Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.23 KB, 20 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH TẠI CƠNG TY TÂY HỒ.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


2
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA
CÔNG TY TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TỚI.
3.1.1. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn 2008-2013.
Xây dựng Công ty phát triển một cách bền vững trên cơ sở bảo đảm
những cân đối cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế với
nhiệm vụ quốc phịng.
Xây dựng Cơng ty trở thành một doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
mạnh, đồng thời là một đơn vị dự bị động viên quan trọng của Bộ Quốc
Phòng.
Đạt giá trị sản lượng tăng trưởng bình quân 9 – 12%/ năm.
Định hướng của Công ty về ngành nghề kinh doanh trong những năm
tới:


- Xây dựng các Cơng trình : dân dụng, giao thơng, thủy lợi, hạ tầng kỹ
thuật, Quốc phịng.
- Trang trí nội ngoại thất.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110KV.
- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà.
- Lắp đặt thiết bị cơng trình và dây truyền sản xuất.
- Tư vấn, thiết kế tổng mặt hàng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với cơng
trình dân dụng Công nghiệp.
- Thiết kế kết cấu: đối với Cơng trình dân dụng và Cơng nghiệp.
- Thiết kế Cơng trình cầu.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


3
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Thiết kế Cơng trình xây dựng, đường bộ đến loại trung.
- Khảo sát địa chất cơng trình.
- Khảo sát trắc địa cơng trình.
- Khảo sát thủy văn các cơng trình thủy lợi.
- Khoan, khai thác giếng nước ngầm, lắp đặt hệ thống cấp thốt nước.
- Sử dụng Vật liệu nổ Cơng nghiệp và thi công nổ phá.
- Khai thác, mua bán vật liệu xây dựng ( đất, đá, cát, sỏi), vật tư thiết bị
xây dựng, vật tư thanh xử lý, hàng tiêu dùng.
- Xuất khẩu nơng sản, lâm sản, khống sản, hàng thủ công mỹ nghệ và

nguyên vật liêu. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư, thực
phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến cố
định, cho thuê trang thiết bị máy cơng trình.
- Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng.
- Khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản, khoáng sản ( trừ lâm sản,
khoáng sản Nhà nước cấm )
- Phá dỡ các cơng trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông,
thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng.
3.1.2. Phương hướng phát triển cơ bản của công ty trong giai đoạn 2008 –
2013.
Mọi hoạt động của Công ty đều phải bám sát chủ trương đường lối của
Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Bộ Quốc Phòng về nhiệm vụ
lao động sản xuất và làm kinh tế của quân đội và lấy đó làm định hướng để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


4
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Thực hiện kế hoạch đầu tư từng bước, có trọng tâm để tăng năng lực sản
xuất kinh doanh của Công ty (gồm: con người, máy móc thiết bị, cơng nghệ,
năng lực tài chính….), đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường
đầu tư năng lực xây dựng các cơng trình giao thông, thủy điện . . .

Các nhiệm vụ cụ thể:

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


5
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau nhằm đảm bảo đủ vốn trong kinh doanh.
- Đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị theo hướng ưu tiên đầu tư các thiết
bị nhỏ dễ cơ động và công nghệ tiên tiến, tập trung đầu tư các thiết bị vận
chuyển lên cao (cần cẩu, vận thăng), thiết bị gia cơng) (Cốp pha định hình,
trạm trộn bê tông…)
- Nâng cao chất lượng các mặt quản lý. Thực hiện tốt chế dộ kiểm tra và
công tác kiểm tra, coi đó là một khâu quan trọng của cơng tác quản lý.
- Đa dạng hố cả về phương thức và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Trên
cơ sở hoạt động xây lắp là cơ bản, tăng cường các hoạt động kinh doanh dịch
vụ phục vụ ngành xây lắp và các ngành kinh tế khác, trước mắt tập trung vào
sản xuất, kinh doanh các loại vật tư, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gắn liền
với cơng trình xây dựng, liên kết xây dựng và làm thầu phụ xây dựng các
cơng trình lớn. Tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh doanh nhà ở và bất
động sản.
Để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2008-2013 trước
mắt Cơng ty cần tập trung để hồn thành nhiệm vụ mà quân đội giao phó
trong năm 2008 - một năm được dự báo là có nhiều triển vọng cũng như đầy

những thách thức bởi giờ đây Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO và
Công ty cũng vừa mới cổ phần hóa xong cho nên Cơng ty phải đối mặt với rất
nhiều thách thức, đặc biệt là giờ khơng cịn được nhà nước đứng sau giúp đỡ
nhiều như trước nữa. Công ty sẽ phải đổi mới tư duy, cũng như cách thức làm
việc sao cho hiệu quả để có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường xây
lắp vốn đã rất khốc liệt.
Bảng 3.1: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008
Chỉ tiêu

