Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Truyện trinh thám việt nam từ góc nhìn thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.66 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KIM NGÂN

TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KIM NGÂN

TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành

Hà Nội, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành.
Tôi cũng cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận văn nào đã
được công bố ở Việt Nam.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của đề tài.
Ngƣời cam đoan

Phan Thị Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS. TS Trần Khánh Thành, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên để tôi hoàn
thành luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên luận văn
của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến chân thành của các thầy, cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Người viết
Phan Thị Kim Ngân
h



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 6
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI......................................... 7
1.1.Khái niệm truyện trinh thám................................................................................................ 7
1.2.Những nét chính trong quá trình vận động của truyện trinh thám theo tiến
trình văn học Việt Nam đƣơng đại......................................................................................... 10
1.3.Sự ảnh hƣởng của các tác phẩm dịch đối với thể loại truyện trinh thám Việt Nam . 15

1.4.Những điểm khác biệt giữa truyện trinh thám Việt Nam với khuôn công
thức của các nhà lý luận phƣơng Tây................................................................................... 19
1.5. Một số hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam.................................................... 24
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................................ 27
CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM..................................................................... 28
2.1. Nhân vật của truyện trinh thám Việt Nam................................................................. 28
2.1.1. Khái niệm nhân vật............................................................................................................... 28
2.1.2. Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam............................. 29
2.1.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam..................... 40
2.2.Cốt truyện của truyện trinh thám Việt Nam.............................................................. 51
2.2.1.Cốt truyện logic, cấu trúc với ba phần mở đầu – thắt nút – mở nút....................53
2.2.2.Cốt truyện có sự song hành của tính duy lý – hiện thực đi đôi với hư cấu – trí
tưởng tượng.......................................................................................................................................... 56
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................................ 59



CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC KẾT CẤU, TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, NGÔI KỂ,
ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM................................. 60
3.1. Kết cấu tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.................................................................... 60
3.1.1. Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính....................................................................... 62
3.1.2. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện.................................................................................... 66
3.1.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện..................................................................................... 70
3.2. Tổ chức không gian nghệ thuật của truyện trinh thám Việt Nam..................72
3.3. Ngƣời kể chuyện trong truyện trinh thám Việt Nam........................................... 77
3.4. Điểm nhìn trần thuật............................................................................................................. 80
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................................ 85
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 89


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Chọn thể loại trinh thám, đồng nghĩa với việc các tác giả đã chọn một sự thử

thách rất lớn, bởi người viết bên cạnh khó khăn về mặt tư liệu, thì cần phải trang bị
cho mình một vốn sống, vốn kiến thức thực tế cực kỳ phong phú. Ngòi bút trinh
thám đòi hỏi phải đi kèm với trí tưởng tượng, sự logic và sự bản lĩnh mới viết ra
được các tác phẩm hội tụ đủ hai phương diện “duy lý” và “giải trí” hấp dẫn và lôi
cuốn bạn đọc. Nhưng một số nhà nghiên cứu mới chỉ nhìn trên góc độ “giải trí” của
văn học trinh thám rồi quy kết đây là thứ văn chương “hạng hai”, thậm chí không
coi đó là văn chương. Thời gian gần đây dù tình trạng này đã được cải thiện rất
nhiều nhưng có thể nói ở nước ta, giá trị của văn học trinh thám ít được đề cao so

với các dòng văn học khác.
So với các thể loại văn học khác, truyện trinh thám xuất hiện khá muộn. Dù
“sinh sau đẻ muộn” nhưng thể loại này lại có những bước tiến rất nhanh và đạt được
những thành tựu không hề nhỏ.
Đầu thế kỷ XX, truyện trinh thám mới được hình thành và phát triển. Dựa
trên tiền đề là sự thay đổi của xã hội nước ta thời bấy giờ, trong đó đặc biệt phải kể
đến việc mở rộng đón nhận những tinh hoa của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là của
nền văn minh phương Tây. Dù mới xuất hiện trên văn đàn, nhưng những tác phẩm
trinh thám vẫn chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình, khi thu hút rất đông các độc
giả theo dõi. Số lượng các tác giả, tác phẩm từ đó mà tăng lên nhanh chóng. Các đặc
trưng của một câu chuyện trinh thám như sự bí ẩn, kích thích tính tò mò, hiếu kỳ…
khiến cho thể loại tiểu thuyết này trở thành một trong những sản phẩm văn học có
lượng phát hành rất lớn.
Nhưng từ sau Thế Lữ và Phạm Cao Củng thì dòng văn học trinh thám lại bị
“đứt gãy” và mãi cho đến những năm 1960, các tác phẩm trinh thám mới phổ biến
rộng rãi ở miền Nam và hiện diện ở miền Bắc dưới hình thức “trinh thám chính trị”.
Các công trình, các bài viết nghiên cứu văn học trinh thám Việt Nam cũng vì vậy
mà nhỏ giọt, ít có sự tổng quan, hệ thống, mà hầu như chỉ nói đến một số khía cạnh
đặc thù về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Còn rất nhiều các vấn đề bao gồm cả lý

1


luận và thực tiễn chưa được đem ra đánh giá thỏa đáng, đúng mức, đặc biệt là việc
luận bàn về tiểu thuyết trinh thám hiện đại sau năm 1975.
Dù đạt được một số thành công đáng nói về mặt thương mại, giới chuyên
môn lại không quá mặn mà với thể loại này. Ngay từ khi mới ra đời, truyện trinh
thám đã bị coi là kiểu truyện chỉ nhằm phục vụ mục đích giải trí. Điều đó tạo nên
một sự nghịch lý trong xã hội văn học nước ta: giới nghiên cứu không đề cao truyện
trinh thám, nhưng ngược lại thì công chúng cực kỳ yêu thích và đón đợi để đọc thể

loại này. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng đánh giá về nhân vật thám tử với một
cái nhìn không mấy thiện cảm: “Cả ngày, lúc nào anh ta cũng có vẻ bí mật, hay
nhận xét từng cái cử chỉ cỏn con của người khác, và hay suy xét tâm lý của người ta
bằng những câu vụn vặt mà anh nghe lóm được” [29, tr.10].Nhà nghiên cứu Vũ Đức
Phúc thậm chí còn gay gắt hơn: “Truyện trinh thám có ảnh hưởng tiêu cực đến xã
hội” [29, tr.12]. Dù đến bây giờ, đã có rất nhiều những nghiên cứu sâu hơn về
truyện trinh thám, thậm chí nghiên cứu cả về đối tượng công chúng đón nhận truyện
trinh thám, lý giải sức hút của truyện trinh thám… nhưng nhìn chung, vẫn còn rất
nhiều vấn đề khúc mắc chưa được giải đáp thỏa đáng, cũng như có nhiều quan điểm
vẫn đánh giá truyện trinh thám Việt Nam quá thấp so với những gì nó xứng đáng
được nhận.
Nhận thấy việc nghiên cứu sâu hơn và làm sáng tỏ thêm các vấn đề của
truyện trinh thám Việt Nam là điều rất cần thiết, chúng tôi thực hiện đề tài này,
mong muốn mở ra những cái nhìn mới hơn về đặc trưng thể loại trinh thám và vị trí
của dòng văn học này trong dòng chảy chung của văn học nước nhà.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giữa thế kỷ XX, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự chuyên

