Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Nghiên cứu và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đám mây riêng cho tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

---------------------------------------

NGUYỄN THÀNH CHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGUYỄN THÀNH CHÍ

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐÁM MÂY RIÊNG CHO TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN
THÔNG VIỆT NAM VNPT

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ : 8.48.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HOAN

HÀ NỘI – 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thành Chí


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT........................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VỀ HỆ CSDL VÀ ĐTĐM............................................ 3
Giới thiệu chƣơng 1................................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về điện toán đám mây, các dịch vụ trên nền điện toán đám mây....3
1.1.1. Tổng quan về điện toán đám mây............................................................... 3
1.1.2. Mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây................................................. 5
1.1.3. Các mô hình triển khai điện toán đám mây................................................. 8
1.2 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle................................................ 13

1.2.1. Giới thiệu Oracle Database....................................................................... 13
1.2.2. Cấu trúc Oracle 12c.................................................................................. 13
1.2.3. Các ƣu điểm của Cloud control................................................................ 17
Kết luận chƣơng 1................................................................................................ 20
Chƣơng 2 – PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TẠI TẬP
ĐOÀN VNPT.......................................................................................................... 21
Giới thiệu chƣơng 2.............................................................................................. 21
2.1. Tình trạng triển khai cơ sở dữ liệu đám mây trên thế giới..............................21
2.2. Hiện trạng hệ thống tại Tập đoàn VNPT........................................................ 23
2.2.1. Mô hình hệ thống...................................................................................... 23
2.2.2. Các hệ thống Cơ sở dữ liệu đang đƣợc sử dụng....................................... 25
2.3. Phân tích, thiết kế hệ cơ sở dữ liệu điện toán đám mây riêng.........................29
2.3.1. Ƣu điểm................................................................................................... 29
2.3.2. Nhƣợc điểm.............................................................................................. 30


iii
2.3.3. Các phƣơng án cải thiện........................................................................... 30
Kết luận chƣơng 2................................................................................................ 32
Chƣơng 3 – XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÁM MÂY RIÊNG TẠI
TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG............................................................ 33
Giới thiệu chƣơng 3.............................................................................................. 33
3.1. Giới thiệu....................................................................................................... 33
3.1.1. Kiến thức chung về hệ quản trị cơ sở dữ liệu............................................ 33
3.1.2. Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang đƣợc sử dụng tại Tập đoàn VNPT . 35

3.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu riêng bằng Oracle Cloud Control...............35
3.2.1. Các thành phần của Oracle Cloud Control................................................ 35
3.2.2. Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng Oracle Cloud Control................37
3.2.3. Quy trình xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đám mây riêng sử dụng phần mềm

Oracle Cloud Control.......................................................................................... 39
3.3. Thực nghiệm và đánh giá kết quả................................................................... 40
3.3.1. Cài đặt hệ quản trị CSDL và tác tử để quản lý.......................................... 40
3.3.2. Kết quả thực hiện tại Tập đoàn VNPT...................................................... 52
Kết luận chƣơng 3................................................................................................ 55
KẾT LUẬN............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 57


iv

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Agent
CNTT
Cloud
CSDL
DB

Datab

ĐTĐM

Cloud

IaaS

Infras


IBM

Intern

IDC

Intern

IEEE

Institu

Electr
LAN

Local

OEM

Oracl

RDBMS

Relat

Syste
QTCSDL


v


PaaS

Platfo

SaaS

Softw

SLA

Servi

SQL

Struc

TCP

Trans

TCP/IP

Trans

Intern
UDP

User


VNPT

Vietn

Telec
VPN

Virtua


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Danh mục các cơ sở dữ liệu tại IDC Nam Thăng Long......................... 25
Bảng 2. 2: Danh mục các cơ sở dữ liệu tại IDC An Đồn......................................... 26
Bảng 2. 3: Danh mục các cơ sở dữ liệu tại IDC Tân Thuận.................................... 26


