Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.82 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ
GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Đức
Giang
2.1.1.1.Quá trình hình thành của công ty cổ phần may Đức Giang
-Tên công ty: Công ty cổ phần may Đức Giang
-Tên giao dịch quốc tế: DUGARCO
-Địa điểm: 59 phố Đức Giang-Quận Long Biên-Thành phố Hà Nội
-Ngày tháng năm thành lập: Công ty được thành lập vào 2/5/1989. Khi
mới thành lập công ty chỉ là một xí nghiệp sản xuất-dịch vụ may trực thuộc Liên
hiệp sản xuất-xuất nhập khẩu may của Bộ Công Nghiệp nhẹ.
-Qui mô của công ty: Khi mới thành lập công ty có qui mô nhỏ, khoảng
300 công nhân trên một cơ sở kho vật tư may tại thị trấn Đức Giang. Tài sản chỉ
gồm 5 nhà kho cũ, trên 100 máy may cũ Liên Xô và một đội xe vận tải với 7 đầu
xe với số vốn ban đầu chỉ có 1,2 tỷ.
2.1.1.2.Quá trình phát triển của công ty may Đức Giang
Trong gần 20 năm hoạt động, công ty cổ phần may Đức Giang đã liên tục
phát triển và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của dệt may Việt Nam.
Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành các giai đoạn phát triển như
sau:
2.1.1.1.1.Giai đoạn từ ngày 12/12/1992 đến ngày 13/9/2005
-Ngày 12/12/1992: Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ kí quyết định số
1274/CNn-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp thành Công ty may Đức Giang. Công ty
may Đức Giang là một đơn vị thành viên của Liên hiệp sản xuất-xuất nhập khẩu
may thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ. Năm 1993, công ty đã trở thành một doanh
nghiệp nhà nước có con dấu riêng. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số
108085/GP. Từ đây, công ty may Đức Giang lấy tên là công ty xuất nhập khẩu
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
may mặc Đức Giang (Đức Giang Import-Export Garment Company) gọi tắt là
DUGACO


-Trong giai đoạn này công ty không ngừng phát triển:
+ Công ty đã đầu tư xây mới hai nhà xưởng hiện đại tại khuôn viên Công
ty, tăng nhanh năng lực sản xuất. Từ một xưởng nhỏ ban đầu, đến nay tai khuôn
viên công ty ở 59 phố Đức Giang Hà Nội đã có:
 6 xí nghiệp may
 1 xí nghiệp thêu
 1 xí nghiệp giặt mài
 1 xí nghiệp bao bì cac-tông
+Công ty đã đầu tư thành lập 3 công ty liên doanh tại các tỉnh:
 Công ty may - xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Thành ở tỉnh
Bắc Ninh
 Công ty may Hưng Nhân ở tỉnh Thái Bình
 Công ty may-xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Thanh ở tỉnh
Thanh Hoá.
-Chỉ tính riêng công ty Đức Giang, mặt bằng của công ty rộng 4,5 ha với
trên 3000 máy may công nghiệp của Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và
Mỹ.
-Tổng số lao động làm việc tại công ty là 3400 người (tính đến cuối tháng
12/2005). Trong đó hầu hết các cán bộ công nhân viên làm các công tác quản lý
kinh tế và quản lý kỹ thuật đều tốt nghiệp Đại học-Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp. Công nhân sản xuất đều được đào tạo tại các trường công nhân
kĩ thuật may.Ngoài ra công ty còn có 5000 lao động làm việc ở 3 công ty liên
doanh ở các tỉnh thành trong nước.
2.1.1.1.2.Giai đoạn từ ngày 13/9/2005 đến nay
-Ngày 13-9-2005 Bộ trưởng Công Nghiệp kí quyết định số 2882/QĐ-
TCCB chuyển Công ty May Đức Giang thành Công ty cổ phần May Đức
Giang.
2
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
2

GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Công ty may Đức Giang đã tích cực chuấn bị các công việc phục vụ
cho quá trình tiến hành cổ phần hóa của công ty. Đến ngày 1/1/2006 công
ty đã chính thức hoạt động theo qui chế cổ phần trong đó phần vốn nhà
nước chiểm 51% vốn điều lệ và là một trong những công ty may đầu tiên
trong cả nước hoàn thành công tác cổ phần hóa theo chủ trương của nhà
nước.
-Hiện nay số cán bộ công nhân viên của Công ty và các đơn vị liên
doanh gần 8500 người trong đó các xí nghiệp may tại công ty là:
+ Xí nghiệp may 1: 425 người
+ Xí nghiệp may 2: 515 người
+ Xí nghiệp may 4: 450 người
+ Xí nghiệp may 6: 430 người
+ Xí nghiệp may 8: 605 người
+ Xí nghiệp may 9: 430 người
- Năng lực sản xuất mỗi năm của công ty khoảng 7 triệu sơ- mi, 3
triệu jacket và hơn 1 triệu quần âu.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần may
Đức Giang
2.1.2.1.Chức năng của công ty cổ phẩn may Đức Giang
Công ty cổ phần may Đức Giang khi mới được thành lập là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty may Việt Nam. Chức năng chủ
yếu của công ty cổ phần may Đức Giang bao gồm:
- Thực hiện việc sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực may mặc đồng
thời có thể sản xuất gia công các loại sản phẩm được nhà nước cho phép và
theo đúng lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà công ty đã đăng kí.
- Công ty được phép tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty vừa
là đơn vị sản xuất và vừa là đơn vị được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt
hàng và dịch vụ may.
3

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
3
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
- Công ty tiến hành hạch toán độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng để
thực hiện việc giao dịch theo qui định của pháp luật.
2.1.2.2.Nhiệm vụ của công ty cổ phần may Đức Giang
Theo qui định của nhà nước thì công ty cổ phần may Đức Giang có những
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo
đúng ngánh nghề được qui định và theo đúng mục đích thành lập công ty.
- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của công ty và
nhiệm vụ do Tập đoàn dệt may Việt Nam giao.
- Chủ động tìm hiểu thị trường, tím kiếm khách hàng ký kết các hợp đồng
kinh tế tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tiến hành xây dựng các kế hoạch sản xuất, kỹ
thuật, tài chính dài hạn, kế hoạch tác nghiệp và tổ chức thực hiện các kế hoạch
đó.
- Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc xuất nhập
khẩu theo hợp đồng đã ký, xuất khẩu ủy thác qua các đơn vị được phép xuất
nhập khẩu.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.
- Thực hiện phân phối kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa
khoa học kĩ thuật cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
của công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
- Công ty có nhiệm vụ báo cáo, thống kê kế toán đúng theo chế độ kiểm
toán và các chế độ khác của nhà nước, báo cáo định kỳ theo qui định của Tập
đoàn và nhà nước cũng như chịu trách nhiệm về tính sát thực của nó, chịu sự
kiểm tra của Tập đoàn. Đồng thời, công ty phải tuân thủ theo các quy định thanh

tra của cơ quan tài chính và các cơ quan thẩm quyền.
- Ngoài ra, công ty có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản khác theo qui định
của nhà nước.
4
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
4
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
2.1.3.Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của công ty
2.1.3.1.Cơ cấu bộ máy quản trị:
Công ty cổ phần may Đức Giang là một công ty lớn cho nên bộ máy quản
trị của công ty khá phức tạp. Công ty hình thành 5 cấp quản trị và cấp dưới sẽ
nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên và báo cáo công việc của mình trực tiếp lên cấp
trên như sơ đồ bộ máy quản trị
2.1.3.1.1.Cơ quan Tổng giám đốc:
Gồm có Tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc
*Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
*Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: do Tổng giám đốc bổ nhiệm,
miễn nhiệm. Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc trong việc điều
hành sản xuất và giám sát kĩ thuật.
*Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu: Chức danh quản trị này cũng do
Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu có
trách nhiệm giúp Tổng giám đốc trong việc thiết lập các mối quan hệ giao
dịch với bạn hàng, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu cũng như triển khai các
nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
2.1.3.1.2.Các phòng ban chức năng
Các phòng ban chức năng trong công ty có nhiệm vụ giúp việc cho cho Tổng
Giám Đốc. Trong công ty cổ phần may Đức Giang thì nó bao gồm những phòng
ban chức năng sau:

