Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Kinh tế xã hội vùng ven đô hồ tây trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.7 KB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

PHẠM THỊ THƯƠNG THƯƠNG

KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ 1986 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN


PHẠM THỊ THƯƠNG THƯƠNG

KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ 1986 ĐẾN NAY)
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 31 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS TRƯƠNG QUANG HẢI

HÀ NỘI - 2009


Mục Lục
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................................2
3.1. Đối tƣợng.............................................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở tài liệu............................................................................. 5
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................................5
4.2. Cơ sở tài liệu........................................................................................................................5
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................................6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VÙNG VEN HỒ TÂY...................................................7
1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu kinh tế-xã hội vùng ven Hồ Tây..........................7
1.2. Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội và vùng ven Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới.......................10
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội vùng ven Hồ Tây........................13
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển vùng Hồ Tây............................................................ 13
1.3.2. Các nhân tố tự nhiên....................................................................................................... 16
1.3.3. Các nhân tố chính sách................................................................................................... 20
1.4. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế- xã hội vùng ven Hồ Tây trƣớc 1986....................25
1.4.1. Kinh tế.............................................................................................................................25
1.4.2. Xã hội..............................................................................................................................30
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(TỪ 1986 ĐẾN NAY)...............................................................................................................32
2.1. Cơ cấu ngành kinh tế vùng ven hồ Tây............................................................................. 32
2.1.1. Nông nghiệp....................................................................................................................34
2.1.2. Công nghiệp - Thủ công nghiệp......................................................................................45
2.1.3. Thƣơng mại - Dịch vụ....................................................................................................60
2.2. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................................... 68
2.2.1. Đƣờng giao thông...........................................................................................................68
2.2.2. Hệ thống cấp và thoát nƣớc............................................................................................69
2.3. Cơ cấu sử dụng đất.............................................................................................................71

2.4. Mức sống........................................................................................................................... 76

i


CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(TỪ 1986 ĐẾN NAY)...............................................................................................................79
3.1. Dân cƣ và lao động............................................................................................................79
3.2. Giáo dục.............................................................................................................................84
3.3. Y tế.....................................................................................................................................86
3.4. Văn hoá.............................................................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ….......................................................................................................... .98
….

ii


Danh mục bảng
Bảng 1.1. Đặc trƣng một số yếu tố khí hậu khu vực Hồ Tây (giai đoạn 1959 - 1990)............19
Bảng 1.2. Một số đặc trƣng hình thái Hồ Tây và hồ Trúc Bạch...............................................19
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven hồ Tây............................................. 32
Bảng 2.2. Diện tích, sản lƣợng một số loại cây trồng chủ yếu của vùng ven Hồ Tây.............38
Bảng 2.3. Diện tích đất nông nghiệp vùng ven Hồ Tây............................................................41
Bảng 2.4. Lao động nông nghiệp khu vực Hồ Tây...................................................................41
Bảng 2.5. Thu nhập từ một loại hình kinh tế chính phƣờng Nhật Tân.....................................42
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh....................................................... 59
Bảng 2.7. Số lƣợng khách sạn, lƣợng khách và doanh thu qua các năm ở vùng ven Hồ Tây ..65


Bảng 2.8. Doanh thu ngành dịch vụ chia theo thành phần kinh tế........................................... 66
Bảng 2.9. Các tuyến đƣờng chính của vùng ven Hồ Tây.........................................................69
Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất vùng ven Hồ Tây năm 1992..............................................72
Bảng 2.11. Hiện trạng sử dụng đất vùng ven Hồ Tây tính đến cuối năm 2005........................74
Bảng 3.1. Dân số vùng ven Hồ Tây năm 2001......................................................................... 81
Bảng 3.2. Số lƣợng trƣờng, giáo viên, học sinh tiểu học khu vực Hồ Tây năm 2006.............85
Bảng 3.3. Số lƣợng trƣờng, giáo viên, học sinh Trung học cơ sở........................................... 86
vùng ven Hồ Tây năm 2006......................................................................................................86
Bảng 3.4. Hệ thống trạm y tế vùng ven Hồ Tây năm 2006...................................................... 88
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu cơ bản đã đạt đƣợc của công tác y tế khu vực Hồ Tây................... 89

iii


Danh mục hình
Hình 1.1 Sơ đồ vùng ven Hồ Tây.............................................................................................................. 3
Hình 2.1. Biểu đồ diện tích đất trồng lúa phƣờng Xuân La.....................................................36
Hình 2.2. Biểu đồ diện tích đất trồng lúa phƣờng Phú Thƣợng...............................................36
Hình 2.3. Diện tích trồng cây ngô, rau, đậu của phƣờng Xuân La...........................................37
Hình 2.4. Biểu đồ lao động nông nghiệp phƣờng Nhật Tân từ 1996 đến 2004....................... 41
Hình 2.5. Biểu đồ tình hình chăn nuôi phƣờng Phú Thƣợng trong những năm 1996-2003....44
Hình 2.6. Biểu đồ tình hình chăn nuôi phƣờng Xuân La trong những năm 1996-2004..........44
Hình 2.7. Biểu đồ tỉ lệ diện tích các loại hình sử dụng đất ở vùng ven Hồ Tây năm 1992.....72
Hình 2.8. Biểu đồ tỉ lệ diện tích các loại hình sử dụng đất vùng ven Hồ Tây năm 1999.........73
Hình 2.9. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ven Hồ Tây tính đến cuối năm 2005.............74
Hình 2.10. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ven Hồ Tây năm 2006........................................ 75
Hình 2.11. Biểu đồ loại nhà vùng ven Hồ Tây từ 1986 đến nay...............................................76
Hình 2.12. Biểu đồ sử dụng các loại đồ đạc trong gia đình vùng ven Hồ Tây từ
1986 đến nay.............................................................................................................................77
Hình 2.13. Biểu đồ biểu thị các loại nhà vệ sinh ở vùng ven Hồ Tây từ 1986 đến nay............77

Hình 3.1. Biểu đồ sự chuyển cƣ của các phƣờng vùng ven Hồ Tây năm 1998.......................82
Hình 3.2. Biểu đồ sự chuyển cƣ của các phƣờng vùng ven Hồ Tây năm 2004......................82
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn vùng ven Hồ Tây – tính đến
thời điểm tháng 9-2006.............................................................................................................83
Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá về Giáo dục của ngƣời dân vùng ven Hồ Tây..............................84
Hình 3.5. Biểu đồ Y tế vùng ven Hồ Tây..................................................................................87
Hình 3.6. Biểu đồ về việc sử dụng thời gian rỗi của ngƣời dân vùng ven Hồ Tây..................91
Hình 3.7. Biểu đồ về việc ai là ngƣời quyết định các công việc trong gia đình của ngƣời dân
vùng ven Hồ Tây.......................................................................................................................92

