Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm chí phèo của nhà văn nam cao (sách giáo khoa ngữ văn 11 tập 1) luận văn ths văn học 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.43 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN HOÀNG DƢƠNG

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ TÁC PHẨM
VĂN CHƢƠNG VÀO DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO
CỦA NAM CAO (SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thời Tân

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thời Tân, ngƣời đã tận tình
giúp đỡ, hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các
các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy bộ môn
Ngữ văn đã giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện và
bảo vệ luận văn.
Kết quả của luận văn còn có sự đóng góp không nhỏ của các thầy cô
giáo và các em học sinh trƣờng THPT Nguyễn Du – Bắc Ninh, nơi tác giả
luận văn tiến hành thực nghiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình, quý báu đó.
Nhân dịp này, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình,


bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Dƣơng

i


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

DH

Dạy học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SGV


Sách giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn.............................................................................................................................................. i
Những chữ viết tắt trong luận văn............................................................................................ ii
Mục lục.................................................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 9
1.1. Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng.................................. 9
1.1.1. Tiếp cận theo hƣớng lịch sử phái sinh..................................................10
1.1.2. Tiếp cận văn bản................................................................................... 12
1.1.3. Tiếp cận theo hƣớng lịch sử chức năng................................................13
1.2.Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học, trong nhà trƣờng và
thực trạng dạy học tác phẩm………………………………………………..15
1.2.1. Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học vàtrong nhàtrƣờng. 15
1.2.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở nhà trƣờng phổ thông.....16
CHƢƠNG 2: DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO THEO HƢỚNG
TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ............................................................................................................... 27
2.1. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm và phong cách nghệ thuật Nam Cao................................................27
2.1.1. Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của Chí Phèo....................27

2.1.2. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.......................31
2.2. Hƣớng dẫn học sinh tiếp cận văn bản tác phẩm......................................38
2.2.1. Nhận diện cốt truyện.............................................................................39
2.2.2. Tiếp cận hình tƣợng nhân vật............................................................... 43
2.2.3. Phân tích kết cấu trần thuật...................................................................47
2.3. Hƣớng dẫn học sinh bộc lộ những cảm nhận và điều chỉnh những
hiểu biết, đánh giá lệch lạc về tác phẩm......................................................... 52
2.4. Một số biện pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo theo hƣớng tiếp cận
iii


đồng bộ................................................................................................................................................. 54
2.4.1. Học sinh đọc sáng tạo tác phẩm............................................................54
2.4.2.Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng theo hƣớng tiếp cận
đồng bộ............................................................................................................57
2.4.3. Tích hợp kiến thức văn học sử và kiến thức lí luận văn học trong
dạy tác phẩm Chí Phèo theo hƣớng tiếp cận đồng bộ.....................................62
2.4.4. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh giảng bình những chi tiết nghệ thuật
đặc sắc.............................................................................................................64
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..............................................66
3.1. Giáo án thực nghiệm................................................................................66
3.2. Thuyết minh cho giáo án thực nghiệm.....................................................97
3.3. Một số vấn đề chung về thực nghiệm sƣ phạm.......................................98
3.3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 98
3.3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm.......................................98
3.3.3. Các thức tiến hành.................................................................................99
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.............................................................. 99
KẾT LUẬN..................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................103


iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do thực tiễn
Chí Phèo đƣợc đánh giá là tác phẩm xuất sắc

không chỉ trong sự

nghiệp sáng tác của Nam Cao mà cả trong trào lƣu văn học hiện thực phê
phán 1930 – 1945. Từ khi ra đời đến nay, Chí Phèo luôn là đối tƣợng hấp dẫn
của mọi thế hệ độc giả và các nhà nghiên cứu. Có thể khác biệt về mục đích,
quan điểm, đề tài nhƣng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất về giá
trị nội dung cũng nhƣ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Do đó, chúng tôi quyết
định môṭlần nƣƣ̃a, nghiên cƣƣ́u vềkiêṭtác này.
1.2. Lý do sư phạm
Chí Phèo đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình Ngƣƣ̃văn 11
từ khá lâu. Mặc dù đƣợc đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nam
Cao trƣớc Cách mạng và là kiệt tác đánh dấu bƣớc phát triển của chủ nghĩa
hiện thực trƣớc 1945 nhƣng thực trạng dạy học Chí Phèo hiện nay do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan còn nhiều bất cập. Giáo viên và học
sinh vâñ còn khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện và sâu
sắc. Giờ học chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra. Ngoài tiếp
câṇ, tìm hiểu tác phẩm , giờhocc̣ cần phát huy đƣơcc̣ vai trò chủthểcủa ngƣời
hocc̣ . Luật Giáo dục điều 28.2 đã chỉra rằng : “Phƣơng pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học

sinh.” Từ những yêu cầu trên, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho mỗi giáo viên là
phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Bởi vậy, đây là mảnh đất hứa hẹn nhiều
phƣơng hƣớng và cách thức nghiên cứu, chiếm lĩnh văn bản… để nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả cho giờ dạy học.
1


Từ những lý do trên, chúng tôi triển khai đề tài: “VẬN DỤNG QUAN
ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG VÀO DẠY
HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NHÀ VĂN NAM CAO (SÁCH
GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1) với hi vọng sẽ cung cấp thêm một tƣ
liệu phục vụ cho việc dạy học của giáo viên, đồng thời giúp các em hocc̣ sinh
có thể từng bƣớc chiếm lĩnh tác phẩm một cách hiệu quả, toàn diện.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao
Sinh thời, Nam Cao vàtác phẩm của ông không thƣcc̣ sƣ đc̣ ƣơcc̣ chúý . Nhƣng
sau khi nhàvăn hy sinh, đăcc̣ biêṭsau cách mangc̣ tháng Tám,có rất nhiều công trinh ,̀
bài viết nghiên cứu về tác gia Nam Cao và tác phẩm của ông từ nhiều góc độ.
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn, tư tuởng và phong cách đa ƣ̃ viết: “Nam
Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với
con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì
bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường.” [25, tr.221]. Tác giả đã chỉ ra vẻ đẹp
tƣ tƣởng nhân đạo trong sáng tác của Nam Cao: “Nam Cao là người hay quan tâm
đến vấn đề nhân phẩm và lương tâm.” [25, tr.221]