sâu về tiểu thuyết trinh thám và nghệ thuật viết truyện trinh thám, mà chỉ mới dừng
lại ở mức độ nhận xét, bình luận, đánh giá sơ lược, ngắn gọn. Giai đoạn trước đây,
mới chỉ có những bài bình luận, phân tích khái lược của Khái Hưng, Dương Quảng
Hàm, Phạm Thế Ngũ, Lê Huy Oanh, Phạm Đình Ân… về tác phẩm trinh thám của
Thế Lữ và Phạm Cao Củng.

2


Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX và nhà

nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (tập II) đã dành một chương để
phân tích nội dung các truyện trinh thám đã phát hành.
Bên cạnh những bài phê bình, đánh giá thì có một số luận văn, luận án đã
được công bố nghiên cứu về truyện trinh thám Việt Nam ở nhiều phương diện khác
nhau. Trần Thanh Hà với Luận văn thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên (ở cấp độ cao học) được đánh giá là
công phu và đi sâu vào đặc điểm của thể loại trinh thám. Với luận văn này, Trần
Thanh Hà đã nêu rõ chức năng, đồng thời đề xuất cách phân loại và hệ thống hóa
đặc trưng về nội dung của tiểu thuyết trinh thám. Trần Thanh Hà nêu rõ quan điểm:
“Tiểu thuyết trinh thám có nhiều yếu tố ngoại biên, song cốt lõi của loại tiểu thuyết
này là sự khám phá bí mật (liên quan đến tội ác, pháp luật) được trình bày một cách
logic, duy lý, thuyết phục, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố huyền thoại, phi lý” [34,
tr.28], đồng thời phân loại tiểu thuyết trinh thám hiện đại thành các loại: tiểu thuyết
tình báo – phản gián, tiểu thuyết vụ án, tiểu thuyết điều tra. Bên cạnh đó, luận văn
này là một công trình khoa học nghiêng về lối so sánh, tác giả đã đặt văn học trinh
thám Việt Nam trong mối tương quan so sánh với các thể loại khác và với các tác
phẩm trinh thám thế giới. Trần Thanh Hà còn giới thuyết về lịch sử trinh thám thế
giới với các hình thức, các biến động từ khởi thủy cho đến hiện tại. Tuy nhiên Trần
Thanh Hà chưa chỉ rõ đặc trưng về thi pháp của thể loại này.
Nguyễn Thành Khánh trong Luận án tiến sĩ Truyện trinh thám Việt Nam nửa
đầu TK XX – từ đặc trưng thể loại đã đi sâu vào phân tích đặc trưng thể loại trinh
thám ở phương diện thi pháp. Nguyễn Thành Khánh nghiên cứu về cách phân loại
và về các đặc trưng thi pháp của thể loại trinh thám như nhân vật, không gian, thời
gian… nhằm phân biệt trinh thám với các thể loại văn học khác. Tuy nhiên, Nguyễn
Thành Khánh chỉ bó hẹp phạm vi nghiên cứu ở các tác phẩm ra đời vào nửa đầu TK
XX.
Nguyễn Thị Hoàng Yến đã phân tích đặc trưng của thể loại trinh thám chính
trị thông qua luận văn Bộ tiểu thuyết tình báo Ông cố vấn của Hữu Mai từ góc nhìn
thể loại. Luận văn đã mang đến một góc nhìn mới về tác phẩm kinh điển Ông cố


3


vấn, đồng thời nghiên cứu kĩ lưỡng về những yếu tố cấu thành nên một cuốn tiểu
thuyết trinh thám chính trị thành công. Còn có một số các công trình nghiên cứu
phân tích về các tác phẩm trinh thám như tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn, yếu tố trinh
thám trong tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng. Tuy nhiên các luận
văn này vẫn chỉ dừng ở phạm vi một tác phẩm, một kiểu truyện trinh thám chứ chưa
mang nhiều đặc trưng khái quát.
Trên đây là những nhận xét, đánh giá, những công trình nghiên cứu có liên
quan tới văn học trinh thám Việt Nam. Nhờ những khởi sắc trong nhiều năm trở lại
đây, văn học trinh thám ngày càng được quan tâm, chú ý và trở thành đề tài phân
tích của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học. Mỗi người có những quan điểm,
suy nghĩ, đánh giá và cảm nhận khác nhau. Trong những bài viết hoặc công trình
khoa học kể trên, ít nhiều các tác giả đã đề cập đến một số đặc trưng thi pháp của
thể loại trinh thám như nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian… Ở những mức
độ khác nhau, các bài viết và các công trình nghiên cứu này là những nguồn tham
khảo quý giá cho chúng tôi để gợi mở thêm những vấn đề mới có tính cấp thiết khi
chọn văn học trinh thám Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu lịch
sử nghiên cứu của văn học trinh thám nước nhà, chúng tôi nhận thấy chưa có một
công trình nào tập trung đánh giá và phân tích sâu về truyện trinh thám Việt Nam,
đặc biệt là truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn nhiều thành tựu nhất:sau năm
1975, điều đó thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn chỉ rõ những đặc trưng trong thi pháp

của truyện trinh thám Việt Nam nói chung, bên cạnh đó làm rõ những cố gắng cách
tân của một số tác giả truyện trinh thám hiện đại Việt Nam về phương diện thi pháp.

Song song với việc xác định đề tài nghiên cứu và mục đích nghiên cứu,
chúng tôi muốn thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Điểm lại những nét chính về các kiểu truyện trinh thám trong tiến trình

phát triển, từ đó khái quát đặc điểm của thể loại gắn với từng giai đoạn.
Phân tích đặc trưng thi pháp của truyện trinh thám Việt Nam, những
đặc
điểm giúp phân biệt rõ giữa truyện trinh thám với các thể loại văn học khác.

