Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

MỘT số đặc điểm DỊCH tễ BỆNH THỦY đậu tại MIỀN bắc VIỆT NAM GIAI đoạn 2008 – 2017 và một số yếu tố THỜI TIẾT LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THẢO

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH THỦY ĐẬU
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2017 VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ THỜI TIẾT LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THẢO

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH THỦY ĐẬU
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2017 VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ THỜI TIẾT LIÊN QUAN

Ngành đào tạo


Mã ngành

: Bác sĩ Y học dự phòng
: 52720103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Trần Thị Thanh Thủy

TS. Phạm Quang Thái

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành nhất tới:
ThS. Trần Thị Thanh Thủy – giảng viên Bộ môn Dân số học Trường Đại
học Y Hà Nội;
TS. Phạm Quang Thái – Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm,
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương;
Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dạy, động viên
khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho em rất nhiều từ bước hình
thành ý tưởng cho đến khi khóa luận hoàn thành.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo trong Bộ môn Dân số học Trường Đại học Y Hà Nội và các
cán bộ thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tạo kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận.

Các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học cùng toàn thể các
Bộ môn và cán bộ các Phòng, Ban trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và
giúp đỡ em trong quá trình 6 năm học tập tại trường.
Cuối cùng em xin cảm ơn ba mẹ kính yêu, anh chị em trong gia đình và
những người bạn bè thân thiết đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể
để em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Trịnh Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Bộ môn Dân số học
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Em xin cam đoan công trình nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy
đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 và một số yếu tố thời tiết liên
quan” này là do em thực hiện. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và
chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Trịnh Thị Thảo



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Đặc điểm bệnh thủy đậu.......................................................................3
1.1.1. Tác nhân gây bệnh..........................................................................3
1.1.2. Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây truyền............................3
1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch........................................................4
1.1.4. Sinh bệnh học.................................................................................4
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng.........................................................................4
1.1.6. Biến chứng......................................................................................6
1.1.7. Chẩn đoán.......................................................................................7
1.1.8. Điều trị............................................................................................8
1.1.9. Phòng bệnh.....................................................................................9
1.2. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới và Việt Nam...........................10
1.2.1. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới..........................................10
1.2.2. Tình hình bệnh thủy đậu tại Việt Nam..........................................11
1.3. Mối liên quan giữa bệnh thủy đậu và một số yếu tố thời tiết.............12
1.3.1. Một số khái niệm..........................................................................12
1.3.2. Đặc điểm thời tiết miền Bắc Việt Nam.........................................13
1.3.3. Nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh thủy đậu và một số yếu tố
thời tiết trên thế giới và tại Việt Nam........................................................14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu:.........................................................................17
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu..................................................................18



2.6. Phương pháp và công cụ thu thập.......................................................19
2.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.....................................................19
2.7.1. Phương pháp nhập liệu.................................................................19
2.7.2. Phương pháp phân tích số liệu.....................................................19
2.8. Sai số và cách hạn chế sai số..............................................................21
2.8.1. Sai số............................................................................................21
2.8.2. Cách hạn chế sai số.......................................................................22
2.9. Đạo đức nghiên cứu............................................................................22
Chương 3: KẾT QUẢ....................................................................................23
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai
đoạn từ năm 2008 – 2017.............................................................................23
3.1.1. Phân bố ca bệnh trong 10 năm.....................................................23
3.1.2. Dịch tễ học theo mùa....................................................................24
3.1.3. Dịch tễ bệnh thủy đậu theo địa dư................................................26
3.2. Một số yếu tố thời tiết liên quan đến bệnh thủy đậu miền Bắc Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2017.........................................................................32
3.2.1. Một số yếu tố thời tiết ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 –
2017

......................................................................................................32

3.2.2. Mối tương quan giữa một số yếu tố thời tiết và bệnh thủy đậu tại
miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017..............................................35
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................37
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam giai
đoạn từ năm 2008 – 2017.............................................................................37
4.1.1. Phân bố ca bệnh trong 10 năm (2008 – 2017)................................37
4.1.2. Dịch tễ học thủy đậu theo mùa........................................................38
4.1.3. Dịch tễ bệnh thủy đậu theo địa dư..................................................39



4.2. Một số yếu tố thời tiết liên quan đến bệnh thủy đậu miền Bắc Việt Nam
giai đoạn từ năm 2008 – 2017......................................................................40
4.2.1. Tương quan giữa nhiệt độ theo tháng với số ca mắc thủy đậu.......40
4.2.2. Tương quan giữa lượng mưa theo tháng với số ca mắc thủy đậu...42
4.2.3. Tương quan giữa độ ẩm tương đối theo tháng với số ca mắc thủy
đậu.............................................................................................................43
KẾT LUẬN....................................................................................................45
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC BẢN
Bảng 2.1 Các biến số/chỉ số nghiên cứu..................................................................18
YBảng 3.1 Phân bố ca bệnh thủy đậu theo một số yếu tố thời tiết theo tháng ở miền

Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.......................................................35
Bảng 3.2 Tương quan giữa một số yếu tố thời tiết với số ca mắc bệnh thủy đậu.....36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Số ca mắc thủy đậu/100.000 dân từ 2008 – 2017.................................23
Biểu đồ 3.2 Số ca mắc bệnh trung bình theo tháng từ năm 2008 – 2017.................24
Biểu đồ 3.3 Tính chất chu kỳ của dịch thủy đậu miền Bắc từ năm 2008 – 2017.....25
Biểu đồ 3.4 Nhiệt độ trung bình theo tháng của miền Bắc giai đoạn 2008 – 2017. .32
Biểu đồ 3.5 Lượng mưa theo tháng ở miền Bắc, giai đoạn 2008 – 2017.................33
Biểu đồ 3.6 Độ ẩm tương đối của miền Bắc từ 2008 – 2017...................................34


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢ
Hình 1.1 Cấu trúc của Varicella Zoster Virus............................................................3
YHình 2.1 Biến đổi Wavelet của một chuỗi thời gian………………………………20

Hình 2.2 Phân tích chuỗi thời gian phụ thuộc vào dịch tễ học thời gian với các bước
sóng..........................................................................................................20
YBản đồ 3.1 Phân bố thủy đậu theo địa dư từ 2008 – 2012………………………..26

Bản đồ 3.2 Phân bố thủy đậu theo địa dư từ 2013 – 2017.......................................27
Bản đồ 3.3 Xu hướng lan truyền dịch thủy đậu từ 2008 – 2012..............................29
Bản đồ 3.4 Xu hướng lan truyền dịch thủy đậu từ 2013 – 2017..............................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính thường gặp do virus Varicella
Zoster gây ra. Bệnh có diễn biến lành tính, song nếu không được điều trị sớm và
đầy đủ cũng có thể gây nên các biến chứng như viêm não, viêm phổi thủy đậu, hội
chứng Reye… để lại hậu quả, di chứng nặng nề và thậm chí tử vong [1], [2].
Bệnh thủy đậu xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ mắc khác nhau phụ
thuộc độ tuổi, vùng khí hậu và có được tiêm chủng hay không. Theo ước tính của
Tổ chức y tế thế giới, có tối thiểu 140 triệu trường hợp mắc thủy đậu mỗi năm trên
toàn cầu, trong đó 4,2 trường hợp có biến chứng nặng phải nhập viện và 4.200
trường hợp tử vong [3]. Trong trường hợp không có chủng ngừa thủy đậu phổ cập,
gánh nặng của bệnh thủy đậu sẽ rất lớn với tổng số 5,5 triệu ca xảy ra hàng năm
trên khắp châu Âu, trong đó có đến 3,3 triệu bệnh nhân sẽ phải tham khảo ý kiến
của bác sĩ chăm sóc chính, 18.200 bệnh nhân sẽ phải nhập viện, 80 trường hợp tử
vong liên quan đến thủy đậu và đa số các trường hợp sẽ xảy ra ở trẻ em dưới 5
tuổi (3 triệu ca) [4].

Năm 2005, tại Hàn Quốc, Chương trình Tiêm chủng Quốc gia (NIP) đã
khuyến nghị tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và đạt tỷ lệ bao
phủ lên tới 98,9% vào năm 2012 [5]. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu liên tục
tăng từ 22,5 trên 100.000 người lên 154,8 từ năm 2006 đến 2017. Có thể thấy, sự
bùng phát của bệnh thủy đậu vẫn tiếp tục xảy ra, ngay cả ở những nơi có tỷ lệ tiêm
chủng cao.
Việt Nam có số mắc thủy đậu trung bình hàng năm từ 30.000 đến 60.000
trường hợp mới và tỷ lệ mắc dao động từ 35 – 70/100.000 dân, làm cho thủy đậu trở
thành 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến đứng đầu trong cả nước [6], [7].
Miền Bắc Việt Nam gồm 28 tỉnh, thành phố có địa hình đa dạng và phức tạp
bao gồm đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa, ven biển và khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có
mùa đông tương đối lạnh thích hợp cho sự bùng phát và lan rộng của dịch như:
bệnh tay chân miệng, sởi, cúm mùa, sốt xuất huyết, tiêu chảy do virus… Từ năm


2
2004 trở lại đây, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng lên trong đó có bệnh
thủy đậu. Số ca mắc thủy đậu trung bình khoảng 20.000 ca/năm, tăng mạnh so với
giai đoạn 2000 – 2003 (khoảng 2.700 ca/năm) [8]. Vì vậy, nghiên cứu về sự liên
quan giữa bệnh tật và các yếu tố khí hậu, thời tiết có ý nghĩa quan trọng trong công
tác phòng bệnh, góp phần lập kế hoạch làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng
cao sức khỏe. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm
dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 và một số
yếu tố thời tiết liên quan”, với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh thủy đậu tại miền Bắc Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2017.
2. Mô tả mối liên quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa đến bệnh thủy đậu
tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.



