Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

MÔ tả đặc điểm rối LOẠN NHẬN THỨC ở BỆNH NHÂN SAU XUẤT HUYẾT não và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.44 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VƯƠNG MINH CHI

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHẬN THỨC
Ở BỆNH NHÂN SAU XUẤT HUYẾT NÃO
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2014 – 2020


HÀ NỘI 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VƯƠNG MINH CHI

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHẬN THỨC
Ở BỆNH NHÂN SAU XUẤT HUYẾT NÃO
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA


KHÓA 2014 – 2020

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc được sự giúp đỡ của Ban
giám hiệu, phòng Đào tạo, Bộ môn PHCN, trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch
Mai và PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên, nay em đã hoàn thành khóa luận.
Nghiên cứu là cơ hội cho em tăng cường vốn hiểu biết và áp dụng vốn kiến
thức đã học vào một lĩnh vực rất được quan tâm hiện nay. Nhân dịp hoàn
thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Bộ môn PHCN trường Đại Học Y Hà Nội
Ban lãnh đạo trung tâm PHCN đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu
để hoàn thành luận văn.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên, người trực tiếp hướng dẫn em thực
hiện khóa luận này.
Các thầy, cô bộ môn PHCN trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẽ những khó khăn với em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2020



Vương Minh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tự bản thân tôi thực
hiện. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được
công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Vương Minh Chi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CDT
ĐH
MMSE
MoCA
NMN
PHCN
PTTH
RLNT
SSTT
THCS

: Bệnh nhân

: Test vẽ đồng hồ
: Đại học
: Thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu
: Thang điểm đánh giá nhận thức Montreal
: Nhồi máu não
: Phục hồi chức năng
: Trung học phổ thông
: Rối loạn nhận thức
: Sa sút trí tuệ
: Trung học cơ sở


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến xuất huyết não do đột quị.....................3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu hệ thống mạch máu nuôi tổ chức não và chức
năng hoạt động nhận thức của não....................................................3
1.1.2. Định nghĩa về tai biến mạch máu não và xuất huyết não..................5
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não................................................6
1.1.4. Chẩn đoán đột qụy.............................................................................6
1.1.5. Rối loạn nhận thức............................................................................6
1.2. Một số test đánh giá rối loạn nhận thức & giá trị của chúng..................9
1.2.1. Test đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu........................................9
1.2.2 Test vẽ đồng hồ.................................................................................10
1.2.3. Thang điểm Đánh giá nhận thức.....................................................10
1.3. Điều trị suy giảm nhận thức sau đột qụy...............................................11
1.4. Một số nghiên cứu về rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đột quị não
trên Thế giới và Việt Nam............................................................................12
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới..................................................................12

1.4.2. Tại Việt Nam:..................................................................................12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:............................................................14
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:..........................................................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích........................14
2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................15
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu:..................................................................15
2.2.4. Công cụ nghiên cứu.........................................................................15
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu:....................................................................15
2.2.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu...........................................18
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu:............................................................18


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................19
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................19
3.2 Thực trạng chức năng nhận thức ở bệnh nhân sau xuất huyết não.........21
3.3. Một số yếu tố liên quan đến RLNT ở bệnh nhân sau đột qụy...............24
3.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và đặc điểm nhân khẩu.........24
3.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn nhận thức và thói quen
sinh hoạt..........................................................................................26
3.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và đặc điểm xuất huyết não
.........................................................................................................27
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................29
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu......................................................29
4.1.1. Tuổi và giới......................................................................................29
4.1.2. Trình độ học vấn..............................................................................30
4.1.3. Nơi cư trú........................................................................................30
4.1.4. Tiền sử bệnh lý................................................................................30

4.1.5. Thói quen sinh hoạt.........................................................................31
4.2. Thực trạng tình trạng rối loạn chức năng nhận thức của bệnh nhân
sau xuất huyết não........................................................................................31
4.2.1. Tỷ lệ và mức độ RLNT của bệnh nhân xuất huyết não...................31
4.2.2. Đặc điểm các lĩnh vực RLNT trên bệnh nhân sau xuất huyết não
.........................................................................................................32
4.2.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo bên liệt và tay thuận.................33
4.2.4. Đặc điểm xuất huyết não của đối tượng nghiên cứu.......................34
4.3. Một số yếu tố liên quan đến RLNT trên bệnh nhân sau xuất huyết não
......................................................................................................................35
4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và đặc điểm nhân khẩu.........35
4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và thói quen sinh hoạt..........37
4.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và đặc điểm xuất huyết não
.........................................................................................................38
KIẾN NGHỊ...................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu...................19

Bảng 3.2.

