Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ sang thu của hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.29 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI VĂN KIÊN

RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ VÀ LIÊN TƢỞNG,
TƢỞNG TƢỢNG CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG DẠY
HỌC BÀI THƠ "SANG THU" CỦA HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI VĂN KIÊN

RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ VÀ LIÊN TƢỞNG,
TƢỞNG TƢỢNG CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG DẠY
HOC BÀI THƠ "SANG THU" CỦA HỮU THỈNH

CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ

HÀ NỘI – 2013

ii


Lời cảm ơn
Luận văn của tôi được hoàn thành tại trường Đại học Giáo dụcĐHQGHN.
Với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô trong Ban G iám hiệu, cùng các thầy cô giáo, cán bộ của các Phòng
- Ban c ủ a t rường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS. TS.
Nguyễn Viết Chữ- người đã định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn,
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường THCS
Ngô Quyền đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng
dạy tại trường THCS Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực nghiệm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song Luận văn không tránh khỏi thiếu sót,
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các t hầy, cô, các bạn
đồng nghiệp và những người quan tâm để Luận văn được hoàn thiện
hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2014
Tác giả


Bùi Văn Kiên

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THCS

Trung học cơ sở


TNVH

Tiếp nhận văn học

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

TPVH

Tác phẩm văn học

Nxb

Nhà xuất bản

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn........................................................................................................................................................... i
Danh mục viết tắt............................................................................................................................................. ii
Mục lục................................................................................................................................................. iii
Danh mục bảng……………………………………………………………………Vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................. 9
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................... 9
1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường .................................. 9
1.1.2 Một số khái niệm liên quan………………………………………………….25
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................... 36
1.2.1. Thực trạng hoạt động tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học
sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh................................. 36
1.2.2. Thực trạng việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho
học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh..........................38
1.2.3. Nguyên nhân........................................................................................................................... 40
Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ
VÀ LIÊN TƢỞNG, TƢỞNG TƢỢNG CHO HỌC SINH LỚP 9 TRONG
DẠY HỌC BÀI THƠ “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH
2.1. Những nguyên tắc khi tiến hành dạy học bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh..41
2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tưởng cho
học sinh lớp 9 trong dạy học bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh............................................ 41
2.2.1. Đọc để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh.........................41
2.2.2. So sánh các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh với
một số bài thơ của các tác giả khác để gợi liên tưởng…………….....……….…..45
2.2.3. Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, cụ thể để tri giác ngôn ngữ, giải mã các tín hiệu
nghệ thuật và phát huy trường liên tưởng, tưởng tượng của học sinh.............................. 54
2.2.4. Dùng tranh để kích thích liên tưởng............................................................................... 58
2.2.5. Xây dựng câu hỏi để liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.......................................... 59

v


Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM………………………………...…….61

3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................................................... 61

3.2. Yêu cầu thực nghiệm............................................................................................................. 61
3.3. Địa bàn, đối tượng và bài thực nghiệm.......................................................................... 61
3.4. Nội dung, tiến trình và thời gian thực nghiệm............................................................ 62
3.4.1. Nội dung thực nghiệm....................................................................................................... 62
3.4.2. Thời gian và tiến trình thực nghiệm............................................................................. 62
3.5. Giáo án thực nghiệm.............................................................................................................. 63
3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị................................................................................................................. 63
3.5.2. Giáo án thực nghiệm........................................................................................................... 64
3.5.3. Giáo án dạy đối chứng....................................................................................................... 76
3.6. Kết quả thực nghiệm.............................................................................................................. 80
3.6.1. Tiêu chí đánh giá................................................................................................................. 80
3.6.2. Kết quả thu được................................................................................................................. 80
3.6.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm.................................................................................... 83
KẾT LUẬN ...................................………………………….…………...……....85
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………....88
PHỤ LỤC…………………….…………………………………………….……90

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1. Kết quả khảo sát................................................................................................... 37
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát.................................................................................................. 39
Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9B, 9C trường THCS Ngô
Quyền …….. .......................................................................................
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9C, 9B trường THCS Tân Trào
Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9B, 9C trường THCS Hồng
Quang .................................................................................................

1


81
82
82


MỞ ĐẦU
1.

Lý do nghiên cứu
Trong thời đại bùng nổ thông tin, các ngành khoa học đều có những

thành tựu đặc biệt, mở ra những chân trời riêng. Trong ngành Ngữ văn mỗi
phân ngành khoa học cũng có những thành tựu mới mẻ. Lý luận văn học với
Lý thuyết tiếp nhận, Thi pháp học,...đã giúp cho ta nhìn rõ hơn bản chất sáng
tạo và tiếp nhận của người nghệ sỹ, độc giả thưởng thức xung quanh việc tiếp
cận với tác phẩm. Từ thành tựu của ngành Tâm lý học hiện đại và thưởng thức
thẩm mỹ trong Mỹ học cũng cho ta nhận rõ những năng lực tiếp nhận với các
loại hình tượng nghệ thuật. Với hình tượng văn chương ở các loại thể khác
nhau cũng cần những “đặc chiêu” khác nhau khi giảng dạy để kích thích
những năng lực tiềm ẩn ở mỗi người. Vì vậy vấn đề rèn kĩ năng nào cho
người giáo viên dạy Ngữ văn, cho người học văn là cả một vấn đề lớn của
Ngành khoa học phương pháp.
Trong vòng ba bốn thập kỉ nay, ở nhà trường Việt Nam với bộ môn Ngữ
văn đã có không ít những biến động với thầy, với trò, với cách dạy cách học
với từng bộ phận văn chương, với từng đặc trưng loại thể đã có không ít
những cố gắng cải cách từ khâu tổ chức hoạt động đến rèn các kĩ năng dạy
học và kĩ năng tiếp nhận. Nhưng cho đến nay vẫn còn không ít những bức xúc
cho người dạy học Ngữ văn: khi soạn bài, khi đứng lớp với tư cách là người
điều khiển, người cố vấn rèn kĩ năng gì để học trò sớm chủ động tiếp nhận