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Thành phần điện toán đám mây................................................................. 4
Hình 1.2: Mô hình dịch vụ của điện toán đám mây................................................... 5
Hình 1.3: Phần mềm hoạt động nhƣ dịch vụ............................................................. 6
Hình 1.4: Nền tảng hoạt động nhƣ dịch vụ............................................................... 7
Hình 1.5: Hạ tầng hoạt động nhƣ dịch vụ................................................................. 8
Hình 1.6: Mô hình đám mây công cộng.................................................................... 9
Hình 1.7: Mô hình đám mây riêng.......................................................................... 10
Hình 1.8: Mô hình đám mây lai............................................................................... 11
Hình 1.9: Mô hình đám mây cộng đồng.................................................................. 12

Hình 1.10: Cấu trúc Oracle 11g............................................................................... 14
Hình 1.11: Cấu trúc Oracle 12c............................................................................... 15
Hình 1.12: Cấu trúc lƣu trữ Oracle 12c................................................................... 16
Hình 2.2: Mô hình hệ thống tại IDC Nam Thăng Long........................................... 24
Hình 2.4: Mô hình hệ thống tại IDC An Đồn.......................................................... 24
Hình 2.6: Mô hình hệ thống tại IDC Tân Thuận...................................................... 25
Hình 2.7: Hệ thống theo dõi DB bằng Oracle......................................................... 27
Hình 2.8: SQL Monitor........................................................................................... 27
Hình 2.9: Theo dõi thời lƣợng của các câu lệnh..................................................... 28
Hình 2.10: Thời điểm bắt đầu / kết thúc câu lệnh.................................................... 28
Hình 2.11: Chi tiết câu lệnh SQL............................................................................ 29
Hình 3.1: Các thành phần của Oracle Cloud Control.............................................. 36
Hình 3.2: Tải về Oracle Database 12c..................................................................... 41
Hình 3.3: Các file đã tải về...................................................................................... 41
Hình 3.4: Cài đặt trên Windows.............................................................................. 42
Hình 3.5: Cài đặt và tạo database Oracle................................................................. 42
Hình 3.6: Các bƣớc cài Oracle Database 12c.......................................................... 43
Hình 3.7: Tạo mới một Windows user..................................................................... 43
Hình 3.8: Cài đặt plugin.......................................................................................... 44


viii
Hình 3.9: Thiết lập bộ nhớ...................................................................................... 44
Hình 3.10: Thiết lập bộ mã hóa............................................................................... 45
Hình 3.11: Thiết lập mật khẩu cho ngƣời dùng....................................................... 45
Hình 3.12: Triển khai từ EM12C............................................................................. 46
Hình 3.13: Thêm máy mục tiêu thủ thông............................................................... 46
Hình 3.14: Điền hostname/IP, chọn platform.......................................................... 47
Hình 3.15: Tạo mới Named Credential................................................................... 47
Hình 3.16: Mở port giữa 2 hệ thống........................................................................ 48

Hình 3.17: Deploy Agent........................................................................................ 48
Hình 3.18: Quá trình deploy.................................................................................... 49
Hình 3.19: Chạy script root.sh................................................................................. 49
Hình 3.20: Add Targets Using Guided Process........................................................ 50
Hình 3.21: Nhập tên server vừa deploy agent......................................................... 50
Hình 3.22: EM12 tìm ra các đối tƣợng đang chạy trên server................................50
Hình 3.23: Kiểm tra lại thông tin và thêm vào hệ thống.......................................... 51
Hình 3.24: Kết quả triển khai tác tử........................................................................ 51
Hình 3.25: Giao diện quản trị các sự cố (Incident Manager)................................... 52
Hình 3.26: Danh sách các cơ sở dữ liệu đƣợc quản lý............................................ 52
Hình 3.27: Quản trị một cơ sở dữ liệu cụ thể.......................................................... 53
Hình 3.28: Quản lý hiệu năng (Performance) trong thời gian thực.........................53
Hình 3.29: Cấp phát cơ sở dữ liệu........................................................................... 54
Hình 3.30: Tính chi phí trên cơ sở dữ liệu cấp phát................................................. 54


