Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.34 KB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG HOÀNG YẾN

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG
GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO TRẺ EM
VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Xã hội học

Hà Nội-2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG HOÀNG YẾN

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC
VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO TRẺ EM VỊ THÀNH
NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh



Hà Nội-2012
2


3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Tran
g

1. Lý do chọn đề tài

5

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Câu hỏi nghiên cứu

5
8
8
9
10


7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
NỘI DUNG

12
12

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

14

1.1. Cơ sở lý luận
14

1.1.1. Các khái niệm
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận

14
14
4

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu


1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC
VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

27

27

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
37
2.2. Thực trạng đạo đức của trẻ vị thành niên ở Hà Nội
hiện nay
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho vị
thành niên trong các gia đình ở Hà Nội hiện nay.
2.3.1.Nhận thức của gia đình về tầm quan trọng của giáo dục
văn hoá ứng xử cho trẻ em.
2.3.2.Những nội dung cơ bản các gia đình quan tâm giáo dục
văn hoá ứng xử cho trẻ em.
2.3.3.Các phương pháp gia đình sử dụng trong giáo dục văn
hoá ứng xử cho trẻ em

37
38
44
44
60

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

66

3.1. Đặc điểm gia đình
3.2. Phƣơng tiện truyền thông

10

3

3.3. Văn hoá cộng đồng
3.4. Chính quyền đoàn thể

10
3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5

10
8
111

114


DANH MỤC BẢNG
Bảng2.1:những lỗi mà trẻ em mắc phải(%)
Bảng2.2:ngƣời trả lời đánh giá về sự thể hiện hành vi đaoh đức trong cuộc
sống hàng ngày của trẻ em so với thế hệ họ trƣớc đây(%)
Bảng2.3:lý do giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình là quan trọng(%)
Bảng2.4:những khó khăn NTL gặp phải khi giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ
em(%)
Bảng2.5:tƣơng quan khu vực khảo sát và ý kiến ngƣời trả lời về những khó
khăn gặp phải trong quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em(%)
Bảng2.6:tƣơng quan mức sống với những nội dung giáo dục tập trung giáo
dục cho trẻ em(%)
Bảng2.7:những việc ngƣời trả lời thƣờng làm để giáo dục lòng nhân ái cho

trẻ em(%)
Bảng2.8:nội dung giáo dục tinh thần tôn sƣ trọng đạo (%)
Bảng2.9: các nội dung giáo dục cách ứng xử đối với ngƣời lớn(%)
Bảng2.10:Nội dung giáo dục tính trung thực cho trẻ em(%)
Bảng2.11:nội dung giáo dục lao động(%)
Bảng2.12:nội dung quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ, ông bà(%)
Bảng2.13.:tƣơng quan tuổi và việc xin lỗi trẻ em(%)
Bảng2.14:tƣơng quan học vấn và việc xin lỗi trẻ em(%)
Bảng2.15:tƣơng quan thu nhận hình thức khen thƣởng trẻ em khi có những

hành vi và việc làm tốt(%)
Bảng2.16:tƣơng quan học vấn và phƣơng pháp giáo dục của ngƣời trả lời khi
trẻ em mắc lỗi(%)
Bảng2.17:tƣơng quan giới tính với thời gian dành cho trẻ em(%)
Bảng3.1: tƣơng quan trình độ học vấn và việc ngƣời trả lời sử dụng để giáo
dục văn hóa ứng xử cho trẻ em(%)
Bảng3.2:tƣơng quan số anh chị em trong gia đình và những lỗi trẻ thƣờng
mắc phải(%)
Bảng 3.3:phƣơng tiện cập nhật kiến thức giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em ở Hà
Nội(%)

6


DANH MỤC BIỂU
Biểu2.1:hạnh kiểm của con ông bà trong học kỳ vừa qua(%)
Biểu2.2:đánh giá của cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay(%)
Biểu2.3:đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo

đức trong gia đình (%)

