Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC THÁC lý TIÊU độc tán và điện CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM tắc TUYẾN vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.25 KB, 61 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAN VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
THÁC LÝ TIÊU ĐỘC TÁN VÀ ĐIỆN CHÂM
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TẮC TUYẾN VÚ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2012 - 2018

HÀ NỘI – 2018


2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAN VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC


THÁC LÝ TIÊU ĐỘC TÁN VÀ ĐIỆN CHÂM
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TẮC TUYẾN VÚ

Chuyên ngành: Bác sĩ Y học cổ truyền
Mã số: 52720201

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2012 - 2018

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. BS Nguyễn Thị Ngọc

HÀ NỘI - 2018


3

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, phòng quản lý-đào tạo Đại học, khoa Y Học Cổ Truyền,
các phòng ban của Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, lãnh đạo khoa cùng toàn thể
nhân viên khoa phụ sản Bệnh Viện Đa Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội đã tạo
điều kiện cho em học tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu
ThS.NGUYỄN THỊ NGỌC-người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giảng
dạy và chỉ bảo em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những
người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập.
Cảm ơn các anh chị, các bạn, các em, những người luôn đồng hành cùng em,

động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học tập đã qua.
Hà Nội,ngày 30 tháng 05 năm 2018

PHAN VĂN MINH


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận này do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của ThS.Nguyễn Thị Ngọc. Các số liệu trong khóa
luận này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ nghiên
cứu nào.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2018

PHAN VĂN MINH


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tắc tuyến vú là một bệnh lý thường gặp của phụ nữ sau sinh và
cho con bú. Theo thống kê, 15% số phụ nữ cho con bú bị tắc tia sữa. Khoảng
5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch [1]. Bệnh thường xảy trong
khoảng 1 đến 3 tháng sau khi sinh, giai đoạn đầu của cai sữa mẹ, khi mẹ bắt
đầu đi làm, giai đoạn trẻ cắn nhiều khi mọc răng gây tổn thương núm vú.
Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, chất lượng nguồn sữa mẹ
. Bệnh viêm tắc tuyến vú nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì thường
đem lại kết quả khả quan. Bệnh kéo dài ngày dễ gây ra các biến chứng như áp
xe tuyến vú, đau nhức tuyến vú…..
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp trong điều trị viêm tắc
tuyến vú.Như làm thông tia sữa bằng phương pháp vắt, hút sữa trong tuyến
vú, giảm đau bằng Paracetamol, dung kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, vật lý
trị liệu như dùng sóng siêu âm đa tần, hồng ngoại….Chích rạch áp xe được áp
dụng khi áp xe hóa. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và
được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất và an
toàn cao nhất
Theo Y học cổ truyền (YHCT) viêm tắc tuyến vú thuộc chứng nhũ ung.
Nguyên nhân gây bệnh theo YHCT là do can khí uất trệ, vị nhiệt ngưng trệ,
nhiễm độc tà và sữa ứ đọng gây ra các triệu chứng như:bên vú bị cương cứng,
sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm theo sợ lạnh, sốt cao….[4]
YHCT điều trị nhũ ung dùng các pháp hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt
giải độc,lợi sữa làm chính. Dựa vào pháp điều trị trên thì có hai phương pháp
điều trị chính là dùng thuốc và không dùng thuốc. Về dùng thuốc YHCT có
nhiều bài thuốc có giá trị trên lâm sàng trong việc điều trị nhũ ung như kinh
giới ngưu bàng thang,thần hiệu qua lâu tán gia giảm,hòa nhũ thang gia
giảm,thác lý tiêu độc tán.Về không dùng thuốc YHCT có nhiều kinh nghiệm


7


trong việc sử dụng châm cứu,xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị bệnh. Các
huyệt thường được dùng trong điều trị nhũ ung gồm có:nhũ căn, kỳ môn,
trung phủ, đản trung, kiên tỉnh,phế du, lương khâu, huyêt hải, thiếu trạch, thái
xung, a thị huyệt… châm xung quanh vùng sưng cứng [11],[12]. Phương pháp
dùng thuốc và không dùng thuốc của YHCT đang được sử dụng tại các cơ sở
y tế trong điều trị viêm tắc tuyến vú và mang lại hiệu quả điều trị trên lâm
sàng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về vấn đề
này.Với mục đích nâng cao chất lượng điều trị của y học cổ truyền trong điều
trị bệnh,chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị
của điện châm kết hợp với bài thuốc “Thác lý tiêu độc tán” trong điều trị bệnh
nhân viêm tắc tuyến vú với hai mục tiêu:
1.Đánh giá tác dụng điều trị viêm tắc tuyến vú bằng phương pháp
điện châm kết hợp bài thuốc thác lý tiêu độc tán.
2.Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp
trên lâm sàng


