Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

THỰC TRẠNG KHỄNG TUÂN THỦ điều TRỊ NGHIỆN các CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE tại TỈNH TUYÊN QUANG năm 2016 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.86 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

THùC TR¹NG KHÔNG TU¢N THñ §IÒU TRÞ
NGHIÖN CÁC CHÊT D¹NG THUèC PHIÖN B»NG
METHADONE T¹I
TØNH TUY£N QUANG N¡M 2016 Vµ MéT Sè YÕU Tè
LI£N QUAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN


HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

THùC TR¹NG KHÔNG TU¢N THñ §IÒU TRÞ
NGHIÖN CÁC CHÊT D¹NG THUèC PHIÖN B»NG
METHADONE T¹I


TØNH TUY£N QUANG N¡M 2016 Vµ MéT Sè YÕU Tè
LI£N QUAN
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viên
Mã số: 60720701

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
1.
2.

TS. Trần Xuân Bách
TS. Trần Đình Thơ


HÀ NỘI - 2016DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BKT
CDTP
HIV/ AIDS

Bơm kim tiêm
Chất dạng thuốc phiện
Human Immunodeficiency Virus/ Acquired Immune
Deficiency Syndrome

MMT

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
Methadone Maintenance Therapy


NCMT
QHTD
SD
TB

(Điều trị thay thế bằng Methadone)
Nghiện chích ma túy
Quan hệ tình dục
Standard deviation (Độ lệch chuẩn)
Trung bình


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone là một
trong những phương pháp điều trị bằng thuốc cho những người lệ thuộc

CDTP đặc biệt là bạch phiến (Heroin). Điều trị nghiện CDTP giúp người bệnh
phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng [1].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị nghiện CDTP giúp người bệnh giảm tần
suất và tiến tới ngừng sử dụng các CDTP từ đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm
HIV [2, 3].
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy,
điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone là một phương pháp “tiêu
chuẩn vàng” đối với người nghiện Heroin, giúp người nghiện dần từ bỏ
Heroin, phục hồi sức khỏe và các chức năng xã hội [4], [5].
Năm 2008, Việt Nam đã triển khai thí điểm điều trị nghiện CDTP bằng
Methadone tại hai thành phố lớn là Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự hỗ trợ đáng kể về kỹ thuật, nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế cùng
các cam kết mạnh mẽ của chính phủ, dịch vụ điều trị thay thế bằng
Methadone (MMT) đã nhanh chóng mở rộng quy mô tại Việt Nam, giúp giảm
tỷ lệ người nghiện chính ma túy, cũng như giảm tỷ lệ người nhiễm mới HIV.
Tính tới 03/01/2016, chương trình đã được nhân rộng ra 57/61 tỉnh thành trên
cả nước, cung cấp dịch vụ cho hơn 44 nghìn người bệnh (đạt gần 55% chỉ tiêu
Chính phủ đề ra năm 2015) [6].
Tuân thủ điều trị thay thế CDTP bằng Methadone là yếu tố tiên quyết
đảm bảo cho sự thành công của chương trình, bởi thực tế cho thấy khi bệnh
nhân không tuân thủ điều trị, không đến uống thuốc hàng ngày sẽ có nguy cơ
tái sử dụng lại CDTP và tham gia vào các hoạt động phạm pháp[7].


9

Tuyên Quang là một trong những tỉnh triển khai chương trình điều trị
thay thế CDTP bằng Methadone khá muộn vào cuối năm 2013. Tháng 12 năm
2013, cơ sở MMT đầu tiên đã được triển khai tại Tuyên Quang. Tính tới tháng
1 năm 2016, trên toàn tỉnh có 3 cơ sở điều trị tại 3 huyện/thành phố, điều trị

cho khoảng hơn 300 bệnh nhân. Với đặc thù điều trị lâu dài, đòi hỏi sự tuân
thủ tuyệt đối, việc đánh giá mức độ không tuân thủ điều trị Methadone sau
một thời gian triển khai hoạt động trên địa bàn là hết sức cần thiết nhằm tìm
hiểu thực trạng, những thuận lợi và khó khăn, để từ đó có kế hoạch cải thiện,
phục vụ người bệnh được tốt nhất, nâng cao kết quả điều trị. Chính vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng không tuân thủ điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Tuyên Quang năm 2016
và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau:
1. Thực trạng không tuân thủ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng Methadone tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Tuyên Quang năm
2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng không tuân thủ điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Tuyên
Quang năm 2016.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
Chất ma túy: Theo Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật phòng, chống ma túy, “Chất ma túy là các chất gây
nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban
hành” [8].
Chất gây nghiện (CGN): là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ
gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất dạng thuốc phiện:CDTP (opiats, opioid) là tên gọi chung cho
nhiều chất như thuốc phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine,

Pethidine, Fentanyle là những CGN mạnh (gây khoái cảm mạnh), có biểu
hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não
[1, 9].
Nghiện ma túy: Theo tổ chức Y tế Thế giới, nghiện ma tuý là tình trạng
lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai, khi một người sử dụng ma
túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng về mặt tâm
thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy [10, 11].
Methadone: Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý
tương tự như các CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung
ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung
bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong ngày là đủ để không xuất hiện
hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi
điều trị lâu dài [1].