Trong cuốn Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, GS. Hà Minh Đức
đã chỉ ra những nét độc đáo trong các tác phẩm của Nam Cao và cho rằng:
“Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật. Do đó,
hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường theo lối tâm lý”. [10, tr.184]
Trong Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao, Phong Lê nhận định

nhƣ sau: “Nói bút pháp hiện thực Nam Cao là nói một bút pháp hiện thực
nghiêm ngặt. Một bút pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật, lách vào
từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực.”[5, tr.437]
GS. Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Nam Cao và khát vọng một cuộc
sống lương thiện, xứng đáng” đã nhận xét: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc
của mình, có thể nói trong văn học ta nửa đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một nhà
văn nào khác, Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân
2


phận con người, vấn đề con người bị tha hoá, không được sống như bản tính
của mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình”. [27, tr.129]
Đào Tuấn Ảnh trong bài “Tsekhop và Nam Cao – một sáng tác hiện thực
kiểu mới” đã nêu lên ba đặc điểm chung trong sáng tác của hai nhà văn đó là “cả
hai đều viết về những điều vặt vãnh của đời sống hàng ngày (…) Cốt lõi của cái
mới trong sáng tác của họ là ở cách hiểu cuộc sống của họ phức tạp hơn, biện
chứng hơn”, cả hai đều “khước từ kiểu cốt truyện truyền thống trong truyện
ngắn và truyện vừa. Nhiều tác phẩm của họ không có cốt truyện, không có sự
kiện gì đặc sắc xảy ra mà chỉ là sự diễn tả tâm trạng, suy nghĩ, đối thoại của các
nhân vật” [27, tr.166-169]. Và “cảm hứng bi kịch, hài kịch là cảm hứng chủ đạo
trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao và Sêkhôp.”[27, tr.169]
Từ khi có phong trào đổi mới, bên cạnh hƣớng tiếp cận cũ, giới nghiên
cứu đã mở rộng các hƣớng tiếp cận thế giới nghệ thuật của Nam Cao - nhà văn
đã có những đóng góp lớn vào cuộc cách tân ngôn ngữ của thể loại truyện
ngắn.Tính mới mẻ, hiện đại của ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao cũng đã thu hút rất
nhiều giới nghiên cứu, phê bình và đã có nhiều bài viết đề cập khá sâu sắc xung
quanh vấn đề này. Tác giả Bích Thu với bài “Sức sống của một sự nghiệp văn
chương” đã nhận xét: “Ngôn ngữ trong các sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ
đa âm, phức điệu hiện đại, dù được viết vào thời đại ông nhưng bây giờ đọc vẫn
thấy mới. Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hoà âm, phối hợp của nhiều

loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế”. [27, tr.32]
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Nam Cao nhƣ:

Huê c̣Chi – Phong Lê (1960), Đọc Truyện ngắn Nam Cao soi lại những
bƣớc đƣờng đi lên của một nhà văn hiện thực, Tạp chí Văn nghệ (8), Hà Nội
Huê c̣Chi – Phong Lê (1964), Con ngƣời và cuộc sống trong tác phẩm
Nam Cao, Tạp chí Nghiên cứu văn học (1), Hà Nội
Hà Minh Đức (1961), Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm
lý, Tạp chí Văn học (6), Hà Nội
Nguyễn Đình Chú (1990), “Đôi mắt” của Nam Cao, Tạp chí Văn học
(3), Hà Nội
3


Trần Đăng Suyền (1991), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao . NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội
Hà Bình Trị (1996), Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ độc đáo của nam Cao
– sƣ ýc̣ thƣƣ́c vềcánhân, Tạp chí Văn học (9), Hà Nội
……….
Nhƣ vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao và tác
phẩm của ông từ nhiều góc độ: nội dung, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách…
Dù nghiên cứu từ góc độ nào thì có thể nói điểm chung của tất cả các công
trình nghiên cứu, các bài viết đều khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo và chủ
nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của ông.
2.2. Những công trình nghiên cứu về Chí Phèo và các phương pháp dạy
học tác phẩm
Chí Phèo là một kiêṭtác đƣợc đông đảo bạn đọc và các nhà khoa học
dày công tìm hiểu, nghiên cứu. Trƣớc cách mạng, Chí Phèo không thực sự
đƣợc chú ý. Tác phẩm chỉ xuất hiện trong bài viết giới thiệu của Lê Văn
Trƣơng. Trong lời tựa Đôi lứa xứng đôi, tác giả viết: “Giữa lúc người ta

đang đắm mình trong những chuyện tình thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái
thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam Cao đã mạnh dạn đi theo lối riêng,
nghĩa là ông không thèm đếm xỉa đến cái sở thích của độc giả. Nhưng cái tài
của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và
tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, ở thiên
chức của mình”.[27, tr.325]
Sau cách mạng, các công trình nghiên cứu về Chí Phèo xuất hiện ngày
càng nhiều. Năm 1961, Hà Minh Đức đã nghiên cứu một cách hệ thống và
đầy đủ về Nam Cao trong cuốn chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực xuất
sắc. Ông cũng đã phân tích sâu sắc về giá trị điển hình của hình tƣợng nhân
vật Chí Phèo.
Trong bài “Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực
của Nam Cao”, nhà nghiên cứu Trần Tuấn Lộ cho rằng: “Ra đời năm 1941,
4


truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đã khẳng định ngay từ đầu sự hình thành
của một phong cách mới, vững vàng và sắc sảo. Có thể nói, trong toàn bộ
những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám về đề tài nông
dân, Chí Phèo là một thành tựu đặc biệt, tiếp tục truyền thống của những tác
phẩm hiện thực trước đó như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của
Nguyễn Công Hoan.” [27, tr.179]. Tác giả đã bƣớc đầu nhìn nhận so sánh sự
phát triển trong nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sự tiếp tục truyền
thống của Tắt đèn, Bước đường cùng đó là vạch ra những mâu thuẫn trong
nội bộ giai cấp.
Nguyễn Quang Trung trong bài viết “Tính chất lƣỡng hóa trong nhân
vật Chí Phèo” đã nêu lên sự khác nhau cơ bản trong tính cách chị Dậu, anh
Pha và Chí Phèo. Theo ông, “Anh Pha, chị Dậu là con người tốt thuần nhất,
họ thăng trầm về số phận nhưng khá tĩnh tại về tính cách. Chỉ đến Chí Phèo,
Nam Cao mới thực sự tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, phong phú hơn và vì

thế cũng sâu sắc hơn về con người. Nhờ thế ông đã trình làng một loạt nhân
vật mới, một kiểu tính cách mới trong hình ảnh con người vừa đánh mất, vừa
đi tìm nhân cách.” [27, tr.208]
Trong bài viết “Chí Phèo”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung tiếp
tục triển khai những ý kiến mà ông phát biểu trƣớc đây về truyện ngắn Chí
Phèo. Ông khẳng định: “Ngay từ Chí Phèo, Nam Cao đã tự khẳng định trong
văn học sử như là người trực tiếp kế thừa truyền thống các nhà văn hiện thực
lớp trước, trong cuộc chạy tiếp sức khẩn trương của các thế hệ văn học đã
nhanh chóng nắm lấy và giương cao ngọn đuốc của chủ nghĩa hiện thực, đưa
nó tới thời kỳ phát triển mới, cao nhất, trong một hoàn cảnh thử thách của
nó”. Kế thừa truyền thống ở đây là: “Giống như Tắt đèn, Bước đường cùng,
Giông tố thời mặt trận dân chủ, Chí Phèo cũng là bức tranh xã hội rộng lớn
với những xung đột giai cấp quyết liệt. Cũng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao đã phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn
giai cấp…” [27,tr.113]
5


Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu nhƣ:
Hoàng Cao (1997), Những mẩu truyện xoay quanh các nhân vật trong
“Đôi lứa xứng đôi”, Tạp chiV
́ ăn hocc (10), Hà Nội
Phạm Tú Châu (1992), Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ, Tạp chí
Văn hocc (1), Hà Nội
Đặng Anh Đào (1991), Khả năng tái sinh của Chí Phèo, Báo văn nghệ
(51), Hà Nội
…………
Toàn bộ các bài viế t, công trinh̀ nghiê n cƣƣ́u trên nghiên cƣƣ́u vềNam
Cao vàtác phẩm c ủa ông nói chung, Chí Phèo nói riêng dƣới góc đô c̣văn hocc̣
sƣ, phong cach tac gia, giá trị nội dung, nghê c̣thuâṭcua tac phẩm v ..v… chính

̉

là nền tảng cơ bản , vƣng chắc đểchung
nghiên cƣu hƣơng đi mơi.
ƣ́
Nam Cao và truyện ngắn của ông đã đƣợc đƣa vào dạy học ở THCS,
THPT từ khá lâu. Trong mấy chục năm qua, nhất là khoảng mƣời năm trở lại
đây, có nhiều nhà phƣơng pháp, thầy cô giáo đầy tâm huyết đã mở ra nhiều
hƣớng nghiên cứu ở các góc độ, khía cạnh cùng với những tìm tòi, phát hiện
đầy mới mẻ nhằm tìm ra phƣơng pháp, biện pháp dạy học Chí Phèo của Nam
Cao sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Theo thống kê chƣa đầy đủ của chúng tôi, tính đến nay đã có tới hàng
trăm công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt
nghiệp viết về Chí Phèo. Chỉ riêng ở ĐHQG Hà Nội đã có những luận văn
thạc sĩ nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” nhƣ:
Dạy học tác phẩm “Ch í Phèo” , “Đời thừa” của Nam Cao theo đăcc
trưng thểloaị của Phạm Thị Hoài Thu
Xây dưngc hê cthống câu hỏi hiêụ quảtrong daỵ hocc tác phẩm ChíPhèo
(Nam Cao) của Vũ Thị Khánh Hòa
Phương pháp daỵ hocc tác phẩm của Nam Cao trong trường trung hocc phổ
thông từ viêcc khai thác các phương thức cấu taọ hàm ngôncủa Trần Thị Thìn
6

ƣ́


Vâṇ dungc văn hocc so sánh trong daỵ hocc truyêṇ ngắn “ChiP
́ hèo” của
Nam Cao của Hoàng Huyền Thƣơng
Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu

hỏi liên tưởng, tưởng tươngc trong daỵ hocc truyêṇ ngắn “ChíPhèo” của Nam
Cao của Vũ Thị Mận
Phương pháp daỵ hocc tác phẩm “ChiP
́ hèo”, “Đời thừa” của Nam Cao
từ hướng tiếp câṇ phong cách nghê cthuâṭ của nhà văncủa Hoàng Thị Chuyên
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những thời điểm khác nhau
nhƣng các tác giả đều thống nhất khẳng định tài năng bậc thầy của Nam Cao và
giá trị của tác phẩm. Mỗi tác giả đa ƣ̃ đƣa ra phƣơng pháp daỵ hocc̣ khác nhau
nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về việc vận dụng quan điểm tiếp cận
đồng bộ tác phẩm văn chƣơng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo. Tiếp thu những
phát hiện, những ý kiến rất có giá trị của những nhà nghiên cứu, luận văn tập
trung nghiên cứu hƣớng “Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn
chƣơng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
3.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu
-

Đề xuất hƣớng dạy học mới tác phẩm Chí Phèo để giúp học sinh tiếp

nhận đầy đủ, sâu sắc, toàn diện tác phẩm
3.2.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
-


Tìm hiểu thực trạng của việc daỵ hocc̣ Chí Phèo ở trƣơng phổ thông

qua phiếu điều tra giáo viên , học sinh; qua giáo án của giáo viên; qua các bài
kiểm tra của hocc̣ sinh.
-Từ đó phân tích và vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ để đi đến
một phƣơng án tối ƣu cho việc daỵ hocc̣ Chí Phèo.
4.

