Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Hệ thống các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người tày ở huyện tràng định, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––

HỨA THỊ LIỄU

HỆ THỐNG CÁC BÀI KHÓC THAN
TRONG NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––

HỨA THỊ LIỄU

HỆ THỐNG CÁC BÀI KHÓC THAN
TRONG NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. DƢƠNG THU HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cửu cùa tôi. Các số liệụ, kết
quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ trình
nào khác. Thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn này đều đã được cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2020.
Tác giả luận văn

Hứa Thị Liễu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam với đề tài:
“Hệ thống các bài khóc than trong tang ma người Tày ở huyện Tràng Đỉnh,
tỉnh Lạng Sơn” tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, hiệu quả của nhiều cơ
quan, tập thể và cá nhân. Đặc biệt, để hoàn thành tốt luận văn này tôi đã thường
xuyên nhận được sự khích lệ, động viên, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của người
hướng dẫn là PGS.TS. Dương Thu Hằng. Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi
tới các thầy cô giáo lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu
trường THPT Tràng Định; Tổ Ngữ Văn trường THPT Tràng Định - nơi tôi
công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập các chương trình

thạc sĩ khóa 2018 - 2020, cũng như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá
trình học tập và bảo vệ luận văn.
Cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn động viên, khuyến khích tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và với năng lực còn nhiều hạn chế nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2020.
Tác giả luận văn

Hứa Thị Liễu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ vi
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Phương phương pháp nghiên cứu..................................................................... 8
6. Đóng góp mới của luận văn.............................................................................. 9
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 10
NỘI DUNG ....................................................................................................... 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 11

1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, đời sống văn hóa xã hội huyện Tràng Định .... 11
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................... 11
1.1.2. Một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội .......................................... 13
1.2. Nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ........ 18
1.2.1. Một số khái niệm thuật ngữ ..................................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh
Lạng Sơn ............................................................................................................ 20
1.3. Khái quát chung về hệ thống các bài khóc than trong nghi lễ tang ma
của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.......................................... 23
1.3.1. Thực trạng mai một các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của
người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ................................................ 23
1.3.2. Văn bản các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người Tày ở
huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ..................................................................... 27

iii


Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
Chƣơng 2: CÁC BÀI KHÓC THAN TRONG NGHI LỄ TANG MA
CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN TRÀNG ĐỊNH NHÌN TỪ PHƢƠNG
DIỆN NỘI DUNG ............................................................................................ 31
2.1. Văn hóa tâm linh của người Tày trong các bài khóc than .......................... 31
2.1.1. Quan niệm về cõi sống, cõi chết.............................................................. 31
2.1.2. Quan niệm về cái chết ............................................................................. 35
2.2. Văn hóa ứng xử với người chết của các thành viên trong gia đình ............ 38
2.2.1. Tình cảm thủy chung sâu nặng giữa vợ chồng ........................................ 38
2.2.2. Tình cảm, lòng biết ơn của con trai, con dâu với cha mẹ........................ 43
2.2.3. Tình cảm, sự biết ơn của con rể đối với cha mẹ vợ................................. 45
2.2.4. Tình cảm, sự biết ơn của con gái dành cho cha mẹ ................................. 48
2.2.5. Ngợi ca tình cảm gắn bó, khăng khít của hai bên thông gia ................... 55

2.3. Văn hóa ứng xử với cộng đồng của người Tày qua các bài khóc than
trong tang ma ..................................................................................................... 59
2.3.1. Ứng xử với thầy cúng .............................................................................. 59
2.3.2. Ứng xử với bạn bè, hàng xóm láng giềng ............................................... 61
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 65
Chƣơng 3: CÁC BÀI KHÓC THAN TRONG NGHI LỄ TANG MA
CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN TRÀNG ĐỊNH NHÌN TỪ PHƢƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT ..................................................................................... 66
3.1. Kết cấu ........................................................................................................ 66
3.1.1. Mở - kết bằng lời than khóc .................................................................... 66
3.1.2. Kết cấu trùng điệp.................................................................................... 70
3.2. Hệ thống các từ vựng đặc trưng ................................................................. 77
3.2.1. Các từ ngữ chỉ quan hệ trong gia đình .................................................... 77
3.2.2. Các từ, ngữ chỉ cái chết trong các bài khóc than. .................................... 79
3.2.3. Các từ ngữ chỉ thời gian, không gian ...................................................... 80

iv


3.3. Giọng điệu .................................................................................................. 84
3.3.1. Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi ................................................................. 84
3.3.2. Giọng điệu ân cần, yêu thương ................................................................ 87
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 90
KẾT LUẬN....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95
PHỤ LỤC

v



DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Stt

Trang

Bảng 3.1. Thống kê cách Mở - kết trong hệ thống các bài khóc
1

75

than trong nghi lễ tang ma

2

Bảng 3.2.1. Các từ ngữ chỉ quan hệ trong gia đình

87

3

Bảng 3.2.2. Các từ ngữ chỉ cái chết trong các khóc than

88

4

Bảng 3.2.3a. Các từ ngữ chỉ thời gian trong các bài khóc than


90

5

Bảng 3.2.3b. Các từ ngữ chỉ không gian trong các bài khóc than

92

Bảng 3.3. 1 Những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh
6

trong các bài

96

7

Bảng 3.3.2. Hệ thống các thán từ trong các bài khóc than.