11

Điều trị thay thế bằng Methadone (Methadone Maintenance Therapy MMT): Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều
trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống nên giúp
dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan
C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và
tái hoà nhập cộng đồng [1].
1.2. Tình hình sử dụng ma túy ở thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình thế giới
Hiện nay, trên thế giới số người nghiện ma túy ước tính đạt từ 167
đến 315 triệu người và đang có chiều hướng ổn định trong thời gian gần
đây [12].
Theo báo cáo của tổ chức Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp

Quốc, vùng Đông và Đông Nam Á có tỷ lệ người nghiện chích ma túy
(NCMT) lớn nhất thế giới (chiếm 27% tổng số người nghiện chích toàn thế
giới). Tiếp đó là những nước thuộc vùng Đông và Đông Nam châu Âu (chiếm
21% tổng số người nghiện chích toàn thế giới, chiếm 1,3% số người trong độ
tuổi từ 15-64 của vùng) [12]. Trung Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ là
những nước có số lượng người NCMT lớn nhất (chiếm 46% tổng số người
nghiện ma túy) [12].
Báo cáo tại Châu Phi cho thấy, sử dụng các chất nghiện dạng thuốc
phiện đang có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Tại
Senegal, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy số lượng người sử dụng Heroin
có giảm đi, nhưng mức tiêu thụ ma túy tổng hợp lại tăng lên [13]. Tại
Seychelles, Heroin và cần sa là những CGN phổ biến nhất đối với các đối
tượng NCMT[14]. Tại Nam Phi, CGN chủ yếu là Heroin, Methamphetamin
và Methcathinone; trong đó Heroin đang có sự gia tăng mạnh trong thời gian
gần đây [12].


12

Tại Châu Mỹ, các CGN chủ yếu là cần sa và Cocaine. Tại Hoa Kỳ, số
lượng người sử dụng ma túy đang có xu hướng ổn định và ở mức cao. Ước
tính có khoảng 14,9% (năm 2011) số người từ 12 tuổi trở lên có sử dụng
những CDTP [15]. Trong khi đó, tại Canada, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử
dụng cần sa giảm từ 10,7% năm 2010 xuống 9,1% năm 2011 [12].
Tỷ lệ người nghiện ma túy trong dân số ở Châu Á thấp, tuy nhiên số
lượng người nghiện ma túy chiếm tới hơn 40% số người nghiện toàn thế giới.
Tại Pakistan, cần sa là CGN được sử dụng nhiều nhất, tương tự với Maldives.
Azerbaijan, Georgia và Kazakhstan là những nước có mức độ sử dụng các
CGN dạng thuốc phiện cao. Ngoài ra, do hệ thống ghi nhận thông tin còn hạn
chế nên ở một số nước khác chưa có ước tính nào đáng tin cậy [12].

1.2.2. Tình hình Việt Nam
Nghiện ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều
hướng ngày càng gia tăng. Số người nghiện ma túy năm 1994 là 55.445
người, đến năm 1996 số người nghiện là 69.195 người. Tính đến 30/12/ 2013,
cả nước có trên 180.000 người nghiện ma túy. Số người nghiện đang ở cộng
đồng chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở Chữa bệnh,
Giáo dục, Lao động xã hội: 22,4%; số đang trong các trại giam, trại tạm giam,
nhà tạm giữ: 13,1% [16, 17].
Trong số người nghiện được thống kê báo cáo, về giới tính, nam giới
chiếm 96%; nữ giới chỉ chiếm 4%; tỷ lệ người nghiện dưới 16 tuổi chiếm
2,2%; từ 16 đến dưới 30 tuổi 47,8%; và 1/2 số người nghiện trong độ tuổi từ
30 tuổi trở lên (50%). Đối với loại CGN được sử dụng, Heroin vẫn là CGN
được dùng chủ yếu chiếm 75%; ma túy tổng hợp 10%; thuốc phiện 7%; cần
sa 1,7%; loại khác 6,3%. Công tác cai nghiện đã và đang được xã hội hóa, số
người được tiếp cận dịch vụ cai nghiện ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tái
nghiện vẫn còn ở mức cao trên 80%, thậm chí có nơi lên tới trên 95% [18].