*Văn phòng tổng hợp: nhiệm vụ là tham mưu cho Tổng Giám Đốc và
soạn thảo các văn bản hợp đồng, quản lý hành chính, nhân sự, tiền lương, bảo
hiểm của công ty, công tác vệ sinh và lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán
bộ công nhân viên bảo vệ an toàn cho công ty (chỉ đạo công tác phòng cháy
nổ và trật tự trị an).
5
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
5
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
*Phòng kế hoạch đầu tư: Nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về kế
hoạch chiến lược xuất nhập khẩu và tiến hành triển khai các kế hoạch nghiệp
vụ xuất nhập khẩu.
*Phòng kỹ thuật: Phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho cơ quan Tổng
giám đốc về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vận
hành máy móc…
*Phòng tài chính kế toán: Phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng
Giám Đốc các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra phòng này sẽ thay
mặt Tổng giám đốc quản lý mọi mặt hoạt động của công ty về lĩnh vực tài
chính, trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán hiệu quả sản xuất kinh
doanh trong các kỳ báo cáo cũng như đảm bảo vốn cho công ty tiến hành
kinh doanh đạt hiệu quả cao.
*Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phòng này có nhiệm vụ có trách
nhiệm trong việc ký kết các hợp đồng, tìm kiếm đơn hàng, nghiên cứu mở
rộng thị trường nước ngoài và các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu.
*Phòng kinh doanh tổng hợp: Nhiệm vụ của phòng này là nghiên cứu mẫu
mã chào hàng, nắm bắt nhu cầu thị trường, đẩy mạnh khâu tiếp thị và bán
hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm.
*Phòng ISO: Nhiệm vụ của phòng này là theo dõi giám sát chất lượng của
hàng hóa đạt theo chỉ tiêu qui định của Cục đo lường chất lượng để đảm bảo
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cụ thể là quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, quản lý môi trường ISO
14001-2004, áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm SA 8000.
6
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
6
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Hình 2. : Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty cổ phần may
7
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
7
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
*Phòng cơ điện: Phòng này có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của toàn bộ
máy móc thiết bị của công ty và các công ty vệ tinh, sửa chữa bảo dưỡng
thiết bị cũng như điều chuyển thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất trong toàn
công ty.
Mỗi phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ riêng của mình và phải
thường xuyên phối hợp làm việc với nhau để hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty được diễn ra thuận lợi. Các phòng ban thường xuyên liên lạc với
nhau thông qua mạng lan trong công ty.
2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
2.1.3.2.1.Các xí nghiệp may liên hoàn
Cả 6 xí nghiệp cắt may đứng đầu đều là các giám đốc xí nghiệp có nhiệm
vụ quản lý, điều hành xí nghiệp của mình và chịu trách nhiệm trước cấp trên
trực tiếp của mình. Sau giám đốc mỗi xí nghiệp đều có 2 trưởng ca, dưới trưởng
ca thì có tổ trưởng. Trong đó xí nghiệp 1, 6 là sản xuất mặt hàng áo Jacket còn
2, 4, 8, 9 là sản xuất mặt hàng áo sơ mi. Nhiệm vụ chính của các xí nghiệp may
này là tổ chức và thực hiện qui trình công nghệ sản xuất từ công đoạn cắt đến
may hoàn chỉnh sản phẩm, đảm bảo cho sản phẩm của mình đạt được các tiêu
chuẩn chất lượng, kĩ thuật yêu cầu.
2.1.3.2.2.Các xí nghiệp phụ trợ

Các xí nghiệp phụ trợ đều tổ chức bộ máy quản lý giống như xí nghiệp
may nhưng mỗi xí nghiệp này có nhiệm vụ riêng:
- Xí nghiệp thêu điện tử: được trang bị dàn máy thêu hiện đại của Nhật
Bản với công nghệ mới, năng suất cao. Xí nghiệp thêu có nhiệm vụ thêu vải sau
khi được cắt hoặc sau khi may để trang trí cho sản phẩm. Ngoài ra xí nghiệp
thêu này còn thực hiện các hợp đồng thêu từ các đơn vị bên ngoài.
- Xí nghiệp giặt mài: Công ty tổ chức hẳn một xí nghiệp giặt mài riêng
cho mình với một dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất của công ty đáp ứng những đơn đặt hàng lớn, yêu cầu thời gian gấp
8
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
8
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
gáp. Xí nghiệp có nhiệm vụ giặt, mài các sản phẩm theo từng đơn đặt hàng của
khách hàng.
- Xí nghiệp bao bì các tông: Do đặc điểm các sản phẩm của công ty sau
khi hoàn thành, đạt tiêu chuẩn chất lượng và số lượng đưa vào kho sau đó tiến
hành giặt là rồi đóng gói giao cho khách hàng. Bởi vậy công ty tổ chức cho
mình một xí nghiệp bao bì cactông để đóng gói các sản phẩm của mình.
2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
2.1.4.1.Tình hình sản xuất của công ty cổ phần may Đức Giang
Trong thời gian qua, mặt hàng áo sơ mi, áo Jacket là những mặt hàng
truyền thống của công ty. Đây là những sản phẩm mà công ty tiến hành sản xuất
quanh năm với số lượng lớn đồng thời cũng là mặt hàng mà công ty giành được
những đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Ngoài ra công ty còn sản xuất áo măng
tô, váy, áo budong, quần váy, quần sooc váy, quần lửng, quần kaki….. Trên thị
trường nội địa công ty cũng đang tham gia vào thị trường cung cấp đồng phục
cho các công ty.
Bảng 2. : Năng lực sản xuất của công ty cổ phần may Đức Giang
Sản phẩm