Thói quen sinh hoạt.....................................................................21


Bảng 3.3.

Trung bình điểm các lĩnh vực rối loạn nhận thức.......................22

Bảng 3.4.

Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo bên liệt và tay thuận.............23

Bảng 3.5.

Đặc điểm của xuất huyết não của đối tượng nghiên cứu............23

Bảng 3.6.

Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và đặc điểm nhân khẩu học
.....................................................................................................24

Bảng 3.7.

Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và tiền sử bệnh lý.............25

Bảng 3.8.

Một số yếu tố liên quan giữa tình trạng RLNT và thói quen
sinh hoạt ở bệnh nhân bị xuất huyết não.....................................26

Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa tình trạng RLNT và vị trí tổn thương...........27


Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan giữa tình trạng RLNT và động mạch
tổn thương...................................................................................28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu.............................20
Biểu đồ 3.2. Tiền sử bệnh lý..........................................................................20
Biểu đồ 3.3. Phân bố tình trạng rối loạn nhận thức.......................................21
Biểu đồ 3.4. Mức độ rối loạn nhận thức........................................................22

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Vòng đa giác Willis.....................................................................3

Hình 1.2.

Sơ đồ một số thùy của não liên quan đến hoạt động nhận thức.......4

Hình 2.1.

Thang điểm MoCA...................................................................17


1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Đột qụy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong và là nguyên nhân gây tàn tật
phổ biến thứ ba trên toàn thế giới [1],[3], ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh [2], [3]. Nhìn chung trong năm 2010, ước tính có 16,9

triệu trường hợp đột qụy xảy ra trên toàn thế giới[3]. Hiện tại tỷ lệ tử vong
chung toàn cầu khoảng 20%. Ở Việt Nam, theo Lê Văn Thành và cộng sự thì tỷ
lệ tử vong chung của đột quỵ não là 30% [6].
Trong hai thể của đột qụy, xuất huyết não chiếm khoảng 15% tổng số đột
qụy trên toàn thế giới, và gây tử vong sau 1 tháng vượt quá 40%. Sau 1 năm,
75% chết hoặc bị tàn tật nặng. Với đặc điểm như vậy nên xuất huyết não cần
được sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt của cộng đồng và nhu cầu cấp thiết
được chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng [1].
Theo điều tra của Tschoe C và cộng sự (2020) [2] nghiên cứu“ Xuất
huyết não” cho thấy tỷ lệ mắc xuất huyết não vẫn không thay đổi trong 40
năm qua. Trong số 15 triệu trường hợp đột qụy được báo cáo trên toàn thế
giới hàng năm, xuất huyết não ở Châu Âu và Úc chiếm khoảng 10% đến 15%,
ở Châu Á là 20% đến 30%. Tỷ lệ tử vong 40% trong 30 ngày và những người
sống sót bị thiếu hụt thần kinh lớn, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân đạt được sự
độc lập về chức năng sau 6 tháng. Ở Mỹ chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm
cho căn bệnh xuất huyết não ước tính khoảng 12,7 tỷ đô la [2]. Tại Việt Nam,
nghiên cứu cuả Nguyễn Hoàng Ngọc (2012) trên 107 bệnh nhân đột quy ở
Việt Nam năm 2012 cho thấy có 30% các bệnh nhân suy giảm nhận thức có
rối loạn ngôn ngữ, trong đó tỉ lệ giảm sự chú ý và khả năng tính toán của
nhóm chảy máu não và nhồi máu não tương ứng là 28,2% và 45,4% [40].
Rối loạn nhận thức (RLNT) là một biến chứng xảy ra với bệnh nhân bị
đột qụy, tỷ lệ suy giảm nhận thức sau đột qụy dao động từ 20% đến 80% [3],
[27], RLNT chiếm tỷ lệ khoảng 5% đến 44% sau xuất huyết não [12], tỷ lệ