13

Dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong nhóm NCMT còn tương đối
phổ biến. Kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại
Việt Nam năm 2012 cho thấy, tỷ lệ dùng chung BKT ở nhóm nghiện chích ma
tuý trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra rất cao tại Đà Nẵng (37%) và trên
20% tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên Bái,
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Hải Phòng là thành phố có tỷ lệ sử dụng
chung BKT trong nhóm người NCMT thấp nhất với tỷ lệ 7% và 3% trong
khoảng thời gian 6 tháng và 1 tháng trước điều tra. Dịch HIV tại các tỉnh có tỷ
lệ dùng chung BKT cao vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao [19].
Theo kết quả điều tra năm 2005 - 2006: tỷ lệ người NCMT có QHTD

với phụ nữ mại dâm trong 12 tháng qua tại Hà Nội là 22% Quảng Ninh là
17%, thành phố Đà Nẵng là 35%, thành phố Hồ Chí Minh là 28%; nhưng tỷ lệ
sử dụng bao cao su trong lần QHTD gần đây nhất với PNMD thấp tại Hà Nội
là 59%, thành phố Đà Nẵng là 79%, thành phố Hồ Chí Minh là 47%. Theo
điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(STIs) và HIV tại 7 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Long
An, Sóc Trăng cho thấy 18 - 43% NCMT có QHTD với PNMD nhưng tỷ lệ
thường xuyên dùng bao cao su khi QHTD với PNMD chỉ khoảng 26 - 60%.
Đó là những yếu tố nguy cơ cao làm tăng lây nhiễm HIV ở những người
NCMT [20-22].
Trong nghiên cứu hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học tại 10 tỉnh/
thành phố năm 2009, tỷ lệ những người NCMT có QHTDtrong 12 tháng qua
khá cao. Tỷ lệ này là 31 - 72% có QHTD với bạn tình thường xuyên và 11 48% có QHTD với phụ nữ mại dâm. Bên cạnh đó, tỷ lệ người NCMT có sử
dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD với phụ nữ mại dâm vẫn ở mức
thấp, dao động từ 38 - 74% ở mỗi tỉnh, tỷ lệ này là một trong những chỉ số
cảnh báo nguy cơ lây truyền HIV từ nhóm NCMT sang nhóm phụ nữ mại
dâm và ngược lại [19, 23].


14

Kết quả điều tra giám sát trọng điểm năm 2012 về QHTD trong nhóm
NCMT cho thấy 67,4% người NCMT tham gia nghiên cứu trả lời có QHTD
với phụ nữ bán dâm trong 12 tháng qua, trong đó chỉ có 67,5% người NCMT
thường xuyên sử dụng bao cao su khi QHTD với phụ nữ bán dâm trong 1
tháng qua. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên sử dụng bao cao su khi QHTD
với phụ nữ bán dâm khác nhau ở các tỉnh. Tỷ lệ này ở tỉnh Hà Tĩnh là 88,5%,
Thái Nguyên là 85,7%, Đà Nẵng là 66,7%, Nghệ An là 79,1%, Quảng Trị là
73,7%, An Giang là 44,4%, Thành phố Hồ Chí Minh là 36,5% và Bà Rịa Vũng Tàu là 31,3%[19, 24, 25].
1.2.3. Hậu quả của nghiện chích ma túy

Nghiện ma túy không chỉ gây ra những hậu quả xấu đối với cá nhân và
gia đình người nghiện, mà còn có những hệ lụy tới toàn xã hội:


Đối với bản thân: NCMT làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua
đường máu như AIDS, viêm gan B, C … làm thay đổi nhân cách, dễ bị kích
động và làm các việc vi phạm pháp luật, gây mất việc làm và tăng nguy cơ tử
vong.



Đối với gia đình: Người NCMT sẽ không có thời gian chăm lo cho gia đình
nên dễ gây mất hạnh phúc gia đình, kinh tế gia đình giảm sút, sức khỏe vợ/
chồng bị ảnh hưởng.