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài.
Trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội, vùng Hồ Tây có một vị trí đặc biệt quan
trọng. Không gian văn hoá Hồ Tây vừa mang những nét đặc thù của văn hoá Thăng
Long - Hà Nội, vừa mang những nét riêng biệt. Mặt nƣớc rộng của Hồ Tây không chỉ
nhƣ một lá phổi lớn điều hoà không khí đô thị mà trong suốt quá trình lịch sử của nó,
vùng Hồ Tây luôn là một phần gắn bó hữu cơ với đời sống mọi mặt của Thăng Long Hà Nội. Chính vì vậy, từ rất lâu, đã có nhiều công trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhƣ địa lý, lịch sử, khảo cổ, văn hoá, văn học… nghiên cứu về khu vực Hồ Tây hoặc
về khu vực khác nhƣng có nói đến vùng Hồ Tây nhân bàn đến một vấn đề có liên
quan. Tuy nhiên cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm kinh tế-xã
hội vùng ven Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới một cách toàn diện và hệ thống.
Công cuộc đổi mới trong những năm qua đã có ảnh hƣởng to lớn đến đời sống
kinh tế-xã hội của cả nƣớc nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, tạo ra những
chuyển biến mạnh mẽ cho các vùng miền. Trong sự nghiệp đổi mới này, vùng ven Hồ
Tây cũng đã có những chuyển biến quan trọng. Nghiên cứu đặc điểm kinh tế-xã hội
của vùng này, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm mục đích phát triển kinh tếxã hội là việc làm hết sức cần thiết, mang ý nghĩa khoa học thực tiễn cao.
Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 1000 năm, đang khẳng định vị

thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nƣớc. Hà Nội trong những năm qua
đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về kinh tế-xã hội. Cùng với sự phát triển của
Thủ đô, vùng ven Hồ Tây là nơi có quá trình đô thị hoá nhanh, đƣợc biểu thị thông
qua sự phát triển các ngành kinh tế (đặc biệt là thƣơng mại, dịch vụ, du lịch) và xã hội.
Khu vực này đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Theo đó,
nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực này là cần thiết.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Kinh tế-xã
hội vùng ven Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).

1


2. Mục tiêu của đề tài.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, khảo sát thực tế, đề tài phân tích đặc điểm
kinh tế-xã hội vùng ven Hồ Tây, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm mục đích phát
triển kinh tế-xã hội của khu vực này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng
Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm
kinh tế-xã hội vùng ven Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về mặt thời gian của luận văn là nghiên cứu từ 1986 đến nay. Tuy
nhiên để làm sáng tỏ hơn quá trình biến đổi kinh tế-xã hội thì việc giới thiệu khái quát
một số vấn đề trƣớc giới hạn trên là cần thiết. Theo đó, bên cạnh việc tập trung nghiên
cứu đặc điểm kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới thì luận văn còn đề cập đến cả thời
gian trƣớc đổi mới (trƣớc 1986).
Lấy hồ Tây làm trung tâm, khái niệm “vùng ven hồ” đƣợc hiểu là những đơn vị
hành chính nằm sát cạnh hồ Tây và gián cách với hồ Tây, chịu ảnh hƣởng của mặt
nƣớc hồ Tây trong sản xuất và đời sống. Gọi theo tên làng thì hiện nay ven hồ có 13

làng: Chỏm đỉnh Bắc là làng Nhật Tân. Theo bờ phía Đông là làng Quảng Bá, Tây Hồ,
Nghi Tàm, Yên Phụ. Bờ Nam là các làng Thuỵ Khuê, Đông Xã, An Thọ, Yên Thái. Bờ
Tây là làng Vệ Hồ, Trích Sài, Võng Thị. Tất cả những làng này hiện nay thuộc quận
Tây Hồ.
Nằm kề sát ngay bên bờ hồ Tây có 13 làng nhƣ đã nói ở trên. Song nói đến hồ Tây
thì cũng không thể không nói đến một vùng đất gián cách với hồ nhƣng vẫn đƣợc coi là
thuộc quần thể vùng Hồ Tây, đó là vùng Bƣởi. Vùng Bƣởi đƣợc dùng để chỉ chung một
khu vực có tới gần chục làng trải dọc phía Tây Nam hồ Tây: Đông Xã, An Thọ, Trung
Nha, Tiên Thƣợng, Vạn Long, An Phú, Bái Ân, Võng Thị, Trích Sài. Những làng này do
có quan hệ mật thiết với mặt nƣớc hồ Tây (trong nghề thủ công truyền thống) nên chúng
tôi sẽ khảo cứu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi nói đến vùng
ven Hồ Tây không thể không nói đến Ngũ Xã, Phú Gia, Phú Xá và Phú Thƣợng.

2




đồ

khu

vực

3

nghiên

cứu



Trƣớc năm 1996, phần lớn những làng trên thuộc 6 xã trong số hơn 20 xã của
huyện Từ Liêm và 4 phƣờng của quận Ba Đình. Ngày 28 tháng 10 năm 1995, theo Nghị
định số 69/CP của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập quận Tây Hồ thì từ đó đến nay
về mặt hành chính những làng trên phần lớn thuộc 8 phƣờng của quận Tây Hồ. Còn lại
thuộc 1 phƣờng của quận Ba Đình và thuộc một phƣờng của quận Cầu Giấy. Cụ thể, đó là
các phƣờng: Quảng An, Tứ Liên, Phú Thƣợng, Nhật Tân, Xuân La, Yên Phụ, Bƣởi, Thụy
Khuê (quận Tây Hồ); Trúc Bạch (quận Ba Đình); Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).

Một số địa danh của các làng thuộc vùng ven Hồ Tây trong lịch sử cũng đã có
1

nhiều lần thay đổi. Chẳng hạn nhƣ: Nhật Tân trƣớc đây gọi là Nhật Chiêu ; Yên Phụ
2

trƣớc đây gọi là Yên Hoa ; Thuỵ Khuê trƣớc đây gọi là Thuỵ Chƣơng.
Nhƣ vậy phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn gồm 10 phƣờng, trong
đó 6 phƣờng nằm ven Hồ Tây và 4 phƣờng nằm gián cách với Hồ Tây.
Từ trƣớc đến nay, mỗi công trình khảo cứu về vùng Hồ Tây thì tuỳ vào mục tiêu
và đối tƣợng nghiên cứu mà các tác giả chọn phạm vi không gian nghiên cứu khác nhau.
Tây Hồ Chí {39}có thể nói là công trình sớm nhất khảo cứu vùng Hồ Tây. Trong công
trình này, vùng Hồ Tây đƣợc nói đến là một vùng rất rộng, bao gồm các phƣờng ven hồ
Tây, vùng Bƣởi, Trại hàng hoa Ngọc Hà-Hữu Tiệp, Nghĩa Đô và kéo sang cả bên kia sông
Tô Lịch là làng Hạ Yên Quyết. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Nhung, Hệ thống
thần tích vùng ven Hồ Tây {54}, tác giả cũng lấy phạm vi nghiên cứu gần giống nhƣ Tây
Hồ Chí. Tuy nhiên trong một vài công trình nghiên cứu khác khi khảo cứu vùng Hồ Tây
thì các tác giả lấy phạm vi không gian nhỏ hơn. Chẳng hạn nhƣ Khảo cổ học môi trường
khu vực Hồ Tây {93}của Phạm Tuấn Trung, tác giả lấy phạm vi nghiên cứu chỉ là những
làng nằm ven hồ Tây, hay nhƣ trong Báo cáo thuyết minh quy hoạch môi trường vùng Hồ
Tây {78}, các tác giả cũng chọn phạm vi không gian nghiên cứu là 8 phƣờng (6 phƣờng

nằm ven hồ, 2 phƣờng nằm gián cách với hồ Tây).

1Thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) Nhật Tân đƣợc gọi là phƣờng Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng
Thiên, thành Thăng Long. Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) Nhật Chiêu thuộc tổng Thƣợng, huyện Vĩnh Thuận, phủ
Hoài Đức, thành Hà Nội. Sang thời Bảo Đại (1926-1945), Nhật Chiêu đƣợc đổi thành Nhật Tân.(20, tr. 8)
2 Yên Phụ - tên này xuất hiện giữa thế kỷ XIX do việc kỵ huý mẹ vua Nguyễn tên là Hoa

4


4. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở tài liệu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ đối tƣợng và vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận văn đã áp dụng
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Các tri thức về địa lý, sinh thái, địa chất … đƣợc
vận dụng để nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên. Tri thức về các khoa học xã
hội nhƣ khoa học lịch sử, dân tộc học, văn hoá học, kinh tế học … giúp cho việc
nghiên cứu các đặc điểm nguồn gốc, kết cấu dân cƣ, cơ cấu các ngành kinh tế. Bên
cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp sau:
_ Phƣơng pháp kế thừa: Trên cơ sở nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Tây trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến kinh tế-xã hội, tiếp thu, kế

thừa các kết quả nghiên cứu trƣớc là phƣơng pháp đầu tiên đƣợc thực hiện.
_ Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tƣ liệu: Sau khi thu thập các công trình

nghiên cứu về Hồ Tây trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những số liệu và
thông tin có liên quan đến kinh tế-xã hội, chúng tôi đã thống kê các nguồn tài liệu liên
quan đến đề tài, xử lý các số liệu về kinh tế-xã hội.
_ Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Nhằm tập hợp và sƣu tầm các tƣ liệu thực địa, chúng
tôi đã đi khảo sát ở địa bàn nghiên cứu, dùng bảng hỏi kinh tế-xã hội, thực hiện phỏng vấn


các nhà quản lý, ngƣời dân khu vực khảo sát.
_ Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic: các phƣơng pháp này sẽ giúp cho việc nhìn

nhận lý giải, đánh giá các sự vật hiện tƣợng trong chiều sâu lịch sử.
4.2. Cơ sở tài liệu
Luận văn khai thác, sử dụng một số nguồn tài liệu. Trong đó tựu trung lại gồm có 3

nguồn chính sau:
Thứ nhất, đó là các sổ sách, báo cáo, văn bản, bảng biểu thống kê ... của phƣờng,

quận, thành phố.
Thứ hai, đó là các tài liệu điều tra thực địa (bao gồm tƣ liệu điền dã và điều tra xã hội

học)
Thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả đi trƣớc có liên

quan đến vùng ven Hồ Tây.
Trong 3 nguồn tài liệu trên thì nguồn tài liệu thứ nhất và nguồn tài liệu thứ hai
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng luận văn.

5


5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở các kết quả khoa học có đƣợc, luận văn mong muốn cung cấp những
thông tin cần thiết và hữu ích cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tƣ trong việc quy
hoạch, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá xã hội và phát triển kinh tế của khu vực.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (5 trang) và phần Kết luận (5 trang), Luận văn gồm 3
chƣơng với bố cục nhƣ sau:

Chương 1: Một số vấn đề về vùng ven hồ Tây
Chương 2: Đặc điểm kinh tế vùng ven hồ Tây trong thời kỳ đổi mới
Chương 3: Đặc điểm xã hội vùng ven hồ Tây trong thời kỳ đổi mới
Ngoài ra trong luận văn còn có: Tài liệu tham khảo (8 trang); Phần Phụ lục (20
trang) bao gồm: Bảng hỏi kinh tế-xã hội vùng ven hồ Tây, ảnh vùng ven hồ Tây.

6


CHƯƠNG 1
MộT Số VấN Đề Về VùNG VEN Hồ TÂY
1.1. Khỏi quỏt v cỏc cụng trỡnh nghiờn cu kinh t-xó hi vựng ven H Tõy
Núi n khu vc H Tõy t trc n nay ó cú rt nhiu cỏc cụng trỡnh nghiờn
cu v khu vc ny. Phn ln ú l cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v vn hoỏ, vn hc v
mụi trng cnh quan vựng ven H Tõy. Sm nht, ú l nhng tỏc phm nh a chớ
hay a d chớ. Mc dự khụng cp trc tip n kinh t-xó hi nhng thụng qua
nhng thụng tin tng hp v cỏc mt nh a lý, lch s, dõn c, sn vt, phong tc tp
quỏn... m t ú chỳng ta cú th phn no thy c din mo kinh t-xó hi ca vựng
ven H Tõy thi k truyn thng.
Trong ng Khỏnh a d chớ {72} c hon thnh di thi ng Khỏnh
(1886-1887), qua phn chộp v tnh H Ni, chỳng ta bit c s lng v trớ, gii
hn ca cỏc ph huyn tng thuc tnh H Ni thi Nguyn. Khu vc H Tõy phn ln
thuc tng Yờn Thnh, tng Thng, tng Trung huyn Vnh Thun v mt phn
thuc tng Dch Vng huyn T Liờm. Cụng trỡnh ó gii thiu nhng di tớch, sn vt
vựng H Tõy nh: H Tõy rt ln v trong, ven b cng cú nhiu danh lam c t
ỏng cho du khỏch lóm thng {72, tr.5}. Hay nh : Hai phng Yờn Thỏi, H
Khu huyn Vnh Thun cú ngh lm giy trng. Phng Bỏi n, Trớch Si cú ngh
dt lnh dy. H Tõy ngy trc thng cú chim sõm cm, tht thm ngon. T khi v
ờ Qung Bỏ thỡ ớt thy chim n {72, tr.14}.
Mt cụng trỡnh nghiờn cu khỏc m chỳng tụi mun núi n ú l cun sỏch Thng

Long - H Ni th k XVII-XVIII-XIX ca Nguyn Tha H {32}. Cun sỏch ny cú hai
bn, mt bn ting Vit v mt bn ó c dch sang ting Anh. Cun sỏch c hon
thnh trờn c s mt bn lun ỏn Phú tin s S hc c hon thnh nm 1982 v c
bo v ti trng i hc Tng hp H Ni nm 1984. õy l mt cụng trỡnh nghiờn cu
vụ cựng quý giỏ cho nhng ai mun tỡm hiu v kinh t-xó hi ca mt thnh th trung i
Vit Nam (Thng Long H Ni) núi chung v tỡm hiu v kinh t-xó hi mt khu vc
núi riờng. Khu vc H Tõy cng c nhc n qua cỏc lng ngh: ... ngay ven kinh
thnh Thng Long, cỏc trung tõm th cụng nghip cng tng cng hot ng, nh cỏc

