Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHO TRẺ ăn bổ SUNG của bà mẹ có CON dưới 2 TUỔI tại xã lý NHÂN – HUYỆN VĨNH TƯỜNG – TỈNH VĨNH PHÚC năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.59 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGỌC HÂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG
CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI XÃ LÝ NHÂN – HUYỆN VĨNH TƯỜNG – TỈNH
VĨNH PHÚC NĂM 2019
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2015 - 2019

CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG


Hà Nội - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGỌC HÂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG
CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI XÃ LÝ NHÂN – HUYỆN VĨNH TƯỜNG – TỈNH
VĨNH PHÚC NĂM 2019
Chuyên ngành: Cử nhân Dinh dưỡng
Mã ngành



: 52720303

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2015 - 2019
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Nguyễn Quang Dũng

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này:
Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo đại học,
phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên, các Thầy cô trong bộ môn toàn
trường và các Thầy cô Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn
Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện tu dưỡng tại trường cũng như quá trình làm khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Quang Dũng là
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên em tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân thành cảm ơn UBND, Trạm y tế xã Lý Nhân, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thu
thập số liệu tại phương.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và
những người thân yêu đã luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ giúp em hoàn thành
khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Sinh viên


Trần Thị Ngọc Hân


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**********
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Phòng Quản lý đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà
Nội.

- Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm trường Đại học Y Hà Nội.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tên tôi là: Trần Thị Ngọc Hân – sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Cử
nhân Dinh dưỡng, trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các
số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Ngọc Hân


MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)

ABS

Ăn bổ sung

SDD

Suy dinh dưỡng

TĐHV

Trình độ học vấn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố trẻ theo tuổi và giới...........................................................19
Bảng 3.2: Phân bố nhóm tuổi của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi....................19
Bảng 3.3: Nghề nghiệp của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
Bảng 3.5: Số con của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
Bảng 3.6: Kiến thức của các bà mẹ về thời gian cho trẻ ăn bổ sung
Bảng 3.7: Kiến thức của bà mẹ về số bữa ăn bổ sung cho trẻ với từng thời
điểm
Bảng 3.8: Kiến thức của các bà mẹ về “Tô màu bát bột”

Bảng 3.9: Kiến thức của bà mẹ về “Ô vuông thức ăn”
Bảng 3.10: Kiến thức của bà mẹ về thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Bảng 3.11: Kiến thức của bà mẹ về ảnh hưởng của thiếu vitamin A
Bảng 3.12: Kiến thức của bà mẹ về thực phẩm chứa nhiều sắt
Bảng 3.13: Kiến thức của bà mẹ về ảnh hưởng của thiếu sắt
Bảng 3.14: Kiến thức của các bà mẹ về bữa ăn bổ sung
Bảng 3.15: Kiến thức của mẹ về chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy
Bảng 3.16: Các thực phẩm không được sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy
Bảng 3.17: Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung
Bảng 3.18: Số bữa ăn theo nhóm tuổi
Bảng 3.19: Thời gian cai sữa của trẻ
Bảng 3.20: Thức ăn hiện tại của trẻ
Bảng 3.21: Dạng thức ăn cho trẻ ăn bổ sung lần đầu
Bảng 3.22: Thực hành nuôi dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy
Bảng 3.23: Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong 24 giờ qua


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Hiểu biết của bà mẹ về khái niệm “Tô màu bát bột” và “Ô
vuông thức ăn”
Biểu đồ 3.2: Lý do các bà mẹ không cho trẻ ăn dầu mỡ hàng ngày.
Biểu đồ 3.3: Lý do các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung.
Biểu đồ 3.4: Thức ăn bổ sung đầu tiên của trẻ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Các chất
dinh dưỡng giúp cơ thể tồn tại, hoạt động và chống lại bệnh tật. Đối với trẻ em

