Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.12 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ NGỌC THÚY

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ TRONG
DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ NGỌC THÚY

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ TRONG
DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Hoàn


HÀ NỘI – 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính
trọng tới Lãnh đạo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các Thầy
Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu, tạo
điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại nhà
trường.
Tôi xin trân trọng gửi tới Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn – Phó vụ trưởng Vụ Giáo
dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo tình cảm biết ơn sâu sắc nhất. Thầy đã hướng
dẫn tôi rất tận tình, khoa học trong quá trình viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Phan Đình Phùng, bạn
bè đồng nghiệp cùng những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Ngọc Thúy

i

GD& ĐT


GV


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS

: Giáo dục và Đào tạo

KTĐG

: Giáo viên

NXB

: Học sinh

SGK

: Kiểm tra đánh giá

TL

: Nhà xuất bản

THCS

: Sách giáo khoa

THPT

: Tự luận


TNKQ

: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Trắc nghiệm khách quan

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn................................................................................................................................ i
Danh mục viết tắt................................................................................................................... ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................................... 8
1.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn................................. 8
1.1.2. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn.........................9
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................. 13
1.2.1. Đặc điểm của môn Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT)..................... 13
1.2.2. Khảo sát các ý kiến bàn bạc về đổi mới đánh giá đối với môn
Ngữ văn.................................................................................................................................... 21
1.2.3. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn và
trong đánh giá thi cử............................................................................................................ 24
1.2.4. Việc tiếp nhận câu hỏi mở của học sinh Trung học phổ thông...............33
1.2.5. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong
dạy học Ngữ văn................................................................................................................... 36

1.2.6. Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học
Ngữ văn hiện nay.................................................................................................................. 37
Tiểu kết Chương 1................................................................................................................ 39
Chương 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỀ MỞ,
ĐÁP ÁN MỞ MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................... 40
2.1. Phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi mở, đề mở trong dạy
học Ngữ văn Trung học phổ thông................................................................................. 40
2.1.1. Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
định hướng tiếp cận năng lực........................................................................................... 40
2.1.2. Hệ thống đề mở, đáp án mở phải phù hợp thực tế dạy và học................41
2.1.3. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải có đáp án mở.......................................... 43

iii


2.1.4. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải phát huy được năng lực vốn có
của người học......................................................................................................................... 44
2.1.5. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải tương thích các phương pháp
dạy học tích cực..................................................................................................................... 45
2.1.6. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải mang tính sáng tạo............................... 47
2.2. Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho quá trình dạy học Ngữ
văn (đánh giá thường xuyên và định kì)...................................................................... 48
2.2.1. Đối với bài kiểm tra thường xuyên.................................................................... 48
2.2.2. Đối với bài kiểm tra định kì................................................................................. 58
2.3. Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho kì thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông......................................................................................................................... 66
2.3.1. Hệ thống đề mở, đáp án mở cho “phần đọc hiểu”....................................... 66
2.3.2. Hệ thống đề mở, đáp án mở cho “phần viết bài văn”................................. 74
Tiểu kết Chương 2................................................................................................................ 78
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................... 79

3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................................... 79
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm.................................................... 79
3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm...................................................................... 79
3.4. Thiết kế đề mở, đáp án mở thực nghiệm............................................................. 80
3.5. Kết quả thực nghiệm................................................................................................... 95
3.5.1. Tiến hành kiểm tra................................................................................................... 95
3.5.2. Kết quả kiểm tra........................................................................................................ 95
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm................................................................................ 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 98
1. Kết luận............................................................................................................................... 98
2. Khuyến nghị....................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 101

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những đổi thay không ngừng của xã hội theo xu hướng toàn cầu hoá và sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật hiện đại là những thách thức lớn cho giáo dục trong việc
phát triển nguồn nhân lực có tri thức cao, thông minh và sáng tạo. Đổi mới quy trình,
chương trình đào tạo và phương pháp dạy học (PPDH) là những vấn đề thời sự của tất
cả hệ thống giáo dục. Rất nhiều các PPDH mới được thử nghiệm nhằm đào tạo những
người lao động có bản lĩnh, có năng lực chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn
sàng thích ứng với những đổi thay của xã hội hiện đại… Phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tập thể để tự phát hiện, tự giải quyết các
vấn đề trong học tập và trong cuộc sống được quan tâm hơn lúc nào hết; từ đó, người
học tự chiếm lĩnh và vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản dưới sự tổ chức và
hướng dẫn của giáo viên (GV).
Trong dạy học Ngữ văn, việc xây dựng hệ thống câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi mở là

một đòi hỏi quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng dạy và học. Câu hỏi mở giúp
cho học sinh (HS) chiếm lĩnh tác phẩm, hình thành ở các em một phương pháp tự tìm
hiểu, phám phá, liên hệ, cảm nhận tác phẩm văn chương; đồng thời, câu hỏi mở còn có
vai trò trong khâu cuối cùng của quá trình dạy học – khâu kiểm tra đánh giá (KTĐG)
kết quả học tập.
Muốn đào tạo những con người chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, dạy học nói chung,
dạy học Ngữ văn nói riêng cần phải đổi mới PPDH, không thể duy trì phương pháp
truyền thống, áp đặt, cung cấp kiến thức nặng nề. Đã đến lúc dạy học cần một phương
pháp khoa học. Dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cần lấy hoạt động của
HS làm trung tâm. Theo đó, một tác phẩm văn chương được tiếp cận từ hai phía:
người dạy và người học; nói cách khác, tác phẩm văn chương được nhìn ở ba điểm
nhìn khác nhau: nhà văn – giáo viên – học sinh. Vậy nhiệm vụ của giờ văn là phải tạo
được sự tương tác của ba chủ thể đó.
Để đạt được hiệu quả, một giờ dạy học Ngữ văn cần có sự chuẩn bị và hoạt động
của cả thầy và trò. Khi ấy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở được quan tâm bàn bạc
và áp dụng. Khi đã có kĩ năng giải quyết các câu hỏi mở trong các giờ đọc văn, HS sẽ
thành thục trong việc giải quyết đề văn ra theo hướng mở. Đề mở giúp nâng
1