7


làng gốm Bát Tràng, dệt lĩnh ở Trích Sài và Bái Ân, làm giấy ở Yên Thái, Hồ Khẩu và
Nghĩa Đô {32, tr.12}. Hay nhƣ ”Hai làng Phú Xá (tức làng Xù) và Phú Gia (tức làng
Gạ) thuộc xã Phú Thượng cũng nổi tiếng về tằm tang” {32, tr.182}. Trong công trình
này, tác giả miêu tả rất kỹ nghề làm giấy {32,tr.210-218}, nghề đúc đồng {32,tr.199205}, nghề dệt {32,tr.181-198} của vùng ven Hồ Tây.
Nhắc đến các làng nghề truyền thống vùng ven Hồ Tây không thể bỏ qua một loạt
các bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu Vũ Văn Luân {47}, {48}, {49}. Trong những bài
nghiên cứu của mình, tác giả đã khảo rất kỹ về những làng nghề làm giấy truyền thống
nhƣ làng Hồ Khẩu, Đông Xã và Yên Thái. Những khảo cứu của tác giả đã giúp chúng ta
hiểu thêm về nghề thủ công nghiệp truyền thống này. Từ cách chọn nguyên liệu làm giấy
đến cách sản xuất giấy và cuối cùng cho ra thành phẩm nhƣ thế nào. Dƣới ngòi bút của
tác giả, chúng ta nhƣ thấy hiện lên một bức tranh sản xuất thời kỳ thịnh vƣợng nhất của
nghề làm giấy vùng Bƣởi. Công đoạn đầu tiên là nấu dó, tiếp theo là công đoạn làm hàng
và công đoạn thứ ba là xeo giấy hay tráng giấy. Sau công đoạn xeo giấy là công đoạn
hoàn thành thành phẩm. Tác giả cũng cho chúng ta thấy rõ sự cực nhọc của ngƣời phụ nữ
trong nghề giấy: một là mùa hè khi can giấy phải ngồi cạnh một cái lò nung đốt rơm rạ để
can giấy rất nóng gọi là nhà bổi. Hai là mùa rét khi xeo thì phải nhúng tay trong nước
lạnh suốt ngày tê cóng {48,tr.88}. Trong bài nghiên cứu của tác giả, chúng ta cũng thấy rõ
sự trăn trở của tác giả đối với một nghề cổ truyền của vùng Hồ Tây trong giai đoạn đổi

mới. Từ những trăn trở đó tác giả cũng đƣa ra giải pháp bảo tồn nghề truyền thống:
Ngành giấy, nghề giấy, làng giấy xưa trước sự phát triển của công nghệ hiện đại đã mai
một dần nhưng không phải là đã hết vai trò lịch sử của nó. Có thể một thời vang bóng
không còn nhưng người ta vẫn ngưỡng mộ giấy dó vẽ tranh, in sách cổ, vẫn dùng để gói
hàng, phục vụ vệ sinh ăn uống. Nên chăng đối với những làng giấy cổ này, dù nghề giấy
không đáp ứng được những nhu cầu nhiều mặt của thời đại, chí ít cũng có thể khai thác
để phục vụ cho nhu cầu về thẩm mỹ hoặc tiêu dùng bằng hình thức thay đổi công nghệ.
Đây là hình thức để bảo tồn một di sản văn hoá cổ của dân tộc {47,tr.70}.
Hai cuốn sách Lịch sử Đảng bộ quận Ba Đình (1930-2005) {3} và Lịch sử Đảng
bộ huyện Từ Liêm (1930-2005) {17} có đề cập đến kinh tế-xã hội của vùng Hồ Tây thời
kỳ từ 1954 đến 2005, tuy nhiên hai cuốn sách này không đi sâu tập trung nghiên cứu về

8


kinh tế-xã hội mà chỉ nói đến kinh tế - xã hội nhân nói về tình hình Đảng bộ của quận
và của huyện.
Đáng kể nhất trong nghiên cứu kinh tế-xã hội vùng ven Hồ Tây phải kể đến các
Báo cáo kinh tế-xã hội 1996-2005 của quận Tây Hồ {68} và Niên giám thống kê quận
Tây Hồ 1996-2000 {65}, Niên giám thống kê quận Tây Hồ 2000-2005 {66}, Niên
giám thống kê quận Ba Đình 1997-2006 {67}.
Một trong những công trình nghiên cứu công phu, chi tiết về khu vực Hồ Tây
gần đây nhất mà trong đó có hẳn một chƣơng khảo cứu về các làng nghề vùng ven Hồ
Tây là Mặt gương Tây Hồ {60} của nhà nghiên cứu Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc.
Cuốn sách ngoài phần Lời nói đầu và phần Phụ lục, gồm 8 chƣơng: Hồ Tây; Hồ Trúc
Bạch; Kẻ Bƣởi sông Thiên Phù Tứ Tổng; Tây Hồ nguồn cảm hứng thơ văn; Chuyện
kể dân gian; Các di tích; Lễ hội vùng Hồ Tây và chƣơng cuối cùng là Các làng nghề.
Cuốn sách đã giúp ngƣời đọc hiểu thêm đƣợc rất nhiều về vùng Hồ Tây. Từ truyền
thống đến hiện đại: về văn hoá, về văn học, về lịch sử tên gọi, về hệ thống di tích ven
hồ Tây ... Đặc biệt chƣơng nói về các làng nghề nhƣ nghề làm giấy ở Yên Thái, Hồ

Khẩu, tác giả đã giải thích tƣơng đối rõ ảnh hƣởng của vị trí và điều kiện tự nhiên của
hồ Tây tới sự hình thành và phát triển các nghề thủ công nghiệp:
”... vùng Bưởi nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cho việc phát triển nghề giấy.
Sông Hồng ở phía Bắc, một trục đường giao thông chính của kinh thành. Sông Thiên Phù
bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua địa phận Phú Xá, Quán La đến Bái Ân, Yên Thái đổ
vào sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch, một con sông gắn liền với sự phát triển của kinh thành
có ba nguồn: một từ sông Thiên Phù, một từ cửa sông Hồng ở phường Hà Khẩu, một từ
Hồ Tây đổ ra ở Cống Đõ làng Hồ Khẩu đã tạo ra một trục giao thông thuận tiện nối liền
kinh thành với các vùng miền. Vỏ cây dó, cây dướng, gỗ mò (để lấy chất keo) cả củi đốt từ
rừng Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang xuôi sông Hồng rồi vào sông Tô đến với các lò
giấy. Rồi các loại giấy thành phẩm lại theo sông Tô đến với các trấn, các tỉnh. Vị trí địa
lý thuận lợi đó cũng là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển nghề giấy” {60, tr.300}.
Bên cạnh một loạt các công trình kể trên còn có một số lƣợng không nhỏ các luận
văn nghiên cứu về một số vấn đề của khu vực Hồ Tây. Chẳng hạn nhƣ: Khảo cổ học môi
trường khu vực Hồ Tây {93}của Phạm Tuấn Trung; Hệ thống thần tích vùng ven Hồ Tây
{54} của Nguyễn Hồng Nhung hay Hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ giai đoạn 2000-

9


2004 {28} của Đỗ Thị Minh Hiền. Tình hình kinh tế-xã hội quận Tây Hồ giai đoạn 20002004 cũng có đƣợc đề cập qua trong luận văn Hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ giai
đoạn 2000-2004, tuy nhiên đây không phải vấn đề mà tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu.

