Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Ở NHÀ MÁY 3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.67 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI Ở NHÀ MÁY 3 NHỮNG
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết Bị Bưu Điện và
Nhà máy 3:
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết Bị Bưu Điện:
2.1.1.1. Giới thiệu chung:
• Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện
• Tên tiếng Anh: Post and Telecommunication Equipment Joint Stock
Company ( POSTEF)
Công ty cổ phần bưu điện (tiền thân là nhà máy thiết bị Bưu điện ) được
thành lập từ năm 1954. Công ty có chức năng sản xuất, xuất nhập khẩu và
cung cấp các thiết bị chuyên ngành BCVT. Các sản phẩm của Công ty được
được thiết kế và sản xuất bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao, giàu kinh
nghiệm trên cơ sở hệ thống công nghệ hiện đại, dây chuyền lắp ráp điện tử
theo công nghệ SMT, hệ thống gia công cơ khí điều khiển tự động NC, CNC
và hệ thống máy ép nhựa tự động.
* Sản phẩm mang nhãn hiệu POSTEF được sản xuất trên dây chuyền
công nghệ hiện đại, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hệ thống quản lý chất lượng
đã được chứng nhận là hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:
2000 do văn phòng BVQI – Vương quốc Anh cấp.
POSTEF có một vị thế và tiềm lực vững chắc trong thị trường bưu
chính viễn thông. Đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao năng lực và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ đã giúp công
ty khẳng định được niềm tin của mình đối với khách hàng trong và ngoài
nước. ngoài ra công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo và đội ngũ cán bộ kĩ
thuật trình độ cao và giàu kinh nghiệm trên cơ sở hệ thống công nghệ hiện
đại. Nhờ vậy mà Postef luôn mang đến cho khách hàng và đóng góp vào mạng
lưới của ngành những sản phẩm chất lượng cao nhất thông qua hệ thống tiếp thị
năng động xuyên suốt cả nước.
Thành viên của POSTEF:
1. Trụ sở chính: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội.


Tel : 04.8455946/ 8455968 Fax : 04.8234128
Email :
Website :
2. Nhà máy I: 80A Nguyễn Thái học – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 04.7345486 Fax: 04.7341358
3. Nhà máy II: 63 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội
Tel: 04.8584563 Fax: 04.8582710
4. Nhà máy III : Trị Trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh
Tel: 0241.838695 Fax: 0241.838.695
5. Nhà máy IV : KCN Lê Minh Xuân – Tp Hồ Chí Minh
Tel: 08.766.2054 Fax: 08.766.2054
6. Nhà máy V : KCN Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
Tel: 0511.770484 Fax: 0511.774897
7. Trung tâm bảo hành:
Địa chỉ: Số 09 Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội.
Tel/Fax: 04.7333924
8. Chi nhánh miền Bắc:
Địa chỉ: Số 01: Lê Trực – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 04.8455980 Fax: 04.733.4245
9. Chi nhánh miền Trung:
Địa chỉ: 396-398 Đường 2/9 – Hải Châu – Đà Nẵng
Tel: 0511.3643377 Fax: 0511.3643378
10. Chi nhánh miền Nam:
Địa chỉ: 25
A
-27
B
Nguyễn Đình Chiểu – Phường Đa Kao – Quận 1 – Tp Hồ
Chí Minh.
Tel: 08.8299466 Fax: 08.8235985

11. Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Nguồn POSTEF (PDE)
Địa chỉ: 63 Trần Phú –Ba Đình – Hà Nội
Tel: 04.734 2723 Fax: 04.734 2519
2.1.1.2. Các ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty:
* Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính
viễn thông điện tử tin học.
* Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông,
phát thanh truyền hình, điện tử, tin học.
* Kinh doanh trong các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, công nghiệp, nhà ở.
* Kinh doanh dịch vụ: Xây lắp bưu chính viễn thông, Công nghệ thông
tin và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
* Cung cấp dịch vụ: Xây lắp, tư vấn, kỹ thuật trong lĩnh vực Bưu chính
viễn thông, điện, điện tử, tin học.
* Cho thuê hoạt động, đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng kinh
doanh nhà, văn phòng cho thuê.
* Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị Bưu chính viễn thông, điện,
điện tử, tin học.
Năm thành lập Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Số năm
kinh nghiêm
Năm 1954
Thiết bị đấu nối 45 năm
Sản phẩm cơ khí phục vụ ngành 50 năm
Thiết bị chống sét 20 năm
Măng sông cáp, cáp quang 20 năm
Nguồn điện Viễn thông 20 năm
ống nhựa các loại 18 năm
Các thiết bị phụ trợ tổng đài 25 năm
Sản phẩm Bưu chính 51 năm
Loa từ 30 năm

Khung nắp bể gang 8 năm
Cáp đồng, dây thuê bao 10 năm
2.1.1.3. Những sản phẩm chính của công ty:
- Thiết bị đấu nối.
- Máy điện thoại cố định.
- Nguồn điện viễn thông.
- ống nhựa các loại.
- Thiết bị chống sét.
- Các thiết bị phụ trợ tổng đài.
- Thiết bị phục vụ mạng ngoại vi.
- Sản phẩm bưu chính.
- Loa từ.
- Cáp đồng, dây thuê bao
- Các sản phẩm khác.
Vài nét sơ lược về tình hình tài chính của công ty:
 Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính 3 năm gần đây
nhất đã được kiểm toán (2005-2008).
Đơn vị: VNĐ
Stt Tài sản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng tài sản có 322.433.827.908 532.250.080.388 500.746.886.604 430.023.066.182
2 Tài sản có lưu động 231.493.368.255 436.734.376.472 397.215.955.443 300.831.877.849
3 Tổng tài sản nợ 175.525.558.368 311.393.365.346 199.382.916.867 136.787.788.129
4 Tài sản nợ lưu động 167.019.493.103 294.818.526.049 189.270.286.281 125.372.536.523
5 Lợi nhuận trước thuế 25.966.758.289 53.483.731.283 36.084.608.517 17.611.337.963
6 Lợi nhuận sau thuế 25.966.758.289 53.483.731.283 31.106.179.467 15.044.030.828
(Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện)
Ghi chú: Từ 01/07/2005 Nhà máy thiết bị bưu điện chuyển thành Công ty
cổ phần thiết bị Bưu điện, được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 0%
(Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nộp cho 6 tháng đầu năm 2005).
 Tín dụng:

 Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng:
Ngân hàng Công thương Ba Đình, Hà Nội.
Địa chỉ: 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
 Tổng số tiền tín dụng (tính đến ngày 31/12/2008).
- Tiền gửi: 19.057.501.912 đ
- Tiền vay:
+ Vay ngắn hạn: 64.095.454.420 đ
+ Vay dài hạn : 3.008.965.238 đ
 Vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/2008): 194.300.060.000
đ
 Doanh thu trong 4 năm gần đây (2005-2008).
Năm Doanh thu (tỉ đồng)
2005 385
2006 603,5
2007 777,7
2008 485,6
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty Cổ Phần Thiết Bị Bưu Điện)
2.1.2. Giới thiệu về nhà máy 3 trực thuộc cty cổ phần thiết bị bưu điện:
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy:
Nhà máy 3 Chi nhánh công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện- Thị trấn Lim-
Tiên Du- Bắc Ninh là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Nhà máy Thiết
bị Bưu điện- và từ tháng 7 năm 2005 đến nay đã chuyển thành công ty Cổ
phần Thiết bị Bưu điện. Có thể nói lịch sử của nhà máy 3 gắn liền với lịch sử
tồn tại và phát triển của công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện, khi nói đến lịch
sử phát triển của nhà máy 3 không thể không nhắc tới lịch sử của công ty cổ
phần thiết bị Bưu Điện.
a. Trước khi cổ phần hoá:
Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện mà tiền thân là Nhà máy thiết bị Bưu
điện có một lịch sử phát triển khá dài.
Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc

Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam được thành lập từ năm 1954
với tên gọi ban đầu là: Nhà máy Thiết Bị Bưu Truyền Thanh, có nhiệm vụ sản
xuất và lắp ráp các sản phẩm phục vụ cho ngành Bưu Điện và dân dụng. Trong
giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Nhà máy bao gồm: loa truyền thanh, điện
từ nam châm và một số thiết bị thô sơ khác.
Đến năm 1967, do yêu cầu phát triển của đất nước Tổng cục Bưu điện đã
tách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra thành bốn nhà máy trực thuộc: Nhà máy
1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 và Nhà máy 4 .
Đầu những năm 1970, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng và thống
nhất. Lúc này kỹ thuật thông tin Bưu điện đã phát triển lên một bước mới đòi
hỏi ngành Bưu Điện phải có chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp mạng
thông tin phục vụ sự thích ứng mới của nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và
hoạt động. Tổng cục Bưu điện lại sát nhập nhà máy 1, 2, 3, 4 thành một Nhà
máy để đáp ứng việc cung cấp các sản phẩm và hoạt động trong thời kỳ mới.
Sản phẩm cung cấp đã bước đầu được đa dạng hoá với kỹ thuật cao bao gồm:
Các loại thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh, một số
sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của ngành và một số sản phẩm dân
dụng khác.
Tháng 2 năm 1986 do yêu cầu của Tổng Cục Bưu Điện Nhà máy lại một
lần nữa tách thành 2 Nhà máy:
- Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội.
- Nhà máy vật liệu điện từ loa nam châm đóng ở Thanh Xuân - Đống
Đa - Hà Nội.
Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát triển về khoa học kỹ thuật công
nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Nhà máy phải đương đầu với rất
nhiều khó khăn, nhu cầu của thị trường ngày càng cao đòi hỏi ở tầm cao nhất về
chất lượng sản phẩm. Lại do có sự chuyển đổi của nền kinh tế chuyển từ cơ chế
kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy, đánh dấu cột mốc của sự
chuyển đổi nền kinh tế nói chung và của nhà máy nói riêng.

Trước yêu cầu bức thiết của tình hình mới, để tăng cường lực lượng sản
xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và
Quốc tế, tháng 3 năm 1993 Tổng cục Bưu điện lại một lần nữa quyết định nhập
hai nhà máy trên thành Nhà máy thiết bị Bưu điện.
Đến đầu năm 1995, Nhà máy trở thành một thành viên độc lập thuộc tổng
công ty Bưu chính Viễn thông, theo quyết định thành lập doanh nghiệp số
202/QĐ- TCBĐ ngày 15/03/1995, giấy phép kinh doanh số 105.985 ngày
20/03/1995 do trọng tài kinh tế cấp, số hiệu TK 710A009 Ngân hàng Công
Thương Ba Đình- Hà Nội.
Nhà máy Thiết bị Bưu điện được thành lập lại theo quyết định số 41- TCKB
ngày 9/9/1996 của Tổng công ty tổng cục Bưu điện với hai cơ sở sản xuất chính tại
Hà Nội, cơ sở 1 đặt tại Trần Phú, cơ sở 2 đặt tại Thượng Đình. Năm 1997 Nhà
máy nhận thêm khu kho đồi Lim A02 Bắc Ninh, sau đó khu kho này đã được cải
tạo, tu sửa, đưa vào hoạt động và trở thành cơ sở thứ 3 của Nhà máy (Nay chính
là Nhà máy 3). Ngoài 3 cơ sở trên, Nhà máy còn có Trung tâm bảo hành, tiếp thị
và bán hàng tại Hà Nội và hai chi nhánh ở Đà Nẵng và Thành phố Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là 2 chi nhánh quan trọng giúp cho việc tiếp cận thị trường
được dễ dàng và là tiền đề để Nhà máy mở rộng sản xuất trong tương lai.
b. Quá trình cổ phần hoá:
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp, ban quản lý Nhà máy
Thiết bị Bưu điện quyết định tiến hành cổ phần hoá Nhà máy theo hình thức bán
một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành cổ
phiếu thu hút thêm vốn(theo khoản 4 điều 3 nghị định 64/2002/NĐ- CP ngày
19/6/2002).
- Tên đầy đủ : Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện
- Tiếng Anh: Post and telecommunication equitment join stock company.
- Tên viết tắt: Postef
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh các thiết bị BCVT và tin học
+ Cung cấp các dịch vụ, thi công và lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa , ứng