cao tính suy luận, sáng tạo ở người học, chống học vẹt, học tủ, đòi hỏi cả thầy và trò
phải đổi mới cách dạy và học. Đây cũng là biện pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ
văn trong nhà trường phổ thông và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập cũng như
tự học của HS.
Muốn xây dựng và áp dụng được hệ thống câu hỏi mở vào quá trình dạy học đòi
hỏi phẩm chất của người GV. Họ phải là những người tổ chức, dẫn dắt, điều khiển quá
trình dạy học. GV cần duy trì được thói quen tự rèn luyện, không ngừng sáng tạo, có
năng lực tự học, tự nghiên cứu, giỏi cả chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Trong đó,
kĩ năng đặt câu hỏi mở là một kĩ năng quan trọng.
Câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn không phải là vấn đề hoàn toàn mới

nhưng trong quan niệm của người dạy và cả xã hội ngày nay còn nhiều vấn đề cần bàn
bạc. GV còn lúng túng trong việc xác định câu hỏi như thế nào là mở, đáp án ra sao là
phù hợp. Về phần dư luận xã hội, họ băn khoăn tính giáo dục hay độ công bằng trong
đánh giá thi cử khi áp dụng đề mở. Khi ấy câu hỏi mở, đề mở phải thực sự có hiệu quả
khi sử dụng trong giờ dạy học Ngữ văn, phù hợp với nhu cầu học và tích lũy tri thức,
kĩ năng của HS. Hệ thống câu hỏi mở sẽ đặt người học vào những “ tình huống có vấn
đề”, đòi hỏi HS phải trau dồi khả năng tự tư duy, liên hệ, khám phá, sáng tạo. Từ đó,
năng lực người học dần được hình thành, củng cố.
Mấy năm trở lại đây, việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở đã được sự quan tâm, áp
dụng của các nhà sư phạm nhiều cấp. Thực tế, trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên
đã có ý thức đưa ra những câu hỏi có tính sáng tạo nhưng phần nhiều còn ngẫu hứng,
tản mạn. Vì thế tính định hướng của những câu hỏi này chưa cao và chưa đạt kết quả
mong muốn.
Vấn đề câu hỏi mở gần đây đã được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm bàn
đến và đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Ở nước ta đã có một cuốn
sách và hai cuốn luận án làm riêng về hệ thống câu hỏi trong dạy học văn như “ Câu
hỏi trong giảng văn” (Trương Dĩnh), “Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn
học” ( Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quang Cương), “Câu hỏi nêu vấn đề trong giờ
giảng văn” ( Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngân). Bên cạnh đó còn có những bài
báo, cuốn tạp chí về đề mở, câu hỏi mở như tập “Đề mở, đáp án mở” của Tạp chí Văn
học tuổi trẻ và cuốn “Hệ thống đề mở Ngữ văn” (Đỗ Ngọc Thống chủ biên).

2


Nhưng chưa có ai bàn riêng đến việc xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn
Trung học phổ thông (THPT).
Trong chương trình Ngữ văn THPT, câu hỏi mở, đề mở không chỉ được sử dụng
trong các giờ dạy học Ngữ văn mà còn được sử dụng trong các kì kiểm tra định kì, kì
thi Tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, thi chọn học sinh giỏi các cấp.

Vì thế, việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở sao cho có hiệu quả là mục tiêu cần đạt tới
của giáo dục phổ thông nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tiễn dạy học môn Ngữ văn của người viết,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ
văn Trung học phổ thông” cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm góp thêm tiếng nói về
vấn đề đổi mới PPDH Ngữ văn ở phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới PPDH, GV Ngữ Văn các cấp đã được
bồi dưỡng nhiều tri thức về việc xây dựng câu hỏi mở, ra đề, đáp án mở nhằm áp dụng
vào dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó cũng có một số công
trình nghiên cứu, các tạp chí, bài viết định hướng việc xây dựng câu hỏi mở. Các tác
giả, trong chuyên luận của mình, khi nói về vấn đề đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG
trong dạy học môn Ngữ văn, đều không bỏ qua hoạt động xây dựng câu hỏi mở nhằm
tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản Ngữ văn và đáp ứng những kì kiểm tra thi cử. Tiêu
biểu là các công trình của các tác giả:
Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nhà xuất
bản (NXB) Đại học Sư phạm, 2006), PGS - TS Nguyễn Viết Chữ đã xây dựng cơ sở lí
luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học văn. Từ đó, tác giả đề ra những yêu
cầu của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương và xác lập một hệ
thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông Việt
Nam. Ở chuyên luận này, tác giả nối tiếp quan điểm của các nhà sư phạm Nga đã vận
dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương. Ông đưa ra
những yêu cầu cho việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học và vận dụng cách thức đặt
câu hỏi cho những thể loại văn học tiêu biểu.
Còn trong công trình nghiên cứu chuyên biệt về hệ thống câu hỏi trong sách
giáo khoa Văn học của Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương mang tên Câu hỏi và bài tập