97

vi


MỞ ĐẦU1
1. Lý do chọn đề tài
Theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Tày ở Việt Nam có 1.626.392
người2. Trong đó, người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hiện là
26.257 người chiếm 44,9% tổng số dân toàn huyện3. Nhiều cứ liệu lịch sử cho

thấy, người Tày ở đây đã cư trú và sinh sống từ lâu đời. Với dân số đông, trải
qua thời gian giao lưu và cộng cư, văn hóa của người Tày có sức ảnh hưởng lớn
đối với các tộc người khác trong huyện như Kinh, Nùng, Dao nơi đây.
Là dân tộc tại chỗ, người Tày ở huyện Tràng Định có nhiều nét sắc thái
văn hóa về văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, khá riêng biệt. Tang ma của
người Tày biểu hiện sâu sắc đạo hiếu, đạo nghĩa của người sống dành cho người
chết, người sống với người sống. Thông qua tang ma, các quy tắc ứng xử gia
đình, cộng đồng được biểu hiện rõ nét, chi phối đời sống xã hội tộc người Tày
một cách lâu dài, bền bỉ, tạo nên sức cố kết bền chặt của cộng đồng.
Bên cạnh yếu tố tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo, tang ma của người Tày ở
huyện Tràng Định - Lạng Sơn, còn là nơi tập trung đậm nét nghệ thuật nguyên
hợp với sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật, như nghệ thuật biểu diễn
với các hình thức ca nhạc, múa; nghệ thuật trang trí qua tranh thờ, các câu đối,
đại tự của thầy cúng treo trên dàn cúng, các loại đồ mã với những gam màu rực
rỡ,…Trong đó, những bài văn cúng của thầy Tào, những bài khóc than của
người thân trong gia đình là một phần nghi lễ quan trọng không thể thiếu.
Các bài khóc than và bài tế trong tang ma từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức
của người dân tộc Tày ở huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Đó vừa là một hình
thức sinh hoạt nghi lễ vừa mang nét văn hóa tâm linh, vừa có ý nghĩa ngợi ca
giáo huấn con cháu mọi thế hệ biết giữ đạo hiếu làm người, nhất là văn hóa ứng
xử khi trong gia đình, làng bản có người mất. Tất cả những điều đó có giá trị
hết sức quan trọng cần thiết được nghiên cứu bằng các công trình nghiên cứu.

1

Luận văn là sản phẩm của đề tài nhà nước mã số: ĐTĐLXH-01/18
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (tr 134)
3
Thống kê của UBND huyện Tràng Định năm 2012
2


1


Hơn hai thập kỉ qua, Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa và hội nhập
quốc tế, văn hóa cổ truyền của người Tày nói chung và phong tục tang ma nói
riêng cũng đã có nhiều thay đổi. Là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở xã
Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, hơn nữa lại là một nhà giáo, tôi
rất băn khoăn trước tình trạng nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mình
đang bị mai một, pha tạp, không được coi trọng đúng mức; thế hệ tr ngày càng
ít người biết đến những giá trị văn hóa truyền thống - trong đó có các bài khóc
than trong nghi lễ tang ma.
Với mong muốn thể hiện tình yêu với dân tộc, với tiếng mẹ đ và nguyện
vọng tha thiết góp một phần sức lực trong việc tìm hiểu nhằm bảo tồn và phát
triển vốn văn hóa của dân tộc Tày, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Hệ thống các
bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các nghiên cứu về tang ma của người Tày
Nghi lễ tang ma là một phần quan trọng trong văn hóa của dân tộc Tày.
Vì vậy, nó đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà văn hóa trong quá
trình tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt
Nam nói chung và của dân tộc Tày nói riêng. Trong các công trình nghiên cứu
đó, phải kể đến các công trình sau:
Trước hết phải kể đến cuốn sách Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày, Nùng,
Thái ở Việt Nam của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [31]. Các tác giả đã nghiên
cứu khá sâu về đời sống văn hóa của hai dân tộc Tày - Nùng, trong đó có trình
bày về tôn giáo, tín ngưỡng, ý niệm về hồn, khoăn và cái chết, về sự tồn tại của
thế giới bên kia, những nghi lễ liên quan đến sản xuất,… nhưng các tác giả
cũng không có chuyên mục riêng về tang ma của dân tộc Tày.

Nghiên cứu của các tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thư Văn hóa Tày – Nùng
(1984), Nhà xuất bản Văn hóa - Hà Nội [32]. Đây thực sự là một công trình

2


nghiên cứu khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hoá của hai dân tộc Tày,
Nùng ở Việt Nam nói chung. Các vấn đề trong đời sống xã hội được đề cập khá
đa dạng, điểm đáng chú ý nhất của công trình này là nguồn tư liệu thực địa khá
phong phú, trong đó các tác giả đã khảo tả tương đối tỉ mỉ về tang ma với một
tiểu mục riêng biệt, miêu tả về 9 nghi lễ chính và 13 lễ nhỏ rất công phu. Tuy
nhiên nhiều đặc trưng văn hoá trong tang ma của từng dân tộc chưa được các
tác giả phân biệt rõ theo từng nhóm địa phương khác nhau.
Năm 1994, Hoàng Quyết và Tuấn Dũng đã sưu tầm và biên soạn cuốn
Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc (1994), Nhà xuất bản Văn hóa Dân
tộc [45]. Công trình này đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hoá tinh
thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc, với những phong tục tập quán về ăn, ở,
mặc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tang ma, cưới hỏi từ xa xưa của người Tày.
Song công trình cũng chỉ đề cập đến vấn đề một cách chung chung của vùng
Việt Bắc, trong khi nghi lễ tang của người Tày ở mỗi địa phương lại có nhiều
điểm khác biệt. Vì vậy, những nghiên cứu mang tính chất khái quát như Hoàng
Quyết và Tuấn Dũng cần thiết phải bổ sung các nguồn tư liệu thu thập từ điền
dã ở từng địa phương cụ thể.
Tiếp đến phải kể đến cuốn sách Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam do
tác giả Bế Viết Đẳng chủ biên (1984), Nhà xuất bản Khoa học xã hội[14].Các
tác giả đã dành một phần riêng 14 trang (từ trang 213 - trang 226) cho việc
trình bày những nghi lễ liên quan đến làm ma ở trong nhà cũng như cách thức
mai táng và hình thức để tang của các dân tộc Tày - Nùng (chủ yếu vùng Việt
Bắc). Trong công trình này mặc dù các tác giả đã dành một phần riêng để
nghiên cứu, song chỉ được tiếp cận dưới dạng các thông báo, từ việc điểm qua