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt, hiệu quả dữ
liệu của riêng công ty cũng nhƣ dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài
toán đƣợc ƣu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể
quản lý đƣợc nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tƣ, tính toán rất
nhiều loại chi phí nhƣ chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị
viên, chi phí bảo trì, sửa chữa, Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng,
nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng nhƣ tính sẵn sàng cao
của dữ liệu.
Với nỗ lực để giảm thiểu thời gian mà các chuyên gia dữ liệu đáp ứng các
yêu cầu của ngƣời dùng với các nhiệm vụ "cơ sở dữ liệu, bản sao, cơ sở dữ liệu,
bản sao" liên tục một số tổ chức đang vay mƣợn các khái niệm tự phục vụ từ lĩnh

vực điện toán đám mây và chuyển hƣớng tới một mô hình cơ sở dữ liệu là một dịch
vụ hoặc DbaaS (database-as-a-service), ở đó những ngƣời dùng có thể chỉ cần
"chạy vào đám mây" và lấy một cơ sở dữ liệu khi cần thiết. Đó là một ý tƣởng hấp
dẫn đặc biệt với những ngƣời dùng cuối. Những ngƣời phát triển hệ thống và phần
mềm thích sự kiểm soát mà họ đã có đƣợc với các khả năng tự phục vụ của DBaaS.
Thay vì chờ đợi họ có thể yêu cầu và cung cấp tài nguyên nhanh chóng giữ cho
công việc của họ tiếp tục và các ý tƣởng của họ tƣơi mới.
Vì những lẽ đó, kết hợp với tình hình thực tế công việc của bản thân, học
viên xin chọn đề tài "Nghiên cứu và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đám mây riêng
cho tập đoàn Bƣu chính Viễn thông việt nam VNPT" làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
Với đặc trƣng công việc, học viên sẽ nghiên cứu các kiến thức về điện toán
đám mây, cơ sở dữ liệu và việc kết hợp cơ sở dữ liệu với điện toán đám mây.
Dựa vào kiến thức cá nhân cũng nhƣ đặc thù công việc, học viên sẽ nêu ra
các mô hình điện toán đám mây, mô hình cung cấp dịch vụ và đề ra phƣơng án xây


2
dựng hệ cơ sở dữ liệu đám mây riêng. Bên cạnh đó, học viên sẽ tập trung vào việc
nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đám mây riêng sử dụng phần mềm của
hãng Oracle cho Tập đoàn VNPT, phục vụ trực tiếp cho quá trình công tác.
Đề tài nghiên cứu của học viên đƣợc thực hiện tại Tập đoàn VNPT, nơi học
viên đang công tác. Về mặt lý luận, học viên sẽ tận dụng các tài liệu hƣớng dẫn sử
dụng phần mềm do công ty sản xuất phần mềm cung cấp; vận dụng các kiến thức về
hệ thống Công nghệ Thông tin đã học và tích lũy qua tiến trình làm việc; kết hợp
với việc trao đổi, thảo luận với giảng viên hƣớng dẫn, chúng ta học, đồng nghiệp và
những ngƣời có kiến thức về các vấn đề liên quan. Về mặt thực tiễn, học viên sẽ
tiến hành cài đặt phần mềm trên các hệ thống máy tính trong môi trƣờng thử
nghiệm dƣới dạng các bài lab, máy ảo; cài đặt các phần mềm trong môi trƣờng thực
tế; sẵn sàng đƣa vào sử dụng khi đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ; tiến hành

quản trị, theo dõi, giám sát, điều khiển, báo cáo trên các hệ thống đã cài đặt và đào
tạo, chuyển giao công nghệ.
Đây là một đề tài mới, có tính ứng dụng cao, đòi hỏi sự tập trung nghiên cứu
cao độ và nền tảng kiến thức vững chắc, cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu thích
hợp. Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn đề tài này vẫn cần nhận đƣợc những lời góp
ý của thầy cô. Học viên xin chân thành tiếp thu các ý kiến và trân trọng cảm ơn!