3



với việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2002) tập trung vào những vấn đề xung quanh hệ thống câu hỏi, bài tập văn học,
từ thực trạng dạy học đến các vấn đề lí luận, từ mô hình lí thuyết đến sự vận dụng
trong thực tế dạy học tác phẩm văn chương. Tác giả đã khảo sát, đánh giá hệ thống câu
hỏi trong sách giáo khoa (SGK) Văn học cải cách; từ đó, xây dựng một số nguyên tắc
cũng như đưa ra những tiêu chí để xây dựng hệ thống câu hỏi cho SGK Ngữ văn
THPT với mong muốn mang lại cho bộ SGK này một diện mạo mới với hệ thống câu
hỏi có chất lượng cao.
Trong cuốn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương (NXB
Giáo dục, 2002), Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn đã đi sâu vào trình bày những biện pháp
nhằm rèn luyện tư duy cho HS. Tác giả có phân loại hệ thống câu hỏi trong dạy học
Ngữ văn. Theo Tiến sĩ, “việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn
học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở tình huống
“có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận
thức”. Thêm nữa, “các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng trong hệ thống các câu hỏi
sáng tạo trong bài học tác phẩm văn chương được xem như một trong những giải pháp
liên kết phương hướng triển khai quá trình hình thành kiến thức, góp phần làm phong
phú các hướng tiếp nhận tích cực ở học sinh”[17].
Như vậy theo tác giả, hệ thống câu hỏi và bài tập trong giờ dạy học Ngữ văn có
ý nghĩa tạo ra các tình huống có vấn đề cho HS tìm hiểu và giúp họ tiếp nhận bài học
một cách tích cực.


bài viết Phân tích nêu vấn đề với khả năng phát huy năng lực cảm thụ văn

chương của học sinh trong cuốn Văn chương bạn đọc sáng tạo của Giáo sư Phan
Trọng Luận (NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003) đã khẳng định loại câu hỏi trong
hoạt động tái hiện thường vụn vặt, rời rạc và đưa ra những yêu cầu của câu hỏi nêu
vấn đề như sau:
+


Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng một dung lượng lớn, mang tính chất tổng hợp,

bao gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm làm sáng tỏ quan điểm
chung của tác giả trong tác phẩm văn chương.
+ Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung, chứa đựng mâu
thuẫn.

4


+

Câu hỏi nhất thiết phải vạch ra được (hoặc định hướng) mối quan hệ hữu cơ

giữa các yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm.
+

Câu hỏi mang tính hệ thống liên tục. Mỗi câu hỏi là một cái mốc trong quá

trình khám phá. Câu sau bổ sung cho câu trước, câu trước chuẩn bị cho câu sau.
+

Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm văn học, khơi gợi được hứng thú của bản

thân HS.
Trong bài “Đa dạng và hiệu quả của câu hỏi trong dạy học Văn” (Tạp chí
Giáo dục số 148/2006), Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng khẳng định: “Xây dựng được hệ
thống câu hỏi có chất lượng là công việc khó khăn nhất trong dạy học Ngữ văn”. Ông
quan niệm: Tiếp cận tái hiện, chúng ta có câu hỏi nhằm vào dạng thức bên ngoài, về số

lượng, tính chất và đặc điểm của số lượng, vào trí nhớ, việc học, việc đọc thuộc lòng
và liệt kê. Tác giả còn xây dựng những tiêu chí của câu hỏi tốt và nội dung câu hỏi
ngắn, rõ, chính xác, trực tiếp, tránh đánh đố; câu hỏi có tác dụng kích thích HS, phải
thách thức gợi trí tò mò, đòi hỏi muốn trả lời phải vận dụng kiến thức đã học; câu hỏi
phù hợp lứa tuổi, khả năng và mối quan tâm của HS; câu hỏi phải tác động tới cảm
xúc, thẩm mĩ của HS. Ngoài ra, tác giả còn khuyên GV đặt câu hỏi phải có kĩ thuật
mới hiệu quả.
Những năm gần đây, việc nêu câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn được chú
ý hơn. PGS - TS. Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn 10 (NXB Giáo
dục, 2007) đã nhận định: “Điều đáng ghi nhận nhất là việc tăng cường ra các đề theo
dạng mở đã kích thích được nhiều sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và sáng tạo của học
sinh”[32, tr.5]. “Trong nhà trường của ta hiện nay, hiện tượng học sinh chép văn mẫu,
bài làm văn không có suy nghĩ sáng tạo gì còn rất nhiều. Nguyên nhân một phần là do
đề văn chưa đổi mới, chưa buộc học sinh phải sáng tạo…Để góp phần khắc phục tình
trạng trên, nhằm khuyến khích những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều đối
tượng học sinh khác nhau, xu hướng ra đề mở ngày càng phổ biến”[32,tr.7].
Những công trình nghiên cứu trên bằng nhiều hình thức khác nhau để cùng đi
đến khẳng định: nếu GV biết xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi, nhất là
câu hỏi mở trong quá trình dạy học Ngữ văn sẽ mang lại niềm say mê học tập bộ môn
cho HS, kích thích được tư duy sáng tạo, bày tỏ ý kiến độc lập ở HS. Tuy nhiên,

5


những công trình đi sâu, cụ thể vào vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy
học Ngữ văn ở bậc THPT thì chưa nhiều. Trên cơ sở học hỏi và tiếp thu thành tựu của
người đi trước, luận văn này đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề “Xây dựng hệ thống
câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông”.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận về dạy học hiện đại và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong KTĐG

HS, đề xuất việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ở THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Khái quát những kiến thức chung về xây dựng câu hỏi, ra đề KTĐG kết quả học

tập của HS.
-

Khảo nghiệm việc xây dựng câu hỏi, ra đề kiểm tra theo hướng mở dành cho bậc

học THPT.
-

Đề xuất phương hướng xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở môn Ngữ văn cho

bậc THPT.
-

Thiết kế một số đề bài mở, đáp án mở. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết

quả nghiên cứu.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn THPT.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh, GV dạy Ngữ văn ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà
Nội. 6. Giả thuyết khoa học
Trong bối cảnh GV Ngữ Văn đang có nhiều lúng túng khi xây dựng hệ thống câu
hỏi mở trong dạy học, việc xác định tính khả thi và vận dụng linh hoạt hệ thống câu

hỏi mở trong dạy học Ngữ văn sẽ góp phần đa dạng hóa PPDH Ngữ Văn, giúp GV
khai thác sâu tác phẩm văn chương, tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động của HS;
đồng thời hình thành năng lực giải quyết đề mở cho HS.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Lí thuyết xây dựng câu hỏi mở và đề xuất phương hướng xây dựng đề mở, đáp án
mở trong dạy học Ngữ Văn THPT.
6