về người chết, cách ứng xử với người chết, các lễ thức sau khi chết,… mà chưa
có phân tích nghiên cứu chuyên sâu theo từng dân tộc cụ thể. Do đó, công trình
này cũng chỉ mang tính sơ lược cần được bổ sung.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Tang ma của Người Nùng Phàn Slình ở Thái
Nguyên của Nguyễn Thị Ngân (2011) trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
3


văn Hà Nội. Tác giả đã phân tích khá cặn kẽ các nghi lễ tang ma của từng đối
tượng. Tang ma của người chết bình thường là quá trình thực hành của 34 nghi
lễ; tang ma của thầy cúng gồm 42 nghi lễ và của người chết không bình thường
có thêm một số nghi lễ để hóa giải sự rủi ro, cùng những ứng xử của gia đình,
dòng họ, cộng đồng trước, trong và sau khi đưa ma đến khi mãn tang. Dù làm
ma cho đối tượng nào cùng đều nhờ thầy Tào cầu cúng, dẫn độ linh hồn người
chết về với tổ tiên ở trên trời. Trên cơ sở những hiểu biết như vậy, tác giả cũng
đã tập trung đánh giá hiện trạng các nghi lễ tang ma trong đời sống tinh thần
của người Nùng, để từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất phát huy những yếu
tố tích cực trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản nghi lễ tang ma của người Nùng
cũng gần giống với nghi lễ tang ma của người Tày, do đó chúng tôi có thể tiếp
cận các phương pháp nghiên cứu của công trình này. [40]
Bài viết Việc tang lễ cổ truyền của người Tày của Hoàng Tuấn Nam
[39], đây thực sự là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tang ma và các
vấn đề liên quan đến tang ma của người Tày ở Việt Nam. Các vấn đề trong tang
ma được đề cập khá đa dạng với các tiểu mục Việc thờ cúng tổ tiên, Việc chăm
sóc mồ mả, Các nghi lễ chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, Khi người già ốm, Quan
niệm về cái chết, Hội làng - tổ chức quần chúng phụ trách việc tang, Tiến trình
một đám tang,…Có thể nói đây là công trình đầu tiên cung cấp được cái nhìn
khá toàn diện về tang ma của người Tày ở Việt Nam từ lúc cha mẹ già yếu - ốm
đau - qua đời - đến các nghi lễ tiễn đưa cha mẹ về trời với tổ tiên. Công trình là
tập hợp những tư liệu mà tác giả đã tích lũy được trong nhiều chuyến nghiên

cứu, điều tra điền dã trong các làng bản của người Tày. Hơn nữa bản thân tác
giả cũng là một thành viên quan trọng của cộng đồng ấy. Do đó, những khảo
cứu mà tác giả cung cấp càng khẳng định giá trị khoa học của công trình. Tuy
nhiên trong công trình này tác giả chỉ giới thiệu một cách chung chung những
nghi lễ tang ma đối với người chết bình thường, còn tang ma của các đối tượng
như thầy cúng, chết thai sản, chết chém, tr con,… nghi thức tiến hành đám
tang như thế nào, có gì khác biệt so với đám tang bình thường không, thì chưa
được tác giả quan tâm nghiên cứu.
4


Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo rất quý giá,
giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về tang ma trong bối cảnh văn hóa chung.
Tuy nhiên, các cuốn sách, công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến tang ma của
người Tày nói chung mà đặc biệt là người Tày ở Việt Bắc, tang ma của người
Tày ở Tràng Định chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, chỉ có
cuốn Địa chí huyện Tràng Định [7] có đề cập đến dưới dạng liệt kê, giới thiệu
qua các nghi lễ. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu Hệ thống các bài khóc than
trong nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Tràng Định góp phần bổ sung và
phát triển nguồn tư liệu trên là rất cần thiết.
2.2. Một số nghiên cứu về khóc than trong tang ma của các tộc người thiểu số
Việc tang lễ là một nét sinh hoạt tâm linh văn hóa trong tập tục truyền
thống của cộng đồng, do đó nghiên cứu vấn đề về tang lễ của dân tộc Tày nói
chung và các bài khóc tang nói riêng đã thực sự thu hút được nhiều một số nhà
nghiên cứu, có thể kể đến các tác giả như:
Cuốn Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên, phần dân
ca có giới thiệu khái quát về nhóm các bài ca tang lễ. Theo tác giả thì bên cạnh
việc bày tỏ tình cảm thương tiếc người đã khuất, các bài ca tang lễ còn thể hiện
quan niệm về sự hình thành thế giới, hay về sự ra đời của con người…những bài
hát đó không làm chức năng cầu khẩn như những bài nghi lễ nông nghiệp mà

thực sự thuộc về tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có chức năng tiễn đưa linh hồn
người chết về thế giới bên kia. [26, tr.312]
Năm 1999, trong cuốn Việc tang lễ cổ truyền của người Tày tác giả Hoàng
Tuấn Nam [39] có bài nghiên cứu khá chi tiết về việc tang lễ cổ truyền của người
Tày nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi huyện Hòa An Cao Bằng.Trong cuốn Tín
ngưỡng dân gian Tày Nùng (2009) của Nguyễn Thị Yên có giới thiệu khá chi tiết
về tang lễ cũng như trình tự các thủ tục tiến hành tang lễ, thành phần tham gia
vào tang lễ cổ truyền của người Tày ở Cao Bằng. Đặc biệt, tác giả còn nhắc đến
lối hát thợ và giới thiệu sơ lược về hình thức diễn xướng của nhóm thợ trong

