Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường trong môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 8 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Thanh Thảo - Trần Ngọc Trân - Nguyễn Phan Ngọc Tường Vi
Trường Đại học Cần Thơ
Ngày nhận bài: 05/10/2019; ngày chỉnh sửa: 11/11/2019; ngày duyệt đăng: 20/11/2019.
Abstract: The study was conducted on Biology teachers of grade 10, 11 and 12 from 7 high
schools in Can Tho City. The results showed that teachers flexibly infused and integrated
environmetal issues into Biological themes in the school curriculum. Many teaching methods were
used during the integration, in which, teaching methods such as conversation, problem solving and
group discussion are used by teachers with high priority.
Keywords: Environmental education, infusion, integration, biological themes, method.
1. Mở đầu
Theo định hướng chung của nhiều hệ thống giáo dục
trên thế giới, giáo dục môi trường (GDMT) không chủ
trương ghép thêm vào chương trình giáo dục một chủ đề
hay một môn học riêng biệt mới, mà chủ yếu tích hợp,
lồng ghép các vấn đề môi trường vào các nội dung môn
học sẵn có. Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải
kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố có liên quan với
nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó
đạt được nhiều mục tiêu khác nhau [1], [2]. Như vậy, tích
hợp GDMT là cách thức, con đường mà thông qua các
môn học hay hoạt động giáo dục khác nhau, người dạy
liên hệ các vấn đề môi trường vào nội dung giảng dạy để
đạt được các mục tiêu GDMT. Phương pháp tích hợp,
lồng ghép các nội dung môi trường vào các môn học
đang là xu hướng được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc


gia như Botswana, Tanzania, Uganda, Nigeria, New
Zealand, Trung Quốc và Jamaica [3], [4].
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều
văn bản pháp luật được ban hành nhằm định hướng cho
quá trình phát triển bền vững, bao gồm Quyết định số
1363/QĐ-TTg năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống quốc dân” [5], Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm
2020 [6]. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng ban hành nhiều
chỉ thị để phát triển GDMT, bao gồm Chỉ thị số
02/2005/CT-BGDĐT năm 2005 về việc “Tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường” [7]; Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT năm 2008 về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh (HS) tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013 [8]. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở
giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ
về GDMT, đưa nội dung GDMT vào trường học.

48

TP. Cần Thơ là đô thị loại 1 của Việt Nam, đồng thời
là thành phố trực thuộc trung ương nằm ở vị trí trung tâm
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu của
Trần Thị Hậu (2013) [9] tại TP. Cần Thơ cho thấy,
GDMT đã và đang được triển khai ở tất cả các cấp học,
trong đó ở cấp trung học phổ thông (THPT), các môn
Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân có tỉ lệ

tích hợp GDMT là cao nhất; tuy nhiên, tác giả chưa làm
rõ được thực trạng về nội dung và phương pháp tích hợp
GDMT ở từng môn học. Do đó, trong bài viết này, chúng
tôi phân tích thực trạng nội dung và phương pháp tích
hợp GDMT thông qua giảng dạy các chủ đề Sinh học lớp
10, 11, 12 tại 7 trường THPT trên địa bàn TP. Cần Thơ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Về điều tra và khảo sát thực tế, nghiên cứu này được
triển khai dưới hai hình thức chính: điều tra thông qua
phiếu khảo sát và dự giờ giảng dạy chuyên môn. Trong
một số trường hợp, giáo án giảng dạy của giáo viên (GV)
cũng được phân tích để bổ sung thêm thông tin cho kết
quả khảo sát. Khảo sát được tiến hành trên 27 GV giảng
dạy môn Sinh học thuộc 07 trường THPT ở nội thành TP.
Cần Thơ. Các trường có GV tham gia khảo sát bao gồm:
Châu Văn Liêm, Bùi Hữu Nghĩa, Lý Tự Trọng, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Việt Hồng,
Nguyễn Việt Dũng. Các GV tham gia khảo sát được
chọn ngẫu nhiên, có giới tính, độ tuổi và trình độ (cử
nhân, thạc sĩ) khác nhau. Số liệu và thông tin được phân
tích từ tháng 5-10/2019.
Trong khâu tiến hành khảo sát, giai đoạn đầu tiên là
xin giấy giới thiệu của đơn vị quản lí nghiên cứu (Khoa
Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ) để được sự phê
duyệt của Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ trước khi làm việc
với Ban Giám hiệu và GV các trường THPT. Sau khâu
khảo sát thông tin là quá trình xử lí số liệu thu thập được,
Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