Biểu2.4:mức độ đồng tình của phụ huynh với thành ngữ “tiên học lễ, hậu học
văn”(%)
Biểu2.5:tƣơng quan mức độ đồng tình của phụ huynh với thành ngữ”tiên học
lễ, hậu học văn”(%)
Biểu2.6:nhận thức của ngƣời trả lời về việc giữ hoà thuận trong gia đình(%)
Biểu2.7:trách nhiệm của các thiết chế xã hội trong việc thực hiện chức năng
giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em(%)
Biểu2.8:trách nhiệm của các thiết chế xã hội đối với vấn đề trẻ hƣ(%)
Biểu2.9: các hình thức khen thƣởng khi con hoàn thành tốt công việc(%)
Biểu2.10: thời gian dành cho trẻ em(%)
Biểu3.1:mức độ ảnh hƣởng lối sống, cách cƣ xử của ngƣời trả lời trong cuộc
sống hàng ngày đến hành vi đạo đức của trẻ em(%)
Biểu3.2:sự thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức ngƣời trả lời dạy trẻ em
hiện nay so với thế hệ họ trƣớc đây(%)
Biểu3.3:tƣơng quan giữa hai khu vực khảo sát với ý kiến ngƣời trả lời về
mức độ thay đổi những giá trị chuẩn mực đạo đức ngƣời trả lời dạy trẻ em
hiện nay so với trƣớc đây(%)

7


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta coi là quốc sách hàng đầu.
Mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới đó là: đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi

dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy việc không ngừng nâng cao
trình độ học vấn, khả năng độc lập, sáng tạo, làm chủ khoa học hiện đại kết
hợp với bồi dƣỡng văn hoá, đạo đức cho học sinh, sinh viên đặc biệt là văn
hoá ứng xử là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của giáo dục hiện nay.
Giáo dục nhà trƣờng hay giáo dục gia đình đều nhằm mục tiêu phát triển
toàn diện nhân cách con ngƣời về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, sức khoẻ, lao
động...nhƣng phải luôn thấy “đức” – văn hoá ứng xử là gốc nhƣ “cây phải có
gốc, sông phải có nguồn”, đức là cái trƣớc hết, là cái quán triệt trong tất cả:

ý thức – hoạt động – quan hệ. Giáo dục văn hoá ứng xử là bộ phận có tính
chất nền tảng trong giáo dục gia đình, cũng nhƣ giáo dục nhà trƣờng.


tuổi Vị thành niên, giáo dục văn hoá ứng xử càng trở nên quan trọng

hơn. Những đặc trƣng của tuổi mới lớn, tuổi dậy thì đang bƣớc vào giai đoạn
đột biến về sinh học, về xã hội, đang mở rộng tầm nhìn, khát khao tìm hiểu
muốn tự khẳng định, nhƣng đầy mâu thuẫn...Đối với gia đình không thể bỏ
qua kinh nghiệm: bé không vin lớn gãy cành...Bỏ qua giáo dục của trẻ em lúc
này sẽ không bao giờ “ bổ sung” lại đƣợc nhất là về mặt đạo đức.
Ông cha ta có câu: “Gia đình phải có gia giáo - giáo dục đạo đức, phẩm
chất, nhân cách cho con cái; gia lễ - đảm bảo kỷ cƣơng, có thứ bậc, ngôi vị
trong gia đình; gia pháp - những phép tắc, luật lệ, khuôn phép của gia đình để
8


giáo dục con trẻ trong gia đình; gia phong - nề nếp, lề thói mà mỗi ngƣời
trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt”. Văn hóa ứng xử trong
gia đình đƣợc ngƣời Việt đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức xã

hội của tƣ tƣởng Nho giáo đƣợc cha ông răn dạy, chỉ bảo con cái từ thuở mới
lọt lòng đến khi trƣởng thành đƣợc thể hiện rất rõ trong ca dao, tục ngữ. Đó
là những bài học ứng xử về hiếu nghĩa, đạo làm con: “Một lòng thờ mẹ, kính
cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; tình thƣơng yêu anh em ruột thịt:
“Anh em nhƣ chân, nhƣ tay. Nhƣ chim liền cánh, nhƣ cây liền cành”, “Em
thuận, anh hòa là nhà có phúc”...Thế nhƣng kinh tế thị trƣờng cuốn con
ngƣời vào vòng xoáy làm kinh tế … cha mẹ, và những ngƣời lớn tuổi trong
gia đình ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi
buồn và cả những tâm sự riêng tƣ trong cuộc sống của các thành viên trong
gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về
chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không hạnh phúc… Các thành viên trong
gia đình không có sự kính trọng, thƣơng yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà
chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thƣơng bằng những nghĩa vụ và bổn
phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm,
không có sự thân mật giữa cha mẹ, ông bà với trẻ nhƣ trƣớc đây, đó cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em
vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng
và bị bỏ rơi nên lao vào con đƣờng nghiện game online, các trò chơi điện tử,
các tệ nạn xã hội…với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới
trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu.
Hơn nữa, thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ
không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho trẻ em, mà phần lớn đều có
tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trƣờng và các thầy cô giáo.
Nhƣng nhà trƣờng và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và
9


chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho trẻ
em và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động
viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, ngƣời thân trong gia đình.