3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm bệnh thủy đậu
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster (hay còn
gọi là Herpes varicella) thuộc họ Herpesviridae gây ra. Virus có hình khối cầu với
20 mặt đối xứng, đường kính khoảng 150 – 200nm. Phần lõi có AND xoắn kép, lớp
vỏ có chứa lipid và glycoprotein hình gai nhú [9].
Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Virus sống được vài ngày trong vảy
thủy đậu tung vào không khí, dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng [10].

Glycoprotein
Vỏ protein đa diện
Vỏ lipid
Chuỗi ADN xoắn kép

Hình 1.1 Cấu trúc của Varicella Zoster Virus
1.1.2. Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây truyền
Người là ổ chứa duy nhất của virus thủy đậu trong tự nhiên.
Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không
khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Lây gián
tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
Thời gian lây nhiễm 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện phát ban cho đến khi tất cả
các các tổn thương bị vỡ, thường là 4 – 5 ngày sau khi phát ban [11].


4
Thủy đậu là một trong những bệnh có khả năng lây rất cao đến 80 – 90% khi
tiếp xúc, gần như tất cả trẻ em sẽ bị mắc nếu chưa có miễn dịch [12], [13].

1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Tất cả những người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm
nhiễm với bệnh. Thông thường người lớn bị mắc bệnh nặng hơn trẻ em. Sau khi bị
mắc bệnh sẽ để lại miễn dịch lâu dài, ít khi mắc bệnh lần thứ hai. Tái nhiễm thể ẩn
thường hay xảy ra. Có thể nhiễm virus tiềm tàng và bệnh có thể tái phát sau đó
nhiều năm như bệnh zona biểu hiện ở 15% người già và đôi khi gặp ở trẻ em [14].
Trẻ sinh ra từ người mẹ không có miễn dịch và bệnh nhân bị bệnh bạch cầu có
thể bị mắc bệnh nặng, kéo dài hoặc tử vong.
Người lớn bị ung thư đặc biệt là ung thư bạch huyết, bênh nhân suy giảm miễn
dịch hay bị mắc bệnh zona nặng cả thể khu trú và lan tỏa [14].
1.1.4. Sinh bệnh học
Sau khi lây nhiễm vào đường hô hấp, virus cư trú tại hầu họng và nhân lên tại
hệ thống liên võng nội mô, sau đó xâm nhập vào máu và xâm nhập vào các cơ quan
khác như gan, lách và hạch cảm giác. Giai đoạn virus phát triển trong máu có thể
cấy máu để phân lập virus. Tại các cơ quan virus tiếp tục nhân lên rồi xâm nhập vào
máu lần thứ 2 và gây tổn thương các vi mạch máu trên da dẫn đến hoại tử và xuất
huyết dưới da. Tổn thương da và niêm mạc thường dẫn đến ban phỏng nước đặc
trưng, trong đó chứa các tế bào đa nhân khổng lồ, các bạch cầu ưa axit và virus thủy
đậu. Các nốt phỏng sau khi vỡ để lại tổn thương nông trên bề mặt da, khô, không để
lại sẹo [9].
Sau khi bị nhiễm bệnh, giống như virus Herpes khác, virus có khả năng tồn tại
trong hạch thần kinh cảm giác trong cơ thể như một nhiễm trùng tiềm tàng.
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng
Trên lâm sàng, vius Varicella Zoster gây ra hai loại bệnh cảnh khác nhau là
thủy đậu và Zona. Hiện tượng này được giải thích là người chưa có miễn dịch thì
virus gây nên bệnh cảnh thủy đậu. Trong những tình huống suy giảm miễn dịch,


5
hoặc có một số điều kiện thuận lợi, dựa trên một nhiễm khuẩn đã có từ trước virus

sẽ tái hoạt động tạo nên bệnh cảnh Zona.



Thời kỳ ủ bệnh:
Từ 10 – 21 ngày, thông thường 14 – 16 ngày, có thể kéo dài đến 28 ngày sau

khi cảm nhiễm và có thể ngắn hơn ở những người suy giảm miễn dịch. Thời kỳ này
hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng gì [15].


Thời kỳ khởi phát: 24 – 48 giờ
Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên ở

một số người bệnh có thể không sốt hoặc trên những cơ địa đang có vấn đề về miễn
dịch người bệnh có sốt cao 39 – 40°C, gây mê sảng có khi co giật. Trong giai đoạn
này ở một số người bệnh có phát ban, kích thước vài mm, màu hồng, nổi trên mặt
da, có thể có ngứa [9].



Thời kỳ toàn phát:
Trong thời kỳ này biểu hiện sốt có xu hướng thuyên giảm, trong một số trường

hợp có thể còn sốt cao và có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
Biểu hiện đặc trưng của thời kỳ này là xuất hiện ban phỏng nước. Khởi đầu là
những nốt đỏ, nổi lên mặt da, sau vài giờ các nốt phỏng to dần có chứa dịch trong,
xung quanh nốt phỏng có diềm da đỏ 1mm, đường kính nốt phỏng khoảng 5 đến 10
mm. Sau 48 – 72 giờ, các nốt phỏng vỡ để lain vết loét trợt nông trên mặt da, sau đó
khô đóng vảy. Trên một vùng da tiếp tục có những ban mới xuất hiện hết đợt này

