Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.76 KB, 146 trang )

́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN

LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC NHÌN PHƢƠNG PHÁP SÁNG TÁC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN

LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC NHÌN PHƢƠNG PHÁP SÁNG TÁC
Chuyên ngành: Lý luận văn học


Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Phạm Quang Long

Hà Nội - 2018


MỞ ĐẦU
Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm vô cùng giá trị, trong đó có
Truyện Kiều. Đây là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội tụ đầy đủ tinh hoa
của ngôn ngữ Việt. Có thể nói từ trƣớc đến nay chƣa có một tác phẩm văn học nào lại
đƣợc giới nghiên cứu quan tâm, thƣởng thức, bình giá, phân tích, phê phán và tranh
luận thậm chí là gay gắt nhƣ Truyện Kiều. Đây là một tác phẩm có bề dày lịch sử
nghiên cứu, phê bình khá dài, vô cùng phong phú, đa dạng cũng nhƣ nhiều sự phức tạp,
mâu thuẫn đan xen nhƣng cũng hấp dẫn và dễ đi vào đời sống nhân dân. Khi đi sâu vào
vấn đề “Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác”, đặc biệt là
tiếp cận Truyện Kiều từ phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, chúng ta có thể
nhìn nhận rõ hơn việc có hay không chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du cũng nhƣ chứng minh quan điểm cho rằng xem chủ nghĩa hiện thực nhƣ một giá trị
hơn hẳn các xu hƣớng khác là một quan niệm không chính xác. Từ đó, ghi nhận những
thành công và đóng góp của thi hào Nguyễn Du trên phƣơng diện nghệ thuật với những
sáng tạo mới về mặt điển hình hóa, chi tiết, tâm lý nhân vật… mà trƣớc đó chƣa từng
có trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, với nhiều công trình của các nhà nghiên cứu văn học
trong và ngoài nƣớc dành cho tác phẩm Truyện Kiều nhƣng với sức hấp dẫn của nó,
cho đến nay, các vấn đề trên vẫn đƣợc nhắc lại và tiếp tục đƣợc bình giá, phân tích để
có thêm những kết luận tƣơng đối toàn diện hơn, có ý nghĩa tổng quát hơn. Viết luận
văn này, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói cho sự thành công của tác phẩm.


Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận đƣợc sự động viên và đóng góp to
lớn của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến PGS.TS Phạm Quang Long - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn thạc sĩ. Sự chỉ bảo tận tình của thầy đã tạo động lực và giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhƣng do thời gian có hạn nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để tôi
có thể hoàn chỉnh tốt hơn luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………
3.
Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên
cứu………………………………..8
4.
Phƣơng pháp nghiên
cứu………………………………………………….9
5.
Cấu trúc luận
văn………………………………………………………….9
NỘI DUNG
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU…
1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa hiện thực……………………………………..
1.2. Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác…………..
1.2.1. Khái niệm phương pháp sáng

tác………………………………………
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du ……………..
1.2.2.1. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1945 – 1954……………………………………………………………………………
1.2.2.2. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1954 – 1975…………………………………………………………………………….
1.2.2.2.1. Nhóm nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của chủ nghĩa hiện thực
trong Truyện Kiều……………………………………………………………...
1.2.2.2.2. Nhóm nghiên cứu phủ nhận sự tồn tại của chủ nghĩa hiện thực trong
Truyện Kiều….....................................................................................................
1.3. Văn học và hiện thực từ góc nhìn của phản ánh luận…………………
1.4. Chủ nghĩa hiện thực nhƣ một giá trị…………………………………..
1.4.1. Chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du


1.4.2. Những ngộ nhận về chủ nghĩa hiện thực……………………………..
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH HÓA TRONG TRUYỆN KIỀU……………

10
10
12
12
13
13
15
15
18
23
25
25

29


35


2.1. Vấn đề điển hình hóa nhân vật…………………………………………
2.1.1. Khái niệm “điển hình hóa”……………………………………………
2.1.2. Xem xét nguyên tắc điển hình hóa trong Truyện Kiều………………
2.1.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình chính diện…………………….
2.1.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình phản diện……………………..
2.2. Hoàn cảnh chi phối tính cách và số phận con ngƣời………………….
Chƣơng 3: CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN…………………….
3.1. Chi tiết nghệ thuật……………………………………………………….
3.1.1. Vai trò của chi tiết………………………………………………………
3.1.2. Chi tiết trong hành động của nhân vật………………………………...
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý……………………………………………….
3.2.1. Con người cô độc và phân tích tâm lý tàn nhẫn – khám phá thế giới
nội tâm nhân vật……………………………………………………………..
3.2.2. Những phạm trù ngôn ngữ thể hiện tâm lý nhân vật…………………
3.2.2.1. Ngôn ngữ tác giả - phân tích, lý giải những tâm lý khác nhau trong
cùng một hoàn cảnh……………………………………………………………………
3.2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ của tâm trạng………………………….
3.2.2.3. Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện trạng thái tâm hồn nhân vật……………
3.3. Vấn đề ngôn ngữ trong Truyện Kiều……………………………………
3.3.1. Ước lệ, tượng trưng, lý tưởng hóa và những phương thức biểu hiện
từ góc độ ngôn ngữ……………………………………………………………
3.3.2. Ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực và xu hướng tiệm cận ngôn ngữ
đời sống trong Truyện Kiều…………………………………………………..
KẾT LUẬN……………………………………………………………………

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình văn học nói chung, chủ nghĩa hiện thực (CNHT) đƣợc xem
là một trào lƣu, một phƣơng pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bƣớc phát triển
mới trong tƣ duy nghệ thuật của con ngƣời. Phát huy những điểm mạnh cũng nhƣ
khắc phục những hạn chế của các trào lƣu và phƣơng pháp sáng tác xuất hiện trƣớc
đó, CNHT đã kết tinh đƣợc truyền thống văn học và tƣ tƣởng thời đại. Đặc biệt, từ
sau năm 1954 xuất hiện những ý kiến bàn về CNHT trong văn học trung đại mà đối
tƣợng phân tích, chứng minh cho quan điểm này chính là tác phẩm Truyện Kiều,
thơ chữ Hán của Nguyễn Du và một vài tác giả tiêu biểu khác. Các nhà nghiên cứu
hiện đại ở Việt Nam đã đƣợc trang bị lý luận về CNHT của giới lý luận Xô Viết
(Liên Xô cũ), dù vẫn lấy hệ tƣ tƣởng lý luận văn học phƣơng Tây làm cột mốc,
song đã chuyển sang một lập trƣờng mới, đối lập hẳn với các quan niệm trƣớc
những năm 1945 về vấn đề tả chân trong văn học trung đại Việt Nam.
Từ năm 1945 đến nay, trong giới nghiên cứu văn học ở nƣớc ta, phản ánh
luận đã chi phối mạnh mẽ đến phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ hệ thống vấn đề
nghiên cứu. Trong tình hình đó, vấn đề xem giá trị phản ánh hiện thực là giá trị cao
nhất của văn học trở thành dễ hiểu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Truyện Kiều nhƣ
một sản phẩm của phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa trên thực tế đã đem lại
nhiều sự bất cập cũng nhƣ các ý kiến phản đối.
Vậy luận văn này nhằm mục đích tiếp cận Truyện Kiều từ phƣơng pháp sáng
tác hiện thực chủ nghĩa để xem xét vấn đề này từ bản chất và quá trình lịch sử của
việc tiếp nhận. Phƣơng pháp sáng tác ở đây chính là CNHT. Việc nghiên cứu các
phƣơng pháp sáng tác theo từng thời đại và xã hội cụ thể giúp cho việc nhận diện