thì các chất dinh dưỡng còn giúp phát triển cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt
trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời (từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ 24 tháng
tuổi – tròn 2 tuổi) được coi là giai đoạn lập trình cho sự tăng trưởng và phát triển
của trẻ sau này. Trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, Tổ chức Y tế Thế giới WHO
khuyến nghị các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Khi trẻ được 6 tháng tuổi
(180 ngày) nên bắt đầu cho trẻ ABS, vì lúc này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ
nhu cầu cho sự phát triển của trẻ [1].
Ước tính của WHO năm 2015 cũng cho thấy, hiện nay trong tổng số
khoảng 156 triệu trẻ em trên toàn cầu, có gần ¼ số trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi
(chiếm khoảng 23%) [2]. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia,
năm 2015 cả nước có 14,1% số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và đến 24,6% số trẻ
suy dinh dưỡng thấp còi [3].
Nuôi con bằng sữa mẹ không đúng và cho ABS không hợp lý đóng vai trò
quan trọng đối với SDD. Không cho trẻ bú sớm sau sinh, không cho trẻ bú sữa
non, không cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cai sữa sớm, không
tận dụng nguồn sữa mẹ, cho trẻ bú bình, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá
muộn, thức ăn bổ sung không đủ các chất dinh dưỡng, số lượng thức ăn bổ sung
không đủ theo độ tuổi là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy dinh dưỡng.
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thực trạng ăn bổ sung của trẻ
có kết quả chưa tốt. Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng về tỷ lệ bú mẹ và
ABS năm 2002 cho thấy: tỷ lệ trẻ được ABS quá sớm rất cao ngay ở tháng
tuổi thứ 2 đã là 12,5%, dưới 4 tháng tuổi là 32,7% [4]. Theo báo cáo điều tra


10

11 tỉnh về cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có 10,7% bà mẹ cho
rằng nên bắt đầu cho trẻ ABS dưới 6 tháng tuổi và 26,9% bà mẹ lại cho rằng
khi trên 9 tháng tuổi mới cho trẻ ABS [5]. Theo báo cáo vủa Viện Dinh dưỡng
năm 2010 trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được nuôi dưỡng hợp lý là 54,8%

trẻ ăn bổ sung đúng và đủ là 51,7%, trẻ ABS chưa kịp thời còn 15% [6]. Như
vậy, kiến thức và thực hành của các bà mẹ về ăn bổ sung ở trẻ nhỏ vẫn là
một vấn đề cần phải quan tâm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Xã Lý Nhân là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. tỉnh
nào?. Xã gồm 03 làng nghề truyền thống với 01 làng nghề rèn và 02 làng
nghề mộc. Hiện nay toàn xã đang trên đà phát triển với sự chú trọng phát
triển nghề truyền thống tại địa phương. Chính vì thế đời sống của nhân dân
cũng dần được cải thiện. Vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng được
quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về kiến
thức, thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ có con dưới 2 tuổi. Do vậy để
tìm hiểu vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thực hành
cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Lý Nhân – huyện
Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Lý
Nhân – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019.
2. Đánh giá thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã
Lý Nhân – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019.


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Sự phân chia các thời kỳ phát triển của trẻ và đặc điểm sinh
học của từng thời kỳ
1.1.1. Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà là một cơ thể đang lớn lên và
phát triển. Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính toàn diện cả về thể
chất và tâm thần – vận động qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những
đặc điểm về sinh lý và bệnh lý riêng.
Hiện nay theo Tổ chức Y tế Thế giới phân chia lứa tuổi trẻ em như

sau:
- Sơ sinh: từ lúc sinh – 1 tháng tuổi
- Trẻ bú mẹ: 1 – 23 tháng tuổi
- Trẻ tiền học đường: 2 – 5 tuổi
- Trẻ em nhi đồng: 6 – 12 tuổi
- Trẻ vị thành niên: 13 – 18 tuổi
Như vậy trẻ em bao gồm từ 0 – 18 tuổi.

1.1.2. Đặc điểm sinh lý cơ bản của từng thời kỳ phát triển của trẻ
dưới 2 tuổi
• Thời kỳ sơ sinh
Sự chuyển tiếp từ đời sống trong tử cung sang ngoài tử cung buộc trẻ phải
có sự thay đổi chức năng của một số cơ quan để thích nghi với môi trường bên
ngoài. Chức năng của các bộ phận và hệ thống đều chưa phát triển hoàn thiện,


12

nhưng nó biến đổi rất nhanh. Đó là một đặc điểm sinh học nổi bật của trẻ trong
thời kỳ sơ sinh.
• Thời kỳ bú mẹ
- Tốc độ tăng trưởng rất nhanh, quá trình đồng hóa mạnh hơn quá trình dị hóa.
- Chức năng các bộ phận phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Đặc biệt
là chức năng tiêu hóa.