Trƣớc tình hình đó đặt ra cho ngƣời nghiên cứu hàng loạt câu hỏi nhƣ:
gia đình nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục văn hoá ứng xử cho vị
thành niên nhƣ thế nào; các nội dung và phƣơng pháp của gia đình trong giáo
dục văn hoá ứng xử đối với vị thành niên hiện nay; các yếu tố ảnh hƣởng đến
vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên; các kiến
nghị để nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử
cho vị thành niên hiện nay? Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
"Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành
niên ở Hà Nội hiện nay" đề nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trên.
2. Ý nghĩa luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa luận.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết trong hệ
thống lý thuyết xã hội học nhƣ lý thuyết xã hội hoá, lý thuyết vị thế vai trò, lý
thuyết lựa chọn hợp lý.
Kết quả nghiên cứu giúp hình thành quan niệm khoa học khi nhìn nhận
về việc giáo dục trẻ em.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho Nhà nƣớc tổ chức định hƣớng truyền
thông dƣ luận xã hội về giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên.
Kết quả nghiên cứu giúp các gia đình cập nhật thông tin về thực trạng
văn hóa ứng xử của trẻ em, các nội dung, phƣơng pháp cần giáo dục cho các
em trong điều kiện hiện nay.

10


Kết quả nghiên cứu giúp cho các viện nghiên cứu gia đình, các trung
tâm nghiên cứu gia đình trong việc phối hợp đƣa ra các nội dung và tiêu chí
mới về giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên trong gia đình hiện nay.
3.


Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1.Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng vai trò của gia đình trong

giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên ở Hà Nội, đề tài đƣa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử
cho Vị thành niên
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thao tác hóa khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: Vị thành niên, gia
đình, ứng xử, văn hóa, văn hóa ứng xử.
Tìm hiểu thực trạng đạo đức trẻ Vị thành niên ở Hà Nội hiện nay.
Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em thông qua
nghiên cứu nhận thức, nội dung và phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ.
Phân tích các yếu tố tác động đến việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ
em trong gia đình.
4.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho vị thành niên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các phụ huynh (ông, bà, cha, mẹ...) – những gia đình có trẻ VTN ở Hà

Nội hiện nay.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

11



Có nhiều nội dung về giáo dục văn hóa ứng xử nhƣ: ứng xử với bản
thân (cách ăn, mặc, đi lại, ngôn từ giao tiếp); ứng xử với môi trƣờng; ứng xử
nơi công cộng; quan hệ ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp; quan hệ ứng xử với
thầy, cô giáo; quan hệ ứng xử với ngƣời lớn tuổi; quan hệ ứng xử trong gia
đình (cha mẹ, con cái, anh chị em...). Mỗi nội dung có các chuẩn mực đạo
đức, chuẩn mực xã hội khác nhau quy định cách ứng xử của con ngƣời. Để
giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em, cha mẹ cần có nhận thức về những chuẩn
mực đó và lựa chọn những nội dung, phƣơng pháp phù hợp với từng lứa tuổi.
Trong giới hạn luận văn chúng tôi chƣa thể phân tích đầy đủ các nội dung của
văn hoá ứng xử, vì vậy chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nhƣ
sau:
Giới hạn nhận thức: Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo
dục văn hoá ứng xử cho VTN.
Giới hạn nội dung giáo dục – một số chuẩn mực ứng xử: Lòng hiếu
thảo; lòng nhân ái; kính trọng, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng ngƣời lớn tuổi;
sự trung thực; tình yêu lao động.
Giới hạn phƣơng pháp giáo dục: Phƣơng pháp nêu gƣơng, phƣơng pháp
khen thƣởng; phƣơng pháp trò chuyện chuyện tâm sự - khuyên bảo nhẹ nhàng.