5


đám tang của người Tày.Thông thường thì nhóm thợ sẽ sử dụng 3 quyển sách
chính vào nội dung hát trong tang lễ xoay quanh vấn đề đạo hiếu. Tuy vậy tác giả
cũng mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát chung chứ chưa đi sâu vào phân
tích, lý giải nội dung của hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh này. [70, tr.567]
Năm 2002 trong cuốn Văn hóa dân gian Tày của các tác giả Hoàng Ngọc
La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn đã khái quát, giới thiệu chung về những
bài ca tang lễ. Trong đó các tác giả có đề cập tới loại hình “văn tế, văn than
dùng để ngâm kể trước vong linh người đã khuất. Thể văn dùng thất ngôn, vần
lưng. Nội dung có thể dựa vào những khúc ngâm có sẵn trong sách vở đã ghi
chép lại hoặc tang chủ nhờ người có học soạn lại, có ý nghĩa nhiều mặt: lẽ tử
sinh, đạo hiếu nghĩa, niềm thương tiếc, sự nguyện cầu phù trợ cho người mai
hậu….mà ở mặt nào cũng xúc động, bi thương.” [28, tr.213]
Ngoài ra còn có một số công trình sưu tầm, giới thiệu và dịch của một số
tác giả cũng đề cập tới bài ca tang lễ của người Tày như bài báo “Lễ báo hiếu
của người Tày ở Cao Bằng” của tác giả Vũ Diệu Trung in trong tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, số 11- 2005. Nhưng tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
thủ tục tiến hành nghi thức tang lễ ở Cao Bằng chưa đề cập gì đến các bài ca

trong tang lễ của dân tộc Tày nói chung.
Như vậy cho đến nay, với những tư liệu hiện có và sự hiểu biết của mình,
chúng tôi chưa thấy có bất kì một công trình hoặc bài viết nào nghiên cứu về giá
trị nội dung và nghệ thuật của các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người
Tày nói chung và của người Tày ở một địa phương cụ thể nói riêng.Vì vậy, việc
chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu về hệ thống các bài khóc than trong nghi lễ tang
ma của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn nhằm tìm hiểu về quan
niệm về cõi sống và cõi chết, cách ứng xử trong tang ma, văn hoá của Tày ở một
địa phương cụ thể là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo tồn những nét
văn hóa truyền thống.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài có mục đích hướng tới cái nhìn tổng quát , toàn diện và chân thực
nhất về hệ thống các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Tìm hiểu các yếu tố về nội dung và nghệ thuật trong khóc than tang ma
của người Tày, tìm ra được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày
ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học bảo tồn và phát huy một
hình thức diễn xướng nghệ thuật dân gian độc đáo, nhân văn của người Tày ở
huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến
đề tài.
- Thu thập tư liệu, khảo sát, tổng hợp tư liệu, văn bản hóa, phiên âm, đối
dịch (dịch từ, dịch nghĩa, dịch văn học), hệ thống hóa các bài khóc than trong

tang ma của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Khảo sát, thống kê, đánh giá về thực trạng sử dụng các bài khóc than
trong đời sống của người dân ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài khóc than trong tang ma
của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu các phương diện nội
dung và nghệ thuật trong hệ thống các bài khóc than tang ma truyền thống của
người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tư liệu nghiên cứu chính là hệ thống bài khóc than trong nghi lễ tang ma
của người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn do chúng tôi tự sưu tầm và văn

7


bản hóa. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo thêm một số văn bản chép tay (chưa dịch
Kinh) của các nghệ nhân khóc ma và các thầy Tào, thầy mo… ở địa phương.
- Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến khóc than
trong tang ma của người Tày, bao gồm: hệ thống các bài khóc than, các yếu tố
nội dung và nghệ thuật của các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người
Tày ở các xã: Đại Đồng, Chi Lăng, Tri Phương, Hùng Sơn, Tân Tiến... thuộc
huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Đây là những khu vực mà người Tày cư trú
tập trung.
5. Phƣơng phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã văn học
Phương pháp này được sử dụng để sưu tầm, thu thập tư liệu về thực trạng
các bài khóc than trong tang ma cuả người Tày ở huyện Tràng Định. Trong quá
trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành công tác khảo sát chủ yếu tại 4 xã: Đại
Đồng, Chi Lăng, Tân Tiến, Hùng Sơn- nơi người Tày tập trung cư trú, phỏng

vấn 04 nghệ nhân khóc than, 02 Slấy Tào, trực tiếp đến quan sát, tham dự 05
đám tang trên địa bàn để thấy rõ thực trạng sử dụng các bài khóc than trong tang
lễ cũng như tiến trình, mối liên hệ không thể tách rời của khóc than trong các
nghi thức tang ma . Trên cơ sở công tác điền dã, luận văn sẽ kết hợp với việc
nghiên cứu và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn được lưu giữ qua hệ thống các bài khóc than trong
tang ma của đồng bào nơi đây.
Việc quan sát được thực hiện trong suốt quá trình điền dã tại thực địa với
các đối tượng chủ yếu là sinh hoạt văn hóa, hoạt động kinh tế, các nghi lễ trong
đám ma của người Tày, các bài khóc than trong tang ma của người Tày (văn bản
truyền miệng, văn bản chép tay). Bản thân là người dân tộc Tày bản địa, thường
xuyên được tham dự, chứng kiến nhiều đám tang tại nơi cư trú (xã Đại Đồng) và
các xã lân cận, điều này giúp cho chúng tôi có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn
về tang ma của người Tày nói chung và hệ thống các bài khóc than trong tang
ma của người Tày nói riêng.
8


