Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Các giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.72 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
-------------------------------------

NGUYỄN QUANG HƯNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
-------------------------------------

NGUYỄN QUANG HƯNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Hướng đào tạo: Công cụ thị trường tài chính
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. THÂN THỊ THU THỦY

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung đề tài “Các giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” là kết quả nghiên cứu của bản thân
và thực hiện theo hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Nội dung của
luận văn chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào, các trích dẫn và số
liệu trong luận văn đều có dẫn nguồn và đã ghi trong tài liệu tham khảo.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu
khoa học của luận văn này.
Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Hưng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................. 5

1.7.


Kết cấu đề tài .................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN .................................................................................................. 7
2.1.

Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín .......... 7

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 7
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu .................................................................... 8
2.1.3. Kết quả kinh doanh ............................................................................................ 8
2.2.

Nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ............... 11

2.2.1. Nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai
đoạn 2014 - 2019 ................................................................................................ 11
2.2.2. So sánh nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và
một số Ngân hàng thương mại cổ phần khác ..................................................... 15
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 19


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................... 20
3.1.

Nợ xấu tại ngân hàng thương mại .................................................................. 20

3.1.1. Khái niệm nợ xấu ............................................................................................... 20
3.1.2. Phân loại nợ xấu ................................................................................................. 22

3.1.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ........................................................................... 23
3.1.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng....................................................................... 23
3.1.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng ............................................................................. 24
3.1.3.3. Nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế vĩ mô......................................................... 24
3.1.4. Tác động của nợ xấu ........................................................................................... 25
3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại ..................... 26

3.2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô..................................................................................... 26
3.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội .................................................................................. 26
3.2.1.2. Chính sách lãi suất ........................................................................................... 27
3.2.1.3. Tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 27
3.2.1.4. Tỷ lệ thất nghiệp............................................................................................... 28
3.2.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng .............................................................................. 29
3.2.2.1. Quyền chi phối của cổ đông lớn ...................................................................... 29
3.2.2.2. Quy định tín dụng............................................................................................. 29
3.2.2.3. Ưu đãi người nội bộ ......................................................................................... 29
3.2.3. Các yếu tố nguyên nhân khác dẫn tới nợ xấu..................................................... 30
3.2.3.1. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro không hiệu quả ....................................... 30
3.2.3.2. Công tác giám sát khoản vay không hiệu quả .................................................. 30
3.3.

Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu ................................... 31

3.3.1. Nghiên cứu của Nkusu, M (2011) ...................................................................... 31
3.3.2. Nghiên cứu của Evelyn Richard (2011) ............................................................. 31
3.3.3. Nghiên cứu của Roland Beck, Petr Jakubik và Anamria Piloiu (2013) ............. 31
3.3.4. Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai, Fathi Jouini (2013)............................... 32
3.3.5. Nghiên cứu của Nasieku Nkurrunah (2014) ...................................................... 32



3.3.6. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) ................................................ 33
3.3.7. Nghiên cứu của Bùi Duy Tùng, Đặng Thị Bạch Vân (2015)............................. 33
3.4.

Mô tả nghiên cứu .............................................................................................. 34

Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN .............................................................................. 35
4.1.

Thực trạng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín ...................................................................................................................... 35

4.2.

Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín ...................................................................................................................... 38

4.3.

Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín ............................................................................... 41

4.3.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô..................................................................................... 41
4.3.2. Các yếu tố nội tại ngân hàng .............................................................................. 47
4.3.3. Các yếu tố nguyên nhân khác dẫn tới nợ xấu..................................................... 50
Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 54

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN .............................................................. 53
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 53

5.2.

Định hướng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ................................... 53

5.2.1. Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng ............................................................. 53
5.2.2. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín ......................................................................................................... 54
5.3.

Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín ....................................................................................................... 55

5.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu .......................................................... 55
5.3.2. Linh hoạt điều chỉnh hoạt động dựa theo diễn biến kinh tế vĩ mô ..................... 57
5.3.3. Hạn chế quyền hạn của cổ đông lớn, kiểm soát chặt quy định tín dụng và
giảm bớt ưu đãi người nội bộ ............................................................................. 58


5.4.

Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 59

Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

TMCP

Thương mại cổ phần

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

MBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

TCB


Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAMC

Công ty quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

HĐQT

Hội đồng quản trị

DPRR

Dự phòng rủi ro

GDP

Tổng sản phầm quốc nội


NHNNVN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

TCKH

Tài chính khách hàng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019 ....... 9
Bảng 2.2: Nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019 ........................................... 11
Bảng 2.3: Nợ xấu của Sacombank, ACB, MBB, TCB giai đoạn 2014 – 2019 ............ 15
Bảng 4.1: Dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019 ............................... 35
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay giai đoạn 2014 – 2019 ...................... 36
Bảng 4.3: Dư nợ cho vay theo hình thức của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019 ....... 37
Bảng 4.4: So sánh nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019............................... 38
Bảng 4.5: Dự phòng rủi ro tín dụng Sacombank giai đoạn 2014 – 2019 ..................... 40
Bảng 4.6: Giá trị của các khoản cho thuê và cho vay tài chính khách hàng của
Sacombank định lại lãi suất trong giai đoạn 2014-2019 ............................................... 42
Bảng 4.7: Điều chỉnh ảnh hưởng thay đổi tỷ giá và nợ xấu của Sacombank giai đoạn
2014 – 2019 .................................................................................................................. 44
Bảng 4.8: Tỷ lệ thất nghiệp và nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019 ........... 45
Biểu đồ 4.1: GDP và nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 - 2019 ........................... 41
Biểu đồ 4.2: Lãi suất và nợ xấu của Sacombank trong giai đoạn 2014 - 2019 ............. 43


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tỷ trọng nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn trong
tổng nợ xấu .................................................................................................................... 14

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 32


TÓM TẮT
Nợ xấu là một trong những vấn đề nan giải không những trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam mà còn là vấn đề đáng quan ngại của hệ thống ngân hàng – tài
chính toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách cho Chính phủ và hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong những năm gần đây loay hoay không tìm ra biện pháp khắc
phụ khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng lên cao trên mức 3%. Tình hình nợ xấu của
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn 2014 – 2019
rất đáng lo ngại. Bài nghiên cứu muốn tìm các yếu tố tác động đến nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, dựa vào phương pháp nghiên cứu
định tính xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội; Chính sách
lãi suất; Tỷ giá hối đoái; Tỷ lệ thất nghiệp; Quyền chi phối của cổ đông lớn; Quy
định tín dụng; Ưu đãi người nội bộ; Công tác đánh giá và quản lý rủi ro kém hiệu
quả; Công tác giám sát khoản vay kém hiệu quả. Qua kết quả nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng, nợ xấu,
yếu tố ảnh hưởng, giải pháp hạn chế nợ xấu


ABSTRACT
Bad debt is one of the most difficult issues not only in the Vietnamese
banking system but also in the global banking and financial system. Policymakers
for the Government and the Vietnamese banking system in recent years have
struggled to find no remedy when the bad debt ratio of the whole bank rose above
3%. The bad debt situation of Sacombank in the period of 2014 - 2019 is very
worrying. The study sought to find out the factors affecting bad debt at Sacombank,

based on qualitative research methodology to identify the factors affecting NPLs of
Sacombank includes: Gross domestic product; Interest rate policy; Exchange rate;
Unemployment rate; Dominant rights of major shareholders; Credit Regulations;
Incentives for internal people; Ineffective risk assessment and management; Loan
supervision is ineffective. Through researching results, proposing solutions to limit
bad debt at Sacombank.
Keywords: Sacombank, banks, bad debts, influencing factors, limited
solutions about NPL