đến đợt khác.
Tình trạng ban phỏng nước có liên quan với tình trạng toàn thân, ban càng
mọc dầy, người bệnh thường sốt cao và có tình trạng nhiễm độc rõ. Đôi khi có thể
nổi hạch ngoại biên nhất thời, các ban phỏng nước có thể kèm theo ngứa, khi gãi dễ
gây vỡ các nốt phỏng và gây bội nhiễm vi khuẩn.
Đặc điểm của ban thủy đậu là thường xuất hiện ở thân mình sau lan ra toàn
thân, trên một vùng da lành có nhiều ban phỏng nước ở nhiều lứa tuổi khác nhau,


6
khi ban vỡ để lại vết loét trợt nông và đóng vảy. Thời gian ban mọc kéo dài từ

5–

7 ngày.
Ban thủy đậu cũng có thể thấy ở niêm mạc như niêm mặc má, vòm họng,
thanh quản, đường tiêu hóa, âm đạo, màng tiếp hợp… gây nên một số triệu chứng
như nuốt đau, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ho, khó thở, xuất huyết âm đạo…
Ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối mắc thủy đậu thường có biến chứng nặng
và khoảng 2% số trẻ sơ sinh sẽ có thủy đậu bẩm sinh với biểu hiện tổn thương sẹo
trên da, giảm sản da và tật đầu nhỏ bẩm sinh, tổn thương mắt.
Khoảng 50% số trẻ sinh ra từ người mẹ mắc thủy đậu trong thời kỳ chu sinh,
trước khi sinh 5 ngày đến sau sinh 2 ngày, sẽ có biểu hiện thủy đậu sau sinh 2 tuần.
Đường lây truyền có thể qua nhau thai hoặc qua đường hô hấp [9].



Thời kỳ hồi phục:
Sau khi vảy khô và bong, nếu không có bội nhiễm người bệnh hồi phục nhanh


chóng, các nốt vảy bong liền da không để lại sẹo [9].
1.1.6. Biến chứng



Viêm da bội nhiễm do liên cầu hoặc tụ cầu:
Là biến chứng hay gặp nhất. Các vi khuẩn gây bội nhiễm thường là liên cầu và

tụ cầu. Các nốt phỏng nước hóa mủ đục và khi vỡ gây nên tình trạng viêm da toàn
thân, viêm mô, áp xe dưới da, thậm chí có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết.



Viêm phổi thủy đậu:
Thường gặp ở thủy đậu người lớn hơn là ở trẻ em đặc biệt là những người hút

thuốc. Viêm phổi xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh, biểu hiện ho,
sốt, nhịp thở nhanh, xanh xao, đau ngực, khạc ra máu, nhịp tim nhanh. X – quang
phổi có hình ảnh các nốt mờ và viêm phổi kẽ [16]. Tiến triển của viêm phổi song
song với diễn biến ở da, tuy nhiên người bệnh có thể có sốt kéo dài và chức năng
phổi có thể giảm trong nhiều tuần. Điều trị bằng acyclovir có tác dụng cải thiện
viêm phổi [9].


7
Ở người lớn có miễn dịch bình thường, tỷ lệ mắc viêm phổi do thủy đậu
khoảng 1/400 trường hợp với tỷ lệ tử vong khoảng 10 – 33% [17].




Biến chứng hệ thần kinh trung ương:
- Viêm não:
Gặp 0,1 – 0,2% trẻ em bị thủy đậu. Thời gian xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày

thứ 8, chậm nhất có thể gặp vào ngày thứ 21 của bệnh. Người bệnh có sốt cao hơn,
nhức đầu, li bì rối loạn tri giác, thậm chí có co giật và hôn mê. Thăm khám có thể
thấy liệt thần kinh khu trú, dấu hiệu Babinski. Nước não tủy trong, có thể tăng tế
bào lympho và albumin tăng nhẹ. Khi khỏi có thể để lại di chứng. Tỷ lệ tử vong của
biến chứng viêm não do thủy đậu khoảng 10% và tỷ lệ biến chứng lâu dài lên đến
15% bệnh nhân sống.
- Viêm màng não:
Sốt thường kéo dài hơn, đau đầu nhiều, nôn và buồn nôn. Thăm khám có hội
chứng màng não. Nước não tủy trong, tăng tế bào lympho và albumin tăng nhẹ.
-



Đôi khi có hội chứng Guilain – Barre.

Các biến chứng khác:
Viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp, viêm cầu thận. xuất huyết nội tạng.

hoặc có biểu hiện của hội chứng Reye (xét nghiệm men gan tăng cao, bệnh cảnh
lâm sàng là tổn thương não, hôn mê, co giật, amoniac (NH3) tăng, đường huyết
tăng, mổ tử thi có nhiễm mỡ gan [9]).
1.1.7. Chẩn đoán
1.1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng: cần dựa vào các yếu tố sau:
 Dịch tễ: đi vào vùng dịch, hoặc có tiếp cúc với người bị thủy đậu, hoặc đang
có nhiều người sốt và biểu hiện của ban thủy đậu trong cộng đồng.
 Lâm sàng:

- Có biểu hiện sốt.
- Có đặc điểm của ban thủy đậu.


