BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÙI THỊ THU HIỀN
THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM LỢI VÀ
MỐI LIÊN QUAN VỚI KIẾN THỨC, THÁI
ĐỘ, HÀNH VI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG
CỦA HỌC SINH THCS TẠI HẢI PHÒNG
NĂM 2019 – 2020
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÙI THỊ THU HIỀN
THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM LỢI VÀ
MỐI LIÊN QUAN VỚI KIẾN THỨC, THÁI
ĐỘ, HÀNH VI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG
CỦA HỌC SINH THCS TẠI HẢI PHÒNG
NĂM 2019 – 2020
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số
: 60720601
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ LONG NGHĨA
HÀ NỘI - 2019
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS
THCS
THPT
TH
NC
NHĐ
VSRM
CSRM
MBR
KAP
RHM
GI
DI-S
CI-S
OHI-S
OR
CPITN
SBI
WHO
ICD 11
: Học sinh
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Tiểu học
: Nghiên cứu
: Nha học đường
: Vệ sinh răng miệng
: Chăm sóc răng miệng
: Mảng bám răng
: Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, Practice)
: Răng hàm mặt
: Chỉ số lợi (Gingival Index)
: Chỉ số cặn răng đơn giản (Debris Index Simple)
: Chỉ số cao răng đơn giản (Calculus Index Simple)
: Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (Oral Hygiene Index Simple)
: Tỉ suất chênh (Odds Ratio)
: Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng (Community
Periodental Index of Treatment needs)
: Chỉ số chảy máu rãnh lợi (Sulcus Bleeding Index)
: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
: Phân loại bệnh quốc tế (International Classification of diseases 11)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.2. Xếp loại chỉ số OHI-S
Bảng 2.3. Chỉ số DI-S
Bảng 2.4. Chỉ số CI-S
Bảng 2.5. Xếp loại chỉ số DI-S
5
Bảng 2.6. Xếp loại chỉ số CI-S
Bảng 2.7. Chỉ số GI
Bảng 2.8. Xếp loại chỉ số GI
Bảng 2.9. Xếp loại KAP
Bảng 3.1. Phân bố học sinh theo tuổi và giới
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ học sinh viêm lợi theo tuổi
Bảng 3.3. Phân bố tỉ lệ học sinh viêm lợi theo địa điểm
Bảng 3.4. Mức độ viêm lợi ở nhóm học sinh theo tuổi
Bảng 3.5. Mức độ viêm lợi ở nhóm học sinh theo giới
Bảng 3.6. Mức độ viêm lợi ở nhóm học sinh theo địa điểm
Bảng 3.7. Thực trạng cặn răng ở học sinh nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.8. Thực trạng cặn răng ở học sinh nam và nữ
Bảng 3.9. Thực trạng cặn răng ở học sinh nghiên cứu theo địa điểm
Bảng 3.10. Thực trạng cao răng ở học sinh nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.11. Thực trạng cao răng bám ở học sinh nam và nữ
Bảng 3.12. Thực trạng cao răng ở học sinh nghiên cứu theo địa điểm
Bảng 3.13. Chỉ số OHI-S ở học sinh nam và nữ
Bảng 3.14. Chỉ số OHI-S ở học sinh nghiên cứu theo địa điểm
Bảng 3.15. Chỉ số OHI-S của học sinh nghiên cứu theo tuối
Bảng 3.16. Kiến thức của học sinh về CSRM
Bảng 3.17. Kiến thức về CSRM của học sinh nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.18. Kiến thức về CSRM của học sinh nghiên cứu theo giới
Bảng 3.19. Kiến thức về CSRM của học sinh nghiên cứu theo địa điểm
Bảng 3.20. Thái độ của học sinh về chăm sóc răng miệng
Bảng 3.21. Thái độ về CSRM của học sinh nghiên cứu theo tuổi
6
Bảng 3.22. Thái độ về CSRM của học sinh nghiên cứu theo giới
Bảng 3.23. Thái độ về CSRM của học sinh nghiên cứu theo địa điểm
Bảng 3.24. Thực hành CSRM của học sinh
Bảng 3.25. Thực hành CSRM của học sinh nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.26. Thực hành CSRM của học sinh nghiên cứu theo giới
Bảng 3.27. Thực hành CSRM của học sinh nghiên cứu theo địa điểm
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức CSRM và viêm lợi của HS
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thái độ CSRM và viêm lợi của HS
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa hành vi CSRM và viêm lợi của HS
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố HS theo địa điểm
Biểu đồ 3.2. Thực trạng viêm lợi theo giới của học sinh
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm lợi là một bệnh rất phổ biến trong dân số. Theo số liệu tổng kết được
báo cáo trên thế giới, tỉ lệ mắc viêm lợi chiếm 50% đến trên 90% dân số. Ở Hoa
Kỳ, tỉ lệ viêm lợi ở trẻ nhỏ bắt đầu bằng 9 đến 17% nhưng tăng nhanh trong lứa
tuổi dậy thì, lên đến 70 đến 90%. Ở Việt Nam, viêm lợi không những là bệnh nha
chu phổ biến nhất mà còn là một trong hai bệnh răng miệng thường gặp nhất.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 3 năm 2017, có đến 85
- 90% trẻ em có viêm lợi, tình trạng cao răng ở người trung niên và cao tuổi rất
nghiêm trọng, có nơi 90% thậm chí là 100%. Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia có
tỉ lệ bệnh nha chu cao nhất vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Phòng bệnh viêm lợi là quá trình tương đối đơn giản, không phức tạp,
không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật chuyên môn
cao, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học. Do đó
phòng bệnh sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được
WHO khuyến cáo triển khai. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe HS là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng [1].