1.2. Tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn bổ sung
1.2.1. Một số khái niệm
• Ăn bổ sung: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn bổ sung nghĩa là cho ăn
thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được
gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay

thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
• Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.
• Cho ăn bổ sung phù hợp [7]:
- Kịp thời: có nghĩa là thực phẩm được cung cấp khi trẻ cần năng lượng và chất
dinh dưỡng vượt quá những gì có thể được cung cấp thông qua nuôi dưỡng bằng
sữa mẹ hoàn toàn và thường xuyên.
- Đầy đủ: có nghĩa là thực phẩm cung cấp đủ năng lượng, protein và vi chất dinh
dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em ngày càng tăng.
- An toàn: có nghĩa là thực phẩm được bảo quản và chuẩn bị hợp vệ sinh.
• Tô màu bát bột: Tô màu bát bột nghĩa là làm cho bát bột của trẻ có màu
sắc
của các loại thực phẩm khác nhau bao gồm:


13

- Màu xanh của các loại rau
- Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam
- Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lạc, vừng…
• Ô vuông thức ăn [8]: Thành phần bữa ăn bổ sung cho trẻ phải đủ theo ô
vuông thức ăn với trung tâm của ô vuông thức ăn là sữa mẹ và thức ăn
trong 4 ô vuông thức ăn bao gồm:
- Thức ăn cơ bản: Gồm ngũ cốc và khoai củ (gạo, ngô, khoai, sắn…). Đối với
trẻ em ở lứa tuổi ăn dặm chỉ cần sử dụng gạo để chế biến, không nên sử
dụng ngô, khoai, sắn để nấu bột cho trẻ.
- Thức ăn cung cấp đạm: Protein trong cơ thể đóng vai trò rất quan trọng,
nó là nguyên liệu xây dựng và tái tạo tổ chức, tế bào; là thành phần chủ yếu
của các men, các kháng thể, các nội tiết tố quan trọng trong hoạt động
chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy trong chế độ ăn hàng ngày bắt buộc phải

cung cấp protein. Protein có nguồn gốc động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm,
cua… protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ,… Nhưng protein có
nguồn gốc động vật có giá trị dinh dưỡng cao hơn nên trong khẩu phần
hàng ngày của trẻ cần chú ý đến protein có nguồn gốc động vật nhiều hơn.
- Thức ăn cung cấp năng lượng: Đó là các loại mỡ động vật, dầu thực vật,
bơ,… Nhóm thức ăn này cung cấp lipid cho cơ thể. Vai trò của lipid tham
gia vào cấu trúc các mô, thành phần tế bào và nội mô. Nó có tác dụng bảo vệ
cơ thể khỏi tác động các yếu tố bên ngoài, hòa tan và vận chuyển các
vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Và là nguồn sinh năng lượng cao.
- Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng: Vitamin và muối khoáng là
những chất cần thiết tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa.
Vitamin và muối khoáng có ở các loại rau, củ, quả. Ngoài ra nhóm này còn


14

cung cấp chất xơ giúp thúc đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hóa, phòng
chống táo bón, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển.
• Vitamin A [9]: Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia
vào nhiều chức phận trong cơ thể. Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng
trưởng, giúp cho trẻ phát triển bình thường. Tham gia vào chức năng thị giác của
mắt, đó là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu Vitamin A
khả năng nhìn thấy của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm. Vitamin A cần thiết cho
sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc mắt, các tổ chức biểu mô dưới da, khí
quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn… Khi thiếu vitamin A, sản xuất
các niêm mạc giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy
ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc. Các tế bào biểu mô bị
tổn thương cùng với sự giảm sút sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập. Vitamin A còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể, làm tăng
khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Nếu thiếu vitamin A, trẻ em dễ bị

mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy
cơ tử vong cao hơn.
• Sắt: trong cơ thể có vai trò rất quan trọng vì đây là yếu tố cần thiết để tạo
hồng cầu. Sắt có nhiệm vụ vận chuyển OXY và CO2 trong quá trình hô hấp, có
vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể
không bị nhiễm khuẩn vì sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ
miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo Colagen (giúp
gắn kết các mô cơ thể). Nếu sắt không được cung cấp đủ sẽ đưa đến thiếu máu
thiếu sắt.