8

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình mắc bệnh
Viêm tắc tuyến vú là một bệnh lý thường gặp của phụ nữ sau sinh và
cho con bú. Theo thống kê, 15% số phụ nữ cho con bú bị tắc tia sữa. Khoảng
5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch [1]. Tại Trung Quốc, 20.1% sản
phụ sinh con lần đâù bị viêm tắc tuyến vú, trong đó nguyên nhân chủ yếu gồm
núm vú nhỏ hoặc núm vú tụt, vắt sữa không hết [2].
1.2. Quan niệm về viêm tắc tuyến vú của Y học hiện đại
1.2.1. Sơ lược về cấu tạo, giải phẫu tuyến vú
Vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương

sườn III đến xương sườn VI [3].
Hình thể ngoài: vú có hình mâm xôi, ở giữa mặt trước của vú có một
lồi tròn gọi là núm vú hay nhú vú, nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung
quanh núm vú là một vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú. Trên bề mặt của
quầng vú có nổi lên nhiều cục nhỏ do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lồi lên.

Hình 1.1. Hình ảnh tuyến vú
Cấu tạo: mỗi vú có từ 15-20 thùy mô tuyến sữa, mỗi thùy do một số
tiểu thùy tạo nên. Ống của tuyến sữa chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng
vào núm vú. Khi rạch trích áp xe vú, phải rạch theo hướng song song với
hướng đi của các ống sữa để tránh cắt đứt các ống tuyến sữa.


9

Ở bề mặt và giữa các tuyến sữa là những mô mỡ.
Động mạch nuôi dưỡng tuyến vú là các nhánh tách từ động mạch
ngực trong và động mạch ngực. Tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch ngực trong
và tĩnh mạch ngực ngoài. Bạch huyết đổ về ba chuỗi hạch là hạch nách,
chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn. Thần kinh là những nhánh
trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xien của các dây thần kinh liên
sườn từ II đến VI.
1.2.2. Khái niệm
Tắc tia sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị bít tắc dẫn đến sữa bị ứ đọng
trong các thùy tuyến mà hậu quả là áp xe tuyến vú. Thường tắc tia sữa đi kèm
với tình trạng viêm tuyến vú [1].
Viêm tuyến vú là tình trạng viêm bạch mạch và viêm ống dẫn sữa, chủ
yếu do tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn Gram âm. Đây là một bệnh lý thường gặp ở
phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt là ở những người sinh con lần đầu, chưa có
kinh nghiệm cho con bú và vệ sinh chăm sóc vú không đúng cách.

Khoảng 5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Biểu hiện lâm
sàng là sốt cao, rét run, bên vú tổn thương sưng phồng, căng, rất đau. Trên vú
có thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng đỏ kéo dài rất đau khi sờ
vào. Sữa không bị nhiễm trùng nên vẫn có thể cho trẻ bú được.
Viêm ống dẫn sữa thường xảy ra sau tắc tia sữa và viêm bạch mạch.
Người bệnh sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt
sữa lên một miếng bông quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt chứng tỏ
có mủ trong sữa.
Áp xe vú là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm tắc tuyến vú
không được điều trị tốt. Điều trị bằng cách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian
áp xe không cho con bú mà phải vắt sữa bỏ đi.


10

Thường tình trạng viêm tắc tuyến vú hay xảy tra trong khoảng 1 đến 3
tháng sau khi sinh, giai đoạn đầu của cai sữa mẹ, khi mẹ bắt đầu đi làm, giai
đoạn trẻ cắn nhiều khi mọc răng gây tổn thương núm vú…
1.2.3. Yếu tố thuận lợi gây viêm tắc tuyến vú
Các yếu tố gây nên tình trạng viêm tắc tuyến vú gồm các bất thường về
núm vú và tuyến sữa, nhiễm khuẩn, cho trẻ bú không đúng cách hoặc trẻ bú
bình, người mẹ mặc áo ngực quá chật, chấn thương...
Các bất thường về núm vú và tuyến sữa
+ Đau rát ở núm vú: Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh
cảm giác phong phú, do vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ, áp lực, Khi
đứa trẻ mút vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai
đầu vú làm người mẹ có thể bị đau. Đau tăng dần qua các lần cho bú trong 3,
4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Nguy cơ là người mẹ sợ mỗi khi cho con bú,
có thể dẫn đến cương tức vú, tắc tuyến vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả
các hiện tượng đó rơi vào vòng xoắn bệnh lý.