Năm 2005 Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng
(nghìn chiếc)
Tỷ
trọng
(%)
Sản lượng
(nghìn chiếc)
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
(nghìn chiếc)
Tỷ trọng
(%)
Áo Jacket các loại 2.851
31
2.983 29 3.188 28
Áo sơ mi các loại 5.043
55
6.112 59 7.007 61
Các loại khác 1.183
14
1.295 12 1.275 11
Tổng cộng 9.077 100 10.390 100 11.470 100
(Nguồn từ phòng kế hoạch vật tư)
Từ bảng ta thấy tỉ trọng sản xuất áo sơ mi tăng dần theo thời gian, còn áo
jacket và các loại khác có tỉ trọng giảm dần. Điều này cho thấy công ty đang tập
trung sản xuất chủ yếu vào mặt hàng áo sơ mi còn lượng áo jacket và các loại
khác giảm dần. Nguyên nhân là mặt hàng áo sơ mi của công ty đang ngày càng

được khách hàng ưa chuộng và tìm đến đặt hàng công ty. Sản phẩm của công ty
sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu, phần tiêu thụ trong nước là rất ít. Hiện tại,
9
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
9
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
trên thị trường nội địa, nhằm tăng doanh thu nội địa và tìm chỗ đứng vững chắc
cho mình công ty đã bắt đầu tiến hành thiết kế và sản xuất đồng phục cho các
công ty, có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn mà nhiều năm qua các doanh
nghiệp may của chúng ta còn bỏ ngỏ.
Nhìn chung thì năng lực sản xuất của công ty tăng dần lên theo từng năm,
nếu như năm 2005 sản xuất được 9.077 sản phẩm thì năm 2006 là 10.390 sản
phẩm tăng 15% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tổng sản phẩm của công ty
là 11.470 chiếc so với năm 2006 thì tăng 10%.
2.1.4.2.Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần may Đức Giang trong vài năm
gần đây
Công ty cổ phần may Đức Giang là một công ty làm ăn có hiệu quả. Giá
trị sản xuất công nghiệp năm sau tăng cao hơn năm trước. Doanh thu của công
ty cũng tăng, năm 2006 doanh thu tăng gấp 1,22 lần, năm 2007 tăng 1,06 lần so
với năm 2006. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng cơ bản của công ty cũng tăng
dần, năm 2006 tăng 1,036 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng 2,57 lần. vào sản
xuất.
Việc tăng dần tỷ lệ vốn vào đầu tư xây dựng cơ bản như vậy cho thấy
công ty đang chú trọng cho việc mở rộng qui mô sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ
tầng cho công ty. Cụ thể năm 2007 này công ty đang tiến hành xây nhà kho ba
tầng tại công ty nhằm mở rộng không gian kho bãi để lưu giữ thành phẩm cũng
như nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày một tăng cao, dự kiến đến
qui I/2008 sẽ đưa. Giá trị xuất khẩu của công ty cũng tăng nhưng không ổn
định, năm 2006 tăng 1,2 lần so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại giảm xuống
còn 0,97 lần so với năm 2006. Đây là một thách thức với công ty, do các hợp