Không gian nghiên cứu: Quận Ba Đình và huyện Từ Liêm – Thành phố
Hà Nội.
Quận Ba Đình: Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung
các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội, Chính phủ.
Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức
quốc tế, sứ quán các nƣớc, nơi thƣờng xuyên diễn ra các hội quan trọng của
Nhà nƣớc, quốc tế và khu vực. Là nơi có trình độ dân trí, kinh tế, văn hoá rất
phát triển. Ở đây có quá trình đô thị hoá diễn ra đã lâu; gia đình có thời gian
12



thích ứng với điều kiện mới; tất cả những tác động của nền kinh tế thị trƣờng cả
tốt và xấu mọi thành viên trong gia đình đã có thời gian để tiếp thu và gạn lọc.
Huyện Từ Liêm là khu vực đang trong quá trình đô thị hoá, có sự chuyển
đổi mạnh mẽ của kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, thƣơng mại
và dịch vụ. Trong quá trình chuyển đổi ấy xuất hiện nhiều những vấn đề mới nảy
sinh trong gia đình: có sự chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu lao động; văn hoá chuyển sự văn hoá làng xã sang văn hoá
đô thị; từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Vì vậy có sự giao
thoa giữa những chuẩn mực văn hoá cũ và mới, những chuẩn mực văn hoá của
ngƣời nông dân từ nhiều đời nay nay chƣa mất đi, những chuẩn mực văn hoá
của ngƣời dân đôi thị vẫn chƣa đƣợc định hình rõ nét. Một bộ phận không nhỏ
ngƣời dân không thích ứng kịp với những thay đổi đó. Trong khi đó thế hệ trẻ
thƣờng năng động sáng tạo và dễ dàng hoà nhập vào nhịp sống mới....

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn hai địa điểm này đại
diện cho những khu vực đã đôi thị hoá và những khu vực đang đô thị hoá ở
Hà Nội để làm rõ một số vấn đề nghiên cứu nhƣ: so sánh nhận thức của
ngƣời dân về một số giá trị đạo đức của dân tộc đó đƣợc đúc kết hàng ngàn
năm có thay đổi không? Họ có gặp những khó khăn gì trong quá trình giáo
dục văn hoá ứng xử cho trẻ em?...
Thời gian nghiên cứu: Năm 2012
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phân tích tài liệu: Trƣớc khi tiến hành thực địa, áp dụng phƣơng pháp
phân tích tài liệu để tìm hiểu về thực trạng đạo đức của trẻ em ở nƣớc ta nói
chung và ở Hà Nội nói riêng. Kết quả phƣơng pháp này là xác định đƣợc tổng
quan của vấn đề nghiên cứu. Mặt khác trên cơ sở phân tích tài liệu này sẽ giúp

13



cho việc nghiên cứu chính xác hơn.
Phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập thông tin về vai trò của gia đình trong
giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN ở Hà Nội. Từ các cuộc phỏng vấn sâu này
là cơ sở giải thích kết quả các mối quan hệ giữa các biến số thu đƣợc qua
nghiên cứu định lƣợng. Đối tƣợng phỏng vấn sâu 25 gia đình có con tuổi
VTN ở quận Ba Đình, huyện Từ Liêm.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phƣơng pháp này thu thập
những thông tin định lƣợng để đo lƣờng thực trạng vai trò của gia đình trong
giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN ở Hà Nội, cuộc khảo sát phát 200 phiếu
cho cha mẹ có con tuổi THCS tại quận Ba Đình và huyện Từ Liêm.
Với khách thể nghiên cứu là cha mẹ thì cơ cấu giới tính nhƣ sau:
45,6% là nam và 54,4% là nữ. Nhƣ vậy tỷ lệ giới tính trong mẫu khảo sát
phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trong đó số gia đình có mức sống giàu có, khá
giả là 15,2%, số gia đình có mức sống trung bình là 75,3%, và số hộ nghèo
là 9,5%. Nhƣ vậy phần lớn các gia đình đƣợc khảo sát có mức sống trung
bình.
Nghề nghiệp chủ yếu của khách thể nghiên cứu là: cán bộ, viên chức
nhà nƣớc chiếm 32,8%, buôn bán dịch vụ 17,8%, lao động phổ thông 16%,
công nhân 9,8%, không nghề không việc 8,5%, về hƣu, già yếu 9,5%, nông
nghiệp 5,6%.
Trình độ học vấn của ngƣời trả lời tƣơng đối cao: trình độ THCS trở
xuống chiếm 17,8%, trình độ THPT chiếm 38,2%; TC,CĐ chiếm 16,4%;
ĐH&SĐH chiếm 27,6%.
Về độ tuổi: dƣới 40 tuổi 30,4%; từ 40 đến 50 tuổi 52,6%; 50 tuổi trở
lên là 17%. Trong tổng số phụ huynh đƣợc hỏi số ngƣời có vợ có chồng
chiếm đa số 93,5%, còn lại có gia cảnh goá và li thân, li hôn 6,5%. Số gia
đình 2 thế hệ là 77,8%, số gia đình 3 thế hệ trở lên là 22,2%.
14