Giả thuyết khoa học
Nếu dạy tác phẩm Chí Phèo theo quan điểm tiếp cận đồng bộ sẽ tận

dụng đƣợc lợi thế của từng hƣớng tiếp cận, đƣa giờ học thực sự đúng bản
chất của tác phẩm văn chƣơng, góp phần vào việc đổi mới phƣơng pháp daỵ
hocc̣ truyện ngắn nói chung và Chí Phèo nói riêng.
7


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Khái quát hóa lí luận, từ đó đƣa ra các định hƣớng phục vụ cho yêu

cầu của đề tài.
-Khảo sát điều tra: sử dụng phiếu điều tra về thực trạng dạy học tác
phẩm Chí Phèo ở trƣờng phổ thông.
-

Phân tích tổng hợp: khảo sát, phân tích văn bản từ đó tổng hợp thành


một số vần đề có ý nghĩa trong việc giảng dạy tác phẩm.
-

So sánh: so sánh tác phẩm Chí Phèo với một số tác phẩm khác cùng

đề tài của Nam Cao và những nhà văn khác.
6.

Thực nghiệm sƣ phạm

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng daỵ hocc̣tác phẩm Chí Phèo trong nhà trƣờng hiện nay.
-

Nghiên cứu biện pháp daỵ hocc̣ mới, hiệu quả cho tác phẩm: Vận dụng

quan điểm tiếp cân đồng bộ tác phẩm văn chƣơng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến
đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Dạy học tác phẩm Chí Phèo theo hƣớng tiếp cận đồng bộ
Chương 3: Thực nghiệm

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng
Sáng tác tác phẩm văn chƣơng là một quá trình khép kín bao gồm:
cuộc sống – nhà văn – tác phẩm – bạn đọc – cuộc sống. Quá trình đó là vòng
đời của một tác phẩm.
Hiện nay tồn tại ba khuynh hƣớng tiếp cận tác phẩm thƣờng thấy: Tiếp
cận lịch sử phái sinh, tiếp cận văn bản, tiếp cận theo hƣớng lịch sử chức năng.
Có thể nói, mỗi phƣơng pháp tiếp cận đều có ƣu điểm riêng. Nếu phƣơng
pháp “Tiếp cận theo khuynh hƣớng lịch sử phái sinh” xem xét tác phẩm trong
mối quan hệ với xã hội thì “Tiếp cận văn bản” nhìn tác phẩm ở chính bản thân
nó, còn “Tiếp cận theo hƣớng lịch sử chức năng” đánh giá tác phẩm trong
mối quan hệ tác động tới bạn đọc.
Đặt vấn đề tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng, tức là phải xem xét
tác phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng thời hợp lý, đúng mức vào quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm. Không nghiêng lệch về một
phƣơng pháp tiếp cận nào, bao giờ cũng phải nhìn nhận tác phẩm trong mối
quan hệ gắn bó tác động lẫn nhau giữa xã hội – tác phẩm – bạn đọc.
Quan điểm tiếp cận đồng bộ đã đƣợc giáo sƣ Phan Trọng Luận đánh
giá cao trong bài “Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng”.
Ông cho rằng: “Một kết luận khoa học quan trọng và cơ bản đối với người
nghiên cứu và giảng dạy văn học là luôn nắm vững quan điểm tiếp cận đồng
bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp Lịch sử phát sinh, Cấu trúc
văn bản và Lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Một phương
pháp tiếp cận như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc
của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương, đó
cũng là sự vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan và khoa học
về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn
chương cụ thể” [22,tr.12].
9



Giáo sƣ – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận văn
chƣơng” cũng khẳng định: “Hoạt động tiếp cận tác phẩm văn chương là thao
tác đầu tiên của cơ chế tiếp nhận. Hoạt động này cần tiến hành một cách đồng
bộ, không thể quá nặng, quá nhẹ với bất cứ một khuynh hướng nào. Khuynh
hướng Tiếp cận lịch sử phái sinh quan tâm đến tính chất xã hội của tác phẩm,
đến nguồn gốc nhận thức của văn học với đời sống. Hướng tiếp cận bản thể tác
phẩm đào sâu vào cơ cấu hình thức được sáng tạo của tác phẩm. Đây là cách
tiếp cận mang tính thẩm mỹ văn học. Khuynh hướng Tiếp cận chức năng – tác
động tuy không bao hàm nhiều thao tác trí tuệ phức tạp nhưng lại phải vận dụng
sự sáng suốt của trái tim để sự cộng thông giữa những vấn đề của con người
trong quá trình tiếp nhận diễn ra tốt đẹp…” [13,tr.34]

Nhƣ vậy có thể khẳng định: tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng là
một phƣơng hƣớng đúng đắn, cần thiết. Nó vừa là một phƣơng pháp “khoa
học quan trọng” để tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, vừa giải quyết đƣợc băn
khoăn nên hiểu tác phẩm nhƣ thế nào cho hợp lý. Vận dụng quan điểm Tiếp
cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng chính là tìm một phƣơng
án tối ƣu cho giờ giảng văn ở trƣờng trung học phổ thông.
1.1.1. Tiếp cận theo hướng lịch sử phái sinh
Mỗi tác phẩm văn chƣơng luôn đƣợc ra đời trong những bối cảnh lịch
sử xã hội văn hóa cụ thể, những yếu tố thẩm thấu chắt lọc thông qua lăng kính
của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà muốn
nghiên cứu một tác phẩm văn học cụ thể, chúng ta không thể không tìm đến
bối cảnh và nhà văn. Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời những ngày
quân thù đang ra sức truy lùng bắt bớ, tàn sát những ngƣời thân của các cán
bộ cách mạng. Từ cái chết thê thảm của ngƣời yêu, tác giả xây dựng nên tứ
thơ. Nếu không nắm đƣợc bối cảnh lịch sử cụ thể miền Nam thời kỳ đó thì sẽ
không hiểu đƣợc dụng ý nghệ thuật của tác giả và ý nghĩa khái quát điển hình
của nỗi đau trong bài thơ khi nói đến cái chết có vẻ riêng tƣ. Nếu tách Tống
biệt hành ra khỏi hoàn cảnh 1940-1945, chúng ta dễ thiên về ý nghĩa khái