đồng của công ty chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến đặt hàng công ty làm
theo mẫu mã của họ, sau khi xong hợp đồng thì thôi cho nên nguồn khách hàng
thường bị thay đổi. Lợi nhuận của công ty cũng tăng, năm 2006 gấp 1,28 lần so
với lợi nhuận của năm 2005, năm 2007 lợi nhuận gấp 1,31 lần so với năm 2006
10
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
10
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
làm cho thu nhập bình quân đầu người trong công ty cũng tăng lên theo từng
năm từ 1.620 triệu đồng năm 2005 lên 1.820 triệu năm 2006 và 1.850 triệu năm
2007 giúp cho cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định đời sống sinh hoạt.
Bảng 2. : Kết quả sản xuất kinh doanh công ty CP May Đức Giang
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006
Năm 2007
1 Giá trị sản SXCN Tr.đồng 194.522 235.763
251.053
2 Tổng doanh thu Tr.đồng 562.102 683.883
694.255
3 Nộp ngân sách Tr.đồng 3.137 955
3.5
4 Giá trị xuất khẩu USD 33,880 40.598
39.177
5 Thu nhập BQ 1000đ/ng/tháng 1.620 1.820 1.850
6 Tổng số CBCNV Người 3.450 3.400
3.360
7 Đầu tư XDCB Tr.đồng 5.000 5.180
13.300
8 Lợi nhuận Tr.đồng 6.200 9.143
12.000
(Nguồn từ báo cáo tổng kết phong trào CNVC lao động của công ty)

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY ĐỨC GIANG
Cũng như các công ty khác, hoạt động thâm nhập thị trường thế giới của
công ty cổ phần may Đức Giang chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
2.2.1.Các nhân tố đẩy
Công ty cổ phần may Đức Giang đã và đang tiến hành thâm nhập thị
trường dệt may thế giới bởi những nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp là:
2.2.1.1. Lợi nhuận thúc đẩy
Lợi nhuận là động lực và là mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Lợi nhuận cực kỳ quan trọng, có lợi nhuận thì công ty mới có thể tiếp tục tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách bền vững. Nó giúp
cho công ty tái đầu tư bảo đảm và phát triển hoạt động sản xuất của mình, và
11
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
11
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
cũng là nguồn nuôi sống cán bộ công nhân viên của một công ty. Chính bởi cái
tầm quan trọng của lợi nhuận như vậy mà công ty cổ phần may Đức Giang luôn
cố gắng vươn ra thị trường thế giới tìm kiếm khách hàng và ký được những hợp
đồng lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ tiêu thụ được nhiều sản
phẩm tăng lợi nhuận của mình lên. Thị trường thế giới lại rất rộng lớn, công ty
có thể tìm kiếm được cho mình rất nhiều khách hàng và khách hàng nước ngoài
lại thường là những khách hàng lớn giúp công ty có thể tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận.
2.2.1.2. Mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước cao
Thị trường nội địa là một thị trường khá rộng lớn với hơn 80 triệu dân,
sức tiêu dùng khá lớn. Tuy nhiên, không chỉ có công ty cổ phần may Đức Giang
mà còn rất nhiều các công ty may trong nước và nước ngoài đang cạnh tranh
nhau để giành lấy khách hàng cho mình. Tuy Đức Giang là một doanh nghiệp

lớn nhưng cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp khác trong
nước điển hình là công ty May Nhà Bè, công ty May Việt Tiến, công ty May 10,
công ty May Thăng Long, công ty May Nhà Bè… Các công ty này cũng đã đầu
tư những trang thiết bị hiện đại và có khả năng sản xuất lớn. Hơn nữa, các công
ty này cũng đã thiết lập một loạt các cửa hàng phân phối trên toàn quốc, và đã
có tiếng tăm với người tiêu dùng trong nước hơn so với Đức Giang. Đối với mặt
hàng áo sơ mi thì May Nhà Bè, Việt Tiến, May 10 có sức cạnh tranh hơn của
công ty do họ có đội ngũ kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao hơn của công ty.
Còn đối với mặt hàng Jacket, công ty may Đức Giang cũng đang gặp phải sự
cạnh tranh của May Thăng Long, May Hưng Yên, May Chiến Thắng. Chính do
sự cạnh tranh khá quyết liệt trên thị trường nội địa như vậy, đòi hỏi công ty phải
tìm kiếm những thị trường khác trên thế giới.
2.2.1.3. Kinh nghiệm quốc tế
Công ty cổ phần may Đức Giang được thành lập từ năm 1989 và ngay từ
đầu những năm 90, công ty đã tiến hành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
12
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
12
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
của mình sang Liên Xô và một số nước Đông Âu theo sự chỉ đạo của nhà nước
trong chương trình trả nợ nước ngoài. Sau đó, công ty đã chủ động tìm kiếm
khách hàng và tiến hành kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Trong quá trình
đó, chắc chắn công ty cũng đã có những cọ xát nhất định với thị trường và tích
lũy cho mình không ít những kinh nghiệm thực tế về môi trường kinh doanh
quốc tế của những nước khác nhau trên thế giới. Đồng thời nó cũng giúp cho
Đức Giang được các khách hàng nước ngoài biết đến sớm so với các doanh
nghiệp khác trong nước. Đây là một lợi thế của Đức Giang và cũng là động lực
thúc đẩy công ty tiến hành thâm nhập vào thị trường thế giới.
2.2.1.4. Khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng quốc tế của doanh nghiệp
Công ty cổ phần may Đức Giang là một trong những công ty lớn nhất ở