6. Câu hỏi nghiên cứu:
-

Đạo đức của trẻ em hiện nay nhƣ thế nào?

Các gia đình có giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em trong gia đình
không?
Nội dung nào trong giáo dục văn hoá ứng xử đƣợc gia đình quan
tâm?
- Những phƣơng pháp nào đƣợc gia đình sử dụng trong giáo dục văn hoá ứng
xử.
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
Một là: Hầu hết các phụ huynh đều nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan
trọng của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em. Giáo dục con cái trong
gia đình đang chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc
biệt là gia đình khu vực đô thị nơi ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng có
những biểu hiện rõ nét.
Hai là: Những đặc điểm khác biệt về kinh tế, văn hoá, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, quan hệ gia đình tạo nên sự khác nhau trong nhận thức, nội dung
và phƣơng pháp giáo dục của các bậc phụ huynh trong gia đình.
Ba là: Ở khu vực đô thị hoá ổn định, tác động mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trƣờng làm cho gia đình biến đổi nhanh về cơ cấu, quy mô, thu nhập, mức
sống…, xuất hiện sự không đồng nhất về giá trị chuẩn mực giữa cha mẹ và
con nên các bậc phụ huynh quan tâm tới giáo dục đạo đức cho con cái hơn
khu vực đang trong quá trình đô thị hoá.


15



Khung lý thuyết

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
CHÍNH SÁCH VỀ GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC
TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH

Đặc điểm gia

đình

Nhận thức của gia đình về giáo dục
văn hóa
Ứng xử cho trẻ em

Hoạt động giáo dục
văn hóa ứng xử cho trẻ em
trong gia đình

Đạo đức của trẻ em
Chƣơng 1

16


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm

Khái niệm văn hoá ứng xử
Ứng xử
Từ lâu vấn đề ứng xử của con ngƣời là một phạm trù đƣợc nhiều nhà
tâm lý học, xã hội học, sinh học quan tâm. Khẳng định vai trò của ứng xử, nhà
sƣ phạm ngƣời Nga Usinxki đã khẳng định: “sự khéo léo ứng xử về sư phạm
mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục học dù giỏi tới mức nào cũng không
bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất không phải cái gì
khác là sự khéo léo đối xử”[74; tr191].
Vấn đề ứng xử đã đƣợc nhiều ngƣời sử dụng khái niệm kép: giao tiếp ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa con ngƣời với tự nhiên, con ngƣời
với xã hội, con ngƣời với gia đình và con ngƣời với chính mình.
Dưới góc độ sinh học, các nhà khoa học cho rằng: Ứng xử là toàn thể
phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế có một hệ
thống thần kinh thực hiện để đáp trả lại những sự kích thích… Điều đáng chú
ý là những phản ứng ấy, những ứng xử, xử lý để đáp ứng cơ chế kích thích,
tác động “đƣợc diễn ra theo cách tƣơng đối ổn định” [23; tr124].
Dưới góc độ tâm lý học: Ứng xử đƣợc khai thác dƣới hình thức là
những phản ứng của con ngƣời trong quan hệ giao tiếp, bản chất của ứng xử
là những đặc điểm tính cách của cá nhân đƣợc thể hiện qua thái độ, hành vi,
cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những ngƣời xung quanh và yếu tố
bên ngoái tác động vào con ngƣời.[10; tr30].
17


Nhƣ vậy có nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm ứng xử. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi tiếp cận và sử dụng khái
niệm ứng xử dƣới góc độ xã hội học: ứng xử dùng để chỉ cách hành động
như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác... và do đó là
những hành động, hoặc là phản ứng theo một cách tương đối. Ứng xử không
chỉ giới hạn giữa các vai trò xã hội với nhau mà còn ứng xử với mình, với tác
động bên ngoài.[12;tr20]