1.2. Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội và vùng ven Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới
Hà Nội là thành phố có lịch sử lâu đời, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tam
giác tăng trƣởng kinh tế phía Bắc nƣớc ta: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hà Nội
đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đặc biệt trong việc đầu tƣ, xây dựng và
phát triển Thành phố.
Trải qua gần 1000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội ngày nay đƣợc coi nhƣ
là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nƣớc. Quá trình phát triển kinh tếxã hội của Hà Nội gắn liền với quá trình đô thị hoá. Đô thị hoá là quá trình tất yếu diễn

ra ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hoá
càng diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh. ”Đô thị hoá là quá trình tập trung dân số vào
các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển
sản xuất và đời sống”{2, tr.15}. Hay ”Đô thị hoá là quá trình biến đổi và phân bố các
lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển đô thị hiện có
theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân
số”{58, tr.16}. Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều
hiện tƣợng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Đô thị hoá gắn liền với
sự biến đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và hiện đại dần cuộc sống và sản xuất
cũng nhƣ biến đổi về mật độ dân số từ thấp lên cao dần. Đô thị hoá góp phần đẩy
mạnh kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần giải
quyết nhƣ việc làm cho ngƣời dân bị mất đất, vấn đề môi trƣờng, văn hoá - xã hội....
Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội thời kỳ đổi mới đƣợc diễn ra trong khung cảnh kinh
tế-xã hội trong nƣớc đầy biến động. Nhƣng đây cũng chính là thời kỳ bộ mặt đô thị Hà
Nội biến đổi nhanh và mạnh. Nền kinh tế hàng hoá đƣợc ”bung ra”, các thành phần kinh
tế Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân đua nhau phát triển tạo ra một bộ mặt mới rất sinh động
trong đời sống xã hội. Sự chuyển biến từ một nền ”kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp”

10


sang nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần với những tác động rõ rệt của thị trƣờng tự
do, chẳng những có tác động mạnh mẽ đối với đời sống kinh tế-xã hội mà còn để lại
nhiều dấu ấn rõ nét trên bộ mặt kiến trúc đô thị Hà Nội.
Năm 1991, công tác xây dựng các công trình đô thị, nông thôn cũng có bƣớc
phát triển mới. Với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, nhiều tuyến
đƣờng huyện, liên xã đƣợc xây dựng theo hƣớng kiên cố hoá: rải nhựa, bê tông, hoặc
lát gạch. Hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm trên một số tuyến đƣờng quốc lộ, xã đƣợc

lắp đặt làm thay đổi bộ mặt các tuyến đƣờng giao thông chính và đƣờng nông thôn.
Công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, công trình phúc lợi phục vụ phát triển sự
nghiệp văn hoá-xã hội đƣợc đầu tƣ tăng dần hàng năm. Hoạt động xây dựng nhà cửa
của dân cũng đƣợc đẩy mạnh theo hƣớng kiên cố hoá, kiến trúc đẹp, nhiều nơi đã hình
thành “phố xã”, “phố làng”. Bộ mặt nông thôn từng bƣớc đổi mới vƣợt bậc. Khu vực
các xã ở vùng ven Hồ Tây đã dần trở nên sầm uất. Tuy nhiên, phải nói rằng, không
phải đến thời kỳ đổi mới vùng ven Hồ Tây mới diễn ra quá trình đô thị hoá. Trong suốt
chiều dài lịch sử, vùng Hồ Tây là khu vực có sự đô thị hoá diễn ra sớm. Nhƣng quá
trình đô thị hoá diễn ra nhanh và mạnh ở khu vực này là trong thời kỳ đổi mới. Do có
diện tích mặt nƣớc khá lớn, không khí trong lành, mát mẻ, ngành du lịch kinh doanh
khách sạn ở đây đã sớm phát triển. Nhiều nhà đầu tƣ đã đổ về đây để kinh doanh địa
ốc khi Nhà nƣớc bắt đầu có chính sách mở cửa trong kinh tế. Giá đất ở đây không
ngừng tăng lên, kích thích ngƣời dân từ bỏ nghề trồng hoa truyền thống và khai thác
lợi nhuận từ đất theo những con đƣờng khác. Chính điều này một mặt đã giúp cho
kinh tế vùng ven Hồ Tây phát triển và trở nên sầm uất, nhƣng mặt khác quá trình đô
thị hoá này đã làm cho vùng ven Hồ Tây bị biến dạng. Tại những làng nghề truyền
thống đặc biệt là những làng trồng hoa nhƣ Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân thì sự
biến dạng này là một sự mất mát đáng tiếc với đô thị.
Trƣớc quá trình đô thị hoá ngày một diễn ra nhanh, từ năm 1993, huyện Từ
Liêm khi đó đã điều chỉnh và phân toàn bộ khu vực huyện thành 3 vùng kinh tế: Vùng
kinh tế thứ nhất là vùng đô thị hóa nhanh, tập trung phát triển sản xuất hoa cây cảnh,
ngành nghề, chế biến nông sản, làm dịch vụ và phát triển du lịch. Vùng kinh tế thứ hai
là vùng tƣơng đối ổn định, tập trung sản xuất rau, cây ăn quả, chăn nuôi, sản xuất
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.Và vùng kinh tế thứ ba là vùng tạm ổn định; tập trung

11


sản xuất lƣơng thực, đặc sản, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản
{17, tr.287}. Vùng ven Hồ Tây khi đó thuộc vùng kinh tế thứ nhất.

Khi tốc độ đô thị hoá và xây dựng diễn ra nhanh, thì công tác quản lý xây dựng
đô thị và đất đai đặt ra những đòi hỏi bức thiết. Tình hình xây dựng nhà ở không đƣợc
quản lý chặt chẽ. Thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều các ngôi nhà đẹp ở vùng ven Hồ
Tây. “Một công thức hay được áp dụng là bán đi một nửa phần đất đang có, lấy tiền
làm ngôi nhà đẹp trên nửa phần còn lại để ở, để cho thuê hoặc cũng để bán nốt. Từ
những nơi này đã mọc lên hàng loạt những ngôi nhà xây dựng bằng vật liệu đẹp và
sang”{36, tr.169}. Tuy nhiên, từng ngôi nhà đẹp riêng lẻ không hẳn đã làm nên đƣờng
phố đẹp vì cái đẹp của đô thị trƣớc tiên là ở sự hài hoà của những yếu tố cấu tạo nên
không gian đô thị: nhà cửa, hè phố và đƣờng giao thông, cây xanh, ánh sáng và đặc
biệt quan trọng là hài hoà giữa cái mới và cái cũ, cái mới phải đƣợc gắn với cái cũ một
cách hữu cơ, cái mới nhƣ đƣợc “mọc ra” từ cái cũ. Xây dựng không phép, trái phép,
sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm hè đƣờng buôn bán diễn ra khá phổ biến. Tuy các
cấp chính quyền đã coi trọng công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tập trung kiểm
tra, xử lý, nhƣng kết quả còn hạn chế.
Quá trình đô thị hoá vùng ven hồ Tây còn đƣợc đánh dấu bởi những công trình
nhƣ Khu đô thị mới Ciputra, Công viên nƣớc Hồ Tây. Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
thời kỳ này cũng đƣợc đánh dấu bởi nhiều công trình kiến trúc quan trọng phục vụ cho
các nhu cầu khác nhau của đời sống đô thị. Chẳng hạn nhƣ: Rạp xiếc ở gần công viên
Thống Nhất; Nhà thi đấu thể thao Trịnh Hoài Đức; Nhà thuyền Hồ Tây; Bảo tàng Hồ
Chí Minh ...Gần đây nhất là các trung tâm thƣơng mại lớn ra đời nhƣ Metro, Big C ...