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài:
Trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại một trung gian tài chính quan trọng đó

chính là hệ thống ngân hàng và được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ
thống ngân hàng nếu hoạt động một cách lành mạnh thì các nguồn lực tài chính sẽ
được luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, từ đó sẽ kích thích nền kinh tế
quốc gia phát triển bền vững. Tuy nhiên, ngoài vai trò to lớn đó thì trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng cũng có nhiều rủi ro, những rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, dẫn tới cả nền kinh tế
quốc gia bị sụp đổ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nên kinh tế Mỹ,
nền kinh tế số một thế giới và bùng phát vô cùng mạnh mẽ kể từ tháng 8/2009, sau
đó đã lan rộng toàn cầu. Đây được coi là cơn địa chấn tàn khốc nhất kể từ sau cuộc
Đại khủng hoảng năm 1929-1933 với sự suy thoái kinh tế của hầu hết các nước.
Ảnh hưởng nặng nề nhất là lĩnh vực tài chính ngân hàng, với hàng loạt các định chế
tài chính lẫy lừng tên tuổi bị sụp đổ trong chốc lát, để lại hậu quả nghiêm trọng về

mặt kinh tế và xã hội.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hoạt động tín dụng là một trong
những hoạt động mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, nhưng cũng là hoạt
động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu, đó là
các khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi, nợ xấu không chỉ
là “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng – tài chính toàn cầu mà còn trở thành vấn đề
đáng quan ngại nhất của các ngân hàng Việt Nam. Tại thời điểm đó, nền kinh tế
Việt Nam không những phải đối mặt với những khó khăn chung của kinh tế thế giới
mà còn phải đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước như tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt ngân sách lớn và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Những
bất ổn này đã làm cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp
nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống ngân hàng thương mại tuy đã có nhiều
chuyển biến tích cực, tăng trưởng nhanh về số lượng, mở rộng mạng lưới hoạt
động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nền kinh tế nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn


2

chế, yếu kém như tính cạnh tranh và tính thanh khoản thấp, nhiều ngân hàng lâm
vào tình trạng khó khăn về tài chính, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị yếu, xuất
hiện nguy cơ hiện hữu gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2011, nợ xấu của các
ngân hàng Việt Nam đã lên tới 10% tổng dư nợ trở thành gánh nặng của các
NHTM, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, giảm lợi thế cạnh tranh
trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-Ttg ngày 01/3/2012 về việc phê duyệt Đề án
“Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Quyết định số 843/QĐTTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ
xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các
TCTD Việt Nam- VAMC". Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành
Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với
xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu

nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD
Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%
(không bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử
lý). Với những giải pháp quyết liệt đã mang lại những kết quả tích cực trong thời
gian qua, nổi bật là tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm mạnh xuống dưới 3%. Thậm chí,
giai đoạn 2018-2019, có ngân hàng đã xử lý khối lượng nợ xấu bằng cả 5 năm trước
đó. Đến tháng 3/20201, vốn điều lệ của NHTMCP đạt 286,2 nghìn tỷ đồng, chiếm
46,6% toàn hệ thống, tăng 42,51% so với cuối năm 2016; tổng tài sản đạt 5.252,2
nghìn tỷ đồng, chiếm 42% toàn hệ thống, tăng 53,15% so với cuối năm 2016.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn được đảm bảo dồi dào, không có dấu
hiệu mất thanh khoản ở bất cứ giai đoạn nào. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử
ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân
hàng ngày càng được củng cố trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, bước
sang giai đoạn tiếp theo, một trong những lực cản lớn nhất và đặc biệt được quan
1

/>

3

tâm vẫn là xử lý nợ xấu, do tỷ lệ nợ xấu có thể bị tăng cao do doanh nghiệp bị khó
khăn, thị trường tiếp tục bị gián đoạn do dịch Covid-19 gây ra.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín là một trong những
ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam, với lịch sử 28 năm thành lập hiện
nay đã từng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất trong ngành trong nhiều năm liền. Năm 2015,
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam đã tự nguyện sáp nhập vào Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín theo quyết định số 1844/QĐ-NHNN. Sau
sáp nhập, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trở thành một trong
5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 290.861 tỷ đồng; vốn chủ sở
hữu đạt 22.645 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng. Cùng với đó, kéo

theo nợ xấu chiếm tới 55,3% trong dư nợ cho vay 40.000 tỷ đồng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Phương Nam đã làm cho việc sáp nhập giữa hai ngân hàng
cũng kéo theo rủi ro từ một lượng lớn các khoản nợ xấu, thực trạng nợ xấu của
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín sau sáp nhập đáng báo động.
Tại thời điểm 31/12/2019, nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín là 5.732 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn là 5.022 tỷ đồng. Ngoài ra,
nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín sau sáp nhập cao
hơn rất nhiều khi đem ra so sánh với nợ xấu tại các ngân hàng khác trong hệ thống
như Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã, đang và tiếp
tục tìm mọi giải pháp thiết thực để hạn chế tối đa mọi tổn thất gây nên từ nợ xấu.
Với những lý do đó vậy, Tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” nhằm tăng cường hiệu quả thu hồi
nợ xấu là phù hợp với thực tiễn và phương hướng nhiệm vụ phát triển của Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu lý thuyết về nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng

đến nợ xấu; Xác định tình hình nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn


4

Thương Tín; Căn cứ thực trạng nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi nợ xấu
để xây dựng mô hình kiểm định đánh giá mức độ tác động của yếu tố ảnh hưởng;
Từ kết quả mô hình, đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Mục tiêu cụ thể:
• Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nợ xấu;
Nghiên cứu, phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu và các
yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu.
• Phân tích tình hình, đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng
thương mại nói chung và tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín nói riêng.
• Đánh giá mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, kết quả là căn cứ để đề xuất giải
pháp hạn chế nợ xấu.
• Căn cứ kết quả đạt được và mục tiêu, định hướng phát triển của hệ thống
ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín nói riêng, đề xuất các giải pháp cụ thể hạn chế nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

-

Nợ xấu là gì? Nguyên nhân và các yếu tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu?

-

Thực trạng nợ xấu và tình hình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín

-

Các giải pháp nào để hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài

Gòn Thương tín?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về nợ xấu, nguyên nhân và các yếu tố
ảnh hưởng. Đánh giá thực trạng nợ xấu của một số NHTM trong đó Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn 2014 – 2019.


5

Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín
-

Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
• Thời gian: Trong giai đoạn 2014 – 2019. Đây là giai đoạn trước và sau sáp
nhập giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam và Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê, mô tả và


so sánh thông qua báo cáo tài chính trong giai đoạn 2014 – 2019 để nhận định về nợ
xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Ngoài ra, tác giả còn
phỏng vấn ý kiến một số chuyên gia có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng. Để từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp hạn chế và giải quyết nợ
xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

-

Đối với bản thân tác giả: từ kết quả nghiên cứu đánh giá, đo lường các yếu tố

ảnh hưởng đến nợ xấu của mô hình kiểm định, luận văn chứng minh rằng mức độ
tác động của từng yếu tố đến nợ xấu của Sacombank. Từ đó cho thấy các yếu tố nào
cần hạn chế để nâng cao khả năng quản lý nợ xấu một cách hiệu quả, có thể đề xuất
với các lãnh đạo, cán bộ quản lý các giải pháp để hạn chế những nợ xấu có khả
năng phát sinh trong tương lai, giải quyết triệt để tình trạng nợ xấu.
-

Đối với các nhà quản lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương

Tín: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để đưa ra những chính sách nhằm phù hợp
với thực tế cũng như xu hướng trong hệ thống giải pháp đồng bộ hạn chế nợ xấu tại
ngân hàng trong tương lai thông qua kết quả nghiên cứu.
1.7.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín


6

Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về nợ xấu tại ngân hàng
thương mại
Chương 4: Phân tích nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín.
Chương 5: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín.


7

CHƯƠNG 2: NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
2.1.

Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tên viết tắt là
Sacombank được thành lập theo giấy phép 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của
NHNN Việt Nam với mức vốn khởi đầu là 3 tỷ đồng bằng việc sáp nhập 3 hợp tác
xã tín dụng Thành Công, hợp tác xã tín dụng Tân Bình, hợp tác xã tín dụng Lữ Gia
và Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp. Năm 1993, Sacombank là NHTMCP đầu
tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Năm 1996, Sacombank là ngân
hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng, với
mệnh giá ban đầu là 200.000 đồng/cổ phiếu đã thu hút được gần 9.000 nhà đầu tư