từng giai đoạn khác nhau của tƣ duy văn học. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn khi
viết Hành trình Truyện Kiều từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI đã phân chia lịch sử tiếp
nhận Truyện Kiều với bốn chặng chủ yếu cùng những lý giải khác nhau ở mỗi chặng
đƣờng lịch sử: Một là tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XIX (của các nhà
1


nho trƣớc); Hai là tiếp nhận Truyện Kiều trong nửa đầu thế kỷ XX (của các nhà trí
thức Tây học); Ba là tiếp nhận Truyện Kiều từ 1945 đến 1975 (của các nhà phê bình
cách mạng); Bốn là tiếp nhận Truyện Kiều sau 1975 cho đến nay (vận dụng các
phƣơng pháp đọc văn bản). Mỗi thời kỳ sẽ có những đặc điểm tiếp cận vấn đề khác
nhau, đem lại những nhận thức đa dạng nhƣng cũng đƣa đến nhiều cuộc tranh luận
xung quanh CNHT trong tác phẩm Truyện Kiều. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này
đã ngã ngũ với quan điểm không có CNHT trong Truyện Kiều qua các công trình
nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Trần Đình Hƣợu, Trần Đình Sử, Bùi
Duy Tân, Trần Nho Thìn… khi cho rằng tƣ tƣởng văn học phản ánh hiện thực của
lý thuyết phƣơng Tây không thể áp dụng một cách máy móc vào thực tiễn văn học
phƣơng Đông truyền thống. Phải xem xét vấn đề này trong một hệ thống để có thể
thấy đƣợc quá trình đó diễn ra nhƣ thế nào? Các quan điểm khác nhau ra sao?
Những đánh giá tiêu biểu dựa trên lý luận nào?... Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài
“Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác” để có thể đƣa ra
cái nhìn cụ thể nhất. Ở đây, với mục đích đƣa ra một cách nhìn tổng quát về quá
trình tiếp cận Truyện Kiều trên cơ sở phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa sẽ
làm rõ vấn đề CNHT có hay không có ở tác phẩm Truyện Kiều? Chỉ ra những bất
cập và mâu thuẫn của việc vận dụng khái niệm CNHT cho văn học nƣớc ta nửa
cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Vậy, nếu nhìn nhận từ góc độ một xu
hƣớng hay một trào lƣu thì có thể thấy sự vận động quá trình đó nhƣ thế nào?
Chúng tôi xin giải quyết vấn đề trong ba chƣơng dƣới đây.
2.


Lịch sử vấn đề

Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, CNHT nói chung và
CNHT trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nói riêng luôn là một vấn đề nhận
đƣợc sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Vì ít nhiều chịu ảnh hƣởng của những
lý thuyết của văn học phƣơng Tây, hoạt động nghiên cứu Truyện Kiều từ đầu thế kỷ
XX cho đến nay đã phát triển rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận khác nhau: Có hƣớng
theo lý luận truyền thống, có hƣớng gắn liền với chính trị xã hội, có

2


hƣớng lại phê bình nghiêng về hình thức nghệ thuật, có hƣớng phê bình khoa học
mác xít và cả hƣớng xã hội dung tục học... Ở mỗi hƣớng nghiên cứu tiếp cận
Truyện Kiều, ta đều thấy có những thành tựu nhất định, thể hiện các quan điểm văn
học nghệ thuật, quan điểm chính trị khác nhau, có khi là đối lập nhau tạo nên những
tranh luận gay gắt trên trƣờng văn học. Có thể nói rằng, Truyện Kiều là tác phẩm
hiếm hoi xuất hiện trong nền văn học Việt Nam lại trở thành tiêu điểm của các cuộc
đụng độ giữa các quan điểm học thuật, quan điểm văn học cũng nhƣ chính trị - xã
hội. Chính GS Trần Nho Thìn cũng phải thừa nhận rằng: “Truyện Kiều là một kiệt
tác mà hầu nhƣ mọi cây bút có tầm cỡ của giới nghiên cứu trong thế kỷ XX, kể cả lí
luận và văn học đều thi thố tài năng với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau”
[87, tr. 43]. Đặc biệt, ở phạm trù CNHT, nó trở thành mối quan tâm hàng đầu và thu
hút nhiều ý kiến tranh cãi, bàn luận. Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi sẽ chỉ
đi sâu tìm hiểu một số quan điểm khi bàn về CNHT trong tác phẩm Truyện Kiều.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến các đánh giá từ sau Cách mạng tháng 8/1945 – thời kỳ
nghiên cứu Truyện Kiều mà nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc nhận định là không đặt ra
vấn đề luân lí đạo đức, không đi vào quá nhiều những chi tiết vụn vặt vô bổ.
Những năm 20 của thế kỷ XX, Truyện Kiều bắt đầu đƣợc nghiên cứu theo
hƣớng hiện đại với việc ứng dụng lối tƣ duy phân tích của phƣơng Tây, áp dụng

chủ nghĩa duy vật biện chứng thông qua phƣơng pháp luận của V.Lenin để “chỉ ra
nội dung xã hội hiện thực” [88, tr. 45] của Truyện Kiều. Các nhà nghiên cứu th ời kỳ
giai đoạn 1945 – 1954 đa c ̃ óýthƣ́c vềviêcC̣ xem xét tác phẩm trong mối quan hê C̣với
hiêṇ thƣcC̣ đời sống xa h ̃ ôị . Tính nhân dân , tính hiện thực , tính nhân đạo là những
vấn đềcốt lõi đƣơcC̣ đào xới một cách sâu sắc nhất từ trƣớc đến nay.
Khởi điểm, vào năm 1949, trong quyển Quyền sống con người trong Truyện
Kiều của Hoài Thanh đã đề cập đến vấn đề Truyện Kiều đối với các lớp người và
qua các thời đại. Lần đầu tiên trong lịch sử giới nghiên cứu, phần nội dung ý nghĩa
xã hội của tác phẩm mới đƣợc khám phá và diễn giải một cách đúng đắn theo
hƣớng khoa học: hƣớng tiếp cận Truyện Kiều theo quan điểm khoa học của chủ