12


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội vùng ven Hồ Tây.
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển vùng Hồ Tây
Cái tên Hồ Tây xuất hiện chậm nhất là đầu thế kỷ XV. Hồ Tây đơn giản là cái hồ ở
về phía Tây (Bắc) Hà Nội. Trƣớc khi xuất hiện tên Hồ Tây, hồ này còn đƣợc gọi tên là
Lãng Bạc ”Bến sóng. Từ Đào Duy Anh (Địa lý lịch sử Việt Nam) đến Khổng Đức Thiêm
và các tác giả Địa chí Hà Bắc cũng như Đinh Văn Nhật-nhà cổ địa lý học có danh ... đều

chứng minh Lãng Bạc thuộc đất Hà Bắc (Tiên Sơn hoặc Gia Lương) chứ không phải địa
danh thuộc Thăng Long-Hà Nội”{98, tr.136} và Dâm Đàm ”Hồ mù sương, tên có thật từ
thời Lý Trần (X-XV) với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền mục Thận xem đánh cá,
gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, mục Thận quăng lưới bắt hổ, hoá ra đó là
thái sư Lê Văn Thịnh ... Điều này các sách sử trước thế kỷ XV đều chép (Đại Việt sử lược,
Việt điện u linh ...” {98, tr.136}. Ngoài hai cái tên ở trên thì Hồ Tây còn có tên nữa là hồ
Trâu Vàng, tức Kim Ngƣu, có lúc gọi tắt là Ngƣu Hồ ”Theo truyền thuyết, thiền sư
Khổng Minh Không sang Tàu, chữa khỏi bệnh cho vua Tàu (hoặc vợ, con vua Tàu). Khi
vua này nói về việc trả ơn, có hỏi thiền sư muốn lấy gì. Thiền sư chỉ xin lượm chút đồng
đen cho vào tay nải. Vua Tàu cho như vậy thì quá dễ nên để Khổng Minh Không tự do vào
kho mặc sức lượm đồng. Ai ngờ tất cả kho đồng của vua Tàu đều chui vào tay nải của
ông. Và rồi ông thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông đúc
thành một quả chuông. ”Đồng đen là mẹ của vàng” nên khi thỉnh chuông lên, con Trâu
Vàng bên Tàu nghe tiếng mẹ, chạy vùng sang. Đến chỗ nay là Hồ Tây thì tiếng chuông
tắt. Trâu không biết đi đâu bèn dẫm đất sụt thành hồ và ẩn luôn dưới đó. Do vậy hồ có tên
là Kim Ngưu hồ” {60, tr.33}
Khu vực Hồ Tây là một vùng đất cổ. Trong 61 phƣờng đời Lý Trần, sử sách đã nói
đến phƣờng Yên Hoa (Yên Phụ ngày nay), Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày
nay), Thuỵ Chƣơng (Thuỵ Khuê). Ngƣợc về thời gian trƣớc, trong Việt điện u linh {107} có
chép đến Quán Đà La (Quán La) vào đời Đƣờng (713-739), nhà Đƣờng đô hộ nƣớc ta, thứ sử
Lƣ Ngƣ đóng phủ trị ở vùng này lập ra quan Khai Nguyên và đặt tên làng này cũng là Khai
Nguyên. Năm 1481, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu lập 43 sở đồn điền trong cả nƣớc (một loại
nông trang của nhà nƣớc) mà lực lƣợng sản xuất là tù binh đƣa từ các nơi về, trong đó có tù
binh Chiêm Thành. Sở đồn điền đặt ở xã nào thì lấy tên xã đó.

13


Vì vậy bên cạnh các đơn vị hành chính nhƣ Quán La xã, Xuân Tảo xã, còn có thêm Quán
La sở, Xuân Tảo sở. Cũng theo Việt điện u linh, thời Lý, vết tích rừng lim vẫn còn bên

những rừng nứa, đồi lau um tùm bên sông Tô Lịch, hổ báo còn về quấy nhiễu bên núi
Khán, núi Bò. Voi đàn xuất hiện trên doi dất Tây Hồ, nhà vua phải cho đóng cũi bẫy.

Sử sách đời Lý (Trần) còn chép đến sông Thiên Phù (Từ Xù (Phú Thƣợng) cửa
sông Hồng đổ về bến Bƣởi-ngã ba Từ Liêm-Tô Lịch) nhắc đến việc bà hàng dầu Vũ
Phục đâm đầu xuống ngã ba Bƣởi để chữa bệnh cho vua Lý.
Vùng đất phía Tây Hồ Tây là vùng đất đƣợc khai phá từ rất sớm, bao gồm những
làng: Võng Thị, Trích Sài, Xuân Tảo xã, Xuân Tảo sở, Quán La sở, Quán La xã.
Khu vực phía Bắc Hồ Tây là làng Nghi Tàm và các làng thuộc Tứ Tổng. Theo
truyền thuyết kể lại, làng Nghi Tàm có nghề nuôi tằm và dệt hoa do các cung nữ đời Lý ra
ở và dạy dân làm nghề. Khu vực phía Bắc chung quanh Hồ Tây (2 bờ đông và tây) lúc

bấy giờ (thế kỷ XVII-XVIII) là những nơi dân cƣ đông đúc, kinh tế trù phú, gần
Hoàng thành và những cung điện của Vua Chúa. Có thể sau này, khu đó dần dần trở
nên thƣa thớt và vắng vẻ đi {32, tr.44}. Các làng thuộc Tứ Tổng, gồm 4 thôn: Nội
Châu, Ngoại Châu, Ngọc Xuyên, Vạn Ngọc. Sở dĩ vùng bãi nổi sông Hồng này có tên
Tứ Tổng là vì sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, kinh thành không ngừng
đƣợc xây dựng mở mang, dân bốn tổng (Nội, Thƣợng, Trung, Hạ) của huyện Vĩnh
Thuận ra đây làm ăn sinh sống. Xƣa, tất cả thuộc một trang, gọi là Xuyên Bảo Trang,
thuộc huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây. Đến đời Lê, trang Xuyên Bảo đổi là Tam Bảo
Châu. Sang đời Nguyễn, vùng này mới có tên là Tứ Tổng. Đến năm 1887, làng Tứ
Tổng thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Dân Tứ Tổng giỏi trồng dâu nuôi tằm,
trồng các loại rau cung cấp cho ngƣời dân trong nội thành.
Nằm trong quần thể vùng ven Hồ Tây, Quảng Bá cũng đƣợc nhắc đến nhƣ một
vùng đất cổ. Vào năm 791 sau CN, Phùng Hƣng, ngƣời anh hùng dân tộc từ đất Đƣờng
Lâm-Sơn Tây nổi lên chống quân đô hộ nhà Đƣờng phƣơng Bắc đã kéo quân đến đóng
đồn ở đây, mộ thêm quân sĩ rồi vây đánh và giải phóng thành Đại La do Cao Chính Bình
đóng giữ. Ngày nay ở làng Quảng Bá vẫn còn đình và văn bia ghi lại sự kiện này.
Nằm sát ngay bờ Hồ Tây nhƣ trong phần mở đầu đã nói bao gồm 13 làng (thuộc 8
phƣờng). Tuy nhiên khi nói đến Hồ Tây không thể không nói đến một vùng đất gián cách

với Hồ Tây nhƣng vẫn đƣợc coi là quần thể vùng Hồ Tây, đó là vùng đất gồm các làng

