Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số giải pháp quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO 90012000 tại Công ty CP bê tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.16 KB, 11 trang )

Một số giải pháp quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn
ISO 90012000 tại Công ty CP bê tông.
I. Một số giải pháp quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 tại Công ty CP bê tông
1. Cam kết của lãnh đạo công ty trong việc duy trì, cải tiến, hoàn
thiện quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO.
Cam kết của ban lãnh đạo Công ty trong việc duy trì, cải tiến, hoàn thiện
quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 là hết sức cần thiết, bởi
lẽ khi ban lãnh đạo Công ty cam kết sử dụng ISO vào quản lý nguồn nhân lực,
điều đó cũng đồng nghĩa với việc cam kết về chất lượng của sản phẩm của
Công ty. Nguồn nhân lực là chỉ tiêu cơ bản của mọi nguồn lực, làm tốt công tác
quản lý nguồn nhân lực cũng có nghĩa là sẽ làm tốt các khâu khác. Để thực
hiện tốt được điều này, ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt các điều sau:
- Nắm vững các nguyên tắc, nội dung của ISO 9001:2000, cũng như
các bước thực hiện để có thể áp dụng cho toàn Công ty.
- Xem xét lại hệ thống quản lý, đảm bảo các nguồn lực để quản lý
nguồn nhân lực của Công ty.
2.Tăng cường công tác lập kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực
trong Công ty.
Công tác lập kế hoạch là một trong những khâu quan trọng, nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, nền kinh tế
theo hướng mở cửa và có sự biến động sâu sắc. Môi trường kinh doanh biến
đổi thường xuyên vì vậy yêu cầu đặt ra là để thích ứng, tồn tại và phát triển
Công ty phải có sự đổi mới hoàn thiện mình cho phù hợp với môi trường.
Trong môi trường biến động đó đòi hỏi mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng
phải biến động theo, từ đó kéo theo những thay đổi về nguồn nhân lực cũng
phải phù hợp với điều kiện mới. Khi đó để có một nguồn nhân lực tốt đáp ứng
các yêu cầu công việc trong Công ty đòi hỏi Công ty phải có một kế hoạch tuyển
dụng nguồn nhân lực linh hoạt và thường xuyên hơn với tư cách là một biện
pháp quan trọng để tạo ra đội ngũ lao động hợp lý cả về số lượng lẫn chất
lượng.


Để làm tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, trong thời gian tới
Công ty cần sớm đưa ra một quy trình quản lý nhân lực trong đó quy định rõ
trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng phòng ban.
Công ty có thể xây dựng dựa theo bản mô phỏng sau:
- Giám đốc:
Ký hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết
định kỷ luật cán bộ công nhân viên và quyết định điều chuyển lao động trong
Công ty.
Phê duyệt kế hoạch lao động, tuyển dụng, tiêu chuẩn cán bộ công
nhân viên, tiêu chuẩn bậc thợ.
- Phòng TC – HC
Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch sử dụng lao động,
kế hoạch tuyển dụng lao động của Công ty.
Thực hiện các thủ tục tiếp nhận, điều chuyển lao động, ký hợp đồng
lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, nâng bậc lương, thi hành kỷ luật lao
động và quy chế của Công ty.
Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong
Công ty, theo dõi sự biến động về số lượng, chất lượng cũng như tình hình thực
hiện các định mức lao động của các đơn vị nhằm đưa ra các kiến nghị tham
mưu giúp giám đốc đưa ra các quyết định liên quan đến công tác lao động.
- Phòng kỹ thuật
Xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ, kiểm tra, sát hạch bậc thợ.
- Các phân xưởng
Quản lý sắp xếp, bố trí nhân lực của phân xưởng mình.
Lập kế hoạch sử dụng và tuyển thêm lao động năm trong phân xưởng
rồi gửi phòng tổ chức hành chính.
Lập thống kê lao động thực tế hàng tháng gửi phòng tổ chức hành
chính
Lập định mức lao động của phân xưởng.
Khái quát lại ta có qui trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong Công ty như