3

Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VỀ HỆ CSDL VÀ ĐTĐM
Giới thiệu chƣơng 1
Trong chƣơng này, học viên sẽ đề cập ngắn gọn về:
Tổng quan về điện toán đám mây, các dịch vụ trên nền điện toán đám mây.
Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle.
+

Các thành phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

+

Các ƣu điểm của Oracle Cloud Control

1.1. Tổng quan về điện toán đám mây, các dịch vụ trên nền điện
toán đám mây
1.1.1. Tổng quan về điện toán đám mây
Điện toán đám mây, còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình tính toán sử
dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.
Thuật ngữ "Điện toán đám mây" ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về
một trào lƣu mới, mà để khái quát lại các hƣớng phát triển của cơ sở hạ tầng CNTT

vốn đã và đang diễn ra từ những năm qua. Quan niệm này có thể đƣợc diễn giải một
cách đơn giản: các nguồn tính toán khổng lồ nhƣ các phần cứng (máy chủ ), phần
mềm, và các dịch vụ (chƣơng trình ứng dụng), … sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám
mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để
mọi ngƣời kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.
Nói cách khác, ở mô hình tính toán này, mọi khả năng liên quan đến công
nghệ thông tin đều đƣợc cung cấp dƣới dạng các "dịch vụ", cho phép ngƣời sử
dụng truy cập các dịch vụ công nghệ thông tin từ một nhà cung cấp nào đó "trong
đám mây" mà không cần phải biết về công nghệ đó, cũng nhƣ không cần quan tâm
đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.


4
Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE, “Điện toán đám mây là hình mẫu trong
đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được
được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải
trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, …".

Hình 1.1: Thành phần điện toán đám mây

Điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lƣới trong
thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu và phần mềm dịch vụ.


5

1.1.2. Mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây

Hình 1.2: Mô hình dịch vụ của điện toán đám mây


Phần mềm hoạt động nhƣ dịch vụ
Phần mềm hoạt động hướng dịch vụ hoặc gọi tắt là Phần mềm dịch vụ, là mô
hình triển khai phần mềm, một nhánh của điện toán đám mây, theo đó các nhà cung
cấp phần mềm nhƣ là các dịch vụ theo yêu cầu cho khách hàng. Theo định nghĩa
của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC là: "phần mềm hoạt động trên web, đƣợc quản lý
bởi nhà cung cấp và cho phép ngƣời sử dụng truy cập từ xa".


6

Hình 1.3: Phần mềm hoạt động nhƣ dịch vụ

Nền tảng hƣớng một dịch vụ
Đây cũng là một biến thể của SaaS nhƣng mô hình này là một nhánh của
điện toán đám mây (cloud computing), mang đến môi trƣờng phát triển nhƣ một
dịch vụ: ngƣời sử dụng xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung
cấp và phân phối tới ngƣời sử dụng thông qua máy chủ của nhà cung cấp đó.
Ngƣời sử dụng sẽ không hoàn toàn đƣợc tự do vì bị ràng buộc về mă ̣t thiết kế và
công nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của Salesforce.com,
Google App Engine, Yahoo Pipes …


7

Hình 1.4: Nền tảng hoạt động nhƣ dịch vụ

Hạ tầng hƣớng dịch vụ
Infrastructure as a service Là tầng thấp nhất của ĐTĐM, nơi tập hợp các tài
sản vật lý nhƣ các phần cứng máy chủ, hệ thống lƣu trữ và các thiết bị mạng, đƣợc
chia sẽ và cung cấp dƣới dạng dịch vụ IaaS cho các tổ chức hay doanh nghiệp khác

nhau. Cũng giống nhƣ dịch vụ PaaS, ảo hóa là công nghệ đƣợc sử dụng rộng rãi để
tạo ra cơ chế chia sẽ và phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu. Ví dụ về các
dịch vụ IaaS nhƣ IBM BlueHouse, Vmware, Amazon EC2, Microsoft Azure
Platform, Sun Parascale Cloud Storage…