1.2.2. Tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn bổ sung
• Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung:


15

Thời gian cho ăn bổ sung bắt đầu khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), là
lứa tuổi cơ nhai đã phát triển đầy đủ cho phép trẻ nhai và cắn thức ăn đồng thời
cũng là lứa tuổi mà hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh, có thể tiêu hóa được nhiều loại
thực phẩm. Hơn nữa, từ 6 tháng tuổi trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng
của của trẻ lớn hơn, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Do đó cần thiết cho trẻ ăn bổ
sung phù hợp và chất lượng theo từng lứa tuổi của trẻ [1].
• Số bữa ăn bổ sung [10]:
- Trẻ 6 tháng tuổi: bú mẹ + ăn bổ sung 1 bữa bột loãng 5% (trẻ được ăn đặc
dần và số lượng tăng dần 200ml/bữa) + hoa quả nghiền.
- Trẻ 7 - 8 tháng: bú mẹ + ăn bổ sung 2 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + hoa
quả nghiền.
- Trẻ 9 - 11 tháng: bú mẹ + ăn bổ sung 3 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + hoa
quả nghiền.
- Trẻ 12 - 24 tháng: bú mẹ + ăn bổ sung 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml +

hoa quả nghiền.
• Thực hành cho trẻ ăn bổ sung:
Thực hành cho ăn không phù hợp thường là một yếu tố quan trọng hơn so với
sự sẵn có của thực phẩm ở các hộ gia đình trong việc cung cấp không đầy đủ các
thực phẩm. Ngoài việc cung cấp đủ loại, số lượng và tần suất thực phẩm, điều
quan trọng là người chăm sóc thực hành cho trẻ ăn đáp ứng. Đó là, họ nên trực
tiếp cho trẻ ăn và hỗ trợ trẻ nhiều hơn khi chúng tự ăn; cho ăn chậm và kiên nhẫn
và khuyến khích trẻ ăn, nhưng không ép buộc chúng và khi trẻ không chịu ăn,
hãy thử nghiệm các cách kết hợp thực phẩm khác nhau. Thời gian cho ăn là thời
gian học tập và yêu thương - đó là thời gian để người chăm sóc nói chuyện, giao
tiếp bằng mắt với trẻ.


16

• Chất lượng bữa ăn
Nhu cầu của trẻ tăng lên như vậy nhưng thể tích dạ dày còn nhỏ, chúng ta
chưa thể tăng đột ngột lượng thực phẩm đưa vào trong mỗi bữa ăn, do đó phải có
thức ăn dễ tiêu hóa và cân đối dinh dưỡng. Bát bột của trẻ trong lứa tuổi ăn dặm
phải đạt yêu cầu đầy đủ chất, cân đối các thành phần, giàu năng lượng, dễ tiêu
hóa, hấp thu, có mùi vị ngon. Bát bột quá loãng sẽ không cung cấp đủ năng
lượng, nhưng nếu quá đặc cũng làm trẻ ngán và khó ăn, khó tiêu hóa.
• Các nguyên tắc khi cho trẻ ăn bổ sung:
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi bắt đầu từ sau 6 tháng tức là sau 180
ngày, không quá sớm hoặc quá muộn. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều
càng tốt. Cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn
mới.
- Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với
khẩu vị của trẻ.

- Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.
- Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng. Bát bột, bát cháo của trẻ
cần thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên màu sắc thơm ngon
hấp dẫn, đủ chất.
- Trong một ngày, không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.
- Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc
vừng, lạc làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm trẻ dễ nuốt lại cung cấp
thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
- Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng
hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy hoặc sốt cao.


