: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VN
******************
3.1. Dự báo nhu cầu về ngành công nghiệp phụ trợ thuộc công nghiệp điện
tử Việt Nam
3.1.1. Nhu cầu về máy nguyên chiếc
Hiện nay máy vi tính là một cơng cụ khơng thể thiếu trong công việc của
mỗi người, số lượng tiêu thụ máy vi tính tại thị trường nội địa ngày một gia
tăng. Gần đây, nhu cầu về máy vi tính xách tay tại thị trường Việt Nam bùng nổ
với sự tham gia của hầu hết các nhãn hiệu lớn trên thế giới như HP, Apple,
IBM, Sony, Acer, Toshiba, Ben Q, Dell... Các hãng này đã dưa vào Việt Nam
một dải rộng các sản phẩm máy tính xách tay, tù các loại cấp thấp, trung bình
đến các loại tiên tiến nhất như Centrino, Sonoma, Core 2 Duo... với mức giá sản
phẩm từ 700USD đến vài nghìn USD. Do đó mà khách hàng có nhiều điều kiện
để lựa chọn theo nhu cầu và khả năng của mình.
Các mặt hàng như ti vi, đầu đọc đĩa... do liên doanh được với những hãng
điện tử nổi tiếng trên thế giới như Sony, Toshiba, Samsung, JVC...nên đã sản
xuất được dư thừa so với nhu cầu của thị trường. Sự ra đời của công nghệ tivi
LCD và Plasma đang dần thay thế công nghệ CRT cung làm cho cầu về sản
phẩm ti vi giảm.
Sản phẩm điện tử sẽ mở rộng cả về số lượng và chất lượng với sản lượng
ti vi sản xuất, lắp ráp khoảng 3 triệu chiếc năm 2010, trong đó nhu cầu nội địa là
1,5 triệu. Nhu cầu máy tính khoảng 2000 triệu chiếc trong đó lắp ráp trong nước
chiếm khoảng 50% - 60%. Trong vài năm tới nhu cầu về máy tính xách tay
cũng sẽ tăng mạnh hơn nữa...
3.1.2. Nhu cầu về linh kiện
Nền tảng của công nghiệp điện tử là các linh kiện bán dẫn, chúng có tỷ
trọng ngày tăng trong tổng giá trị thiết bị điện tử , chiếm khoảng 50% giá trị
linh kiện nói chung. Nhật Bản và Mỹ là những nước đứng đầu thế giới về lĩnh
vực cung cấp các sản phẩm bán dẫn.
Việt Nam hiện chủ yếu nhập khẩu linh kiện rồi tổ chức lắp ráp và gia
công thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Một phần cung cấp cho các nhà sản
xuất trong nước và một phần để xuất khẩu. Những linh kiện điện tử được xuất
khẩu tới các cơ sở lắp ráp trong khu vực cho các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm điện tử hoàn chỉnh.
Mục tiêu đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng
20%/năm, dưới đây là nhưng con số dự báo:
Đơn vị tính: triệu USD
Kim ngạch
2000
2001
2002
2005
2010
Nhập khẩu
859,4
664,2
644,7
664,2
644,7
Xuất khẩu
556
1400
>3000
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu về linh kiện
(nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược chính sách cơng nghiệp)
3.1.3. Nhu cầu về phụ kiện nhựa
Ngành nhựa của Việt Nam hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu sản
xuất các linh kiện, phụ kiện bằng nhựa phục vụ cho sản xuất các sản phẩm
điện tử, tuy nhiên chi phí để làm khuôn mẫu lại khá lớn, thường tốn gấp 2
đến 3 lần so với chi phí làm ở nước ngoài. Dự báo về nhu cầu phụ kiện nhựa
như sau:
Loại
-Điện tử gia dụng: vỏ ti
vi, điều hòa, máy giặt,
nồi cơm điện...
-Điện tử tin học: vỏ máy
tính, vỏ bàn phím, chuột
máy tính, máy điện thoại,
máy in...
-Linh kiện, phụ kiện bằng
nhựa khác.