cứu đột xuất trang thiết bị nguồn điện, thiết bị khai thác bưu chính, viễn thông
và dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình BCVT.
+ Kinh doanh dịch vụ BCVT- Tin học và các dịch vụ khác.
+ Đầu tư trong các lĩnh vực tài chính, sản xuất hạ tầng kỹ thuật ngành
BCVT, CN tin học…
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Đối tượng bán cổ phiếu
+ Tổng công ty BCVT- đại diện là Nhà nước
+ Người lao động trong Nhà máy
+ Các nhà đầu tư ngoài Nhà máy
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức và các phòng ban của Nhà máy 3:
Nhà máy có nhiều dây truyền sản xuất với nhiều loại máy móc thiết bị
hiện đại lại càng đòi hỏi trình độ tau nghề của người lao động phải được nâng
cao qua đào tạo tuyển dụng. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá cao và để
hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý
của Nhà máy được sắp xếp thành từng phòng ban, từng phân xưởng. Hiện nay
Nhà máy có khoảng 56 cán bộ công nhân viên. Ban lãnh đạo của nhà máy gồm
1 giám đốc, 4 phòng ban chức năng và 2 phân xưởng sản xuất (Trong đó Phân
xưởng tổng hợp gồm 4 tổ). Giữa các phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, ban giám đốc thực hiện quản lý vĩ mô, đưa ra quyết định chung chỉ đạo
toàn bộ hoạt động của Nhà máy.
Giám đốc và các phòng ban
* Giám đốc: Là người có nghĩa vụ trong việc quản lý mọi hoạt động của
nhà máy và chịu trách nhiệm với Nhà nước và pháp luật về toàn bộ kết quả sản
xuất kinh doanh.
* Các phòng ban: Hệ thống quản lý theo chức năng (thông qua các trưởng
phòng rồi đến từng nhân viên). Có một số rất ít các bộ phận theo phương pháp
trực tuyến. Bao gồm:
+ Phòng KHSX: Xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn, dài hạn, nghiên cứu
cải tiến bổ xung dây truyền công nghệ, Tổ chức lao động sản xuất, quản lý nhân