Những ứng xử có vai trò (cá nhân, tập thể, cộng đồng) này từ chỗ mang
tính đơn lẻ dần dần đƣợc lựa chọn, tập hợp, đánh giá khái quát hoá để trở
thành khuôn mẫu chung cho những quan hệ ứng xử, tức là nếp ứng xử hay
khuôn mẫu ứng xử hoặc khuôn mẫu văn hoá một khi trở thành khuôn mẫu
mang tính chuẩn mực, xã hội mang tính cộng đồng, nếp ứng xử văn hoá dần
định vị thành văn hoá ứng xử mang tính chuẩn mực cộng đồng xã hội.
Văn hóa
Năm 1871, Edward Burnett Taylo – một nhà dân tộc học, nhân chủng
học ngƣời Anh trong tác phẩm “Primitive cultuer (Văn hoá nguyên thuỷ) đƣa
ra định nghĩa đầu tiên về văn hoá: Văn hoá là phức thể bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng những khái niệm và
thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đạt được với tư
cách là một thành viên trong xã hội.
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, dƣới
đây tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về văn hoá của một số nhà
Xã hội học nổi tiếng:
Theo M.Weber, “văn hóa” chính là: “Khuôn mẫu hành vi, sự định
hƣớng giá trị của con ngƣời tiếp thu từ sớm. Nó quy định, điều chỉnh sự giao
tiếp con ngƣời với nhau và từ đó tạo cho họ sự an toàn trong thái độ
18


và hành động của mình”.
“Cột trụ của văn hóa là giá trị. Giá trị cơ bản của phƣơng Tây cổ đại cũng
nhƣ hiện đại là tƣ tƣởng tự do” (Alfred Weber).
“Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (chính trị, kinh tế, gia
đình, giáo dục, tín ngƣỡng và giải trí,…) mà con ngƣời cũng có chung trong
xã hội” (J.H Fichter).
“Văn hóa là tổng thể những thích nghi của con ngƣời với các điều kiện
sống của nó” (W.Summer).

“Văn hóa là một hệ thống các khuôn mẫu và chuẩn mực đƣợc soạn thảo
về hành vi, hoạt động, giao tiếp và tƣơng tác của con ngƣời. Nó có chức năng
điều tiết và khống chế trong tập thể lớn.” (T.M.Drid ze).
“Văn hóa là cấu trúc có bề sâu, qui định hành vi, điều chỉnh hành động
của con ngƣời,... Cuộc sống xã hội đƣợc phản ánh ở bề mặt, còn tầng dƣới là
văn hóa thƣờng tiềm ẩn vào vô thức. Tầng này có sự sắp xếp các qui tắc văn
hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên.” (J.Matser – Giáo sƣ Xã hội học Đức).
Có thể nhận thấy “văn hóa” dƣới góc độ xã hội học có những điểm cơ
bản nhƣ sau:
Là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.
Là một hệ thống hình thái biểu thị giá trị của một xã hội, là cấu trúc
– chức năng xã hội, kỹ thuật, thể chế, các hệ tƣ tƣởng,... đƣợc hình thành
trong quá trình hoạt động sáng tạo của con ngƣời, đƣợc bảo tồn và truyền lại
cho các thế hệ sau.
Là khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội. Mỗi cá nhân
muốn trở thành con ngƣời xã hội phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực
đó (Về phƣơng diện này có thể coi văn hóa của xã hội là mục tiêu của quá
trình xã hội hóa cá nhân).
19


Văn hoá ứng xử
Từ khái niệm về ứng xử và văn hoá chúng tôi cho rằng con đƣờng để nắm
bắt nội dung và phạm vi của văn hóa ứng xử là tìm hiểu các hành động xã hội
(hành vi ứng xử), cách thức hình thành và định hình các khuôn mẫu ứng xử.
Từ đó phân tích cách thức cách thức kết hợp các khuôn mẫu ứng xử và các vai
trò xã hội của chúng cũng nhƣ mối liên hệ qua lại giữa chúng trên cơ sở
những chuẩn mực văn hóa xã hội nhất định. Tổng hòa các khuôn mẫu ứng xử
trên cơ sở các chuẩn mực xã hội đƣợc vận hành theo một bảng giá trị nào đó
trong toàn bộ điều kiện xã hội cụ thể.