phần thống kê các phương pháp tích hợp GDMT được
thực hiện nhờ phần mềm SPSS, đồ thị được minh hoạ
bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lí số liệu SPSS bao
gồm các bước mã hóa số liệu, khai báo biến, xử lí trên
biến, tạo bảng tần số và mô tả thông tin bằng đồ thị [10].
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp giáo
dục môi trường
Ở khối lớp 10, các nội dung thuộc chủ đề sinh học
liên quan đến các cấp độ tổ chức của thế giới sống, sinh
học tế bào, sinh học vi sinh vật và virus đã được lồng
ghép với GDMT một cách đa dạng (bảng 1). Về các cấp
độ tổ chức của thế giới sống, các GV đã giới thiệu mối
liên hệ giữa môi trường và độ đa dạng sinh học của các

loài, đồng thời hình thành và phát triển cho HS thái độ
đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ độ đa
dạng sinh học. Bên cạnh đó, các biện pháp giảm thiểu và
phòng chống thiên tai để nâng cao kĩ năng ứng phó với
biến đổi khí hậu cũng được đề cập. Về chủ đề Sinh học
tế bào, các nội dung như giữ gìn vệ sinh thân thể để
phòng chống các bệnh do vi khuẩn mang lại, bón phân
hoá học đúng liều lượng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng
đã được lồng ghép trong nội dung giảng dạy. Ở chủ đề
Sinh học vi sinh vật và virus, sự tận dụng các vi sinh vật

và sản phẩm của chúng để phát triển phân bón vi sinh,
khí sinh học, giảm thiểu việc sử dụng các loại phân bón
hoá học đã được GV lồng ghép, qua đó hình thành cho
HS thái độ và kĩ năng vận dụng các kiến thức sinh học
để bảo vệ môi trường.

Bảng 1. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp với GDMT ở khối 10
Các chủ đề sinh học/
Nội dung tích hợp
Địa chỉ tích hợp
Sự đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật. Thiên tai
Các cấp độ tổ chức của thế (bão lụt, sóng thần, động đất,...) có thể được gây ra do biến đổi khí hậu, làm giảm
giới sống
đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta cần có biện pháp để phòng chống thiên tai: trồng
cây xanh, tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Vi khuẩn có cấu tạo từ tế bào nhân sơ, có kích thước nhỏ, phân bố rộng, sinh sản
nhanh. Khi con người bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, chúng có thể sinh sản nhanh
Tế bào nhân sơ
làm tăng tốc độ lây truyền. Vì vậy, để hạn chế bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng ta
cần phải giữ gìn môi trường sống luôn trong sạch.
Enzyme có bản chất là protein và có thể bị mất hoạt tính khi ở nhiệt độ cao. Hiện
tượng nóng lên toàn cầu làm ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme trong tế bào, từ
đó ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật trên trái đất. Các biện pháp bảo vệ môi
Enzyme và vai trò của trường để giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu mang lại cần được triển khai.
enzyme trong sự chuyển Hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng do sự xuất hiện các cá thể mang đột
hóa vật chất.
biến ở những gen có khả năng tổng hợp enzyme phân giải loại thuốc đó. Khi tăng
liều lượng thuốc, hiệu quả trừ sâu kém, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chúng ta
không nên sử dụng thuốc trừ sâu hoá học quá liều, tăng cường sử dụng thuốc trừ
sâu vi sinh để giảm ô nhiễm môi trường.

Sự điều hoà không khí do quá trình quang hợp ở cây xanh cần thiết cho cuộc sống
của con người và các loài sinh vật. Do đó, chúng ta cần tuyên truyền trồng rừng,
Quang hợp
phục hồi rừng, chống phá rừng.
Sự phân giải xác động vật và thực vật nhờ vi sinh vật là cơ sở chế biến rác thải hữu
Quá trình phân giải các chất
cơ thành phân bón, góp phần làm sạch môi trường. Trong xử lí rác thải, cần phân
ở vi sinh vật
loại rác để có kế hoạch tái sử dụng rác thải hữu cơ.
Chúng ta có thể bảo vệ vi sinh vật có lợi trong môi trường bằng cách hạn chế thải
ra môi trường các các chất hóa học hoặc các yếu tố vật lí độc hại kìm hãm sự hoạt
động của chúng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến
Con người có thể khai thác vi sinh vật có lợi và các sản phẩm của chúng để phục
sự sinh trưởng của vi sinh
vụ cho các nhu cầu sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ:
vật
sử dụng biogas thay cho các nhiên liệu hoá thạch truyền thống (than, củi, rơm rạ…).
Biogas là sản phẩm hỗn hợp khí được sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí của phân
động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật.