Chương trình chăm sóc răng miệng (CSRM) tại trường học đã được quan tâm và
thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay.
Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác NHĐ thì tỷ lệ
bệnh răng miệng sẽ giảm. Việc đẩy mạnh công tác cung cấp kiến thức và đánh
giá, kiểm tra thái độ, hành vi CSRM là thiết thực cho sức khoẻ học sinh và hữu
ích cho việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm gánh nặng cho ngành Y tế và
giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng [5], [6]. Tuy
10
nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tác NHĐ có khác nhau ở từng địa
phương, từng thời gian, một phần nguyên nhân là do kiến thức, thái độ, thực
hành chăm sóc răng miệng của học sinh khác nhau ở từng lứa tuổi, từng nơi.
Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là thành phố cảng
quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng
thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và
công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Với lợi thế là một thành phố trực thuộc
trung ương, Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Đến năm
2020, toàn thành phố có 186 trường THCS, 12 trường TH&THCS; 01 trường
THCS&THPT, 02 trường đa cấp (TH+THCS+THPT). Các trường của Hải
Phòng đều có cơ sở vật chất rất tốt và toàn diện. Chương trình chăm sóc răng
miệng (CSRM) tại các trường học cũng được quan tâm. Tuy nhiên, đến thời
điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả của công tác NHĐ tại
các trường học ở Hải Phòng nói chung, đặc biệt là ở các trường THCS nói riêng.
Với mong muốn đóng góp một phần số liệu để xây dựng bức tranh chung về
thực trạng bệnh viêm lợi cũng như mối liên quan với kiến thức, thái độ, hành vi
CSRM của học sinh THCS tại Hải Phòng, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
đề tài “Thực trạng bệnh viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành
vi chăm sóc răng miệng của học sinh THCS tại Hải Phòng năm 2019-2020” với
hai mục tiêu sau:
1.
Mô tả thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh THCS tại Hải Phòng năm
2.
2019-2020.
Kiến thức, thái độ, hành vi CSRM và mối liên quan với tình trạng viêm lợi
của nhóm học sinh trên.
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh viêm lợi
1.1.1. Khái niệm
Theo Phân loại bệnh quốc tế 11 (International Classification of diseases 11
– ICD 11) của Tổ chức y tế thế giới (WHO), viêm lợi được định nghĩa là bệnh
viêm ở lợi không có kèm theo mất tổ chức liên kết [7].
Trong một số tài liệu, viêm lợi không xét trong sự có mặt của mất tổ chức
liên kết. Viêm lợi có thể hiện diện độc lập hoặc đi kèm với viêm nha chu (có
viêm và mất tổ chức quanh răng).
Phân loại bệnh lợi mới nhất năm 2018 của ICD 11 [7], các bệnh lợi bao
gồm:
-
-
Viêm lợi cấp tính
Viêm lợi dị ứng
Viêm lợi mạn tính
Viêm lợi tăng tiết nhày
Viêm lợi do mọc răng
Viêm lợi bong tróc
+ Viêm lợi bong tróc thứ phát
+ Viêm lợi bong tróc vô căn hoặc do nguyên nhân không đặc hiệu
Viêm lợi teo ở người già
Các bệnh lợi liên quan đến MBR
Áp xe lợi cấp tính
Các bệnh lợi không liên quan đến MBR
Biến dạng mắc phải hoặc phát triển hoặc các tình trạng lợi
+ Khuyết hổng lợi
+ Túi quanh răng
12
+ Parulis
+ Viêm quanh thân răng
1.1.2. Đặc điểm của mô lợi khỏe mạnh
Để hiểu những thay đổi bệnh lý xảy ra trong quá trình bệnh, trước tiên phải
hiểu về giải phẫu bình thường, mô học và đặc điểm hình thái trên lâm sàng của
lợi. Lợi có chức năng bao phủ xương ổ răng và bao quanh răng. Ngoài ra, lợi là
mô nha chu duy nhất có thể nhìn thấy trên lâm sàng.