3


nghĩa Marx. Trân trọng tấm lòng của thi hào Nguyễn Du, Hoài Thanh đã đề cao nội
dung nhân văn của Truyện Kiều, ông đã chọn nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải (đại
diện cho nhân vật chính diện) để phân tích vì theo ông đây là nhân vật thể hiện quan
điểm sống của chính Nguyễn Du, ông đã "đòi quyền sống cho con ngƣời trong xã
hội phong kiến" [80, tr. 60] và thông qua nhân vật Từ Hải để nói lên “môṭ tâm sƣ
C̣thầm kiń của ông màbấy lâu ngƣời ta chỉthu goṇ vào tâm sƣ C̣“hoài Lê” [77, tr. 24,
25].
Năm 1955, GS Đặng Thai Mai trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển
ViêṭNam qua nôị dung Truyêṇ Kiều đã có bƣớc sơ bộ tổng kết những chặng đƣờng
nghiên cứu phê bình Truyện Kiều và tiếp tục tập trung đi sâu vào tìm hiểu nội dung
xã hội tác phẩm. Ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du hết sức trung thành khi tả
thực những cảnh sống hàng ngày của các hạng ngƣời trong xã hội cũ.
Các nhà nghiên cứu thời kỳ giai đoạn 1954 – 1975 đã vận dụng lý thuyết của
CNHT nhƣ một phƣơng pháp sáng tác để tìm hiểu, phân tích Truyện Kiều. “Tuy nhiên,
việc đƣa ra những tiêu chí: CNHT – một trào lƣu văn học phƣơng Tây ở giữa thế kỷ
XIX vốn có những đặc trƣng loại hình rất khác so với văn học trung đại Việt Nam nửa

cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là việc khá mạo hiểm và thực tế đã bộc lộ
nhiều bất cập” [88, tr. 45]. Đặt Nguyễn Du vào giữa thời đại của ông đang sống, các
nhà nghiên cứu đã dùng những hình ảnh ấn tƣợng để đề cao giá trị hiện thực của
Truyện Kiều. Cả GS Đặng Thai Mai và nhà phê bình văn học Hoài Thanh đều gọi
Truyện Kiều là "một bản cáo trạng" đối với chế độ phong kiến Việt Nam. Xuân Diệu
xem tác phẩm là "một tiếng khóc vĩ đại dƣới các chế độ cũ" [10, tr. 54]. Có thể nói, khi
“đặt Truyện Kiều trên mảnh đất hiện thực của nó, phê bình văn học giai đoạn này
không còn giới hạn nội dung tác phẩm trong tâm sự hoài Lê, trong số phận riêng tƣ của
nhà thơ [34, tr. 61]. Xung quanh vấn đề này vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau
khi một bên là nhóm tác giả khẳng định sự tồn tại của CNHT trong Truyện Kiều nhƣ
Lê Đình Kỵ, Đỗ Đức Dục, Xuân Diệu…, một bên là những

4


quan điểm phủ nhận sự tồn tại của nó trong tác phẩm này nhƣ Đặng Thanh Lê,
Phan Ngọc, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Lộc, Đào Xuân Quý…
Năm 1970, chuyên luận Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du
của GS Lê Đình Kỵ là một công trình nghiên cứu có tính lý luận sắc sảo với những
giá trị to lớn mà tác phẩm đạt đƣợc. Lê Đình Kỵ đã nghiên cứu tác phẩm trong mối
tƣơng quan với phƣơng pháp sáng tác của nhà thơ, với đặc điểm thi pháp thơ ca
trung đại. Có thể thấy, trong các nhà nghiên cứu phê bình văn học, Lê Đình Kỵ là
ngƣời đầu tiên khẳng định quan điểm thực sự có một CNHT trong Truyện Kiều.
Tiếp đó, nhà lý luận Đỗ Đức Dục đã nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến
tác phẩm Truyện Kiều đăng trên các tạp chí nhƣ: Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ
nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam (Tạp chí Văn học số 04/1971); Trở lại sự
xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam (Tạp chí Văn học số
01/1982); Truyền thống và cách tân trong Truyện Kiều và sự xuất hiện của CNHT
trong văn học Việt Nam (Tạp chí Văn học số 06/1983); Tuyên ngôn sáng tác của
Nguyễn Du (Tạp chí Văn học số 02/1984)… Tất cả các tạp chí này đều đƣợc Đỗ

Đức Dục tập hợp trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du (Nhà xuất
bản Văn học năm 1989). Đỗ Đức Dục tiếp tục nghiên cứu sự xuất hiện của CNHT
trong văn học Việt Nam qua các bài viết đầy tâm huyết với những dẫn chứng và
quan điểm sâu sắc. Nhƣ vậy, ở khái niệm CNHT, cái mà Lê Đình Kỵ gọi là “CNHT
tâm lý” thì Đỗ Đức Dục gọi là “CNHT tâm lý – trữ tình”, trong khi ở giai đoạn
trƣớc đó, Đặng Thai Mai gọi đó là “sự thực của tâm cảnh” [59, tr. 47].
Cùng quan điểm với hai nhà nghiên cứu trên là nhóm tác giả của cuốn Lý
luận văn học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (do Phƣơng Lựu chủ biên) đã
chứng minh có CNHT trong Truyện Kiều cũng nhƣ trong văn học phong kiến ở
phƣơng Đông. Nhƣ vậy, sau khi nêu ra một loạt các dẫn chứng về cơ sở xã hội, ý
thức hệ cũng nhƣ quan niệm, nguyên tắc sáng tác làm tiền đề cho sự ra đời của
CNHT, tác giả đã kết luận Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất cho CNHT ở Việt
Nam. GS Phƣơng Lựu không tỏ ra lúng túng nhƣ nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ hay
5


