Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng kiến Kinh nghiệm: Đánh giá kết quả học tập môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.18 KB, 7 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở nước ta đang trở thành vấn đề được xã hội và
toàn ngành Giáo dục quan tâm. Đánh giá tốt sẽ giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn, phù
hợp với yêu cầu phát triển, với thực tiễn giáo dục đất nước. Giúp điều chỉnh, bổ sung, hoàn
thiện từ các chủ trương lớn đến các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo
dục.
Bên cạnh những định hướng đổi mới chung cho tất cả các thành tố của quá trình dạy
học như quá trình thay sách, đổi mới phương pháp dạy và học, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật
chất... thì hoạt động đánh giá cũng cần phải có những định hướng và giải pháp riêng. Bởi lẽ, từ
kết quả kiểm tra đánh giá thực chất, người học sẽ nhìn thấy rõ kết quả học tập của mình, người
dạy sẽ chủ động điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với bài dạy, với đối tượng học sinh,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yêu cầu cấp thiết đã và
đang tiến hành. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn Hoá học THCS" với mong muốn góp một ý
tưởng nhỏ bé nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tập bộ môn.
B- THỰC TRẠNG:
Quá trình đổi mới phương pháp dạy và học vẫn đang tiếp tục thực hiện, song cách thức
kiểm tra đánh giá còn chậm thay đổi, việc đánh giá kết quả học tập và thi cử vẫn nặng về khả
năng ghi nhớ thuộc lòng theo SGK, chưa kích thích cách học tập sáng tạo nên nhiều khi có
những tiết học đổi mới phương pháp lại có kết quả học tập hạn chế.
C- YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH:
I- ĐỔI MỚI VỀ MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:
- Tập trung vào việc hình thành năng lực, do đó mục đích đánh giá không chỉ nhằm vào
đánh giá kiến thức mà cần chú ý hơn vào đánh giá kỹ năng, tư duy, sáng tạo.
II- ĐỔI MỚI NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Chú ý hơn nội dung thực hành của học sinh, nhất là kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ
năng thực hành, thí nghiệm của học sinh.
- Việc đánh giá nội dung thực hành cần phải tiến hành đồng bộ với phần lý thuyết, chú
ý kiểm tra học sinh tự làm thực hành, thí nghiệm.


- Chú ý đánh giá khả năng tìm tòi, khai thác thông tin, xử lý và áp dụng thông tin, năng
lực tư duy sáng tạo.
III- ĐỔI MỚI HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ:
- Kiểm tra viết, nói, sử dụng phiếu hỏi, bài tập theo chủ đề.
- Kết hợp kiểm tra đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh, đánh giá đầu giờ để
kiểm tra bài cũ và đánh giá hoạt động của học sinh trong giờ học để xây dựng kiến thức mới.
Không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ mà có thể kiểm tra đánh giá trong khi xây dựng kiến
thức mới.
- Đảm bảo kết hợp sử dụng kênh chữ, kênh hình trong đánh giá theo một tỷ lệ thích
hợp.
IV- ĐỔI MỚI CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
Bộ công cụ đánh giá cần được xây dựng đa dạng gồm bài trắc nghiệm khách quan, bài
tập tự luận, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài tập nghiên cứu nhỏ... để có thể vừa
đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giá được kỹ năng vận dụng, kỹ năng thực
hành, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
*Tóm lại: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu
cầu:
- Đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình giảng dạy bộ môn, giúp giáo viên, học
sinh kịp thời điều chỉnh và hướng vào mục tiêu đào tạo.
- Có tác dụng củng cố đào sâu, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
- Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập phải dựa trên mục tiêu cụ thể của bộ môn,
đảm bảo kiểm tra toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, chú ý đến tính phổ thông đại
trà và tính phân loại.
D- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
I- TIẾN HÀNH HÌNH THỨC KIỂM TRA:
VẤN ĐÁP.
BÀI VIẾT (Trắc nghiệm khách quan và tự luận).
1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
a) Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: + Độ phủ nội dung kiến thức cần kiểm tra rộng.

