Kênh gián tiếp là cách thức truyền đạt thông điệp có sử dụng các phương tiện truyền
thông đại chúng như tivi, báo, đài, TV, panô, tờ rơi…Ở kênh truyền thông này, ngoài tính chất
đặc thù tạo nên ưu điểm của từng phương tiện truyền thông (mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở mục
3.3) thì cùng với ảnh hưởng của ngôn ngữ, các yếu tố khác của phương tiện truyền thông như:
kí hiệu, dấu hiệu, màu sắc cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của quá trình lĩnh hội
thông điệp truyền thông. Kí hiệu, dấu hiệu không chỉ những góp phần truyền đạt thông tin mà
còn tạo ra xúc cảm và tình cảm cho người nhận thông điệp truyền thông. Việc sử dụng các các
kí hiệu, dấu hiệu đơn giản, phù hợp, dễ hiểu sẽ giúp người nhận tin và ghi nhớ thông điệp

truyền thông một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, tùy vào phương tiện truyền thông, các nhà tổ
chức hoạt động truyền thông cũng cần chú ý đến các quy luật tâm lý của các quá trình cảm
giác, tri giác trong việc sử dụng các yếu tố màu sắc, âm thanh, ánh sáng… đem lại rung cảm,
thỏa mãn, ấn tượng sâu sắc và hiệu quả ghi nhớ tối ưu ở người nhận tin.
-

Người nhận tin:

Trong việc lĩnh hội thông điệp, toàn bộ đặc điểm tâm lý nhân cách của người
nhận tin đóng vai trò quan trọng, điển hình là những đặc điểm tâm lý nhân cách
cơ bản: chú ý, tri giác, trí nhớ, xúc cảm…
- Chú

ý:

Đã từ lâu các nhà tâm lý học đã khẳng định, chú ý đóng vai trò hết sức quan trọng
trong hoạt động truyền thông. Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình lĩnh hội
thông điệp truyền thông, chú ý là chất keo liên kết các yếu tố tâm lý của người truyền tin,
thông điệp và người nhận tin, duy trì tính tích cực của người nhận tin. Nếu không tạo ra
được chú ý ở người nhận tin thì khó làm cho họ nhận thức được tư tưởng truyền đạt. Do
đó, khi thiết kế hoạt động truyền thông, cần chú ý đến tính ổn định tương đối và tính lựa
chọn của chú ý nơi người dân để tạo ra được những thông điệp phù hợp với tâm thế, thu
hút và duy trì chú ý ở người dân, tăng hiệu quả ghi nhớ thông điệp.[33; 37]

22


-

Tri giác

Tổ hợp các kích thích truyền thông trực tiếp tới các giác quan của người nhận tin được

phản ánh trong ý thức của họ dưới dạng tri giác. Tri giác là cơ sở của quá trình giải mã các
thông tin, kích thích truyền thông giúp lĩnh hội các thông điệp truyền thông. Đây là một quá
trình phức tạp và rất có ý nghĩa với hiệu quả của hoạt động truyền thông. Do tính lựa chọn của
tri giác ở người nhận tin buộc các nhà truyền thông phải phát huy sức sáng tạo để lôi cuốn chú
ý của người nhận tin: hình thức truyền thông mới lạ, chuyển tải thông điệp một cách sáng tạo,

hài hước hoặc bất ngờ hoặc những bài báo, phóng sự, phim, ảnh xúc động, chân thực…
-

Trạng thái xúc cảm:
Các trạng thái xúc cảm xuất hiện cùng lúc với việc tiếp nhận và xử lý các

thông tin truyền thông có thể thúc đẩy hoặc cản trở quá trình lĩnh hội thông điệp
truyền thông ở người nhận tin tùy theo mức độ thỏa mãn hay không thỏa mãn
giữa nội dung thông điệp với nhu cầu, mong muốn của họ.
-

Trí nhớ:
Việc lưu giữ nội dung thông điệp là một trong những điều kiện cơ bản quy định

tính hiệu quả của hoạt động truyền thông. Thông tin truyền thông được nhắc đi, nhắc lại
nhiều lần thì dễ đi vào trí nhớ lâu bền và có thể trở thành niềm tin của người nhận tin. Để
tăng cường khả năng ghi nhớ thông điệp đòi hỏi các nhà truyền thông cần vận dụng các
quy luật của trí nhớ như: quy luật tính lựa chọn của ghi nhớ; quy luật “số chết” trong trí
nhớ; quy luật “hiệu ứng vị trí” trong khi thiết kế các sản phẩm truyền thông.
-

Cơ chế liên hệ ngược:

Đây là một cơ chế rất quan trọng của hệ thống truyền thông giúp cho

người thực hiện công tác truyền thông kịp thời nắm bắt, điều chỉnh cũng như
đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông của mình.

23


×