+ Tụt núm vú: trẻ khó nhận biet vú nếu mẹ không biết kĩ thuật cho con
bú đúng dẫn đến tắc tuyến vú.
+ Nứt núm vú: Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú.
Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú
kéo dài, mặc áo lót bằng chất liệu nilon. Biểu hiện của nứt đầu vú: Đầu vú
đau khi trẻ bú, đầu vú có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt và cuối cùng
có thể có những vết loét ở đầu núm vú hay ở chân núm vú, toàn bộ núm vú bị
đỏ rực, cháy máu mỗi khi cho trẻ bú. Nứt múm vú là yếu tố thuận lợi cho vi
khuẩn xâm nhập vào ống tuyến và nhu mô tuyến vú.
+ Tuyến vú phụ
Nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp trong viêm tuyến vú gồm: tụ
cầu, liên cầu, trực khuẩn Gram (+)… Hay gặp nhất là Staphylococcus aureus.


11

Cho trẻ bú không đúng cách hoặc trẻ bú bình
Các nguyên nhân khác: áo ngực quá chật, chấn thương, bất thường
đường tiêu hóa của trẻ (hở hàm ếch), thay đổi chế độ sinh hoạt của trẻ (trẻ bú
ít về đêm)
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của viêm tắc tuyến vú gồm:
 Bên vú tổn thương sưng phồng, một phần vú hoặc toàn bộ tuyến vú cương

cứng, đau.
 Các tia sữa tắc hoàn toàn hoặc tắc một phần
 Trên vú người ta có thể thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng đỏ

kéo dài rất đau khi sờ vào, chạm vào. Bệnh nhân có thể sốt cao, có khi lên
tới 40, kèm rét run.

 Khám nách có hạch tròn, đau, di động ở nách.
 Khi có nhiễm khuẩn, dấu hiệu Buddin (+): vắt sữa lên một miếng bông

quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt.
 Có thể thấy nút Block ở đầu các tia sữa.

1.2.5. Điều trị
Nguyên tắc điều trị: làm thông ống dẫn sữa, kháng sinh điều trị nhiễm
khuẩn, hạ sốt, giảm đau
Điều trị cụ thể gồm:
+ Giảm đau: Chọn các thuốc giảm đau không hoặc ít gây ảnh hưởng
đến con. Hay sử dụng nhất là thuốc giảm đau Paracetamol.
+ Làm thông tia sữa: sử dụng các phương pháp vắt, hút sạch sữa trong
tuyến vú.
+ Kháng sinh: ưu tiên dùng các kháng sinh thuộc nhóm betalactam (có
thể phối hợp với Sulbactam hoặc acid Clavulanic): Unasyn, Zinnat…
+ Vật lý trị liệu: sóng siêu âm đa tần, hồng ngoại.


12

+ Chích rạch khi áp xe hóa.
1.3. Quan niệm về viêm tắc tuyến vú theo YHCT
1.3.1. Bệnh danh
Viêm tắc tuyến vú thuộc chứng nhũ ung của YHCT, ngoài ra bệnh còn
một số tên gọi khác như xuy nãi, hộ nhũ...
Nhũ ung chỉ chứng bệnh do nhiệt độc xâm phạm nhũ phòng, gây ra các
triệu chứng như: bên vú bị bệnh cương cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm
theo sợ lạnh, sốt cao... [4].
Bệnh danh nhũ ung xuất hiện lần đầu trong sách Châm cứu giáp ất

kinh, tác giả Hoàng Phổ Mật. Tác giả trong chương Phụ nhân tạp bệnh (sách
Châm cứu giáp ất kinh) đã mô tả triệu chứng và điều trị của Nhũ ung: “ hàn
nhiệt thác tạp, đoản khí, bệnh nhân đứng ngồi không yên, dùng huyệt ứng
song để điều trị. Đau nhiều, cự án dùng huyệt nhũ căn điều trị” [5].
Trong sách Phụ nhân đại toàn lương phương, Trần Tự Minh dựa vào
mức độ nặng nhẹ của bệnh, chia viêm tắc tuyến vú thành xuy nãi, hộ nhũ, nhũ
ung. Trong đó, bệnh ở mức độ nhẹ gọi là xuy nãi, hộ nhũ; bệnh nặng gọi là
nhũ ung [6].
Lý Viết Khánh chia nhũ ung làm 2 loại: nhũ ung xuất hiện trong lúc có
thai gọi là nội xúy nhũ ung, phần nhiều là do thai nhiệt. Nhũ ung xuất hiện
trong lúc bệnh nhân cho con bú gọi là ngoại xúy nhũ ung [7].
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Sào Nguyên Phương cho rằng nguyên nhân gây bệnh của nhũ ung do
trẻ không được bú mẹ, hoặc bú mẹ nhưng sữa ra không đều, hoặc không cho
trẻ bú nhưng không vắt hết sữa..Sữa bị ứ trệ ở vú gây ra nhũ ung [8].
Chu Đan Khê cho rằng: vú thuộc kinh dương minh, núm vú thuộc kinh
Quyết âm, do người mẹ tình chí không thư thái, giận giữ quá mức mà làm cho
khí ở kinh quyết âm không thông mà sữa không tiết ra được, can khi uất kết