2005
(tấn/năm)
2010
(tấn/năm)
2020
(tấn/năm)
2100 - 2500
2500 - 3000
4000 - 4200
300 - 400
1000 - 1200
2000 – 2500
100
200
400
Bảng 3.2 : Dự báo nhu cầu về phụ kiện nhựa
(nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược chính sách cơng nghiệp)
3.1.4. Nhu cầu về khuôn mẫu và các chi tiết sắt thép, cơ khí
Khn mẫu được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm bằng nhựa cho các
nhà lắp ráp, nhu cầu đối với khuôn mẫu cho việc tạo hình các sản phẩm điện tử
là khá lớn và được dự báo đến năm 2020 như sau:
Loại
2005
2010
2020
Khuôn sử dụng cho đúc
các linh kiện nhựa
30
45-50
70-80
Vỏ, khung sắt (tấn/năm)
1600
2000
2500
Bảng 3.3 : Dự báo nhu cầu về khn mẫu
(nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp)
3.1.5. Nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới
Với tốc độ phát triển nhanh của ngành cơng nghiệp điện tử thì khó có thể
dự báo được chính xác về chủng loại nguyên liệu, linh kiện hỗ trợ cần thiết, do
vậy chỉ có thể dự báo được thông qua nhu cầu thực tế của các công ty có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi và các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm điện
tử trong nước. Các công ty này đều muốn mua nguyên liệu và phụ tùng trên thị
trường nội địa với giá cả tương xứng với giá trị thực của chúng, mặt khác, các
phụ tùng đặc biệt hoặc thường xuyên phải cải tiến đương nhiên phải được mua
trên thị trường nội địa thay vì phải nhập khẩu. Cụ thể những linh kiện, phụ kiện
cần sớm được sản xuất trong nước bao gồm: phụ tùng chi tiết nhựa và kim loại,
công cụ đúc, nén, xử lý nhiệt... các loại nguyên liệu bao gói.
3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công
nghiệp điện tử
3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu(CSDL) công nghiệp phụ trợ
Một trong những nguyên nhân làm cho công nghiệp phụ trợ của Việt
Nam không phát triển được đó là do khoảng cách về thơng tin, bởi vậy thiết lập
một cơ sở dữ liệu về công nghiệp phụ trợ là một giải pháp quan trọng giúp giải
quyết vấn đề trên, giúp cho giao dịch giữa các nhà lắp ráp FDI và các nhà cung
cấp được mở rộng, đồng thời khi có một cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp cho cả hai đối
tác tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch. Sơ đồ 3.1 sau sẽ chỉ rõ sự tiết
kiệm về mặt thời gian khi có một cơ sở dữ liệu tốt cho công nghiệp phụ trợ.
2 đến 3 năm
Không có Tìm kiếm ban Kiểm tra Đánh giá mẫu
CSDL
đầu
cơ sở sx
CNPT
Có CSDL
CNPT
Tìm kiếm Kiểm Đánh giá
ban đầu
tra cơ mẫu
sở sx
Đặt hàng
lần đầu
Đặt
hàng
hàng
loạt
Đặt hàng
lần đầu
Sơ đồ 3.1 : CSDL CNPT giúp giảm thời gian dao dịch tiếp xúc
Tạo lập được một cơ sở dữ liệu hữu ích về cơng nghiệp phụ trợ là một
giải pháp giúp đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ ở mỗi ngành
và mỗi địa phương. Khi đó ngành cơng nghiệp phụ trợ của cơng nghiệp điện tử
cũng sẽ nhận được sự chia sẻ của các ngành khác như xe máy, cơ khí... Việc
thiết lập cơ sở dữ liệu cần phải học tập từ các quốc gia đã có kinh nghiệm, đồng
thời phải khuyến khích các cơng ty tích cực tham gia vào q trình thiết kế này.
Cơ sở dữ liệu không đơn giản là một danh bạ các công ty trong lĩnh vực phụ trợ
mà nó phải chính xác, đầy đủ các thơng tin cần thiết, phải có sự cam kết của các
doanh nghiệp đăng ký. Nên thiết lập một cơ sở dữ liệu về cơng nghiệp phụ trợ
với các tiêu chí như sơ đồ sau:
Các tiêu chí lựa chọn
nhà cung cấp
Chính sách của
cơng ty
Thơng tin muốn có trong CSDL CNPT
Tự giới thiệu
Kinh nghiệm
Chất lượng
Thiết bị sản xuất
Chi phí
Độ chính xác chế
tạo
Phạm vi giao hàng
Các chứng chỉ
liên quan
Năng lực sản xuất
Các kỹ năng dặc
biệt
Danh mục máy móc,
tên nhà sx
Đơn vị milimet
ISO 9000
ISO 14000
Khách hàng
hiện nay
Số lao động
Sơ đồ 3.2 : Đảm bảo đầy đủ các thông tin trong CSDL về CNPT
(nguồn: Mori 2005)
3.2.2. Thu hút vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là nguồn lực quan trọng nhất hiện nay để
phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ điện tử qua đó phát triển công nghiệp
điện tử của quốc gia.