Lợi là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng, được giới hạn ở phía cổ răng bởi
bờ lợi và phía cuống răng bởi niêm mạc miệng. Ở phía ngoài của cả 2 hàm và
phía trong của hàm dưới, lợi liên tục với niêm mạc miệng bởi vùng tiếp nối niêm
mạc di động – lợi dính, ở phía khẩu cái lợi liên tục với niêm mạc khẩu cái cứng.
Dựa vào sự liên kết của lợi vào phần xương ổ răng và răng có thể phân chia
lợi thành 2 phần: lợi tự do và lợi dính
-
Lợi tự do: là phần lợi không dính vào răng hay xương ổ răng, ôm sát cổ
răng và cùng với cổ răng tạo nên một khe sâu khoảng 0,5-3mm gọi là
rãnh lợi.
Lợi tự do gồm 2 phần: nhú lợi và lợi viền
+ Nhú lợi: là phần lợi ở kẽ răng, che kín kẽ, có 1 nhú ở ngoài và 1 nhú ở
trong, giữa 2 nhú là 1 vùng lõm.
+ Lợi viền: không dính vào răng mà ôm sát cổ răng, cao 0,5-3mm. Mặt
-
trong lợi viền là thành ngoài của rãnh lợi.
Lợi tự do tiếp nối với vùng lợi dính tại lõm dưới lợi tự do
Lợi dính: là vùng lợi bám dính vào chân răng ở trên và mặt ngoài xương
ổ răng ở dưới
+ Mặt ngoài lợi dính và lợi tự do đều được phủ bởi lớp biểu mô sừng hóa
+ Mặt trong lợi dính có 2 phần: phần bám vào chân răng khoảng 1,5mm
gọi là vùng bám dính và phần bám vào mặt ngoài xương ổ răng.
13
Giải phẫu mô lợi bình thường được minh họa trong hình sau:
Hình 1.1. Giải phẫu mô quanh răng
Đo chính xác độ sâu rãnh lợi tính theo milimet bằng cách sử dụng một dụng
cụ gọi là sonde nha chu. Chiều sâu thăm khám trên 3,5 mm chứng tỏ có viêm
nha chu.
Về mô học, biểu mô phủ bề mặt vùng lợi dính và mặt ngoài lợi viền là biểu
mô lát tầng sừng hóa, từ sâu ra nông gồm 4 lớp tế bào: lớp tế bào đáy, lớp tế bào
gai, lớp tế bào hạt, lớp tế bào sừng hóa. Lớp tế bào đáy có nhiều lồi hẹp ăn sâu
xuống lớp đệm ở dưới. Biểu mô phủ mặt trong lợi viền (hay biểu mô phủ khe
lợi) là biểu mô không sừng hóa. Biểu mô kết nối (biểu mô bám dính) là biểu mô
14
ở đáy khe lợi, không nhìn thấy được từ bên ngoài do bị lợi viền che phủ, bám
dính vào răng tạo thành một vòng quanh cổ răng. Biểu mô kết nối không bị sừng
hóa, không có những lõm ăn sâu vào mô liên kết ở dưới như biểu mô phủ.
Các mô liên kết ở lợi bao gồm tế bào liên kết và các sợi liên kết. Các tế bào
liên kết bao gồm phần lớn là nguyên bào sợi, có dạng hình thoi hoặc hình sao.
Các sợi liên kết chủ yếu là sợi keo, ít sợi chun, mạng lưới sợi collagen dày đặc.
Sợi collagen có chức năng cung cấp sự vững chắc cho lợi và gắn lợi vào xi măng
và xương ổ răng bên dưới. Các mô liên kết của lợi cũng rất giàu mạch máu,
mạch bạch huyết, dây thần kinh và nhiều tế bào đặc hiệu cho viêm và giãn mạch.