49


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

Virus gây bệnh và ứng dụng


Bệnh truyền nhiễm và miễn
dịch

Đặc tính xâm nhập và lây lan của virus vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ
sâu sinh học, giảm ô nhiễm môi trường. Một số virus gây bệnh cho động vật được
ứng dụng để kìm hãm các động vật gây hại mùa màng (ví dụ: chuột, thỏ) khi chúng
phát triển quá mức, gây mất cân bằng sinh thái. Trong nông nghiệp, chúng ta có
thể sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học thay cho các chất hoá học để bảo vệ
môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Chúng ta cần có ý thức giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ để loại trừ, hạn chế các ổ vi
sinh vật gây bệnh.

Nội dung sinh học ở lớp 11 có nhiều chủ đề cho phép động vật, việc bảo vệ nguồn gen của các động vật hoang
tích hợp GDMT. Qua các nội dung thuộc chủ đề Sinh lí dã, động vật quý hiếm đã được GV lồng ghép với nội
thực vật, GV nhấn mạnh cho HS thấy các tác hại của việc dung bài học (bảng 2). Bên cạnh đó, GV cũng giúp HS
sử dụng phân bón hoá học quá liều và tầm quan trọng của phát triển các thái độ đúng đắn với môi trường như hạn
việc bảo vệ rừng để điều hoà không khí, góp phần giảm chế rác thải, khí thải, nâng cao ý thức về điều hoà dân số
thiểu các hệ quả của biến đổi khí hậu. Ở chủ đề Sinh lí và bảo vệ môi trường.
Bảng 2. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp với GDMT ở khối 11
Các chủ đề sinh học
Nội dung tích hợp
Sự hấp thụ nước và muối Trồng cây đúng mật độ, khoảng cách, xen canh hợp lí. Có ý thức bón phân, tưới
khoáng ở rễ
nước hợp lí, giữ môi trường ổn định.
Bón phân quá liều lượng cho cây trồng làm giảm năng suất nông sản, gây ô nhiễm
Vai trò của các nguyên tố
môi trường đồng thời gây hại cho sức khỏe của con người và động vật. Do đó, cần
khoáng
bón phân đúng liều lượng, đúng cách.
+


Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Quang hợp ở thực vật

Ảnh hưởng của các nhân tố
ngoại cảnh đến quang hợp
Quang hợp và năng suất cây
trồng
Hô hấp ở thực vật

Tiêu hóa ở động vật

Tập tính của động vật

-

Cây hấp thụ nitơ dưới dạng NH4 và NO3 chủ yếu từ phân bón; tuy nhiên, sử dụng
quá nhiều phân bón sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Do đó, cần kiểm soát
liều lượng khi sử dụng phân bón hoá học.
Quá trình quang hợp ở cây xanh giúp điều hòa không khí (hấp thụ CO2, giải phóng
O2), góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Trong chuyển hoá năng lượng, quang
hợp tạo nguồn hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh giới, góp phần giữ cân bằng sinh
thái. Do đó, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng
hợp lí, tránh nguy cơ rừng bị cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến môi sinh.
Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm
(hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp. Do đó, chúng ta cần chủ
động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp.
Chúng ta cần cung cấp nước, bón phân và chăm sóc cây trồng hợp lí, tạo điều kiện
cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.

Hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: O2, nước, nhiệt độ, CO2... Nồng
độ CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp. Trồng nhiều cây xanh có thể hạn chế
khí thải.
Các mắt xích động vật trong chuỗi và lưới thức ăn có vai trò quan trọng, đảm bảo
sự cân bằng sinh thái. Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây diệt vong các
loài động, thực vật. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ động vật, thực vật
và môi trường sống của chúng, đặc biệt là tăng cường bảo tồn sinh học đối với các
loài động vật hoang dã quý hiếm.
Biến đổi khí hậu cùng với việc săn bắt các động vật hoang dã làm mất cân bằng
sinh thái. Do đó, để bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo vệ độ đa dạng sinh học chúng
ta cần lên án hành động săn bắt động vật hoang dã. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần
tạo điều kiện sống thật tốt để chúng sinh sản và tăng nhanh số lượng.