17

1.3. Thực trạng kiến thức, thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà
mẹ trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Một nghiên cứu tại các quốc gia Nam Á trên 30.966 trẻ từ 6 - 23 tháng về
nuôi con bằng sữa mẹ và thực hành cho ăn bổ sung cho kết quả: hầu hết (87,5%)
trẻ 6 - 23 tháng được bú sữa mẹ. Tương tự, hầu hết trẻ 6 - 23 tháng (85,7%) được
cho ăn thức ăn mềm hoặc thức ăn bổ sung rắn. Tỷ lệ trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi được
cho ăn thức ăn mềm, nửa rắn hoặc rắn vào ngày trước cuộc khảo sát nằm trong
khoảng từ 41,3% ở Afghanistan đến 86,6% ở Sri Lanka [11].
Một nghiến cứu ở vùng nông thôn Uganda 2015 trên 349 trẻ từ 6 - 23
tháng tuổi cho kết quả là chỉ có 47,0% (164/349) của trẻ em được bắt đầu cho
ăn bổ sung khi 6 tháng. Số lượng bữa ăn bổ sung dao động từ 1 - 4 bữa mỗi ngày
với trung bình 3 bữa mỗi ngày (SD = 0,8). Khoảng một nửa (55,8%, 195/349) trẻ
em được cho ít hơn lượng thức ăn được đề nghị [12].
Một nghiên cứu tại Tây Bắc Ethiopia năm 2016 đã được tiến hành nhằm
đánh giá thực hành nuôi dưỡng bổ sung phù hợp và các yếu tố liên quan giữa các

bà mẹ có con 6 - 24 tháng tại Bệnh viện Debre Tabor. Trong tổng số 409 bà mẹ
tham gia, có 152 người (chiếm 37,2%) đã thực hành cho ăn bổ sung phù hợp,
đáp ứng ít nhất sự đa dạng về chế độ ăn uống, tần suất bữa ăn tối thiểu, tiếp tục
cho con bú và bắt đầu cho ăn bổ sung vào thời điểm khuyến nghị của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) [13].


18

Một nghiên cứu cắt ngang ở phía Bắc Ethiopia trên trẻ 6 – 12 tháng tuổi
đã được tiến hành. Trong số tất cả các bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa
mẹ, 391 bà mẹ (93,5%, n = 418) đã bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung tại thời điểm
phỏng vấn với khoảng từ 2 tuần đến 11 tháng. Trong tất cả các bà mẹ tham gia
nghiên cứu, có 19,7% (83/422) bà mẹ bắt đầu cho ăn bổ sung trước 6 tháng
tuổi. Và khoảng 17,54% (74/422) bà mẹ đã bắt đầu cho ăn bổ sung sau 6 tháng.
Đa số những người được hỏi, có 310 người (73,5%) biết rằng một đứa trẻ nên
được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, 48 người (11,4%) không thể
chắc chắn về thời gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và 64 người khác (15,1%
) đã có kiến thức sai về thời gian cho con bú mẹ hoàn toàn. Thực phẩm bổ sung
được cung cấp bởi hầu hết các bà mẹ là chất lỏng dựa trên ngũ cốc (46,5%,
181/389) sau đó là sữa bò (20,1%, 78/389), sữa công thức (11,3%, 44/389), chế
độ ăn uống gia đình (8,7%, 34/389) và phần còn lại (13,4%, 52/389) đã sử dụng
kết hợp hai hoặc nhiều loại thực phẩm trên [14].
Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc chỉ ra sự khác biệt về thực hành
nuôi con là rất khác nhau giữa các vùng, các dân tộc, các nền văn hóa và
phụ thuộc vào nguồn thực phẩm. Ở vùng nông thôn phía bắc Trung Quốc
trứng, đậu là nguồn thức ăn phổ biến để cung cấp đạm cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ trong khi cá và thịt là rất hiếm ở đây. Sau khi điều chỉnh chế độ ăn cho
trẻ dựa vào nguồn thức ăn phổ biến tại địa phương thì đã có sự thay đổ
đáng kể về thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại đây [15].


1.3.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Từ Ngữ tại 3 xã nông thôn huyện Cẩm
Khê – Phú Thọ năm 2007 cho thấy: khi trẻ được 4 tháng tuổi đã có 73,3%
trẻ được cho ăn bổ sung, và đến 6 tháng tuổi thì hầu hết trẻ đã ăn bổ sung