8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài
Cung cấp một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về
xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn lớp THPT.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những đề xuất về phương hướng xây dựng đề mở, đáp án mở trong dạy học
Ngữ văn có thể được áp dụng rộng rãi vào các trường THPT trong cả nước và đáp ứng
được yêu cầu đổi mới của việc dạy học Ngữ văn hiện nay.
9. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chính sau đây:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình có nội dung

liên quan.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích.
-

Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận, qui trình xây hệ thống câu hỏi, các biện


pháp rèn luyện kĩ năng đưa câu hỏi mở đã nêu, tiến hành thực nghiệm câu hỏi mở ở
một số bài học và kì thi, kiểm tra.
-

Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành: Vận dụng kiến thức về Văn

học Việt Nam, Lí luận dạy học hiện đại vào quá trình giải quyết đề tài.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
10.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu xây dựng câu hỏi
mở trong dạy học Ngữ văn ở Trung học phổ thông.
Chương 2: Đề xuất phương hướng xây dựng đề mở, đáp án mở môn Ngữ văn
Trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU
HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn
1.1.1.1. Khái niệm câu hỏi

Trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học Ngữ văn nói riêng, câu hỏi
được đặt ra khi người dạy muốn tạo “tình huống có vấn đề” đòi hỏi HS phải suy nghĩ
trả lời nhằm thu được kiến thức và kĩ năng nào đó. Có thể hiểu câu hỏi là một dạng
cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, đòi hỏi, một mệnh lệnh của GV mà người
học cần giải quyết. Câu hỏi thường có cấu trúc: “cái đã biết” cộng với “cái chưa biết”.
Mục đích của việc đặt câu hỏi trong dạy học là giúp GV thực hiện việc dạy học nhằm
mục đích luyện tập, thực hành, nhằm hướng dẫn tổ chức HS học, nhằm khích lệ và
kích thích suy nghĩ, nhằm đánh giá HS.
1.1.1.2. Vai trò của câu hỏi trong quá trình dạy học
Đối với HS, câu hỏi có vai trò như sau:
Câu hỏi giúp HS lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tạo không khí học tập
sôi nổi và tránh tình trạng ghi nhớ máy móc.
Câu hỏi giúp HS hình thành và tự rèn luyện được phương pháp tìm hiểu, khám
phá và cảm nhận nội dung bài học; điều này có ý nghĩa lớn đối với môn Ngữ văn, câu
hỏi giúp các em rèn luyện tốt phương pháp đọc hiểu, phân tích, cảm nhận tác phẩm
văn học.
Đối với GV, theo Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng: “….câu hỏi còn để dạy tiếp
nữa. Như vậy, đáng xếp phương pháp nêu câu hỏi trong dạy học Ngữ văn vào phương
pháp dạy học hiện đại, vì chẳng những nó phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
mà còn thực hiện phương châm: dạy học để thầy trò cùng học và tiếp tục phát
triển.”[17]. Câu hỏi có vai trò giúp GV đánh giá được năng lực của HS, giúp người
dạy có thông tin phản hồi từ phía người học để có những điều chỉnh phù hợp. Việc đặt
câu hỏi còn nâng cao tầm hiểu biết của GV bởi vì hỏi cũng là một các bổ ích cho việc
người dạy đi sâu vào tìm hiểu bài học. Hệ thống câu hỏi còn giúp GV

8


xây dựng cho mình một PPDH tối ưu, thích hợp với hoàn cảnh và đối tượng dạy học.
Trên thực tế chúng tôi nhận thấy việc đưa ra những câu hỏi trên lớp của thầy và việc

chuẩn bị câu hỏi trong giáo án có thể không trùng khít nhau, nhưng chúng đều hướng
tới một mục tiêu là giúp HS lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cần thiết.
1.1.2. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn
1.1.2.1. Khái niệm câu hỏi mở
Có thể hiểu câu hỏi mở là loại câu hỏi chỉ nêu ra yêu cầu về nội dung hay đề tài
cần bàn bạc, phân tích, không nhất thiết có yêu cầu về thao tác nghị luận hay phương
thức biểu đạt cũng như phạm vi tư liệu, đòi hỏi người trả lời phải lựa chọn cách trình
bày phù hợp, sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Theo PGS – TS Đỗ Ngọc Thống nội
dung của câu hỏi mở “chỉ nêu ra vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu
đề tài để viết văn bản tự sự, miêu tả..., không nêu mệnh lệnh cụ thể về thao tác lập luận
như kiểu: hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích... hoặc về phương thức biểu
đạt như: hãy kể, hãy tả, hãy phát biểu cảm nghĩ,..." [32,tr.7]. Cũng có dạng câu hỏi mở,
đề mở theo hướng nêu ra một gợi dẫn, HS sẽ tiếp tục phát triển theo các mạch cảm
nhận và suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân. Đề mở khác với loại đề theo truyền thống,
thường không có đầy đủ các yếu tố như: lời dẫn, yêu cầu về thao tác cụ thể, nguồn tư
liệu cần huy động; đề mở thường chỉ định hướng nội dung của bài viết. Đề mở còn có
thể được thể hiện ở những câu hỏi mở, những câu hỏi có thể chấp nhận nhiều cách trả
lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức
và lập luận lô gích trong quá trình đi đến câu trả lời.
1.1.2.2. Vai trò của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn
Câu hỏi mở là loại câu hỏi không có câu trả lời duy nhất nên luôn kích thích
được suy nghĩ, mở ra những tranh luận, trao đổi ở HS. Việc đặt câu hỏi mở tốt sẽ tạo
điều kiện cho người học đưa ra quan điểm khác nhau, làm phong phú nội dung trao đổi
và kinh nghiệm của người học.
Câu hỏi mở nếu là câu hỏi lớn sẽ mở ra được các nội dung mới hay hình thành
được trọng tâm cho giờ học. Ví dụ: Khi dạy học bài ”Người lái đò sông Đà”, GV đặt
câu hỏi: Suy nghĩ của anh /chị về sự ổn định và phát triển của phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân từ văn bản ”Chữ người tử tù” (lớp 11) đến ”Người lái đò sông Đà?