50


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển
của động vật

Điều khiển sinh sản ở động
vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người

- Biến đổi khí hậu đã làm cho động vật ngày càng khó thích ứng được với môi
trường, nhiều loài động vật mắc phải dịch bệnh và chết dẫn đến mất cân bằng sinh

thái, giảm độ đa dạng sinh học. Do đó cần bảo vệ môi trường sống của vật nuôi,
tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi sống và phát triển.
- Dân số quá đông đã tạo nhiều gánh nặng cho xã hội, bao gồm gánh nặng về môi
trường. Hoạt động của con người càng nhiều thì môi trường ngày càng ô nhiễm:
rác thải bừa bãi, khí thải từ các khu công nghiệp, ô nhiễm do khói, bụi của phương
tiện giao thông… Do đó, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống,
hạn chế hút thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường từ khói thuốc, tăng cường sử dụng
các phương tiện công cộng để hạn chế khí thải.
Dân số tăng nhanh làm gia tăng chất thải sinh hoạt, khói bụi, chất thải từ các dịch
vụ, y tế... Do đó, chúng ta cần tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện tốt sinh
đẻ có kế hoạch, giảm bớt sức ép của dân số lên tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.

Ở lớp 12, các nội dung thuộc chủ đề Di truyền học đã (bảng 3). Việc lồng ghép các vấn đề môi trường và biến
được GV lồng ghép để giáo dục cho HS tầm quan trọng đổi khí hậu với các chủ đề giảng dạy Sinh thái học ở khối
của việc giữ gìn môi trường, qua đó bảo vệ vốn gen và 12 cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất [11].
độ đa dạng sinh học của các loài. Thông qua chủ đề Sinh Trong các nội dung khảo sát, việc lồng ghép chủ đề Tiến
thái học, GV cũng giúp HS hình thành thái độ thân thiện hoá với nội dung GDMT chưa được ghi nhận. Trong quá
với môi trường, rèn luyện thói quen giữ gìn môi trường, trình điều tra, do tính chất áp lực công việc giảng dạy và
xây dựng và phát triển các hệ sinh thái, đồng thời khai thi cử ở khối 12 nên việc dự giờ các GV khối 12 có phần
thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế hơn so với dự giờ các GV ở khối 10 và khối 11.
Bảng 3. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp với GDMT ở khối 12
Các chủ đề sinh học
Nội dung tích hợp
Sự đa dạng của gen chính là sự đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới.
Ngày nay, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra nhiều đột biến gen có hại cho sức khỏe
Gen, mã di truyền và quá
con người, làm ảnh hưởng đến vốn gen của con người và các loài sinh vật. Do đó,
trình nhân đôi ADN
bảo vệ và gìn giữ môi trường cũng chính là bảo vệ vốn gen cho con người và các

động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Các tác nhân gây đột biến có thể là tia vật lí, tia tử ngoại, chất hóa học. Việc bảo vệ
Đột biến gen
môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh đề điều hoà không khí, bảo vệ tầng
ozôn có thể hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân trên.
Các tác nhân môi trường như tia tử ngoại, chất ô nhiễm có thể dẫn đến các đột biến
Nhiễm sắc thể và đột biến
có hại. Do đó, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm
cấu trúc nhiễm sắc thể
môi trường, hạn chế thải các chất độc hại có nguy cơ gây đột biến ra môi trường.
Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống,
Quy luật Menden: quy luật tạo độ đa dạng loài, góp phần gia tăng đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta cần có kế
phân li độc lập
hoạch bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng để gia tăng đa dạng
sinh học.
Các tác nhân môi trường có thể làm đứt gãy nhiễm sắc thể mang các gen liên kết
và làm mất gen. Vì vậy, cần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen nguyên vẹn. Ô
Liên kết gen và hoán vị gen
nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ thủng tầng ozôn, tăng nguy cơ gây hại
của các tia tử ngoại.
Có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen (nhiệt
độ, độ pH, độ ẩm…). Do đó, cần bảo vệ môi trường sống, tạo điều kiện cho gen
Ảnh hưởng của môi trường
biểu hiện ở trạng thái tốt nhất.
lên sự biểu hiện của gen
Cần tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, vận động người
dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như hạn chế rác thải, khí thải,…