8

Hình 1.5: Hạ tầng hoạt động nhƣ dịch vụ

1.1.3. Các mô hình triển khai điện toán đám mây
Có 4 mô hình triển khai chính đám mây đó là: Đám mây công cộng, đám
mây riêng đám mây lai và đám mây cộng đồng.
Đám mây công cộng: Các dịch vụ Cloud đƣợc nhà cung cấp dịch vụ cung
cấp cho mọi ngƣời sử dụng rộng rãi. Các dịch vụ đƣợc cung cấp và quản lý bởi một
nhà cung cấp dịch vụ và các ứng dụng của ngƣời dùng đều nằm trên hệ thống
Cloud.
Các tài nguyên trong đám mây sẽ đƣợc cấp phát động, Các dịch vụ đƣợc
cung cấp thông qua môi trƣờng internet. Khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ đƣợc lợi là
chi phí đầu tƣ thấp, giảm thiểu rủi ro do nhà cung cấp dịch vụ đã gánh vác nhiệm
vụ quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, bảo mật ngoài ra đám mây công cộng còn cung
cấp khả năng co giãn theo yêu cầu của ngƣời sử dụng.


9

Hình 1.6: Mô hình đám mây công cộng

Public Cloud có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và vấn
đề an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ Cloud, do

nhà cung cấp dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho khách
hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan
trọng của mình khi sử dụng dịch vụ Cloud.
Đám mây riêng: Đám mây riêng và các đám mây nội bộ là thuật ngữ đƣợc
sử dụng để cập đến điện toán đám mây chạy trên mạng riêng. Trong đó sử dụng thế
mạnh của công nghệ ảo hóa để thực hiện việc quản lý các tài nguyên, cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ trong đám mây riêng đƣợc xây dựng để phục vụ cho một tổ chức
(doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động kiểm
soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lƣợng dịch vụ. Doanh nghiệp sở hữu cơ
sở hạ tầng và quản lý các ứng dụng đƣợc triển khai trên đó.


10

Hình 1.7: Mô hình đám mây riêng

Đám mây riêng có thể đƣợc xây dựng và quản lý bởi chính đội ngũ IT của
doanh nghiệp hoặc có thể thuê một nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công việc này.
Đám mây lai: Ý tƣởng hình thành của đám mây lai đó là việc triển khai đám
mây dựa trên ƣu điểm của đám mây riêng và đám mây công cộng. Với đám mây
công cộng dễ áp dụng, chi phí thấp nhƣng không an toàn Ngƣợc lại, Private Cloud
an toàn hơn nhƣng tốn chi phí và khó áp dụng.


11

Hình 1.8: Mô hình đám mây lai

Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó
doanh nghiệp sẽ “Out-Source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan

trọng, sử dụng các dịch vụ Public Cloud để giải quyết và xử lý các dữ liệu này.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giữ lại các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu tối quan
trọng trong tầm kiểm soát (Private Cloud).
Đám mây cộng đồng: Đám mây cộng đồng đƣợc xây dựng nhằm mục đích
chia sẻ hạ tầng giữa các tổ chức (doanh nghiệp). Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động
trong cùng lĩnh vực y tế có thể chia sẻ chung đám mây. Tuy nhiên để xây dựng đám
mây công đồng thì ngoài việc cùng chung lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì các
doanh nghiệp cần phải có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣ có cùng mối quan tâm chung
về bảo mật, …Khi đó các doanh nghiệp này sẽ nhóm họp nhau lại để cùng xây dụng
đám mây cộng đồng chung nhằm phục vụ cho chính các doanh nghiệp của họ.


12

Hình 1.9: Mô hình đám mây cộng đồng

Khi triển khai điện toán đám mây cộng đồng các doanh nghiệp thực hiện
quản lý theo nhiều cách.
Các doanh nghiệp có thể nhóm họp nhau lại và cùng tham gia quản lý đám
mây bằng chính nguồn lực của họ.
Nếu triển khai đám mây dựa trên nền tảng nhà cung cấp thứ ba thì họ có thể
lựa nguồn lực bên ngoài để tiến hành quản lý.
Đám mây cộng đồng có thể liên quan tới nhiều tổ chức doanh nghiệp, các
doanh nghiệp này có thể có nhiều chi nhánh, do vậy để thực hiện quản lý có hiệu
quả cần phải chỉ định ngƣời (nhóm) quản lý đám mây phải là ngƣời (nhóm) đứng
đầu các tổ chức doanh nghiệp. Họ phải có trách nhiều đôn đốc, kết hợp với các nhà
quản lý chi nhánh để cùng tham gia quản lý đám mây cộng đồng.
Thiết lập, chạy và điều hành điện đám mây cộng đồng một chút giống nhƣ
điều hành bệnh viện, trƣờng học vì vậy chắc hẳn sẽ xuất hiện những vấn đề và
những rủi ro, ngƣời điều hành cần phải có một kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu và

xử lý những vấn đề phát sinh gặp phải.