13

ảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ vị làm sữa không tiết ra được, ứ đọng
lâu mà hóa hỏa [9].
Trần Thực Công cho rằng khi nuôi con, nếu người mẹ ăn uống đồ cay
nóng, mùi vị nồng thì sữa có tính đàm trọc ứ trệ ở vú, gây ra nhũng ung. Hoặc
người mẹ hay giận dữ khiến can khí uất kết, ứ trệ sinh ra hỏa nhiệt làm vú
cương cứng, sưng nóng [10].
Như vậy, theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh của nhũ ung gồm:
+ Sữa ứ đọng: Do trẻ bú không hết hoặc do mẹ thiếu kinh nghiệm khiến

cho lạc mạch ở vú bị bế tắc, sinh nhiệt mà thành nhũ ung.
+ Can Khí uất trệ: tinh thần không thư thái làm cho Can khí uất kết ảnh
hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá thành ung.
+ Vị nhiệt ngưng trệ: theo học thuyết kinh lạc thì kinh Dương minh Vị
chủ bầu vú. Sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn
thương Tỳ Vị, Vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên
thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung.
+ Nhiễm độc tà: Do sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà
xâm nhập nhũ lạc gây bệnh.
Bốn nguyên nhân trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau lúc gây bệnh.
1.3.3. Thể bệnh
Y học cổ truyền dựa vào giai đoạn bệnh tiến hành chia thể :
1.3.3.1. Giai đoạn đầu (Giai đoạn khí trệ huyết ứ, can khí uất kết) [4]
* Triệu chứng: vú sưng căng đau, mau da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có
hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ
thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch huyền sác hoặc
phù sác.
* Pháp điều trị: Sơ can thanh nhiệt, thông nhũ tán kết
1.2.3.2 Giai đoạn hóa mủ (Can uất hóa hỏa + nhiệt độc thịnh)


14

* Triệu chứng: sốt, vú căng tức, xung quanh khối nề đỏ, ở giữa sắp hóa
mủ hoặc rò mủ, sữa tiết ra có mùi hôi, vàng đục, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ,
rêu vàng dày, đại tiện táo, mạch hoạt sác.
* Pháp điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt giải độc, bài nùng tiêu
ung
1.3.3.4.Giai đoạn sau khi vỡ mũ (Giai đoạn khí huyết hư, độc tà còn thịnh)
* Triệu chứng: mủ tự vỡ hoặc rạch ra tháo mủ, đỡ sốt dần, vùng vú ít

sưng hơn nhưng vẫn đau, miệng vết thương liền dần, người mệt mỏi, đoản khí
đoản hơi, sắc mặt xanh, môi khô nhợt, chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng mỏng
hoặc không rêu, mạch trầm nhược. Nếu sữa và mủ tiếp tục chảy lâu ngày
không hết gọi là Nhũ lậu
* Pháp điều trị:Điều hòa khí huyết, Thanh nhiệt giải độc
1.3.4. Các phương pháp điều trị
Y học cổ truyền điều trị nhũ ung dùng các pháp hành khí hoạt huyết,
thanh nhiệt giải độc, lợi sữa làm chính [4]. Dựa vào pháp điều trị trên thì có
hai phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và không dùng thuốc.
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc có giá trị trên lâm sàng trong việc
điều trị nhũ ung. Trong đó, các bài thuốc thường dùng như kinh giới ngưu
bàng thang (kinh giới tuệ, bồ công anh, liên kiều, hương phụ…), thần hiệu
qua lâu tán gia xuyên sơn giáp, đảng sâm (qua lâu, hương phụ, đương qui,
một dược…), hòa nhũ thang gia giảm (bồ công anh, hoàng cầm, kim ngân
hoa, sài hồ, thanh bì…) , thác lý tiêu độc tán (kim ngân hoa, xuyên khung, tạo
giác thích, bạch chỉ, đương qui…)
Về phương pháp không dùng thuốc, YHCT có nhiều kinh nghiệm điều
trị châm cứu đối với chứng bệnh này. Tác dụng chung của châm cứu là điều
hòa lại mối cân bằng âm dương trong cơ thể. Đồng thời, khi điều trị bằng