Đẩy mạnh mối liên kết giữa các cơng ty đa quốc gia nước ngồi với các
doanh nghiệp trong nước cần được ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp của Việt
Nam cần phải nỗ lực hết mình trong việc cải thiện năng lực để trở thành nhà
cung cấp cho các nhà sản xuất FDI hoặc cho các khách hàng nước ngồi. Chính
phủ cũng cần có những chính sách để hỗ trợ cho những nỗ lực đó. Để mất niềm
tin với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù vẫn đang có lợi thế cạnh tranh thì
cũng khơng thể tránh được sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư sang các nước
mới nổi lên trong khu vực. Cần phải rút kinh nghiệm từ các nước đi trước để tiết
kiệm thời gian và tập trung vào cơ chế thực hiện chính sách.
Đối với một số ngành cơng nghiệp, nhất là các ngành địi hỏi cơng nghệ
và thâm dụng vốn thì việc xem xét để nhìn nhận và lựa chọn cách thức sản xuất
modul hay tích hợp cho Việt Nam là rất cần thiết. Để trở thành một đối tác trong
sản xuất tích hợp cần có khả năng thiết kế và vận hành nhà máy đạt hiệu quả,
phải biết điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết kế linh phụ kiện, đào
tạo nhân cơng có trình độ cao, sản xuất khn mẫu chính xác... Điều này sẽ giúp
cho nền cơng nghiệp trưởng thành từ nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đơn đặt
hàng của nước ngoài thành một đối tác khó có thể thay thế trong mạng lưới sản
xuất tồn cầu. Nó cũng giải quyết được mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc
gia kém phát triển với các quốc gia đi trước, sẽ khơng cịn là mối quan hệ một
chiều mà trở thành quan hệ song phương bình đẳng vì chính các quốc gia đó
cũng sẽ phụ thuộc vào các quốc gia đang sản xuất tích hợp cho mình. Nếu Việt
Nam thực hiện được điều này thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ
được nâng lên một tầm cao hơn.
Trong số các nước ASEAN thì Thái Lan và Việt Nam được Nhật bản coi
là ứng cử viên hàng đầu cho cách thức sản xuất tích hợp này. Đã đến lúc chính
phủ cần đưa ra được những mục tiêu rõ ràng liên quan đến cách thức sản xuất
cùng với những kế hoạch hành động thích hợp nhất là đối với một số ngành
công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ cao mà chưa thể tự mình đứng vững.
Chính phủ Nhật Bản và cộng đồng khối doanh nghiệp cũng phối hợp chủ động
để hỗ trợ hợp tác kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật cho mục tiêu này. Với việc sản
xuất tích hợp thì trong thời gian đầu các doanh nghiệp trong nước có thể bị phụ
thuộc vào Nhật Bản. Ngược lại, với sự liên kết này thì Nhật bản cũng sẽ bị phụ
thuộc vào Việt Nam. Khi xây dựng quan hệ đối tác chiến lưổctng ngành chế
tạo , khi cần mở rộng đầu tư sang nước khác, các nhà lắp ráp Nhật Bản cũng
kéo theo các nhà cung cấp Việt Nam, tương tự như một số các nhà cung cấp
Thái lan đã đầu tư vào Việt Nam theo như yêu cầu của các nhà lắp ráp Nhật
Bản. Trong thời gian tới đây có thể là mơ hình sản xuất hiệu quả nhất để tiếp
nhận vốn và chuyển giao công nghệ nhanh nhất từ các nước sang các doanh
nghiệp Việt Nam.