4


Làm rõ những cố gắng cách tân của một số tác giả truyện trinh thám
hiện
đại Việt Nam về phương diện thi pháp.
Chỉ ra được những hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam để một
phần
nào trả lời cho câu hỏi: tại sao dòng văn học trinh thám ở Việt Nam lại bị lép vế so với
các tác phẩm viết về đề tài khác, và đồng thời liên hệ mở rộng những ảnh hưởng tích
cực và cả tiêu cực của thể loại trinh thám đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những đặc trưng thi


pháp của thể loại truyện trinh thám Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số các tác phẩm tiểu thuyết nổi bật

nhất thuộc thể loại trinh thám từ khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay.
Trong đó, chúng tôi đi sâu hơn vào nghiên cứu các tiểu thuyết trinh thám sau năm
1975, một mảng văn học rất mới mà khá ít người từng đào sâu phân tích. Trên tiêu
chí như vậy, luận văn khảo sát các một số tác phẩm nổi trội thuộc các kiểu truyện
trinh thám như sau:
+
Trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm của Phạm Cao Củng và
Thế Lữ.

+
Tiểu thuyết vụ án: Những tiểu thuyết lấy cuộc đời và hành vi của tội
phạm
làm trung tâm câu chuyện bên cạnh diễn biến của các vụ án như Người không mang
họ của Xuân Đức, Hồ sơ một tử tù và Phiên bản của Nguyễn Đình Tú, Sát thủ
online của Nguyễn Xuân Thủy...
+
Tiểu thuyết điều tra: Các tác phẩm thể hiện rõ nét nhất đặc trưng thi
pháp
của một tác phẩm trinh thám cổ điển như Cổ cồn trắng của Nguyễn Như Phong, Kế
hoạch J96 cuả Trần TửVăn, Sát thủ online của Nguyễn Xuân Thủy, Câu lạc bộ số 7
và Trại hoa đỏ của Di Li... Tiểu thuyết vụ án và tiểu thuyết điều tra sẽ là đối tượng
nghiên cứu chính của chúng tôi trong luận văn này.
+

Tiểu thuyết tình báo: Một dòng riêng của thể loại tiểu thuyết trinh thám,


phát triển nhất vào những năm đất nước kháng chiến chống hai kẻ thù Pháp – Mỹ.
Tiểu thuyết tình báo đã có nhiều những tác phẩm bất hủ đáng được tôn vinh về mặt
nghệ thuật như Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Đặng Trần Thiết, Sao đen của
Triệu Huấn, Ông cố vấn của Hữu Mai…


5


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng các

phương pháp chủ yếu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu loại hình. Từ quá trình nhận diện sáng tác của các

tác giả trinh thám tiêu biểu qua các thời kỳ cụ thể, chúng tôi vận dụng phương pháp
này để phân loại đối tượng một cách hiệu quả.
-

Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết thi pháp học: Luận văn sử dụng phương

pháp này nhằm nghiên cứu đặc trưng của hình thức nghệ thuật của các tác phẩm
trinh thám trong mối quan hệ với nội dung.
đồng


Phương pháp so sánh: Giúp chúng tôi làm nổi bật những điểm tương

và khác biệt giữa văn học trinh thám Việt Nam với một số tácphẩm trinh thám cổ
điển nổi tiếng của các nền văn học trên thế giới, đồng thời chỉ ra được những nét
đặc thù của thi pháp truyện trinh thám với các thể loại khác.
-

Phương pháp thống kê: Các con số thống kê sẽ tăng thêm sức thuyết phục

cho những luận điểm mà chúng tôi đưa ra.
-

Phương pháp hệ thống: chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống trong quá

trình nghiên cứu để có một cái nhìn hệ thống về các yếu tố thuộc thi pháp của
truyện trinh thám Việt Nam.
6.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai

qua 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyện trinh thám Việt Nam trong tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện của truyện trinh thám
Việt Nam
Chương 3: Tổ chức không gian nghệ thuật, kết cấu, ngôi kể và điểm nhìn của
truyện trinh thám Việt Nam.

6



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Khái niệm truyện trinh thám
Có khá nhiều cách định nghĩa về “truyện trinh thám”. Từ điển Oxfordkhi tra
cứu “Definition of detective story noun” đã ghi rõ khái niệm “detective story” có
nghĩa: “a story in which there is a murder or other crime and a detective who tries to
solve it” (tạm dịch: trinh thám là một câu chuyện mà ở đó, có một tên giết người
hoặc các tên tội phạm khác, và có một thám tử cố gắng để giải quyết những điều
đó). Từ điển này cũng cung cấp thêm một số thông tin: Các nhà văn nổi tiếng nhất
người Anh về các câu chuyện trinh thám có thể kể đến như Arthur Conan Doyle,
Agatha Christie và Ruth Rendell. Loại câu chuyện trinh thám của người Anh thường
được đặt trong một ngôi nhà rộng lớn và thường thì ngay từ đầu truyện, một vụ giết
người sẽ được phát hiện. Sau đó, một nhóm nhỏ các nhân vật được nghi ngờ là đã
phạm tội giết người sẽ được quy thành “những kẻ tình nghi”, và đến cuối cùng thì
kẻ thủ ác là một nhân vật ít ai ngờ tới. Còn ở Mỹ, các câu chuyện trinh thám thường
liên quan đến cảnh sát hoặc những cuộc phiêu lưu của một thám tử tư, thường có
tính bạo lực và có sự thực tế cao hơn. Câu chuyện về các thám tử hay còn được gọi
là “tiểu thuyết trinh thám” hoặc “tiểu thuyết tội phạm”.
Trả lời cho câu hỏi “Nền văn học Việt Nam đã có thể loại văn học trinh thám
hay chưa?”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều bày tỏ quan điểm: “Chúng ta đã đọc văn
học trinh thám từ rất lâu. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi trả lời câu hỏi như thế
nào là trinh thám? Theo tôi khi mà xã hội của chúng ta có nhiều mặt trái, khiến con
người ta không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu thì đó là điều kiện để văn học
trinh thám phát triển. Trinh thám không chỉ là câu chuyện về một vụ án, nó còn là câu
chuyện nhiều lớp lang, đòi hỏi con người ta phải tư duy logic một cách cao độ” [50].