Mô lợi khỏe mạnh có màu sắc khá thay đổi, đa phần là màu hồng san hô
hoặc tối hơn một chút nhưng vẫn nằm trong dải màu hồng, màu sắc này khác
nhau theo từng chủng tộc. Về hình thái, mô lợi khỏe mạnh có những chấm lõm
như hình vỏ cam, không có biểu hiện sưng nề hay viêm. Lợi khỏe mạnh bao
quanh vừa sát với cổ răng với đường viền lợi sắc nét, mỏng như lưỡi dao và có
đỉnh nhọn như kim tự tháp giữa các răng. Lợi khỏe mạnh có mật độ khá chắc và
không bao giờ có chảy máu tự nhiên (Hình 2).
Hình 1.2. Mô lợi khỏe mạnh.
15
1.1.3. Đặc điểm của mô lợi viêm
Mô lợi viêm luôn có sự thay đổi về hình thái và màu sắc. Lợi viêm sưng nề,
căng bóng, mất đặc điểm chấm lõm vỏ cam, thường có màu đỏ. Tùy theo mức
độ, lợi viêm chảy máu tự nhiên hoặc khi gặp kích thích nhẹ như chải răng bằng
bàn chải mềm hay ăn nhai. Tùy phân loại, lợi viêm có thể có những tổn thương
nhìn thấy trên bề mặt như lỗ rò mủ, tổn thương bong tróc, vết loét trợt. Không có
túi lợi bệnh lý (không có sự di chuyển của biểu mô bám dính, không có tiêu
xương ổ răng).
Về triệu chứng cơ năng, bệnh nhân có thể thấy đau, ngứa, rát ở lợi, cảm
thấy hơi thở hôi. Toàn thân thường không có biểu hiện gì. Trong các đợt viêm lợi
cấp có thể nổi hạch lân cận, nhưng hiếm khi có sốt (Hình 3).
Hình 1.3. Mô lợi viêm.
1.1.4. Nguyên nhân, sinh bệnh học của viêm lợi
1.1.4.1. Nguyên nhân
Viêm lợi có thể có nguyên nhân tại chỗ như liên quan đến răng, vi khuẩn có
trong mảng bám cao răng hoặc các bệnh khác trong miệng. Nhóm vi khuẩn
thường kết hợp với viêm lợi là xoắn khuẩn Actinomyces (Gram dương, hình sợi)
16
và Eikenella (Gram âm, hình que) [9], [10]. Nguyên nhân toàn thân bao gồm dị
ứng, bệnh miễn dịch, suy dinh dưỡng….
1.1.4.2. Bệnh sinh [11]
- Các vi khuẩn xâm nhập vùng quanh răng tác động gây bệnh có thể bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp:
+ Tác động trực tiếp: Do vi khuẩn hoạt động và sản sinh ra các men
như hyaluronidaza gây phá huỷ tổ chức biểu mô của lợi, Collagennaza phá
huỷ tổ chức đệm... Ngoài các men vi khuẩn còn tiết ra các nội độc tố và
những sản phẩm đào thải, chuyển hoá trung gian như NH3, Urê,
hydrosunfua...
+ Tác động gián tiếp: Do tính chất kháng nguyên của vi khuẩn chúng
khuyếch tán qua biểu mô và khởi động những phản ứng miễn dịch tại chỗ
cũng như toàn thân.
1.1.5. Các yếu tố liên quan tới bệnh viêm lợi [12]
1.1.5.1. Tuổi, giới
- Tuổi:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm người lớn tuổi bị bệnh quanh răng
nhiều hơn và nặng hơn so với nhóm tuổi trẻ [13], [14]. Một số nghiên cứu cũng
cho biết người lớn tuổi có nhiều mảng bám răng hơn và bị viêm lợi nặng hơn
nhóm tuổi trẻ. Một số nghiên cứu khác lại kết luận rằng sở dĩ người cao tuổi mắc
bệnh quanh răng nặng hơn những người trẻ tuổi là do quá trình phá hủy tổ chức
quanh răng tích tụ theo thời gian của đời người và nếu yếu tố VSRM được quan
tâm đúng mức thì tuổi tác không còn là yếu tố nguy cơ đáng ngại đối với bệnh
quanh răng [13].
- Giới tính:
17
Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy nam giới mắc bệnh quanh răng nhiều
hơn nữ giới trong cùng độ tuổi so sánh. Theo báo cáo của trung tâm quốc gia về
thống kê sức khỏe Mỹ thì sở dĩ có sự khác biệt trên là do nam giới quan tâm đến
VSRM ít hơn và không thường xuyên tới nha sỹ khám hơn so với nữ giới. Tuy
nhiên, cũng trong một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu trên, khi đã điều chỉnh về
tình trạng VSRM, điều kiện kinh tế xã hội, tuổi tác và số lần khám nha sỹ, người
ta thấy rằng nam giới vẫn có tình trạng quanh răng nặng hơn nữ giới.