Đỗ Đức Dục mà có sự khẳng định rất rõ ràng khi so sánh CNHT trong Truyện Kiều
và trong văn học thời kỳ phong kiến ở phƣơng Đông giống CNHT thời Phục hƣng
ở châu Âu.
Khi xét Truyện Kiều đƣợc nhìn từ thể loại truyện nôm, GS Đặng Thanh Lê
trong chuyên luận Truyêṇ Kiều và thểloaị truyêṇ Nôm đã nghiên cứu tác phẩm này
từ góc độ phƣơng thức phản ánh cuộc sống và thể loại. Theo giáo sƣ, với nhƣ ̃ng
ràng buộc nhất định của giai cấp , của thời đaịđ ã không cho phép Nguyễn Du đào
sâu phát hiêṇ vàkhai thác đầy đủmoị“chi tiết chinh ́ xác” với nhƣ ̃ng “tinh́ cách điển
hình” và “hoàn cảnh điển hình” . Nguyêñ Du chƣa thểvƣơṭ lên trên nhƣ ̃ng điều
kiêṇ của xã hội và văn học để hƣớng ngòi bút trình bày một cách “hiện thực” khi
miêu tả cuôcC̣ đời, con ngƣời, tính cách. Nhƣ vậy, “Nguyễn Du chƣa hoàn toàn
vƣợt lên trên những điều kiện xã hội và văn học để ngòi bút có thể trình bày một
cách “hiện thực” khi miêu tả cuộc đời, con ngƣời, tính cách” [42, tr. 261].
GS Phan NgocC̣ với công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện

Kiều đã nghiên cứu Truyện Kiều ở góc độ phong cách học. Ông đã sử dụng “thao
tác luận” để đi vào phân tích tác phẩm, từ đó tìm hiểu phong cách Nguyễn Du thông
qua các phƣơng pháp phân tích nội tâm, về ngôn ngữ, đƣa “tiểu thuyết viết bằng
thơ” này từ thể loại truyện Nôm lên thành tiểu thuyết phân tích tâm lý. Phan Ngọc
đã cố gắng làm nổi bật vấn đề tƣ tƣởng Truyêṇ Kiều bằng cách đối lập Truyêṇ Kiều
với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để chứng minh rằng: Khi viết
Truyêṇ Kiều , “Nguyễn Du đã thay đổi chủ đề của tác phẩm, chuyển chủ đề từ tình
và khổ sang tài và mệnh” [64, tr. 32].
Với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, GS Trần Đình
Hƣợu đã nghiên cứu khái niệm “thực tại”, “cái thực” và áp dụng xem xét vấn đề
CNHT trong Truyện Kiều rất sắc sảo. Ông đã dứt bỏ việc lấy lý luận CNHT của
phƣơng Tây làm chuẩn mực để áp đặt cho văn học truyền thống mà khen hay chê.
Ngoài ra, ông tìm hiểu lý do vì sao trong văn học trung đại không có vấn đề về
phƣơng pháp sáng tác theo CNHT, không quan niệm CNHT là đỉnh cao giá trị.
6


Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc lại chừng mực hơn khi đi vào tìm hiểu ngôn
ngữ nhân vật Truyện Kiều trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết
thế kỉ XIX với một kết luận: “Truyện Kiều là một tác phẩm đang tiến sát đến giai
đoạn cuối cùng của quá trình biện chứng dẫn đến sự ra đời của CNHT” [53, tr. 406].
Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu văn học trung đại, Nguyễn Lộc đã có những
kiến giải sâu sắc về những vấn đề ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm này, đặc biệt
Nguyễn Lộc đi sâu vào phân tích hai nhân vật chính diện là Thúy Kiều và Từ Hải để
làm rõ cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm, bởi ở các nhân vật chính
này càng “chịu sự tác động của cuộc sống, tính chất lý tƣởng hóa của nhân vật bị
phá vỡ để dần chuyển sang quỹ đạo của lối điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa” [53,
tr. 414].
GS Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
hóa (2003), đã đi vào tìm hiểu tính luận đề để khẳng định có hay không CNHT

ở tác phẩm Truyện Kiều bằng cách đƣa ra luận điểm trong các sáng tác của nhà nho
và chứng minh nó phần nào đã hạn chế văn học đến với CNHT.
PGS Phạm Quang Long lại nghiên cứu Về sự hình thành của chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Việt Nam (2005) và một lần nữa đã khẳng định sau hơn 30 năm
công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ xuất
hiện, chƣa có ai viết về điển hình hóa hay và sâu sắc nhƣ ông. Tuy nhiên, do Lê
Đình Kỵ đã xác định theo hƣớng chứng minh có một CNHT trong Truyện Kiều
nhƣng việc vận dụng khái niệm phƣơng pháp sáng tác CNHT tác phẩm này đã làm
cho ông lúng túng và có phần không nhất quán, cuối cùng ông coi đây nhƣ là những
hạn chế nhất định của Nguyễn Du cũng nhƣ của thời đại ông lúc bấy giờ.
Trong năm 2005, Nguyễn Thị Hồng Thắng đã bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề
tài Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn
Du. Đóng góp lớn nhất của luận văn này là đã nhìn nhận và đánh giá Truyện Kiều từ
góc độ phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Đây là vấn đề không đơn giản và
gây nhiều tranh cãi bởi cho đến thời điểm luận văn ra đời vẫn còn có nhiều ngƣời
7


băn khoăn trƣớc câu hỏi: Có hay không chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du?
Cũng trong năm 2005, Chu Thị Hồng Loan một lần nữa đã tiếp tục khẳng
định vấn đề CNHT trong Truyện Kiều khi bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề tài Vấn đề
tính chất hiện thực trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX (Khảo sát qua Truyện Kiều). Thành công của luận văn là đã chỉ ra những bất
cập của việc vận dụng khái niệm CNHT cho văn học nƣớc ta nửa cuối thế kỷ XVIII
– nửa đầu thế kỷ XIX, vạch ra tình trạng đơn giản hóa các vấn đề của văn học giai
đoạn này.
Nhƣ vậy, hơn nửa thế kỷ đã đi qua, sự chú ý đƣợc nhìn vào ở những năm 40
của thế kỷ XX - khi khoa nghiên cứu, phê bình văn học đã đƣợc hình thành thì vấn
đề lịch sử nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều mới thực sự đƣợc chú trọng và đề cao,

đặc biệt trong những công trình viết về Truyện Kiều từ phƣơng pháp sáng tác
CNHT ngày càng nhiều càng chứng tỏ sự lôi cuốn của tác phẩm đối với các nhà
nghiên cứu nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung luôn sống cùng năm tháng.
Để làm sáng tỏ hơn nội dung này của Truyện Kiều, chúng tôi sẽ lần lƣợt hệ thống và
đi vào phân tích các quan điểm khác nhau qua các bài viết, các chuyên luận, chuyên
đề nổi bật cũng nhƣ các ý kiến tổng kết về vấn đề này của nhiều tác giả khác nhau
từ trang 13 đến trang 23 ở trong chƣơng 1 dƣới đây.
3.

Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Truyện Kiều – tác phẩm đƣợc một số
nhà nghiên cứu xác định là một truyện thơ tiêu biểu của văn học hiện thực và những
vấn đề về văn học hiện thực thời đại Nguyễn Du. Trong luận văn này, từ Truyện
Kiều, chúng tôi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phƣơng pháp sáng tác hiện
thực, chủ nghĩa hiện thực, điển hình hóa, chi tiết, miêu tả tâm lý, ngôn ngữ… để chỉ
ra những phƣơng pháp nổi bật của Nguyễn Du trong tác phẩm để đời của ông:
Truyện Kiều.

8


Để thực hiện công việc đó, ngƣời viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu
trên cơ sở dữ liệu là các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX, nhất là những năm 20 có liên quan đến vấn đề CNHT trong Truyện Kiều với
những ý kiến trái chiều giữa một bên là nhóm tác giả khẳng định sự tồn tại của
CNHT trong Truyện Kiều, một bên là những ý kiến phủ nhận sự tồn tại của nó.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu


Về phƣơng pháp luận, phải vận dụng nhiều phƣơng pháp, khi là những
phƣơng pháp cụ thể mang tính tổng hợp do tính chất đa diện của vấn đề hay sự
phức hợp của đối tƣợng nghiên cứu, khi thì phải sử dụng liên phƣơng pháp để cắt
nghĩa nhiều chi tiết, nhân vật, sự việc, hoàn cảnh… lý giải nó trong tính phức hợp
của hoàn cảnh và ý thức nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du.
Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phƣơng pháp hệ
thống; phƣơng pháp đối chiếu; phƣơng pháp so sánh; phƣơng pháp phân tích –
tổng hợp; phƣơng pháp lịch sử - xã hội; phƣơng pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm;
phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học; nghiên cứu văn hóa học; phƣơng pháp loại
hình, phƣơng pháp nghiên cứu thể loại.
5.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều
Chƣơng 2: Vấn đề điển hình hóa trong Truyện Kiều
Chƣơng 3: Chi tiết và phƣơng thức thể hiện

9


Chƣơng 1
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU
Trong các vấn đề cần đƣợc nghiên cứu của văn học thời kì trung đại, câu hỏi có
hay không chủ nghĩa hiện thực (CNHT) trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đƣợc bàn luận nhiều nhất và khá phức tạp cũng nhƣ
chƣa có một hƣớng giải quyết thấu đáo cho vấn đề này. Trong một thời gian dài, sƣ C̣
phân chia moịhiêṇ tƣơngC̣ trong suốt tiến trinh̀ văn hocC̣ n hân loaịthành “hiêṇ thƣcC̣

chủ nghĩa” và “phi hiện thực chủ nghĩa” đã có nguy cơ trở thành quan niệm phổ biến.
Sƣ C̣phân chia này đƣợc bắt đầu tƣ̀ quan niêṃ cho rằng , CNHT là đỉnh cao của văn
hoc,C̣ có giá trị nhất so với các phƣơng pháp khác cả về giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật, vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cố chƣ́ng minh rằng văn hocC̣ truyền thống
nƣớc ta cũng đa c ̃ óCNHT. Trên thực tế, vấn đề này đề cập đến chủ yếu thông qua
Truyện Kiều của Nguyễn Du, (thứ đến là thơ văn Trần Tế Xƣơng) bởi đây là tác
phẩm lớn của thời đại, cũng là tác phẩm duy nhất đã phản ánh đƣợc sâu sắc với một
nghệ thuật cao hoàn cảnh xã hội nƣớc ta trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy
tại sao vấn đề hiện thực, CNHT lại đƣợc chú ý đến thế? Trƣớc tiên chúng ta xem xét
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực từ góc nhìn phản ánh luận.
1.1. Giới thuyết về Chủ nghĩa hiện thực
CNHT (Realism: Nguyên gốc tiếng La -tinh cónghiã là“vâṭcóthât”C̣ ) là một
trong nhƣ ̃ng phƣơng pháp sáng tác cơ bản của văn học và nghệ thuật ở thếkỷXIX –
XX, đƣơcC̣ xem nhƣ sƣ tC̣ ái hiêṇ bản chất chân thƣcC̣ của hiêṇ thƣcC̣ , của xã hội và cá
nhân con ngƣời . Tuy nhiên, CNHT trong mỗi hoàn cảnh khác nhau có khi đƣ ợc
dùng không phải với nghĩa là một phƣơng pháp sáng tác, nhiều khi đƣợc dùng theo
nghĩa rộng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học với hiện thực, dù tác phẩm
đó của nhà văn thuộc trƣờng phái và khuynh hƣớng văn nghệ nào.
Trong nghiên cƣ́u văn hocC̣ hiêṇ nay vâñ tồn taịnhiều qua n niêṃ khác nhau về
khái niệm CNHT, nhƣng nhìn chung có hai cách hiểu khá rõ ràng : Thƣ́ nhất cho

10


rằng CNHT làmột thuâṭngƣ ̃đƣơcC̣ dùng đểxác đinḥ mối quan hê gC̣ iƣ ̃a tác phẩm đối
và hiêṇ thƣcC̣, coi CNHT làmôṭ trong những phẩm chất của tác phẩm văn hocC̣ ; cách
hiểu thƣ́ hai cho rằng CNHT làmôṭtrào lƣu , môṭtrƣờng phái chỉxuất hiêṇ trong
môṭgiai đoaṇ licḥ sƣƣ̉ nhất đinḥ của nó.
Các tác giả của cuốn Nguyên lými ̃hocc̣ Marx – Lenin khẳng định CNHT với tƣ
cách là phƣơng pháp sáng tác , và chỉ ra trong CNHT các đặc điểm cơ bản nhƣ: Tôn


trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể; sƣ lC̣ iên hê tC̣ heo quy luâṭnhân quả luôn đƣơcC̣ khám
phá trong sự phát triển về chất thông qua việc điển hình hó a các sƣ kC̣ iêṇ , tƣ́c là
tƣơng ƣng vơi thƣcC̣ taịban đầu. Các nhà nghiên cứu mác xít đã nhấn manḥ tinh chất
́́