Văn học trinh thám Việt Nam bắt đầu manh nha từ thập niên 30 của thế kỷ
trước, nhờ những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, và lẽ dĩ nhiên, văn học trinh

thám phương Tây được giới thiệu và biết đến nhiều hơn tại Việt Nam. Dù đã có
những tiếp xúc nhất định với thể loại văn học này thông qua sự truyền bá của thực

7


dân Pháp từ trước đó, nhưng cho tới khi Mảnh trăng thu(được in dài kỳ trên báo
Phụ nữ Tân văn năm 1930) của Bửu Đình –tác phẩm đầu tiên được cho là mang
nhiều dấu ấn của yếu tố trinh thám xuất hiện, thì thể loại văn học mới thực sự được
phổ biến rộng rãi hơn ở nước ta. Cho đến khi có sự xuất hiện của Thế Lữ và Phạm
Cao Củng với một loạt các tác phẩm trinh thám đúng nghĩa thì công chúng Việt
Nam đã khá là quen thuộc với thể loại văn học này.
Gần đây, truyện trinh thám Việt Nam đã có nhiều những bước tiến lớn, với sự
xuất hiện của rất nhiều những tác giả và tác phẩm mới và có dấu ấn riêng biệt. Tuy
nhiên, trước năm 1975, văn học này tại Việt Nam không được đề cao. Không nhiều
các tác giả chấp nhận mạo hiểm chọn một vùng đất quá lạ lẫm để gieo mầm đứa con
tinh thần của mình. Kéo theo đó là việc thiếu những bài phân tích, nghiên cứu, bình
luận chuyên sâu và tổng quát về các tác phẩm trinh thám lúc bấy giờ. Mảng văn học
trinh thám chính vì vậy mà trở nên nhạt nhòa, không được đánh giá cao, thậm chí bị
coi là “văn chương hạng hai”.
Cho đến sau năm 1975, dòng văn học trinh thám mới thực sự có những sự
chuyển biến lớn. Xuất hiện ngày càng nhiều các nhà văn dám tìm hiểu và dám viết
về các đề tài mới lạ như hoạt động tình báo trong lòng địch, các vụ án hình sự, tâm
lý tội phạm… Các tác giả đã khéo léo lồng ghép những tình tiết kinh dị vào truyện,
lấy cuộc đời của những tên tội phạm khét tiếng sừng sỏ làm trung tâm, xây dựng
những vụ án với những ẩn khuất lắt léo đan cài và khéo léo che giấu chân dung tên
thủ ác cho đến tận cuối truyện… Có thể nói, những nhà văn trinh thám Việt Nam đã
biết cách khai thác nhiều hơn đặc thù của thể loại văn học này để hấp dẫn người
đọc, đồng thời vẫn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật cần thiết để không làm mất
đi bản chất “văn học” của tác phẩm, tránh để tác phẩm bị đánh giá là quá theo xu

hướng thị trường.
Truyện trinh thám là một thể loại gây ra rất nhiều tranh cãi về giá trị. Có
người nói rằng, truyện trinh thám chỉ là các câu chuyện ba xu, rẻ tiền, chỉ phục vụ
nhu cầu giải trí, không đáng được liệt kê vào danh sách những tác phẩm đáng được
quan tâm và nghiên cứu dưới góc độ lý luận. Thực tế là trên thế giới có không ít
những tác phẩm thuộc mảng trinh thám có giá trị không chỉ về nội dung mà còn về

8


nghệ thuật biểu hiện. Điển hình là tiểu thuyết Đứa trẻ thứ 44 do nhà văn Tom Rob
Smith sáng tạo, kể về hành trình của thanh tra Leo Dimidov trên con đường điều tra
chuỗi vụ án sát hại trẻ em liên hoàn tại Nga. Không chỉ lôi cuốn độc giả ở nội dung
xúc động, gửi gắm được rất nhiều thông điệp sâu sắc về niềm tin vào bản thể, niềm
tin vào công lý, niềm tin vào lương tâm con người mà tiểu thuyết này còn đặc biệt
gây ấn tượng với người đọc nhờ tài năng xây dựng cốt truyện cực kỳ thông minh và
mạch lạc của Tom Smith.
Hoặc như tác phẩm Cô dâu đen của cha đẻ truyện trinh thám đen Cornell
Woolrich, một cuốn tiểu thuyết không tập trung khai thác những yếu tố giật gân, gây
sốc để câu khách, mà ngược lại có giá trị về mặt nghệ thuật rất cao. Tác giả khai
thác tài năng tối đa vào việc trau chuốt lời thoại và tập trung miêu tả rõ nét nhân vật
chính, một thiếu nữ xinh đẹp tựa nữ thần nhưng lại luôn mặc áo cưới trắng muốt và
đeo một tấm khăn mạng che mặt màu đen. Sự tò mò của độc giả được kích thích lên
đỉnh điểm với một loạt các tình tiết, sự việc được Cornerll bày binh bố trận một
cách tài tình. Cornell Woolrich đã chứng minh rằng danh xưng “bậc thầy truyện
trinh thám đen” dành cho ông không phải là “hữu danh vô thực”.
Một tác giả truyện trinh thám nổi tiếng là Hô Diên Vân đã xác lập được vị trí
vững chắc trong nền văn học Trung Quốc với cuốn Lời nguyền của hoàng đế. Câu
chuyện xoay quanh nhân vật Lôi Dung – một bác sĩ pháp y nổi tiếng bậc nhất cả
nước. Cuộc sống của Lôi Dung hoàn toàn bị xóa trộn kể từ sau khi nhận được

những lời thách thức của một nhóm người tự xưng là đệ tử truyền đời của Hoàng đế.
Cốt truyện chặt chẽ với sự đối lập gay gắt của hai bên chính – tà, một bên muốn
kiếm lợi từ cái chết của kẻ khác, còn một bên là bác sĩ pháp y đang chiến đấu từng
ngày để giúp những người đã khuất được ra đi thanh thản. Cuộc đấu trí hấp dẫn đến
nghẹt thở, cách thắt nút mở nút logic, cùng giọng văn độc đáo có một không hai của
Hô Diên Vân đã giúp cho Lời nguyền của hoàng đế trở thành một trong những tiểu
thuyết trinh thám lọt top best – seller của Trung Quốc.


Việt Nam, đã xuất hiện những đột phá khá mới của các tác giả truyện trinh

thám. Điều đáng nói là, các cây bút trinh thám này còn khá trẻ và biết đặt ra cho
mình những thử thách để tác phẩm không bị đi theo lối mòn cũ, phá cách mà vẫn
giữ nguyên được sự độc đáo, hấp dẫn của thể loại trinh thám. Đã có những tác giả

9


đưa tiểu thuyết trinh thám xâm nhập sâu vào dạng thức của tiểu thuyết tâm lý, chiều sâu
nội tâm và những suy nghĩ, đấu tranh phức tạp, ngổn ngang trong lòng nhân vật được
mô tả một cách kỹ lưỡng, như Có tiếng người trong gió của Nguyễn Xuân Thủy, Âm
thanh của im lặng của Minh Nhật, Câu lạc bộ số 7 của Di Li, Hồ sơ một tử tù của
Nguyễn Đình Tú…Các nhà văn đã dần có bản lĩnh khám phá những mảnh đất đầy màu
sắc của tiểu thuyết trinh thám đã vắng bóng từ khoảng nửa thế kỷ, còn các nhà phê bình
và giới chuyên môn thì ngày càng chấp nhận sự hiện diện của những cuốn tiểu thuyết
trinh thám đúng nghĩa “văn học” đáng để lưu tâm và bình luận.