phía Bắc. Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật Bản. Hơn
60% trong số các máy may thêu của công ty là những máy tự động. Năng lực
sản xuất của công ty mỗi năm lên đến 1.150.000 chiếc Jacket/năm, 3.300.000
chiếc sơ mi/năm và 500.000 chiếc quần/năm. Với một năng lực sản xuất lớn
như vậy, công ty Đức Giang có ưu thế trong việc sản xuất những đơn đặt hàng
có khối lượng lớn và thời gian ngắn. Không chỉ quan tâm đến năng lực sản xuất,
Đức Giang còn tạo sự tin tưởng với khách hàng đối với chất lượng sản phẩm
của công ty. Công ty đã xây dựng và áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO, Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO-
14001, Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000. Ngoài ra, công ty còn
liên doanh với các công ty khác trong nước, điều này càng đảm bảo khả năng
cũng như uy tín của công ty đối với khách hàng trong việc đảm bảo số lượng,
chất lượng và thời gian giao hàng. Rõ ràng, khả năng của công ty cũng là một
yếu tố thôi thúc công ty đẩy mạnh hoạt động thâm nhập thị trường thế giới.
2.2.2.Các nhân tố kéo
Ngoài các nhân tố đẩy còn có những nhân tố khác lôi kéo công ty cổ phần
may Đức Giang thâm nhập thị trường quốc tế, bao gồm:
13
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
13
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
2.2.2.1. Thị trường quốc tế rộng lớn
Thị trường thế giới rất rộng lớn và có nhu cầu lớn, đa dạnglớn về mặt
hàng dệt may. Khi sản phẩm của công ty được thị trường thế giới chấp nhận
rộng rãi tức là nó sẽ mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Điều
đó thôi thúc công ty cổ phần may Đức Giang thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Hiện nay, sản phẩm của công ty cổ phần may Đức Giang đã có mặt trên nhiều
nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ… nhưng
đều qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nước. Tuy hoạt động kinh doanh của
công ty là có hiệu quả, nhưng nếu thâm nhập thành công vào thị trường thế giới

thì công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa.
2.2.2.2.Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Cả nước ta đang sôi sục trong không khí hội nhập kinh tế. Công ty may
Đức Giang cũng không nằm ngoài cái khí thế ấy. Nhìn nhận được những cơ hội
mà xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, công ty may Đức Giang cần
nhanh chóng nắm bắt chúng. Bên cạnh những cơ hội mà hội nhập mang lại như
thị trường mở rộng thì cũng còn rất nhiều những khó khăn mà công ty sẽ gặp
phải đó là một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để nắm bắt cơ hội và hóa giải
các nguy cơ, công ty nhận thấy rằng phải nhanh chóng tìm được chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới nếu không sẽ nhanh chóng bị các doanh nghiệp
khác “hất cẳng”. Và để đảm bảo được cái vị trí của mình công ty cần thiết phải
thâm nhập thành công vào thị trường quốc tế.
2.2.2.3.Rào cản giữa các quốc gia giảm bớt
Rào cản thương mại công cụ hữu hiệu của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ
nền sản xuất trong nước. Trong xu hướng hội nhập kinh tế, hình thành nên các
liết kết kinh tế khu vực thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thành viên. Ngày
càng có nhiều hiệp định thương mại giữa các quốc gia được kí kết. Điều đó làm
cho những rào cản giữa các quốc gia này được giảm bớt. Việt Nam hiện đã kí
14
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
14
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
hiệp định thương mại với Mỹ, liên minh EU... Thuận lợi đó càng thôi thúc công
ty Đức Giang tiến hành thâm nhập thị trường quốc tế hơn bao giờ. Các rào cản
như hạn ngạch được các quốc gia bãi bỏ, thuế quan nhập khẩu giảm xuống tạo
điều kiện cho công ty tiếp cận và thâm nhập vào thị trường các nước. Tuy nhiên,
vẫn còn có những rào cản khác mà công ty gặp phải và cần phải vượt qua để
thâm nhập thành công vào thị trường quốc tế.
2.2.2.4.Những ưu đãi dành cho Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO
Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Các

