Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành Sinh học Lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.51 KB, 10 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành Sinh học Lớp 9
Lời nói đầu
Dạy học sinh học ở trường THCS là một vấn đề có ý nghĩa và tầm quan
trọng rất lớn đối với nghề nghiệp và tương lai của mỗi người và toàn xã hội.
Là người thấy ai cũng muốn mình được mọi người tôn vinh, kính
trọng, ai cũng muốn mình là niềm tin là chỗ dựa vững chắc cho học sinh
(HS) của mình, ai cũng muốn học sinh đạt được kết quả cao, vận dụng tốt
kiến thức của bộ môn mình giảng dạy, vận dụng tốt lý thuyết vào các bài
thực hành và thực tiễn cuộc sống.
Đặc biệt đối với môn sinh học – Môn khoa học thực nghiệm, một
khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Mỗi một tiết học, một kiểu
bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp khác nhau, phù hợp với
mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt hơn nữa là “bài thực hành” trong chương trình sinh học là
một vấn đề rất khó, để dạy thành công một bài thực hành đòi hỏi người
giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp phù hợp và qua thử nghiệm
mới có thể thành công. Tuy nhiên khả năng thành công của mỗi tiết dạy
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Qua thực tế giảng dạy môn sinh học 9 tôi xin ghi lại một vài nét có
thể coi là sáng kiến, kinh nghiệm để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo
và đóng góp ý kiến để một tiết thực hành thành công theo mong muốn.
Đích cuối cùng của chúng ta là làm thế nào để học sinh nhận thức và
vận dụng tốt kiến thức vào thực hành và thực tế cuộc sống.
Tôi xin ghi nhận và trân thành cảm ơn những ý kiến xây dựng và
đóng góp của các bạn.
Phần I: Mở đầu
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học lí luận:
Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những
người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai


được giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng XHCN, có trình độ văn hoá,
khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khoẻ, sự thông minh, cần cù, sáng tạo
để xây dựng XHCN.
Để có được điều đó cần đến vai trò rất quan trọn của người thầy.
Thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng
nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận phù hợp
các phương pháp dạy – học (PPDH) với từng kiểu bài, từng nội dung kiến
1
Kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành Sinh học Lớp 9
thức để giúp HS vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và thực
tiễn cuộc sống.
Đó là cơ sở lý luận khiến tôi chọn vấn đề nghiên cứu này.
2. Cơ sở thực tiễn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học trong nhiều năm
liền tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài
thực hành và thực tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới,
kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát,
mô tả, tìm tòi thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong vấn đề
này thì quả đây là một điều rất đáng quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến
sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai.
Đó là cơ sở thực tiễn, là lí do chủ quan thôi thúc tôi quan tâm, trăn
trở lựa chọn nghiên cứu vấn đề này.
II/ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi nghiên cứu.
Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua 13 bài thực hành đã học
trong chương trình sinh học lớp 9:
Bài 1: Tính xác suất xuất hiện trong các mặt của đồng xu.
(Vận dụng giải thích quy luật Di truyền của MenĐen)
Bài 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.

Bài 3: Quan sát và lắp mô hình AND.
Bài 4: Nhận biết một vài dạng đột biến.
Bài 5: Quan sát thường biến.
Bài 6: Tập dượt thao tác giao phấn.
Bài 7: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Bài 8 + 9: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái lên đời sống sinh vật.
Bài 10 + 11: Hệ sinh thái.
Bài 12 + 13: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề dạy 1 tiết thực hành trong
chương trình sinh học lớp 9 - Đối tượng nhận thức ở đây là HS lớp 9A của
trường THCS Hoằng Tân do tôi trực tiếp giảng dạy.
3. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết dạy
thực hành đạt hiệu quả cao, giúp HS thoát khỏi những khó khăn vướng
mắc khi làm thực hành. Ta đã biết mục đích của giáo dục không chỉ đơn
2
Kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành Sinh học Lớp 9
thuần là giúp HS nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn các em cách tiếp thu
và vận dụng tri thức như thế nào.
Vì vậy, qua nghiên cứu tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về vấn đề dạy
một tiết thực hành sinh học như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất. Đó
là mục đích nghiên cứu của đề tài.
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Các phương pháp: Quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm.
- Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các
hiện tượng sinh học.
- Phương pháp hướng dẫn HS tự lực tham gia vào các hoạt động học
tập.

- Tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và tự
bảo vệ ý kiến của mình khi thảo luận, tranh luận.
- Khuyến khích HS thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia
giải quyết vấn đề khi quan sát cũng như khi tiến hành thực hành, thí
nghiệm, làm báo cáo.
Phần II: Nội dung.
A. NỘI DUNG CƠ BẢN.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC.
1. Vai trò của thực hành - thí nghiệm trong dạy học sinh học.
- Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức
học sinh nghiên cứu, giải thích các hiện tượng sinh học.
- TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất
phát cho quá trình nhận thức của HS.
- TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn. Vì
vậy nói là phương pháp, phương tiện duy nhất giúp hình thành ký năng, kĩ
xảo thực hành là cơ sở của tư duy kĩ thuật.
- TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá trình
sinh học.
- TN do GV biểu diễn là mẫu mực về thao tác là cơ sở chuẩn kiến
thức để HS quan sát, nhận xét và bắt chước. Dần dần, khi HS biết cách và
tự tiến hành được TN đó là cơ sở đối chứng giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ
xảo thực hành TN, phát hiện kiến thức.
- TN có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của HS
với các mức độ khác nhau: Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tòi bộ phận,
giải thích, chứng minh, nghiên cứu tìm kiến thức mới…
3
Kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành Sinh học Lớp 9
- Tóm lại: TN được sử dụng đề nghiên cứu bài mới, củng cố, hoàn
thiện kiến thức, kiểm tra, đánh giá kiến thức. Đặc biệt TN có vai trò rất
quan trọng đối với việc dạy – học một bài thực hành. TN có thể do GV biểu