8
1.1.7.2. Chẩn đoán xác định: xét nghiệm xác định được căn nguyên gây bệnh
- Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể IgM có độ nhạy cao
- Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu: phát hiện kháng thể IgG, hiệu giá kháng
thể tăng gấp 4 lần giữa hai mẫu huyết thanh ở hai thời kỳ cấp tính và thời kì lại sức.
Tuy nhiên chỉ có giá trị chẩn đoán hồi cứu.
- Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR phát hiện ADN của virus từ dịch nốt phỏng
- Phân lập virus tại nốt phỏng, máu bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào.
- Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp phát hiện kháng thể hoặc kỹ thuật
huỳnh quang phát hiện kháng nguyên màng.
1.1.8. Điều trị
1.1.8.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ,
bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da.
- Điều trị kháng virus có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian trị bệnh, đặc
biệt có chỉ định đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch [18].
1.1.8.2. Điều trị triệu chứng
- Dùng paracetamol 10 – 15 mg/kg/6 giờ có tác dụng hạ sốt và giảm đau.
- Giữ vệ sinh da, nên tắm hàng ngày bằng nước ấm, sạch.
- Chống ngứa bằng các thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc toàn thân.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng đủ chất.
- Nghỉ ngơi tại giường, cách ly hạn chế lây lan.
1.1.8.3. Điều trị bằng Acyclovir
Nói chung không cần chỉ định acyclovir cho những trường hợp thủy đậu thông
thường, vì bệnh diễn biến lành tính.
Acyclovir được chỉ định nhằm mục đích:

- Điều trị các biến chứng nặng do virus gây ra.
- Chỉ định trên những cơ địa đặc biệt như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, đang
điều trị corticoid.


9
- Có thể sử dụng điều trị cho người vị thành niên và người trưởng thành nhằm
rút ngắn thời gian bị bệnh, hạn chế biến chứng.
Liều dùng [9], [18]:
- Với thanh thiếu niên và người lớn dùng 800mg mỗi lần, 5 lần/ngày.
- Trẻ em liều 20mg/kg/lần x 4 lần/ngày.
Thời gian điều trị 5 – 7 ngày. Trong trường hợp có biến chứng nặng nên dùng
đường tĩnh mạch.
Nếu kháng với acyclovir thay bằng Foscamet 40 mg/kg/lần x 3 lần/ngày.
1.1.9. Phòng bệnh
1.1.9.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
Phát hiện bệnh sớm ở thời kỳ khởi phát để cách ly, tránh lây lan trong cộng
đồng. Thời gian cách ly là 5 – 7 ngày trước khi có ban, đến 7 ngày sau khi ban mọc.
Đối với người suy giảm miễn dịch có tiếp xúc với nguồn bệnh và trẻ sơ sinh
có mẹ mắc thủy đậu trong giai đoạn chu sinh sẽ có nguy cơ bị thủy đậu nặng, nên
tiêm Globulin miễn dịch thủy đậu đặc hiệu Herpes Zoster Immuno globulin hoặc
Herpes Zoster Immuno Plasma. Nên dùng sớm trong vòng 72 – 96 giờ, liều dùng
125 đơn vị/10 kg, liều tối đa 625 đơn vị. Dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Thời gian bảo vệ là 3 tuần [9].
1.1.9.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Vắc xin thủy đậu được sản xuất từ virus sống giảm độc lực. Tiêm vắc xin có
hiệu quả miễn dịch cao 97% và kéo dài. Sau tiêm có thể vẫn mắc thủy đậu nhưng
hầu hết có bệnh cảnh lâm sàng nhẹ.
Tuổi bắt đầu tiêm ngừa từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi. Tiêm một liều duy nhất.
Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng nên

tiêm phòng 2 mũi cách nhau 6 tuần là tốt nhất hoặc trong 4 – 6 năm [9].
Chống chỉ định với phụ nữ có thai, người dị ứng với gelatin, neomycin (thành
phần của vắc xin), người suy giảm miễn dịch trung gian tế bào.