được cái hay cái đẹp của bộ môn nghệ thuật, nghệ thuật nhất trong những
ngành nghệ thuật vì nó tác động tới tất cả mọi giác quan từ hình tượng nghệ
thuật được xây dựng bởi ngôn từ (không một ngành nghệ thuật nào có được vì
hình tượng nghệ thuật được xây dựng bởi ngôn từ là hình tượng là kết quả
khái quát của khái quát).
Công việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung và tác phẩm trữ
tình nói riêng không thể xa rời kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng

2


tượng(trong tám kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh thì đây
là hai kĩ năng cửa ngõ quan trọng nhất).
Văn học nói chung và tác phẩm văn chương nói riêng có nhiều chức
năng nhưng chức năng thẩm mỹ là quan trọng hàng đầu. Muốn văn học thực
hiện được chức năng này thì người học sinh phải có năng lực tri giác ngôn
ngữ và liên tưởng, tưởng tượng.
Nhà tâm lý học Nga là N.D.Lêvitốp trong cuốn “Tâm lý học sư phạm ”
đã nói: “Sự tưởng tượng bao giờ cũng phong phú hơn hiện thực. Sự tưởng
tượng càng phong phú thì cảm xúc càng mãnh liệt”. Viện sĩ Kyđriasép cũng
đánh giá rất cao năng lực tưởng tượng của người đọc và ông khẳng định: nếu
không có sự tưởng tượng của người đọc thì hình tượng chỉ còn là tiếng hú trên
cánh đồng hoang mọc đầy cỏ dại.
Từ chân lý này ta càng thấy việc rèn kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn
chương là một khâu quan trọng trong dạy học Văn đặc biệt là hai kĩ năng tri
giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng.
Trong thế giới phẳng của một thời kì hội nhập khu vực và quốc tế việc
đi đúng bản chất dạy học của từng chuyên ngành trong mỗi nhà trường là điều
vô cùng quan trọng. Với bộ môn Ngữ văn việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ
và liên tưởng, tưởng tượng là một việc làm vừa truyền thống vừa hiện đại.

Xuất phát từ lý do như đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài:
Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp
9 trong dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
2.

Lịch sử vấn đề

Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên
tưởng tưởng tượng cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn
chương.
Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Trung
học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn của Bộ
3


Giáo dục và Đào tạo năm 2005 có chuyên đề: Phương hướng đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông của tác giả Nguyễn Viết Chữ.
Chuyên đề phân tích sâu sắc bản chất quá trình dạy học văn trong nhà trường
là quá trình bồi dưỡng kĩ năng đọc, kĩ năng nghe mà biểu hiện ra là kĩ năng
nói, kĩ năng viết và quá trình phát triển năng lực tiếp nhận văn học. Theo tác
giả, " phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhân của quá trình dạy
học văn hiện đại" [3, tr. 5]. Đó là năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật; tái
hiện hình tượng; liên tưởng trong tiếp nhận văn học; cảm thụ cụ thể kết hợp
với khái quát các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong chỉnh thể; nhận biết
loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận; tự nhận thức và năng lực tự đánh
giá.
Trong cuốn Hiểu văn, dạy văn. Nxb Giáo dục 2001, nhà nghiên cứu
Nguyễn Thanh Hùng cho rằng muốn cắt nghĩa văn bản "... phải nghiên cứu và
xác định mối quan hệ bên trong mỗi tác phẩm trữ tình thông qua tác động và

chức năng của hình tượng âm thanh, của cấu trúc thơ, của khổ thơ, của tính
hình ảnh" [11, tr. 98]. "Phân tích tác phẩm trữ tình cần phải quan tâm đến bình
diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật" [11, tr. 103]. Như vậy, để cắt nghĩa văn
bản đòi hỏi người dạy và người học phải nhận diện được hình thức nghệ thuật,
các mối quan hệ bên trong của tác phẩm trữ tình.
Trong bài viết Về sự phân tích tác phẩm ngôn ngữ trong nhà
trường(Tạp chí Ngôn ngữ số 2/1975), Giáo sư Đinh Trọng Lạc đã nêu khá cụ
thể quá trình phân tích tác phẩm nghệ thuật: đó là quá trình đi từ hình tượng
từ ngữ đến hình tượng nghệ thuật; từ việc làm sáng tỏ hình tượng nghệ thuật
để làm nổi bật tư tưởng chủ để. Hoặc có thể nêu ngay tư tưởng chủ đề rồi
dùng hình tượng nghệ thuật chứng minh; nêu ngay những hình tượng nghệ
thuật rồi dùng hình tượng nghệ thuật phân tích các yếu tố ngôn ngữ. Vấn đề
quan trọng là biết xuất phát đúng; nghĩa là biết tìm ra đúng hình tượng từ ngữ
và biết phân tích chúng một cách chính xác và tinh tế.