diễn, hoặc do HS tự tiến hành. TN có thể tiến hành trên lớp, trong phòng
TN, ngoài vườn, ngoài đồng ruộng hoặc tại nhà.
2. Bản chất của phương pháp thực hành- thí nghiệm.
- Thực hành, thí nghiệm (THTN) theo lô gíc nghiên cứu thì bản thân
nó là nguồn tri thức mới cho HS, nó là điểm xuất phát cho quá trình tìm
tòi của HS để đi đến việc hình thành kiến thức mới.
- Trong bài thực hành thì TN lại là nguồn kiến thức vừa có vai trò
xây dựng cái mới, vừa có vai trò củng cố, hoàn thiện và kiểm chứng, chứng
minh một vấn đề đã được nhắc đến.
- Bằng hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng GV đã kích thích
hứng thú, sự tìm tòi độc lập sáng tạo của HS.
- Bằng tài liệu quan sát được từ TN do GV biểu diễn hoặc bản thân
HS tự tiến hành, giúp HS có thể phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ
nhân quả, trả lời các câu hỏi để đi tới các kết luận khái quát, phản ánh bản
chất của vấn đề hay hiện tượng sinh học.
Như vậy, với phương pháp này, HS ở vị trí của người nghiên cứu,
chủ động hành động giành tri thức nên sự lĩnh hội kiến thức được sâu sắc
hơn, đầy đủ hơn.
THTN nghiên cứu gồm các bước sau:
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu TH – TN
+ Tổ chức phân tích các điều kiện TN.
+ Giới thiệu các bước, các thao tác tiến hành TN.
+ Giới thiệu các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình TN.
+ Thiết lập các mối quan hệ nhân – quả từ kết quả TN.
- Để HS nắm được mục đích, điều kiện THTN, GV nên giới thiệu
trước cho HS, cách tốt nhất là để HS tự xác định. Quan sát TN là hoạt động
nhận thức tự lực của HS ở đây, thầy chỉ có vai trò là người cố vấn, theo dõi,
giám sát và là trọng tài ghi nhận những thành tích phát hiện tri thức của
HS.
- Việc rút ra kết luận, báo cáo thu hoạch là giai đoạn cuối cùng, quan

trọng nhất trong quá trình THTN tức là sau khi HS THTN giải thích các
hiện tượng, quá trình SH xảy ra 1 cách phù hợp lô gíc đáp ứng mục đích,
yêu cầu đề ra ban đầu thì vấn đề đã được giải quyết.
II/ ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ:
4
Kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành Sinh học Lớp 9
- Khách thể của vấn đề nghiên cứu là “Việc dạy tiết thực hành trong
chương trình sinh học lớp 9”.
- Do đó đối tượng phục vụ của đề tài này là “Hoạt động giảng dạy
của GV và hoạt động nhận thức của HS” trường THCS Hoằng Tân đối với
bài thực hành.
Mong muốn duy nhất của tôi là có được phương pháp giảng dạy tốt
nhất cho mình, các giáo viên khác và HS cùng tham khảo để có được kết
quả cao nhất trong giảng dạy và học tập.
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua trình nghiên cứu thực hiện tôi nhận thấy:
1. Thực trạng của quá trình dạy tiết thực hành sinh học ở trường
THCS Hoằng Tân.
- Từ thực tế điều kiện dân trí và kinh tế của một xã thuộc khu vực
miền núi, điều này dẫn tới HS cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực
hiện 1 tiết thực hành. Giáo viên cũng gặp khó khăn trong giảng dạy.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bài thực hành chưa đạt được đến
mức mong muốn là do: Thiếu đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu cho một số
tiết thực hành, HS khó khăn về kinh tế nên chưa chuẩn bị tốt các mẫu vật
theo yêu cầu.
Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa phù hợp với thực
tế, tình hình mùa vụ của địa phương.
Mặt khác môn sinh học là một khoa học thực nghiệm, môn khoa học
mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng.
Các em phải tự làm TN để tìm kiến thức, qua phương pháp hoạt

động nhóm, HS phải tích cực để tìm tòi, làm TN để đi đến kết luận, giải
quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, làm được báo cáo thu
hoạch theo yêu cầu tránh những hạn chế trong học tập. Tuy nhiên không
phải tất cả các em đều làm được TN, đều viết được báo cáo, không phải
giáo viên nào cũng dạy thành công các bài thực hành theo yêu cầu.
2. Kết quả nghiên cứu:
Từ thực trạng nêu trên đã chi phối không nhỏ đến kết quả của 1 tiết
dạy thực hành sinh học 9.
- GV và HS phải tận dụng triệt để 45’ trên lớp để tổ chức giảng dạy
và học tập, có như vậy mới phát huy hết vai trò tổ chức, hướng dẫn của
GV, mới đảm bảo cho HS tiếp thu hết kiến thức của tiết học.
- Đối với 1 tiết thực hành, GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho
HS hoạt động giúp HS tự tìm ra kết luận và ghi nhớ được kiến thức. HS là
trung tâm của mọi hoạt động, sau khi đã nhận được mục đích, yêu cầu của
5

×