+ Đảm bảo tính khách quan khi chấm bài.
- Nhược điểm:
+ Không đánh giá được một số kỹ năng của học sinh.
+ Không đánh giá được khả năng sáng tạo của học sinh ở mức độ cao.
b) Tiêu chí xây dựng để kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
(1). Phải đánh giá được nội dung trọng tâm của mục tiêu chương trình giảng dạy.
(2). Câu hỏi phải phù hợp tiêu chí đề kiểm tra.
(3). Diễn đạt cấu trúc câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.
(4). Câu đáp án sai không quá nhận thấy dễ dàng.
(5). Các đáp án lựa chọn phải đồng nhất và phù hợp yêu cầu câu hỏi.
(6). Hạn chế sử dụng đáp án "Tất cả đều đúng" hay "Tất cả đều sai".
(7). Câu gây nhiễu phải có cơ sở từ lựa chọn sai lầm do kiến thức không chắc chắn.
c) Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
*Dạng 1: Câu hỏi có nhiều lựa chọn:
- Cấu trúc gồm: - Câu dẫn (câu đặt ra yêu cầu cho học sinh thực hiện)
- Câu nhiễu
- Đáp án đúng.
Lưu ý: Cần nêu ngắn gọn các yêu cầu cần đặt ra.
Ví dụ 1: Hoà tan 2,3g Natri vào nước tạo thành 200ml dung dịch, ta có:
a) Nồng độ M của dung dịch thu được là:
A- 0,05M B- 0,5M C- 0,005M D- 0,1M
b) Thể tích ký H
2
thu được ở (đktc) là:
A- 2,24 lít B- 1,12 lít C- 22,4 lít D- 11,2 lít
Ví dụ 2: Chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch NaHCO
3
, K
2
S, AgNO

3
, KOH.
A- BaCl
2
B- CaCO
3
C- HCl D- Na
2
CO
3
*Ví dụ:
- Đề kiểm tra kém chất lượng (câu dẫn không đặt ra vấn đề cần giải quyết).
Câu dẫn: H
2
SO
4
đặc
Đáp án đúng: A- Làm khô khí CO
2
Câu nhiễu: B- Làm khô khí H
2
S
C- Làm khô khí NH
3
- Đề kiểm tra có chất lượng:
Câu dẫn: Khí nào sau đây có thể làm khô bằng H
2
SO
4
đặc:

A- CO
2
B- H
2
S C- NH
3
*Dạng 2: Câu hỏi đúng, sai (có hoặc không)
- Cấu trúc: Gồm 2 phần:
Phần yêu cầu: Chọn nội dung đúng (Đ) hoặc sai (S)
Phần thông tin: Gồm 4- 5 câu, mỗi câu có nội dung Đ hoặc S.
- Lưu ý: Số lượng câu đúng, sai nên lệch nhau để tránh trường hợp học sinh không suy
nghĩ mà vẫn chọn đúng do loại trừ.
Ví dụ 1: Cho biết câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S) trong các câu sau:
? Phản ứng của khí Oxi với một đơn chất khác tạo thành Oxit đều thuộc loại phản ứng
hoá hợp vì:
A- Có sự tạo thành chất mới
B- Tạo thành một hợp chất
C- Từ 2 chất ban đầu tạo thành chỉ một chất mới
D- Các chất mới được tạo thành từ 2 chất ban đầu
Ví dụ 2: Xét các trường hợp sau đây: Trường hợp nào có PƯHH hoặc không PƯHH rồi
điền có hoặc không vào ô thích hợp:
BaCl
2
Na
2
CO
3
NaNO
3
Ba(OH)

2
HCl
H
2
SO
4
Ca(NO
3
)
2
MgCl
2
*Dạng 3: Ghép đôi:
- Cấu trúc: Thường gồm 2 cột (nhóm) tương ứng. Mỗi cột biểu thị một nội dung chưa
đầy đủ có liên quan với nhau. Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ở cột 2 thì tạo
nên nội dung đầy đủ.
- Lưu ý: Số lượng ở 2 cột nên lệch nhau để học sinh không dùng phép loại trừ.
Ví dụ 1: Ghép các ý ở cột 1 và 2 sao cho phù hợp:
Cột 1 Cột 2
1. Oxit A- HCl, H
2
SO
4
, HBr
2. Axit B- NaCl, CaCO
3
, NaHCO
3
3. Bazơ C- ZnO, SO
3