10


quát muôn thuở của tình cảm tống biệt mà quên đi nỗi đau trăn trở giằng xé
của một thế hệ thanh niên Việt Nam hồi bấy giờ đang muốn lên đƣờng tìm lối
thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, bế tắc với bao nhiêu níu kéo nặng nề. Cũng
tƣơng tự nhƣ vậy, nếu không hiểu mối tình và bệnh tình của Hàn Mặc Tử,
chắc hẳn ta cũng không lắng nghe hết nỗi quằn quại trong thơ ngƣời thanh
niên tài hoa mà bất hạnh ấy. Nhƣng nếu chỉ thu gọn bài thơ trong giới hạn
một mối tình, một bệnh trạng, một hoàn cảnh cá nhân thì ý nghĩa của bài thơ
lại bị hạ thấp về giá trị và ý nghĩa chung. Giữa năm 1930 – 1945, cảm nhận về
hạnh phúc bấp bênh, hƣ ảo không chỉ là nỗi đau riêng của chàng thi sĩ tật
nguyền bất hạnh mà đó cũng là nỗi đau thời đại của lớp thanh niên Việt Nam
chƣa có lối thoát cho con đƣờng hạnh phúc và số phận mình. Hàn Mặc Tử từ
niềm riêng bắt gặp cõi lòng chung.
Tiếp cận tác phẩm theo khuynh hƣớng lịch sử phái sinh là cách tiếp cận
hình thành sớm hơn cả. Trƣớc đây, không ít ngƣời đã lấy những hiểu biết về
lịch sử phát sinh để giải thích và tìm hiểu tác phẩm mà không cần tìm hiểu
chính bản thân tác phẩm. Đó là một sai lầm bởi nếu lạm dụng phƣơng pháp
tiếp cận này để dễ đƣa đến chỗ thoát li tác phẩm, bàn luận và lí giải một cách
áp đặt giá trị tác phẩm bằng các yếu tố ngoài văn bản. Vẫn biết rằng tác phẩm
văn chƣơng là tác phẩm của một thời đại nhất định, là sản phẩm của một cá
nhân cho nên không thể hiểu tác phẩm mà không biết xuất xứ của nó. Song
không nên độc tôn hay tuyệt đối hóa phƣơng pháp tiếp cận này, không nên
đồng nhất tác phẩm với cuộc đời thực. Bởi hiện thực trong tác phẩm là hiện
thực đƣợc nhà văn lựa chọn, phản ánh, đánh giá theo quan niệm thẩm mỹ
riêng của mình. Tiếp cận theo khuynh hƣớng Lịch sử phái sinh là một
phƣơng pháp tiếp cận hết sức quan trọng để tìm hiểu tác phẩm, là cơ sở để lí
giải đánh giá tác phẩm, phƣơng hƣớng để tìm ra sợi dây liên hệ giữa xã hội
với tác phẩm, giữa tác phẩm với hoàn cảnh mà nó ra đời.

Để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp tiếp cận theo khuynh
hƣớng lịch sử phái sinh, chúng ta phối hợp cùng các phƣơng pháp tiếp cận
khác để bổ sung những ƣu điểm của chúng.
11


1.1.2. Tiếp cận văn bản
Những hiểu biết ngoài văn bản vô cùng quan trọng nhƣng không thể
thay thế cho việc khám phá bản thân văn bản. Quan điểm Tiếp cận văn bản
giúp ngƣời đọc, ngƣời nghiên cứu giảng dạy không thoát ly văn bản vốn là đề
án tiếp nhận mà nhà văn gửi đến bạn đọc. Hƣớng tiếp cận này quan tâm đến
thế giới bên trong của tác phẩm để xác định vị trí riêng và giá trị độc lập của
tác phẩm. Đây là phƣơng hƣớng tiếp cận quan trọng nhất bởi có văn bản mới
tồn tại giá trị nghệ thuật. Tiếp cận theo hƣớng bản thể là xem văn bản là đối
tƣợng chủ yếu để khai thác các giá trị của tác phẩm từ tiêu đề, bố cục, kết
cấu, giọng điệu, nhịp điệu… Nếu nhƣ Tiếp cận lịch sử phái sinh là sự giao
tiếp với xã hội về nghệ thuật ngoài tác phẩm thì Tiếp cận bản thể là giao tiếp
với xã hội nghệ thuật trong tác phẩm. Thực chất của Tiếp cận bản thể là bắt
nguồn từ chính tác phẩm để hiểu tác phẩm. Từ việc tìm hiểu văn bản mà khám
phá tƣ tƣởng nghệ thuật, chiều sâu tác phẩm, tiềm năng sáng tạo của ngƣời
nghệ sĩ. Phƣơng pháp tiếp cận này đảm bảo đƣợc tính khoa học chính xác của
việc phân tích giá trị của tác phẩm văn chƣơng. Có đi vào chi tiết, có bám sát
văn bản tác phẩm mới hiểu nó một cách thấu đáo.
Văn bản là thông điệp nhà văn gửi tới bạn đọc. Đặc trƣng cơ bản của
văn bản nghệ thuật là thông tin thẩm mĩ. Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc
động mãnh liệt nhất, những rung cảm tha thiết nhất về cuộc sống, con ngƣời.
Đây là điểm mấu chốt để phân biệt phƣơng pháp tiếp cận văn bản đích thực
với với lối xã hội học hay một hiện tƣợng lịch sử cằn cỗi, một phƣơng tiện
minh họa giản đơn cho hiện thực xã hội…Tuy nhiên, chúng ta cần tránh
khuynh hƣớng cực đoan chỉ nhìn nhận giá trị của văn bản nghệ thuật ở