14


Bái Ân, Trung Nha (tên Nôm là làng Nghè), Tiên Thƣợng (tên Nôm là làng Tân), Vạn
Long (tên Nôm là làng Dâu), An Phú (An Phú là một làng mới nên không có tên
Nôm). Vào đời Lê, Trung Nha, Tiên Thƣợng và Vạn Long nằm chung trong một xã
Nghĩa Đô. Đến thế kỷ XVII, An Phú mới thành lập. Về việc hình thành làng An Phú,
theo truyền thuyết, làng này do một viên quan họ Trần, quê ở Thanh Hoá, vì có công
phù Lê diệt Mạc nên đƣợc ban đất ở Nghĩa Đô lập trại, gọi là An Phú trại. Ngày nay
tuy gọi chung là Nghĩa Đô và có những tƣơng đồng về lịch sử, nghề nghiệp nhƣng
mỗi làng vẫn có hệ thống di tích riêng, với những vị thần đƣợc thờ phụng riêng.
Ven hồ Trúc Bạch có một ngôi làng nổi tiếng kinh thành một thời với nghề đúc
đồng, cung cấp những sản phẩm cao cấp cho tầng lớp quý tộc. Đó là làng Ngũ Xã, một
làng đƣợc hình thành tƣơng đối muộn. Vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII có một số thợ
đúc đồng quê ở 5 xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thƣợng, Đại Đồng và Điện Tiền (nay
thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên). Có tài liệu nói đó là các làng An Nhuệ, Kim
Tháp, Lê Xá, Thƣ Đôi, Đề Cầu (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh){60,
tr.100} rời quê hƣơng ra kinh kỳ, đến bán đảo hồ Trúc Bạch lập nên một làng gọi là
Ngũ Xã tràng (trƣờng đúc của 5 xã) và mở lò đúc đồng ở đây.
Đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), khi quy hoạch lại kinh đô Thăng Long với
hai huyện, 36 phƣờng thì vùng Hồ Tây lúc đó thuộc đất kinh thành. Huyện Quảng Đức có
18 phƣờng thì bao quanh Hồ Tây là 11 phƣờng. Phía Đông tính từ phía Bắc xuống là các
phƣờng: Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Hoa. Bờ Tây từ Nam lên Bắc là
các phƣờng: Bái Ân, Võng Thị, Trích Sài. Bờ Nam từ Đông sang Tây là các phƣờng Thuỵ
Chƣơng, Hồ Khẩu, Yên Thái. Sang đời Nguyễn, chia nhỏ các phƣờng thành các thôn trại
với những tên gọi mới, song 11 phƣờng ven Hồ Tây vẫn giữ y nguyên cho đến tận thời
Pháp thuộc. Thời Pháp thuộc, từ năm 1889 đến năm 1915 vùng Hồ Tây thuộc khu ngoại
thành, đến năm 1915 thì có tên huyện Hoàn Long. Sau Cách mạng Tháng 8 – 1945, các

làng ven hồ trở thành các xã trong số 120 xã thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau ngày hoà bình
lập lại, năm 1954, thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành (quận I đến quận IV) và 4
quận ngoại thành (quận V đến quận VIII), vùng Hồ Tây thuộc quận V. Năm 1961, thành
phố Hà Nội mở rộng địa giới, gồm 4 khu phố và 4 huyện thì vùng ven Hồ Tây thuộc
huyện Từ Liêm. Cho tới năm 1995 tất cả vùng này thuộc về quận nội thành, đó là quận
Tây Hồ. Một phần nhỏ thuộc quận Ba Đình (phƣờng Trúc Bạch), quận Cầu Giấy (phƣờng

15


Nghĩa Đô). Quận Tây Hồ có 8 phƣờng đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 phƣờng
của quận Ba Đình là Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Bƣởi và 5 phƣờng của huyện Từ Liêm, đó
là Quảng An, Tứ Liên, Phú Thƣợng, Nhật Tân, Xuân La.

1

Vùng Hồ Tây còn đƣợc biết đến là một vùng đất cổ qua rất nhiều các di tích lịch
sử lâu đời nằm bao sát quanh Hồ Tây. Chùa Trấn Quốc (nay thuộc phƣờng Yên Phụ), có
thể nói là ngôi chùa cổ nhất vùng này vì ngôi chùa này có từ thời Lý Nam Đế (544-548).
Sách Tây Hồ chí có chép: ”... Chùa này do vua tiền Lý Nam Đế nhân nền cũ chùa An Trì
từ đời Hồng Bàng mà dựng nên, cho nên gọi là chùa Khai Quốc ...”{39, tr.10}. Chùa
trƣớc ở ngoài đê, sau đến năm thứ 16 niên hiệu Hoàng Đình nhà Lê (1600-1618) vì vỡ đê,
dân làng mới dời về dựng chùa phía bắc hồ Tây; Chùa Hoằng Ân ở làng Quảng Bá (nay
thuộc phƣờng Quảng An), theo Tây Hồ chí chùa đƣợc xây dựng từ thời Lý và có tên là
Báo Ân. Đời Trần Anh Tông năm thứ hai (1294) có cao tăng Huyền Quang từ Yên Tử về
giảng kinh. Đời vua Lê Thái Tổ (1428-1432) đƣợc xây dựng lại. Thời Minh Mệnh (18201840) chùa đổi tên là Sùng Ân, đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại đổi là Hoằng Ân; Chùa
Kim Liên ở làng Nghi Tàm (nay thuộc phƣờng Quảng An), cũng là một ngôi chùa cổ, gắn
liền với truyền thuyết về công chúa Từ Hoa; Chùa Tào Sách ở làng Nhật Tân (nay thuộc
phƣờng Nhật Tân), tƣơng truyền là nơi đọc sách của Linh Lang. Hiện nay, chùa còn lƣu
giữ nhiều di vật có giá trị nhƣ 29 tấm bia, trong đó phần lớn là các tấm bia đời Lê, hai quả

chuông – một quả lớn đúc năm Minh Mệnh thứ 3 (1822); Chùa Phổ Linh ở làng Tây Hồ
(nay thuộc phƣờng Quảng An), chùa đƣợc dựng từ năm 1097 đời vua Lý Nhân Tông.

Ngoài một số các chùa cổ ở trên, vùng ven Hồ Tây còn có rất nhiều các đình,
đền khác. Chẳng hạn nhƣ, đền Đồng Cổ, đền Cẩu Nhi, đền Quán Thánh ... Đền Cẩu
Nhi khá nhỏ, đền này xuất hiện từ những năm Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lƣ về
Thăng Long (năm Canh Tuất 1010).
1.3.2. Các nhân tố tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hồ Tây vốn là một khúc uốn của sông Hồng sau khi con sông này đổi dòng.
”Trên các đồng bằng, sông uốn khúc mở rộng vòng cung đến mức tối đa, rồi cắt khúc
1 Thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.