- Phương pháp phân tích văn bản
Đây là phương pháp nhằm phân tích, lí giải những đặc điểm về phương
diện nội dung và hình thức nghệ thuật của các bài khóc than trong tang ma của
người Tày ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Đề tài cũng chú trọng đến việc
sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại, phiên âm, đối dịch, phân tích ngữ
nghĩa nhằm xử lí các bài hát khóc than về mặt tư liệu. Bằng các thủ pháp phân
tích kết hợp giải thích, chứng minh…, đề tài sẽ làm rõ đặc điểm của các bài
khóc than trên hai phương diện chính là nội dung và hình thức.
- Phương pháp liên ngành
Đây là cách thức tổ chức, tiến hành nghiên cứu có sử dụng quan điểm, tri
thức và phương pháp nghiên cứu của một nhóm chuyên gia thuộc nhiều ngành
khác nhau để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, khách quan và hiệu quả

nhất. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo, sử dụng tri thức
của nhiều ngành khác nhau như: Lịch sử, Địa Lý, Văn học, Văn hóa, Triết học,
Tôn giáo học.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh cũng được chúng tôi sử dụng để có thể chọn
lọc, đối chiếu nguồn tài liệu nhằm rút ra các nhận định, các điểm riêng và chung
về phương diện nội dung và nghệ thuật góp phần hoàn thành mục tiêu nghiên
cứu mà đề tài đã đặt ra.
- Ngoài ra chúng tôi cũng đã tiến hành thu thập hệ thống hóa và xử lý các nguồn
tư liệu đã có từ các sách, báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án
nghiên cứu ở trong nước, các báo cáo của cơ quan trung ương và địa phương có
liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn là công trình sưu tầm và nghiên cứu tổng thể, có hệ thống đầu
tiên về hệ thống các bài khóc than trong tang ma của cộng đồng người Tày tại
huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

9


Luận văn bước đầu cung cấp tư liệu điền dã mới, qua đó phản ánh đầy đủ
và chân thực về hệ thống nghi lễ trong tang ma, hệ thống các bài khóc than trong
tang ma của người Tày. Đồng thời luận văn này cũng chỉ ra các giá trị về nội
dung và nghệ thuật của các bài khóc than trong tang ma của người Tày ở huyện
Tràng Định. Ngoài ra, luận văn sẽ cung cấp thêm tài liệu cho nghiên cứu về văn
hóa, văn học dân tộc của dân tộc Tày theo định hướng nghiên cứu của ngôn ngữ
học văn học và giúp các nhà văn hóa học có thêm hướng tiếp cận với bản sắc văn
hóa của người Tày thông qua các văn bản văn học truyền miệng của địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, hoạch định

chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu phát
triển xã hội, văn hóa, giáo dục phù hợp với cộng đồng người Tày tại địa phương.
Trong cuộc sống hiện đại ngay nay, một bộ phận không nhỏ giới tr đã
thờ ơ với văn hóa truyền thống, thiếu hiểu biết về nghi lễ, phong tục tập quán
của dân tộc. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang tính nhân văn, giáo dục thế hệ
đi sau về lòng hiếu thảo, đạo con cháu và bài học ứng xử trong mối quan hệ
cộng đồng và gia đình. Nghiên cứu về tang ma sẽ đóng góp cho việc kế thừa
những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong tập quán tang ma của
người Tày huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ
mới trong tiến trình xây dựng làng bản văn hóa mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung luận văn được bố cục thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người Tày ở
huyện Tràng Định nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Các bài khóc than trong nghi lễ tang ma của người Tày ở
huyện Tràng Định nhìn từ phương diện nghệ thuật.

10


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, đời sống văn hóa xã hội huyện Tràng Định
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tràng Định là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh
Lạng Sơn, ở 22012’33’’ đến 22018’30’’ vĩ tuyến Bắc và 106027’33’’ đến
106030’00’’ kinh độ Đông; có tổng diện tích tự nhiên là 999,62 km; trong đó