9



Còn câu hỏi mở nếu là câu hỏi nhỏ hơn sẽ giúp GV áp dụng ngay lập tức khi giờ
học phát sinh tình huống mới; câu hỏi này sẽ khuyến khích HS suy nghĩ kĩ hơn về một
ý kiến hay đào sâu ý tưởng của chính mình. Ví dụ: Khi dạy học bài ”Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, HS đang tranh luận sôi nổi về việc người đàn bà
hàng chài có nên bỏ người chồng vũ phu không, GV có thể gợi ý, định hướng cuộc
thảo luận bằng câu hỏi: Theo em, người đàn bà này theo lô gíc cuộc sống, sẽ đứng trên
lập trường nào để đưa ra quyết định của mình (theo lí lẽ thông thường hay theo lí lẽ kì
diệu của những người trải đời như chị)? Loại câu hỏi mở này nếu GV càng có tay
nghề cao khả năng áp dụng càng lớn, giờ học sẽ hiệu quả hơn. Khi HS trả lời được
những câu hỏi này thì chủ đề bài học sẽ được phát triển thông qua suy nghĩ và diễn đạt
của HS, cùng với sự hướng dẫn của GV.
Câu hỏi mở còn trực tiếp khuyến khích được mọi đối tượng HS, nhất là những
HS ít nói, rụt rè, ngại phát biểu ý kiến.
Nếu chia câu hỏi mở thành câu hỏi bậc thấp và câu hỏi bậc cao (theo hệ thống
phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom), thì câu hỏi mở bậc thấp (câu hỏi biết, câu
hỏi hiểu, câu hỏi áp dụng) có những vai trò sau đối với người học:
+

Giúp HS ôn lại những gì đã biết, đã trải qua để làm cơ sở lĩnh hội, tìm tòi kiến

thức, thông tin mới có hệ thống.
+

Giúp người học có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học;

biết cách so sánh, phân biệt các nội dung khác nhau trong bài học.
+


Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, kĩ năng mà bài học trang bị, từ đó biết

vận dụng vào thực tế tiếp nhận, đọc hiểu văn bản văn học.
+

Đồng thời, HS biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết bài tập, đề

văn và các vấn đề trong cuộc sống liên quan...
Còn câu hỏi mở bậc cao (câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi đánh
giá) có thể giúp người học:
+

Tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa

ra kết luận riêng.
+

Từ đó phát triển được tư duy lôgic; kích thích sự sáng tạo của học HS, hướng

các em tìm ra nhân tố mới, hướng sáng tạo mới.
+
HS.

Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ của

10


Có thể nói, câu hỏi mở trong dạy học có vai trò rất quan trọng: tạo môi trường
giao tiếp; tạo môi trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho

người học; đồng thời câu hỏi mở được sử dụng để KTĐG kết quả của người học,
khuyến khích tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập của HS. Mặt khác loại câu hỏi này còn
thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH của GV.
1.2.2.3. Đặc điểm của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn
Câu hỏi mở, đề văn mở bao giờ cũng hay, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của
HS, nhưng nói như PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, dù “mới mẻ”, “khác lạ”, “mở” đến đâu
vẫn phải đảm bảo “sự chính xác, tính khoa học, tính thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư
tưởng cho thế hệ trẻ”[32,tr.5].
Thật vậy, cách ra đề theo hướng mở yêu cầu người viết cần vận dụng tổng hợp
những kiến thức, kĩ năng và sự trải nghiệm của cá nhân để giải quyết tốt nhất vấn đề
hay đề tài được nêu ra ở đề bài; tùy vào nội dung vấn đề, đề tài mà người viết sẽ lựa
chọn và quyết định các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp. Việc ra đề mở do
vậy nhằm đánh giá tốt hơn khả năng tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn
đạt của người học. Các đề văn ra theo hướng mở thường đem đến cho HS một cơ hội
thể hiện trí tưởng tượng, sức sáng tạo, tạo điều kiện để HS thể hiện những cảm nhận,
suy nghĩ của cá nhân trước những gì HS được quan sát, tiếp nhận trong các tác phẩm,
được trải nghiệm trong cuộc sống. Cách ra đề như vậy sẽ tránh được lối học tủ, học
theo văn mẫu đang diễn ra trong môn học này lâu nay. Ví dụ các đề văn như sau: Về
một phẩm chất quan trọng của người học trong xã hội hiện nay; Vì sao nhà trường và
xã hội cần chú trọng trang bị kĩ năng sống cho học sinh; Một trải nghiệm để lại bài
học cuộc sống cho anh /chị; ..., HS có thể huy động những kiến thức, kĩ năng mà nhà
trường và xã hội trang bị cho các em để tự bộc lộ suy nghĩ, quan điểm cá nhân. Khi ấy,
người học không thể trông chờ vào một loại tài liệu nào có sẵn. Khi tiếp xúc với đề
văn mở, HS sẽ rèn luyện được phương pháp học tập, tích lũy tri thức, kĩ năng phù hợp
để đáp ứng yêu cầu của đề bài; từ đó, HS có thể trình bày ý kiến, thể hiện khả năng
cảm xúc thẩm mĩ nhằm thuyết phục người đọc.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu cho đúng thế nào là ”đề văn mở”. Việc lựa
chọn nội dung đưa vào đề phải có sự cân nhắc, tránh tình trạng GV không kiểm soát
nổi những hướng triển khai đa dạng của HS. Bởi cho dù ra đề theo hướng mở thì một