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Đơn vị

Kế hoạch năm 2008

Lớp: QLKT 46B


6
Luận văn tốt nghiệp
Giá trị sản lượng
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp NS

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ
Tr. đ
-

292.000

345.000
6.845
151.000
(Nguồn Phòng kế hoạch - kỹ thuật)

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH TẠI CƠNG TY
TÂY HỒ.
3.2.1. Một số kiến nghị đối với Công ty.
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
* Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng.
- Tiến hành bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy
trưởng, đội trưởng về các nội dung thơng qua hình thức học tại trường đào tạo
bồi dưỡng cán bộ.
+ Các quy định mới của nhà nước về quản lý chất lượng cơng trình.
+ Công nghệ mới, phương pháp thi công mới.
+ Các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các sự cố công trình.
+ Các vấn đề về chất lượng cơng trình.
(Trong các lớp bồi dưỡng cần thiết phải có sự tham gia của cán bộ quản
lý cấp cao).
- Hàng năm công ty nên có những suất học chuyên tu cho các cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật trên cơ sở lấy ý kiến của các phòng chức năng để các
cán bộ có cơ hội phát triển nghề nghiệp, trau dồi kiến thức.
* Đối với các kỹ sư xây dựng có trình độ trung cấp, cao đẳng và công
nhân kỹ thuật.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B



7
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Khuyến khích các kỹ sư xây dựng đi học các lớp tại chức về chuyên
ngành xây dựng, quản trị kinh doanh. Công ty sẽ hỗ trợ một phần kinh phí
cho q trình học tập nghiên cứu cán bộ.
- Mở những lớp học ngắn ngày tuyên truyền sâu rộng trong Công ty về
quy chế quản lý chất lượng và trách nhiệm thực hiện nghiêm túc chế độ trách
nhiệm cá nhân trong quản lý chất lượng.
- Tăng cường công tác giáo dục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội
ngũ lao động trong công ty đặc biệt là các cán bộ tham gia vào công tác quản
lý chất lượng. Tổ chức các phong trào thi đua giữa các xí nghiệp, các phịng
ban trong Cơng ty đối với vấn đề đảm bảo chất lượng công trình.
* Đối với lao động phổ thơng và mùa vụ.
- Công ty nên lập kế hoạch sát hạch tay nghề, chuyên môn hàng năm đối
với lực lượng lao động này để đảm bảo chất lượng cơng trình cho các dự án
xây dựng.
- Ngồi ra, cơng ty cũng nên có những chính sách ưu đãi với những cơng
nhân làm việc mùa vụ, nếu qua khảo sát cho thấy tay nghề tốt, hiệu quả cơng
việc cao thì nên tuyển dụng làm cơng nhân chính thức cho Cơng ty. Nó sẽ tạo
động lực cho họ làm việc có trách nhiệm hơn và Cơng ty cũng tuyển dụng
được lao động có tay nghề cao.
3.2.1.2. Xiết chặt công tác quản lý vật liêu xây dựng.
Công ty chỉ sử dụng các loại vật tư, vật liệu đảm bảo như yêu cầu và chỉ
định của thiết kế. 100 % số lượng, chủng loại vật tư, vật liệu đạt TCVN.


SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


8
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Những vật tư chủ yếu như xi măng, sắt thép, gạch xây, cát, đá các loại và
vật tư cho cơng tác hồn thiện... trước khi đưa vào sử dụng đều được thí
nghiệm về các chỉ tiêu nén, kéo, độ sạch, cấp phối hạt... Các chỉ tiêu này đảm
bảo đạt tiêu chuẩn cho phép và được chủ đầu tư chấp nhận mới sử dụng. Khi
sử dụng thực hiện đúng những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Cơng ty sẽ tính tốn khối lượng các chủng loại vật tư cần cung ứng trong
từng giai đoạn thi công (theo tiến độ) để đưa ra thời điểm cung ứng thích hợp
đảm bảo thời gian và khối lượng dự trữ vật tư, vật liệu tại công trường theo
đúng yêu cầu.
Chuẩn bị đầy đủ kho bãi tập kết cho từng chủng loại vật tư, vật liệu khác
nhau như vật liệu khơ, vật liệu ướt, vật liệu rời, vật liệu đóng bao và lập
phương án bảo quản vật tư vật liệu khi vận chuyển vào kho cơng trình, nhất là
xi măng, sắt thép, gỗ, có kho riêng để tập kết và bảo quản vật tư thiết bị dễ vỡ,
dễ cháy.
Tổ chức xe máy vận chuyển vật tư, vật liệu với số lượng và tải trọng hợp
lý, tránh lãng phí do chồng chéo hay gián đoạn trong quá trình cung ứng. Làm
việc với các cơ quan chức năng để xin giấy phép cho xe vận tải chạy và ra vào
công trường theo luồng và đúng tuyến đường quy định.
Đối với công tác kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng.
* Lập danh sách các nhà cung ứng vật tư có uy tín, có giấy chứng nhận

đăng ký chất lượng.
* Kiểm tra chất lượng hợp đồng mua sắm vật tư. Nội dung hợp đồng
phải phù hợp với các quy định hiện hành, phải có đủ các điều khoản quan
trọng về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức vận chuyển, phương thức
thanh toán, bảo hành…

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


9
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

* Kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản vật tư, mỗi loại vật tư yêu
cầu một phương thức vận chuyển và bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Các vật liệu dễ cháy nỏ cần được vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng,
các vật liệu dễ hư hỏng cần được che đậy trong quá trình vận chuyển. Việc
kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản sẽ góp phần đảm bảo chất lượng
vật tư ngay từ đầu.
* Kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đưa vào sử dụng. Mục đích đảm
bảo vật liệu đưa vào thi công đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
* Kiểm tra chất lượng vật tư bằng phương pháp thí nghiệm theo định kỳ
để đánh giá chính xác chất lượng vật tư (trong một số trường hợp có thể tiến
hành kiểm tra chất lượng vật tư ngay khi mua về). Phải tiến hành việc kiểm
tra này do một số vật liệu chưa sử dụng hết được lưu kho, một số khác có tính
giảm phẩm cấp chất lượng theo thời gian, hay do vật liệu được cung ứng từ
nhiều nguôn khác nhau.

* Bên cách các hoạt động kiếm tra trên cần thiết phải xem xét hệ thống
kho bãi tập kết vật tư có đảm bảo tiêu chuẩn khơng, hệ thống sổ sách chứng
từ xuất nhập vật tư…
* Ngoài ra, các xí nghiệp thuộc cơng ty cần phải thay đổi kiểu làm việc
quan liêu, đổi mới tư duy theo cách làm việc mới, đặt hiệu quả lên hàng đầu,
cải tiến đổi mới quy trình kiểm tra chất lượng tại cơng ty sao cho chặt chẽ
ngay từ khâu mua và thuê vật tư.
Sơ đồ 3.1: Quản lý kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào cơng trình.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


10
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

SƠ ĐỒ QUẢN LÝ - KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ ĐƯA VÀO CÔNG TRÌNH

CHỈ HUY TRƯỞNG

Lựa chọn
đánh giá

CHỈ HUY PHĨ

Điều hành


KCS

CÁN BỘ VẬT TƯ

NƠI CUNG CẤP
CHÍNH HÃNG,
TIN CẬY

- Kiểm tra hợp đồng mua sắm vật
tư.
-Kiểm tra chứng chỉ chất lượng.
- Đo kiểm.
- Thí nghiệm.
- Lưu mẫu.

Thực hiện

Nhập kho

Xuất kho
Theo nguyên tắc FIFO
Kiểm tra phương thức
vận chuyển.