Đối với xã hội: Người NCMT làm tăng nguy cơ gây ra các hành động tiêu cực
với xã hội như cướp của, trộm cắp, gây rồi trật tự công cộng …làm lây truyền
các bệnh như AIDS, viêm gan… và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
cộng đồng và xã hội.
1.3. Điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
1.3.1. Đặc điểm hóa dược và tác động sinh lý của Methadone
1.3.1.1. Đặc điểm hóa dược của Methadone
Methadone là 1 loại thuốc á phiện tổng hợp (Synthetic opiate) có tác
dụng lâu hơn bạch phiến, làm giảm bớt cơn thèm và triệu chứng vã thuốc,
được sản xuất đầu tiên với mục đích làm thuốc giảm đau trong chiến tranh thế


15


giới thứ II. Methadone là một chất đồng vận với các chất dạng thuốc phiện
như Morphine, Heroin nhưng có thời gian bán hủy chậm hơn và do dó có tác
dụng kéo dài hơn đối với người bệnh [26].
Methadone có thể tan trong mỡ và gắn vào các mô trong cơ thể bao
gồm phổi, gan, thận, lách, do đó, nồng độ Methadone tại các mô này cao hơn
hẳn nồng độ Methadone trong máu. Vì vậy, Methadone sau đó được vận
chuyển chậm từ các cơ quan này vào trong máu, Methadone sử dụng đường
uống có sinh khả dụng cao và thời gian bán hủy dài, có thể sử dụng liều uống
hàng ngày để điều trị.
Methadone được chuyển hóa chủ yếu tại gan qua hệ thống men
Cytochrome P450. Khoảng 10% liều Methadone uống được đào thải ra khỏi
cơ thể dưới dạng không đổi. Phần còn lại được chuyển hóa và các sản phẩm
chuyển hóa (hầu hết không có tác động) được thải trừ qua nước tiểu và phân.
Methadone cũng được bài tiết qua mồ hôi và nước bọt.
1.3.1.2. Tác động sinh lý của Methadone
a. Tác dụng sinh lý của Methadone
Các tác dụng của Methadone bao gồm: giảm đau, êm dịu, ức chế hô
hấp và phê sướng. Mức độ phê sướng khi sử dụng Methadone bằng đường
uống ít hơn so với tiêm chích Heroin [27].
Ngoài ra, Methadone cũng gây ra các tác dụng khác như: hạ huyết áp,
co đồng tử (thu hẹp đồng tử), giảm ho và giải phóng Histamin gây ngứa da.
Các tác động lên hệ tiêu hóa bao gồm: giảm co bóp dạ dày, giảm nhu động
ruột, tăng co thắt cơ tròn môn vị, tăng co thắt cơ Oddi, có thể gây co thắt
đường mật. Tác động trên hệ nội tiết bao gồm làm giảm Hormone kích thích
nang trứng (FSH) và giảm Hormone kích thích hoàng thể (LH), tăng
Prolactin, giảm Hormone kích thích thượng thận (ACTH), giảm Testosterone,
tăng Hormone chống lợi niệu (ADH). Các chức năng nội tiết có thể trở lại
bình thường sau 2-10 tháng sử dụng Methadone [27].



16

b. Tác dụng ngoài ý muốn của Methadone
Các tác dụng ngoại ý của Methadone thường được kể đến là: rối loạn
giấc ngủ, nôn và buồn nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch
và ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở nam giới, suy giảm tình
dục bao cả gồm liệt dương, giữ nước và tăng cân [28].
Nghiên cứu của Brown và cộng sự (2005) trên 92 người bệnh MMT
cho thấy, 14% người bệnh có dấu hiệu của rối loạn tình dục, đặc biệt có mối
quan hệ tỷ lệ thuận với liều dùng và mức độ rối loạn các cơ quan trong cơ thể
[29]. Nghiên cứu của Rhodin và cộng sự (2006) theo dõi 60 người bệnh MMT
trong 8 năm ghi nhận các phản ứng phụ bao gồm buồn nôn và rối loạn nhịp
tim [30].
Hầu hết người đã sử dụng Heroin đều xuất hiện một số tác dụng ngoại
ý khi sử dụng Methadone. Khi điều trị ở liều ổn định, độ dung nạp tăng dần
cho đến khi kỹ năng nhận thức và khả năng chú ý không còn bị ảnh hưởng.
Triệu chứng táo bón, suy giảm tình dục, và đôi khi tăng tiết mồ hôi có thể vẫn
tiếp tục gây khó chịu cho người bệnh trong suốt quá trình MMT.
1.3.2. Chương trình điều trị thay thế CDTP bằng Methadone
1.3.2.1. Lịch sử liệu pháp điều trị thay thế CDTP bằng Methadone
Năm 1964, hai bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole từ năm 1964
trong quá trình tìm thuốc điều trị cho những người nghiện Heroin, họ phát
hiện ra Methadone giúp người bệnh của họ ngừng sử dụng Heroin và dùng
trong thời gian dài hầu như không bị tăng liều, từ đó liệu pháp điều trị thay
thế bằng Methadone ra đời [31]. Trong thời gian từ 1964 đến 1972, hai bác sỹ
này đã điều trị cho hơn 22.000 người nghiện Heroin ở thành phố New York và
các khu vực lân cận. Từ đó đến nay điều trị thay thế bằng Methadone đã mở
rộng ra hơn 60 quốc gia toàn cầu, và được coi là biện pháp điều trị chuẩn
vàng đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Ở Hoa Kỳ có hơn