2

thay đổi tùy theo sự khác biệt giữa các quốc gia, chủng tộc và tiêu chí chẩn
đoán [3], [12], [27]. Rối loạn nhận thức để lại nhiều di chứng nặng nề và ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nói chung và gây rất khó

khăn rất nhiều trong giai đoạn phục hồi chức năng sau đột quị nói riêng [59].
Vì vậy việc chẩn đoán và can thiệp sớm RLNT có ý nghĩa rất lớn trong điều
trị phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh sau xuất huyết não. Từ thực
tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Mô tả đặc điểm rối loạn nhận thức ơ
bệnh nhân sau xuất huyết não và một số yếu tố liên quan” để từ đó lượng
giá và đề xuất giải pháp can thiệp có hiệu quả trong điều trị phục hồi chức
năng cho bệnh nhân bị xuất huyết não.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn nhận thức ơ bệnh nhân sau
xuất huyết não.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhận thức ơ bệnh
nhân sau xuất huyết não.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến xuất huyết não do đột quị
1.1.1. Sơ lược giải phẫu hệ thống mạch máu nuôi tổ chức não và chức
năng hoạt động nhận thức của não
1.1.1.1. Hệ thống mạch máu nuôi não:
Não được nuôi dưỡng bởi hệ động mạch cảnh trong ở phía trước và động
mạch sống nền ở phía sau.
+ Hệ động mạch cảnh trong bao gồm: động mạch não trước, động mạch
não giữa, động mạch thông sau, động mạch mạc trước tạo vòng nối Willis
nuôi phần lớn bán cầu đại não phía trước và giữa.
+ Hệ động mạch sống nền: cung cấp máu cho thân não và một phần
phía sau của bán cầu đại não (Thùy chẩm).
+ Giữa hai hệ động mạch này có sự tiếp nối ở nền sọ tạo nên đa giác Willis


Hình 1.1: Vòng đa giác Willis [52]


4

1.1.1.2. Giải phẫu của não liên quan đến hoạt động nhận thức
- Đại não: là phần lớn nhất và phát triển nhất của não người, chiếm 2/3
khối lượng não bộ. Đại não được chia làm 2 bán cầu phải và trái và được nối
với nhau qua thể chai. Mỗi bán cầu não chia ra thành thùy i trán, thùy đỉnh,
thùy chẩm, thùy thái dương đảm nhận các phần chức năng tương ứng.

Hình 1.2. Sơ đồ một số thùy của não liên quan đến hoạt động nhận thức
+ Thùy trán: có vai trò quan trọng trong chú ý, chức năng điều hành,
hứng thú và hành vi.
+ Thùy thái dương quan trọng trong đáp ứng biểu lộ cảm xúc (hạch nền
và các kết nối với vùng dưới đồi và thùy trán), và trí nhớ (hồi hải mã và các
kết nối của hệ viền).
+ Thùy thái dương và ngôn ngữ - thùy trán: vùng chính của ngôn ngữ
tiếp nhận là vùng Wernicke, ở phần sau của hồi thái dương trên bán cầu ưu
thế. Vùng ngôn ngữ diễn đạt là vùng Broca ở phần sau của hồi trán dưới bán
cầu ưu thế. Vùng tương ứng ở bán cầu không ưu thế có vai trò quan trọng
trong giao tiếp không lời theo bối cảnh và cảm xúc cũng như ngữ điệu của
ngôn ngữ


5

+ Thùy đỉnh: tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác đặc biệt cảm
giác bản thể. Thùy đỉnh không ưu thế giữ chức năng thị giác không gian