1.1.5.2. Cơ địa
- Yếu tố tại chỗ
+ Hệ vi khuẩn quanh răng: Có hơn 400 chủng vi khuẩn khác nhau
được tìm thấy trong dịch miệng ở người, tuy nhiên chỉ có số ít trong đó
đóng vai trò là tác nhân gây bệnh, làm phát sinh và phát triển bệnh quanh
răng.
+ Mảng bám răng và cao răng
- Yếu tố di truyền
Trong Y học hiện đại, người ta đã chú ý ảnh hưởng của di truyền tới tình
trạng bệnh quanh răng. Các tác giả cũng phát hiện ảnh hưởng của di truyền đối
với viêm lợi, độ sâu thăm dò túi lợi, mất bám dính quanh răng và MBR.
1.1.5.3. Thói quen có hại
- Chế độ ăn uống mất cân đối
Chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu hụt các vitamin và chất khoáng, đặc
biệt là canxi và vitamin C sẽ là một yếu tố nguy cơ cho bệnh quanh răng.
- Hút thuốc lá
18
Ngoài tác động xấu gây các bệnh lý ở hệ hô hấp và tuần hoàn, người ta
cũng biết đến các tác động bất lợi của hút thuốc lá tới sức khỏe quanh răng. Các
nghiên cứu đều có chung kết luận hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao cho
bệnh quanh răng sau khi đã điều chỉnh về tuổi tác, VSRM và tình trạng kinh tế
xã hội [93].
1.1.5.4. Xã hội
- Điều kiện kinh tế
Theo báo cáo tổng kết thì bệnh viêm lợi ở châu Á, châu Phi cao hơn hẳn ở
châu Âu, châu Úc và nước Mỹ. Người ta cũng cho rằng ở những nơi có đời sống
vật chất và văn hóa cao thì ý thức chăm sóc răng miệng tốt hơn, dự phòng bệnh
RM được chú trọng hơn, nên bệnh viêm lợi cũng vì thế mà giảm đi.
- Stress và các rối loạn tâm thần:
Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã chứng minh
stress và các rối loạn tâm thần có tác động bất lợi đến sức khỏe quanh răng. Gần
đây ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy stress và rối loạn tâm thần là những
nguy cơ thật sự cho bệnh quanh răng [15], [16].
1.1.5.5. Bệnh toàn thân khác
Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh một số bệnh toàn thân có
ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển bệnh quanh răng: Bệnh đái tháo đường,
hội chứng Down, hội chứng HIV/AIDS.
1.1.6 Thực trạng bệnh viêm lợi
1.1.6.1. Thực trạng bệnh viêm lợi trên thế giới [19]
Theo nghiên cứu của các tác giả ở các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu
Á đều cho thấy tỷ lệ trẻ em bị bệnh sâu răng và viêm quanh răng cao ở mức trên
90%. Trẻ em bệnh quanh răng có tỷ lệ mắc cao, có nhiều nơi trên 90% trẻ em
19
mắc bệnh này. Tuy nhiên bệnh quanh răng ở trẻ em thường được biểu hiện là
viêm lợi, tỷ lệ viêm lợi khác nhau theo tuổi.
Bệnh viêm quanh răng liên quan đến tuổi ở thời kỳ răng sữa. Năm 1983
Spencer nghiên cứu 128 trẻ em Úc 5 - 6 tuổi thấy mức độ viêm lợi nhẹ quanh
răng sữa, ít viêm lợi nặng và thấy ít liên quan đến vệ sinh răng miệng.
Theo WHO, năm 1978 bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dưới 12 tuổi
và 100% trẻ em 14 tuổi bị viêm lợi mãn. Từ năm 1981-1983 chỉ số CPITN ở
tuổi 15 dao động từ 3,0 - 4,0.
Năm 1999 theo Enrique Bimstein tỷ lệ viêm lợi chung cao nhất ở khoảng
9-14 tuổi, trùng với lứa tuổi dậy thì và trước dậy thì.
Addy đã nghiên cứu trẻ em 11-12 tuổi ở Anh thấy có mối liên hệ rõ giữa
chỉ số mảng bám với chỉ số lợi, đồng thời thấy toàn bộ số trẻ em được khám có
viêm lợi và một vài chỗ chảy máu lợi khi thăm khám. Ở Đức năm 1992 tỷ lệ
viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 88,3%.
1.1.6.2.
Thực trạng bệnh viêm lợi ở Việt Nam
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa ra
nhận xét bệnh quanh răng là bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc cao [20], [21], [22].