3.2.3. Phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia
Chi phí nhân cơng: trong ngành cơng nghiệp điện tử, bên cạnh những
địi hỏi mới thì lợi thế vốn có vẫn là nhân tố động lực để phát triển. Ở Việt Nam
chi phí tiền lương nhân công tương đối thấp là một điều kiện tốt để hấp dẫn các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành cơng nghiệp nói chung và ngành
cơng nghiệp điện tử nói riêng, đặc biệt là những ngành sản xuất các linh kiện
cồng kềnh, các sản phẩm điện tử gia dụng. Giá sức lao động ở Việt Nam đang
được đánh giá là chỉ bằng một nửa của Trung Quốc, tuy nhiên, trong q trình
sản xuất của cơng nghiệp điện tử lại địi hỏi phải có những kỹ năng và trình độ
nhất định do những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bởi vậy cần nhanh chóng đào tạo
một đội ngũ cơng nhân lành nghề trong lúc mà chi phí cho việc đào tạo cịn thấp
để vẫn duy trì được những lợi thế về tiền lương và có thể khai thác được ngay.
Thể chế chính trị: với mơi trường chính trị ổn định thì Việt Nam đang có
một lợi thế cạnh tranh quan trọng cho công nghiệp điện tử so với các nước
ASEAN khác vốn đang bị đe dọa bởi nhiều vấn đề bất ổn về chính trị, tơn giáo,
sắc tộc. Mặt khác, Việt Nam cũng là một quốc gia có độ an tồn cao cho đầu tư
kinh doanh so với các nước như Indonesia, Philippin... môi trường đầu tư cho
ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi nhờ hàng loạt các
biện pháp kích thích kinh tế và sự thay đổi cơ chế kiểm soát của chính phủ đã
đưa ra trong thời gian gần đây.
Dân số đông: xu hướng tiêu dùng các sản phẩm điện tử trong các ngành
cơng nghiệp và trong hộ gia đình ngày càng tăng là nhân tố quan trọng để mở
rộng quy mô thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm điện tử Việt Nam. Với mức
dân số cao thứ 13 trên thế giới cộng với nền kinh tế đang thay đổi từng giờ Việt
Nam sẽ là một thị trường nội địa hấp dẫn đối với ngành điện tử gia dụng. Mặc
dù thu nhập bình qn đầu người cịn thấp về tuyệt đối nhưng tốc độ tăng lại
tương đối cao, cơ cấu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng... sẽ là các nhân tố có sức
thu hút đầu tư FDI rất lớn.
Vị trí đị lý: Việt Nam nằm ở khu vực Đông Á – giữa ASEAN với Trung
Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc, vị trí thuận lợi này cũng cần phải đươc khai thác
triệt để trong công nghiệp điện tử. Do thuận lợi trong việc vận chuyển các linh
kiện và thiết bị từ các quốc gia khác đến nên sự phân cơng lao động thơng
thường trong cơng nghiệp điện tử có thể thực hiện dễ dàng, Việt Nam sẽ là địa
điểm thực hiện hoạt động lắp ráp các loại linh kiện từ các quốc gia trong khu
vực sau đó xuất khẩu thành phẩm sang các thị trường lân cận. Mặt khác, với chi
phí vận tải thấp nên các sản phẩm điện tử lắp ráp tại Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh
tranh về giá, tuy nhiên, phương thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của
quá trình phát triển. Nếu không biết sử dụng lợi thế về sức cạnh tranh và sức lan
tỏa trong thu hút FDI thì lợi thế về chi phí thấp sẽ có tác dụng ngược lại, giữ
chân Việt Nam nằm trong mắt xích thấp nhất của chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong những năm tiếp theo, Việt Nam nên khai thác những lợi thế này
theo phương thức liên kết ngược lại, cần khuyến khích và thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài để xây dựng các cơ sở công nghiệp phụ trợ ngay tại Việt Nam
và cung ứng cho các cơ sở lắp ráp ở các quốc gia lân cận. Thông qua liên kết
sản xuất các doanh nghiệp điện tử Việt Nam sẽ tiếp nhận được công nghệ mới
và những kỹ năng cần thiết để phát triển công nghiệp điện tử quốc gia ngày một
lớn mạnh.
