GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI TRONG THỜI
GIAN TỚI
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng hỗ trợ thẩm định tài chính dự án
Ngân hàng là một tổ chức tài chính có mối quan hệ rộng lớn với các tổ chức kinh
tế trong xã hội, vì vậy cần thiết phải liên tục mở rộng hơn nữa các mối quan hệ này, nhất
là đối với các hiệp hội ngành nghề để từ đó có được những thông tin cập nhật về xu
hướng giá cả, thị trường, kỹ thuật, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, bản thân ngân hàng cũng cần phải tự hoàn thiện hệ thống thông tin nội
bộ của mình, thiết lập hệ thống thu thập thông tin định kỳ trong toàn hệ thống. Nguồn lực
cho cơ sở này chính là thông tin từ các chi nhánh của MSB trên toàn quốc, các chi nhánh
sẽ thu thập thông tin về tình hình trên địa bàn sau đó sẽ được tổng hợp tại trụ sở để từ đó
có được hệ thống thông tin về các ngành, lĩnh vực, địa phương phong phú như thông tin
về tình hình kinh tế xã hội nói chung, các chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước về
tình hình đầu tư trong và ngoài nước, thông tin quy hoạch, chế độ tài chính với từng
doanh nghiệp, chế độ khấu hao, chế độ ưu đãi cùng với các thông tư, văn bản pháp luật có
liên quan, thông tin giá cả, sự biến động của thị trường. Để thực hiện được mục tiêu này,
ngân hàng lại cần phải xây dựng hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hơn hết là đội ngũ
nhân viên có chuyên môn.
Những nguồn thông tin có thể tự khai thác như trên mới chỉ là điều kiện bổ sung
trong hệ thống thông tin thẩm định, nguồn thông tin chính là thông tin từ phía doanh
nghiệp. Như đã phân tích, nguồn thông tin doanh nghiệp cung cấp thường có độ tin cậy
không cao, chính vì vậy để nâng cao chất lượng nguồn thông tin quan trọng này cần phải
yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về số liệu đồng thời nâng cao công
tác thẩm định số liệu.
Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp trình đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên của công ty bởi đây là những nguồn tin quan trọng, cập nhật nhất. Đối với
những doanh nghiệp hoạt động lâu năm cần yêu cầu các báo cáo phải yêu cầu cung cấp số
liệu ít nhất là 3 năm vì số liệu trong 2 năm sẽ không thể nói lên được xu thế phát triển của
doanh nghiệp, còn đối với các doanh nghiệp mới hoạt động cần phải tăng cường công tác
hỗ trợ cũng như công tác quản lí sau cho vay hơn nữa. Đồng thời quy định báo cáo phải
có chứng nhận của tổ chức kiểm toán có uy tín kiểm tra tính xác thực của nguồn số liệu,
quy định này rất cần thiết vì công tác kiểm toán hiện nay tại các doanh nghiệp chưa được
quan tâm đúng mức, không phải doanh nghiệp nào cũng trung thực đối với các số liệu
nộp cho ngân hàng, nếu không thì chính các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm trong
việc kiểm định thông tin, có thể phối hợp với bộ phận kiểm toán bên ngoài hoặc lập nên
ban kiểm toán riêng, chi phí do phía doanh nghiệp chịu hoàn toàn.
Bên cạnh các báo cáo tài chính thì báo cáo thường niên và các báo cáo nội bộ, báo
cáo tài chính tổng hợp sẽ là công cụ đắc lực để ngân hàng kiểm tra sự thay đổi trong tình
hình tài chính, nhân sự, quản lý của doanh nghiệp, nhất là đối với những công ty đang có
vấn đề tài chính, chưa thể cân đối được thì sẽ có sự chậm trễ trong việc cung cấp các tài
liệu trên.
Nguồn thông tin không kém phần quan trọng để thẩm định lại tư cách doanh
nghiệp đó chính là thông tin từ phía các ngân hàng khác, sự hợp tác cung cấp thông tin
giữa các ngân hàng là rất cần thiết, ngoài ra ngân hàng có thể khai thác thông tin tổng hợp
cơ quan Thuế, từ CIC – trung tâm dữ liệu tín dụng Quốc gia. Qua nguồn thông tin này
ngân hàng có thể kiểm tra quan hệ của doanh nghiệp với các ngân hàng, xem xét thiện chí
hợp tác trả nợ, xem xét uy tín, vị trí của doanh nghiệp.
Cuối cùng, ngân hàng nên tiến hành thường xuyên hơn các hoạt động thực tế,
khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại nơi sản xuất kinh doanh để có cái nhìn
sâu sắc nhất về doanh nghiệp.
2. Tăng cường các phương pháp thẩm định tài chính hiện đại
Trên cơ sở số liệu thông tin đã thu thập được thì việc lựa chọn phương thức tiến
hành, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lí thông tin một cách khoa học tiên tiến,
phù hợp với từng dự án cụ thể sẽ giúp cho việc thẩm định tài chính nhanh chóng, chính
xác, tin cậy hơn.