4


Suy nghĩ về một phương pháp phân tích văn bản thơ của Trần Ngọc
Thêm đăng trên Tạp chí Văn học số 5/1981 cho rằng phương pháp phân tích
văn bản thơ có những nguyên tắc chính. Văn bản thơ là một thể thống nhất
hoàn chỉnh có chứa một hệ thống các mối liên kết bên trong và các mối liên
kết bên ngoài. Theo tác giả "Việc phát triển các mối liên kết bên ngoài sẽ
được tiến hành theo một qui trình đi từ cái có mặt trên văn bản đến cái vắng
mặt, từ hình thức đến nội dung, hình thức ngôn ngữ- thông tin sự kiện- khôi
phục thông tin sự kiện- thông tin khái niệm." [ 22, tr. 36]
Giáo sư Phan Trọng Luận trong cuốn sách của mình như Phương pháp
giảng dạy văn( xuất bản 2001), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Con đường
nâng cao hiệu quả dạy văn... đều đề cập đến các năng lực tiếp nhận văn học.
Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục

1977 Giáo sư cho rằng: "Con đường đi vào tác phẩm văn học là con đường
trải qua nhiều chặng, nhiều bước, nhiều giai đoạn để đi dần từ bề ngoài đến
bên trong tác phẩm(...). Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công việc tri
giác ngôn ngữ và lĩnh hội hình tượng tác phẩm từ những bình diện thấp cao
khác nhau". Nói đến liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò quan trọng trong
tiếp nhận văn học, chúng ta có thể kể đến như: Cảm thụ và giảng dạy văn học
của tác giả Phan Trọng Luận, Nxb Giáo dục 1983; Dạy văn dạy cái hay cái
đẹp của tác giả Nguyễn Duy Bình, Nxb Giáo dục 1983; Giảng văn, nhiều tác
giả, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 1981...
Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: "Liên tưởng là đầu mối của những
rung động thẩm mỹ... Liên tưởng không những là cần thiết để lĩnh hội được
bề trong của hình tượng, mà còn giúp mở rộng và đào sâu sự sống chứa đựng
trong đó", và "tưởng tượng như chiếc cầu nối người đọc với người viết.
Tưởng tượng nâng tâm hồn, suy nghĩ của người đọc đến gần với người viết.
Thiếu năng lực tưởng tượng thì làm sao hiểu được ý tình sâu kín trong giấy
trắng mực đen, chữ viết. Đằng sau và bên dưới từng trang giấy, từng nét chữ,
có tiếng nói, hơi thở, nhịp tim của nhà văn, có sức hoạt động của nhân vật"
5


[17, tr. 90-95]. Năng lực đó có thể được xem như sự biểu hiện và dấu hiệu đặc
trưng của cảm thụ văn học; nếu không có nó, việc lĩnh hội tác phẩm thực sự
sẽ gặp phải khó khăn.
Vai trò của liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học văn cũng được tác
giả Nguyễn Duy Bình khẳng định: "Quá trình dạy tác phẩm văn học chỉ có thể
thực hiện một cách có hiệu lực thật sự khi nào nội dung tác phẩm được tái
hiện trong trí tưởng tượng và trở thành một sự kiện trong tâm hồn các em. Bởi
vì, một khi các em chưa tái hiện được hình tượng trong tâm trí của mình thì
tác phẩm vẫn là một hiện tượng xa lạ bên ngoài các em, các em chưa được
tiếp xúc với nó, do đó khó mà hiểu được lời phân tích dẫn dắt của giáo viên."

[1, tr. 39-40]
Trong cuốn Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
của Nguyễn Trọng Hoàn, Nxb Giáo dục(2001) đã tập trung nghiên cứu hoạt
động liên tưởng, tưởng tưởng của học sinh trong giờ giảng văn, đặt nó trong
một hệ thống lý luận bao gồm đối tượng, mục đích, cơ chế, phương thức thực
hiện và biện pháp định hướng thẩm mỹ, khắc phục những hạn chế của liên
tưởng, tưởng tượng. Từ việc xác định liên tưởng, tưởng tượng là những yếu tố
then chốt để khai thác, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học
tác giả đã đi vào nghiên cứu điều kiện xuất hiện, cơ chế vận hành, mối quan
hệ giữa liên tưởng, tưởng tượng với các thao tác tư duy sáng tạo và vị trí của
nó trong từng giai đoạn nhận thức để làm nên tính đặc thù của hoạt động tiếp
nhận văn học trong nhà trường.
Đề cập đến ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Phan
Cảnh, Hữu Đạt, Mã Giang Lân, Vũ Quần Phương,... đã chú ý tới sự đổi mới
ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại. Trong cuốn Ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan
Cảnh đã dành mục cuối của cuốn sách cho "Sự khai thác về mặt tổ chức ngôn
ngữ của thơ hiện đại".
Bên cạnh đó còn số luận văn của một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này
như: Trần Thị Hồng với đề tài: “Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện
6


hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông”, Đinh Thị
Thanh Thủy với đề tài: “Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học
tác phẩm thơ trữ tình lớp 12”,...
Trên đây là những tài liệu có ý nghĩa như những viên gạch đầu tiên đặt nền
móng cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu này
đều đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết mang tính khái quát hoặc có đề cập thì
mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một phần của vấn đề ở những đối tượng
khác. Từ nhu cầu của thực tiễn, trên cơ sở tiếp cận và trân trọng kế thừa tư