10

1.2. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình bệnh thủy đậu trên thế giới
Bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới và tất cả mọi người đều có
thể bị nhiễm virus thủy đậu. Ước tính tối thiểu hàng năm toàn cầu có 140 triệu
trường hợp mắc thủy đậu, trong đó 4,2 triệu trường hợp có biến chứng nặng phải
nhập viện và 4.200 trường hợp tử vong [3]. Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến các lứa
tuổi khác nhau thì khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Ở vùng khí hậu ôn đới,
thủy đậu được coi là một bệnh xảy ra thời thơ ấu trong các dịch bệnh hàng năm vào
cuối mùa đông và đầu mùa xuân còn ở các nước khí hậu nhiệt đới thì số mắc bệnh
thủy đậu tăng lên ở các lứa tuổi lớn hơn, phổ biến ở người trưởng thành, trong đó
bệnh có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [19].
Ở các nước ôn đới, hơn 90% dân số bị nhiễm virus có biểu hiện lâm sàng hoặc
huyết thanh học ở tuổi trưởng thành sớm, với tỷ lệ tấn công cao nhất ở trẻ em từ
5tuổi đến 9 tuổi. Ở Úc, tuổi mắc thủy đậu muộn hơn một chút, với 83% trẻ em bị
nhiễm khi 10 – 14 tuổi; trước khi sử dụng vắc xin thủy đậu, có khoảng 240.000
trường hợp mắc, 1.500 trường hợp nhập viện và khoảng 7 trường hợp tử vong mỗi
năm do bệnh thủy đậu. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và biến chứng cao
hơn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, hoặc những người có hệ thống miễn
dịch bị ức chế, phần lớn các trường hợp nhập viện là ở trẻ em khỏe mạnh vì tỷ lệ
mắc bệnh cao hơn nhiều ở thời thơ ấu [20].
Tại Pháp, ước tính từ 550.000 đến 750.000 trường hợp thủy đậu được báo cáo
hàng năm. Nghiên cứu về huyết thanh học cho thấy 90% trẻ em đã có kháng thể
VZV khi 8 tuổi, và độ tuổi trung bình mắc bệnh thủy đậu là 4 tuổi. Nguy cơ biến

chứng do thủy đậu rất cao ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Mỗi năm có đến hơn
3.500 ca nhập viện và khoảng 20 ca tử vong do biến chứng nghiêm trọng của thủy
đậu [21]. Một nghiên cứu nhằm xác định gánh nặng nhập viện vì thủy đậu và
Herpes zoster ở Anh trong các năm 2004 – 2013 chỉ ra rằng: tỷ lệ nhập viện trung
bình hàng năm do thủy đậu và Herpes zoster lần lượt là 7,6 và 8,8 trên 100.000. Số


11
ngày nằm viện trung bình hàng năm là 10,7 đối với bệnh thủy đậu và 41,7 đối với
Herpes zoster. Số ca tử vong trung bình hàng năm được xác định do thủy đậu và
Herpes zoster lần lượt là 18,5 và 160. Phần lớn các trường hợp nhập viện gây ra bởi
thủy đậu bao gồm các bệnh nhân trong độ tuổi từ 0 đến 9, chiếm 79,4%; trong đó tỷ
lệ mắc bệnh thủy đậu hàng năm ở nam giới trung bình cao gấp 1,27 lần so với nữ
giới [22].
Thủy đậu từng rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Đầu những năm 1990, trung bình 4
triệu người mắc bệnh thủy đậu, 10.500 đến 13.000 người phải nhập viện và 100 đến
150 người chết mỗi năm. Vắc xin thủy đậu có sẵn ở Hoa Kỳ vào năm 1995. Mỗi
năm, hơn 3,5 triệu trường hợp mắc bệnh thủy đậu, 9.000 ca nhập viện và 100
trường hợp tử vong được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin thủy đậu ở Hoa Kỳ. Kể
từ khi giới thiệu chương trình tiêm phòng thủy đậu ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh thủy
đậu và tỷ lệ tử vong do thủy đậu đã giảm hơn 90%. Tỷ lệ mắc thủy đậu, dựa trên dữ
liệu giám sát thụ động quốc gia được công bố vào năm 2016, đã giảm 85% trong
giai đoạn 2005 – 2006 và 2013 – 2014, với mức giảm lớn nhất được báo cáo ở trẻ
em từ 5-9 tuổi (89,3%) và 10 – 14 tuổi (84,8%). Dịch thủy đậu đã giảm cả kích
thước (nghĩa là số ca mắc) và thời gian [23].
Hiện nay, vắc xin thủy đậu đã được thêm vào chương trình tiêm chủng quốc
gia ở nhiều nước trên thế giới. Các chương trình tiêm chủng phổ biến chống lại thủy
đậu cho trẻ em đã được triển khai ở Đài Loan (2004), Úc và Hàn Quốc (2005),
Hồng Kông (2014), New Zealand (2017) và dự kiến tiêm vắc xin thủy đậu cho cộng
đồng sẽ được triển khai rộng rãi hơn trong tương lai [24], [25].

1.2.2. Tình hình bệnh thủy đậu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, ở phía bắc hay gặp vào cuối
mùa đông và mùa xuân, trong khi đó ở phía Nam tập trung vào tháng 3 đến tháng 5
hàng năm.
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Đính (2011), trong 5 năm từ 2005 – 2009, tổng số
mắc và tỷ lệ mắc trên 100.000 dân của bệnh thủy đậu hàng năm của nước ta khá


