Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SKKN: Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.34 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
"Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1"
       I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.
       Họ và tên: Lương Thị Thanh Nhàn
       Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường tiểu học Ngọc Xuân ­ 
Thành phố Cao Bằng.
       II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG
      Áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1trong 
trường tiểu học.
       III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
       Kỹ năng đọc là sự  khởi đầu giúp cho học sinh chiễm lĩnh một công cụ 
mới để sử  dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi 
là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ  thì kỹ  năng đọc có một  
vị trí quan trọng không thể  thiếu trong chương trình môn tiếng việt bậc tiểu 
học.
       Nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tôt sẽ giúp các em phát  
triển tư  duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa  
của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn vừa đọc, hiểu được các lệnh, các yêu 
cầu trong môn học.
       Năm học 2015 ­ 2016, Tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ 
nhiệm lớp 1D, ở lứa tuổi này, khả năng tập trung chý ý của trẻ chưa cao. Khi 
nhận lớp tôi rất băn khoăn và trăn trở khi học sinh đọc còn chậm, đọc ngọng,  
đọc yếu. Nên việc bồi dưỡng kỹ năng đọc cho các em ở giai đoạn này rất khó  
khăn.
       Kết quả khảo sát đầu nămđạt được cụ thể như sau:
TSHS

Đọc tốt


Đọc đúng

Đọc chậm

Đọc 
ngọng

Đọc yếu

32

5 = 15,5%

10 = 31%

7 = 22%

4 =12,5%

6 = 19%

       Để rèn luện cho các em học tốt đọc thành thạo, đọc đúng, dộc trôi chảy 
thì khi lên lớp trên em sẽ  học vững vàng và học tốt hơn, ham học, tích cực 
trong học tập tôi đã chọn " "Một số  giải pháp rèn kỹ  năng đọc cho học sinh 
lớp 1" Và vận dụng sáng kiến này ngay tại lớp của tôi chủ nhiệm.
       IV. BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN


       1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
       a) Sáng kiến này có tính mới được áp dụng lần đầu không trùng với các  

sáng kiến đã được công nhận trước đó.
       b) Tính sáng tạo, tính khoa học:
Được thể hiện qua các giải pháp đã được triển khai trong công tác giảng dạy  
phân môn tiếng việt lớp 1 ở trường tiểu học Ngọc Xuân. Cụ thể như sau:
       * Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh phát âm
       Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phát âm là phương pháp quan trọng 
hàng đâu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ 
năng hướng dẫn tốt.
       Khi hướng dẫn học sinh phát âm cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để 
học sinh dễ  hiểu và có thể  tự  mình phát âm đúng, đối với những âm, vần,  
tiếng dễ  nhầm lẫn, giáo viên phải so sánh, phân tích cụ  thể  cách phát âm 
( môi, răng, lưỡi, đường dẫn hơi, đường thoát hơi khi phát âm nguyên âm và 
phụ âm.
        Trong quá trình rèn luyện kỹ năng phát âm cho học sinh, giáo viên đặc  
biệt quan tâm đến mối quan hệ  tương tác giữa học sinh với học sinh, giáo 
viên cần chú trong rèn luyện cho các em có kỹ năng nghe ­ nhận xét ­ sửa lỗi 
giúp bạn và tự  sửa lỗi cho minh. Các em sử  dụng các kỹ  năng  ấy thường  
xuyên trong các tiêt học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt.
        Trong quá trình nghe để nhận xét và sửa lỗi cho bạn sẽ giúp học sinh tự 
điều chỉnh cho mình, đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh  
dạn, tự  tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân  
cách, thực hiện thường xuyên sẽ tạo được bầu không khí  học tập nhẹ nhàng, 
thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học  
theo hướng tích cực
       * Giải pháp 2: Giáo viên đọc mẫu chuẩn
Ở  lứa tuổi học sinh tiểu học các em luôn coi thầy cô giáo của mình là thần 
tượng, là chuẩn mực, các em thích giống như  thầy cô và người lớn, các em  
bắt trước cô từ đi đứng, lời nói cử chỉ, chữ viết vì hàng ngày các em đến lớp 
chủ  yếu nghe giọng của giáo viên, nên giáo viên cố  gắng cho học sinh nghe 
đúng nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục.

         Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phất âm đúng. Mỗi giáo 
viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập  
có chia nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn  
phát âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát  
âm tự nhiên theo phương ngữ của mình.
        Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người 
khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt, đồng thời giáo viên 
phải nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo 
mẫu, biện pháp cấu âm và biên pháp luyên phát âm đúng qua trung gian. Tùy 


thuộc âm thanh sai lạc,   tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện 
pháp.
         Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn cho  
học sinh biết kỹ năng " nghe ­ nhìn" như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ 
dàng hơn.
         Người giáo viên khi đọc mẫu không đơn giản chỉ là phát âm ra âm tiết  
mà phải phát âm chuẩn xác và kết hợp với thuật hình môi nhằm hướng dẫn  
các em phát âm chuẩn xác. Vì trong môn tiếng việt việc quan sat môi cô khi  
phát âm ­ âm mới là rất quan trọng.
        *Giải pháp 3: Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh
          Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải  
điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ  dễ  nhàm chán, 
không muốn luyện tập. Khi ấy giáo viên cần kiên trì hướng dẫn làm mẫu, yêu 
cầu học sinh phát âm nhiều lần thường xuyên khuyến khích động viên khích  
lệ học sinh bằng những lời khen từ đó học sinh sẽ quyết tâm học hơn.
         Để giúp các em học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn  
sửa lỗi cho học sinh trong giờ học môn tiếng việt mà cần luôn theo dõi, uốn  
nắn cho các em cả  trong các tiết học khác trong giờ  ra chơi, trong các hoạt  
động mua hát tập thể. Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói 

một cách tự  nhiên nhất. Người giáo viên cần chú ý quan sát để  phát hiện  
những lỗi của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo điều kiện cho học 
sinh thói quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu.
        * Giải pháp 4: Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh
Song song với việc hướng dẫn học sinh phát âm giữa giáo viên với học sinh,  
học sinh với học sinh thì giáo viên có thể bàn bạc với phụ huynh nêu ra cách  
đọc một số  chữ  khó để  phụ  huynh nắm bắt được, từ  đó tạo điều kiện rèn  
luyện phát âm cho các em khi ở nhà.
         Với một em số em khó khăn về phát âm, giáo viên có thể gặp trực tiếp  
phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chon mua những quyển truyện tranh  
trong có lời đối thoại nhiều phụ  âm mà học sinh hay nhầm lẫn và dành thời 
gian đọc, kể cho các em nghe, dạy cho các em kể lại chuyện.
         Ngoài ra cần nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách  
phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời  
nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục cho các em  ở  nhà. 
Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát 
âm chuẩn mực giúp các em ngấm   dần một cách tự  nhiên khi đọc phát âm 
đúng.
        * Giải pháp 5: Rèn đọc bằng phương pháp tổ chức trò chơi
         Để hỗ trợ cho việc rèn đọc tôi còn sử dụng phương pháp trò chơi luyện 
đọc. Tổ  chức các trò chơi đơn giản, không mất nhiều thời gian, không cần 
chuẩn bị công phu. Trò chơi luyện đọc tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, tiết  
học diễn ra nhẹ  nhàng các em tham gia trò chơi sẽ  phát triển trí thông minh,  
khả  năng sáng tạo để  đáp  ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ  cho 


việc học tập tốt. Các em tham gia trò chơi còn rèn tính tập thể  và sự  hỗ  trợ 
lẫn nhau trong học tập. Nên giáo viên có thể lồng ghép hoạt động trò chơi vào 
trong các tiết học bằng nhiều hình thức, thi đọc to, đọc lưu loát, thi đọc tiếp 
sức. Đọc thơ truyền điện. Giáo viên có thể lựa chọn loại trò chơi sao cho phù  