Khuôn mẫu ứng xử là các hành động ứng phó và xử lý đƣợc lặp lại một
cách lâu bền ở đa số cá nhân trong cộng đồng xã hội thuộc các cấp độ khác
nhau từ địa phƣơng nhỏ(làng, xã...) đến vùng, miền...theo những chuẩn mực
xã hội nhất định. Nó đƣợc tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa để
làm mẫu mực chỉ dẫn cho cá nhân và cả cộng đồng xã hội đó.
Khuôn mẫu ứng xử gồm 4 tiêu chí:
“Sự lặp đi lặp lại của các ứng xử thông thường.


Ứng xử được đa số người trong cộng đồng thực hiện thống nhất theo

một cách.
Chuẩn mực xã hội hay quy tắc ứng xử
ý nghĩa xã hội của ứng xử”[56,tr28]
Khuôn mẫu ứng xử phụ thuộc vào môi trƣờng thiên nhiên, môi trƣờng xã
hội và môi trƣờng văn hóa.
Khuôn mẫu ứng xử là thể chế hành động (ứng phó và xử lý) của con
ngƣời trong môi trƣờng văn hóa lịch sử - cụ thể, cho nên nó đƣợc thể hiện và
thực hiện thông qua các chuẩn mực xã hội (tiêu chí, quy ƣớc, quy
20


chế..) và cả những kỹ năng ứng xử. Các chuẩn mực này cơ bản dựa vào các
giá trị văn hóa (luân lý, đạo đức, khoa học, pháp luật, thẩm mỹ...)mà mỗi con
ngƣời hay cộng đồng tự xác định tin tƣởng làm theo; và xã hội đòi hỏi sự
“trở thành” của nhân cách.
Các kỹ năng ứng xử chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng đƣợc rèn
luyện, bồi dƣỡng bởi những tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống có văn hóa. Các kỹ
năng này đƣợc hình thành chủ yếu thông qua con đƣờng giáo dục.
Tính chất định hƣớng cơ bản và xuyên suốt của khuôn mẫu ứng xử là thái

độ ứng xử. Thái độ ứng xử với việc lựa chọn, thực hiện khuôn mẫu ứng xử;
thái độ ứng xử trong môi trƣờng thiên nhiên xã hội và văn hóa cụ thể; thái độ
với việc thể hiện thực hiện các kỹ năng ứng xử.
Tóm lại “văn hóa ứng xử là hệ thống các khuôn mẫu ứng xử được thực
hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối
quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, trên cơ sở những
chuẩn mực văn hóa – xã hội nhất định, để bảo tồn, phát triển cuộc sống của
cá nhân và cộng đồng người nhằm làm cho cuộc sống của cá nhân và cộng
đồng giàu tính người hơn”(56,tr36)
Khái niệm vị thành niên
Thuật ngữ Adolescen đƣợc đƣa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý
học G.Stanley, nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con chuyển sang ngƣời lớn.
Nó cũng đƣợc quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hay trƣởng thành.

Bộ luật Lao động Việt Nam qui định “ngƣời lao động vị thành niên”
(VTN) là ngƣời lao động chƣa đến 18 tuổi (điều 119, khoản 1).
Năm 1998 trong một tuyên bố chung giữa tổ chức WHO, UNICEF,
UNFPA thống nhất phân loại nam nữ trẻ tuổi thành ba loại nhƣ sau: VTN
(adolescen) từ 10 – 19 tuổi; thanh niên (youth) từ 15 – 24 tuổi, ngƣời trẻ
21


(young pepole) từ 10 – 24 tuổi.
Một số tài liệu khác lại phân định tuổi VTN theo các nhóm sau: nhóm
VTN sớm (10-14 tuổi); nhóm VTN trung bình (15 – 17 tuổi), vị thành niên
muộn (18- 19 tuổi).
Năm 1996, vụ bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình thuộc bộ
Y tế Việt Nam đã đƣa ra đề nghị xếp tuổi VTN thành hai nhóm tuổi: nhóm 1
từ 10 – 14 tuổi, nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm VTN, nhƣng

đều có điểm chung là xác định VTN là những ngƣời chƣa trƣởng thành và
cần có ngƣời bảo hộ.
Trong đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm vị thành niên VTN
sớm (10 – 14 tuổi) - lứa tuổi THCS.
Ở độ tuổi này các em có những đặc điểm tâm, sinh lý sau:
-

Tăng trƣởng nhanh nhất về thể chất và tinh thần;