Tại Việt Nam, đã bắt đầu có một số những hội đàm văn chương và những
buổi giới thiệu các tác phẩm trinh thám. Gần đây nhất là buổi tọa đàm “Văn học
trinh thám Việt Nam và tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Di Li” đã được tổ chức

với sự tham gia của nhà văn Di Li cùng các nhà văn và nhà phê bình nổi tiếng
khác.Các cuộc thi được phát động viết về đề tài bảo vệ an ninh Tổ Quốc vô tình đã
giúp cho số lượng các tác phẩm trinh thám ở Việt Nam trở nên phong phú hơn, bởi
hầu hết các tác giả dự thi đều xây dựng một cốt truyện gay cấn, đậm chất trinh thám
để tôn lên hình ảnh, phẩm chất và trí tuệ của người chiến sĩ công an nhân dân.
Nếu như trước đây, truyện trinh thám đối với văn học Việt Nam chỉ bị coi là
văn học thuần túy thiên về giải trí, giúp con người được thỏa mãn trí tưởng tượng và
sự tò mò, thì hiện nay với sự nỗ lực của các tác giả có thiên hướng viết các tác phẩm
theo thể loại này như Di Li, Nguyễn Xuân Thủy hay Minh Nhật, không quá khi nói
rằng truyện trinh thám Việt Nam đang được “hồi sinh” sau thời kỳ của Phạm Cao
Củng và Thế Lữ đã từ cách đây rất lâu. Xét trên tình trạng các bộ truyện trinh thám
của các tác giả từ khắp nơi trên thế giới được xuất bản và tái bản liên tục suốt nhiều
năm qua ở Việt Nam, các tác phẩm trinh thám nước ta cần phải có nhiều đột phá
hơn nữa trong nghệ thuật viết và đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng cốt truyện sao
cho thật hấp dẫn thì mới có thể gây dựng thêm niềm tin từ bạn đọc, hơn thế nữa là
nâng cao vị thế của thể loại trinh thám đối với văn học nước nhà.
1.2. Những nét chính trong quá trình vận động của truyện trinh thám theo tiến
trình văn học Việt Nam đƣơng đại
Khi nói đến dòng văn học trinh thám của nước nhà, không ít người sẽ băn
khoăn và nghi ngại, bởi khác với sự phát triển nở rộ đỉnh cao của thể loại văn

10


chương này ở các nước khác, các tác giả và tác phẩm trinh thám ở Việt Nam lại khá
là thưa thớt và chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Dòng văn học này còn bị đứt đoạn
một thời gian dài và gần như để lại một khoảng trống lớn trong tiến trình phát triển
của văn học nước ta nói chung.
Trong thời gian 1920 – 1930, các tác phẩm kinh điển của Conan Doyle hay
Edgar Poe đã bắt đầu được bày bán ở Việt Nam. Nhưng cũng phải mãi tới từ sau

năm 1930 của thế kỷ trước, do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây xâm
nhập vào Việt Nam, dòng văn học trinh thám mới bắt đầu manh nha xuất hiện,
những cái tên tiêu biểu có thể nhắc đến cho giai đoạn này đó là Thế Lữ, Phạm Cao
Củng, Bùi Huy Phồn, Bửu Đình. Các cây bút này đã mô phỏng cốt truyện trinh
thám của phương Tây và áp dụng các motip này vào đứa con tinh thần của mình.
Những năm 1930 – 1945, các nhà văn tiếp xúc với truyện trinh thám phương
Tây của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie và các tác phẩm của họ đều có sự
ảnh hưởng nhất định từ các tác giả này. Lúc bấy giờ, một số nhà văn đã mô phỏng
các cốt truyện hình sự – điều tra trong truyện trinh thám nước ngoài trong việc sáng
tạo văn học, và lúc bấy giờ một thể loại mới đã thực sự xuất hiện: tiểu thuyết trinh
thám. Tác phẩm có hơi hướng trinh thám đầu tiên của Việt Nam phải kể là Mảnh
trăng thu của Bửu Đình, in dài kỳ trên Phụ nữ Tân văn năm 1930. Đây là một “ái
tình tiểu thuyết” được lồng ghép trên nềnmột vụ án. Tiếp đó, tiểu thuyết thứ hai của
Bửu Đình là Cậu Tám Lọ (cũng được in trên Phụ nữ Tân văn) kể về nhân vật Tám
Lọ, một nhân vật hành hiệp trượng nghĩa mang dáng dấp thám tử, anh ta điều tra
các vụ án để trả lại công bằng cho những người lương thiện.
Giữa thập niên 1930, truyện trinh thám Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc
đầu tiên với series trinh thám của Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Hai tác giả này đã
tham khảo nguyên tắc sáng tác cũng như cốt truyện của những câu chuyện trinh
thám cổ điển phương Tây và áp dụng một cách tài tình vào các tác phẩm của mình.
Cốt truyện trong các tác phẩm của Thế Lữ và Phạm Cao Củng thường xoay quanh
một hoặc nhiều vụ án, có thể là giết người hoặc mất của, nhân vật thám tử sẽ điều
tra và tất cả sự việc sẽ sáng tỏ khi những suy luận của thám tử được chứng minh là
đúng, và câu chuyện kết thúc. Giai đoạn này, Thế Lữ có rất nhiều truyện trinh thám

11


ăn khách, có thể kể đến nhưLê Phong phóng viên (1937), Lê Phong và Mai Hương
(1939), Gói thuốc lá (1940), Đòn hẹn (1939)...