phƣơng diện thẩm mĩ. Một tác phẩm luôn chứa đựng trong đó muôn vẻ của
cuộc sống, con ngƣời, xã hội mà bạn đọc không thể bỏ qua.
Tác phẩm văn chƣơng là một văn bản trong chỉnh thể chặt chẽ giữa nội
dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô
hình…. Tác phẩm đƣợc cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng
12


một thế giới nghệ thuật riêng. Trong giảng văn, giáo viên không nên coi nhẹ
tính chỉnh thể của tác phẩm; tránh xu hƣớng xé lẻ, đập vụn khiến tác phẩm
mất đi tính nhất quán; cảm hứng chủ đạo của nhà văn, tƣ tƣởng chủ đề của
tác phẩm bị mờ nhạt hoặc hiểu một cách lệch lạc.
Một trong những con đƣờng đi vào tác phẩm văn chƣơng là nhận diện
đƣợc loại thể. Mỗi loại thể có một phƣơng pháp tiếp cận khác nhau: kịch
không giống với tự sự, văn học trung đại không giống với văn học hiện đại
…. Nếu không xác định đúng loại thể sẽ dẫn đến nhiều hạn chế trong việc cắt
nghĩa tác phẩm.
Khi tiếp cận văn bản, không nên tuyệt đối hóa văn bản, cắt đứt mối
quan hệ giữa hoàn cảnh tạo nên nó cũng nhƣ ngƣời tiếp nhận nó. Nếu chỉ tiếp
cận trong bản thân văn bản sẽ khiến ý nghĩa tác phẩm mờ nhạt và không thực
hiện đƣợc chức năng cao cả của văn học.
1.1.3. Tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng
Trƣớc kia, khi phân tích tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng, ngƣời ta chỉ
chú ý hai hƣớng tiếp cận chính: Lịch sử phái sinh và Tiếp cận văn bản. Trong
những thập kỉ gần đây, lí luận văn học đã nhấn mạnh thêm hƣớng lịch sử
chức năng. Nếu nhƣ trƣớc đây, tác phẩm văn chƣơng đƣợc coi nhƣ một hiện
tƣợng tĩnh thì nay đƣợc nhìn trong trạng thái động, trong sự vận động đến
với bạn đọc. Đây là khuynh hƣớng tiếp cận hết sức mới mẻ, khai thác tác
phẩm qua sức đồng cảm và sáng tạo của bạn đọc khi đi vào tìm hiểu tác phẩm.
Nhƣ trên đã trình bày, tác phẩm văn chƣơng là hệ thống mở. Tác phẩm văn

chƣơng chỉ thực sự đi trọn vòng đời trong mối quan hệ với bạn đọc để trở về
lại với cuộc sống - nơi vốn là xuất phát điểm của tác phẩm. Nhiều nhà văn lớn
nhƣ Tchekôp, Mac Sac, A.Tônxtôi… đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
bạn đọc nhƣ một yếu tố quyết định sinh mệnh của tác phẩm. Một tác phẩm
đƣợc coi là tác phẩm chết nếu không đƣợc bạn đọc tiếp nhận. Hay nói cách
khác, đó chỉ là những đống giấy câm lặng, vô hồn nếu không có bạn đọc. Mỗi
tác phẩm văn học là một thế giới nhân sinh thu nhỏ dƣới con mắt
13


thẩm mỹ của nhà văn. Khi sáng tác, nhà văn luôn hƣớng tới ngƣời đọc để tâm
sự, gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình. Và tác phẩm luôn tác động đến ngƣời
đọc qua các thế hệ. Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, cần chú ý đến mối
quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc, xem xét ảnh hƣởng, tác động của tác phẩm
vào tình cảm, tƣ tƣởng, nhận thức, thẩm mỹ của ngƣời đọc.
Lí luận về tác động chức năng của văn bản làm sinh động hơn, phong
phú hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa tác phẩm văn chƣơng đồng thời làm cho
việc phân tích giảng dạy văn học trong nhà trƣờng có hiệu quả hơn, phát huy
khả năng cảm thụ nghệ thuật, vai trò bạn đọc sáng tạo của mỗi học sinh.
Trong dạy học văn, nếu chỉ thiên về văn bản, dễ khiến học sinh rơi vào tình
trạng thờ ơ với số phận nhân vật, với tiếng nói nhà văn....Học sinh sẽ trở
thành ngƣời ngoài cuộc, một khách thể chịu tác động một chiều của giáo viên
là chính. Thậm chí mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm cũng bị giãn cách
nếu giáo viên chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến nghệ thuật truyền giảng mà
không tìm hiểu học sinh có những phản ứng nhƣ thế nào về tác phẩm. Tuy
nhiên, khi nhấn mạnh đến quan điểm ngƣời đọc, đến phản ứng và đáp ứng
của học sinh trong giờ học văn, chúng ta không cƣờng điệu hay tuyệt đối hóa
sở thích của học sinh mà luôn cần có sự hài hòa giữa cảm thụ cá nhân học
sinh với định hƣớng sƣ phạm của ngƣời thầy. Quan điểm tiếp cận đồng bộ
văn bản, ngoài văn bản và đáp ứng của học sinh là sự kết hợp hài hòa, đảm

bảo hiệu quả vững chắc cho việc nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn chƣơng
trong nhà trƣờng.
Ba hƣớng tiếp cận lịch sử phái sinh, văn bản và lịch sử chức năng đều
rất cần thiết để đi vào khám phá tác phẩm văn chƣơng. Không thể có cách
hiểu, lý giải thấu đáo, toàn vẹn nếu chỉ sử dụng một trong ba hƣớng tiếp cận
này. Bởi mỗi hƣớng tiếp cận đề có ƣu điểm và khuyết điểm riêng. Tiếp cận
đồng bộ tác phẩm là cách tiếp cận khoa học, tối ƣu, xuất phát từ bản chất văn
học và quy luật tiếp nhận.
Từ những ƣu điểm của phƣơng pháp tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn
14