(Visual - spatial), ở bán cầu ưu thế có chức năng thực hành (praxis), hình
thành ý tưởng vận động có chủ đích trong khi thực hiện vận động thì ở thùy
trán. Khi tổn thương thùy đỉnh ở bán cầu ưu thế gây ra hội chứng Gerstmann
bao gồm: mất khả năng tính toán, mất nhận thức ngón tay, không phân biệt
phải trái và không viết được.
+ Thùy chẩm có vai trò trong nhận thức thông tin thị giác. Vùng vỏ thị
giác liên kết với thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng cũng như
nhận thức vẽ mặt. Từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh - thái dương trên nhận
thức các đồ vật chuyển động.
1.1.2. Định nghĩa về tai biến mạch máu não và xuất huyết não
Theo tổ chức y tế thế giới (OMS) đột qụy được định nghĩa như sau: “đột
qụy là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của
các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên
24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh
khu trú phù hợp với vùng não do động mạch (ĐM) bị tổn thương phân bố,
loại trừ nguyên nhân chấn thương.”[51].
Trên lâm sàng đột qụy chia làm 2 thể là nhồi máu não (chiếm 75-80%)
và thể xuất huyết não (20-25%) trong đó thể xuất huyết não có tỉ lệ tử vong và
mức độ để lại di chứng nặng nề hơn [1], [2].
+ Xuất huyết não: là máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não.
Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong não như vùng bao trong,
nhân xám trung ương, thùy não, thân não, tiểu não...... xuất huyết não thường
do huyết áp cao, xơ vữa mạch ở người lớn tuổi, dị dạng mạch máu não ở
người trẻ
Xuất huyết dưới nhện (xuất huyết màng não) không xếp vào loại xuất
huyết não, vì máu chảy trong khoang nhện ngoài não. Tuy nhiên, máu có thể
phá vào mô não và tụ lại trong não gọi là xuất huyết não - màng não.


6


1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não
- Thường là hậu quả của tăng huyết áp gây tăng áp lực quá mức lên
những thành mạch đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch.
- Những bệnh nhân dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch
máu có tăng nguy cơ xuất huyết não.
1.1.4. Chẩn đoán đột qụy
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế
giới (1990).
+ Các thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột và nhanh.
+ Các rối loạn chức năng này thường khu trú hiếm khi lan tỏa.
+ Các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ.
+ Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn.
- CT Scaner hoặc MRI hoặc AG có hình ảnh xuất huyết tại não
1.1.5. Rối loạn nhận thức
1.1.5.1. Nhận thức:
Nhận thức liên quan đến quá trình xảy ra trong khi thu thập và xử lý
thông tin bao gồm khả năng tham gia, tổ chức và đồng hóa thông tin (ví dụ về
các kỹ năng cụ thể của nhận thức là sự linh hoạt, trí nhớ, trừu tượng). Nhận
thức không chỉ diễn ra ở vỏ não mà còn có thể xảy ra ở dưới vỏ [20], [53].
1.1.5.2. Rối loạn nhận thức (RLNT):
Là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng
nhận thức bao gồm học tập, trí nhớ, nhận thức và giải quyết vấn đề. Theo
DSM-5 gồm sáu lĩnh vực chính của chức năng nhận thức: chức năng điều
hành, học tập và trí nhớ, chức năng vận động tri giác, ngôn ngữ, khả năng chú
ý các vấn đề phức tạp và nhận thức xã hội [20], [55].
1.1.5.3. Các loại rối loạn nhận thức:
 Mất trí nhớ: Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại, nhận lại và làm xuất hiện lại
những kinh nghiệm trước đây của bản thân mỗi người. Căn cứ vào thời gian