19

(98,7%). Đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều cho rằng thời điểm cho
ăn bổ sung như vậy là sớm (73,3%), chỉ có 24,3% cho là đúng thời gian và
2% cho là muộn. Phân tích kỹ hơn thì những bà mẹ cho rằng trẻ đã ăn bổ
sung sớm thì thời điểm trung bình là 3,25 tháng; đúng thời gian khi độ tuổi
trung bình là 5,05 tháng và muộn là 6 tháng; trung bình trẻ bắt đầu ăn bổ
sung khi được 3,75 tháng tuổi (±1,4) và các bà mẹ có nhận biết tương đối
đúng về thời điểm ăn bổ sung, chỉ là họ không thực hiện được [16].
Một nghiên cứu năm 2010 của Nguyễn Thị Thu Hậu với mục đích xác
định tình trạng dinh dưỡng và thời điểm ăn bổ sung ở trẻ từ 6 – 12 tháng
tuổi đến khám tại phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy:
đa số trẻ được ăn bổ sung trong thời gian từ 4 – 6 tháng tuổi, vẫn còn 10,7%
trẻ ăn bổ sung quá sớm (dưới 4 tháng tuổi). 81,.9% trẻ được ăn cháo từ
dưới 9 tháng tuổi. Chỉ có 19,.4% trẻ được ăn cơm đúng theo thời điểm
khuyến nghị [17].
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 8 xã của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên nhằm đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ
và tình trạng dinh dưỡng của trẻ đã được diễn ra vào năm 2011. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng về thời gian
cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn là 80,8% và 12,2%. Có 19,4% trẻ được ăn bổ sung
sau 6 tháng tuổi. Số trẻ được ăn bổ sung sớm trước 6 tháng chiếm 80%. Tỷ lệ
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gày còm lần lượt là 7,6%, 29,4% và
3,0%. Thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ 12 - 24 tháng tại huyện Tiên

Lữ còn chưa tốt. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi khá cao [18].
Kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Ánh Tuyết và Lê Thị Hương tại
Hướng Hóa và Dakrong năm 2011 là có đến 36,5% trẻ được cho ăn bổ sung


20

trước 4 tháng tuổi và 16% trẻ được cho ăn trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng
tuổi. Chỉ có 31% trẻ được ABS từ 6 tháng trở lên. Trong đó, trẻ được ABS hợp lý
trong 6 - 8 tháng tuổi chỉ khoảng 44% với số bữa ABS trung bình hàng ngày là
3,3 ± 1,1 bữa (n=86) [19].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân tiến hành tại huyện Phổ Yên –
tỉnh Thái Nguyên năm 2013 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ cho con ăn bổ sung
sớm rất cao: có tới 4,5% số trẻ ăn bổ sung trong tháng đầu, 13,5% ăn trong
thời gian 1 - 2 tháng tuổi, trong 4 tháng đầu có tới 88,9% số trẻ đã ăn bổ
sung. Chỉ có 2/322 bà mẹ (0,7%) cho con ăn bổ sung trong thời gian từ 5 - 6
tháng tuổi. Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung trung bình là 3,4 tháng
tuổi [20].
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện năm 2013 trên 330 trẻ dưới
5 tuổi và các bà mẹ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm mục tiêu đánh
giá kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ và tình trạng dinh
dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ nét giữa kiến
thức và thực hành đúng về thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn (81% và
19%) và ăn bổ sung khi trẻ trên 6 tháng (52,8% và 33,9%) [21].


21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Lý Nhân – huyện Vĩnh Tường – tỉnh
Vĩnh Phúc.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các bà mẹ có con dưới 2 tuổi có mặt tại xã Lý Nhân – huyện Vĩnh Tường –
tỉnh Vĩnh Phúc vào thời điểm nghiên cứu.
- Bà mẹ có con dưới 2 tuổi không có dấu hiệu của tổn thương về tinh thần và
nhận thức ảnh hưởng tới việc trả lời bộ câu hỏi.
- Bà mẹ có con dưới 2 tuổi đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
- Những đối tượng không sẵn sàng tham gia nghiên cứu sau khi đã giới thiệu
mục đích nghiên cứu.

2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
- Thời gian thu thập số liệu từ tháng 02/2019 đến tháng 03/2019.

2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Lý Nhân - huyện Vĩnh Tường - tỉnh
Vĩnh Phúc.