15

châm cứu, tác động vào các huyệt trên các kinh mạch làm lưu thông khí
huyết.
Các huyệt thường dùng trong điều trị viêm tắc tuyến vú gồm có: nhũ
căn, kỳ môn, trung phủ, đản trung, kiên tỉnh, phế du, lương khâu, huyết hải,
thiếu trạch, thái xung, lương khâu, huyết hải, a thị huyệt...[11]. Châm bằng
kim vô trùng xung quanh vùng sưng cứng [12].
Ngoài châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng được sử dụng trong điều trị

nhũ ung. Theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt tác động vào huyệt vị,
kinh lạc để khu tà, điều hòa dinh vệ, thông kinh hoạt lạc, điều hòa chức năng
tạng phủ. Các động tác xoa bóp bấm huyệt có tác dụng làm giãn mạch, tăng
tuần hoàn, tiêu viêm, tăng cường sự vận chuyển của bạch huyết…Các thủ
thuật xoa bóp thường dùng có xoa, miết, day, bóp, ấn day huyệt [13].
1.4. Tổng quan về bài thuốc “Thác lý tiêu độc tán” và
phương pháp điện châm
1.4.1. Bài thuốc “ Thác lý tiêu độc tán”
1.4.1.1.Thành phần, nguồn gốc và xuất xứ
- Thành phần bài thuốc “ Thác lý tiêu độc tán” gồm 12 vị thuốc [14]:
Tạo giác thích
Cát cánh
Xuyên khung
Bạch truật
Sinhhoàngkỳ
Bạch thược

6g
8g
8g
10g
12g
10g

Bạch chỉ
Kim ngân hoa
Phục linh
Đảng sâm
Đương qui
Cam thảo


8g
12g
10g
12g
12g
4g

Nguồn gốc: Y tông kim giám
- Tác giả: Ngô Khiêm (1689 - 1748)
- Tác dụng của bài thuốc: hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tán
kết, tiêu viêm, ích khí dưỡng huyết


16

- Phân tích bài thuốc: kim ngân hoa, Phục linh, Tạo giác thích, Bạch
chỉ, Cát cánh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, trừ đàm tán kết.
Xuyên khung hành khí hoạt huyết, Bạch truật kiện tỳ táo thấp. Đảng sâm,
Hoàng kì, Dương qui có tác dụng ích khí dưỡng huyết.
- Ứng dụng trên lâm sàng dùng để điều trị các chứng viêm nhọt ngoài
da, viêm tắc tuyến vú [14].
1.4.1.2.Tổng quan các vị thuốc
Bộ phận sử dụng, thành phần hóa học, tính vị qui kinh, tác dụng và ứng
dụng của các vị thuốc [15] [16] [17]:
* Đảng sâm
- Bộ phận dùng:rễ phơi khô của cây Đảng sâm (Radix Codonopsis)
- Thành phần hóa học: Saponin, alkaloits, sucrose, glucose, inulin.
- Tính vị qui kinh: Vị ngọt bình, qui kinh Tỳ Phế
- Tác dụng : Bổ tỳ phế khí

- Ứng dụng: Điều trị các chứng khí hư (các chứng khí hư hạ hãm, suy
nhược cơ thể, tâm căn suy nhược, khí hư gây các chứng rong kinh, di tinh,
băng lậu…)
- Liều dùng 6-30g
* Hoàng kỳ
- Bộ phận dùng: Rễ cây Hoàng kì (Astragalus membrananceus).
-Thành phần hóa học: Cholin, Betain, nhiều loại Acid Amin và
Sacarosa
- Tính vị qui kinh: vị hơi ngọt, tính ấm. Vào kinh Thận, Phế và Tỳ.
- Tác dụng: kiện tỳ bổ trung, thăng dương, ích vệ cố biểu, sinh cơ
- Ứng dụng: Điều trị các chứng khí hư, tỳ hư (khí hư hạ hãm, các
chứng sa do khí hư, tự hãn, suy nhược cơ thể...)


17

-Liều dùng 6-30g
* Tạo giác thích
- Bộ phận dùng: Gai cây bồ kết (Spina Gleditschiae)
-Thành phần hóa học: Saponin triterpenoid bao gồm: glenidin,
gledigenin, gleditschia saponin ceryl alcohol, nonacosane, stigmasterol,
sitosterol.
- Tính vị qui kinh: Tạo giác vị cay tính ôn, có độc, qui kinh phế và đại
tràng.
- Tác dụng: Tạo giác có tác dụng trừ đàm, khai khiếu, tán kết tiêu
thũng.
- Ứng dụng: Chủ trị các chứng hung trung đàm thịnh, khái nghịch
thương khí, trung phong hàm răng nghiến chặt, động kinh đàm nghịch, cấm
khẩu, ung thư sang thũng (ung nhọt sưng lở).
- Liều dùng 3-10g