diện tích đất rừng có 91,145 ha chiếm 94% tổng diện tích tự nhiên. Thị trấn
Thất Khê cách thị xã Lạng Sơn 70 km theo quốc lộ 4A. Phía Bắc giáp huyện
Thạch An - Cao Bằng, phía Tây giáp Na Rì - Bắc Kạn, phía Nam và Tây Nam
giáp hai huyện Bình Gia và Văn Lãng - Lạng Sơn, phía Đông và Đông Bắc
giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, gồm 4 xã biên giới với tổng
chiều dài đường biên giới là 53 km. Vị trí địa lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Tràng Định giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội với các vùng khác, tỉnh khác
đặc biệt là với cả quốc gia láng giềng Trung Quốc. Do vậy, từ xưa thị trấn Thất
Khê - Tràng Định đã nổi tiếng là một châu, huyện phát triển sầm uất.
Địa hình huyện Tràng Định chia làm hai khu vực tương đối phức tạp,
gồm vùng đồi núi có độ cao trung bình 450 - 500 m, độ dốc lớn trên 25% chiếm
tới 96% tổng diện tích đất rừng và vùng cánh đồng Thất Khê. Tuy địa hình
phức tạp nhưng Tràng Định có một phong cảnh thiên nhiên hữu tình tươi đẹp.
Những ngọn núi nối tiếp nhau chạy vòng quanh ôm lấy cánh đồng Thất Khê
giống như một lòng chảo lớn. V đẹp của mảnh đất này đã trở thành huyền
thoại, truyền thuyết đối với mỗi người dân nơi đây. Người dân còn lưu giữ mãi
một câu chuyện xa xưa kể rằng: Cảnh thiên nhiên Tràng Định xưa đẹp và thơ
mộng lắm, có đồi núi, có cánh đồng và có ba dòng sông trong mát hiền hoà uốn
lượn qua những vùng đồi núi, chảy ra cánh đồng…Cảnh đẹp đó đã thu hút sự
chú ý của bảy nàng tiên con của Ngọc Hoàng. Ngày ngày bảy tiên nữ đó đều

11


bay từ trên trời xuống tắm mát và vui đùa trên sông. Một hôm, các nàng mải
chơi vui quá nên quên mất giờ về, đến khi thiên đình sắp đóng cửa mới sực nhớ
và vội bay về trời, bỏ quên bảy dải lụa mềm mại, tươi đẹp. Bảy dải lụa của bảy
nàng tiên nữ đã hoá thành bảy dòng suối chảy quanh cánh đồng và tên của cánh
đồng, của thị trấn Thất Khê cũng bắt nguồn từ câu chuyện đó.
Mạng lưới sông suối của Tràng Định phân bố khá đồng đều gồm 3 sông,

7 suối. Các con sông đều chảy qua cánh đồng Thất Khê nên rất thuận lợi cho
việc tưới tiêu đồng áng, vận chuyển hàng hoá, phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Những dòng sông, con suối còn đem phù sa đến bồi đắp cho cánh đồng Thất
Khê nên cánh đồng này đã trở thành một mảnh đất trù phú, phì nhiêu, trồng cấy
đạt năng suất cao. Trong nhân dân còn có câu ca rằng:
“Thất Khê gạo trắng nước trong
Ai lên đến đó thời không muốn về”
Không chỉ có đất đai vùng cánh đồng trù phú mà đất đai của huyện
Tràng Định nói chung được hình thành trên một số loại đá mẹ, chủ yếu là sa
thạch và phiến thạch tạo thành nhiều vùng rộng lớn. Do ảnh hưởng của nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm, thực vật rừng... sự phát triển tầng đất rất mạnh. Tầng đất
dày, cấu tượng tơi xốp, nhiều mùn, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây
công nghiệp: hồi, trẩu, sở, quế... và các loại cây ăn quả như: mơ, mận, cam, lê...
Nơi đây đã từng nổi tiếng với những đặc sản Mận Thất Khê, Lê Tràng Định.
Khí hậu Tràng Định là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông
thịnh hành gió mùa Đông Bắc lạnh và ít mưa, nhiều năm có sương muối; mùa
hạ thịnh hành gió Đông Nam, Nam và Tây Nam, nhiều giông và nhiều mưa, có
năm chịu ảnh hưởng của bão.
Nhìn chung, Tràng Định là một huyện vùng cao biên giới có nhiều tiềm
năng: đất đai, tài nguyên rừng, động thực vật phong phú, tiềm năng du lịch và
dịch vụ… Đồng thời, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.
Tự nhiên chính là tiền đề vật chất để con người sinh sống, là môi trường để con

12


người hoạt động đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên. Những đặc điểm tự nhiên là
yếu tố quan trọng quy định tính chất của nền văn hoá và sinh hoạt văn hoá - xã
hội của người dân nơi đây.
1.1.2. Một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội

1.1.2.1. Đặc điểm đời sống văn hoá xã hội của nhân dân các dân tộc huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Văn hoá Lạng Sơn hay còn gọi là văn hoá xứ Lạng là một tiểu vùng của
văn hoá lớn, đó là “vùng văn hoá Việt Bắc” nước ta. Đặc điểm lớn nhất của
“vùng văn hoá Việt Bắc” là văn hoá lòng chảo, thung lũng, làm ruộng lúa nước
là chủ yếu. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng
lớn đến các dân tộc thiểu số trong vùng, là dân tộc Tày, Nùng.
Văn hoá Tràng Định là một bộ phận hữu cơ của tiểu vùng văn hoá xứ
Lạng. Văn hoá các dân tộc ở đây rất phong phú, thể hiện đa dạng văn hoá cấp
độ dưới tiểu vùng (cảnh quan, lãnh thổ) trong văn hoá nhóm ngôn ngữ và tiếng
dân tộc riêng biệt, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tràng Định là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó có 6 dân tộc có
số dân đông nhất là Tày, Nùng, Dao, Kinh, H’Mông, Hoa và một số dân tộc
khác số dân ít ỏi đến làm ăn sinh sống. Vì vậy sắc thái các nhóm văn hoá ngôn
ngữ ở Tràng Định phong phú, đa dạng như nhóm ngôn ngữ Tày- Thái (Tày và
Nùng), Dao - Mông, Hán (Hoa) và Việt - Mường (Kinh); chỉ vắng mặt nhóm
ngôn ngữ Môn - Khơme, Tạng - Mianma, Ka đai.
Do địa hình phức tạp nên sự phân bố dân cư của các dân tộc theo từng
nhóm, từng vùng: văn hoá cư dân Tày, Nùng làm ruộng nước định cư ở vùng
lòng chảo, tiêu biểu là cánh đồng Thất Khê; văn hoá r o cao của các cư dân
Dao, Mông trồng trọt nương rẫy, du canh du cư; cư dân thị trấn buôn bán như
người Kinh, Hoa…Cư dân các dân tộc sống chan hoà với thiên nhiên nên có
nhiều sinh hoạt tín ngưỡng dân gian độc đáo như Mo, Tào, Pựt, Then…