3.2.4. Phát triển các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản
Các chuyên gia của Nhật Bàn đã nhận xét: vì muốn đi tắt đón đầu nên các
nước đang phát triển thường có xu hướng bỏ qua ngành cơng nghiệp chế tạo cơ
bản, cho đến khi đứng trước nguy cơ bị mất đi những nhà đầu tư lớn của nước
ngồi thì họ mới nhận thức được tầm quan trọng của ngành này. Công nghiệp
của Trung Quốc hay Việt Nam hiện tại có thể thực hiện được những chi tiết đơn
giản trong cơng nghiệp khn mẫu nhưng những chi tiết địi hỏi có độ chính xác
cao chỉ có thể thực hiện được ở Nhật Bản và một số ít ở Thái Lan. Ngay cả
những nước có trình độ phát triển cao như Hàn Quốc cũng gặp phải khó khăn
trong ngành này. Inđơnexia và Thái Lan đã thức tỉnh được điều này và nhận biết
đó chính là ngành cơng nghiệp có vai trị then chốt nên đã có nhiều chính sách
hợp lý và kịp thời. Thái Lan đã xây dựng được một khu công nghiệp cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật thuê để sản xuất khuôn mẫu và Indonexia
cũng đang cố gắng mời các doanh nghiệp Nhật Bản trong các lĩnh vực này vào
đầu tư.
Theo điều tra của ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản – JBIC năm 2006
cho thấy: có khoảng 32% số cơng ty Nhật Bản coi Việt Nam là nước có tiềm
năng để phát triển sản xuất và đã tỏ rõ sự quan tâm tới Việt Nam. Ngành công
nghiệp chế tạo của Nhật Bản xác định Việt Nam được đặt ở vị trí thứ 4 trong số
các nước có tiềm năng phát triển sản xuất (sau Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ).
Nếu Việt Nam chiếm lĩnh được ưu thế ở các ngành chế tạo thì trong mọi hồn
cảnh các cơng ty đa quốc gia sẽ khó có thể rời khỏi Việt Nam.
3.2.5. Đảm bảo nguồn nhân lực
Do có dân số đơng nên lực lượng lao động rất lớnnhưng đa số người lao
động của Việt Nam chưa được đào tạo về tác phong, kỹ năng và kỉ luật lao động
công nghiệp. Đối với ngành công nghiệp điện tử ln địi hỏi lao động được đào
tạo ở trình độ cao bởi vậy cần sớm hình thành các giải pháp đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành này như:
+ Nhanh chóng hình thành quỹ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho ngành công
nghiệp điện tử, quỹ sẽ được tài trợ bởi ngân sách đầu tư phát triển của ngành và
từ sự đóng góp của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
+ Xúc tiến các chương trình hợp tác đào tạo và các chương trình nghiên
cứu phát triển. Các trường đại học ở Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu có tiềm
năng khá lớn về cơng nghiệp điện tử mặt khác chi phí đào tạo và nghiên cứu ở
Việt Nam cong ở mức độ thấp nên cần có sự phối hợp giữa các cơ quan này với
các doanh nghiệp trong việc đào tạo và nghiên cứu, có như vậy mới phát huy
được nội lực tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công
nghiệp điện tử Việt Nam.
+ Thực hiện chế độ đào tạo thường xuyên để người lao động được tiếp
cận với các chi thức mới của ngành cơng nghiệp điện tử. Có thể đào tạo tại chỗ
theo định kỳ hàng năm để nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý doang
nghiệp và đội ngũ lao động kỹ thuật, đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu
từ các doanh nghiệp điện tử hàng đầu Nhật Bản ở ASEAN nhằm nâng cao trình
độ của nguồn nhân lực nội địa.
+ Khuyến khích các đối tác nước ngồi thực hiện những chương trình
trao đổi vè kỹ thuật, trao đổi về nghiên cứu phát triển công nghiệp điện tử với
các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu của Việt Nam nhằm nâng cao trình độ
cơng nghệ và quản lý để phát triển ổn định.
+ Chú ý đến khả năng ngoại ngữ của nguồn nhân lực bởi nó có ảnh
hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư FDI. Chính phủ cần cân nhắc để cải tiến hệ
thống giáo dục gắn chặt với phát triển ngoại ngữ theo như kinh nghiệm của
Phillippin, Singapore và Malaixia, đã đến lúc cần nhìn nhận và đánh gía chính
sách này như một trong các công cụ quan trọng của quốc gia trong chiến lược đi
tắt đón đầu để đạt được các thành tựu công nghiệp như mong đợi.