* Kim ngân hoa
- Bộ phận dùng: Hoa kim ngân (Lonicera japonica Thunb).
- Thành phần hóa học: Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số
Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin,
Luteolin, Inositol, Tannin.
- Tính vị qui kinh: vị đắng tính hàn, qui kinh phế, vị, tâm, tỳ
- Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, phát tán phong nhiệt
- Ứng dụng:
+Điều trị chứng bệnh do hỏa độc nhiệt độc, các bệnh lý nhiễm
trùng: viêm phế quản, mụn nhọt, viêm tắc tuyến vú...
+Điều trị các chứng thấp nhiệt: viêm đường sinh dục, tiết niệu.
Điều trị các chứng huyết nhiệt: lở loét, chàm…


18

+Điều trị các bệnh do virus: cảm cúm…
+Dị ứng, mẩn ngứa…
- Liều dùng 6-15g
* Đương qui
- Bộ phận dùng: rễ cây Đương qui (Radix Angelicae Sinensis)
- Thành phần hóa học: Đương quy chứa nhiều tinh dầu, coumarin,
caroten, vitamin B 12.
- Tính vị qui kinh: vị ngọt, cay, ấm, qui kinh tâm, can, tỳ.
- Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, điều hòa khí huyết, thông kinh, nhuận
tràng
- Ứng dụng
+Điều trị các bệnh do chứng huyết hư: suy nhược cơ thể, phụ nữ
kinh nguyệt thưa, vô kinh, băng lậu… do khí huyết bất túc.
+ Trị đầu đau, ngực và bụng đau, nhuận trường vị, gân cốt, bì phu,

ung thư
- Liều dùng 5-15g
* Bạch thược
- Bộ phận: rễ phơi hay sấy khô của cây Thược dược (Radix Paeoniae
Alba).
- Thành phần hóa học: Paeoniflorin, paeonol, paeonin, triterpenoids,
sitosterol
- Tính vị qui kinh: Bạch thược vị đắng, chua, hơi hàn, qui kinh Can tỳ
- Tác dụng: dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống
- Ứng dụng:
+ điều trị các chứng bệnh do huyết hư: đau đầu, hoa mắt, chóng
mắt…
+ Điều trị các chứng bệnh đau tức ngực sườn… do can khí uất
+ Điều trị các chứng đau: đau khớp, đau cơ, viêm nhiễm…


19

+ Điều trị các chứng đau bụng do các khối tích tụ
- Liều dùng 6-15g
* Bạch chỉ
- Bộ phận dùng: Rễ Bạch Chỉ (Angelica dahurica)
- Thành phần hóa học: Tinh dầu, coumarin, tinh bột.
- Tính vị qui kinh: cay ngọt, tính ấm, qui kinh Phế, tỳ, vị
- Ứng dụng

+ Trong nha khoa: bột bạch chỉ giảm đau răng, giảm viêm ở lợi.
+ Trị các chứng lậu hạ, xích đới, viêm nhiễm đường sinh dục
+ Trị đau đầu do lạnh, do cảm cúm
+ điều trị giảm viêm: các bệnh gây ra sưng nóng đỏ đau các khớp,

viêm xoang mũi, viêm họng…
+ Điều trị các bệnh do phong hàn: đau cơ, khớp do lạnh, cảm mạo
phong hàn, dị ứng do lạnh…
* Xuyên khung
- Bộ phận dùng: thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung
(Rhizoma Ligustici wallichii).
- Thành phần hóa học: Saponin, dầu bay hơi, acid a ngùy
- Tính vị qui kinh : qui kinh can, đởm, tâm bào
- Tác dụng: Hoạt huyết hành khí.
- Ứng dụng
+ Điều trị đau đầu
+ Điều trị đau thắt ngực
+ Điều trị các chứng đau do huyết ứ: đau mình mẩy, đau nhức các
khớp, đau do sang chấn…
+ Điều trị đau bụng kinh, bế kinh


20

* Bạch truật
- Bộ phận dùng:thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật
(Atractylodes macroephal)
- Thành phần hóa học: Atractylol, atractylon, vitamin A
- Tính vị qui kinh: Vị đắng, ngọt, tính ôn. Qui kinh Tỳ vị.
- Tác dụng: Bạch truật có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp.
- Ứng dụng
+ Điều trị tiêu chảy do tỳ hư
+ Chỉ hãn: điều trị các chứng ra mồ hôi nhiều
+ An thai
+ Đau nhức các khớp do phong thấp