sau:
- Công ty lập kế hoạch sản xuất năm đưa xuống từng phòng, các phòng căn cứ
vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, vào định mức lao động, định mức năng suất
thiết bị máy móc của đơn vị mình, tiến hành lập kế hoạch về lao động của đơn
vị mình một cách tiết kiệm và hợp lý nhất.
- Bản kế hoạch lao động năm của các phòng sẽ được gửi tới phòng tổ chức hành
chính. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổng hợp lại, đưa ra kế hoạch lao
động cho toàn Công ty, sau đó trình lên giám đốc phê duyệt.
- Giám đốc căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như qui
định chung của Công ty về quản lý lao động để xem xét, phê duyệt kế hoạch về
lao động, gửi lại phòng tổ chức hành chính để đưa xuống các phòng, phân
xưởng thực hiện.
Trên đây là một vài ý kiến về công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, trong thời
gian tới Công ty cần đẩy mạnh công tác này, coi đây là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu quyết định tới hoạt động của toàn Công ty.
3.Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1 Đào tạo cán bộ quản lý
Như chúng ta đã biết, thực chất của quá trình quản lý là thông qua con
người tác động lên con người và các yếu tố của quá trình sản xuất, biến đổi
chúng theo ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý. Cán bộ quản lý trong doanh
nghiệp sẽ là những người tác động trực tiếp tới đội ngũ lao động, định hướng,
biến đổi họ theo cách riêng có của mình. Từ đó có thể thấy vai trò của cán bộ
quản lý trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp vững
mạnh trước tiên phải có một đội ngũ quản lý giỏi, nhạy bén, hết mình vì doanh
nghiệp.
Tại Công ty CP bê tông, đội ngũ cán bộ quản lý chiếm một tỷ lệ đông đảo
khoảng 34.88% số lao động toàn Công ty. Số lao động này hầu hết là lao động
mới được tuyển chọn, họ có năng lực, trình độ và phong cách làm việc khoa
học. Họ đang là niềm tin, sự tự hào của Công ty. Tuy nhiên, trong một vài năm
tới rất có thể trong số họ, nhiều người sẽ không còn đạt được những phẩm

chất vốn có khi xưa, nguyên nhân của vấn đề này có thể do tuồi tác hoặc do
những nguyên nhân khách quan khác như: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
môi trường làm việc... Khi đó vấn đề đặt ra cho công ty là phải đào tạo lại đội
ngũ lao động này nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của công việc đặt ra.
Để làm được điều này Công ty cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác tổ chức đào tạo, xây dựng hệ thống đào tạo
rộng lớn, quy mô. Đào tạo một cách căng thẳng về thời gian theo một cơ cấu
kiến thức và cách thức thích hợp (nếu là đào tạo tại chỗ), Công ty cần lựa chọn
kỹ trung tâm đào tạo (nếu là đào tạo bên ngoài), tốt nhất nên cử cán bộ được
đào tạo đến những trung tâm chuyên đào tạo về quản lý chất lượng cao như
các trường Đại học danh tiếng trong nước, các Vụ, Viện nghiên cứu...
- Phải có chương trình, cơ cấu, kiến thức đào tạo cho từng loại cán bộ
quản lý. Theo kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế lớn và các Công ty lớn trên
thế giới thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cao thì tỷ lệ kiến thức về kinh tế,
quản lý càng cao nhưng kiến thức kỹ thuật thì vừa phải, cụ thể đối với tổng
giám đốc tỷ lệ đó là 4 – 5 – 1, giám đốc là 4.5 – 4 – 1.5, với quản đốc là 4 – 3 –
3, và tổ trưởng là 3 – 2.5 – 4.5. Với tỷ lệ kiến thức như vậy thì nhà quản lý ở
từng cấp mới phát huy tốt năng lực của mình, tổ chức và vận hành công việc
mới trôi chảy và đạt hiệu quả cao.
- Cán bộ quản lý trong Công ty là những người có tiếng nói và tầm ảnh
hưởng trực tiếp đối với nhân viên của mình. Vì vậy khi tuyển chọn cán bộ quản
lý đi đào tạo cần tuyển chọn những người có đầy đủ năng lực về t_bduy, trí tuệ,
có khả năng dẫn dụ, điều khiển người khác. Ngày nay, quản lý đã không còn là
một công việc đơn thuần mà nó đã trở thành một nghề, thậm chí có người ví
nó như một môn nghệ thuật, “nghệ thuật quản lý”, do đó nó đòi hỏi những ai
muốn trở thành nhà quản lý thì cần phải hội đủ những phẩm chất bắt buộc.
3.2 Đào tạo cán bộ kỹ thuật
Cán bộ kỹ thuật là những người trực tiếp làm việc tại các phân xưởng, công
trường. Họ là những người hiểu rõ nhất những khó khăn, tồn tại của Công ty
trong quá trình sản xuất, việc đào tạo họ chủ yếu là về mặt kỹ thuật, chuyên

môn và khả năng tiếp nhận các tác động quản lý nhằm giúp họ có cái nhìn sâu
sắc hơn về công việc cũng như khả năng tiếp thu, phân tích những mệnh lệnh
của cấp trên giao cho. Để có đội ngũ cán bộ, công nhân có chất lượng, Công ty
thực hiện tốt những công việc sau:
- Kết hợp với các trường công nhân kỹ thuật, các trường Cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi học nhằm đào
tạo cho họ những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ và
các kỹ năng sản xuất.
- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và phát triển với các Công ty liên doanh,
các Công ty nước ngoài nhằm tiếp thu trình độ công nghệ hiện đại và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, để từ đó đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công
nhân viên theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
- Bên cạnh việc đào tạo tốt nghề chính, Công ty cần đào tào cho công nhân
nghề thứ hai để họ có thể thực hiện kiêm nghề, kiêm chức. Lao động theo
phương pháp tiên tiến, thúc đẩy họ tích cực tham gia cải tiến, sáng kiến kỹ
thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

×