13


Là nơi quần tụ của nhiều dân tộc nên ở đây tỉ lệ dân số giữa các dân tộc
có sự chênh lệch, phong tục tập quán khác nhau, ngôn ngữ khác nhau…Tạo
nên một Tràng Định có nhiều nét văn hoá đặc sắc, tiêu biểu. Những nét văn hoá

truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện trong tinh thần tương thân tương ái giữa
các cộng đồng dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc ở đây qua bao thế hệ đã
chung sống hoà thuận, tôn trọng và giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để tạo ra sức
mạnh chống thiên tai, giặc giã, để tồn tại và phát triển cùng với cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hoá tốt đẹp ấy thể hiện qua thuần phong mĩ tục,
qua việc cố kết tình làng nghĩa xóm. Từ lâu nhân dân đã lập phe, phường để trợ
giúp nhau về vật chất công sức trong việc hiếu, việc hỷ…
Một trong những sinh hoạt văn hoá mang đậm nét bản sắc dân tộc của
nhân dân Tràng Định là tập tục tổ chức lễ hội và chợ phiên. Hàng năm, vào dịp
lễ tết cổ truyền đặc biệt là trong tháng giêng, xã nào cũng có lễ hội, tiêu biểu
như: Hội Lồng Tồng - xã Đại Đồng, hội Nàng Hai - xã Chí Minh, hội Đền Gốc
Sung - Thị trấn Thất Khê, hội đua thuyền - xã Quốc Việt, hội Quốc Khánh…
Mỗi lễ hội đều gắn với một câu chuyện, một truyền thuyết được lưu truyền
trong dân gian. Qua lễ hội người dân thể hiện những mong muốn giản dị: thăm
thú danh lam, cầu may, mùa màng tươi tốt, làm ăn suôn s …Vì vậy, khi đến
ngày hội, người dân từ già, tr , gái, trai đều kéo nhau đi xem hội rất đông vui,
tham gia nhiệt tình vào các trò chơi của lễ hội như văn nghệ, đánh cờ, hát si,
lượn, múa sư tử… Đây cũng là dịp để các dân tộc giao lưu văn hoá.
Chợ phiên cũng là một hình thức sinh hoạt văn hoá thường xuyên của
các dân tộc nơi đây. Chợ chính là nơi để mọi người buôn bán, giao lưu, trao đổi
hàng hoá và là nơi các dân tộc, các vùng giao lưu về văn hoá, kinh nghiệm sản
xuất… Ở các xã vùng cao đều có chợ phiên riêng phục vụ nhu cầu của người
dân, song chợ Thất Khê (trước kia gọi là Cẩu Pung) vẫn là nơi nhộn nhịp nhất,
là trung tâm diễn ra các hoạt động giao lưu giữa các dân tộc trong huyện.

14


Nói đến Tràng Định không thể không nói đến truyền thống yêu nước và
cách mạng. Từ xa xưa, Tràng Định là lãnh thổ không tách rời của Việt Nam.

Từ khi có Đảng và Bác Hồ, truyền thống cách mạng được hun đúc, tôi luyện
trở thành ngọn lửa thử vàng. Tràng Định có vinh dự lớn được nằm trong cái nôi
của cách mạng Việt Nam, nằm trong chiến khu Cao - Bắc - Lạng, nơi đóng vai
trò quý báu trong nền khởi nghĩa và cách mạng tháng Tám, trong các cuộc
kháng chiến chống Pháp - Mĩ và là mảnh đất vinh dự được Bác Hồ 2 lần đến
thăm hỏi, động viên. Hiện nay, các sinh hoạt văn hoá - xã hội của nhân dân các
dân tộc huyện Tràng Định vẫn luôn gắn liền với chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
1.1.1.2. Đặc điểm đời sống văn hoá xã hội của người Tày ở huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn
Tộc người Tày là cư dân bản địa của Tràng Định. Dân tộc Tày là dân tộc
có số dân đông nhất trong huyện, tổng số dân là: 26.257 người chiếm 44,9 %.
Đa số người Tày là dân bản địa và một số ít là người dân di cư khai hoang đến
sinh sống từ lâu đời đã Tày hóa. Người Tày có những họ chính: Nguyễn, Bế,
Hoàng, Nông, Vy, Đinh, Hà, Chu, Ma, Đoàn, Đường, Tô,…vv….
Nhà ở của người Tày ở vùng Tràng Định có hai loại là nhà sàn và nhà
đất, nhà sàn thường 3 gian, cột kê trên đá tảng, vách thưng gỗ, chát bùn rơm
hoặc vách nứa, mái nhà lập bằng ngói âm dương; sàn bằng gỗ ván hoặc giát cây
mai, gầm sàn là nơi nhốt trâu, bò, lợn, gà. Hiện nay nhiều nhà làm cột vuông,
kê đá tảng, sàn và vách thưng đều bằng gỗ ván ghép, chuồng trâu bò được đưa
ra ngoài gầm sàn.
Cũng giống như người Nùng, bộ y phục truyền thống của người Tày
được cắt may từ vải chàm đen, nhưng điểm khác biệt với người Nùng trong y
phục là người Tày thường cắt may quần áo rộng hơn, dài hơn (ống tay áo, thân
áo, ống quần ngắn hơn, rộng hơn so với ống tay áo, thân áo, ống quần của
người Nùng trong vùng). Phụ nữ Tày mặc áo 5 thân cài cúc sang nách, thân áo