12
cao, dao động từ khoảng 20.000 ca (2005) đến 36.000 ca (2009), thường xuyên nằm
trong nhóm 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc cao nhất Việt Nam. Đặc biệt khu vực
miền Bắc có số ca mắc, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu cao nhất cả nước và có xu hướng
tăng dần theo từng năm 30/100.000 dân (2005) lên tới 57/100.000 dân (2009) và
62/100.000 dân (2011). Đa số ca mắc thủy đậu ở lứa tuổi trẻ em chiếm 73% tổng số
mắc, trong đó trẻ ở lứa tuổi từ 1 – 10 tuổi chiếm 58% [26].
1.3. Mối liên quan giữa bệnh thủy đậu và một số yếu tố thời tiết
1.3.1. Một số khái niệm
- Thời tiết: là trạng thái của khí quyển ở khu vực hay địa điểm nào đó vào một
thời điểm cụ thể; nó được đặc trưng bởi các trị số về nhiệt độ, mây, mưa, độ ẩm
tương đối, gió,… của thời điểm đó, được gọi là các yếu tố khí tượng hay các yếu tố
thời tiết. Thời tiết có tính chất không ổn định, hay thay đổi thất thường [27].
- Khí hậu: là trạng thái của khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị
số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm lượng mưa, lượng nước bốc hơi, lượng
mây, gió,…đó là các yếu tố hình thành khí hậu. Như vậy, khí hậu là trị số trung bình
nhiều năm của thời tiết. Khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi [27].
- Nhiệt độ không khí: Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp
thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ vào không khí, không khí nóng lên. Độ
nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí [27].
Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao (thủy
ngân), nhiệt kế tối thấp (rượu) và nhiệt ký (bộ phận cảm ứng là một tấm lưỡng kim)

đặt trong lều khí tượng ở độ cao 2m cách mặt đất nơi không có trực xạ của bức xạ
mặt trời. Nhiệt độ được đo bằng các đơn vị khác nhau và có thể biến đổi bằng các
công thức. Trong hệ đo lường quốc tế, nhiệt độ được đo bằng đơn vị Kelvin, kí hiệu
là K. Ở Việt Nam và nhiều nước, nhiệt độ được đo bằng độ C (1 độ C tương đương
274,15 K).
Nhiệt độ trung bình tháng là số bình quân của nhiệt độ không khí trung bình
của các ngày trong tháng [28].


13
- Lượng mưa: là độ dày tính bằng milimét của lớp nước nổi do mưa tạo nên
trên một bề mặt phẳng tại một địa điểm được đo bằng vũ kế và vũ ký [27].
Lượng mưa là đại lượng thể hiện mức độ mưa nhiều hay ít sau mỗi cơn mưa.
Lượng mưa đo bằng 1mm nghĩa là mức độ nước mưa thu được (ngập sâu) là 1 mm
trên 1 mét vuông mặt phẳng. Lượng mưa 1mm tương đương với cách gọi lượng
mưa 1 lít/m2.
Lượng mưa trong tháng là tổng lượng mưa của các ngày trong tháng [28].
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí tuyệt đối: là lượng hơi nước tính bằng gam chứa trong 1m 3
không khí.
Độ ẩm không khí tương đối là tỷ số giữa sức trương hơi nước có trong không
khí và sức trương hơi nước bão hòa (tối đa) ở cùng một nhiệt độ. Nó được thể hiện
bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Độ ẩm không khí được đo bằng ẩm kế và ẩm ký.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm là số bình quân của độ ẩm
không khí tương đối trung bình của các ngày trong tháng.
1.3.2. Đặc điểm thời tiết miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc Việt Nam thuộc một loại hình khí hậu đặc biệt là khí hậu nhiệt đới
gió mùa có mùa đông lạnh. Các đặc trưng của miền khí hậu phía Bắc là lượng bức
xạ tổng cộng năm không đến 140kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ năm dưới

80kcal/cm2/năm, số giờ nắng trung bình năm dưới 2000 giờ/năm, nhiệt độ trung
bình năm dưới 25°C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 16,5 °C, có từ 3 – 4
tháng nhiệt độ trung bình dưới 20˚C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 8˚C [29].
Vì vậy, đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu miền Bắc nước ta chính là sự hạ thấp
đáng kể nền nhiệt độ về mùa đông liên quan với ảnh hưởng ưu thế của gió mùa cực
đới trong mùa đông. Trung bình những tháng giữa mùa đông nhiệt độ thường thấp
hơn từ 4 – 5˚C so với điều kiện thông thường của vĩ tuyến. Thực tế, mùa đông của


14
miền Bắc ngắn và không ổn định, hợp thành bởi những đợt rét xen kẽ những ngày
nắng ấm.
Mặc dù miền Bắc Việt Nam có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông nhưng do cơ
chế gió mùa phức tạp chỉ có 2 mùa phụ thuộc vào gió. Mùa đông lạnh do chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam
khiến cho lượng mưa lớn. Khí hậu miền Bắc liên quan với sự phức tạp của phồn lưu
gió mùa là tính bất ổn định cao trong diễn biến thời tiết khí hậu.
Tóm lại, khí hậu miền Bắc có tính chất cơ bản nóng ẩm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa nhưng vẫn có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo mùa trong chế độ mưa
ẩm và có tính biến động rất cao .
1.3.3. Nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh thủy đậu và một số yếu tố thời tiết
trên thế giới và tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, thủy đậu đã chiếm tỷ lệ mắc bệnh đáng kể và vẫn
là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Trung Quốc [30]. Những nghiên cứu về các
điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy đậu ngày càng phổ biến. Nghiên cứu theo chuỗi
thời gian của Chan và cộng sự tại bệnh viện Princess Margaret, Hồng Kông (2011)
chưa tìm thấy mối liên quan giữa nhiệt độ với tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên,
độ ẩm tương đối trung bình, đặc biệt là trong mùa mát, được tìm thấy có mối tương
quan nghịch với số ca mắc bệnh thủy đậu trong cùng một tháng (β= -2,67, khoảng
tin cậy 95% CI: -4,34; -1,01, p = 0,002). Từ đó, độ ẩm tương đối trung bình hàng