, P
2
O
5
4. Muối D- Ca(OH)
2
, Cu(OH)
2
, KOH
E- CaCO
3
, MgO, NaNO
3
Ví dụ 2: Chọn các đáp án A hoặc B, C, D để khi ghép cụm từ ở cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp
về nội dung:
Cột 1 Cột 2
1. Rượu có khả năng phản ứng với:
A- b B- c
C- e D- b và c
a) Dung dịch axit và trong dung dịch
kiềm.
b) Natri với axit axetic có H
2
SO
4
đặc
làm xúc tác.
c) Oxit bazơ, bazơ, kim loại mạnh, muối
cacbonat, rượu etilic.
d) Thuỷ phân brometan trong dung dịch

kiềm.
e) Bạc oxit trong amonia, đun nóng nhẹ.
2. Axit axetic có khả năng phản ứng với:
A- e B- b
C- c D- c và e
3. Chất béo có khả năng thuỷ phân trong:
A- a B- e
C- b D- d
Ví dụ 3: Hãy ghép tên thí nghiệm với các hiện tượng cho phù hợp:
Thí nghiệm Hiện tượng Trả lời
1. S phản ứng với Oxi.
A- Tạo thành dung dịch làm quỳ tím hoá
xanh.
1- .......
2. Fe phản ứng với Oxi.
B- Cháy mạnh sáng chói tạo hạt nhỏ nóng
chảy màu nâu.
2- ........
3. H
2
khử CuO. C- Có bọt khí thoát ra. 3- ........
4. Điều chế khí H
2
từ Zn và
dung dịch HCl.
D- Chất rắn màu đen chuyển thành chất rắn
màu đỏ.
4- ........
5. CaO phản ứng với nước. E- Cháy có ngọn lửa màu xanh nhạt.
G- Có khí màu nâu thoát ra.

- Xác định số lượng câu hỏi ở mỗi hình thức.
- Xác định số lượng câu hỏi ở mỗi mức độ nhận thức.
*Dạng 4: Điền khuyết:
- Cấu trúc:
+ Phần yêu cầu: Viết dưới dạng một lệnh thức: Hãy điền từ, cụm từ, công thức hoá
học... thích hợp vào chỗ trống.
+ Phần nội dung: Thường là định nghĩa, mô tả tính chất hay phản ứng hoá học... trong
đó có một số chỗ trống.
+ Phần cung cấp thông tin: Số lượng thông tin cho trước nhiều hơn chỗ trống song đôi
khi không có phần cung cấp thông tin mà học sinh tự lựa chọn nội dung đã học.
Ví dụ 1: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp (đơn chất, hợp chất, phi kim, kim loại, hoá hợp,
phân huỷ, phản ứng) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Sắt là nguyên tố (1)................... còn Lưu huỳnh là nguyên tố (2)................... Khi nung
nóng Sắt đã (3)................... với Lưu huỳnh tạo thành (4)................... Sắt sunphua. Phản ứng
giữa Sắt với Lưu huỳnh được gọi là phản ứng (5)...................
Ví dụ 2: Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống rồi hoàn thành phương trình hoá
học:
a) C
2
H
5
OH + ................. → ................. + H
2
b) CH
3
COOH + .................→ ................. + H
2
O + CO
2
c) CH

3
COOH + .................
 →
o
t dÆc,
42
SOH
CH
3
COOC
2
H
5
+ ................
d) CH
3
COOH + ................. → (CH
3
COO)
2
Zn + .................
e) CH
3
COOC
2
H
5
+ .................
→
o

t
CH
3
COONa + .................
2. Dạng câu hỏi tự luận:
a) Cấu trúc: Dạng luận ngắn
Dạng luận dài.
b) Ưu, nhược điểm:
*Ưu điểm:
- Việc ra câu hỏi dễ thực hiện, tốn ít thời gian.
- Câu hỏi tự luận đánh giá được kỹ năng diễn đạt, khả năng suy luận logic.
- Có thể đánh giá được khả năng sáng tạo của học sinh ở mức độ cao.
*Nhược điểm:
- Kích thích thói quen học tủ của học sinh.
- Kết quả chấm dễ bị ảnh hưởng bởi thái độ và quan niệm của người chấm.
- Độ phủ kiến thức hẹp nên chỉ có thể kiểm tra được một phạm vi kiến thức nhất định.
c) Tiêu chí ra đề dạng câu hỏi tự luận:
- Phải đánh giá được nội dung quan trọng của chương trình giảng dạy.
- Nội dung câu hỏi phải phù hợp với kiến thức chương trình học, trình độ của học sinh,
đối tượng học sinh.
- Phải đảm bảo tính phân loại đối tượng học sinh.
- Chú ý có hệ thống câu hỏi vận dụng, liên hệ thực tế.
II- CÁCH THỨC XÂY DỰNG ĐỀ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT:
1. Yêu cầu:
- Đề bài phải bám sát mục tiêu phân phối chương trình.
- Thống nhất tới 3 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
+ Nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản của môn học, có thể nêu lên
hoặc nhận ra khi chúng được yêu cầu.
+ Thông hiểu: Học sinh hiểu các khái niệm của môn học, có thể vận dụng khi
thực hiện theo cách tương tự đã hướng dẫn.