13
Quá trình xây dựng và triển khai đám mây cộng đồng là tốn kém hơn nhƣng
nó đáp ứng đƣợc sự riêng tƣ, an ninh và có thể thiết lập các quy tắc để tuân thủ các
chính sách thực hiện quản lý đám mây giữa các doanh nghiệp.

1.2 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
1.2.1. Giới thiệu Oracle Database
Cơ sở dữ liệu Oracle (Oracle Database) là loại cơ sở dữ liệu quan hệ, trong
đó toàn bộ dữ liệu đƣợc lƣu trong các bảng 2 chiều bao gồm các hàng và cột, cho
phép bạn lƣu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu một cách hiệu quả.
Cơ sở dữ liệu Oracle bao gồm các cấu trúc vật lý và luận lý đƣợc dùng để
lƣu trữ thông tin hệ thống, thông tin ngƣời dùng và thông tin điều khiển. Bởi vì hai
loại cấu trúc này tách biệt nhau, nên việc lƣu trữ dữ liệu vật lý có thể đƣợc quản lý
mà không ảnh hƣởng đến việc truy xuất các cấu trúc luận lý.
Oracle cung cấp một phần mềm dùng để quản lý cơ sở dữ liệu này, gọi là
Oracle Database Server.
Oracle Database Server và Oracle Database đƣợc gọi chung là Hệ Cơ sở dữ
liệu Oracle (Oracle Database System). Tuy nhiên, để cho gọn, chúng ta vẫn
thƣờng dùng từ “Oracle Database” để chỉ Oracle Database System.

1.2.2. Cấu trúc Oracle 12c
Trƣớc hết chúng ta cần so sánh cấu trúc Oracle 11g và 12c
Cấu trúc Oracle bao gồm: Phần mềm Oracle và các Database
ORACLE 11G: Sau khi cài đặt phần mềm Oracle Database 11g bạn có thể
tạo một hoặc nhiều Database (Thông thƣờng bạn chỉ cần tạo một Database). Trong
mỗi Database bạn có thể tạo một hoặc nhiều SCHEMA, mỗi SCHEMA là hệ thống
các bảng, và các đối tƣợng nhƣ function (hàm), procedure (thủ tục), package, ...

Cấu trúc của Oracle 11g giống hình minh họa dƣới đây:


14

Hình 1.10: Cấu trúc Oracle 11g

ORACLE 12C: Oracle 12c thực sự có sự thay đổi căn bản về cấu trúc so
với Oracle 11g. Oracle 12c thực sự là một cơ sở dữ liệu đám mây.
Khái niệm database trong 11g tƣơng ứng với khái niệm Container Database
(CDB) trong 12c. Cụ thể sau khi cài đặt phần mềmOracle 12c bạn có thể tạo 1 hoặc
nhiều Container Database (CDB). (Thực tế là chỉ cần 1).
Trong Oracle 12C có một khái niệm mới là CDB$ROOT (Hoặc gọi là CDB
Root), CDB$Root là một Plugin Database đặc biệt), là một đối tƣợng nằm trong
CDB. Các SCHEMA có thể gắn vào trên CDB$ROOT. Hoặc có các Plugin
Database (PDB) thông thƣờng khác có gắn vào CDB$ROOT. Mỗi Plugin
Database chứa 0 hoặc nhiều SCHEMA.


15

Hình 1.11: Cấu trúc Oracle 12c

PDB$SEED là một Plugin database mẫu (Template) nó đƣợc sử dụng để
làm mẫu (mặc định) để tạo ra một Plugin Database mới. Tất nhiên bạn có thể lấy
một Plugin Database bất kỳ nào đó làm mẫu để tạo ra một Plugin Database mới.
Về mặt lƣu trữ trên ổ cứng, Oracle 12c có cấu trúc nhƣ hình dƣới đây:



×