tưởng của những nhà nghiên cứu đi trước ở luận văn này chúng tôi đi sâu vào
một vấn đề cụ thể đó là: Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng
tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình
vào nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Trung học cơ sở mà cụ thể là đối với học sinh khối lớp 9. Thông qua việc Rèn
kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong
dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, giáo viên có thêm con đường để
tổ chức học sinh cảm thụ, khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm thơ trữ tình khác
trong chương trình lớp 9. Đồng thời giúp học sinh hình thành kĩ năng tri giác
ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng khi tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình nói
riêng và tác phẩm văn học nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luân văn của chúng tôi tập trung
giải quyết những vấn đề sau đây:
-

Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho việc rèn kĩ

năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong
dạy học bài thơ “Sang thu ”của Hữu Thỉnh.

7



-

Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng,

tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ “Sang thu ”của Hữu
Thỉnh.
-

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện

pháp đã đề xuất.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 9 của 3 trường: trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, Trung
học cơ sở Tân Trào và trường Trung học cơ sở Hồng Quang đều thuộc huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của
học sinh trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu ” của Hữu Thỉnh ở lớp 9.
Nghiên cứu việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng
tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
Thời gian nghiên cứu: học kì II năm học 2011-2012 và năm học 20122013
Không gian nghiên cứu: 6 lớp 9 của 3 trường Trung học cơ sở Ngô
Quyền, Tân Trào và Hồng Quang của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu


5.1. Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp
Nhóm phương pháp này để phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin
khoa học từ các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhằm
rút ra các cơ sở lý luận, thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
5.2. Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát
Nhóm phương pháp này dùng để điều tra, khảo sát:

8


Thực trạng về năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng
trong quá trình tiếp nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ở lớp 9B, 9C
trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang đều thuộc huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Thực trạng việc rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng
tưởng cho học sinh trong dạy học bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ở lớp 9B,
9C trường Trung học cơ sở Ngô Quyền, Tân Trào, Hồng Quang thuộc huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này dùng để thực nghiệm và đối chứng nhằm khẳng định
tính khả thi và hiệu quả thực tế của các biện pháp do luận văn đề xuất.
5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Phương pháp này được dùng để thống kê, tổng hợp đánh giá kết quả
thu được, xử lý các thông tin nhằm đối chiếu, kiểm chứng.
6.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được viết

trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc rèn kĩ năng tri giác ngôn
ngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ
"Sang thu" của Hữu Thỉnh.
Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và liên
tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ "Sang thu" của
Hữu Thỉnh.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.

1.Cơ sở lý luận

1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường
1.1.1.1. Quá trình dạy học Ngữ văn là quá trình bồi dưỡng kĩ năng đọc, kĩ
năng nghe và biểu hiện ra ở kĩ năng nói và kĩ năng viết
Quá trình này diễn ra ở nhiều hình thức, nhiều cấp độ khác nhau trên
hai kênh chủ yếu là nghe và nhìn. Chỉ bằng mắt với văn tự thì ta thường gọi là
đọc thầm, còn khi qua cơ quan phát âm thì tồn tại rất nhiều hình thức ở mức:
to, nhỏ, nhanh, chậm hoặc là: đọc đúng (tròn vành, rõ chữ, đúng chính âm,
chính tả), đọc diễn cảm thể hiện sự cảm thụ của người đọc (sự cộng hưởng
của tâm hồn người đọc với tác phẩm, có cá tính sáng tạo của người đọc chứ
không phải một bản nhạc có sẵn ai cũng đọc như nhau). Viện sĩ Naiđixốp
nhấn mạnh 8 yêu cầu của việc đọc:
-


Giản dị và tự nhiên.

- Thâm nhập vào nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ở mức dễ hiểu
với mọi lứa tuổi.
-

Truyền đạt rõ ràng tư tưởng tác giả.

-

Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm được đọc.

-

Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.

-

Phát âm rõ ràng, chính xác.

-

Truyền đạt được đặc điểm loại thể và phong cách tác phẩm.

-

Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.
Mức cao nhất của đọc là đọc nghệ thuật. Đọc diễn cảm phải vươn tới