11


đề kiểm tra Ngữ văn trước hết vẫn phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản, đó là tính mô
phạm trong cách diễn đạt, trong nội dung đề cập đến, là sự phù hợp với nội dung
chương trình và đối tượng người học; là tính thẩm mĩ, hướng thiện của môn học thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, việc ra đề trước hết cần đáp ứng được
mục tiêu đánh giá và các tiêu chí đánh giá đã được xác định. Chẳng hạn, với một đề
kiểm tra theo hướng kể chuyện sáng tạo (đóng vai nhân vật trong truyện để kể lại câu
chuyện, chọn một cách kết thúc khác cho câu chuyện,...), HS có thể có những sáng tạo
trong cách kể, cách kết thúc bất ngờ, thú vị, song vẫn phải đảm bảo đúng đặc trưng thể
loại của tác phẩm và cách kể chỉ có thể gọi là sáng tạo khi làm tăng thêm ý nghĩa và
giá trị cho tác phẩm, vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và cốt truyện. Đối với các đề nghị
luận xã hội cũng cần nêu ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với HS, kích
thích những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc của người học từ chính những gì mình đã
được trải nghiệm. Các đề nghị luận văn học cũng cần nêu ra những vấn đề có ý nghĩa,
không bị bó vào những tác phẩm được học trong chương trình hoặc những hướng tiếp
nhận đã định sẵn mà cần có cách khơi gợi, nêu vấn đề một cách đa dạng để HS có thể
bộc lộ được năng lực cảm thụ thẩm mĩ về tác phẩm văn học. Thực tế cho thấy đã có
những đề văn và bài văn nêu ra những vấn đề xa lạ hoặc phi lô gích, thiếu thực tế hoặc
quá ”nhạy cảm” (chẳng hạn: Tưởng tượng cuộc hội ngộ của Tấm và Cám ở thủy cung,
Kiều lấy đại gia để cứu cha và em,...).
Mặt khác, theo PGS - TS Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn 10,
thì: quan niệm “đề mở” dẫn đến đáp án và hướng dẫn chấm cũng cần mở; tức là, không
nên bó chặt người viết vào một số ý nào có sẵn, cho trước, mà cần xem xét định hướng về
cách giải quyết, còn nội dung cụ thể thì để cho HS tự xác định, tự bộc lộ và trình bày, GV
căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày của HS mà đánh giá, cho điểm.

Đồng thời, chất lượng của bài viết cũng không thể dựa vào dung lượng mà đánh
giá được, vấn đề là HS viết mạch lạc, sáng rõ, trình bày những suy nghĩ hoặc kể lại

câu chuyện nào đó một cách trung thực, cảm động. Như vậy, tuy là đáp án mở nhưng
vẫn cần có những tiêu chí và yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng một bài văn phù hợp
với đề bài mà HS cần đáp ứng.
Có thể nói, câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn là câu hỏi hướng tới sự phát
triển khả năng tư duy phê phán và sáng tạo của người học, phù hợp với môi trường

12


dạy học và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học, được đặt ra theo các bậc
nhận thức từ thấp đến cao, nhằm hình thành nên những tri thức, kĩ năng hoàn chỉnh,
đáp ứng yêu cầu mục đích của người học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm của môn Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT)
1.2.1.1. Cấu trúc
Môn Ngữ văn THPT gồm ba khối lớp: 10, 11, 12. Trên cơ sở nâng cao, hoàn
thiện những tri thức, kĩ năng đã được trang bị từ bậc THCS, môn Ngữ văn của ba khối
lớp này gồm các phần:
+

Văn học sử

+

Đọc văn

+

Lí luận văn học


+

Tiếng Việt

+

Làm văn

Các phần trên được sắp xếp xen kẽ, cân đối giữa các tuần học. Cụ thể, kế hoạch
dạy học bộ môn được sắp xếp như sau (dành cho ban Cơ bản):
Lớp
10
11
12
Cộng (toàn cấp)
1.2.1.2. Nội dung
Môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Cả ba phân
môn này đều hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu và tạo lập văn
bản cho HS.
Nội dung dạy học từng khối lớp của môn Ngữ văn THPT như sau:
Lớp 10:
Phần Tiếng Việt: gồm bốn nội dung sau:
-

Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ (ngôn ngữ dạng nói và dạng viết,

phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật)
13



-

Hoạt động giao tiếp (hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)

Một số kiến thức khác (khái quát về lịch sử tiếng Việt, yêu cầu về sử dụng tiếng

Việt, một số yếu tố Hán Việt thường dùng để cấu tạo từ)
-

Củng cố hoàn thiện một số kiến thức, kĩ năng đã học ở Trung học cơ sở ( từ

vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ).
-

Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản (hệ thống hóa kiến thức

chung về văn bản đã học ở Trung học cơ sở).
- Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Hệ thống hóa các kiếu văn bản đã học
ở THCS: văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận; luyện nói, luyện viết
đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận; một số kiểu văn bản khác: kế hoạch cá
nhân, quảng cáo).
+

Văn bản văn học:

Văn học dân gian Việt Nam (sử thi: Đam Săn – trích đoạn Chiến thắng Mtao

Mxây; truyền thuyết: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; truyện cổ tích:
Tấm Cám; truyện cười: Nhưng nó phải băng hai mày, Tam đại con gà; đọc thêm truyện
thơ: Tiễn dặn người yêu – trích đoạn Lời tiễn dặn; ca dao: một số bài ca dao yêu

thương tình nghĩa, ca dao than thân, ca dao châm biếm, hài hước).
+

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Thơ: Thuật hoài – Phạm Ngũ

Lão; Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi; Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm;
Độc “Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du; đọc thêm: Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận; Cáo tật thị
chúng – Mãn Giác thiền sư; Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn. Phú: Bạch Đằng
giang phú – Trương Hán Siêu. Ngâm khúc: Chinh phụ ngâm khúc – trích đoạn Tình
cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Nghị luận: Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi; “Trích
diễm thi tập” tự - Hoàng Đức Lương; đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
– Thân Nhân Trung. Sử kí: Đại Việt sử kí toàn thư – trích đoạn Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên. Truyện: Truyền kì mạn lục – trích Tản viên
phán sự lục của Nguyễn Dữ. Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều – trích đoạn Trao duyên,
Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng – Nguyễn Du; đọc thêm: Truyện Kiều – trích đoạn
Thề nguyền – Nguyễn Du).