chƣơng, chúng tôi đề xuất phƣơng pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà
văn Nam Cao theo quan điểm tiếp cận đồng bộ để tìm hiểu tác phẩm một cách
sâu sắc, toàn diện.
1.2. Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học, nhà trƣờng và
thực trạng dạy học tác phẩm
1.2.1. Vị trí truyện ngắn Chí Phèo trong lịch sử văn học vàtrong nhàtrường
Nam Cao là nhà văn đƣợc đánh giá là một trong số ít những gƣơng mặt
nổi bật nhất của văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất không
chỉ của trào lƣu văn học hiện thực trong giai đoạn phát triển cuối cùng (19401945) mà của cả dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945.
Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao. Tên tuổi Nam Cao gắn
liền với Chí Phèo. Tác phẩm này đƣợc giới nghiên cứu phê bình văn học và
đông đảo bạn đọc mấy chục năm qua đánh giá là tác phẩm nổi bật nhất, không
chỉ đối với sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mà đối với cả trào lƣu văn học hiện
thực 1930 – 1945 và đƣợc coi là một kiệt tác bất hủ của văn học dân tộc.

Là một kiệt tác bất hủ, đồng thời, Chí Phèo còn là tác phẩm có vị trí
văn học sử đặc biệt. Đây vừa là tác phẩm mở đƣờng của nhà văn lớn Nam
Cao lại vừa đƣợc coi nhƣ là cột mốc đánh dấu bƣớc phát triển mới của chủ

nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trƣớc 1945.
Chí Phèo đƣợc giảng dạy ở nhà trƣờng trung học phổ thông suốt từ
năm 1964 cho đến nay. Trong chƣơng trình SGK Ngữ văn lớp 11, tác phẩm
đƣợc đặt ở bài cuối cùng của thời kỳ văn học hiện thực phê phán 1930 –
1945. Tác gia Nam Cao cùng tác phẩm Chí Phèo đƣợc dạy trong 3 tiết, là
một trong những nội dung quan trọng có trong chƣơng trình kiểm tra học kì
và thi cao đẳng, đại học. Tác phẩm là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội thực
dân nửa phong kiến tàn bạo đã cƣớp đi của ngƣời nông dân lƣơng thiện cả
nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và
khẳng định bản chất tốt đẹp của những con ngƣời này ngay khi tƣởng nhƣ họ
đã không còn là con ngƣời. Việc đƣa Chí Phèo vào dạy ở nhà trƣờng
15


phổ thông sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn quan điểm nghệ thuật, phong
cách nghệ thuật, tƣ tƣởng nhân đạo của một nhà văn lớn và giá trị nội dung,
giá trị nghệ thuật của một kiệt tác.
1.2.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở nhà trường phổ thông
1.2.2.1. Mục đích khảo sát
Khi khảo sát tình hình dạy học Chí Phèo ở nhà trƣờng phổ thông hiện
nay sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc những việc đã làm đƣợc, những tồn tại
trong quá trình DH tác phẩm, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra giải pháp thực
hiện tối ƣu nhất.
1.2.2.2. Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát việc DH tác phẩm Chí Phèo của GV và
HS lớp 11 trƣờng THPT.
1.2.2.3. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu tình hình dạy học tác phẩm Chí Phèo trong nhà trƣờng phổ
thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai đối tƣợng cơ bản tham gia
vào quá trình DH trong nhà trƣờng, đó là GV và HS.

Đối với GV là chủ thể dạy – chủ thể tác động và định hƣớng quá trình tiếp
nhận những tác động thẩm mỹ của một văn bản văn chƣơng trong học sinh- qua
việc tìm hiểu, đánh giá, điều tra hƣớng khai thác tác phẩm, phân tích các bài
soạn giảng Chí Phèo cũng nhƣ dự giờ, chúng tôi có thể rút ra những mặt tích
cực, hạn chế trong thực tế DH tác phẩm này ở nhà trƣờng phổ thông.

Đối với học sinh, hiện nay, vai trò của ngƣời học đã đƣợc xác định và
đánh giá đúng mức, HS là chủ thể của quá trình học tập, khác với trƣớc đây,
các em chỉ là những khách thể bị động. Hoạt động học của HS không chỉ giữ
vai trò quan trọng trên bình diện phƣơng pháp luận mà còn có ý nghĩa quan
trọng trong thực tiễn DH. Cho nên, chất lƣợng của quá trình DH chỉ thực sự
đạt kết quả khi có sự tìm hiểu, phân tích thấu đáo thực trạng học tập của HS.
Vì thế, việc khảo sát đối tƣợng này sẽ giúp chúng tôi đánh giá đƣợc hứng thú
học tập, mức độ tiếp nhận tác phẩm cũng nhƣ khả năng vận dụng, thực hành
16


các kỹ năng hành văn của HS.
1.2.2.4..Tư liệu khảo sát
-

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1,sách chỉnh lý hợp nhất, NXBGD,

H, 2000)
-

Phiếu điều tra

-


Vở ghi và bài làm văn của học sinh

* Thời gian khảo sát
Học kì I năm học 2013 – 2014
* Địa bàn khảo sát:
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại trƣờng THPT Nguyễn Du – thành
phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh. Gồm:
-

Tổ Văn trƣờng THPT Nguyễn Du (gồm 15 GV)