-

Dễ bị tổn thƣơng, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn;

Xu hƣớng muốn tự khẳng định, đƣợc đánh giá, đƣợc tôn
trọng;
-

Dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn;

-

Nhiều hoài bão, nhìn chung thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm,...
Khái niệm gia đình
Gia đình là một phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài

ngƣời và đã không ngừng biến đổi cùng với những bƣớc tiến của văn minh
nhân loại. Gia đình là một tế bào cơ sở của xã hội, là thiết chế xã hội đặc thù
luôn vận động biến đổi cùng với bƣớc tiến của nền văn minh nhân loại. Gia
đình là yếu tố năng động vì vậy khái niệm gia đình có nhiều cách biểu đạt
khác nhau.

22


Trong tác phẩm “Hệ tƣ tƣởng Đức” (1845) khi luận chứng cho những
điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của con ngƣời, C.Mác và Ph.Ănghen đã đƣa
ra nhận định: “Hằng ngày ngoài việc tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
con ngƣời còn tạo ra những cái khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ vợ
chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [75, tr248].
Theo Lê Ngọc Hùng: “gia đình là cấu trúc xã hội dựa trên quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dƣỡng, hoặc những quan hệ thân
thiết khác giữa các cá nhân để cùng chung sống” [34, tr273].
Các nhà nghiên cứu thƣờng quan niệm gia đình là tế bào của xã hội,
“nơi chứa đựng và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, cái nôi giáo dục
nhân cách con ngƣời, tính ngƣời và tình ngƣời, giáo dục hành vi ứng xử văn
hoá của con ngƣời”[22, tr25].
Luật hôn và gia đình Việt nam (2000) thừa nhận: “Gia đình là tập hợp
những ngƣời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan
hệ nuôi dƣỡng, làm phát sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau”
[39, tr 9].
Mặc dù các nhận thức và lý giải chung về khái niệm gia đình có khác
nhau, song phần lớn mọi ngƣời vẫn có thể hiểu một cách thông thƣờng rằng gia
đình là một thiết chế xã hội liên kết con ngƣời lại với nhau nhằm thực hiện việc
duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Trong các mối quan hệ, gia đình còn đƣợc
coi là của hai ngƣời dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và nuôi dƣỡng để thực
hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngƣỡng...; các thành
viên quan hệ với nhau trên cơ sở định ƣớc, quy định rõ ràng về sự đƣợc phép
cấm đoán; có mối liên hệ với nhau về tình cảm, quyền lợi, trách nhiệm và có
những ràng buộc pháp lý đƣợc nhà nƣớc thừa nhận, bảo vệ.

Với những đặc trƣng cơ bản nhƣ vậy, rõ ràng gia đình có vị trí, vai trò

23


đặc biệt quan trọng không chỉ với bản thân mỗi con ngƣời mà còn cả với quốc
gia và toàn xã hội.
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm gia đình theo quan
niệm của xã hội học: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã
hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân,
quan hệ thuyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt,
trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các
thành viên cũng nhƣ để thực hiện tính chất tất yếu của xã hội về tái sản xuất
con ngƣời” [21, tr310].
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
Một lý thuyết không thể cung cấp cho chúng ta đủ cơ sở để phân tích các
vấn đề xã hội vì vậy việc áp dụng nhiều lý thuyết, quan điểm khác nhau cho phù
hợp với tình hình nghiên cứu là điều rất cần thiết. Trong đề tài này tôi sử dụng lý
thuyết xã hội hoá, lý thuyết vai trò xã hội, lý thuyết lựa chọn hợp lý.

Lý thuyết xã hội hoá
“Xã hội hoá” là một phạm trù cơ bản của xã hội học chỉ quá trình các
cá thể tiếp thu học hỏi nền văn hoá xã hội mà anh ta đƣợc sinh ra và sống tức là lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, học những gì phải làm, những gì
không đƣợc làm; học ngôn ngữ, học các chuẩn mực giá trị để thích ứng đƣợc
với xã hội …” [69, tr8].
“Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân học hỏi cách thức hành động
tƣơng ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho các mô hình hành vi tƣơng
ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân đó phải đóng trong cuộc đời mình”[21,
tr258]
Quá trình xã hội hoá diễn ra đầu tiên ở môi trƣờng xã hội nhỏ là gia
đình - nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình. Dần dần đứa trẻ xâm
24



×