14


+

Văn học nước ngoài (Sử thi: sử thi Ô-đi- xê – trích đoạn Uy–lít–xơ trở về của

Hô–me–rơ; Ra–ma–ya–na – trích đoạn Ra–ma buộc tội của Van–mi–ki. Tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc: Tam quốc diễn nghĩa – trích đoạn Hồi trống Cổ Thành của La
Quán Trung; đọc thêm: Tam quốc diễn nghĩa – trích đoạn Tào Tháo uống rượu luận
anh hùng của La Quán Trung. Thơ Đường và thơ hai–cư: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch; Thu hứng – Đỗ Phủ; đọc thêm : thơ Đường có:
Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu; Khuê oán – Vương Xương Linh; Điểu minh giản –

Vương Duy; thơ hai – cư có: trích thơ M.Ba–sô, Y.Bu–son của Nhật Bản).
+

Lịch sử văn học:

Quá trình văn học (khái quát về văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử; văn

học dân gian Việt Nam; văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
+

Tác giả văn học (sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp của các tác giả có tác phẩm

được học trong chương trình, chú trọng các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du).
+
+

Lí luận văn học
Văn bản văn học (văn bản văn học, ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa)

Thể loại (sơ lược về một số thể loại văn học dân gian và văn học trung đại Việt

Nam và nước ngoài được học trong chương trình)
+
cấu).

-

Một số khái niệm lí luận văn học khác (nhân vật trữ tình, cốt truyện, kết

Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ (phong cách ngôn ngữ chính luận,


phong cách ngôn ngữ báo chí).
-

Hoạt động giao tiếp (ngữ cảnh).

Một số kiến thức khác (nghĩa của câu; từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân,

đặc điểm loại hình tiếng Việt; một số yếu tố Hán việt thường dùng để cấu tạo từ).
-

Củng cố, hoàn thiện một số kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS (từ vựng, ngữ

pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ).
-

Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản (hệ thống hóa kiến thức về

liên kết trong văn bản, đoạn văn đã học ở Trung học cơ sở).

15


-Các kiếu văn bản và phương thức biếu đạt (Văn nghị luận: tóm tắt văn bản nghị
luận; các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận; kết hợp các thao tác
lập luận trong văn nghị luận; viết đoạn văn, bài văn nghị luận kết hợp các thao tác.
Một số kiểu văn bản khác: phỏng vấn, bản tin, bản tóm tắt tiểu sử).
Phần văn học: gồm ba nội dung sau:
+


Văn bản văn học

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiếp theo) gồm có: Kí

(Thượng kinh kí sự - trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác). Truyện thơ
Nôm (Truyện Lục Vân Tiên – trích đoạn Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu). Thơ
(Tự tình – Hồ Xuân Hương; Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát; Thu điếu – Nguyễn
Khuyến; Thương vợ - Trần Tế Xương. Đọc thêm: Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu;
Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến; Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương). Văn tế
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu). Hát nói (Bài ca ngất ngưởngNguyễn Công Trứ. Đọc thêm: Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh. Nghị
luận (Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm. Đọc thêm: Tế cấp bát điều – trích đoạn Xin lập
khoa luật – Nguyễn Trường Tộ).
+

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 bao gồm:

Truyện: Hai đứa trẻ - Thạnh Lam; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; Chí Phèo – Nam
Cao; Số đỏ - trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trong Phụng; đọc thêm:
Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu Chánh; Vi hành – Nguyễn Ái Quốc; Tinh thần thể dục
– Nguyễn Công Hoan. Thơ: Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu; Hầu Trời – Tản
Đà; Mộ - Hồ Chí Minh; Từ ấy – Tố Hữu; Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử; Vội vàng –
Xuân Diệu; Tràng giang – Huy Cận; đọc thêm: Lai Tân – Hồ Chí Minh; Nhớ đồng –
Tố Hữu; Tương tư – Nguyễn Bính; Chiều xuân – Anh Thơ. Kịch: Vũ Như Tô – trích
đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng. Nghị luận: Bàn về đạo đức
Đông Tây – Phan Châu Trinh; Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh và Hoài Chân;
đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh.
+ Văn học nước ngoài gồm có: Truyện: Những người khốn khổ - V. Huy-gô;
Người trong bao – A. sê-khốp. Thơ: Tôi yêu em – A. Pu-skin; đọc thêm: Bài thơ số
28 – R. Ta-go. Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét – trích đoạn Tình yêu và thù hận của U.
Sếch-xpia. Nghị luận: Bài phát biểu đọc trước mộ Các Mác – Ph. Ăng-ghen.


16


- Lịch sử văn học
+

Quá trình văn học (khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách

mạng tháng Tám năm 1945)
+

Tác giả văn học (sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả có tác phẩm

được học trong chương trình, chú trọng các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao).
- Lí luận văn học
+

Thể loại (Sơ lược các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến

hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; văn học nước
ngoài được học trong chương trình. Loại thể: tự sự, trữ tình, kịch, nghị luận).
+

Một số khái niệm lí luận văn học khác (sơ lược về trào lưu, khuynh hướng, chủ

nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn).