điển hinh theo kết luâṇ cua Engels trong

́́

́̀

Engels đánh giácao viêcC̣ tái hiêṇ “licḥ s ử hiện tại” của xã hội vào tác phẩm văn học
và xem đây là tiêu chí hàng đầu quan trongC̣ nhất của CNHT : “Theo tôi , ngoài chi
tiết chân thƣcC̣ , CNHT còn đòi hỏi môṭsƣ tC̣ ái hiêṇ chân thƣcC̣ nhƣ ̃ng tinh ́ cách điển

hình trong hoàn cảnh điển hinh”̀ [106, tr. 374]. Nhƣ vâỵ, căn cứ theo quan điểm của
Engels thì CNHT phải tái hiêṇ chân thƣcC̣ (không tái hiện theo kiểu bê nguyên xi
thƣcC̣ taịvào tác phẩm nhƣ chủnghiã tƣ C̣nhiên ) đời sống xa h ̃ ôị. CNHT phải miêu tả
đƣơcC̣ hoàn cảnh điển hình với cơ sở vật chất , các mối quan hệ xã hội trong sự vận
đôngC̣ biến đổi không ngừng. Trong hoàn cảnh điển hinh̀ đó , nhà văn phải xây dựng
đƣơcC̣ nhƣng tinh cach điển hinh , và chỉ trong điều kiệ n đăcC̣ biêṭnhất định, tính cách
́ ̃

điển hinh sẽ đƣơcC̣ bôcC̣ lô C̣môṭcach ro net va đầy đu
́̀

xem nhƣ la
́̀
Trong công trinh nghiên cứu Sốphâṇ licḥ sư cua chu nghia hiêṇ thưcc̣

Xuskôv đa co cai nhin vềCNHT trên cơ sơ phân tich cac dƣ liêụ văn hocC̣ .
́ ̃

bị giơi haṇ vấn đềơ tƣ cach phƣơng phap sang tac
́́

́́

đinḥ ng

́́


nhìn bao quát về sự vận động , đăcC̣ điểm – dù là cơ bản nhất – của các giai đoaṇ của
CNHT: “CNHT với tƣ cách làphƣơng pháp sáng tác , là một hiện tƣợng lịch sử
phát sinh ở một giai đoạn phát triển nhất định của lý trí con ngƣời” [103, tr. 30]. Dù
vậy, trong cách hiểu “mởrông”C̣ về khái niệm CNHT laị xuất hiện nhiều ý kiến đề

11

cao quámƣ́c CNHT , xem đólàphƣơng pháp sáng tác hiêụ quảnhất

, nhiều thành

tƣụ nhất.
Nhƣ vâỵ, có thể thấy CNHT nếu đƣợc hiểu theo nghiã r ộng, là một kiểu sáng
tác mà trong đónhàvăn sẽ lựa choṇ nhƣ ̃ng đềtài trong cuôcC̣ sống vàtái hiêṇ nó
trong trạng thái tƣơng đồng với b ản thân cuộc sống vốn có . Điều này khác với chủ
nghĩa lãng mạn nghiêng vềbiểu hiêṇ chủquan , CNHT căn cứ trên quan điểm khách
quan, yêu cầu phản ánh cuộc sống nhƣ nó đang tồn tại . Nếu hiểu CNHT theo nghia ̃

hẹp thì nó gắn với một trào lƣu văn học xuất hiện ở Tây Âu vào thếkỷXIX . Đây là
thời kỳphát triển đinhƣ̉ cao rực rỡ của CNHT. ViêcC̣ nhầm lâñ giƣ ̃a khái niêṃ trào lƣu
văn hocC̣ hiêṇ thƣcC̣ vàphƣơng pháp sáng tác CNHT cũng không phải là điều do con
ngƣời tƣởng tƣơngC̣ ra màlàmôṭhiêṇ tƣơngC̣ cóthâṭ . Điều cần khẳng đinḥ làkhái
niêṃ văn hocC̣ hiêṇ thƣcC̣ (dù là trào lƣu hay là phƣơng pháp sáng tác) thì cũng chỉ
có thểxuất hiêṇ trong điều kiêṇ licḥ sƣƣ̉ văn hóa nhất đinḥ.
Nếu không cóphƣơng pháp luâṇ hay không có một hệ thống khái niệm cụ thể để
nghiên cứu về CNHT thiv̀ iệc thảo luâṇ khái niệm CNHT cóthểđi vào bế tắc. Vì vậy,
điều đáng nói ở đây không chỉ là các ý kiến về con ngƣời mà là phƣơng pháp lâpC̣ luâṇ
đểđƣa ra các ý kiến đó . Có thể thấy các ý kiến giai đoạn này tập trung vào môṭ vấn đề:
đó là các nhà lí luận đều không bỏ qua một đặc điểm quan trọng của CNHT: Hƣớng tới
phản ánh cuôcC̣ sống , qua đólýgiải nhƣ ̃ng vấn đềcủa cuôcC̣ sống bằng tƣ duy hin ̀ h
tƣơngC̣ trong khuôn khổ thẩm mỹnhất đinḥ . Do vậy mà mỗi ngƣời
tùy theo quan điểm cua minh ma xếp nha văn nay hay nha văn kia vao nhóm CNHT
́ƣ̉

hay không? Ít nhiều nôịham cua khai niêṃ CNHT đa đƣơcC̣
nhƣ thời PhucC̣ Hƣng, những lý luận về CNHT ở thời kỳ này vẫn chƣa trở thành
một hê tC̣ hống lýluâṇ hoàn chinhƣ̉.


1.2. Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác
1.2.1. Khái niệm phương pháp sáng tác
Khái niệm “phƣơng pháp sáng tác” đƣợc cho là của nhóm RAPP đƣa ra vào
những năm 1920 dùng để chỉ nguyên tắc nội dung cơ bản của văn học. Thời kỳ
12


trƣớc đó, khái niệm phƣơng pháp chỉ ra các thủ pháp để đạt kết quả nào đó. Khi
bàn về phƣơng pháp sáng tác là nói về quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện

thực. Sau này các nhà kinh điển của CN Marx đã đƣa ra những định nghĩa rõ ràng
về CNHT hơn. Phƣơng pháp sáng tác là một phạm trù cơ bản của lý luận văn học
bên cạnh một số phƣơng pháp sáng tác khác đã tồn tại trong lịch sử văn học nhƣ
chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, CNHT... Phƣơng pháp sáng tác của CNHT
có khả năng mô tả hiện thực rộng lớn để truyền vào tác phẩm lý tƣởng thẩm mỹ và
tính nhân văn cao cả.
Vềkhái ni ệm phƣơng pháp sáng tác , chúng tôi dựa vào Từ điển thuâṭ ngữ
văn hocc̣ (1992) của Lê Bá Hán , Trần Đinh̀ Sƣƣ̉, Nguyêñ Khắc Ph i làm tiêu chiđ́ ể
khai thác và đánh giá: “Phƣơng pháp sáng tác là hệ thống những nguyên tắc tƣ
tƣởng – nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên
tác phẩm nghệ thuật mà trƣớc hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ
thuật và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm (…) biểu hiện
mối quan hệ thẩm mĩ của nhà thơ đối với thế giới, vừa là phƣơng thức thể hiện
khẳng định một lý tƣởng thẩm mĩ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình
sáng tác” [26, tr. 264].
Nhƣ vậy, chúng ta cần phải nắm rõ và khái quát đƣợc những vấn đề sau
nhằm nắm rõ phƣơng pháp sáng tác Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Phải sang đầu
những năm 1930 của thếkỉXX , khi xuất hiện nhƣ ̃ng quan hê C̣ xa ̃ hôị , nhƣ ̃ng mâu
thuâñ dân tôcC̣ vàngoaịxâm thì CNHT mới cócơ hội để trở thành một trào lƣu , môṭ
phƣơng pháp sáng tác hoàn chinhƣ̉ . Những sáng tác của các nhà văn xuất sắc văn
học hiện thực thế kỷ XIX đã hoàn thiện dần CNHT nhƣ một phƣơng pháp sáng tác
phù hợp với đối tƣợng mà nó phản ánh.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du
1.2.2.1. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1945 – 1954
Thành tựu chủ yếu ở giai đoạn này phải nhắc đến cuốn Quyền sống của con
người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949) của Hoài Thanh đã ghi nhận một
bƣớc tiến mới trong việc nghiên cứu Truyện Kiều lúc đó. Liên quan đến nôịdung xa ̃

13



hôị, Hoài Thanh đƣợc xem nhƣ là nhà nghiên cứu đầu tiên nêu vấn đềquyền sống
của con ngƣời trong Truyêṇ Kiều . Ông đặt thi hào Nguyễn Du vào giữa cuộc đời
đầy những xô đẩy, Hoài Thanh nhận ra bản chất "bất lƣơng", "mục nát", thối rữa
của cái xã hội phong kiến trong Truyện Kiều, mà ở đó, "tính mạng con ngƣời, phẩm
giá con ngƣời không còn nghĩa lý gì nữa" [80, tr. 85]. Ông cũng chỉ ra những hạn
chế của Truyện Kiều khi cho rằng Nguyễn Du đầy mâu thuẫn và luôn quy tội cho số
mệnh, ông không dám theo đến tận cùng khuynh hƣớng phản phong đang nhen
nhóm trong lòng mình... Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều sống yêu đời
và hết mình với tình yêu con ngƣời, ý thức rõ ràng quyền làm ngƣời nhƣng sau
cùng lại để cho nàng đi tu, điều đó là đồng tình với xã hội phong kiến trong việc
dẫm đạp những mầm mống phản phong trong cái gọi là trật tự xã hội. Điều đáng nói
là những hạn chế này đã đƣợc Hoài Thanh xem xét dƣới cái nhìn lịch sử: trong xã
hội phong kiến, "con ngƣời lẻ loi là Nguyễn Du không thể có con đƣờng đi nào
khác" [80, tr. 127]. Hoài Thanh đã có cái nhìn đầy cảm thông với số phận của các
nhà nho thế kỷ XIX khi phải chứng kiến những bất cập cũng nhƣ ngang trái của xã
hội cũ. Phần nội dung xã hội tích cực của Truyện Kiều đã góp phần tác động đến
nhận thức của ngƣời đọc, chỉ ra ý nghĩa xã hội và giá trị phản ánh hiện thực xã hội
cũ của Truyện Kiều. Đây là một đóng góp rất to lớn của Hoài Thanh trong việc
nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai đi xa hơn khi vận dụng khái niệm hiện thực
vào Truyêṇ Kiều . Trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội
dung Truyêṇ Kiều , ông đã nói về những nhà nho xƣa theo quan điểm thẩm mỹ
phong kiến, còn các nhà phê bình hiện tại quan niệm giá trị cổ điển của Truyện Kiều
theo tƣ tƣởng văn học nhân dân. Với vấn đề phản ánh hiện thực của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều, Đặng Thai Mai nêu rõ: “Trong tác phẩm của Nguyễn Du, ta chỉ
nên nhận lấy những tia hồi quang soi rọi cho mọi ngƣời nhìn thấy những nỗi mâu
thuẫn của xã hội phong kiến trên con đƣờng phân hóa” [59, tr. 44]. Cái ghi nhận của
bài viết là nói về bút pháp tả thực của Nguyễn Du, thừa nhận thế giới Truyện Kiều

đều là hiện thực – nhƣng chỉ là hiện thực “tâm cảnh”.

14


Đặng Thai Mai cũng có nhắc đến vấn đề phản ánh xã hội hiện thực trong
Truyện Kiều và gặp gỡ quan điểm của Hoài Thanh khi thừa nhận Truyện Kiều có ý
nghĩa xã hội, có giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong kiến. Cả hai nhà nghiên cứu
đều mới chỉ dừng lại ở phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật mà chƣa có
đi sâu về mặt phƣơng pháp phản ánh.
1.2.2.2. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1954– 1975
Khoảng những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu văn học thời kỳ
này đã tìm hiểu về các phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm, vấn đề phƣơng pháp sáng
tác của Truyện Kiều đƣợc quan tâm và đƣợc chia thành hai khuynh hƣớng: thừa
nhận hoặc không thừa nhận phƣơng pháp hiện thực của Truyện Kiều.
1.2.2.2.1. Nhóm nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của CNHT trong Truyện
Kiều
Việc nghiên cứu và xem Truyện Kiều ở thể loại phƣơng pháp sáng tác hiện
thực chủ nghĩa, hay nói đúng hơn, ngƣời đầu tiên khẳng định thực sự có một
CNHT trong Truyện Kiều chính là nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ trong chuyên luận
Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970). Ngay từ đầu tác phẩm
nghiên cứu, Lê Đình Kỵ đã khẳng định rằng, “CNHT trong Truyện Kiều là CNHT
hình thành trong vòng vây của những quan điểm thực tế sáng tác không phải hiện
thực của văn học dân gian hay phong kiến” [38, tr. 12]. Từ quan điểm này, tác giả
đi vào tìm hiểu cơ sở thẩm mĩ của Nguyễn Du. Chuyên luận Truyện Kiều và chủ
nghĩa hiện thực của Nguyễn Du ra đời trong bối cảnh văn học đƣợc xem xét ở quan
hệ với hiện thực đời sống xã hội theo quan điểm Mácxít, tác phẩm văn học đƣợc
nhìn nhận nhƣ là sự phản ánh đời sống xã hội và bộc lộ thái độ của nhà văn đối với
hiện thực đó.