Kiểm tra lại vật tư trước khi đưa
vào cơng trình

Được sự đồng ý của giám sát bên
A


Đưa vào cơng trình.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


11
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

3.2.1.3. Đầu tư có chiều sâu cho máy móc thiết bị phục vụ cho cơng trình.
Xác định nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý chất
lượng, căn cứ vào khả năng hiện có của Cơng ty nhằm lựa chọn thiết bị cần
được đầu tư trên cơ sở tính tốn hiệu quả kinh tế tài chính.
Các phương án lựa chọn phải đảm bảo:
- Phù hợp với chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh của Công ty
- Nằm trong khả năng về vốn hiện có của Cơng ty
- Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của việc công tác kiểm tra
- Có độ tin cậy cao
Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để tiến hành hoạt động đầu tư
- Xây dựng hợp đồng
- Cân đối nguồn vốn hiện có
- Kiểm tra mức độ chính xác của thiết bị
- Tiến hành đào tạo kỹ năng sử dụng cho cán bộ kiểm tra chất lượng nếu
thấy cần thiết
Trong giai đoạn đầu tư vấn đề quan trọng là việc xây dựng hợp đồng và
đảm bảo vốn để thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ. Trong quá trình tiếp nhận

cần đặc biệt chú ý đến vấn đề cơng nghệ (phải có bảng hướng dẫn sử dụng
kiểm tra các tham số kỹ thuật chủ yếu).

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


12
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Bên cạnh việc đầu tư các thiết bị đáp ứng nhu cầu thi cơng các cơng trình
có u cầu kỹ thuật cao cần đặc biệt chú ý đến việc đầu tư đổi mới các máy
móc, thiết bị và phương tiện hiện có. Ưu tiên đối với các thiết bị đã hết thời
gian khấu hao. Máy cắt đá, phun sơn, bơm nước, các loại máy hàn, máy biến
thế xoay chiều, máy phát hiện, cẩu các loại và một số thiết bị kiểm tra thước
tầm, thước thép, ôm kế, khuôn đúc bê tông…
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng quản lý thi cơng cơng trình.
Về tiến độ
- Chậm giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng bất lợi của mưa lũ là những
nguyên nhân khách quan phổ biến nhất hiện nay gây kéo dài thời gian thi
công. Tuy nhiên vẫn có thể rút ngắn được thời gian chậm trễ bằng sự nỗ lực
trong thực hiện nhiệm vụ của các xí nghiệp và cơng ty, bằng cách Cơng ty xây
dựng các phương án thi công linh hoạt và hợp lý.
- Công ty cần đầu tư cho đào tạo để nâng cao năng lực điều hành ở công
trường, tay nghề công nhân và cũng nên đầu tư hợp lý cho trang thiết bị phục
vụ công trường.
- Công ty phải cùng với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra thiết kế bản vẽ thi

công, chủ động triển khai thi công vào thời gian hợp lý, tránh rơi vào dịp Lễ,
Tết, mùa mưa lũ.
Về quản lý chất lượng
- Sau mỗi cơng trình nếu có xảy ra 1 số sự cố hư hỏng như; nứt tường,
trần nhà bị thấm nước…..Công ty nên nghiên cứu nguyên nhân và tìm biện
pháp khắc phục để chất lượng cơng trình ngày càng tốt hơn, nâng cao uy tín
của cơng ty trong ngành xây dựng.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


13
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Công ty nên chỉ thị cho các xí nghiệp cần sử dụng nhiều hơn số công
nhân đã qua đào tạo chuẩn bậc thợ, đối với lao động thời vụ cũng cần phải
được đào tạo thực tế ở công trường trước khi tham gia thi cơng chính thức để
góp phần hạn chế sai sót trong thi cơng.
Về an tồn lao động và vệ sinh mơi trường
- Cơng ty và xí nghiệp cần tăng cường tập huấn, giáo dục công nhân ý
thức về an toàn lao động.
- Trang bị và sử dụng các đồ dùng bảo hộ lao động như giày, nón, găng
tay, dây đeo an tồn khi làm việc.
- Bố trí lán trại, nhà tắm, nhà vệ sinh cho công nhân
3.2.1.5. Xây dựng thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn
ISO 9000.