51



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

Bảo vệ vốn gen của loài
người và một số vấn đề xã
hội của di truyền học

Môi trường sống và các
nhân tố sinh thái

Hệ sinh thái

Trao đổi vật chất trong hệ
sinh thái

Chu trình sinh địa hóa và
sinh quyển

Để giảm thiểu gánh nặng di truyền do các tác nhân đột biến từ môi trường gây ra,
chúng ta cần xây dựng hệ thống xử lí nước thải ở các khu công nghiệp, hạn chế sử
dụng phân hóa học, trồng cây gây rừng để mang lại lá phổi xanh cho cộng đồng.
Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định, do đó cần lựa chọn môi trường
sống thích hợp cho sinh vật. Khi môi trường sống thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến
sự sống của sinh vật, cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự suy thoái
của môi trường để bảo vệ cuộc sống cho sinh vật cũng như cuộc sống của loài
người. Các em HS không nên vứt rác bừa bãi, thường xuyên vệ sinh trường, lớp,
nơi ở để mang lại bầu không khí trong lành. Bên cạnh đó, cần rèn luyện kĩ năng
phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Mất cân bằng sinh thái gây nhiều hậu quả xấu cho sinh vật và con người. Do đó,
chúng ta cần tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh
thái. Ví dụ: trồng rừng, trồng cây xanh quanh khu vực sống, tích cực trong việc
tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ hệ sinh thái.
Chúng ta cần bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng hệ sinh thái nhân tạo,
giúp khai thác và nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp.
Bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái, do đó chúng ta cần hạn
chế khí thải vào môi trường, trồng cây xanh, phòng chống việc săn bắt động vật
hoang dã bừa bãi.
Dân số cao làm tăng hiệu ứng nhà kính. Khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng
tăng (do hô hấp, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, núi lửa…)
góp phần gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, cần bảo vệ môi trường không khí,
đất, nước, trồng cây xanh giảm lượng khí thải vào môi trường. Trong sinh hoạt, cần
sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn nước sạch. Đối với các nguồn tài nguyên không tái
sinh, cần khai thác sử dụng tiết kiệm một cách hợp lí.

2.2.2. Thực trạng các phương pháp sử dụng để lồng ghép,
tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học
Ở môn Sinh học, tổng số bài khảo sát có tích hợp nội
dung GDMT là 33 bài trên cả ba khối lớp 10, 11, 12.
ĈyQJYDL
1rXJѭѫQJ
7KӵFKjQKWKtQJKLӋP
7UzFKѫL

Phương pháp đàm thoại có mức độ sử dụng nhiều nhất,
theo sau là phương pháp thảo luận nhóm, đặt và giải
quyết vấn đề. Các phương pháp còn lại được sử dụng với
các mức độ khác nhau, cụ thể (xem hình):


0.00%
3,03%
6,06%
9,09%

7KX\ӃWWUuQK

30,30%

6ӱGөQJSKѭѫQJWLӋQWUӵFTXDQ

18,18%

.KDLWKiFNLQKQJKLӋPWKӵFWӃ

21,21%

7KҧROXұQQKyP

60,60%

ĈһWYjJLҧLTX\ӃWYҩQÿӅ

60,60%

ĈjPWKRҥL

87,87%

Hình. Mức độ sử dụng các phương pháp khác nhau trong dạy học tích hợp GDMT


52


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

- Nhóm các phương pháp lấy GV làm trung tâm:
Phương pháp đàm thoại được sử dụng nhiều nhất,
chiếm 87,87% các bài khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy,
GV sử dụng cả ba loại: vấn đáp tái hiện, giải thích - minh
họa, tìm tòi trong quá trình lồng ghép. Phương pháp này
dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao do hầu hết HS đều trả lời
được các câu hỏi về nội dung GDMT mà GV đã đưa ra.
GV nêu câu hỏi và HS tự đưa ra những nguyên nhân, hậu
quả và biện pháp để khắc phục tình trạng môi trường, từ
đó các em có thể nhận thức được bản thân đã làm hay chưa
làm được những gì và tự điều chỉnh hành vi của bản thân
cho phù hợp với những kiến thực được học.
Cùng với đàm thoại, phương pháp thuyết trình được
GV sử dụng 30,3% trong số các bài khảo sát. Thuyết
trình là một phương pháp dạy học mà GV sử dụng ngôn
ngữ và hành động để truyền đạt, trình bày nội dung bài
học nhằm hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã
đề ra. Cụ thể: để giảng dạy nội dung ảnh hưởng của các
chất hóa học đối với con người và môi trường, GV đã
trực tiếp đưa ra các tác hại của thuốc trừ sâu hóa học từ
đó nêu lên sự cần thiết của việc sử dụng thuốc trừ sâu
sinh học. Phương pháp thuyết trình giúp GV cung cấp