17

900.000 người nghiện Heroin thì có hơn 200.000 đang điều trị Methadone. Ở
Úc có khoảng 35.000 người đang điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và chủ
yếu là điều trị bằng Methadone. Ở Trung Quốc, một trong những nước giới
thiệu điều trị Methadone khá muộn từ giữa thập kỷ 2000, số lượng cơ sở điều
trị và số người bệnh tham gia điều trị Methadone tăng lên nhanh chóng. Tính
đến cuối năm 2013 ở Trung Quốc có hơn 700 cơ sở điều trị và hơn 2 triệu
người bệnh được kết nối với chương trình [32].
1.3.2.2. Chương trình điều trị thay thế CDTP bằng Methadone ở Việt Nam
Trước năm 2008, cai nghiện tập trung là mô hình được áp dụng chủ yếu
tại Việt Nam. Tuy nhiên, bản chất nghiện là bệnh lý mạn tính nên cắt cơn đơn
thuần thường có tỷ lệ tái nghiện cao trên 90% [33]. Bên cạnh đó, hình thức cai
nghiện tự nguyện tại cộng đồng mặc dù cho thấy có hiệu quả nhưng chưa có
cơ chế đầu tư phù hợp nên khó nhân rộng [34]. Mô hình MMT hiện là mô
hình cai nghiện tại cộng đồng đang được quan tâm và chú trọng nhất.
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 96/ 2012/ NĐ-CP, ở Việt Nam,
chỉ những bác sĩ được đào tạo cấp chứng chỉ mới có quyền kê đơn tại các
cơ sở điều trị được cấp phép của Sở Y tế địa phương. Cũng theo nghị định
này, đối tượng được đăng kí tham gia MMT phải đáp ứng được các tiêu chí
sau [35]:


Là người nghiện CDTP.



Có nơi cư trú rõ ràng.




Tự nguyện tham gia điều trị nghiện CDTP và cam kết nghiện CDTP. Đối với
người nghiện CDTP chưa đủ 16 tuổi, chỉ được điều trị nghiện CDTP khi có
sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của
người đó.



Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc theo quy định của pháp luật.


18

Tại Việt Nam, MMT lần đầu tiên được thí điểm vào năm 2008 tại hai
thành phố lớn là Hải Phòng và Hồ Chí Minh, chương trình cho thấy những
hiệu quả thực sự [7] và được chấp thuận nhân rộng nhanh chóng trên cả nước
(từ 1735 người bệnh với 6 cơ sở điều trị năm 2009 lên hơn 44 nghìn người
với 61 cơ sở điều trị trên 57 tỉnh thành năm 2015) [6]. Với khoảng 200 nghìn
người nghiện ma túy, chính phủ Việt Nam đã lên kế hoạch hành động nhằm
tăng số người nghiện ma túy được tiếp cận với MMT lên tới 80 nghìn vào
năm 2015 [6], [36], [37].

Hình 1.1: Số người bệnh điều trị thay thế bằng Methadone tại Việt Nam
Nguồn: MMT Việt Nam, 2016 [6]


19


Hình 1.2: Số cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone tại Việt Nam
Nguồn: MMT Việt Nam, 2016 [6]
Sau 4 năm thực hiện mô hình, tính hiệu quả của chương trình MMT tại
Việt Nam đã được minh chứng rõ ràng qua những kết quả đạt được [38]:


Việc sử dụng ma tuý trong số những người nghiện ma túy đã giảm từ 100%
khi bắt đầu điều trị xuống còn 15,9% sau 24 tháng.



Giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu như HIV và viêm gan B,
C: 4 trong tổng số 956 người bệnh MMT chuyển thành HIV dương tinh sau
24 tháng MMT.



Giảm tội phạm liên quan đến ma túy: Tỷ lệ người bệnh tự báo cáo có các
hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống 1,34% sau 24 tháng điều
trị.



Mâu thuẫn với những thành viên trong gia đình và hàng xóm giảm từ 41%
xuống còn 1% sau 1 năm.



Tỷ lệ người bệnh có việc làm trước điều trị là 64,04% và sau 24 tháng điều

trị là 75,9%.