* Sự cần thiết.
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ( gồm 9001;
9002;9003) đã trở nên phổ biến. Để có thể tham gia vào đấu thầu quốc tế yêu
cầu đầu tiên là các doanh nghiệp xây dựng phải có hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Xuất phát lợi ích mà ISO mang lại giảm chi phí, nâng cao năng suất,
nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm nhờ đó tạo dựng
được uy tín đối với khách hàng và tăng sức cạnh tranh của Công ty.
* Phương thức thực hiện.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


14
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Thuê các chuyên gia về quản lý chất lượng.
- Công ty tiến hành xem xét và đánh giá các văn bản hiện hành về chất
lượng.
- Xây dựng chính sách chất lượng của Cơng ty. Chính sách này phải thể
hiện:
+ Trách nhiệm của Công ty đối với vấn đề chất lượng
+ Trách nhiệm của Công ty trong việc thoả mãn các yêu cầu khách hàng
+ Cho thấy sự tham gia của mọi thành viên trong Công ty vào sự phát
triển của chất lượng.
- Chọn đội ngũ cán bộ để đào tạo bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về

ISO.
- Xây dựng sổ tay chất lượng, trình tự xây dựng sổ tay chất lượng như
sau:
+ Lập danh sách các chính chất lượng, các mục tiêu, thủ tục hiện hành
có thể áp dụng được hay xây dựng các phương án để làm cơng việc đó.
+ Quyết định các yếu tố của hệ thống chất lượng được áp dụng tương
ứng với tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng được chọn.
+ Nhận dữ liệu về hệ thống chất lượng từ các nguồn thích hợp
+ Gửi và đánh giá các phiếu hỏi về các thể lệ đang tồn tại
+ Bổ xung thêm nguồn dữ liệu, xác định kết cấu và hoàn thiện sổ tay
chất lượng.
+ Sổ tay chất lượng phải đảm bảo một số nội dung
++ Nếu bật chính sách chất lượng của Cơng ty

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


15
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

++ Trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ trong quản lý
++ Thủ tục và các chỉ dẫn của hệ quản lý chất lượng
++ Quy định về việc xem xét, bổ xung và quản lý sổ tay chất lượng
- Từng bước xây dựng một số thủ tục chất lượng trong việc quản lý và
kiểm tra. Các thủ tục này cần làm rõ:
+ Mục đích của việc thực hiện

+ Phạm vi áp dụng trong tồn Cơng ty hay trong từng xí nghiệp thành
viên
+ Tên cơng việc và u cầu về trình độ của người thực hiện
+ Các tài liệu tham khảo cần thiết cho
+ Quy trình thực hiện cơng việc
+ Các biểu mẫu tài liệu… cần sử dụng khi thực hiện theo quy trình.
- Huấn luyện và thực hiện thử nghiệm hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000
- Kiểm tra nội bộ, đánh giá và hoàn thành các thủ tục
- Nhận chứng chỉ của bên thứ ba và thực hiện các hoạt động nhằm duy
trì hệ thống.
* Điều kiện thực hiện

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


16
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Trách nhiệm và vai trò của người lãnh đạo phải thể hiện rõ. Giám đốc
Công ty phải là người cam kết thực thi chính sách chất lượng. Các cán bộ
quản lý cấp cao cần nỗ lực hợp tác nhằm tăng hiệu quả của hệ thống quản lý
chất lượng.
- Người đứng đầu hệ quản lý chất lượng phải có đủ quyền hành để thực
hiện các hoạt động nhằm duy trì hệ thống, phải là người có kinh nghiệm, tình
độ cũng như uy tín đối với những người đứng đầu các bộ phận.

- Việc xây dựng sổ tay và thủ tục chất lượng phải do người có trách
nhiệm điều hành làm: do họ là những người gần gũi với quá trình nên họ biết
cách điều hành quá trình sao cho hiệu quả nhất, thủ tục do những người ngồi
xây dựng để mang tính chung chung không cụ thể.
- Các nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống có được đảm bảo khơng
- Hiện nay nếu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 Cơng ty có một số thuận lợi là: đã áp dụng 1 vài khâu theo tiêu
chuẩn 9000 vừa mới trong năm nay, đó là cơng tác chất lượng thi cơng và
quản lý chất lượng cơng trình. Nếu khơng có gì thay đổi thì đến năm 2010
Cơng ty sẽ hoàn thành xong việc áp dụng tiêu chuẩn này. Ngồi ra, Cơng ty
cịn được sự hỗ trợ của cấp trên, các cán bộ quản lý kỹ thuật có thâm niên ít
nhiều đã có những nghiên cứu nhất định về hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9000.
- Bên cạnh đó, Cơng ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, vấn đề
đảm bảo nguồn lực cho việc xây dựng và duy trì hệ quản lý chất lượng (khi
mà u cầu xây dựng phịng thí nghiệm hợp chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với
doanh nghiệp xây dựng nếu muốn nhận được chứng chỉ ISO), trình độ của
cán bộ ở các xí nghiệp. Tất cả những việc này địi hỏi phải có thời gian, và
Cơng ty đang cố gắng hết sức để hồn thành.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