* Cát cánh
- Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi)
- Thành phần hóa học: Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, aSpinasteryl, b-D-Glucoside, Stigmasterol, Betulin, Platycodonin, Platycogenic
acid, A, B, C, Glucose
- Tính vị qui kinh: Đắng, cay, ôn, qui kinh Phế, Thận
- Ứng dụng
+ Điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế
quản, hen suyễn có đàm…
+ Có thai mà ngực bụng đầy tức
+ Chảy máu chân răng…
* Phục linh
- Bộ phận dùng: Quả thể của nấm (Wolfiporia extensa Ginns)
- Thành phần hóa học: Đường (trong đó có pachymose là đường đặc
hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid


21

- Tính vị qui kinh: Vị nhạt tính bình, qui kinh Tâm, Tỳ, Thận
- Ứng dụng
+ Lợi tiểu tiêu phù
+ Điều trị tiêu chảy
+ Hỗ trợ điều trị ung thư
+ Điều trị mất ngủ
* Cam thảo
- Nguồn gốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae)
- Thành phần hóa học: Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid,
Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin,
Licurazid
- Tính vị qui kinh: Vị ngọt tính ấm, vào kinh Tỳ, Phế, Thận

- Ứng dụng
+ Điều trị các chứng khí hư gây các chứng sa, mệt mỏi, suy nhược
+ Trị phế khí hư: ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc,
trúng độc
+ Giảm ho: điều trị ho suyễn, họng sưng đau
+ Giảm đau
1.4.2. Phương pháp điện châm
1.4.2.1. Định nghĩa
Châm cứu là một trong những phương pháp độc đáo của nền y học cổ
truyền, là tên gọi chung của hai phương pháp châm và cứu. Châm là dùng kim
châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng cứu trên huyệt để gây kích thích đạt tới
phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh [11].
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của
châm cứu với tác dụng của dòng điện qua một máy điện châm. Kích thích của
dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung có tác dụng làm dịu đau, ức chế
cơn đau điển hinh, nhất là tác dụng để châm tê, kích thích hoạt động của các


22

cơ, các tổ chức; tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm sung huyết,
giảm phù nề tại chỗ [11].
1.4.2.2. Chỉ định và chống chỉ định của điện châm[11].
Chỉ định: điểu trị chứng đau trong một số bệnh: đau khớp, đau răng,
đau dây thần kinh…Điện châm được dùng để điều trị chữa tê liệt, teo cơ trong
các chứng như liệt nửa người, liệt các dây thần kinh ngoại biên…
Chống chỉ định: các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu, người có
sức khỏe yếu, thiếu máu, người có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ có thai
hoặc đang hành kinh. Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi như vừa lao động
xong, mệt mỏi, đói…cũng không tiến hành châm cứu. Một số huyệt không có

chỉ định châm hoặc không châm sâu như phong phủ, nhũ trung…
1.5. Tình hình nghiên cứu về bài thuốc và viêm tắc tuyến vú
- Trần Chiếu Dương dùng bài thuốc “Thác lý tiêu độc tán” điều trị 126
bệnh nhân viêm xoang. Sắc uống ngày 1 thang chia sáng chiều, 10 ngày là
một liệu trình. Kết quả: 30 bệnh nhân khỏi, 42 kết quả tốt, 46 kết quả khá, và
8 không khỏi. Hiệu quả điều trị của bài thuốc đạt 94% [18].
- Cung Thiếu Sóng dùng “thác lý tiêu độc tán” điều trị 30 bệnh nhân bị
đau thần kinh sau zona. Bài thuốc: đương qui 10g, sinh kỳ 30g; kim ngân hoa,
xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 10g, phục linh 20g, cam thảo cát cánh mỗi vị
6g. Nếu khí trệ thêm hương phụ, uất kim. Huyết nhiệt thêm đan bì, chi tử. Khí
hư thêm đảng sâm. Bệnh ở vùng đầu mặt cổ thêm vị bạch chỉ, cúc hoa; ở lưng
thêm đỗ trọng, ở ngực sườn thêm xuyên luyện tử. Sắc uống ngày 1 thang chia
sàng chiều, 7 ngày là 1 liệu trình, điều trị 4 liệu trình. Kết quả có 22 bệnh
nhân khỏi, 5 kết quả khá, 2 trung bình và 1 không khỏi [19].
- Trần Hồng dùng bài thuốc thác lý tiêu độc tán để điều trị 40 bệnh
nhân viêm tắc tuyến vú. Kết quả 35 bệnh nhân khỏi, 4 bệnh nhân đỡ, 1 bệnh
nhân hình thành áp xe [20].