22

Xã Lý Nhân nằm ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Tường, phía Bắc giáp xã
Phú Thịnh, phía Tây giáp xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, phía Nam giáp xã An
Tường, phía Đông giáp xã Thượng Trưng và Tuân Chính. Diện tích đất tự nhiên
của xã là 287,3 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 173,44 ha chiếm 60,4%. Diện

tích đất phi nông nghiệp là 113,88 ha chiếm 39,6%. Dân số toàn xã tính đến
31/12/2017 là 5.420 người với 1.650 hộ gia đình. Lao động trong độ tuổi có trên
2.600 người. Toàn xã có 03 thôn gồm: thôn Bàn Mạch, Vân Giang và Vân Hà
với 03 làng nghề truyền thống: 01 làng nghề rèn và 02 làng nghề mộc.
Về mặt kinh tế, nhân dân chủ yếu làm nghề truyền thống và một phần nhỏ
làm nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm với năm 2017
đạt 37,6 triệu/người/năm. Hiện nay toàn xã đang trên đà phát triển với sự chú
trọng phát triển nghề truyền thống. Đi kèm với sự phát triển của nghề truyền
thống, xã còn tập trung phát triển một số ngành thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ (Công nghiệp
chiếm 60% - 70%, Thương mại – Dịch vụ chiếm 15% - 20% còn lại là Nông
nghiệp).

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Toàn bộ các bà mẹ có con dưới 2 tuổi có mặt tại xã Lý Nhân, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian thu thập số liệu từ tháng 02/2019 đến
tháng 03/2019 đồng ý tham gia phỏng vấn và đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn.


23

2.4.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu
- Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn trực
tiếp các bà mẹ có con dưới 2 tuổi. Bộ câu hỏi đã được thử nghiệm và chỉnh sửa
hoàn chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Kỹ thuật thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng

vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 2 tuổi để thu thập các thông tin về kiến thức
và thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ.

2.4.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
• Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
 Trẻ:
 Tuổi
 Giới
 Bà mẹ
 Tuổi
 Trình độ học vấn
 Số con
• Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung
 Biết về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung
 Biết về tô màu bát bột
 Biết về ô vuông thức ăn
 Biết về vai trò của vitamin A
 Biết về thực phẩm chứa nhiều vitamin A


Biết về vai trò của sắt

 Biết về thực phẩm chứa nhiều sắt
 Nên cho trẻ ăn dầu mỡ hàng ngày


24

• Thực hành của bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung
 Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung

 Lý do các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung
 Thức ăn hiện tại của trẻ
 Dạng thức ăn ban đầu của trẻ
 Thực hành nuôi dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy
 Thành phần bữa ăn bổ sung
 Số bữa ăn

2.4.5. Tiêu chí đánh giá kiến thức, thực hành cho trẻ ăn bổ sung
của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
• Thời gian ăn bổ sung : Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO (2003), thời điểm
cho trẻ ABS hợp lý nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày), vì lúc này sữa
mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của trẻ, trẻ cần phải ăn bổ sung
[1].
• Số bữa ăn bổ sung tương ứng với từng thời điểm: Để đáp ứng nhu cầu năng
lượng của trẻ, cần cho trẻ ăn đủ số bữa cùng số lượng thích hợp của mỗi bữa. Số
bữa ăn bổ sung [10]:
- Trẻ 6 tháng tuổi: bú mẹ + ăn bổ sung 1 bữa bột loãng 5% (trẻ được ăn đặc
dần và số lượng tăng dần 200ml/bữa) + hoa quả nghiền.
- Trẻ 7 - 8 tháng: bú mẹ + ăn bổ sung 2 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + hoa
quả nghiền.
- Trẻ 9 - 11 tháng: bú mẹ + ăn bổ sung 3 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + hoa
quả nghiền.


25

- Trẻ 12 - 24 tháng: bú mẹ + ăn bổ sung 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml +
hoa quả nghiền.
• Tô màu bát bột: Một bát bột cho trẻ nên có đủ 3 màu:
- Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau rền…)

- Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, da cam.
- Màu nâu của thịt, cá, tôm.
• Ô vuông thức ăn [8]: Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:

Gạo, mì, ngô, khoai...

Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng

Nhóm thức ăn cơ bản

Dầu, mỡ, lạc, vừng...

Sữa mẹ

Nhóm thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng

Thịt, cá, trứng, sữa...

Rau xanh, quả chín

Nhóm thức ăn cung cấp đạm

2.5. Sai số và khống chế sai số
2.5.1. Sai số:
- Sai số do nhớ lại.
- Sai số do bộ câu hỏi.

2.5.2. Cách hạn chế:
- Điều tra thử bộ câu hỏi.
- Lựa chọn điều tra viên khi đi phỏng vấn thu thập số liệu có kinh nghiệm.



×