17
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ


* Chi phí thực hiện:
Thơng thường chi phí để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000 rất lớn có thể sẽ vượt ra ngoài khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên
hiệu quả mà nó mang lại sau này là rất lớn.
Dự kiến chi phí trên sẽ lấy trích một phần từ lợi nhuận để lại kết hợp với
vốn vay ưu đãi từ cấp trên.
Chi phí xây dựng phịng thí nghiệm hợp chuẩn: 3-5 triệu đồng
* Kết quả dự kiến:

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


18
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Nhận chứng chỉ từ một tổ chức có uy tín nước ngồi.
Giảm thiểu chi phí sai hỏng, sửa chữa thơng qua việc tăng các chi phí
cho hoạt động phịng ngừa.
Thoả mãn tốt các u cầu của khách hàng (có thể chứng minh được
thơng qua hoạt động điều tra).
3.2.2. Một số kiến nghị với nhà nước.
Để có thể nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý chất lượng cơng trình ở
các doanh nghiệp xây lắp thì nếu chỉ có sự cố gắng từ một phía (doanh
nghiệp) thơi thì sẽ khơng bao giờ đạt hiệu quả cao vì Nhà nước giữ một vai
trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò điều tiết nên kinh tế.
Nhà nước không can thiệt sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp nhưng nhờ có các chính sách của mình mà Nhà nước đã tạo ra môi
trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, muốn nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lý chất lượng cơng trình ở Cơng ty Tây Hồ cũng như
các cơng ty khác trong cả nước thì cần phải có sự giúp sức của Nhà nước.
Theo em Nhà nước thực hiện một số việc sau:
Thứ nhất: Nhà nước cần tiếp tục bổ xung, sửa đổi và ban hành các quy
chế cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình. Tăng cường cơng tác quản lý nhà
nước về quản lý chất lượng; Tăng cường công tác hướng dẫn pháp luật về
quản lý chất lượng.
Thứ hai: Nhà nước chỉ được giao nhiệm vụ xây dựng cho những chủ
đầu tư phù hợp với quy định của Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ;
Xử lý nghiêm minh đối với chủ đầu tư về các vi phạm ảnh hưởng đến chất
lượng cơng trình; Xử lý các nhà thầu tư vấn có vi phạm làm ảnh hưởng chất
lượng cơng trình; Xử lý các nhà thầu thi cơng xây dựng có vi phạm.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


19
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Thứ ba: Hiện nay trong q trình tồn cầu hóa, và đặc biệt giờ đây Việt
nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì Nhà nước nên quan tâm hơn nữa
đến việc bắt tất cả các DN phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các qui định
của Luật Xây dựng cũng như các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý
Nhà nước về quản lý chất lươợng cơng trình, sản phẩm xây dựng. Đồng thời

khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO – 9000 để chủ động tự kiểm
soát chất lượng các giai đoạn công việc từ người công nhân trực tiếp đến các
cấp quản lý kỹ thuật chất lượng của DN cho từng cơng trình xây dựng, sản
phẩm xây dựng.
Thứ tư: Về phía Bộ xây dựng – cơ quan đại diện cho Nhà nước trong
việc kiểm tra giám sát chất lượng cơng trình thì cũng cần có làm một số việc
để nâng cao chất lượng các cơng trình:
- Thực hiện cải cách hành chính nhằm phân định rõ quyền hạn, trách
nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng; tách rõ quyền hạn, trách nhiệm về
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. Một mặt, Bộ Xây dựng phải quan
tâm đến việc xã hội hóa cơng tác quản lý chất lượng cơng trình theo hai
hướng: Xã hội hóa giám sát chất lượng cơng trình mang tính kỹ thuật; tức là
thực hiện chun mơn hóa, chuyên nghiệp hóa cao các chủ thể tham gia xây
dựng, chun nghiệp hố giám sát chất lượng cơng trình thơng qua các hợp
đồng kinh tế; Và hướng dẫn tồn xã hội tham gia giám sát chất lượng cơng
trình xây dựng; nếu thấy cần thiết sẽ thông báo công khai với dân những
thông tin liên quan đến chất lượng công trình để dân biết, dân bàn, dân kiểm
tra, giám sát.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