cho HS nhiều thông tin mà HS phải tốn nhiều thời gian
tìm hiểu mới tổng hợp được, giúp GV tiết kiệm được thời
gian cho những nội dung khác của bài. Bên cạnh đó, việc
GV sử dụng ngôn ngữ, ngữ điệu, âm thanh và sự biểu
cảm sẽ lôi cuốn, kích thích sự tập trung, chú ý, của HS,
có tác dụng giáo dục niềm tin, tình cảm cho HS.
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo
dục là phương pháp mà GV minh họa cho những nội
dung trong bài học bằng cách nêu các ví dụ thực tế hay
những vấn đề gần gũi với HS. Khảo sát cho thấy, GV sử
dụng phương pháp này trong 21,21% các bài lồng ghép.
GV đã nêu lên được những vấn đề thực tế tại địa phương
hoặc những vấn đề thời sự đang diễn ra, từ đó lồng ghép
nội dung GDMT một cách hiệu quả. Phương pháp này
giúp HS hiểu rõ hơn về thực trạng môi trường mà các em
đang sống và tình hình chung của cộng đồng. Cùng với
phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế, GV cũng sử
dụng phương pháp nêu gương trong một số bài tích hợp
(3,03%).
Như vậy, trong số các phương pháp “lấy GV làm
trung tâm”, phương pháp đàm thoại và thuyết trình được
sử dụng với độ thường xuyên cao trong các bài dạy có
tích hợp GDMT. Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu khảo sát ở các trường học tại Tanzania [12],
Kenya [13] và Botswana [3]. Mặc dù các GV nhận thức
được GDMT đạt hiệu quả tốt hơn khi các nhóm phương
pháp lấy HS làm trung tâm được ưu tiên sử dụng, những
lí do khách quan như sự hạn chế về thời gian của một tiết
học và kích cỡ lớp, các phương pháp lấy GV làm trung


53

tâm như đàm thoại, thuyết trình vẫn được sử dụng nhiều
nhất trong quá trình tích hợp các nội dung GDMT vào
bài học [3].
- Nhóm các phương pháp “lấy HS làm trung tâm”:
Trong nhóm các phương pháp dạy học “lấy HS làm
trung tâm”, phương pháp giải quyết vấn đề và thảo luận
nhóm được sử dụng với tỉ lệ cao, cùng chiếm 60,6%
trong tổng số các bài học có tích hợp GDMT được khảo
sát. Để triển khai phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
những vấn đề được đặt ra là những vấn đề gần gũi trong
học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng
đồng. Trong khảo sát, khi vận dụng phương pháp này,
các GV cũng đưa những tình huống và đặt câu hỏi để HS
tìm ra giải pháp. Dạy học theo phương pháp này giúp HS
có thể vừa có được tri thức, vừa có được kĩ năng thích
ứng và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Khi triển
khai phương pháp thảo luận nhóm, đa số GV chia HS
thảo luận theo nhóm nhỏ khoảng 4-6 em, bàn phía trên
thảo luận với bàn phía dưới để tiết kiệm thời gian di
chuyển và đổi chỗ ngồi. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp
này đòi hỏi GV phải bao quát lớp, vì một số HS có thể
không tập trung vào chủ đề thảo luận và gây ồn ào lớp.
Trên thực tế, trong tổng số 7 lớp dự giờ có hoạt động thảo
luận nhóm thì có 2 lớp sử dụng phương pháp này không
hiệu quả, HS không trả lời được câu hỏi mà GV đã yêu
cầu. Ở 5 lớp còn lại, tuy thảo luận có hiệu quả nhưng mỗi
lớp có khoảng một hoặc hai nhóm HS không chú ý bài,
trong trường hợp này GV đã gọi đại diện từng nhóm trình

bày kết quả thảo luận và GV cũng nêu một số câu hỏi gợi
mở để giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề môi trường đang
được nhắc đến. Do đó, khi triển khai phương pháp này,
GV cần có khả năng quản lí và bao quát lớp, lựa chọn các
nội dung thảo luận phù hợp với thời gian của bài học,
phân công công việc cho mỗi nhóm sao cho tất cả các
thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận.
Phương pháp trực quan được GV sử dụng 18,18%
trên tổng số bài khảo sát có tích hợp GDMT. Phương
pháp này giúp phát huy vai trò chủ động của HS trong
quá trình học tập. Trong quá trình dạy học, GV đưa ra
những hình ảnh, đoạn phim minh họa cho các vấn đề môi
trường, HS quan sát và rút ra bài học. Đa số GV sử dụng
trình chiếu PowerPoint để giảng dạy. Các hình ảnh và
đoạn phim cho HS quan sát cũng phong phú và sinh
động. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này GV cần chủ
động sắp xếp thời gian ở khâu chuẩn bị, phải mượn máy
chiếu của trường và kết nối thiết bị trên lớp làm mất thời
gian tiết học, hoặc mất thời gian để HS di chuyển đối với
trường hợp dạy ở phòng công nghệ thông tin. Ngoài sử
dụng trình chiếu trong giảng dạy, GV cũng sử dụng tranh
ảnh để dán trên bản, hoặc phát cho mỗi nhóm một bộ
tranh riêng để thảo luận hoặc tham khảo.