-


Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ (phong cách ngôn ngữ hành chính,

phong cách ngôn ngữ khoa học).
-

Hoạt động giao tiếp (nhân vật giao tiếp).

- Một số kiến thức khác (thi luật, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
-

Củng cố, hoàn thiện một số kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS (từ vựng, ngữ

pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ).
Phần làm văn: gồm có nội dung sau:
Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Văn nghị luận: vận dụng tổng hợp
các thao tác nghị luận, nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Một số kiểu văn bản khác:
phát biểu theo chủ đề, phát biểu tự do, đề cương diễn thuyết, văn bản tổng kết).
Phần văn học: gồm ba nội dung sau:
+

Văn bản văn học

Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX gồm

có: Truyện: Vợ nhặt – Kim Lân; Vợ chồng A phủ - Tô Hoài; Rừng xà nu – Nguyễn
Trung Thành; Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi; Chiếc thuyền ngoài xa –
Nguyễn Minh Châu; đọc thêm: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải; Mùa lá rụng trong
vườn - trích đoạn Tết sum họp của Ma Văn Kháng; Hương rừng Cà Mau – trích đoạn
Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam. Kí: Người lái đò sông Đà –
17



Nguyễn Tuân; Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường; đọc thêm:
Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp. Thơ: Tây Tiến – Quang
Dũng; Việt Bắc – Tố Hữu; Mặt đường khát vọng – trích đoạn Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm; Sóng – Xuân Quỳnh; Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo; đọc thêm:
Đất nước – Nguyễn Đình Thi; Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên; Bác ơi! – Tố Hữu;
Dọn về làng – Nông Quốc Chấn; Đò Lèn – Nguyễn Duy. Kịch: Hồn Trương Ba, da
hàng thịt - trích đoạn Cuộc đối thoại giữa hồn và xác của Lưu Quang Vũ. Nghị luận:
Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời
văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng; đọc thêm: Bàn về thơ – Nguyễn Đình Thi.
+

Văn học nước ngoài (Truyện: Số phận con người – M. Sô – lô - khốp; Thuốc –

Lỗ Tấn; Ông già và biển cả - trích đoạn Đương đầu với đàn cá dữ của E. Hê-ming-uê;
đọc thêm: Tự do – P. Ê – luy - a. Đọc thêm nghị luận: Đốt – xtôi – ép - ki – Tiếng sấm
của sự nổi dậy rền vang – S. Vai - gơ).
+

Văn bản nhật dụng (Một số văn bản nhật dụng về những vấn đề cấp thiết đang

đặt ra trong cuộc sống hiện tại: đổi mới tư duy, công nghệ thông tin,….).
+

Lịch sử văn học

Quá trình văn học (Khái quát về văn học Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng

tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX ).

+

Tác giả văn học (Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả có tác phẩm

được học trong chương trình, chú trọng các tác giả Nguyễn Ái Quốc- - Hồ Chí Minh,
Tố Hữu).
+

Lí luận văn học

Thể loại (Sơ lược về các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam (từ sau Cách

mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX ) và văn học nước ngoài được học trong
chương trình).
+

Một số khái niệm văn học khác (Quá trình văn học, phong cách văn học, tiếp nhận

văn học).
Ôn tập cuối cấp
- Kiến thức

18


+

Tiếng Việt và Làm văn (Hệ thống hóa kiến thức về phong cách chức năng ngôn

ngữ và giao tiếp. Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản và sự kết hợp các

phương thức biểu đạt trong văn bản, các bước hoàn thiện văn bản nghị luận).
+

Văn học (Hệ thống hóa kiến thức về nội dung và nghệ thuật biểu đạt của các văn

bản đã học chủ yếu ở lớp 12. Hệ thống hóa các vấn đề lịch sử văn học: các giai đoạn,
các tác giả tiêu biểu; các vấn đề lí luận văn học).
- Kĩ năng
+

Củng cố kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội và văn học có sự vận

dụng tổng hợp các thao tác lập luận.
+

Củng cố kĩ năng phát biểu, thuyết trình một vấn đề trước tập thể.

Như vậy, nội dung dạy học môn Ngữ văn từ lớp 10 lên lớp 12 có sự nối tiếp,
nâng cao dần các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng ở cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt
và Làm văn; từ đó, HS được trang bị những năng lực Ngữ văn ngày một hoàn thiện
hơn, có kế thừa những gì đã được trang bị từ bậc THCS. Theo đó, các em có khả năng
giải quyết được các yêu cầu của đề văn ra theo hướng mở trong các bài kiểm tra
thường xuyên, định kì và các kì thi lớn.
1.2.1.3. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của các dạng bài kiểm tra, đánh giá


nhà trường phổ thông, mục tiêu cơ bản của môn Ngữ văn là trang bị kiến

thức tiếng Việt cùng với bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng
dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc

sống (từ đó hình thành và phát triển ở HS năng lực chung – năng lực giao tiếp). Đồng
thời, môn học cũng hướng tới trang bị kĩ năng tiếp nhận, cảm thụ văn học, sáng tác
văn học (từ đó hình thành năng lực chuyên biệt – năng lực văn học); tuy nhiên nhà
trường phổ thông không đặt mục tiêu hình thành năng lực sáng tác văn học cho HS.
Cụ thể hơn, môn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS kĩ năng nghe và đọc
(năng lực tiếp nhận văn bản). Khái niệm “văn bản” được mở rộng, bao gồm cả văn học
và văn bản thông tin.
Việc KTĐG trong dạy học Ngữ văn đang trong quá trình kiếm tìm những bộ
công cụ phù hợp với mục đích của từng bài kiểm tra, kì thi. Việc KTĐG thường xuyên
và định kì mang tính chất rèn luyện, thực hành để chuẩn bị cho các kì thi quốc gia.

19


×