sự, điều hoà bố trí tuyển dụng lao động. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác
như: Lập các kế hoạch về bảo hộ lao động, điều độ kế hoạch sản xuất. Đồng
thời nhân viên kỹ thuật theo dõi thực hiện các qui trình công nghệ, nghiên cứu
chế tạo những sản phẩm mới, tính toán các thông số kỹ thật đưa vào sản xuất.
+ Phòng kế toán thống kê: Kiểm tra theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy, Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày ở nhà
máy, Theo dõi cơ cấu vốn và nguồn hình thành nên tài sản của nhà máy. Kế toán
lương đồng thời
+ Phòng vật tư: Lập kế hoạch vật tư, cung cấp nguyên vật liệu và bán sản
phẩm trên cơ sở kế hoạch và các hợp đồng ký kết.
+ Phòng kinh doanh: Tổ chức hoạt động bán hàng, các chiến dịch bán hàng,
xúc tiến bán hàng, tổ chức phân phối và lưu thông hàng hóa, tìm kiếm đối tác, kí
kết đơn đặt hàng, kí kết các hợp đồng cung ứng sản phẩm cho nhà máy.
+Tổ bảo vệ: Bảo vệ Tài sản Nhà máy, quản lý người, vật tư tài sản ra vào
*/ Các phân xưởng
Bộ phận sản xuất của Nhà máy được chia làm 2 phân xưởng chính, trong
mỗi phân xưởng có các tổ có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Các phân xưởng
đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Phân xưởng PVC cứng: Sản xuất ống nhựa PVC cứng các loại: ống
PVC F110 5ly, F110 5,5ly, F110 7 ly.
+ Phân xưởng tổng hợp gồm:
- Tổ HDPE: Chuyên sản xuất ống HDPE, ống F34, F40/2(2 mảnh), F27, F61
- Tổ Bưu chính: Chuyên sản xuất túi Bưu chính E5/1, E5/2, túi nilông,
các sản phẩm về cơ khí như: Buly, tăng đơ....
- Tổ Cáp đồng trục: Chuyên sản xuất dây cáp đồng trục cho Tivi, hay dây cáp
- Tổ PVC mềm: Chuyền sản xuất ống PVC mềm, các ống nước
Mô hình tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 3
Giám đốc NM3
P.KH-SX
P. vật tư

Tổ bảo vệ
PX PVC cứng
PX tổng hợp
P. KD
P. kế toán
2.1.2.3. Tổ chức công tác kế toán của Nhà máy 3:
Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức như sau:
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán ): Chỉ đạo các bộ phận kế
toán về nghiệp vụ và ghi chép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế
toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán của nhà máy, cung cấp thông
tin kế toán tài chính cho giám đốc và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các
thông tin đó. Đồng thời kiêm kế toán tổng hợp kiêm thanh toán với người bán,
thanh toán nội bộ, thanh toán với ngân sách, mở sổ theo dõi thanh toán với
người bán, thanh toán nội bộ với các đơn vị phụ thuộc, mở sổ chi tiết thanh toán
các khoản với ngân sách như thuế, BHXH, BHYT, KFCĐ. Tổng hợp toàn bộ số
liệu kế toán phát sinh tại khu vực văn phòng và tổng hợp số liệu kế toán phát
sinh trên toàn Nhà máy để đưa ra báo cáo tài chính đồng thời đảm nhiệm công
tác hạch toán chi phí sản xuất.
- Kế toán thu chi kiêm kế toán TSCĐ, kế toán NLVL, CCDC, thành phẩm
tiêu thụ, thanh toán lương: Thanh toán thu chi các khoản bằng tiền mặt, theo
dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ. Hướng dẫn
các bộ phận, các đơn vị phụ thuộc quản lý TSCĐ. Theo dõi và hạch toán tình
hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ, tham gia kiểm kê định kỳ và
đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng điều độ sản xuất, hướng dẫn thủ kho mở
thẻ kho ghi chép và quy định phương pháp đối chiếu luân chuyển chứng từ giữa
kho và kế toán. Thanh toán lương sản phẩm và lương thời gian phát sinh hàng
kỳ, thu các khoản theo lương của CBCNV.
Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm và hàng gửi bán, tính
giá thực tế xuất kho thành phẩm, phản ánh giá trị, số lượng hàng xuất bán, hàng
đã tiêu thụ và hàng bị trả lại, ghi chép, theo dõi các khoản phải thu của khách

hàng và tình hình thanh toán, xác định thuế GTGT đầu ra.
-Thủ kho kiêm thủ quỹ: Quản lý vật tư hàng hoá ra vào Nhà máy đồng
thời theo dõi tiền chi ra thu vào và đối chiếu với kế toán thu chi.
Mô hình bộ máy kế toán của Nhà máy 3
Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán NM3)
Kế toán vật tư kiêm kiểm thủ quỹ
Thủ kho kiểm kế toán tài sản cố định

×