Từ những kết quả cũng như hạn chế đã chỉ ra cho thấy phương pháp thẩm định
phải mang đầy đủ mọi nội dung đề cập đến tất cả các vấn đề tài chính có liên quan khi
đứng trên góc độ ngân hàng. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện phương pháp hiện tại như
trong quá trình đánh giá chi tiết dự án hay trong việc phân tích so sánh, đối chiếu, dự báo
các chỉ tiêu cần đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ mọi nội dung, phân tích rủi
ro, đánh giá độ nhạy trên nhiều chỉ tiêu cùng với đó phân tích kỹ lưỡng trên từng khía
cạnh dựa trên những số liệu đã qua xử lí. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các phương pháp
đánh giá rủi ro như phân tích tình huống, phân tích xác suất để phân tích khách quan hơn
những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Đây là những phương pháp đòi hỏi nhiều thông
tin hơn nhưng kết quả lại rất đáng tin cậy. Qua phép mô phỏng cũng sẽ tự động tính toán
và phân phối xác suất cho các tình huống có thể xảy ra để từ đó làm căn cứ để tính toán
các chỉ tiêu kỳ vọng.
3. Tăng cường thẩm định thông tin khách hàng liên quan đến thẩm định tài chính dự
án
Gần đây công tác phân tích các chỉ tiêu định tính đã có sự quan tâm thích đáng
nhưng việc thực hiện nhiều khi vẫn chưa đạt yêu cầu như việc tìm hiểu thông tin doanh
nghiệp, định hướng, chiến lược phát triển mục tiêu doanh nghiệp, trình độ, năng lực,
chuyên môn của bộ máy quản lý vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thực hiện
và vận hành dự án, tức là ảnh hưởng đến dòng tiền dự án.
Thứ nhất là chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra định hướng phát triển của doanh
nghiệp, các cán bộ tín dụng phải xác định được vị trị hiện tại của doanh nghiệp trên thị
trường trong phạm vi ngành, lãnh thổ, qua đó tìm hiểu nội dung, sự phù hợp, các điểm
mạnh, yếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp về sản phẩm, sản xuất, nhân sự,
tài chính.... Các kế hoạch này cần đạt được sự phù hợp với nhiệm vụ của công ty cũng
như với môi trường kinh doanh, lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó cần đánh giá
môi trường hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá mức độ cạnh tranh,thị phần, đánh giá
mức hoạt động của ngành.
Nội dung thứ hai đó là thẩm định ban quản lý doanh nghiệp vì thực chất hoạt động
cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng chính là mối quan hệ giữa ngân hàng và bộ máy
quản lý, chính họ mới là người trực tiếp đưa ra kế hoạch và sử dụng nguồn vốn vay.
Ngoài việc thẩm tra năng lực pháp lí, tư cách của người đứng đầu, các cán bộ tín dụng
cũng cần phải nắm bắt được các thông tin về tư cách, danh tiếng, trình độ chuyên môn,
khả năng quản lý, tầm nhìn của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nhất là phải quan
tâm tới cơ cấu bộ máy và đội ngũ cán bộ kế cận được đào tạo để kế nhiệm bởi dự án
thường kéo dài trong nhiều năm và khả năng thay đổi nhân sự trong bộ máy quản lý là
hoàn toàn có thê xảy ra.
Để khai thác được nguồn thông tin này phụ thuộc rất nhiều và khả năng thu thập,
nắm bắt, đánh giá của cán bộ tín dụng.
4. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính
Hiện nay việc phân tích các chỉ tiêu định lượng hiệu quả tài chính dự án đã được
thực hiện khá đầy đủ và bài bản tuy nhiên những hạn chế trong việc xác định tổng vốn
đầu tư, dòng tiền, lãi suất chiết khấu, phân tích và đánh giá rủi ro.
Thứ nhất, trong cơ cấu tổng vốn đầu tư có rất nhiểu khoản mục, không chỉ thẩm
định sự đầy đủ mà quan trọng hơn hết là nguồn gốc và sự chính xác của chúng. Tính
chính xác tổng vốn đầu tư cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ
thuật của ngành, xem xét các dự án tương tự đã thực hiện trong thời gian gần nhất. Hiện
nay thường hay thiếu sót khoản vốn lưu động ròng và nguồn vốn dự phòng phục vụ cho
nhu cầu sản xuất của dự án. Việc dự tính thiếu vốn đầu tư làm phát sinh vốn trong quá
trình thực hiện và từ đó kéo dài thời gian dự án, ảnh hưởng đến cả ngân hàng lẫn doanh
nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành thẩm tra, ngân hàng cần chú ý tính toán cả nguồn vốn lưu
động ròng, đây là khoản chênh lệch giữa vốn lưu động (nguyên vật liệu, hàng tồn kho...)
và nợ ngắn hạn.
Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp do không đủ hoặc không đưa vốn tự có
tham gia vào dự án nên đã cố tình tăng các đơn giá và các khoản mục chi phí để tăng vốn
đầu tư, nếu ngân hàng không xem xét kỹ thì vô tình đã tài trợ vựơt quá mức yêu cầu, có
thể làm mất an toàn nguồn vốn.
Sự an toàn của các nguồn tài trợ cũng không kém phần quan trọng, phải xem xét
kỹ lưỡng cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của nguồn vốn thông qua việc yêu cầu minh bạch
tình hình tài chính của mỗi ngân hàng, đề ra trách nhiệm cụ thể nếu gây ảnh hưởng đến
tiến độ chung của dự án.
Thứ hai là vấn đề xác định dòng tiền, cần phải xác định rõ phương pháp tính dòng
tiền dựa trên góc độ ngân hàng, xác định rõ từng khoản mục trong dòng tiền ra và dòng
tiền vào. Dòng tiền ra bao gồm vốn đầu tư, vốn lưu động, trả nợ vay, hoàn trả vốn, giảm
các khoản chi trả... Dòng tiền vào bao gồm lợi nhuận sau thuế, vốn vay, khấu hao, thu
thanh lý, phần chưa khấu hao, thu vốn lưu động vào năm cuối đời dự án. Khi tính chi phí
của dự án vay vốn chi nhánh ngân hàng cần xem xét tất cả các chi phí có tể phát sinh đối
với dự án như: chi phí tiền thuê đất, tiền giải phóng mặt bằng, chi phí trả lãi vay... để từ
đó có biện pháp dự báo vôn dự phòng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần quan tâm tới cơ
cấu của chi phí đầu tư để dự án áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp, đối với phần chi phí
trước vận hành cần tách ra để tính thu hồi trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt
động chứ không nên tính gộp vào chi phí xây lắp. Mặt khác cán bộ thẩm định cũng phải
xem xét công nghệ áp dụng trong dự án, dự án có sử dụng công nghệ có sử dụng công
nghệ phù hợp với trình độ vận hành hay với quá trình sản xuất sản phẩm hay không, từ đó
đánh giá chất lượng cũng như thị trường tiêu thụ và khả năng có lãi của dự án.
Ngoài những vấn đề cơ bản thường được nhắc đến như trên, khi tính toán dòng
tiền cần có sự cân nhắc khi tính đến tác động của lạm phát, trượt giá vì yếu tố này có thể
tác động đến cả đầu vào và đầu ra của dự án. Như vậy tùy vào từng điều kiện thị trường
mà phải xác định được mức độ tác động này lên từng yếu tố, chúng có thể tự triệt tiêu
nhau nếu có tác động như nhau hoặc nếu khác thì chúng ta phải có những tính toán tăng
giảm doanh thu, chi phí phù hợp với đánh giá đó. Khi dự án chịu tác động của lạm phát,
trượt giá thì cần thiết phải xác định lại lãi suất chiết khấu thực của dự án cho phù hợp với
dòng tiền thực.
Một vấn đề còn tồn tại hiện nay trong tính chi phí của các dự án đó là việc thường
bỏ qua chi phí cơ hội của dự án, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của lãi suất chiết
khấu, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về vấn
đề này, vì vậy ngân hàng cần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước để có phương pháp tính
toán phù hợp, đảm bảo đánh giá đúng chi phí cơ hội.
Thứ ba là vấn đề lãi suất chiết khấu, thay vì việc chấp nhận lãi suất cho vay chính
là lãi suất chiết khấu, ngân hàng cần có sự điều chỉnh phù hợp dựa trên căn cứ về cơ cấu
vốn để tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền, nhất là khi dự án vay vốn đồng thời
ở nhiều ngân hàng, mỗi nơi lại đánh giá lãi suất chiết khấu khác nhau.
Thứ tư là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngoài việc đảm bảo sự chính xác
trong khâu tính toán và xây dựng dòng tiền thì cần đưa thêm 1 số chỉ tiêu để đánh giá như
chỉ tiêu điểm hoà vốn, chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu ROE của dự án.... để đảm bảo cho dự án
được xem xét một cách toàn diện, sâu sắc. Hệ thống các chỉ tiêu phải được tính toán dựa
trên nguyên tắc đảm bảo giá trị thời gian của tiền.
5. Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng và chất lượng công tác tổ chức thẩm định
Để xây dựng một đội ngũ cán bộ chất lượng trước hết cần yêu cầu tất cả mọi thành
viên tôn trọng và tuân thủ mọi quy định của ngân hàng đề ra về vấn đề nâng cao năng
lực,chuyên môn, về thái độ làm việc và về đạo đức nghề nghiệp.
Ngân hàng cần tăng cường tuyển dụng và đào tạo lớp cán bộ trẻ năng động, nhạy
bén, có trình độ kiến thức đồng thời phải quan tâm tới việc xây dựng các quy tắc, chuẩn
mực về trình độ cán bộ để làm tiêu chuận lựa chọn và có kế hoạch tổ chức các lớp tập
huấn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định tín dụng để kịp thời nắm bắt được những