Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.64 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC
III.1 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
III.1.1 Mục đích
Theo kết quả nghiên cứu và phân tích trên đây thì Công ty lắp máy điện
nước vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định trong cơ cấu tổ chức. Chính vì
vậy, nhiệm vụ trước mắt của ban giám đốc công ty đó là phải làm thế nào để
chỉnh đốn lại cơ cấu tổ chức công ty, cho phù hợp với những thay đổi của môi
trường trong và ngoài công ty.
III.1.2 Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Phương hướng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
công ty đó là: Gọn nhẹ, chuyên tinh, linh hoạt và có hiệu quả. Bộ máy quản lý
mới phải thể hiện tính thống nhất trong mục tiêu chung của tổ chức, phải là tối
ưu nhất và thể hiện tính linh hoạt cao.
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ có nghĩa là xây dựng một cơ cấu tổ chức nhỏ gọn
không kồng kềnh mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Chuyên tinh có nghĩa là hoàn thiện cơ cấu tổ chức hướng đến xây dựng
đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lức quản lý thực sự. Chính
vì thế mà số lượng cán bộ giảm mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Bộ máy quản lý công ty mới phải mang lại hiệu quả cho công ty, được
mọi người chấp nhận.
III.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC
III.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức
III.2.1.1 Mở rộng sự phân cấp, phân quyền trong công ty
Phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn trong mọi tổ chức, đồng thời nó cũng
là một vấn đề rất tế nhị. Đụng chạm tới quyền lợi và nghĩa vụ của rất nhiều
người. Trong Công ty lắp máy điện nước sự phân cấp, phân quyền đã được xác
định rõ. Quyền lực của từng bộ phận được gắn liền với chức danh của họ trong
công ty. Nhưng thực tế, tại công ty, sự phân cấp, phân quyền còn hạn chế, gây ra
không ít cản trợ cho hoạt động của công ty.
Với khoảng 550 người làm việc trong công ty thì bộ máy quản lý doanh


nghiệp tương đối lớn, phạm vi quản lý rộng do vậy quyền hạn và trách nhiệm
của cán bộ quản lý là tương đối lớn. Riêng Giám Đốc công ty phải trực tiếp chỉ
đạo rất nhiều phòng ban, đôi khi bị nhiễu thông tin và áp lực công việc rất lớn
ảnh hưởng tới tâm lý lãnh đạo mất tập trung vào những việc mang tính chiến
lược của công ty. Cần thiết phải uỷ quyền cho cấp dưới những công việc cần
thiết. Khi đó cấp dưới được uỷ quyền có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc và
báo cáo lại cho giám đốc. Giám đốc lúc này chỉ giữ vai trò điều hành, giám sát
các hoạt động của cấp dưới, nhơ đó có thêm thời gian cho các công việc mang
tính chiến lược của công ty.
Mặt khác, các phòng ban quản lý cũng được giao cho từng Phó Giám Đốc
phụ trách. Cụ thể là, Phó Giám Đốc kinh doanh phụ trách chủ yếu các mạng đối
ngoài của doanh nghiệp từ việc hiệp tác sản xuất, liên doanh, liên kết đến công
tác mua vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Phó Giám Đốc kỹ thuật phụ trách về
mạng kỹ thuật trong công ty, từ khâu kiểm duyệt những thiết bị mới nhập cho
tới máy móc thiết bị đã qua sử dụng và toàn bộ những vấn đề liên quan đến kỹ
thuật của công trình. Phó Giám Đốc - KCN là người chịu trách nhiệm chính
trong việc thi công các công trình dân dụng và khu công nghiệp. Tuy nhiên,
trong các lĩnh vực mà các Phó Giám Đốc được toàn quyền quyết định đôi khi lại
mang tính chủ quan của các Phó Giám Đốc dẫn đến quyết định không đạt được
hiệu quả như mong muốn. Để khắc phục tình trạng này thì mở rộng phân quyền
là một cách hữu hiệu. Bằng việc mở rộng phân quyền, các trưởng phòng, nhân
viên cấp dưới sẽ có thể tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý chung của công
ty. phát huy tôt tính sáng tạo trong công việc của các nhân viên. Tự đó có những
đề xuất, kiến nghị đúng đắn hơn trong việc hoàn thiện các quyết định quản lý.
Hiện nay, môi trường kinh doanh đang có nhiều biến động, cơ cấu tổ chức
của Công ty lắp máy điện nước cần thu gọn nên việc mở rộng phân cấp quản lý
là điều cần thiết và phải tuỳ thuộc vào quy mô, khối lượng công việc của từng
bộ phận để có thể bố trí nhân sự cho phù hợp, tránh tình trạng phân cấp phần
quyền quá mức làm thổi phồng quy mô cơ cấu tổ chức.
III.2.1.2 Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận

Mô hình trực tuyến chức năng của Công ty lắp máy điện nước có một
nhược điểm lớn đó là giảm sự phối hợp giữa các bộ phận. Điều này làm tiến độ
công việc chậm chạp, các quyết định quản lý kém chính xác và văn hoá tổ chức
bị rời rạc. Để khắc phục nhược điểm này trong cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
lắp máy điện nước ta có những giải pháp sau:
Thứ nhất: dựng một sơ đồ cơ cấu đặt tại vị trí thuận tiện để mọi nhân viên
đều có thể nhìn thấy. Nhờ đó nắm bắt được mối liên hệ chức năng giữa các
phòng ban trong công ty.
Thứ hai: Ban lãnh đạo cần thường xuyên tổ chức những cuộc họp gồm
các Phó Giám Đốc và các trưởng phòng ở các lĩnh vực có liên quan cùng tham
gia thảo luận.
Thứ ba: Xây dựng những “sứ giả” thường là những nhà tham mưu hoặc
những người có quan hệ tốt trong công ty tìm hiểu các phòng ban qua đó tuyên
truyền gắn kết các bộ phận trong công ty lại.
Thứ tư: Công bố rộng rãi chiến lược chính sách, kế hoạch lớn cho tất cả
các thành phần, bộ phận liên quan.
III.2.2 Nhóm giải pháp về lao động
III.2.2.1 Đào tạo nhân lực
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, cạnh tranh giữa các công ty trên thị
trường là rất lớn. Để hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm hợp với thị hiếu
người tiêu dùng đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ cao, Con người là
cái nguồn lực chính giúp tổ chức thực hiện chiến lược của mình. Nói chung
trình độ lao động cao thì công ty mới có thể hoạt động kinh doanh tốt, cạnh
tranh được với đối thủ. Chính vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực là công việc quan
trọng trong mỗi tổ chức. Công việc đào tạo bao gồm những việc sau: Hoàn thiện
kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, công
nhân kỹ thuật và hoàn thiện công tác đào tạo lao động.
III.2.2.1.1. Hoàn thiện kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo
Để thực hiện các kỹ năng quản lý cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
1. Hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo trực tiếp: là kỹ năng làm việc với con

người trong tổ chức và bên ngoài liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
2. Hoàn thiện kỹ năng uỷ quyền: là kỹ năng mà người lãnh đạo cho phép
cấp dưới của mình có quyền chịu trách nhiệm và ra quyết định ở một số khâu,
một số giai đoạn. Tuy nhiên, khi cấp trên giao quyền cho cấp dưới nhưng không
phải là hoàn toàn, vẫn phải theo dõi quá trình làm việc của cấp dưới. Đồng thời,
cấp dưới cũng phải thường xuyên báo cáo lên cấp trên kết quả làm việc và
những vấn đề lớn của công ty.
3. Hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ: Mặc dù giám đốc là người điều hành
nhưng muốn điều hành và giám sát được các bộ phận đòi hỏi người quản lý phải
nắm vững được chuyên môn nghiệp vụ của các bộ phận mình quản lý, phải hiểu
sâu sắc chuyên môn của công ty mới có thể quản lý tốt được công ty.
4. Hoàn thiện kỹ năng tư duy và phát triển hệ thống: Đây là kỹ năng
quan trọng. Cần phải phối hợp mọi người trong công ty thành một khối thống
nhất đồng thời phải biết phân tích tổ chức một cách hoàn hảo trước khi ra
quyết định. Đây là kỹ năng phức tạp, Công ty có quy mô càng lớn thì đòi hỏi
càng cao.
Để hoàn thiện những kỹ năng trên, công ty cần cho các cán bộ quản lý của
mình tham gia học tập tại các trường có uy tín, hay công ty tự tổ chức các lớp
tập huấn và mời giáo viên tại các trường có uy tín đến giảng dạy. Hiện nay
Công ty lắp máy điện nước đã thực hiện những việc này tuy nhiên cần phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác đào tạo. Ngoài ra, nếu cần thiết công ty có thể cử cán bộ
sang nước ngoài nghiên cứu.
III.2.2.1.2 Nâng cao tay nghề cho công nhân
Tay nghề công nhân là yếu tố rất quan trọng trong quá trình thực hiện
công việc của công ty, nhất là với Công ty lắp máy điện nước, một công ty hoạt
động trong lĩnh vực kỹ thuật. Nếu công nhân được đào tạo tốt, tay nghề cao thì
công ty có thể giảm bớt được rất nhiều lao động giảm chi phí nhân công mà vẫn
có thể thực hiện tốt các công việc của công ty. Ngoài ra, công nhân có tay nghề
cao là điều kiện tốt để công ty có thể áp dụng công nghệ một cách tốt hơn trong

quá trình thi công. Để thực hiện được điều này, ngoài chất lượng công nhân đầu
vào thì công ty cần tổ chức tốt công tác đào tạo lao động trong quá trình làm
việc của công nhân.
III.2.2.1.3 Hoàn thiện công tác đào tạo lao động
Như đã phân tích ở trên thì công tác đào tạo lao động là cực kỳ quan
trọng, cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay là công ty tư nhân hay bất kỳ
một loại hình doanh nghiệp tổ chức nào khác. Ý thức được tầm quan trọng này
Công ty lắp máy điện nước luôn tổ chức đào tạo lao động, nâng cao kiến thức
cho người lao động trong công ty. Trên thực tế hiện nay, Công ty lắp máy điện
nước đang áp dụng các hình thức đào tạo sau:
Đào tạo chủ yếu cho cán bộ nhân viên làm việc lâu năm đồng thời hướng
dẫn cho nhân viên mới hoặc nhân viên có chuyên môn kém hơn nhanh chóng
đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Đào tạo kỹ năng an toàn lao động. Đây là kỹ năng tối cần thiết trong lao
động, nhất là đối với những công ty hoạt động xây lắp như Công ty lắp máy
điện nước. Và công ty cũng tổ chức đào tạo thường xuyên theo định kỳ.
Đào tạo kỹ năng, cách thức làm việc điển hình trong công ty. Chính vì thế,
nhân viên trong công ty có thể luân chuyển cho nhau giữa các bộ phận.
Đào tạo tại chỗ. Đây là hình thức đào tạo thực nghiệm hơn là lý thuyết.
Theo hình thức đào tạo này, nhân viên được đào tạo thông qua sự quan sát trực
tiếp của người hướng dẫn. Chính vì vậy, giảm được chi phí đào tạo.

×