Đây là một công trình nghiên cứu có tính lý luận cao. Lê Đình Kỵ đã nghiên
cứu Truyện Kiều trong mối tƣơng quan với phƣơng pháp sáng tác của nhà thơ. Vấn
15


đề này trƣớc đây đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới nhƣng chỉ mới ở mức
gợi mở để tiếp tục nghiên cứu. Còn ở chuyên luận của Lê Đình Kỵ, ông đã phát hiện
trong tác phẩm của Nguyễn Du có những nhân vật đƣợc miêu tả bằng “những ngôn
từ lấy thẳng từ cuộc sống”, do vậy ông đã đi đến kết luận “có một xã hội Truyện
Kiều” [38, tr. 284]. Xã hội ấy đƣợc bắt đầu với bộ máy cai trị là cả một triều đình
phong kiến thối nát. Ông nhấn mạnh thế lực đồng tiền trong Truyện Kiều là “thế lực
của đồng tiền đã đƣợc tố cáo một cách trực tiếp và sâu sắc trong các tác phẩm của
Nguyễn Du, và về mặt này, Truyện Kiều xứng đáng đƣợc xếp vào những giá trị vĩ
đại nhất của nền văn học thế giới” [38, tr. 292].
Lê Đình Kỵ đi vào phân tích “Cơ sở tƣ tƣởng thẩm mỹ của Truyện Kiều” và
“Vấn đề điển hình hóa trong Truyện Kiều” theo hƣớng CNHT, chia thành năm
chƣơng trong cuốn sách của ông, trong đó ông đã vận dụng những lý luận của
CNHT để khẳng định “có thể nói Truyện Kiều đã đạt tới một CNHT tâm lý cao nhất
trong nền văn học dân tộc quá khứ” [38, tr. 387]. Đặt vấn đề nhƣ thế song ông lại
không khỏi lúng túng khi tiếp cận những yếu tố ƣớc lệ, tƣợng trƣng trong Truyện
Kiều. Những quan niệm thời Nguyễn Du có phần khác xa với những cách hiểu của
xã hội hiện đại và ông đƣa tất cả những cái khác biệt đó vào những ràng buộc của
mỹ học đƣơng thời. Tiếp đó, Lê Đình Kỵ đi vào phân tích và coi đây nhƣ là những
hạn chế nhất định của Nguyễn Du cũng nhƣ của thời đại ông, khẳng định CNHT
của Nguyễn Du “thiếu nhất quán và đầy mâu thuẫn” [38, tr. 389]. Nhƣ vậy, việc vận
dụng khái niệm phƣơng pháp sáng tác CNHT vào Truyện Kiều đã làm cho ông lúng
túng, dè dặt và có phần không nhất quán khi đề cập tiếp về nó trong tác phẩm.
Nếu nói về thành công mà Lê Đình Kỵ làm đƣợc ở công trình này là đã thực
sự vận dụng nhuần nhuyễn các khái niệm: Tính cách, hoàn cảnh, cá tính, chi tiết…
để phân tích một cách sinh động các nhân vật trong Truyện Kiều. Ông đã nghiên cứu

Truyện Kiều theo thi pháp của CNHT và cũng là ngƣời đầu tiên mở cánh cửa
nghiên cứu mới – nghiên cứu Truyện Kiều trong tƣơng quan với phƣơng pháp sáng
tác của tác giả.

16


Sau chuyên luận có tầm ảnh hƣởng to lớn này của Lê Đình Kỵ, sau một thời
gian dài tiếp tục lại có một số nhà nghiên cứu văn học đề cập đến vấn đề này. Tiêu
biểu có nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục với nhiều bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí,
ông đã đi sâu vào tìm hiểu Truyện Kiều trên nhiều phƣơng diện khác nhau để khẳng
định sự tồn tại của CNHT, đồng thời nới rộng phạm vi đề tài thành “CNHT thời đại
Nguyễn Du”. Trên cơ sở bài viết Suy nghĩ về sự xuất hiện của CNHT trong văn học
Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu xã hội thời đại Nguyễn Du và khẳng định: “CNHT
thời đại Nguyễn Du đƣợc kết tinh ở Truyện Kiều”. Sau cùng, để kết luận cho bài
viết, ông nhấn mạnh: “Có thể xem Nguyễn Du nhƣ ngƣời mở đầu cho CNHT trong
văn học Việt Nam” [15, tr. 104]. Đỗ Đức Dục đã bỏ nhiều công trong việc tìm hiểu,
so sánh để khẳng định có một CNHT trong Truyện Kiều, tuy nhiên cách lý giải của
tác giả còn mang nhiều suy diễn võ đoán. Ví dụ nhƣ khi cần chứng minh cho sự tồn
tại của CNHT trong Truyện Kiều, ông không căn cứ vào văn bản, vào nội dung hình
tƣợng kể khái quát mà làm điều ngƣợc lại, Đỗ Đức Dục đƣa ra các luận đề theo
cách nhìn phiến diện của mình và tiếp đó đi tìm tòi các chi tiết cũng nhƣ hình ảnh
phù hợp để chứng minh cho luận điểm này. Cho nên khi bắt gặp những hình ảnh,
chi tiết, biểu tƣợng nằm ngoài mục đích của mình, ông lại đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch
sử của thời đại. Xếp Truyện Kiều vào “CNHT tâm lý – trữ tình”, Đỗ Đức Dục cũng
tỏ ra phân vân và giải thích chƣa có sự thuyết phục, từ đó đặt ra câu hỏi: Nếu
Truyện Kiều thuộc CNHT tâm lý thì những tác phẩm hiện thực sau này không thuộc
dòng hiện thực tâm lý thì đƣợc gọi là gì? Đỗ Đức Dục đã không đƣa ra đƣợc lời lý
giải nào cho hợp lý vì chƣa đƣa ra tiêu chí rõ ràng để phân loại các dòng CNHT.
Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích sự tồn tại của CNHT trong Truyện Kiều

của Nguyễn Du, Đỗ Đức Dục một lần nữa lại chạm phải vấn đề ƣớc lệ, tƣợng trƣng
nhƣ Lê Đình Kỵ và cũng không thể không nhìn thẳng vào nó, cuối cùng tác giả đi đến
một kết luận: Quy phạm hay ƣớc lệ hoặc tƣợng trƣng cũng không thể cản trở Nguyễn
Du đi vào CNHT. Ông còn nhấn mạnh thêm là do CNHT của Nguyễn Du đã có chỗ phá
vỡ quy phạm, điều mà trƣớc đây chƣa từng có. Đây là một kết luận thiếu căn cứ, vội
vàng, không có cơ sở. Rõ ràng, yếu tố ƣớc lệ, tƣợng trƣng
17


×