nước thành viên sẽ đối xử với Việt Nam công bằng hơn, bình đẳng hơn. Hàng
hóa của Việt Nam sẽ được các quốc gia thành viên cho hưởng những ưu đãi
theo qui định của tổ chức này trong đó có quy chế tối huệ quốc. Những ưu đãi
này rất có lợi cho những công ty có ý định tiến hành các hoạt động kinh doanh
trên lãnh thổ các quốc gia thành viên do được hưởng những ưu đãi của các quốc
gia này . Đức Giang là một trong những công ty sớm có hoạt động kinh doanh
quốc tế. Những ưu đãi của tổ chức thương mại thế giới dành cho Việt Nam là
một trong những yếu tố càng lôi kéo công ty thâm nhập vào thị trường thế giới
sâu hơn, rộng hơn.
2.3.THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
2.3.1.Thực trạng thâm nhập thị trường may mặc thế giới những năm gần
đây của công ty cổ phần may Đức Giang
Trong những năm gần đây Đức Giang đã tiến hành thâm nhập vào thị
trường may mặc quốc tế, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho mình.
2.3.1.1.Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường là một nội dung quan trọng giúp công ty cổ phần may
Đức Giang có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi thâm nhập thị trường quốc
tế. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường chưa được công ty quan tâm đúng mức.
Công ty vẫn chưa có những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường quốc tế một cách
15
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
15
GVHD: PGS.TS.NguyÔn ThÞ Hêng Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
công phu. Việc thu thập thông tin của công ty mới chỉ được làm trong nội địa do
phòng kinh doanh tổng hợp phụ trách. Thông tin được lấy từ các cửa hàng bán hàng
trong nước bằng cách đưa ra phiếu hỏi khách hàng và báo cáo tình hình bán hàng của
các cửa hàng.
Về thị trường nước ngoài, công ty chưa có một đội ngũ Marketing phụ trách
việc nghiên cứu thị trường. Thông tin thường chỉ là những thông tin thứ cấp là những

thông tin đã được công bố trên các tạp chí, sách báo, tài liệu thương mại. Còn những
thông tin thứ cấp là những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ những chuyến
đi khảo sát quốc tế thì hầu như chưa có. Nếu có thì thường chỉ là những chuyến công
tác của các vị lãnh đạo công ty chứ không phải là của những người chuyên làm công
tác nghiên cứu thị trường. Ngoài ra, công ty còn thu thập thông tin từ những ý kiến
của khách hàng đến làm việc với công ty. Bên cạnh đó, Đức Giang còn nhờ vào các
quan hệ của mình với các cơ quan nhà nước để có thể tìm thêm được những thông tin
liên quan đến hoạt động của công ty. Những thông tin này thường là những thông tin
rất giá trị giúp cho công ty có thể kịp thời ứng phó với tình hình cũng như có những
chuẩn bị kĩ lưỡng để nắm bắt các cơ hội cho mình. Từ những thông tin thu thập được,
lãnh đạo công ty sẽ đưa ra quyết định về việc lựa chọn thì trường.
2.3.1.2.Đánh giá và lựa chọn thị trường thâm nhập
Công tác nghiên cứu thị trường còn sơ sài cho nên chưa đưa ra được nhiều
những nhận định, đánh giá sắc bén của công ty đối với thị trường thế giới. Việc đánh
giá các thị trường chỉ mang tính chất cá nhân, thường do lãnh đạo công ty đưa ra dựa
trên những kinh nghiệm bản thân và thông tin thu thập được chứ không phải của
những chuyên gia nghiên cứu, đánh giá thị trường.
Tuy vậy, hàng năm trong báo cáo của họp hội đồng quản trị, công ty cũng
đưa ra được những cơ hội và thách thức đối với công ty trong năm sắp tới trước
những biến động của thị trường thế giới. Chẳng hạn công ty đã đưa ra dự báo về
tình hình năm 2008 như sau:
16
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp Kinh Doanh Quốc Tế 46A
16

×