15



dài gần đến đầu gối, ở mép ống tay áo được can thêm miếng vải mầu xanh khác
với mầu chàm của áo, chỗ cài khuy ở vạt áo phía trước cũng được viền một
băng vải mầu xanh, cổ áo phụ nữ là kiểu cổ đứng, áo luôn đi kèm với thắt lưng
được làm từ một dải vải nhuộm chàm đen. Khi thắt hai đầu dây lựng được
buông thõng phía sau lưng. Nhìn chung áo phụ nữ Tày không thêu hoa văn gì
thêm. Nếu nhìn từ xa, nó cũng gần giống với áo phụ nữ Nùng trong vùng. Phụ
nữ Tày không mặc váy mà chỉ mặc quần mầu đen chàm do họ tự cắt may. Đó là
kiểu quần chân què đũng rộng, ống rộng, cạp rộng, thắt bằng một sợi dây vải,
ống quần thường dài tới trên mắt cá chân. Cũng có người, phần cạp quần được
can nối bằng vải trắng loại vải khác với mầu của quần. Nam giới người Tày
mặc áo chàm đen, cổ đứng, x ngực, khuy cài bằng dây vải, áo thường có 4 túi
(2 túi trên và 2 túi dưới gần sát tà áo), áo dài quá mông. Quần nam giới được
cắt may từ vải đen nhuộm chàm. Phần cạp thường làm bằng vải khác mầu. Dây
lưng thường làm bằng sợi vải bện hoặc sợi dù luôn buộc sẵn ở eo. Ngày nay,
người Tày mặc quần áo giản tiện hơn như áo bà ba, áo sơ mi các kiểu, quần âu,
những bộ quần áo chàm của các bà, các chị chỉ còn ở những bản h o lánh xa
xôi và được mặc nhiều trong các dịp hội lễ.
Dân tộc Tày sinh sống thành các làng bản. Bản của người Tày mang tính
cộng mệnh về sở hữu đất đai và tôn thờ những biểu tượng về tâm linh và sự che
chở của thần bản mệnh chung của thôn bản: Thổ công, thành hoàng, thần sông
núi, thần nông…nên người Tày hay thực hiện những nghi lễ thờ cúng rất phổ
biến và đa dạng. Bản làng của người Tày còn là nơi cộng cảm văn hoá trên cơ
sở cộng cư, cộng đồng sở hữu. Đó là nơi nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
trong lao động sản xuất thể hiện ở tục lệ “vần công” (đổi công) hoặc biểu hiện
ở các dịp lễ tết, hội hè đình đám, cúng bái, của làng bản hoặc gia đình, toàn bản
gọi người tham gia đông đảo. Đặc biệt người Tày rất hiếu khách, khách đến
luôn được thiết đãi cơm, rượu, thịt tươm tất, chu đáo.

16



Nghi lễ và phong tục của người Tày hết sức phong phú và đa dạng. Điều
này xuất phát từ tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số nói chung và dân
tộc Tày nói riêng. Các nghi lễ được thực hiện theo chu kỳ canh tác nông
nghiệp, từ xuân tới hạ và đầu thu, chịu ảnh hưởng phần nào quan niệm lễ tết
của người Trung Quốc, tuy vậy nó vẫn thể hiện rõ sắc thái văn hoá bản địa.
Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của người Tày cũng hết sức độc đáo, với
các thể loại ca hát giống với người Nùng như: Phong Slư, Sli, Lượn,…những
làn điệu này đã trở thành đặc trưng mang hồn điệu của dân tộc. Lời ca, tiếng
hát của bài Phong Slư, Sli, Lượn…không chỉ là cầu nối của những đôi trai gái,
thanh niên nam nữ mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tày.
Họ cất lời ca trong lao động, trong những buổi hội lễ, chợ phiên để ca lên tiếng
nói của chính tâm hồn mình. Ngoài ra, người Tày còn có bài hát “quan làng”
trong đám cưới, những bài ca nghi lễ đám ma…
Cư dân người Tày luôn sống đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau
trong cuộc sống và sống hoà đồng cùng với các dân tộc khác trong huyện. Hiện
nay, dân tộc Tày cũng như các dân tộc khác trong huyện Tràng Định đang cùng
chung sức xây dựng một cuộc sống mới văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, một nền văn hoá mới lành mạnh và đang được hình thành, phát
triển song song với những nét văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Những đặc điểm tự nhiên và đời sống văn hoá xã hội của nhân dân các
dân tộc huyện Tràng Định nói chung, đặc biệt là đời sống văn hoá xã hội của
người Tày ở Tràng Định nói riêng là cơ sở để sản sinh, hình thành một nền văn
hoá độc đáo mang bản sắc văn hoá dân tộc riêng. Nhưng môi trường tự nhiên,
văn hoá xã hội luôn biến đổi cùng nhịp sống của nhân loại. Trong cuộc sống
hiện đại ngày nay, môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội của cư dân Tày trên
mảnh đất Tràng Định cũng đã có nhiều sự thay đổi lớn. Do vậy yêu cầu bảo
tồn, phát huy, phát triển các nghi lễ, tập tục cổ truyền của huyện Tràng Định
nói chung và nghi lễ tang ma của người Tày nói riêng đã và đang là một vấn đề
quan trọng được đặt ra trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.


17


×