Bên cạnh Thế Lữ, Phạm Cao Củng làmột trong số ít nhà văn trinh thám thành
danh đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông đã sở hữu series truyện về thám tử Kỳ
Phát bao gồm Vết tay trên trần (1936), Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất
nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người, Nhà sư thọt (1941),
Đám cưới Kỳ Phát (1942), Đôi hoa tai của bà Chúa (1945), và series thám tử Tám
Huỳnh Kỳ: Hàm răng mài nhọn, Chiếc gối đẫm máu (1942), Bàn tay sáu ngón
(1950)…
Cho đến nửa sau thập niên 1970 – đầu thập niên 1990, văn học trinh thám
Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định, số lượng tác giả và tác phẩm tăng lên,
kéo theo việc có cơ sở cho sự phân hóa dòng chung “trinh thám” thành các nhánh
thể loại nhỏ hơn.


miền Bắc, truyện tình báo – một nhánh quan trọng của tiểu thuyết trinh

thám, được coi là “trinh thám chính trị” bắt đầu xuất hiện. Nửa sau thập niên 1970
đến đầu thập niên 1990 là thời kỳ đỉnh cao của tiểu thuyết tình báo mà các tác phẩm
nổi tiếng nhất nhì thời điểm đó phải kể đến: X30 phá lưới của Đặng Thanh, Ván bài
lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên Lý, Ông cố vấn của Hữu Mai, Sao đen của
Triệu Huấn, Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Nguyễn Trần Thiết… Sau này có
thêm tiểu thuyết Luật ngầm của Tuệ Nghi mang hơi hướng tự truyện, kể về câu
chuyện của một cô gái có bố là một điệp viên tình báo nổi tiếng, và sau này chính cô
là người nối nghiệp cha mình đi theo con đường đầy gian nan đó. Tác phẩm này
ngay khi vừa ra mắt đã được đông đảo những người trẻ yêu thích và đón nhận.
Một dòng riêng của văn học trinh thám Việt Nam là các tiểu thuyết tình báo đã
đạt được những thành tựu nổi bật và đáng ngưỡng mộ. Các tiểu thuyết này đều là các
tác phẩm gây được tiếng vang lớn, và cho đến tận bây giờ vẫn là những cuốn tiểu
thuyết tình báo xuất sắc nhất mọi thời đại của Việt Nam. Trong thời chiến tranh, sự lên
ngôi của dòng tiểu thuyết tình báo đã vô tình làm khô hạn lưu vực suối nguồn mang tên
truyện trinh thám. Lúc bấy giờ, vận mệnh đất nước nguy nan, con người không có đủ

thì giờ và cũng không muốn bỏ thời gian để đọc những cuốn tiểu thuyết hư cấu và rùng
rợn. Văn học trinh thám bởi vậy mà im ắng một thời gian rất dài.

12


Cho đến mãi về sau năm 1975, khi Tổ Quốc dần được củng cố lại sự an yên
mà bấy lâu nay đã mất đi, nhu cầu về đời sống của con người cũng từ đó mà tăng
lên, trong đó có cả nhu cầu giải trí. Thế hệ các nhà văn sau năm 1975 có ý thức
mạnh mẽ về việc đổi mới văn học, tìm hiểu những bút pháp nghệ thuật viết hiện đại,
tìm kiếm những giá trị thẩm mỹ mới, khoác lên nền văn học nước nhà một diện mạo
khác hoàn toàn so với trước đây. Đặc biệt, từ sau 1980, góc nhìn về đời sống cá
nhân, về con người cũng có sự thay đổi rất lớn. Từ đó cho đến nay, xuất hiện ngày
càng nhiều hơn những tác giả dám chọn cho mình một lối đi khá mới so với nền văn
học nước nhà: sáng tác tiểu thuyết trinh thám. Phân khúc văn học trinh thám từ việc
tưởng chừng như “chết yểu”, đã quay trở lại và ghi dấu ấn với hàng loạt các cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng.
Còn tại miền nam, tiểu thuyết trinh thám nở rộ với các tác giả Phi Long, An
Khê, Tô Nguyệt Đình, Hoàng Hải Thủy, Bùi Anh Tuấn... Sau hiệp định Giơnevơ
năm1954, đất nước bị chia làm hai miền, sự can thiệp một cách trực tiếp về cả chính
trị và xã hội của Mỹ vào miền Nam mà đặc biệt là Sài Gòn đã để lại những hệ quả
rất lớn, và một trong những phương diện bị ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Tây
phương đó là văn học. Văn học miền Nam lúc bấy giờ đã được chia ra làm nhiều
phân khúc nhỏ hơn, và một trong những thể loại văn học giải trí được nhiều người
ưa chuộng và tìm đọc nhất thời đó chính là thể trinh thám. Một số tác phẩm trinh
thám đáng chú ý tại miền Nam đó là Bộ áo cà sa nhuộm máucủa Tô Nguyệt Đình,
Bàn tay máu của Phi Long, đặc biệt, tiểu thuyết Người thứ tám là cuốn sách trinh
thám rất nổi tiếng tại miền Nam ở thời điểm đó. Tuy nhiên, các cuốn tiểu thuyết
trinh thám tại miền Nam lúc này đều chỉ là “mượn” mác trinh thám hoặc sử dụng
trinh thám như một yếu tố phụ để nâng những yếu tố về tâm lý, ái tình, phiêu lưu

hoặc gửi gắm những thông điệp về chính trị. Các tác phẩm hầu hết đều không có giá
trị về nghệ thuật, chỉ có tác dụng đơn thuần để giải trí, chạy theo thị hiếu rẻ tiền của
thị trường, thậm chí còn mang tính phản động.
Sau năm 1980 đến nay, tiểu thuyết vụ án và tiểu thuyết điều tra phát triển
mạnh và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Bắt đầu có nhiều tác giả lựa chọn hướng
ngòi bút đi theo con đường trinh thám hoặc lấy yếu tố trinh thám làm chủ đạo, số

13


lượng các tác phẩm cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể. Xét về tiểu thuyết vụ án, có
những tác phẩm Người không mang họ (1983) cuả Xuân Đức, Phía sau tội ác
(1985) của Đắc Trung, Kẻ ám sát cánh đồng (1994) của Nguyễn Quang Thiều,Một
thế giới không có đàn bà (2000) của Bùi Anh Tấn, Phiên bản (2009) – Hồ sơ một tử
tù (2010) – Cô Mặc Sầu (2015) của Nguyễn Đình Tú, Sát thủ online (2016) của
Nguyễn Xuân Thủy…
Bên cạnh các tiểu thuyết trinh thám điều tra, còn có số đông các tác phẩm
thuộc thể loại trinh thám vụ án, tập trung khá nhiều vào việc khắc họa chân dung tội
phạm, kể về cuộc đời của một hoặc một số tên tội phạm đang phải lĩnh những mức
án tù đích đáng từ pháp luận vì những tội lỗi mà chúng gây ra. Phần lớn các tác
phẩm này đều có motip tiết lộ chân dung của kẻ thủ ác ngay từ đầu, và điều kích
thích sự tò mò của độc giả sẽ là quá trình nhân vật này bị đẩy đến vũng lầy tội ác
như thế nào, lý do gì đã biến một người vốn có cuộc sống bình thường trở thành
một người bị sa vào hoàn cảnh tù tội?
Số lượng các tác phẩm tiểu thuyết điều tra không nhiều và những tác phẩm
sau là những tiểu thuyết hiếm hoi đi theo motip thách đố người đọc từ đầu đến cuối
với câu hỏi “ai là kẻ giết người”, có tính chất gần gũi nhất với thể loại trinh thám cổ
điển: Hồ sơ chưa kết thúc (1984) của Phùng Thiên Tân, Kế hoạch J96 (1999) của
Trần Tử Văn, Phía sau một cái chết(2002) của Võ Duy Linh, Mạnh hơn công
lý(2002) của Võ Khắc Nghiêm, Cổ cồn trắng(2003) của Nguyễn Như Phong, Trại