Theo điều tra năm 1990: trẻ em 12 tuổi ở miền Nam có 6,3% chảy máu lợi,
91,5% có cao răng, 98,33% trẻ em 12 tuổi toàn quốc bị viêm lợi [21].
Từ năm 1991 đến năm 1998 có nhiều tác giả thông báo tình hình bệnh
quanh răng ở lứa tuổi học sinh ở một số tỉnh như Yên Bái, Hải Hưng, Hà Nội,
Nam Định, Đà Nẵng, Thái Bình… trong đó CPITN 1 giao động từ 4,8% đến
40,4%; CPITN 2 từ 10,5% đến 89,2% [23], [24], [22]. Theo Trần Văn Trường,
năm 2001 Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu và thống
20
kê sức khoẻ răng miệng Australia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt
Nam trong 3 năm từ 1999 đến 2001 thu được kết quả sau [25]:
Trẻ 6 – 8 tuổi
Trẻ 9 – 11 tuổi
Trẻ 12 – 14 tuổi
Tỷ lệ trẻ có cao răng
42,7%
69,2%
71,4%
Tỷ lệ trẻ có chảy máu lợi
25,5%
56,8%
78,4%
Qua đó thấy rằng bệnh răng miệng còn rất phổ biến, mặc dù nhờ có chương
trình nha học đường, tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh đã giảm. Nhưng nhìn
chung còn cao, ở mức báo động, đòi hỏi có những giải pháp phòng bệnh và điều
trị hữu hiệu và tăng cường chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em học đường
là vô cùng cấp bách.
1.1.7. Vai trò của CSRM với bệnh lợi
Nền tảng cho răng vĩnh viễn khỏe mạnh ở trẻ em và thanh thiếu niên được
đặt trong những năm đầu đời. Chế độ ăn uống kém, và thói quen đánh răng
không đầy đủ trong 2 năm đầu đời đã được thể hiện trong một số nghiên cứu liên
quan đến sâu răng ở trẻ em.
1.1.7.1. Các biện pháp dự phòng viêm lợi
Mục đích của việc dự phòng bệnh viêm lợi là bảo vệ răng cho từng người
hoặc cho nhiều người trong cộng đồng để răng tồn tại suốt đời càng nhiều răng
càng tốt. Chúng ta biết, nguyên nhân của bệnh viêm lợi là mảng bám vi khuẩn,
mảng bám gây ra viêm lợi và từ đó mới phát triển thành nhiều hình thức bệnh
quanh răng khác. Loại bỏ mảng bám để điều trị viêm lợi hay để phòng ngừa
viêm lợi phải là mục tiêu chính của mọi biện pháp dự phòng.
Ở Việt Nam, mục tiêu từ năm 2000 cho đến nay giảm tỷ lệ trẻ em bị viêm
lợi xuống còn 50% [26], [27]. Tại các nước trên thế giới và trong khu vực, song
21
song với việc dự phòng viêm lợi người ta còn đang quan tâm đến việc nghiên
cứu về hiệu quả của nó và có nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố
[28], [29], [30].
a. Các biện pháp cơ học:
Chải răng, làm sạch kẽ răng, phương pháp phun tưới
b. Biện pháp hoá học
Dùng nước súc miệng có tác dụng làm sạch miệng khỏi các mảnh vụn thức
ăn. Ngoài ra nước súc miệng có tác dụng phòng ngừa và giảm tích tụ MBR, có
fluor nên làm giảm sâu răng....
c. Khắc phục và sửa chữa các sai sót: Vị trí răng, về điểm tiếp giáp, sửa chữa các
phục hồi răng sai quy cách.
d. Chế độ dinh dưỡng
e. Tuyên truyền phòng bệnh.
1.1.7.2. Các nghiên cứu can thiệp về dự phòng sâu răng viêm lợi
- Dương Thị Truyền (2005), Nghiên cứu hiệu quả một số biên pháp chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho HS tại An Giang. Nội dung can thiệp: (1) Giáo dục nha khoa,
hướng dẫn chải răng, (2) súc miệng fluor 0,2% tại trường mỗi tuần một lần, (3)
khám điều trị sớm, trám bít hố rãnh. Kết quả: Giảm sâu răng, viêm lợi, cải thiện
tình trạng VSRM, KAP của HS về bệnh răng miệng có hiệu quả rõ rệt [31].
- Lê Thị Thanh (2006), Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong
việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn. Nội dung can thiệp: (1) Chú trọng nội dung giáo dục nha khoa, hướng
dẫn chải răng, (2) súc miệng fluor 0,2% tại trường mỗi tuần một lần. Kết quả:
Chỉ số về KAP và thực hành CSRM của học sinh tăng rõ rệt sau 3 năm, viêm lợi,
sâu răng giảm [32].