3.2.6. Phát triển ngành công nghiệp điện tử
Bên cạnh các giải pháp cần tập trung thực hiện thì cần có thêm một số các
giải pháp bổ trợ để thúc đầy nhanh nền công nghiệp điện tử phát triển.
Lựa chọn mơ hình và bước đi thích hợp cho ngành cơng nghiệp điện tử
cũng là vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau. Việt Nam bắt đầu lắp ráp công
nghiệp điện tử từ những năm 1990 đến nay, là quốc gia đi sau nhưng giai đoạn 1
đã tiêu phí gần 20 năm trong khi cần bắt đầu giai đoạn 2 sớm hơn. Đã đến lúc
công nghiệp điện tử Việt Nam phải chuyển sang giai đoạn sau, và trong thời
điểm hiện nay cần tập trung vào giai đoạn đầu tư sản xuất các linh kiện, thiết bị
và những sản phẩm địi hỏi cơng nghệ cao, lao động có kỹ năng và hàm lượng
nghiên cứu phát triển. Các ngành công nghiệp chế tạo là một ngành như vậy.
Với những kinh nghiệm ban đầu, công nghiệp điện tử Việt Nam đã có thị
trường tiêu thụ được chuyển giao và được tiếp nhận những cơng nghệ tương đối
cao, tuy chưa có nhiều đội ngũ cán bộ lao động có kỹ năng nhưng có thể đào tạo
nhanh dựa trên năng lực vốn có. Mặt khác, chỉ khi đi thẳng vào khâu sản xuất
các linh kiện và sản phẩm có chất lượng cao thì mới phát huy được lợi thế của
Việt Nam để cạnh tranh các sản phẩm điện tử với các nước trong khu vực. Học
tập kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cũng nên xây dựng thương hiệu
cho các sản phẩm chất lượng quốc tế có nhãn hiệu Việt, từng bước hình thành
hệ thống phân phối loại sản phẩm điện tử Việt Nam này trên thị trường trong
nước.
Phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa kinh tế - xã
hội, được đặt trong chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp để cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Hơn nữa, trong tương lai không xa công nghiệp
điện tử sẽ trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn không chỉ thỏa mãn nhu
cầu của thị trường nội địa mà còn vươn ra xuất khẩu tới các thị trường khác trên
thế giới. Việc học tập kinh nghiệm của những quốc gia đi trước như Nhật Bản,
tập trung các nguồn lực để thực hiện các giải pháp là đòi hỏi khách quan. Đồng
thời vấn đề này cũng liên quan trực tiếp và cấp thiết với các doanh nghiệp của
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang hoạt động và những doanh nghiệp sẽ
hình thành trong tương lai, tạo nên những mối quan hệ kinh tế mới giữa Việt
Nam và nền kinh tế thế giới.
KẾT LUẬN
Chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn
đến 2020 : đã chỉ rõ tầm nhìn phát triển của cơng nghiệp quốc gia là Việt nam
sẽ trở thành một mắt xích của cơng nghiệp khu vực và thế giới. Điều này được
hiểu là phát triển công nghiệp Việt Nam phải đặt trong phân công khu vực, hợp
tác và sản xuất toàn cầu. Như vậy, công nghiệp phụ trợ cần được xác định rõ
như là một công cụ quan trọng để công nghiệp Việt Nam có thể kết nối với khu
vực.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp
phụ trợ giai đoạn đến năm 2010, định hướng tới năm 2020. Đối với ngành điện
tử - tin học, từ nay đến năm 2010 tập trung đầu tư sản xuất linh kiện điện tử, vi
mạch điện tử, vật liệu linh kiện từ, linh kiện thạch anh, linh kiện máy vi tính…
để phát triển các thiết bị ngoại vi và máy tính cá nhân, đồ điện tử gia dụng, thiết
bị nghe nhìn, các thiết bị lắp ráp đơn giản. Sau năm 2010 sẽ phát triển sản xuất
linh kiện lắp ráp đồng bộ, sản xuất thiết bị điện tử y tế, kỹ thuật cao, thiết bị
điện tử dùng cho cảnh báo.Về biện pháp, quy hoạch cũng đề ra nhiều giải pháp
cụ thể để nhằm đạt được mục tiêu của quy hoạch.
Đề tài này xin được đóng góp một phần vào cách nhìn nhận về cơng
nghiệp phụ trợ như là một chiến lược giúp đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Việt Nam