20

1.3.2.3. Theo dõi quá trình điều trị [28]
a. Theo dõi lâm sàng
Các theo dõi lâm sàng cần thực hiện trong quá trình điều trị thay thế
bằng Methadone như:


Các hành vi nguy cơ cao tiếp diễn trong quá trình điều trị: tiếp tục sử dụng
CDTP và các chất gây nghiện khác.



Các dấu hiệu của hội chứng cai, dấu hiệu ngộ độc và quá liều.



Tiến triển của các bệnh cơ thể kèm theo: điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV,
điều trị lao, điều trị nấm, điều trị viêm gan.



Các rối loạn tâm thần: chú ý vấn đề trầm cảm và tự sát.



Các tình trạng bệnh lý khác.




Mức độ phục hồi các chức năng lao động, tâm lý và xã hội.
b. Xét nghiệm nước tiểu
Việc xét nghiệm nước tiểu là cần thiết, nhằm xác định người bệnh có sử
dụng CDTP; phục vụ cho chẩn đoán, đánh giá và điều chỉnh liều methadone
thích hợp; góp phần đánh giá hiệu quả điều trị.
Các nguyên tắc xét nghiệm nước tiểu là:



Đảm bảo người bệnh không biết trước.



Lấy nước tiểu dưới sự giám sát của nhân viên y tế.



Không sử dụng loại sinh phẩm có phản ứng chéo với methadone.



Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện khi nghi ngờ người bệnh tái sử dụng
chất gây nghiện (CDTP, benzodiazepine, barbiturate...).
Trong năm đầu của điều trị, tần suất xét nghiệm tùy thuộc vào chỉ định
của bác sỹ, nhưng không nên xét nghiệm ít hơn 1 lần/tháng. Từ năm thứ hai
trở đi tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu khi có chỉ định.
Khi kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy có chất gây nghiện, cần có

các bước xử trí như sau:


21



Xem lại liều Methadone đang điều trị và điều chỉnh liều nếu cần thiết.



Tăng cường tư vấn và áp dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp.



Trong giai đoạn điều trị duy trì, khi đã được chỉ định liều Methadone thích hợp
và áp dụng các biện pháp tư vấn mà người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng CDTP (kết
quả xét nghiệm nước tiểu vẫn dương tính 3 lần liên tiếp trở lên), cơ sở điều trị
cần hội chẩn để xem xét việc có tiếp tục điều trị nữa hay không.
1.3.3. Thực trạng điều trị thay thế CDTP bằng Methadone trên thế giới
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã được triển
khai ở rất nhiều nước trên thế giới cho những kết quả nhất định.
Tại Canada, Pam Francis và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá một
số kết quả điều trị Methadone sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang qua
phỏng vấn 44 bệnh nhân trong độ tuổi 21-62 tại cơ sở Dự phòng và Điều trị
nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone cho kết quả có 80% bệnh nhân
không sử dụng ma túy hoặc rượu tại thời điểm đánh giá, 95,5% bệnh nhân tự
nhận thấy hành vi nguy cơ cao của bản thân giảm đáng kể từ lúc tham gia
chương trình điều trị Methadone, 84,1% bệnh nhân báo cáo rằng điều kiện
nhà ở của họ đã được cải thiện, 61,4% bệnh nhân báo cáo rằng tình trạng việc

làm có sự cải thiện đáng kể, 81,2% bệnh nhân báo cáo đã hỗ trợ, giúp đỡ gia
đình nhiều hơn kể từ khi tham gia điều trị Methadone. Ngoài ra có 84,1%
bệnh nhân cho rằng hành vi phạm tội của họ giảm đáng kể, chỉ có 2,5% bệnh
nhân đã vi phạm pháp luật kể từ khi tham gia điều trị Methadone [39].
Tại Hoa Kỳ, năm 2010, James A. Peterson và cộng sự tiến hành nghiên
cứu tìm hiểu những nguyên nhân làm cho người nghiện CDTP ở thành phố
Baltimore, tiểu bang Maryland không tham gia vào chương trình điều trị
Methadone. Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính thu thập thông tin
bằng phỏng vấn sâu trên 26 đối tượng nghiện CDTP đủ điều kiện để điều trị
Methadone nhưng không đăng ký điều trị trong vòng 12 tháng qua. Kết quả