hoa đỏ (2009) – Câu lạc bộ số 7 (2016) của Di Li, Âm thanh của im lặng (2016) của
Minh Nhật…Theo lẽ thường, trung tâm của một tiểu thuyết trinh thám không phải
là tội ác mà là một cuộc điều tra, nhưng sau năm 1975, số lượng các tác phẩm được
liệt kê vào thể loại “truyện trinh thám” làm đúng với yêu cầu đó là không nhiều.
Hiện tại, mới chỉ có một số tiểu thuyết kể trên là những tác phẩm gần nhất với tính
chất của một tiểu thuyết trinh thám. Những xác chết dày đặc trong tác phẩm, và
nhân vật chính là sẽ người có trách nhiệm lý giải bí ẩn đằng sau vụ án đó và tìm ra
chân tướng kẻ giết người cùng với cách thức gây án.
Văn đàn Việt Nam nhiều năm trở lại đây xuất hiện cái tên khá lạ: Di Li.
Trong khi rất nhiều các tác giả trẻ cùng thời chạy theo thị hiếu của số đông bằng

14


cách viết về các chủ đề ăn khách như tâm sự tản văn, ngôn tình, đồng tính, giới tính
thứ ba, thì Di Li đã chọn cho mình một con đường rất riêng, và cũng rất mới của
văn chương Việt: tiểu thuyết trinh thám xen lẫn kinh dị. Dòng tiểu thuyết này vừa là
sự hòa trộn giữa chất huyền bí rùng rợn của thể loại kinh dị, vừa có chất hiện thực
của thể trinh thám. Người đọc tìm đọc tác phẩm của Di Li, có nghĩa là họ tình
nguyện bị mắc kẹt vào mê lộ do cô đặt ra, và câu trả lời xác đáng cho câu hỏi “ai là
thủ phạm” chỉ được tiết lộ ở phần cuối của câu chuyện. Các tác phẩm viết theo thiên
hướng trinh thám kinh dị tiêu biểu của Di Li đã được xuất bản là Trại hoa đỏ
(2009), và Câu lạc bộ số 7(2016). Nữ nhà văn sinh năm 1978 còn có một số tác
phẩm chủ yếu thiên về kinh dị như tập truyện ngắn Điệu Valse cuối cùng, Khách lạ
và người lái taxi…Đó đều là các tiểu thuyết và truyện ngắn rất có giá trị đối với
truyện trinh thám Việt Nam nói riêng và tiến trình vận động thay đổi của nền văn
học Việt Nam hiện đại nói chung.
1.3. Sự ảnh hƣởng của các tác phẩm dịch đối với thể loại truyện trinh thám
Việt Nam
Văn học trinh thám là thể loại đặc biệt phổ biến và thịnh hành tại các nước

phương Tây, với vô số những tác giả và tác phẩm kinh điển. Bởi vậy, khi các giả giả
châu Á đi theo mô tip trinh thám hoặc chọn trinh thám làm con đường để phát triển,
tất yếu sẽ có những sự ảnh hưởng và chi phối nhất định, cả về nhân vật, cốt truyện
cũng như các giải quyết các vụ án. Các tác giả trinh thám Việt Nam cũng không
phải là ngoại lệ.
Các tác phẩm trinh thám cổ điển phương Tây như Sherlock Holmes, Đứa con
mạo danh của Emile Gaboria, Máu lạnh của Truman Capote, Án mạng trên chuyến
tàu tốc hành phương Đông và Mười người da đen nhỏ của Agatha Christie… là
những tuyệt tác đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam từ cách đây rất lâu. Một số
các tác giả trinh thám Việt Nam đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm ngoại
lai ấy.
Nói đến những tượng đài của văn học trinh thám trên thế giới, không thể
không kể đến Sherlock Holmes của Conan Doyle. Sherlock Holmes là một nhân vật
thám tử hư cấu, được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng và khả năng xây dựng tình

15


tiết vụ án tuyệt vời của nhà văn Conan Doyle. Hình tượng một thám tử nước Anh
miệng luôn ngậm tẩu thuốc, phong thái lạnh lùng, bí ẩn, có khả năng giải quyết các
vụ án một cách hợp tình hợp lý dù vụ án đó có khó khăn đến đâu chăng nữa đã thực
sự trở thành một nhân vật kinh điển của văn học thế giới. Dòng văn học trinh thám
ở phương Tây từ đó bắt đầu trở nên rầm rộ. Cho đến nay, Sherlock Holmes vẫn là
một “tường thành” không thể phá vỡ của văn học trinh thám thế giới, luôn bất tử dù
trải qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu thời gian. Conan Doyle đã tạo nên một khuôn
mẫu cho tính cách, cách phá án, suy luận… của nhân vật thám tử và cấu trúc của
truyện trinh thám cổ điển, đồng thời Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu
nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nói riêng và
là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới nói
chung. Không ít các nhà văn thế hệ sau đã không ngần ngại thừa nhận sự ảnh hưởng

của Sherlock Holmes đến những tác phẩm của mình.
Sherlock Holmes của Doyle đã trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều nhân vật
thám tử. Năm 1937, Thế Lữ lần đầu tiên cho ra mắt bộ truyện trinh thám dài kỳ mà
trung tâm là nhân vật thám tử Lê Phong. Cũng giống như Doyle, Thế Lữ xây dựng
một series các câu chuyện liên quan đến các vụ án để làm nổi bật lên tài trí phá án
của nhân vật này. Tài phán đoán sắc sảo và sự dạn dày kinh nghiệm của Lê Phong
đã giúp giải mã các vụ án hóc búa, đồng thời triệt phá các vụ buôn lậu ở Lạng
Thương và các băng đảng bí mật tại Hà Nội. Cách viết thiên về trinh thám suy luận
và việc xây dựng một hình mẫu nhân vật thám tử xuyên suốt hàng loạt câu chuyện
như vậy mang dáng dấp khá rõ từ Conan Doyle.
Trong truyện trinh thám cổ điển của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie,
quá trình điều tra diễn ra với mục đích khai phá bí mật về việc phạm tội nên sự thật
được khám phá đơn thuần là sự thật về vụ án: Ai là người gây nên tội ác? Tội ác đó
được thực hiện như thế nào? Bởi vậy, truyện trinh thám vừa là hình thức giải trí, vừa
được coi là một trò câu đố trí tuệ, văn học trinh thám trở thành một phạm trù của văn
học duy lí. Có thể thấy đặc điểm này trong rất nhiều truyện trinh thám của Edgar Poe,
Conan Doyle, Agatha Christie và từ giữa thế kỷ XX cho đến hiện tại, các nhà văn Việt
Nam đang tiếp biến hình thức đó trong việc khai triển nội dung.