tham gia góp vốn. Sacombank đã tiên phong thành lập các tổ tín dụng ngoài
TP.HCM để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông
dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế trong năm 1997, đồng
thời tiếp nhận góp vốn của các cổ đông nước ngoài năm 2001. Mở đầu là Tập đoàn
tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ.
Việc góp vốn này đã mở đường cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng
ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên 30% vốn điều lệ.
Năm 2002 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Sacombank, điển
hình ở việc Sacombank đã thành lập một loạt các công ty con như Công ty Quản lý
nợ và Khai thác tài sản (Sacombank - SBA), Công ty Kiều hối (Sacombank – SBR),
Công ty cho thuê tài chính (Sacombank – SBL) và Công ty vàng bạc đá quý
(Sacombank – SBJ). Năm 2003, Sacombank là ngân hàng đầu tiên liên doanh với
Dragon Capital thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán
Việt Nam (VietFund Management –VFM), trong đó Dragon Capital nắm giữ 49%
vốn điều lệ và Sacombank nắm giữ 51% vốn điều lệ. Năm 2006, Sacombank là
ngân hàng đầu tiên niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh với mã cổ phiếu STB, với tổng vốn thời điểm niêm yết ban đầu là 1.900 tỷ


8

đồng. Năm 2008, Sacombank là NHTMCP tiên phong thành lập chi nhánh tại Lào
và chi nhánh tại Campuchia. Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại Campuchia, đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của
chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại
Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung. Năm 2015, với mục đích
đem lại cho thị trường những định chế tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp và an
toàn hơn, Sacombank đã thực hiện chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn
nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động sau khi thực hiện

sáp nhập với NHTMCP Phương Nam. Từ năm 2017, Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập
đã được NHNN phê duyệt và Sacombank bắt đầu tiến hành thực hiện theo đề án.
Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn tự tái cơ cấu, áp lực
xử lý nhanh tài sản tồn đọng, thu hồi nợ xấu sau sáp nhập, áp lực trích lập dự phòng
rủi ro nhưng ở tất cả các lĩnh vực, Sacombank vẫn đạt được hiệu quả tích cực,
không những chiếm được tin tưởng của khách hàng mà còn chiếm được vị trí top
đầu trong các NHTMCP ở Việt Nam.
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Sacombank cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính như: Cho vay ngắn
hạn, trung và dài hạn; Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Làm dịch vụ thanh toán giữa các
khách hàng; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Tiếp nhận vốn
đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng
khác; Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh
toán quốc tế; Hoạt động thanh toán, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ
khác;
2.1.3. Kết quả kinh doanh
Trong giai đoạn 2014 – 2019, nền kinh tế và ngành ngân hàng đều gặp nhiều
thách thức và khó khăn, đặc biệt là khi Sacombank vừa mới sáp nhập với NHTMCP
Phương Nam. Trước sáp nhập, Sacombank luôn nằm trong top 5 ngân hàng có lợi


9

nhuận cao nhất hệ thống, tuy nhiên ngay sau thời điểm sáp nhập thì lợi nhuận của
Sacombank đã sụt giảm. Trước những khó khăn, Sacombank phải kiện toàn bộ máy
tổ chức, tăng cường công tác xử lý và ngăn chặn nợ xấu, đảm bảo tính công khai,
minh bạch, đồng thời cải tiến phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập lãi thuần

6.565

6.575

4.021

5.278

7.634

9.181

Chi phí hoạt động


4.461

5.145

5.678

6.337

7.838

9.265

Tổng lợi nhuận sau thuế

2.206

648

89

1.182

1.790

2.454

Tổng tài sản

189.803 292.033 332.023 368.469 406.041 453.581


Vốn chủ sở hữu

18.063

Tiền gửi của khách hàng

163.057 260.994 291.653 319.859 349.388 400.844

Tổng dư nợ cho vay

128.015 185.916 198.859 222.946 256.622 296.029

22.080

22.192

23.236

24.632

26.742

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2014 – 2019)
Thu nhập lãi thuần: Từ năm 2014 đến thời điểm sáp nhập tháng 10/2015, thu
nhập lãi thuần của Sacombank hầu như đều đạt ở mức ấn tượng đều cao hơn 6.500
tỷ đồng. Từ tháng 10/2015 đến 31/12/2017 thu nhập lãi thuần sụt giảm mạnh. Sang
năm 2018, thu nhập lãi thuần của Sacombank đã có sự tăng trưởng trở lại sau
khoảng thời gian sáp nhập giữa hai ngân hàng, đạt 7.634 tỷ đồng như thời kỳ phát
triển tốt nhất của Sacombank. Đặc biệt, thời điểm 31/12/2019, thu thập lãi thuần của
Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng đáng kỳ vọng, tăng 20% so với thời điểm

cuối năm 2018.