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5

Các phương pháp khác như tổ chức trò chơi, thực

hành thí nghiệm và nêu gương cũng được GV sử dụng
thỉnh thoảng trong các bài dạy lồng ghép. Không có nội
dung GDMT nào GV sử dụng phương pháp đóng vai
trong quá trình tích hợp. Các phương pháp kể trên thường
được tổ chức ở các buổi ngoại khóa hoặc được triển khai
riêng cuối học kì do GV phải mất nhiều thời gian để bố
trí và chuẩn bị.
Các nghiên cứu cho thấy, trong khi triển khai lồng
ghép, tích hợp GDMT, nhóm các phương pháp dạy học
lấy HS làm trung tâm chiếm hơn 20% tổng các tài liệu
khảo sát [14]. Quá trình hợp tác nhóm và thảo luận để
tìm ra các giải pháp liên quan đến các vấn đề môi trường
giúp HS rèn luyện tư duy phản biện để hiểu sâu vấn đề
hơn. Trong quá trình tìm cách giải quyết vấn đề, HS cũng
hình thành quan điểm, lựa chọn và ra quyết định có ảnh
hưởng trực tiếp đến cá nhân, gia đình và xã hội. Phương
pháp giải quyết vấn đề cũng giúp HS vận dụng kiến thức
từ trường lớp để giải quyết các vấn đề môi trường bên
ngoài xã hội. Theo một nghiên cứu khảo sát trên 102 sinh
viên ở Đại học Gazi, nhóm HS được triển khai phương
pháp giải quyết vấn đề trong các môn khoa học nâng cao
các kỹ năng khoa học, cải thiện thái độ trong khi tìm giải
pháp cho các vấn đề và đạt kết quả học tập cao hơn trong
các bài tập về môi trường so với nhóm sử dụng phương
pháp truyền thống [15].
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV giảng dạy môn
Sinh học tại các trường THPT TP. Cần Thơ đã lồng ghép
GDMT vào nhiều chủ đề sinh học một cách linh hoạt.
Nhiều phương pháp khác nhau cũng được sử dụng trong

lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó các
phương pháp như đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề,
thảo luận nhóm được sử dụng với tần số cao. Kết quả
khảo sát cung cấp cho các nhà nghiên cứu giáo dục
nguồn tư liệu thiết thực về thực trạng tích hợp GDMT
vào môn Sinh học ở các trường THPT trong TP. Cần
Thơ. Đối với các trường sư phạm, kết quả khảo sát giúp
định hướng giáo dục bồi dưỡng các phương pháp hỗ trợ
để triển khai lồng ghép, tích hợp GDMT vào các môn
học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với GV
THPT, kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn tham khảo có
ích để nâng cao chất lượng giảng dạy GDMT trong môn
Sinh học.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Kim Dung (2014). Dạy học tích hợp
trong chương trình giáo dục phổ thông. Kỉ yếu Hội
thảo về “Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở
trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và

54

sách giáo khoa sau năm 2015” của Viện Nghiên cứu
Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh, tr 13-18.
[2] Đỗ Ngọc Thống (2016). Tích hợp trong Chương
trình giáo dục phổ thông mới. Kỉ yếu Hội thảo
chuyên đề về “Tích hợp trong việc biên soạn sách
giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực (môn
Tiếng Việt)”. NXB Giáo dục Việt Nam, tr 3-11.
[3] Kanene, K. M. (2016). The impact of environmental

education
on
the
Environmental
perceptions/attitudes of students in selected
secondary schools of Botswana. European Journal
of Alternative Education Studies.
[4] Mwendwa, B. (2017). Learning for sustainable
development: Integrating environmental education in
the curriculum of ordinary secondary schools in
Tanzania. Journal of Sustainability Education, Vol. 12,
pp. 1-15.
[5] Bộ Chính trị (1998). Chỉ thị số 36/1998/CT-TW về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời
kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
[6] Thủ tướng Chính phủ (2003). Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
[7] Bộ GD-ĐT (2005). Chỉ thị số 02/205/CT-BGD&ĐT
về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường.
[8] Bộ GD-ĐT (2008). Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT
triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.
[9] Trần Thị Hậu (2013). Điều tra về tình hình và nội
dung giáo dục môi trường ở ba cấp học tại quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Mã số đề tài
TSV2012-05. Trường Đại học Cần Thơ.