22
- Đào Thị Dung (2007), Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình nha học đường
tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội. Can thiệp bằng cả 4 nội dung
của NHĐ (giáo dục nha khoa, súc miệng fluor tại trường, khám và điều trị sớm,
trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng), chú trọng nội dung điều trị sâu răng bằng
kỹ thuật ART (trám răng không sang chấn). Kết quả: giảm sâu răng 44,01%,
viêm lợi 58,6%, giảm biến chứng viêm tuỷ [33].
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng
1.2.1. Khái quát về thuật ngữ kiến thức, thái độ, thực hành [34], [35], [36]
Hành vi sức khoẻ, trong đó có hành vi chăm sóc răng miệng (CSRM) là một
trong nhiều khái niệm liên quan đến hành vi con người. Hành vi sức khoẻ có vai
trò rất quan trọng, tạo lập nên sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng.
Nghiên cứu về hành vi sức khoẻ là một phần quan trọng trong các nghiên cứu
hay hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Người ta cho rằng hành vi con người là
một phức hợp của nhiều hành động chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố di truyền,
môi trường, kinh tế- xã hội và chính trị.
Kiến thức (Knowledge), thái độ
(Attitude) và thực hành (Practice) nói chung là tập tính, thói quen, cách sống,
cách suy nghĩ, hành động của con người đối với môi trường bên ngoài, đối với
bệnh tật. Các yếu tố tạo nên hành vi thực hành của con người được tóm tắt như
sau:
Kiến thức
Thái độ
Thực hành
K (Knowledge)
A (Attitude)
P (Practice)
Sự hiểu biết phụ Tư duy, lập trường, Các hoạt động của
thuộc vào yếu tố quan điểm
con người
văn hóa, xã hội,
23
kinh tế
1.2.1.1. Kiến thức [35]
Kiến thức bao gồm những hiểu biết của con người, thường khác nhau (do khả
năng tiếp thu khác nhau) và thường bắt nguồn từ kinh nghiệm sống hoặc của
người khác truyền lại, kiến thức có được từ nhiều thông tin. Chọn lọc từ nhiều
thông tin để có kiến thức (hiểu biết) đúng đắn, khoa học về 1 sự vật, hiện
tượng... Hiểu biết nhiều khi không tương đồng với kiến thức mà chúng ta có thể
tiếp thu thông qua những thông tin mà thầy cô giáo, cha mẹ người thân, bạn bè,
sách báo cung cấp. Về kiến thức vệ sinh răng miệng của học sinh (HS) trung học
cơ sở tốt hơn và có sự khác biệt song song với kiến thức văn hoá so với HS tiểu
học.
1.2.1.2. Thái độ [35]
Thái độ, bao gồm tư duy, lập trường quan điểm của đối tượng về một kiến thức
(hiểu biết) nào đó. Ở lứa tuổi HS trung học cơ sở, các em sẽ có quan điểm rõ
ràng, đúng đắn nếu được tiếp thu những kiến thức cơ bản nhờ phương pháp dạy
khoa học của thầy cô, sự mẫu mực của cha mẹ, môi trường sống và học tập lành
mạnh, thì từ đó các em sẽ có thái độ đúng đắn. Trong vấn đề SKRM, các em chịu
tác động rất lớn từ môi trường giáo dục của nhà trường, sách báo, truyền hình...
Đôi khi các em lại có vai trò tác động tích cực ngược lại đến gia đinh, bạn bè
người thân.
1.2.1.3. Thực hành [37]
Về thực hành, xuất phát từ hiểu biết, có kiến thức và thái độ sẽ dẫn đến thực
hành của đối tượng. Kiến thức và thái độ đúng sẽ có thực hành đúng và ngược
lại. Ở lứa tuổi HS, các em thực hành về chăm sóc răng miệng còn chưa tốt. Nói
24
chung các em vẫn còn chịu ảnh hưởng từ sự định hướng của nhà trường và gia
đình. Tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành về CSRM của HS trung học cơ
sở là việc làm cần thiết, đặc biệt là đánh giá mối liên quan với bệnh sâu răng,
viêm lợi nó giúp chúng ta tìm ra được những biện pháp can thiệp đúng đắn, thích
hợp. Như vậy xuất phát từ những hiểu biết, có kiến thức, thái độ sẽ dẫn đến thực
hành của các em. Thái độ là biểu hiện sự bằng lòng hoặc phản đối một vấn đề
nào đó. Kiến thức và thái độ ở mức độ nào thì thực hành sẽ ở mức độ ấy [38],
[39]. Yếu tố thực hành còn nói đến kỹ năng, là biểu lộ khả năng con người thực
hiện hoặc xử lý tốt một việc gì nhờ vào khả năng bẩm sinh được đào tạo và phát
triển trong thực hành. Kỹ năng và kiến thức quan hệ chặt chẽ, kỹ năng là khả
năng vận dụng kiến thức vào thực hành [38], [40].