hợp với nội dung yêu cầu của từng bài và thời gian của tiết dạy.
        * Giải pháp 6: Tuyên dương khuyến khích học sinh
         Trong năm học 2015 ­2016, để  áp dụng rèn đọc cho các em đồng thời  
cũng thường xuyên kiểm tra đánh giá kết hợp với biên pháp tuyên dương, 
khuyến khíc các em từ đó các em rất hứng thú, vui vẻ tạo được bầu không khí  
thoải mái và là động lực cho các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa lỗi mà các  
em mắc phải.
        Khi các em tiến bộ, tôi dùng lời nói động viên để khuyến khích các em,  
cũng có thể nhận xét vào vở của các em khi chấm vở viết của các em. Không 
chỉ khen những em đẫ biết sửa lỗi mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn 
phát âm đúng để từ đó các em có động lực giúp bạn hơn, hứng thú công việc  
đó hơn.
       2. Hiệu quả
        Qua áp dụng sáng kiến trong năm học 2015 ­ 2016, tôi nhận thấy khả 
năng đọc cũng như lỗi phát âm của các em được nâng lên, học sinh hứng thú 
trong học tập kết quả cụ thể như sau:
TSHS
32

Đọc tốt
12 = 37,5%

Đọc đúng

Đọc chậm

16 = 50%

2 = 6.3%


Đọc ngọng Đọc yếu
1 =3,1%

1 = 3,1%

      
       3. Khả năng và điều kiên cần thiết để áp dụng sáng kiến
        Sáng kiến này có thể áp dụng có thể áp dụng với học sinh lớp 1 trong các  
trường tiểu học. Để áp dụng được sáng kiến này:
      * Đối với giáo viên:
      Giáo viên thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
      Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu sâu thiết kế.
      Giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề.
      Giáo viên khi phát âm phải chuẩn xác. Sử dụng phương pháp dạy học linh  
hoạt gây hứng thú học tập cho học sinh.
      * Đối với học sinh:
      Phát âm chuẩn xác, kiên trì rèn đọc.
      Tự giác luyện tập để sửa lỗi sai.
      Cần hiểu nghĩa của tiếng, từ, câu.
      * Đối với phụ huynh:


      Hướng dẫn học sinh luyện đọc, chuẩn bị bài ở nhà.
      Thường xuyên kiểm tra, quan tâm, sửa sai về rèn đọc ở nhà cho các em.
      4. Thời gian thực hiện sáng kiến
       Tôi thực hiện sáng kiến này từ  năm 2015 ­ 2016, và tiếp tục thực hiện  
trong các năm học tiếp theo.
      5. Kết luận
       Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 và áp dụng các giải pháp nêu 
trên tôi nhận thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về  nề  nếp trong 

học tập và đã trở thành thói quen của mối học sinh.
       Trên đây là báo cáo sáng kiến "Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc cho học  
sinh lớp 1"  ở  trường tiểu học Ngọc Xuân. Đây cũng chỉ  là một kinh nghiệm 
rất nhỏ  của bản thân tôi trong quá trình làm nghề  giáo. Để  công tác chuyên 
môn nghiệp vụ  và giảng dạy đạt kết qua tốt. Bản thân tôi phải nố  lực cố 
gắng nhiều hơn nữa, luôn học hỏi kinh nghiệp của các bạn đồng nghiệp. Tôi  
rất mong nhận được sự đóng góp bổ xung của ban giám hiệu nhà trường, các  
bạn đồng nghiệp để  giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy của 
mình.
  Ngọc Xuân, ngày 5 tháng 4 năm 2017
                                                                                          Người viết báo cáo

Lương Thị Thanh Nhàn



×