-

Lớp 11A2 và 11A3 trƣờng THPT Nguyễn Du

1.2.2.5. Hình thức khảo sát
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra đối với GV và HS,
xem vở ghi của học sinh, giáo án của GV; dự các buổi thảo luận cũng nhƣ
chấm bài kiểm tra của học sinh để từ đó rút ra đƣợc kết quả khách quan nhất
về việc DH Chí Phèo.
Cụ thể nhƣ sau:
* Đối với giáo viên:
Chúng tôi đã có những cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với một số GV
Ngữ văn ở trƣờng THPT. Các câu hỏi đều xoay quanh vấn đề “ GV hiện nay
tiếp nhận, cảm thụ và DH Chí Phèo nhƣ thế nào?” Chúng tôi nhận đƣợc
những câu trả lời khá phong phú, đa dạng phần nào phản ảnh đúng với thực tế
DH tác phẩm hiện nay.
Chúng tôi phát phiếu điều tra cho GV và tiến hành khảo sát thông qua
những câu hỏi sau đây:
Câu 1:

Khi dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, thầy/cô dựa vào những yếu
17


tố nào sau đây?
-

Văn bản tác phẩm và câu hỏi trong SGK

-

Hƣớng dẫn trong SGV

-

Kết hợp các tài liệu khác có liên quan đến văn bản tác phẩm

-

Ý kiến khác

Câu 2:
Khi DH tác phẩm Chí Phèo, thầy/cô yêu cầu HS làm những việc gì?
-

Đọc văn bản tác phẩm và trả lời câu hỏi trong SGK

-

Tìm hiểu và soạn thêm những câu hỏi về hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh


ra đời tác phẩm, tác giả…
-

Tìm hiểu trƣớc về tác phẩm và nêu cảm nhận, đánh giá của riêng

mình về nhân vật, các chi tiết v...v..
-

Các ý kiến khác

Câu 3:
Biện pháp chủ yếu khi DH Chí Phèo là gì?
-

GV thuyết giảng, HS lắng nghe, tiếp nhận

-

GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi gợi mở

-

GV tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm

-

Các biện pháp khác

Câu 4

Trong DH Chí phèo, thầy/cô chú ý đến mối quan hệ nào?
-

Quan hệ GV – HS

-

Quan hệ HS – tác phẩm

-

Quan hệ giữa GV – HS – tác phẩm

-

Ý kiến khác

Câu 5:
Hƣớng tiếp cận nào đƣợc thầy cô ƣu tiên sử dụng khi DH Chí Phèo
-

Tiếp cận trong văn bản

-

Tiếp cận những yếu tố ngoài văn bản
18


-


Tiếp cận theo hƣớng lịch sử chức năng

-

Ý kiến khác

Chúng tôi cũng đã tham gia những buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ bộ
môn về cách DH Chí Phèo sao cho phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay. Phần
đa GV nhất trí với hƣớng triển khai trong SGK chƣơng trình chuẩn. Bên cạnh
đó, một số GV đã mạnh dạn đề xuất những cách DH mới đối với kiệt tác này.
Đây là tín hiệu đáng mừng trong xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp DH mà
chúng ta đang thực hiện.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành tham khảo một số giáo án về Chí Phèo
cũng nhƣ dự giờ tại lớp. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung giáo án của
GV đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS trên cả phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các giáo án cho thấy khi
DH Chí Phèo, GV thƣờng thiên về hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh và tiếp cận
văn bản, chƣa chú trọng đến hƣớng tiếp cận lịch sử chức năng. Thực tế cho thấy
chúng ta thiếu vắng những giáo án DH Chí Phèo thể hiện đƣợc sự kết hợp đồng
bộ, nhuần nhuyễn của cả ba hƣớng tiếp cận này.

* Đối với HS
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em HS trƣớc và sau khi học tác
phẩm Chí Phèo để nắm đƣợc sự chuẩn bị bài cũng nhƣ mức độ tiếp nhận tác
phẩm của các em. Thực tế cho thấy nhiều HS chƣa hứng thú với môn học, học
một cách đối phó, hiểu bài chƣa sâu, chƣa đạt đƣợc mục đích DH mà GV đề ra.

Khi xem vở ghi của HS, chúng tôi thấy rằng đa số các em tuân thủ theo
giáo án GV đã dạy, song vẫn còn một số em ghi chép tùy tiện, sơ sài.

Chúng tôi cũng đã dự các buổi thảo luận của các em xoay quanh tác
phẩm Chí Phèo. Mặc dù ý kiến, nhận xét của các em đƣa ra còn mang tính
chủ quan, non nớt nhƣng đó vẫn là điều đáng khích lệ bởi các em đã thể hiện
sự quan tâm đến bài học và mạnh dạn nêu ra quan điểm của riêng mình.
Qua khảo sát các bài làm văn của HS (gồm các bài thu hoạch sau tiết
19


học, bài kiểm tra 15 phút, bài viết 2 tiết), chúng tôi cũng thu nhận đƣợc những
kết quả nhất định. Một số học sinh đã cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của tác
phẩm, biết vận dụng kiến thức vào bài làm một cách nhuần nhuyễn nhƣng cũng
không ít học sinh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mà đề bài đặt ra, chƣa cảm nhận
và phân tích, cắt nghĩa vấn đề một cách thấu đáo cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc
những đánh giá của riêng mình, lệ thuộc nhiều vào bài giảng của GV.

* Đối với SGK và SGV Ngữ văn 11
 SGK

Ngữ văn 11

- Về văn bản tác phẩm:
Tác phẩm Chí Phèo đƣợc trích từ Nam Cao – Tác phẩm tập I (NXB
Văn học 1997). Đây là văn bản có độ chính xác cao, đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu tin cậy.
-

Về câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong chƣơng trình cơ bản: Các soạn

giả đƣa ra 6 câu hỏi:
1. Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo nhƣ thế nào? Hãy nêu ý

nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.
2.

Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với cuộc đời Chí

Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?
3.

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối

chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rƣợu,
xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát)?
4.

Qua hình tƣợng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của

Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm
lý nhân vật).
5.

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện

ngắn này có gì đặc sắc?
6. Tƣ tƣởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này. -

Về câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong chƣơng trình nâng cao: Các soạn
20



×