[10] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1). NXB
Hồng Đức.
[11] Nguyễn Thị Quyên (2018). Quy trình tổ chức hoạt
động tích hợp giáo dục môi trường và biến đổi khí
hậu theo chủ đề trong dạy học các cấp độ tổ chức
sống trên cơ thể ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo
dục, số đặc biệt tháng 8, tr 240-242.
[12] Kimaryo, L. (2011). Integrating environmental
education in primary school education in Tanzania:
teachers’ perceptions and teaching practices. Åbo
Akademi University Press.
(Xem tiếp trang 5)


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 1-5

Về hợp tác
doanh nghiệp

Uy tín cao nhất đối với nhà tuyển dụng

Cơ sở GDĐH

Thu nhập từ doanh nghiệp cao nhất

Cơ sở GDĐH


Gồm tỉ lệ sinh viên có
việc làm sau tốt nghiệp
và năng lực của sinh
viên

- B. Lahno (Eds.), Perspectives in Moral Science,
pp. 177-182.
[6] Gill, J. (2018). THE - Awards 2018. London: Times
Higher Education.
[7] Times Higher Education (2019), Retrieved from
/>[8] Gill, J. (2019). THE - Awards 2019. London: Times
Higher Education.
[9] The Guardian (2019), Retrieved
from
/>ersity-awards-2019
[10] Epartment of Education and Training (2017).
Australian Awards for University Teaching: Program
information and nomination instructions. Canberra.
[11] Department of Education and Training (2018).
Australian Awards for University Teaching:
Program information and nomination instructions,
Canberra.
[12] National Association of Private Educational
Institutions (2017). NAPEI education excellence
awards policy. .

Mỗi giải thưởng có các thông tin chi tiết như: Mục
tiêu giải thưởng (Award Objective); Đối tượng tham gia
giải thưởng (Award Eligibility); Bộ tiêu chí đánh giá giải
thưởng (Award Judging Criteria); Thời kì đánh giá

(Award Period of Evaluation); Quy trình xét chọn
(Award Process); Lộ trình giải thưởng (Award
Timeline); Giá trị giải thưởng (Award Value); Hướng dẫn
đề cử (Submission Guidelines); Nhà tài trợ (Sponsor);…
Về đối tượng tham gia các hạng mục giải thưởng
dành cho các cơ sở GDĐH hay chương trình đào tạo: yêu
cầu bắt buộc phải là các cơ sở GDĐH, chương trình đào
tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và còn hiệu lực.
3. Kết luận
Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu xây dựng Chiến lược
tổng thể phát triển GDĐH Việt Nam giai đoạn 20212030, tầm nhìn 2035 nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược và tầm nhìn quốc gia đến năm 2035. Để thực hiện
thành công chiến lược, cần thiết phải tổ chức phong trào
thi đua rộng khắp và thực chất trong toàn ngành giáo dục
đồng thời triển khai có hiệu quả hệ thống khen thưởng
theo quy định. Hệ thống GTĐH Việt Nam với những vai
trò quan trọng như đã phân tích trên đây sẽ là sự bổ sung
quan trọng cho phong trào thi đua, khen thưởng, sẽ tạo ra
sức sống mới cho GDĐH Việt Nam, tạo sự cạnh tranh
mạnh mẽ và lành mạnh - động lực quan trọng để phát
triển GDĐH quốc gia trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, để
xây dựng và triển khai có hiệu quả GTĐH, cần có sự cam
kết và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lí nhà
nước về GDĐH, lãnh đạo các cơ sở GDĐH, toàn thể đội
ngũ và người học và các bên liên quan.

THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC...
(Tiếp theo trang 54)
[13] Ongare, D., Macharia, A., Mwakaje, A., Muchane,
M., Warui, C., Mugoya, C., Masiga, C., Nikundiwe,

A., Muiti, A. and Wakibara, J. (2013).
Environmental Communication: A Review of
Information Sources and Communication Channels
for Enhanced Community-Based Natural Resource
Management in the Greater Mara Region of Kenya.
Journal of Education for Sustainable Development,
Vol. 7, pp. 65-74.
[14] Jeronen, E. - Palmberg, I. - Yli-Panula, E. (2017).
Teaching methods in biology education and
sustainability education including outdoor
education for promoting sustainability - A literature
review. Education Sciences, Vol. 7, pp. 1.
[15] Dogru, M. (2008). The Application of Problem
Solving Method on Science Teacher Trainees on the
Solution of the Environmental Problems.
International Journal of Environmental and Science
Education, Vol. 3, pp. 9-18.

Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội (2019). Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ
sung năm 2013, 2014, 2015, 2018). NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
[2] Quốc hội (2014). Luật Thi đua, khen thưởng năm
2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2009, 2013).
NXB Tư pháp.
[3] Hoàng Phê (chủ biên, 1998). Từ điển tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng.
[4] McIntosh, C. (Ed.) (2013). Cambridge Advanced
Learner’s Dictionary. Cambridge University Press.
[5] Frey, B. S., - Neckermann, S. (2009). Awards: A

Disregarded Source of Motivation. In M. Baurmann

5



×