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tình trạng lợi của học sinh THCS
-
Theo nghiên cứu của Tạ Quốc Đại (2012) trên nhóm học sinh 12 tuổi tại Hà
Nội: Tỷ lệ viêm lợi (CPITN=1;2) ở nhóm HS 12 tuổi chung của 2 huyện là
40,0%. Tỷ lệ này ở HS huyện Quốc Oai (42,2%) cao hơn huyện Gia Lâm
(37,9%). tỷ lệ chỉ số CPITN ở 2 nhóm HS, nam 15,0%, nữ 15,7%
-
(CPITN=1) và nam 26,1%, nữ 23,4% (CPITN=2). [2]
Theo kết quả điều tra bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ nhất (1990) tỷ lệ
HS viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 95%, trong đó Hà Nội là 84%, TP Hồ Chí Minh
-
100%, Cao Bằng 88%, Hải Hưng 100%. [45]
Theo nghiên cứu của Quách Huy Chức (2012-2013) trên nhóm học sinh
THCS Bát Tràng: 45,4% HS nam bị viêm lợi, trong khi đó tỷ lệ viêm lợi ở
-
HS nữ là 37,7%. [3]
Đỗ Quốc Tiệp và các tác giả nghiên cứu trên nhóm HS THCS tại TP Đồng
Hới, Quảng Bình năm 2014 báo cáo kết quả như sau: Tỷ lệ viêm lợi chung
của các nhóm tuổi không cao chiếm 12,4%. Trong đó, cao nhất là nhóm 13
25
tuổi với 18,3%, tiếp đó là nhóm 14 tuổi với 14,9%, hai nhóm 11 và 12 tuổi có
tỷ lệ viêm lợi tương đương nhau với 9,3% và 8,7%. Tỷ lệ viêm lợi ở học sinh
nữ chiếm 16,5% cao hơn gấp 2 lần học sinh nam (7,6%). Sự khác biệt giữa
-
hai tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. [4]
Theo nghiên cứu của Nông Tuấn Anh (2015) trên trẻ 12 tuổi trường
THCS Nguyễn Du-Thành phố Thái Nguyên, kết quả cho thấy: Trong tổng số
218 học sinh nghiên cứu: Giá trị trung bình GI của nữ là 1,20, của nam là
1,19. Có 13,8% trẻ không bị viêm lợi; 86,2% trẻ mắc bệnh viêm lợi ở các
mức độ khác nhau. Lợi viêm độ 1 có tỷ lệ cao nhất ở tất cả các vùng lục phân
(từ 48,1% đến 66,7%). Lợi viêm trung bình và nặng từ 6% đến 14,8%. Vùng
-
răng trước hàm trên có tỷ lệ lợi lành mạnh cao nhất 45,4%. [46]
Trịnh Đình Hải đã nghiên cứu ở học sinh THCS ở Hải Dương, kết quả thu
được tỷ lệ viêm lợi chung là 46,84%. Jurate Pauraite (2003) nghiên cứu ở
học sinh lứa tuổi 12-14 thấy 46,7% bị viêm lợi. Sudha P và cộng sự (2005)
nghiên cứu ở học sinh 11-13 tuổi ở Mangalore - Ấn Độ thấy 82,5% viêm lợi.
Cũng tỷ lệ này, theo kết quả điều tra bệnh răng miệng của Trung Quốc, học
sinh lứa tuổi 12 có tỷ lệ viêm lợi là 80,0% 12 tuổi ở nghiên cứu này là
62,7%, thấp hơn (CPI1: 38,0%, CPI2: 52,0%). [47]
1.2.3. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức, thái độ, thực
hành về CSRM của học sinh
-
Mahmoud K. Al-Omiri và CS nghiên cứu ở 557 học sinh độ tuổi trung bình
là 13,5 ở một trường học phía bắc Jordan, báo cáo cho thấy 83,1% HS có
dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để VSRM: 36,4% chải răng buổi
sáng; 52,6% chải răng buổi tối trước khi đi ngủ và 17,6% chải răng cả buổi
sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Có 66% HS đi khám răng miệng định kỳ,