tiệm cận đọc nghệ thuật. Nhưng đọc nghệ thuật không bao giờ thay thế cho

10


đọc diễn cảm trong giờ văn. Giờ dạy tác phẩm văn chương cũng không được
lạm dụng đọc nghệ thuật mà chỉ với một liều lượng cho phép.
Kĩ năng đọc giảng, đọc bình, đọc phân tích, đọc diễn cảm, đọc nghệ
thuật, đọc đúng, đọc hay... vẫn chỉ là những cách gọi mức độ, liều lượng
khách nhau của hoạt động đọc trong hay ngoài nhà trường.
Sẽ là phiến diện nếu chỉ nhìn Ngữ văn là môn học. Nhất là từ khi vấn
đề tích hợp nổi lên như một nguyên tắc thì không ít những ý kiến tùy tiện
thậm chí coi môn Ngữ văn là môn học công cụ, môn học phương tiện. Với
phần kiến thức Tiếng Việt hoặc "Ngữ" ở mức độ đơn giản thì đúng là công cụ,
thậm chí còn là công cụ tối ưu, phương tiện tối ưu suốt một cuộc đời. "Ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy". Con người còn sống thì còn phải đọc,
nghe, nói, viết.
Văn học là "trò diễn bằng ngôn từ". Nó là môn nghệ thuật. Rèn kĩ năng
đọc ở đây chính là tôn trọng đặc trưng bản chất môn nghệ thuật này. Giáo sư
Trần Thanh Đạm thường gọi là đọc cho "vang nhạc sáng hình".
Ở góc độ văn hóa đọc thì đọc còn gần như là đọc tiếp nhận, đọc biết,
đọc hiểu, đọc nhớ... Đôi khi người đọc nhiều, nhớ nhiều, hiểu nhiều, biết
nhiều... ta vẫn coi là con người đó "đọc nhiều". Khái niệm đọc ở đây còn hàm
chứa cả sự uyên bác.
Năng lực văn chương còn biểu hiện ra ở hoạt động nghe. Nghe văn ở
đây có nhiều mầu sắc cung bậc và nhiều cách hiểu khác nhau. Hoạt động nghe
của Tiếng nghiêng về tiếp nhận chân lý, khái niệm, mẫu mã... để vận dụng.
Hoạt động văn chương chỉ là một mảng nhỏ trong hoạt động của Tiếng.
Người không dây dưa gì đến văn chương phải đọc, nghe, nói, viết với tính
chất nhật dụng. Nhưng giờ văn thì người dạy và người học cần có năng lực

nghe văn. Đây cũng là năng lực nghệ thuật thực sự. Nghe văn và tưởng tượng.
Cũng qua tác động của kênh nghe mà người tiếp nhận được nhiều, người tiếp
nhận được ít bởi sự tưởng tưởng "Sự tưởng tượng bao gời cũng phong phú
11


hơn hiện thực. Sự tưởng tượng càng phong phú thì xúc cảm càng mãnh liệt".
Điều này được nhà tâm lý học sư phạm Lêvitốp và I. Kôn khẳng định. Làm
thế nào để kích thích được sự tưởng tượng của các em về hình tượng văn học
qua kênh nghe là một vấn đề về phương pháp.
Đọc hiểu và nghe hiểu thường xuyên hỗ trợ cho nhau. Đây cũng là một
năng lực tổng hợp trong năng lực văn chương. Nó cũng thể hiện năng khiếu
nghệ thuật của con người. Người họa sĩ có năng khiếu nhìn và tưởng tượng,
vẽ lại một khung cảnh, chép lại một bức tranh... Người nhạc sĩ có năng khiếu
nghe và tưởng tượng, nhớ được hàng triệu thanh âm, có khi không cần huy
động đến kênh nhìn. Ở đây chúng ta bàn đến năng lực văn chương trong hoạt
động dạy học chứ không bàn đến năng khiếu văn chương ở hai phương diện
sáng tác và cảm thụ.
Nghe hiểu trong năng lực văn chương của người dạy và người học rất cần
phải được khơi gợi một cách tế nhị. Đọc rồi nghe mà thú vị, nghe người khác
đọc mà thú vị. Hoạt động đọc hiểu và nghe hiểu trong dạy học văn thể hiện năng
lực văn chương và cũng là biểu hiện sinh động của năng lực cảm thụ.

Năng lực văn chương còn biểu hiện ra ở năng lực nói hình tượng và
viết hình tượng. Có thể nói một cách cực đoan rằng: không có hình tượng thì
không có nghệ thuật văn chương. Tư duy hình tượng được biểu hiện ra qua
ngôn ngữ giàu hình tượng. Nhờ hình tượng mà ngành nghệ thuật này đa chức
năng, đa thanh điệu, đa ý nghĩa...Hình tượng của văn học nghệ thuật dung nạp
sự tưởng tượng sáng tạo của bất kì một cá nhân người đọc nào. "Có bao nhiêu
người đọc Tắt đèn thì có bấy nhiêu khuôn mặt chị Dậu". "Tác phẩm chỉ bắt

đầu khi nó vang lên trong tâm hồn người đọc như một sự độc thoại bên
trong".
Hiện nay trong nhà trường tồn tại không ít thói quen rất đáng tiếc,
những quan niệm đơn giản về tác phẩm văn chương trong một thời đại tin
học.
12


Về một tác phẩm nào đó, cái ta có thể nhìn thấy và cầm được với số
lượng hàng ngàn bản chỉ là hệ thống kí hiệu của nó. Qua kênh nghe, kênh
nhìn tác phẩm mới được hình dung trong đầu mỗi người. Tác phẩm tốt không
phải là tác phẩm chỉ đem tới thông tin mà kích thích để bùng nổ thông tin. Có
thể cực đoan mà nói rằng: có bao nhiêu lần người đọc tiếp xúc với văn bản
nghệ thuật thì có bấy nhiêu tác phẩm.
Tác phẩm văn chương theo Xaparốp ít nhất có ba tầng nghĩa: tầng ngữ
nghĩa, tầng hình dung tưởng tượng và tầng ý. Linh hồn của tác phẩm nghệ
thuật văn chương là ở tầng hình dung tưởng tượng. Cội nguồn của tầng này là
hình tượng văn học. Các hoạt động của năng lực văn chương: đọc, nghe, nói,
viết đều thể hiện ở đây.
Sau việc ý thức lại vấn đề năng lực văn chương ta phải từng bước rèn
năng lực đọc, nghe, nói, viết trong quá trình dạy học.
1.1.1.2.Bản chất của quá trình dạy học văn còn là quá trình phát triển năng
lực tiếp nhận văn học. Phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhận
của quá trình dạy học văn hiện đại
Dạy học hiện đại trả người học sinh về vị trí chủ thể của nó. Người học
sinh với mọi hoạt động đều chủ động, tự giác, tích cực, tự lực. Điều quan
trọng ở đây là khắc phục được sự lệ thuộc trong tư duy. Cá tính sáng tạo của
người học sinh trong tiếp nhận văn học được tôn trọng, khác xa lối dạy áp đặt
của Giảng văn ngày trước. Thầy giảng, trò nghe. Giáo sư Phan Trọng Luận đã
thể hiện ra ở 8 hoạt động của năng lực tiếp nhận:

* Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học
Đây là hoạt động khai sơn phá thạch đầu tiên của quá trình tiếp nhận
văn chương. Về điểm này ta cũng cần có cái nhìn chi tiết hơn một chút giữa
tiếp nhận văn chương trong dạy học văn và tiếp nhận văn học trong văn hóa
đọc. Dưới góc độ Lý luận văn học thì Tiếp nhận văn học đi từ bạn đọc ẩn

13


tàng đến bạn đọc thực tế, xác định tầm đón nhận ý nghĩa và tầm đón nhận ý
tưởng, xác định động cơ tiếp nhận, tâm thế tiếp nhận, diễn biến tiếp nhận và
đỉnh cao trong tiếp nhận văn học có tính chất văn hóa ấy là sự đồng cảm, sự
thanh lọc có khi cả sự bừng tỉnh nữa.
Còn ở đây ta bàn đến năng lực tiếp nhận văn chương trong dạy học văn,
biểu hiện đầu tiên là năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ
thuật văn chương được chưng cất từ ngôn từ toàn dân với những tính chất đặc
biệt: tính hình tượng. Đây là tính chất độc đáo, đặc sắc làm nên nghệ thuật
này. Nhờ tính hình tượng mà ngôn ngữ nghệ thuật còn nhiều tính chất khác
tạo ra phẩm chất phong phú của ngành nghệ thuật này: tính biểu cảm sinh
động, hàm súc đa nghĩa, chính xác, hệ thống ( kiểu nghệ thuật)...
Năng lực tri giác ngôn ngữ ở đây là cảm nhận được những thông tin
nghệ thuật từ hệ thống tín hiệu ngôn từ hình tượng. Sự nhạy cảm của người
đọc qua hoạt động nghe, nhìn mà tưởng tượng, đọc mà tưởng tượng. Phàm
những người có năng lực văn chương diễn ra rất mau lẹ. Ta có cảm giác như
đó là sự nhạy cảm của một thứ linh giác nghệ thuật.
Với học sinh phổ thông thì công việc của ta là phải kích thích để năng
lực tri giác ngôn ngữ diễn ra càng nhanh càng tốt. Nhưng bằng cách nào để để
người học sinh mau chóng làm chủ văn bản, làm chủ hệ thống tín hiệu nghệ
thuật đặc biệt này: ''Tri giác được ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản văn học
và nhất là trong thơ là biểu hiện năng lực ban đầu của năng lực tiếp

nhận"(Phan Trọng Luận).
Năng lực tri giác ngôn ngữ mở đầu cho cả một hệ thống các năng lực
tiếp nhận văn chương khác. Vì vậy mà quá trình giải mã các thông tin nghệ
thuật trên văn bản ngôn từ, hình ảnh, hình tượng... trước khi cho học sinh tiếp
xúc với văn bản là điều cần thiết. Vai trò của người thầy ở đây quan trọng hơn
bao gờ hết. Việc định hướng tiếp cận văn bản theo hướng nào, lịch sử phát
sinh, hay hướng vào đáp ứng của học sinh?!
14


Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn chương tạo ra
được những ấn tượng ban đầu, những cảm xúc, những rung động thẩm mỹ vô
cùng quan trọng ở người đọc. Việc định hướng giải mã các thông tin nghệ
thuật trong văn bản ở từ khó, ở hình ảnh, ở hình tượng... càng chu đáo càng
tạo điều kiện giảm nhiễu để bạn đọc học sinh đến với tác phẩm nghệ thuật.
Lượng thông tin càng tinh khiết, cường độ càng mạnh thì hứng thú tiếp nhận
văn chương càng phát triển đúng hướng.
* Năng lực tái hiện hình tượng nghệ thuật
Đây là năng lực quan trọng bậc nhất trong quá trình tiếp nhận tác phẩm
văn chương. Điều đáng lo ngại nhất trong giảng văn truyền thống là thầy
giảng, thầy phân tích, thầy nhận xét, thầy bình luận... về nhân vật cho học sinh
nghe nhiều hơn là thầy kích thích khơi gợi để hình thành cho người học một
năng lực tái hiện hình tượng.
Sức mạnh văn chương là ở hình tượng. Không có hình tượng được dệt
bởi ngôn ngữ nghệ thuật thì không có ngành nghề nghệ thuật này. Không có
năng lực tái hiện hình tượng nghệ thuật thì cũng không có được khoái cảm
thẩm mĩ khi tiếp nhận tác phẩm văn chương. Vấn đề hình thành năng lực này
phải có một quá trình trong sự tác động qua lại giữa dạy và học, vừa kích
thích, vừa khơi gợi... Nhất là vấn đề biện pháp sử dụng câu hỏi.
Câu hỏi như một chất kích thích thiêng liêng để năng lực tái hiện hình