7

lưu trữ dữ liệu, trí nhớ gồm 2 loại: trí nhớ ngắn hạn (trí nhớ tức thì) và trí nhớ
dài hạn. Trí nhớ có thể bị rối loạn bởi tổn thương những vùng phụ trách trí
nhớ như thùy đỉnh, thùy trán, thùy thái dương, hồi hải mã… Có 2 loại mất trí
nhớ, bao gồm:
+ Mất trí nhớ thuận chiều: tức là không nhớ được sự việc mới xảy ra.
+ Mất trí nhớ ngược chiều: tức là không nhớ được các sự việc cũ đã xảy ra.
Mất trí nhớ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày như là quên chỗ
nào để đồ vật, quên tên của bạn bè, người thân trong gia đình, lạc đường
không về nhà được....
 Mất tập trung: Tập trung là sự chú ý vào một hoặc một số đối tượng nào
đó, nhằm phản ánh chúng một các đầy đủ và rõ ràng nhất. Tập trung có 4 đặc
tính: Tính bền, tính lựa chọn, tính di chuyển và tính phân phối. Tập trung có thể
bị rối loạn khi tổn thương thùy trán, thùy đỉnh, đồi thị, hạch nền…Khi bị rối
loạn tập trung sẽ làm cho không tập trung được, không thay đổi tập trung được,
không làm tiếp được. Điều này làm cho người bệnh không học được, không
nấu ăn được, không lái xe được…ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
 Mất ngôn ngữ (Aphasia): Ngôn ngữ tham gia vào sự tương tác phức tạp
giữa trí nhớ bằng lời, các kỹ năng vận động tự động, kết hợp các biểu tượng,
khả năng cú pháp và tương tác cảm giác. Vùng ngôn ngữ sơ cấp định khu ở
bán cầu trái bao gồm vùng Broca, Wernickes và một phần vùng liên hợp thùy
thái dương. Chức năng ngôn ngữ khác định khu ở vùng kết hợp ở bán cầu não
phải, sau đồi thị và hạch nền [55].
Các rối loạn ngôn ngữ bao gồm:
- Mất ngôn ngữ Broca: đặc trưng bởi lời nói không trôi chảy, lặp lại kém
và sự thông hiểu còn tương đối nguyên vẹn.
- Mất ngôn ngữ Wernickes: đặc trưng bởi lời nói trôi chảy nhưng rối loạn
dùng âm của từ ngữ, và sự lặp lại, sự thông hiểu bị suy giảm.



8

 Mất thực dụng (Apraxia): Mất thực dụng là hiện tượng bệnh nhân
không thể thực hiện được những hoạt động có mục đích theo yêu cầu bằng lời
nói hay bắt chước trong khi không có tổn thương hệ thống vận động hay cảm
giác. Mất thực dụng xảy ra khi có tổn thương thùy đỉnh, vùng tiền vận động…
Mất thực dụng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày: không biết mặc quần
áo, nấu cơm, dùng dụng cụ, không vận động được những hoạt động người ta
hướng dẫn…
 Mất nhận biết (Agnosia): là không nhận biết hoặc xác nhận được vật
thể (người hoặc sự vật) mặc dù chức năng cảm giác bình thường. Ví dụ: bệnh
nhân không biết đâu là cái bút, đâu là cái bàn, không biết màu gì, nhìn mặt
không biết là ai hay không nhận biết được vị trí cơ thể (bên liệt) của mình.
 Sự lãng quên nửa người (Unilatera Neglect): Sự lãng quên nửa người là
sự bất thường trong sự chú ý một nửa người mà không do cảm giác nguyên
phát và rối loạn vận động. Bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng chậm hơn
khi thích thích ở trong thị trường đối diện với bên tổn thương. Sự lãng quên
thường gặp và nặng nề hơn trong tổn thương bán cầu phải hơn bán cầu trái.
 Mất nhận thức thị giác và không gian thị giác:
Mất nhận thức thị giác: là sự rối loạn nhận thức về kích thích thị giác, thường
do các tổn thương ở vùng kết hợp thị giác. Chúng xuất hiện ít hơn so với mất
nhận thức không gian thị giác tự nhiên do tổn thương thùy đỉnh và thùy trán.
Mất nhận thức không gian thị giác: là sự khó hiểu trong mối quan hệ giữa bản
thân và đối tượng. Bệnh nhân có thể không vẽ bắt chước được cấu trúc đơn giản,
khó khăn trong các bài tập chức năng như đọc hay mặc quần áo…
 Mất chức năng điều hành (Executive Functioning): Kỹ năng thực hiện
bao gồm: soạn thảo, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động
kế hoạch theo tình trạng. Mất chức năng điều hành khi bị gián đoạn một trong

các quy trình trên. Nó thường gặp do tổn thương thùy trán.