20
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ


- Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng
cao kiến thức luật pháp, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm
công tác giám sát xây dựng của Bộ bởi chất lượng cơng trình cao hay thấp
vẫn là do yếu tố chủ quan của con người quyết định.
Thứ năm: Nhà nước cũng cần chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị đo
lường và thí nghiệm, và ta nên thực hiện ở các cấp độ khác nhau để tạo thành
một hệ thống các phịng thí nghiệm từ trên xuống dưới, phân theo ba cấp:
- Phòng thí nghiệm của các nhà đầu tư xây dựng, phịng thí nghiệm này
đảm bảo chất lượng cơng việc của nhà thầu xây lắp.
- Phịng thí nghiệm tĩnh hoặc phịng thí nghiệm hậu trường của các đơn
vị tư vấn, quản lý chất lượng. Các phịng thí nghiệm này giúp cho chủ đầu tư
kiểm sốt chất lượng cơng trình của các nhà thầu xây lắp.
- Phịng thí nghiệm trọng điểm làm vai trị trọng tài, phúc tra. Các phịng
thí nghiệm này phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng. Các
phịng này có thể đặt ở các viện nghiên cứu lớn của nhà nước, các trường đại
học lớn vì ở đó có đội ngũ chun gia giỏi có đủ năng lực tổ chức và thực
hiện và đánh giá.
Một hệ thống phịng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán
bộ tinh thông nghề nghiệp là điều khơng thể thiếu trong q trình quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng.
Thứ sáu: Nhà nước cần tổ chức nhiều các hội nghị về quản lý chất
lượng cơng trình xáy dựng trong toàn quốc để bàn về các biện pháp lớn nhằm:
- Tăng cường năng lực của Nhà nước trong lĩnh vực khảo sát thiết kế thi
công xây lắp và nghiệm thu cơng trình, sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng
vật tư thiết bị phục vụ xây dựng công trình.
- Tăng cường năng lực của ban quản lý dự án tư vấn đầu tư và xây dựng,
hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng cơng trình, hệ thống giám định của
Nhà nước về chất lượng.

SV: Nguyễn Bích Ngọc


Lớp: QLKT 46B


21
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Các biện pháp đó sẽ giúp hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng cơng trình hiệu quả hơn cả về kỹ thuật cũng
như con người.

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


22
Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

KẾT LUẬN.
Qua việc nghiên cứu công tác quản lý chất lượng của Công ty Tây Hồ,
em đã mở rộng thêm được kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn, nhờ đó đã
hiểu thêm hơn về công tác quản lý chất lượng công trình. Cơng tác quản lý
chất lượng cơng trình mà được thực hiện tốt thì sẽ góp phần rất lớn vào việc
đảm bảo chất lượng cơng trình. Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, em đã
học hỏi được rất nhiều về cách thức làm việc của các bộ máy trong công ty,

cơ cấu hoạt động của nó. Nhờ vậy em hiểu được những vấn đề cịn tồn tại
trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình của Cơng ty. Chính vì vậy mà
em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả cơng tác quản lý chất lượng cơng trình tại Cơng ty. Do nhận thức và thời
gian nghiên cứu có hạn nên chun đề của em khơng tránh khỏi những thiếu
xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và Cơng ty để
các giải pháp này có tính khả thi cao hơn.
Em xin chân thành cám ơn!

SV: Nguyễn Bích Ngọc

Lớp: QLKT 46B


23
Luận văn tốt nghiệp

SV: Nguyễn Bích Ngọc

GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Lớp: QLKT 46B



×