tượng phát triển. Chẳng hạn nếu ta không hỏi: Trong suốt cuộc đời Chí Phèo,
giai đoạn nào làm cho em xúc động nhất? Thì làm sao học sinh hình dung
tưởng tượng về hình tượng nhân vật Chí Phèo với tất cả những biến động từ
khi ra đời đến khi kết thúc. Hiện nay trong việc dạy học văn, câu hỏi vẫn nặng
về tìm ý, phát hiện ý nhiều hơn là những câu hỏi kích thích năng lực tái hiện
hình tượng. Chẳng hạn định hướng học sinh hình dung những điểm có phẩm
chất thẩm mỹ nghệ thuật cao. Như yêu cầu người đọc hình dung hình ảnh nét
mặt Nhẫn trước và sau cái ngã của con Ba Bớp (trong Cỏ non ), hình dung
15


hình ảnh Mị và A Phủ trước và sau khi cắt dây trói...(trong Vợ chồng A
Phủ)...Hình dung cảnh Huấn Cao cho chữ (trong Chữ người tử tù)...Đấy là
một trong vô vàn cách khơi gợi để năng lực tái hiện hình tượng văn chương
phát triển.
Việc dạy học theo ý 1, ý 2,... không sai. Nhưng đã đi chệch bản chất
nghệ thuật của văn chương. Nhiều thầy cô đã không đọc kĩ văn bản nghệ
thuật( kí hiệu của tác phẩm), thậm chí không thuộc thơ mà vẫn dạy. Vì chỉ cần
nêu ý, nói ý, phân tích ý,... Chẳng hạn khi dạy Truyện ngắn Lão Hạc chỉ cần
xoáy vào 2 ý lớn: Tình cảnh khốn cùng, số phận bi đát của người nông dân
trước Cách mạng và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao cả của lão Hạc(giầu lòng
thương con, giầu lòng tự trọng). Dạy cũng từ mấy ý ấy rồi tìm ra những chi
tiết minh họa, học cũng cần nắm mấy ý đó để mà kiểm tra. Nếu đi đúng bản
chất của quá trình dạy học Ngữ văn thì sau việc hình thành năng lực tri giác
ngôn ngữ là việc hình thành năng lực tái hiện hình tượng.
Việc dạy học ở đây phong phú hơn nhiều. Biết bao hình ảnh, hình
tượng cần được tái hiện trong tâm hồn người dạy, người học. Hình ảnh nào ở
đây cũng sinh động dựa trên hai cốt truyện lồng xen: tác giả kể và ông giáo
kể. Đó là hình tượng lão Hạc với bao bi kịch nội tâm, với bao nỗi dày vò, với
bao màn đối thoại, độc thoại... cả người đọc và người dạy đều cần phải hình

dung tưởng tượng cho được cảnh lão Hạc ăn cơm, đối thoại với con chó, cảnh
lão Hạc đối thoại với ông giáo sau khi bán chó... hình ảnh lão trong những
màn độc thoại.
Muốn có được năng lực tái hiện hình tượng rõ ràng chúng ta phải thay
đổi hướng dạy, cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá nữa. Cách dạy theo
ý chẳng những làm tê liệt óc tưởng tượng sáng tạo của người dạy, người học
mà còn xa rời bản chất nghệ thuật của văn chương. Đây cũng là cách dạy học
thoát ly văn bản. Mọi thông tin nghệ thuật đều phải qua hệ thống kí hiệu này.

16


Nói đúng ra năng lực tái hiện hình tượng chỉ phát triển được trên cơ sở của
năng lực tri giác ngôn ngữ.
Nếu hình tượng nghệ thuật văn chương được tái hiện lung linh trong
tâm hồn người đọc thì sẽ xuất hiện biết bao nhiêu là ý hay tứ đẹp. Phát triển
năng lực tái hiện hình tượng trong dạy học văn như một cái đích lý tưởng mà
chúng ta cần vươn tới. Chưa làm được điều này mà chỉ dạy theo "ý" là chúng
ta đã xa, đang xa và tiếp tục xa rời bản chất bộ môn văn. Học sinh không thể
nào hứng thú với bộ môn nghệ thuật này được. Học sinh bị "tra tấn" bởi
những nhận xét phiến diện, bên cạnh những công thức nhàm chán mệt mỏi
như: I. Chủ đề, II. Bố cục, III. Phân tích...Năng lực văn chương ở học sinh
cũng không có nơi nào mà nương tựa, mà thể hiện ra nữa. Đọc lúc nào? Ai
đọc cho mà nghe? Ai hỏi mà nói ra sự tưởng tượng hình dung của mình về
hình tượng nhân vật. Giáo viên còn đang loay hoay để khỏi cháy giáo án, để
đủ 5 bước của môn học. Machiuskin có câu "Hiểu phương pháp mới một cách
không đầy đủ, vận dụng nó một cách non yếu. Đó là biện pháp tích cực nhất
để vô hiệu hóa những phương pháp mới". Điều này giúp chúng ta nhìn rõ hơn
và thận trọng hơn với vấn đề học đường. Nhất là đối với môn văn, môn nghệ
thuật lấy hình tượng phi hình thể làm trung tâm, không phải dễ dàng "khôn

ngoan" "quyền uy" được với nó. Như lời của viện sĩ
V.G Marantxman trong bài "Chất thơ và lôgic" là "Văn học không cần cho
người thực dụng".
Năng lực tái hiện hình tượng như một năng lực cơ sở của các năng lực
khác. Bám sát hình tượng văn chương trong từng thể tài, tái hiện được hình
tượng của nó theo đặc trưng riêng là chúng ta đang từng bước đi đúng bản
chất của quá trình dạy học văn. Từ năng lực này chúng ta phát triển thêm
nhiều năng lực khác nữa.
*

Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học

17


"Nếu nói năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện hình tượng,
người đọc mới chỉ dựng lên trong tưởng tưởng của mình hình ảnh cuộc sống
và con người do nhà văn dựng lên thì bước hoạt động tiếp theo là phải làm sao
để những hình ảnh đó, thế giới nghệ thuật đó đi được vào thế giới tâm linh
của người đọc."(Phan Trọng Luận).
Như vậy năng lực liên tưởng trong tiếp nhận phát triển theo nhiều
chiều. Liên tưởng theo chiều dọc là những liên tưởng đồng sáng tạo với nhà
văn. "Liên tưởng của người đọc bắt gặp liên tưởng của nhà văn càng nhanh
nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu"(Pau
tốp xki). Ta gọi những năng lực liên tưởng sáng tạo vì điều này phụ thuộc và
quan hệ đến chủ quan của mõi người đọc. Mỗi người đọc là cả một thế giới ẩn
tàng, chỉ chờ có cơ hội là phát triển. Năng khiếu sáng tác nghệ thuật phát triển
theo một hướng, năng khiếu nghiên cứu nghệ thuật phát triển theo một hướng.
Người nghệ sĩ tài năng thì tính phổ quát của liên tưởng vừa quảng bá, vừa
uyên bác, vừa vĩnh hằng, tính điển hình đạt đến mức độ cổ điển.

Sự liên tưởng theo chiều dọc rất cần trong việc chiếm lĩnh văn bản, tái
hiện hình tượng rút ngắn khoảng cách nhà văn với bạn đọc.
Liên tưởng theo chiều ngang sau này là cơ sở của hoạt động so sánh.
Bằng năng lực liên tưởng chiều ngang kiến thức phong phú, tạo ra một sự so
sánh, đối chiếu nắm bắt các thông tin nghệ thuật chuẩn xác hơn, việc dạy học
văn chương có hiệu quả cao hơn.
Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận không nên bó hẹp trong mối quan
hệ chiều dọc mà nên tìm đến thông tin chiều ngang. Chúng ta không quên
rằng so sánh là một trong những bí quyết thành công của phân tích văn học. Ít
kiến thức thì lấy đâu liên tưởng. Năng lực liên tưởng không mạnh thì làm sao
nhớ được nhiều thì lấy đâu ra kiến thức.Cái vòng tư duy tưởng như luẩn quẩn
ấy làm cho vốn liếng trong hành trang nghề nghiệp của ta ngày một phong
phú hơn. Có ý thức bồi dưỡng năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn chương
18


là một việc làm thường xuyên với người thầy giáo Ngữ văn cả trong nghiên
cứu giảng dạy.
* Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết
nghệ thuật của tác phẩm trong tính chỉnh thể
"Tác phẩm có chất lượng cao thì tính chỉnh thể càng cao", "trong tác
phẩm văn học, tính cảm tính cụ thể bao giờ cũng kết hợp hữu cơ với tính khái
quát". Sự kết hợp này cũng có nhiều cách hiểu. Năng lực khái quát từ cái cụ
thể trong phép suy luận lôgic học hình thức ngày nay chỉ còn là một số liệu
tham khảo ít độ tin cậy. Trong dạy học tác phẩm văn chương ngày nay, người
ta đi từ khái quát đến cụ thể. Ở đây năng lực cảm thụ cụ thể biết kết hợp với
khái quát, tức là tìm ra những mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh nhân vật
để có một cái nhìn tổng thể. Không ít người đi vào tác phẩm như chim chích
lạc rừng. Hoặc thiếu một năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác
phẩm.

Tuy nhiên cái khó nhất vẫn là bằng cách nào để hình thành được năng
lực kết hợp cảm thụ cụ thể với khái quát hóa các chi tiết. Suy cho cùng thì vẫn
là vấn đề đặt câu hỏi. Hỏi thế nào? Ở đây không phải là những câu hỏi hình
dung tưởng tượng như ở tái hiện hình tượng mà là những câu hỏi phân tích lý
giải. Với truyện ngắn Hai đứa trẻ, ta có thể hỏi: Tại sao tên tác phẩm là Hai
đứa trẻ mà có lúc nhà văn Thạch Lam lại gọi Liên là chị? Tại sao tác phẩm có
tên là Chiếc lá cuối cùng? Ximông không có bố mà nhà văn đặt tên tác phẩm
là Bố của Xi Mông?
Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết
nghệ thuật của tác phẩm tạo cho người đọc có một cái nhìn tổng quan toàn
diện khi tiếp nhận tác phẩm văn chương.
*

Năng lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận

19


×