9

 Mất định hướng: Mất định hướng thường xảy ra khi có tổn thương thùy
trán. Nó làm cho bệnh nhân bị rối loạn định hướng thời gian, không gian, về
người xung quanh và bản thân. Bệnh nhân không nhận biết được ngày, tháng,
mùa, nơi ở của mình và không nhận ra người xung quanh…
1.1.5.4. Các yếu tố nguy cơ suy giảm nhận thức sau đột qụy
 Tuổi tác: là yếu tố nguy cơ với không chỉ đột qụy mà còn với sự suy
giảm nhận thức [3], [4], [7], [8], [24], [25], [26], [40]. Suy giảm nhận thức sau
đột qụy sẽ tăng theo cấp số nhân khi tuổi tăng sau 65 tuổi [27].
 Trình độ học vấn: Trình độ học vấn có liên quan đến suy giảm nhận
thức [3], [7], [25], [27], [31].
Nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến suy giảm nhận thức [3], [4], [27].
Tỷ lệ suy giảm nhận thức ở công nhân thủ công sau đột qụy cao hơn các nghề
tri thức [27].

 Các yếu tố nguy cơ mạch máu
+ Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, hút thuốc, rung tâm
nhĩ, và hút thuốc làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức sau đột qụy [3], [27],
[35], [38], [39], [40].
+ đột qụy tái phát hoặc tổn thương não sẵn có sẽ làm tăng tỷ lệ suy giảm
nhận thức. Tỷ lệ sa sút trí tuệ trong lần đột qụy đầu tiên là khoảng 10%, trong
khi đó đột qụy tái phát là 30% [3], [21], [22], [27].
+ Sa sút trí tuệ sau đột qụy sẽ bị đột qụy tái phát sớm hơn và tỷ lệ tử
vong cao hơn [3], [6], [27].
1.2. Một số test đánh giá rối loạn nhận thức & giá trị của chúng
1.2.1. Test đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE: Mini-Mental

State Examination ) (Folstein và cs. 1975) [15], [17].
+ Là trắc nghiệm sàng lọc SSTT được sử dụng rộng rãi nhất, có độ
nhạy 87% và độ đặc hiệu 82%. Điểm ngưỡng là 24. Điểm tối đa của MMSE


10

là 30 điểm. Dưới 24 điểm gợi ý SSTT. Thời gian để trắc nghiệm này khoảng
7 phút.
+ MMSE không nhạy với suy giảm nhận thức nhẹ (MCI), và bị ảnh
hưởng bởi tuổi và trình độ học vấn, ngôn ngữ, vận động và thị lực.
1.2.2 Test vẽ đồng hồ (CDT)
CDT bao gồm vẽ đồng hồ và nhắc lại 3 từ không liên quan (không gợi
ý) [13]. Vẽ đồng hồ được xem là bình thường nếu tất cả các chữ số đúng vị
trí và kim đồng hồ chỉ đúng. Cách cho điểm như sau:
- Không nhắc lại được từ nào coi như SSTT
- Nhắc đúng cả 3 từ coi như không SSTT
- Nếu nhắc được 1-2 từ thì dựa vào kết quả vẽ đồng hồ (bất thường =
SSTT; bình thường = không SSTT)
Ưu điểm của CDT là có độ nhạy cao dự đoán tình trạng SSTT, thời
gian làm trắc nghiệm ngắn hơn so với MMSE, dễ quản lý, và giá trị chẩn
đoán không phụ thuộc vào trình độ học vấn và ngôn ngữ. CDT có độ nhạy
và độ đặc hiệu tương tự như MMSE.
1.2.3. Thang điểm Đánh giá nhận thức (MOCA) [6], [8], [12], [16], [18].
+ Đây là dụng cụ đánh giá phát hiện được sự rối loạn nhận thức nhẹ và
sa sút trí tuệ sớm
+ Thang điểm MoCA sử dụng các câu hỏi như là điền tên, vẽ đồng hồ và
nhắc lại để đánh giá các lĩnh vực nhận thức sau: chú ý và tập trung, chức năng
điều hành, trí nhớ, ngôn ngữ, kỹ năng cấu trúc thị giác, khái quát hóa, tính
toán và định hướng.

+ Thang điểm MoCA nhạy hơn thang điểm MMSE trong những trường
hợp suy giảm nhận thức nhẹ, đột qụy cấp, những trường hợp mà thang điểm
MMSE không nhận ra [6], [8], [15], [17], [18].
+ Tiên lượng cho phục hồi chức năng suy giảm nhận thức sau TBMM
[12], [17].