22

nghiên cứu cho thấy người nghiện CDTP không tham gia điều trị Methadone
là do khó khăn về thủ tục đăng ký tham gia hoặc do không đủ chi phí điều trị.
Một số người không muốn uống Methadone trong thời gian dài vì cho rằng
Methadone tác động không tốt đến sức khoẻ của họ; có người cho rằng
Methadone tồi tệ hơn Heroin vì Methadone dễ làm gẫy xương hoặc răng; hội
chứng cai của Methadone sẽ khó chịu hơn hội chứng cai của Heroin; có người
không muốn tham gia chương trình vì hàng ngày phải đến cơ sở uống thuốc
và đó là trở ngại đối với họ, hoặc họ không muốn bị phụ thuộc vào cơ sở điều
trị [40].
Với mục đích đánh giá hiệu quả chương trình điều trị thay thế nghiện
CDTP bằng Methadone, Lars Moller và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên
701 bệnh nhân chiếm 96,2% bệnh nhân đang được điều trị tại tất cả các cơ sở
cấp phát Methadone của Kyrgyzstan. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân có việc làm trước điều trị là 39,4%; trong điều trị là 53,6% (p<0,0001).
bệnh nhân cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với sức khoẻ bản thân trước điều
trị là 0%; trong điều trị là 78,2% (p< 0,0001). Hành vi phạm tội của bệnh

nhân 3 tháng trước điều trị là 28,5%; trong thời gian điều trị là 0%
(p<0,0001). Toàn bộ bệnh nhân đã TCMT trong 3 tháng trước khi điều trị
giảm xuống còn 14,5% trong khi điều trị (p<0,0001). Tỷ lệ bệnh nhân sử
dụng Heroin trong 1 tháng trước điều trị là 100% đã giảm xuống còn 12,7%
trong điều trị (p<0,0001) [41].
Nghiên cứu của Guohong Chen và Takeo Fujiwara tiến hành từ năm
2006 đến năm 2007 nhằm đánh giá tác động của chương trình điều trị
Methadone sau một năm đối với những người nghiện Heroin tại tỉnh Giang
Tô, Trung Quốc. Hai cuộc điều tra cắt ngang được tiến hành trước và sau khi
người nghiện Heroin tham gia chương trình điều trị Methadone ít nhất 1 năm.
Sử dụng bộ câu hỏi để khảo sát những người chưa được điều trị Methadone


23

(N= 554), và những người được điều trị Methadone ít nhất 1 năm (N= 804).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 1 năm điều trị tỷ lệ tiêm chích Heroin trước
điều trị là 89,4 % đã giảm xuống còn 14,1% (p<0,01), tỷ lệ bệnh nhân có
hành vi vi phạm pháp luật từ 19,1% giảm xuống còn 3,1% (p<0,01), hành vi
chống đối xã hội, bao gồm cả hành vi trộm cắp, mại dâm, và kinh doanh
Heroin giảm sau khi điều trị (p<0,05). Không có trường hợp nào nhiễm mới
HIV sau 1 năm điều trị Methadone [42].
Feng Su-qing và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2010 tại
thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cho thấy độ tuổi bắt đầu
sử dụng ma túy trung bình là 26,7, thời gian nghiện ma túy trung bình là 8,2
năm. Sau khi được điều trị Methadone, tỷ lệ TCMT đã giảm từ 73,0% xuống
còn 16,7%. Kết quả cho thấy chương trình điều trị Methadone góp phần thay
đổi các hành vi liên quan đến TCMT, giảm thiểu số lần liên lạc với bạn
nghiện. Tuy nhiên các bệnh nhân này cần cải thiện nhận thức của bản thân,
hợp tác điều trị và cần được sự hỗ trợ của cộng đồng nhiều hơn nhằm nâng

cao hiệu quả của chương trình điều trị Methadone [43].
Một nghiên cứu khác cũng tại Trung Quốc do Lei Zhang và cộng sự
tiến hành vào năm 2013 nhằm đánh giá một cách hệ thống tỷ lệ bệnh nhân ra
khỏi chương trình, sự thay đổi hành vi và lý do bệnh nhân ra khỏi chương
trình điều trị Methadone từ năm 2004 đến năm 2013. Các cơ sở dữ liệu tiếng
Anh và tiếng Trung được rà soát để công bố tỷ lệ bệnh nhân duy trì điều trị,
hành vi sử dụng ma túy và quan hệ tình dục của bệnh nhân. Đây là nghiên cứu
tổng quan hệ thống những bài báo cáo khoa học đánh giá kết quả điều trị
Methadone tại các Cơ sở Methadone của Trung Quốc. Qua phân tích cho thấy
có khoảng 1/3 số người tham gia điều trị Methadone đã ra khỏi chương trình
trong ba tháng đầu điều trị (tỷ lệ duy trì 69,0%). Nguyên nhân phổ biến nhất
của việc ra khỏi chương trình là do công an bắt giữ hoặc bị đưa vào các trung