+ Vận dụng: Học sinh hiểu khái niệm ở một cấp cao hơn, tạo ra sự liên kết logic
giữa các khái niệm đã học, có thể vận dụng giải các bài tập liên quan hoặc ở mức độ
nâng cao.
- Thiết kế ma trận của đề đảm bảo các tỷ lệ thích hợp.
- Xác định thời gian làm bài ở hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Thiết kế câu hỏi, xây dựng đáp án, biểu điểm.
2. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết- Hoá 8- Chương IV: Oxi - Không khí.
*Bước 1: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
- Nắm được tính chất, ứng dụng
của Oxi, biết cách điều chế Oxi
trong phòng thí nghiệm
2 câu
(1đ)
- Nắm được định nghĩa Oxit
2 câu
(1,5đ)
- Biết cách lập phương trình hoá
học nhận biết phản ứng phân huỷ
hoá hợp, sự oxi hoá.
1 câu
(2đ)
- Giải bài tập tìm công thức hoá
học.
1 câu
(1đ)
- Giải bài tập tính theo PTHH.
1 câu

(4đ)
Tổng số câu 3 câu 2 câu 1 câu 1 câu 1 câu 8 câu
Tổng số điểm 1,5đ 1,5đ 2đ 1đ 4đ 10đ
Tỷ lệ (%) 15% 35% 50%
Trong mỗi ô của ma trận là số lượng câu hỏi và số điểm cho các câu hỏi đó. Quyết định
số điểm cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài
kiểm tra.
+ Xác định số điểm cho mạch kiến thức: Căn cứ vào số tiết quy định trong phân phối
chương trình, mức độ quan trọng của mạch kiến thức đó trong chương trình và mức độ nhận
thức của học sinh.
+ Xác định số điểm cho từng loại hình câu hỏi (trắc nghiệm khách quan và tự luận), tỷ
lệ thích hợp: 30- 40% trắc nghiệm khách quan, 60- 70% là tự luận.
+ Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức: Mức độ nhận thức trung bình sẽ có tỷ
lệ điểm lớn hơn hoặc bằng mức độ nhận thức cao để đảm bảo kết quả gần với "phân phối
chuẩn" (Nghĩa là: Số học sinh có điểm ở mức trung bình luôn lớn hơn hoặc bằng so với các
mức điểm cao).
+ Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô trong ma trận: Căn cứ vào số điểm đã xác định
mà quyết định số câu hỏi tương ứng.
*Bước 2: Thiết kế câu hỏi theo ma trận:
- Căn cứ vào mục tiêu và ma trận đã lập đưa nội dung kiến thức và mức độ nhận thức
cần đánh giá ở học sinh để đưa ra nội dung câu hỏi và toàn bộ đề kiểm tra.
THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HOÁ HỌC 8
A- Trắc nghiệm (4đ): Chọn đáp án đúng rồi ghi vào bài làm:
Câu 1: Hai chất khí chủ yếu có trong thành phần không khí là:
A- N
2
, CO
2
B- CO
2

, CO C- CO
2
, O
2
D- O
2
, N
2
Câu 2: Cặp chất nào được dùng là nguyên liệu điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm:
A- CaCO
3
, KClO
3
B- KClO
3
, KMnO
4
C- K
2
SO
4
, KMnO
4
D- HgO, CuSO
4
Câu 3: Muốn chuyển khí Oxi từ bình A sang bình B em chọn cách nào?
(I) A (II) B (III) A B
B A
Câu 4: Dãy nào gồm những chất toàn là Oxit:
A- Fe

2
(SO
4
)
3
, Fe
2
O
3
, CaO, SO
2
B- HgO, N
2
O, CaCO
3
, NaOH
C- Fe
3
O
4
, SO
2
, CO
2
, CuO D- Ca(OH)
2
, MgO, P
2
O
5

, K
2
CO
3
b) Số gam chất còn dư sau phản ứng:

×