11

+ Xác định những thiếu sót ở các lĩnh vực nhận thức: thị giác không
gian/khả năng thực hiện, trừu tượng và trí nhớ
Tổng điểm tối đa của thang điểm là 30
+ 0 - 7 điểm: rối loạn nhận thức mức độ nặng.
+ 8 - 20 điểm: rối loạn nhận thức mức độ trung bình.
+ 21 - 25 điểm: rối loạn nhận thức mức độ nhẹ.
+ ≥ 26 điểm: bình thường.
Trong đánh giá các lĩnh vực nhận thức thì thang điểm MoCA ưu thế
1.3. Điều trị suy giảm nhận thức sau đột qụy
Cho đến nay, không có cách điều trị nào đặc hiệu với tình trạng suy giảm
nhận thức sau đột qụy. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng một vài loại
thuốc có thể góp phần cải thiện một số lĩnh vực nhận thức, tuy nhiên rất khó
đánh giá được hiệu quả của các loại thuốc này một cách đầy đủ.
1.3.1. Quản lý bệnh mạch máu não
1.3.1.1. Điều trị tổn thương não:
Một trong những cơ chế gây suy giảm nhận thức sau đột quỵ là do các
tổn thương thần kinh vì vậy điều trị các thương tổn này là góp phần làm giảm
mức độ suy giảm nhận thức [27].
1.3.1.2. Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ mạch máu:
Có nhiều bằng chứng chứng minh yếu tố nguy cơ mạch máu liên quan
đến suy giảm nhận thức sau đột quỵ, trong đó tăng huyết áp luôn là yếu tố

nguy cơ tiềm tàng. Một nghiên cứu trên 6.249 đối tượng cho thấy việc sử
dụng thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ đến 8% mỗi
năm với những người dưới 75 tuổi [27].
Bên cạnh tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ mạch máu khác như đái tháo
đường, tăng lipid máu, hút thuốc, rung tâm nhĩ, hút thuốc cũng là mục tiêu
điều trị [27].


12

1.4. Một số nghiên cứu về rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đột quị não
trên Thế giới và Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
- Theo điều tra của Tschoe C và cộng sự (2020) [2], xuất huyết não ở
Châu Âu và Úc chiếm khoảng 10% đến 15%, ở Châu Á là 20% đến 30%. Tỷ
lệ tử vong 40% trong 30 ngày đầu và những người sống sót bị thiếu hụt thần
kinh lớn, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân đạt được sự độc lập về chức năng sau
6 tháng. Ở Mỹ chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm cho xuất huyết não ước
tính 12,7 tỷ đô la [2].
- Theo Lisman W.A (1987), tỷ lệ rối loạn nhận thức sau tai biến mạch
máu não là 65% [59]. Douiri A và cộng sự (2013) tỷ lệ rối loạn nhận thức sau
đột qụy là 22% [4].
- Nghiên cứu của Barba R và cộng sự (2000) có khoảng 30% bệnh nhân
suy giảm nhận thức có rối loạn ngôn ngữ [36].
- Nghiên cứu của Pendlebury ST, Rothwell PM (2009) tổng kết các
nghiên cứu từ năm 1950 đến 1 tháng 5 năm 2009 về mất trí nhớ: 10% bị sa sút
trí tuệ trước đột qụy, 10% mắc chứng mất trí nhớ mới ngay sau đột qụy lần
đầu và hơn một phần ba bị sa sút trí tuệ sau tái phát đột qụy [21].
- Theo nghiên cứu của Sun JH, Tan L, Yu JT (2014) về suy giảm nhận
thức sau đột qụy cho thấy tỷ lệ suy giảm nhận thức sau đột qụy dao động từ

20% đến 80%, thay đổi tùy theo sự khác biệt giữa các quốc gia, chủng tộc và
tiêu chí chẩn đoán [27].
1.4.2. Tại Việt Nam:
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2012) trên 107 bệnh nhân
đột quỵ não điều trị tại Trung tâm đột quỵ não từ tháng 4/2012 đến tháng
10/2012, thấy tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn nhận thức sau đột quỵ não cấp là
53% trong đó sau nhồi máu não là 56%, sau chảy máu não là 46,8%. Có 30%


×