16


uốn, để lại hai bên dòng những khúc cụt làm cho đồng bằng nhan nhản những đầm hồ
hình móng ngựa, như ở ven sông Cà Lồ mạn Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ Tây hình
móng ngựa là khúc cụt của sông Hồng. Ngày trước Hồ Tây là dòng sông uốn khúc,
sau nước chảy băng qua cuốn đất giữa khúc uốn từ Nhật Tân đến Yên Phụ ngày nay,
đào thành dòng mới, thẳng và gần hơn, phù sa bồi dần lên thành hai làng Nhật Tân và
Yên Phụ, càng ngày càng cô lập khúc sông cũ, làm thành Hồ Tây”{60, tr.19}. Các
nhánh của sông Hồng ở Hà Nội bao gồm sông Đuống, sông Trà Lƣớc, sông Trà Ly ở
bờ trái và sông Nam Định, sông Đào, sông Ninh Cơ ở phía bờ phải. Các con sông này
đều có tốc độ dòng chảy lớn do có chiều dài ngắn, độ dốc đột ngột và phần lớn đều bị
cạn vào mùa nắng {77, tr.52}. Đê sông Hồng đƣợc đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi
Tàm đến Thanh Trì có tên là Cơ Xá. Sông Hồng, đoạn chảy qua khu vực Hồ Tây thuộc
địa phận các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ {54,tr.8}.
Hồ Tây nằm ở phía Tây (chính xác là Tây Bắc) của Hà Nội. Khu vực Hồ Tây có
địa hình khá bằng phẳng, độ cao tuyệt đối 6 - 8 m. Bề mặt địa hình bị phân cách thành

các ô lớn do hoạt động đắp đê (đê Hoàng Hoa Thám, Yên Phụ, Lạc Long Quân) chống
lũ lụt. Theo góc độ này có thể phân chia địa hình của khu vực Hồ Tây thành hai khu
chính: khu ngoài đê và khu trong đê, lấy đê Yên Phụ từ cầu Long Biên kéo dài tới cầu
Thăng Long làm trục chính. Khu trong đê bao gồm khu vực nhỏ Hồ Tây đƣợc bao bọc
bởi các đƣờng Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Nghi Tàm, đƣờng Âu Cơ mà trung
tâm là Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch, khu tiếp theo là khu vực Phú Thƣợng và Xuân La Xuân Đỉnh với địa hình đồng bằng đƣợc sử dụng để trồng lúa, hoa màu và cây cảnh.
Khu vực địa hình ngoài đê thƣờng ngập lụt khi nƣớc sông Hồng lên cao và xảy ra các
quá trình bồi tụ hoặc xói lở bờ sông.
b. Khí hậu
Hồ Tây nằm trong địa phận thành phố Hà Nội, nên khí hậu ở đây mang tính
chất chung của khí hậu đồng bằng sông Hồng. Khí hậu của thành phố Hà Nội chịu ảnh
hƣởng của khí hậu gió mùa điển hình. Mùa mƣa xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 với
một số cơn bão trung bình và bão lớn. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 hàng
năm và thƣờng kết hợp với gió mùa đông bắc lạnh. Mùa nồm thƣờng xuất hiện giữa
hai mùa trên. Mùa xuân và mùa thu ở Hà Nội có thời tiết mát mẻ đặc trƣng.

17


- Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 (âm lịch vào tháng 1- 3) khí trời ấm áp, cảnh vật tốt
o

o

tƣơi, nhiệt độ trung bình từ 17 C đến 23 C, đầu xuân thƣờng có mƣa phùn ẩm ƣớt.
0

- Mùa hè nhiệt độ cao, trung bình 27 - 28,9 C, lƣợng mƣa rơi đạt 1852 mm chiếm 85%

tổng lƣợng mƣa năm. Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 7, 8 trung bình 366 - 404mm/tháng.

- Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10 (âm lịch tƣơng dƣơng vào tháng 7 đến tháng 9),

đặc điểm thời tiết giai đoạn này mát, gió heo may, mƣa vẫn còn khá nhiều, trời không
o

o

oi bức nhƣ mùa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình từ 25 C đến 28 C.
- Mùa đông ở khu vực Hồ Tây nói riêng và Hà Nội nói chung lạnh hơn nhiều so với

điều kiện trung bình vĩ tuyến, mùa đông chỉ có thời kỳ tƣơng đối khô, còn nửa cuối thì
cực kỳ ẩm ƣớt, mƣa nhiều, khí hậu biến động mạnh, nhiệt độ trung bình mùa khô
0

0

0

khoảng 16,4 - 18 C so với nhiệt độ trung bình năm (23,4 C) thấp hơn 6-7 C.
Nhìn chung, nhiệt độ không khí tại khu vực ven hồ thấp hơn các khu vực khác
o

trong thành phố và đạt giá trị trung bình cực đại nhiều năm vào tháng 7 là 29,1 C và
o

giá trị cực tiểu vào tháng 1 là 14 C. Qua đo đạc và tính toán tại Hồ Tây, nhiệt độ nƣớc
o

cao hơn nhiệt độ không khí từ 1-1,5 C và ít biến động hơn so với nhiệt độ không khí
nên ở khu vực giữa hồ nhiệt độ không khí thƣờng cao hơn các khu vực ven hồ. Cụ thể

o

là các tháng mùa hè nhiệt độ thƣờng cao hơn 0,2-0,3 C, còn các tháng mùa đông là 1o

2 C{78, tr.11}.
Lƣợng mƣa biến động mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Do ảnh hƣởng
của hồ mà chế độ mƣa ở khu vực hồ Tây khác với các khu vực khác ở Hà Nội. Thông
thƣờng ở khu vực này hay có mƣa và mƣa có cƣờng độ lớn hơn các khu vực khác.
Độ ẩm thƣờng ở mức cao từ 80 đến 90% (trung bình là 85%). Tốc độ gió dao động từ
1.7-7m/giây tuỳ theo mùa. Gió mạnh có thể đạt tới 13m/giây ở vùng bờ và 18m/giây ở
giữa hồ. Chiều gió chính là Đông Bắc vào mùa đông và Đông Nam vào mùa hè.
Tính nhịp điệu mùa của thiên nhiên, mà cụ thể là khí hậu của khu vực qui định
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hƣởng tính nhịp điệu du khách tới Hồ
Tây. Điều này cũng tác động gián tiếp tới các hoạt động phục vụ du khách.

18


Bảng 1.1. Đặc trưng một số yếu tố khí hậu khu vực Hồ Tây
(giai đoạn 1959 - 1990)
Tháng

Các yếu
tố khí hậu
Lƣợng mƣa trung bình
(mm)
Nhiệt độ trung bình (0C)

Nguồn: Nguyễn Văn Cư, 1996
c. Thuỷ văn

Bảng 1.2. Một số đặc trưng hình thái Hồ Tây và hồ Trúc Bạch

STT

Tên h

1

Hồ Tâ

Hồ Tr

2

Bạch

Nguồn: Nguyễn Văn Cư. 1996
Đặc điểm nổi bật của khu vực nghiên cứu là diện tích mặt nƣớc khá lớn. Nằm ở
giữa khu vực là Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch, phía Đông và Đông Bắc là sông Hồng,
ngoài ra còn nhiều ao, đầm, hồ phân bố rộng khắp trong vùng.
Hồ Tây với diện tích trên 500ha, có hình móng ngựa, một đầu chĩa ra Nhật Tân
(cửa vào cũ của sông Hồng), một đầu chĩa ra phía Nghi Tàm-Yên Phụ (cửa ra cũ của
sông Hồng). Hồ Tây là hồ lớn nhất không những chỉ đối với khu vực nghiên cứu, mà
đối với toàn bộ nội ngoại thành Hà Nội. Sau đó là Hồ Trúc Bạch (gần 30 ha), nhƣ một
bộ phận cấu thành hệ thống cảnh quan hồ trong khu vực.
Ngoài Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, hệ thống ao, đầm, hồ ở khu vực ngoài đê và các
khu vực Phú Thƣợng, Xuân La đƣợc hình thành theo các nguyên nhân khác nhau: khu
vực ngoài đê do các quá trình tự nhiên, số còn lại do hoạt động của con ngƣời. Tuy
nhiên ngày nay các hồ này đang bị lấp dần để xây dựng nhà ở, cửa hàng.



×