tháng được xác định là yếu tố dự báo cho các trường hợp mắc bệnh thủy đậu hàng
tháng tại Hồng Kông [31].
Một nghiên cứu về mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu và điều kiện
khí tượng ở Tế Nam, Trung Quốc của Yang và cộng sự năm 2016 đã chỉ ra rằng các
yếu tố thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở Tế Nam.
Trong thời gian nghiên cứu có tổng số 10.068 trường hợp mắc bệnh thủy đậu đã
được báo cáo tại Tế Nam, Trung Quốc; nhiệt độ tối thiểu và tối đa là 9,4°C và
34,6°C, tương ứng với nhiệt độ trung bình là 15,5°C; độ ẩm tương đối dao động từ
13,0% đến 100,0%, trung bình là 56,0%; lượng mưa hàng ngày dao động từ 0mm


15
đến 71,9mm, với tổng cộng 1804,3mm trong khoảng thời gian 3 năm từ 2012 –
2014. Phân tích cho thấy nhiệt độ tăng 1°C tương ứng với mức giảm 3,44% trong tỷ
lệ mắc bệnh thủy đậu hàng tuần, độ ẩm tương đối tăng 1% tương ứng với mức giảm
0,5% hoặc 1,0% trong tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu hàng tuần và lượng mưa tăng 1 mm
tương ứng với mức tăng 0,2% hoặc 0,3% và tất cả đều phù hợp với p<0,05 [30].
Nghiên cứu vai trò của điều kiện khí tượng trong các trường hợp thủy đậu
được báo cáo tại Vũ Hán và Hồng Kông, Trung Quốc của Chen và cộng sự trong
giai đoạn 2008 – 2015 cho kết quả nhiệt độ và lượng mưa trung bình đều có mối
tương quan nghịch và có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu; những
yếu tố này có thể là yếu tố dự báo quan trọng về tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở Vũ Hán
và Hồng Kông [32].
Hiện nay, Việt Nam đang là nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến
đổi khí hậu. Những thay đổi này đã tác động đến đời sống và sức khỏe của con
người: sinh lý, phong tục tập quán, khả năng thích nghi, phản ứng của cơ thể…đặc
biệt là người già, trẻ em và phụ nữ có thai; làm tăng khả năng xảy ra của một số
bệnh truyền nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… ngoài ra cũng làm
tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi sinh vật, thúc đẩy quá trình
đột biến của chúng, gây bệnh nhanh hơn.

Theo Hoàng Thế Hùng (2012), có sự tương quan rõ rệt giữa lượng mưa và
nhiệt độ với số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội trong đó các ca bệnh
bệnh sốt xuất huyết Dengue gia tăng mạnh sau khoảng 1 tháng sau khi những đợt
mưa tăng [33]. Theo nghiên cứu về bệnh sởi của Trần Ngọc Hà (2014) tại Hà Nội,
tỷ lệ mắc bệnh Sởi tăng từ các tháng mùa khô lạnh và bắt đầu giảm khi nhiệt độ
tăng và độ ẩm tăng vào mùa mưa. Khi nhiệt độ tăng 1 đơn vị thì số ca bệnh mắc sởi
giảm từ 65% xuống 8%, lượng mưa tăng 1 đơn vị thì số ca bệnh mắc sởi tăng 1,24 –
4,17 [34]. Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố thời tiết có mối liên quan tới sự
bùng phát dịch bệnh của một số bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, tại miền Bắc Việt
Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào mối liên quan giữa các yếu tố thời
tiết với dịch tễ bệnh thủy đậu. Do đó, nghiên cứu này đã được tiến hành để trả lời


16
cho câu hỏi “Thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh thủy đậu tại miền
Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017?”.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 28 tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Bắc
Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019
Thời gian của bộ số liệu nghiên cứu: Từ 01/01/2008 đến 31/12/2017
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường hợp bệnh được chẩn đoán là thủy đậu theo định nghĩa ca
bệnh giám sát của Bộ Y tế tại tất cả các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Bắc
được ghi nhận hàng tháng.
Định nghĩa ca bệnh [14]:
Ca bệnh lâm sàng: bệnh nhiễm virus cấp tính, sốt nhẹ, phát ban. Ban mọc
nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau

từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.
Ca bệnh xác định: là ca lâm sàng phân lập được virus trên nuôi cấy tế bào
hoặc phát hiện kháng nguyên virus bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực
tiếp hoạc phát hiện AND bằng kỹ thuật PCR.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu.
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Chọn toàn bộ các trường hợp bệnh được chẩn đoán là thủy đậu theo định
nghĩa ca bệnh giám sát của Bộ Y tế từ 01/2008 đến 12/2017 (n=221.679).


×