16


Nhân vật Lê Phong trong series trinh thám của Thế Lữ và nhân vật Dupin
của Egar Poe có nhiều điểm rất giống nhau: có thói quen lẩm bẩm một mình, giỏi
cải trang, hiểu biết về hóa học, đặc biệt là về độc dược.
Một nhà văn trinh thám nổi tiếng khác là Phạm Cao Củng đã xây dựng nên
hình ảnh một thám tử tư (Kỳ Phát) hội tụ đủ cả tài và đức, là một thiên tài suy luận
giống như cách Conan Doyle đã tạo dựng nên tượng đài Sherlock Holmes. Và hình
ảnh thám tử Tám Huỳnh Kỳ có hơi hướng tương đồng với siêu đạo chích Arsene
Lupin của nhà văn Pháp Maurice Leblanc ở chỗ cả hai đều thực hiện những vụ trộm

mà cảnh sát không thể nào tìm ra manh mối. Người ta thường nhắc về Lupin và
Holmes trong sự đối sánh tài trí, và Phạm Cao Củng cũng tái hiện cuộc đấu trí này
trong các tác phẩm của mình giữa hai nhân vật Tám Huỳnh Kỳ và Lỗ Sơn.
Cách suy luận “kiểu Sherlock Holmes” cũng trở thành khuôn mẫu cho một
số các nhà văn Việt Nam sau năm 1975 xây dựng cốt truyện. Phương pháp suy luận
của Holmes đó là: “từ một giọt nước, một người suy luận logic có thể nêu được khả
năng đó là một giọt nước Đại tây dương hay một giọt nước từ thác Niagara” [5].
Những vụ án do Holmes điều tra thường bắt đầu với việc ông thể hiện khả năng suy
luận và kỹ năng quan sát tuyệt vời của mình, điển hình là việc Holmes đoán ra thân
thế và nghề nghiệp của khách hàng mà không cần hỏi thông tin từ họ. Điều này có
thể nhận ra trong dáng dấp của nhân vật thám tử Phan Đăng Bách với hai tiểu thuyết
trinh thám rất nổi tiếng của Di Li: Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7. Đặc biệt, Câu lạc
bộ số 7 là câu chuyện về một nhóm người thuộc một câu lạc bộ khá “bệnh hoạn”
được thành lập với những mục đích bẩn thỉu, nhưng chúng không ở yên trong bóng
tối, mà núp lùm dưới ánh sáng trong thân phận của những người bình thường. Bởi
vậy, Phan Đăng Bách đã phải dày công tìm ra những kẻ đó bằng cách đoán biết các
hành động bất thường chỉ từ cách sinh hoạt tưởng chừng rất bình thường của những
người mà anh cho là khả nghi. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt lớn cho các
tác phẩm của Di Li, bởi độc giả sẽ có cơ hội cùng đồng hành song song với nhân vật
thám tử để suy luận.
Nhắc đến các tác giả gây ảnh hưởng lớn đến tiểu thuyết trinh thám không chỉ
ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, không thể không kể đến Agatha Christie với tác

17


phẩm kinh điển Án mạng trên tàu tốc hành phương Đông. Đây là một cuốn tiểu
thuyết trinh thám được viết theo lối trinh thám hình sự, nghĩa là xảy ra một vụ giết
người và truyện nói về quá trình nhân vật thám tử tìm ra chân dung kẻ thủ ác qua
việc lật tìm các manh mối.

Trong tiểu thuyết này, tên các chương được đặt rất riêng biệt. Tên chương
tóm gọn nội dung của chương đó một cách cô đọng nhất,nhằm giúp người đọc dễ
hình dung ra nội dung của chương, đồng thời khơi mở trí tò mò của người đọc, kích
thích độc giả lật giở và khám phá điều gì ẩn chứa đằng sau cái tên đó. Rất nhiều các
tác phẩm trinh thám Việt Namđều có tên chương, và các tác giả đều làm rất tốt trong
việc thâu gọn nội dung của chương vào một dòng chữ ngắn gọn. Chỉ khác biệt là,
trong khi Án mạng trên tàu tốc hành phương Đông được kết cấu theo kiểu mỗi
chương là một manh mối, mỗi chương là một lời khai của nhân vật, còn truyện trinh
thám Việt Nam thì không.
Thám tử Poirot là nhân vật xuyên suốt cuốn tiểu thuyết của Agatha, là nhân
vật trung tâm của truyện, được tiếp xúc với nạn nhân trước khi nạn nhân chết, và bị
kẻ thủ ác nhét một chiếc áo choàng đỏ (là tang chứng của vụ án) vào va li như một
lời thách thức. Đây cũng là nhân vật trung tâm trong nhiều truyện trinh thám của
Agatha. Đây là điều mà các tác giả truyện trinh thám Việt Nam còn thiếu, đó là hình
tượng một nhân vật thám tử xuyên suốt các câu chuyện và tạo thành “thương hiệu”
gắn tên tuổi tác giả với tên tuổi nhân vật, để nhân vật đó “sống” được trong lòng độc
giả.
Nhân vật thám tử Poirot được trở thành nhân vật trung tâm của rất nhiều bộ
tiểu thuyết, và trở thành một trong những nhân vật thám tử đại diện cho tài năng và
là bảo chứng cho cái tên Agatha Christie. Việc một nhân vật chính trung tâm từ tiểu
thuyết này qua tiểu thuyết khác như cách Agatha làm thì ở Việt Nam, chưa một tiểu
thuyết trinh thám nào làm được điều đó. Điều này mới chỉ có Di Li đang “manh
nha” hiện thực hóa, qua hình tượng nhân vật Phan Đăng Bách. Nhân vật cảnh sát
Phan Đăng Bách đã được xuất hiện hai lần trong hai cuốn tiểu thuyết Trại hoa đỏ và
Câu lạc bộ số 7, cũng dễ hiểu bởi vì ở nước ta hiện nay mới chỉ có Di Li tập trung
vào mảng trinh thám và là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám. Phan Đăng Bách
của Di Li được xây dựng “người hơn”, “đời hơn”, khi anh cũng có những sai lầm,

18



×