23

- Trương Ảnh dùng bài thuốc điều trị trên 80 bệnh nhân viêm tắc tuyến
vú sau sinh, hiệu quả điều trị đạt 91,2% [21].
- Đường Nhã Lan dùng châm cứu điều trị 60 bệnh nhân viêm tắc tuyến
vú. Công thức huyệt: kiên tỉnh, hợp cốc, nội quan, túc tam lý, nhũ căn. Châm
20-30 phút/ lần, ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Kết quả sau 1 liệu trình
điều trị, 88% bệnh nhân khỏi, 12% bệnh nhân cho kết quả khá [22].
- Phó Huệ Mẫn kết hợp châm cứu, XBBH và bài thuốc “thông nhũ giải
độc thang” điều trị bệnh nhân viêm tắc tuyến vú. 100 bệnh nhân chia làm 2
nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị điện châm, XBBH và bài thuốc. Nhóm

chứng chỉ dùng Penicillin. Công thức huyệt: huyệt vi châm, nhũ căn, đản
trung, kỳ môn, kiên tỉnh, thiên tông, túc lâm khấp. Cách xác định vị trí huyệt
vi châm: xác định 4-6 vị trí ở phía ngoài, đối xứng xung quanh khối sưng
cứng, châm xiên hướng từ ngoài về phía trung tâm khối sưng cứng, độ sâu
0.3-0.5 thốn. Kết quả nhóm nghiên cứu có 32 bệnh nhân kết quả tốt, 12 khá, 4
trung bình và 2 kém. Trong khi đó, nhóm chứng có 18 tốt, 13 khá, 8 trung
bình, 11 kém. Tỷ lệ điều trị có hiệu quả của nhóm nghiên cứu là 96%, cao hơn
nhóm chứng là 78% [23].
- Trần Hiểu Phi kết hợp phương pháp châm huyệt vi châm và chiếu đèn
hồng ngoại điều trị 48 bệnh nhân viêm tắc tuyến vú. Cách châm: lựa chọn 4
điểm tại phía ngoài của khối cương cứng, châm nghiêng kim, hướng kim từ
ngoài hướng vào trung tâm khối cương cứng. Sau khi châm mắc máy điện
châm và chiếu đèn hồng ngoại. Thời gian lưu kim 40 phút. Kết quả sau 3 lần
châm, 94% bệnh nhân kết quả tốt, 6% bệnh nhân đạt kết quả khá, không có
bệnh nhân đạt kết quả kém [24].
- Khúc Huệ Trân dùng châm cứu điều trị 136 bệnh nhân viêm tắc tuyến
vú. Phương pháp châm : lựa chọn 4- 6 huyệt vi châm ở vị trí xung quanh khối
sưng, châm khu trú hướng kim về phía trung tâm khối sưng. Mắc máy điện


24

châm, lưu kim 30 phút. Đánh giá sau 10 ngày điều trị có 93,3% bệnh nhân kết
quả tốt; 6,7% bệnh nhân kết quả khá, không có bệnh nhân kết quả kém. Trong
số 56 bệnh nhân khỏi bệnh, 23 bệnh nhân chỉ cần châm 1 lần; 29 bệnh nhân
cần châm 3 lần và chỉ có 4 trường hợp phải châm đến ngày thứ 8 [25].


25


Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Bài thuốc thác lý tiêu độc tán
Thành phần
Đảng sâm
Đương qui
Bạch thược
Bạch truật
Bạch chỉ
Xuyên khung
Sinh hoàng kỳ
Tạo giác thích
Kim ngân hoa
Cát cánh
Phục linh
Cam thảo

Tên khoa học
Radix Codonopsis
Radix Angelicae Sinensis
Radix Paeoniae Alba
Atractylodes macroephal
Angelica dahurica
Rhizoma Ligustici wallichii
Astragalus membrananceus
Spina Gleditschiae
Lonicera japonica Thunb
Radix Platicodi

Wolfiporia extensa Ginns
Radix Glycyrrhizae

Liều lượng
12g
12g
10g
10g
8g
8g
12g
06g
12g
08g
10g
04g

Tiêu
chuẩn
Dược điển
Việt Nam
IV &
Dược điển
Trung
Quốc
2010

- Bài thuốc được sắc bằng máy tự động Hàn Quốc tại khoa Dược, bệnh
viện đa khoa YHCT Hà Nội.
- Liều dùng: ngày 1 thang, chia 2 lần sáng chiều

- Liệu trình: 04 ngày
2.1.2. Công thức huyệt điện châm trong nghiên cứu
Công thức huyệt điện châm trong nghiên cứu theo công thức huyệt điều
trị viêm tuyến vú trong tài liệu “ Chẩn trị các bệnh thường gặp bằng châm
cứu” của Bộ y tế. Công thức huyệt: kiên tỉnh, đản trung, nhũ căn, khúc trì,
hợp cốc, thiếu trạch.


×