24

tâm cai nghiện bắt buộc (chiếm 22,2%). Trong số những bệnh nhân vẫn đang
duy trì điều trị, hành vi sử dụng ma túy không an toàn có sự thay đổi rõ rệt hơn
so với hành vi tình dục không an toàn. Sau 1 năm điều trị, chỉ còn 24,6% bệnh
nhân có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với Heroin/Morphin, 9,3%
bệnh nhân vẫn còn TCMT. Nghiên cứu cho thấy chương trình điều trị
Methadone cho người sử dụng ma túy ở Trung Quốc đạt hiệu quả khá tốt. Tuy
nhiên, những người duy trì điều trị đa phần là những người nghèo và bị giam
giữ bắt buộc. Do đó việc cải cách hệ thống giam giữ bắt buộc đối với người sử
dụng ma túy có thể cải thiện hiệu quả chương trình điều trị Methadone [44].
1.3.4. Thực trạng điều trị thay thế CDTP bằng Methadone tại Việt nam
Chương trình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone
đã được triển khai lần đầu tiên vào năm 2008 tại thành phố Hải Phòng và Hồ
Chí Minh. Cho đến nay, qua một số nghiên cứu tiến hành tại Việt Nam cho
thấy chương trình đã mang lại những kết quả tích cực, có thể kể đến một số

nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu “Bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm điều trị
nghiện các CDTP bằng Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng
(2009– 2011)” của Hoàng Đình Cảnh và các cộng sự, là một trong những
nghiên cứu có quy mô lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại tìm hiểu về hiệu
quả điều trị Methadone. Nghiên cứu can thiệp trên 965 bệnh nhân tại 2 thành
phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Các đối tượng nghiên cứu được theo dõi,
đánh giá sự thay đổi theo thời gian sau 12 tháng và 24 tháng điều trị
Methadone. Đánh giá bước đầu đạt được một số kết quả sau: bệnh nhân giảm
sử dụng ma túy (tỷ lệ dương tính với ma tuý khi xét nghiệm nước tiểu giảm
mạnh từ 98,2% trước khi điều trị xuống 15,5% sau 12 tháng và 12,4% sau 24
tháng; tỷ lệ TCMT giảm mạnh từ 92,7% xuống 7,5% sau 12 tháng điều trị và
6,7% sau 24 tháng); tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giữ nguyên ở mức 28,4%; có việc


25

làm tăng lên thêm 9,0% - 11,9%, có vấn đề sức khoẻ tâm thần giảm tương
ứng là 36,9% và 34,8% (sử dụng thang do mức độ trầm cảm Kessler). Đây là
một trong những nghiên cứu tiên phong về chương trình điều trị Methadone.
Điểm mạnh trong nghiên cứu này là các tác giả khảo sát trên một cỡ mẫu
nghiên cứu lớn với 965 người. Tuy nhiên, tính đại diện của đối tượng là người
nghiện ma túy tham gia trong nghiên cứu này chưa cao do nghiên cứu chỉ
thực hiện tại 2 thành phố lớn. Bên cạnh đó, các câu hỏi về hành vi trong quá
khứ sẽ không tránh khỏi những sai số nhớ lại có thể ảnh hưởng kết quả nghiên
cứu [45].
Nghiên cứu “Mô tả thực trạng cơ sở điều trị thay thế nghiện các CDTP
bằng thuốc Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010” của tác giả
Nghiêm Lê Phương Hoa nhằm bước đầu tìm hiểu hiệu quả điều trị thay thế
nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và những khó khăn của bệnh nhân

trong quá trình tiếp cận và điều trị. Nghiên cứu áp dụng phương pháp định
lượng kết hợp định tính thông qua hồi cứu bệnh án của 112 bệnh nhân. Kết
quả cho thấy tần suất sử dụng ma túy trong 2 tuần đầu dò liều giảm 2 lần so
với trước điều trị; 52,2% bệnh nhân thất nghiệp trước điều trị đã có việc làm
sau 3 tháng điều trị; 78,9% bệnh nhân có nguy cơ về sức khỏe tâm thần trước
điều trị đã không còn nguy cơ sau 3 tháng điều trị. Tìm hiểu một số khó khăn
của bệnh nhân cho thấy bệnh nhân ngại tiếp cận với cơ sở điều trị vì phải
thông qua công an, lo lắng vì sẽ bị ngừng điều trị nếu quay lại trại giam [15].
Năm 2012 nghiên cứu “Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế
các CDTP bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012”
được Phạm Thị Đào thực hiện. Đây là nghiên cứu cắt ngang kết hợp hồi
cứu hồ sơ bệnh án của 220 bệnh nhân. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sử
dụng Heroin giảm còn 14,5% sau 9 tháng điều trị, nghiên cứu không phát
hiện trường hợp nhiễm HIV mới, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 60% xuống còn
15,4% [46].


×