10

Chi phí hoạt động: Tổng chi phí hoạt động đã tăng gần 4.000 tỷ đồng tương
ứng tốc độ tăng 50% trong giai đoạn 2014-2019. Nguyên nhân do sau sáp nhập,
mạng lưới mở rộng kèm theo sự tăng lên của số lượng đội ngũ nhân viên và sự kém
hiệu quả trong khâu quản lý chi phí của Sacombank.
Lợi nhuận sau thuế: Trước sáp nhập, lợi nhuận của Sacombank đạt mức
2.826 tỷ đồng (năm 2014). Sau sáp nhập, lợi nhuận của Sacombank giảm xuống chỉ
còn 88 tỷ đồng trong năm 2016 do cơ cấu lại bộ máy hoạt động. Sau khi Ban lãnh
đạo Ngân hàng thực hiện việc tái cấu trúc, lợi nhuận sau thuế đạt được 2.454 tỷ
đồng (năm 2019) tăng hơn 200% so với năm 2017.
Tổng tài sản: Không ngừng gia tăng tại thời điểm 31/12/2019 đạt 453.581 tỷ
đồng, vốn chủ sở hữu của ngân hàng liên tục được cải thiện. Cụ thể năm 2015 tổng
tài sản đạt mức 292.033 tỷ đồng tăng 53% so với năm 2014; năm 2016 đạt 332.023
tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng 13%. Trong giai đoạn 2017 – 2019, tổng tài sản của
Sacombank đã tăng trưởng 23% và vào thời điểm cuối năm 31/12/2019, tổng tài sản
của Sacombank đã đạt 453.581 tỷ đồng. Các tài sản trong thời kỳ sau sáp nhập và
thực hiện tái cơ cấu đều được Sacombank kiểm soát một cách chặt chẽ, tuân thủ
pháp luật.
Vốn chủ sở hữu: Từ năm 2014 đến năm 2019, vốn chủ sở hữu của
Sacombank liên tục được cải thiện. Việc tăng vốn điều lệ do việc sáp nhập
Sacombank và NHTMCP Phương Nam đã làm Sacombank đủ cơ sở để thực hiện
chiến lược phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo hệ số an toàn vốn và đáp
ứng nhu cầu sử dụng vốn. Vốn điều lệ của Sacombank trước thời điểm sáp nhập
tháng 10/2015 đạt 12.425 tỷ đồng và vốn điều lệ của Sacombank sau sáp nhập tính
tới thời điểm 12/2019 đạt 18.852 tỷ đồng.
Tiền gửi: Tiền gửi huy động của khách hàng tại Sacombank có xu hướng

tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2014 – 2019 và trung bình tăng trưởng 50%/năm.
Năm 2014, tiền gửi của khách hàng đạt 163.057 tỷ đồng. Kết thúc năm 2019, tiền
gửi huy động của khách hàng đã đạt tới 400.844 tỷ đồng. Điều này cho thấy


11

Sacombank đã có những chính sách phù hợp để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của
khách hàng.
Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng luôn là lĩnh vực quan trọng nhất của
Sacombank, tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng đều hàng năm cụ thể cuối
năm 2015 đạt 185.916 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2014; năm 2017 đạt 222.946 tỷ
đồng tăng 12% so với năm 2016; năm 2018 đạt 256.622 tỷ đồng và cuối năm 2019
đạt 296.029 tỷ đồng tăng 15% so với cuối năm 2018.
2.2.

Nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

2.2.1. Nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Thuật ngữ “nợ xấu” đã trở thành chủ đề được đề cập trong nhiều nghiên cứu
không chỉ trong các nước phát triển và cả các quốc gia đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Nợ xấu vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và hoàn
trả đầy đủ, hậu quả là gây mất lòng tin cho bên cấp tín dụng. Tại Việt Nam, việc xác
định nợ xấu được quy định tại thông tư số 02/2013/TT-NHNN và thông tư số
09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TTNHNN thì nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4 và nợ nhóm 5 (nợ nhóm 3: nợ dưới
tiêu chuẩn, nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ
nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, phản ánh
khả năng thu hồi vốn khó khăn, không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà phải
đối mặt với nguy cơ mất vốn. Căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam liên
quan đến tiêu chí phân nhóm nợ xấu, thực tế tình hình nợ xấu của Sacombank được

thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tiêu chí
Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý

2014

2015

2016

2017

2018

2019

125.985 174.096 185.532 212.264 250.019 289.470
506

1.041

2.684

1.413

1.141


826


12

Tiêu chí

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Nợ dưới tiêu chuẩn

102

1.776

1.524

612

191


298

Nợ nghi ngờ

414

1.140

2.046

1.000

311

412

Nợ có khả năng mất vốn

1.005

7.861

7.071

7.655

4.957

5.022


Tổng nợ xấu

1.521

10.777

10.641

9.267

5.459

5.732

Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu
(Nợ xấu/ Tổng dư nợ)

128.015 185.916 198.859 222.946 256.622 296.029
1,18

5,79

5,35

4,16

2,13


1,94

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014 - 2019)
Tình hình nợ xấu của Sacombank tăng lên đột biến trong khoảng thời gian
trước và sau sáp nhập NHTMCP Phương Nam và Sacombank (2014 – 2015). Cụ
thể: Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 17 lần đạt 102 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 1.776 tỷ
đồng theo số liệu tại ngày 31/12/2015; nợ nghi ngờ tăng 3 lần từ 414 tỷ đồng cuối
năm 2014 lên 1.140 tỷ đồng (2015); đặc biệt đáng lo ngại nhất là con số nợ xấu
nhóm 5 từ 1.005 tỷ đồng vào cuối năm 2014 đã tăng gấp 7 lần vào cuối năm 2015
(7.861 tỷ đồng). Tương tự, tổng nợ xấu năm 2015 (10.777 tỷ đồng) tăng gấp 7 lần
so với năm 2014 (1.521 tỷ đồng).
Trong giai đoạn 2016 – 2018, Sacombank phải xử lý các khoản nợ xấu còn
tồn tại sau sáp nhập giữa hai ngân hàng, bám sát Đề án tái cơ cấu đã được duyệt
thuận. Các khoản nợ xấu nhóm 3 và nợ xấu nhóm 4 trong giai đoạn 2016 – 2018
cũng được Sacombank xử lý tích cực, nợ xấu nhóm 3 lần lượt các năm: năm 2016
đạt 1.776 tỷ đồng; năm 2017 đạt 1.524 tỷ đồng giảm 16% so với năm 2016; năm
2017 đạt 612 tỷ đồng và năm 2018 còn 191 tỷ đồng nợ dưới tiêu chuẩn giảm 320%
so với năm 2017. Số liệu nợ xấu nhóm 4 năm 2016 là 2.046 tỷ đồng; năm 2017 là
1.000 tỷ đồng giảm 50% so với năm 2016; năm 2018 là 311 tỷ đồng là nợ nghi ngờ
giảm 7 lần so với năm 2016. Tổng nợ xấu từ năm 2016 đến năm 2018 của


13

Sacombank đã giảm một nửa từ 10.641 tỷ đồng (2016) xuống còn 5.459 tỷ đồng
(2018).
Tuy nhiên, trong năm 2019 nợ xấu nhóm 3 và nợ xấu nhóm 4 đã có dấu hiệu
tăng trở lại khi lần lượt đạt 298 tỷ đồng và 412 tỷ đồng, tăng 50% so với thời điểm
cuối năm 2018. Đáng lo ngại nhất chính là nợ xấu thuộc nhóm 5, nợ có khả năng
mất vốn của Sacombank trong giai đoạn 2018 – 2019 luôn chiếm tới 80% tổng số

nợ xấu. Nợ xấu nhóm 5 của Sacombank tăng từ 4.957 tỷ đồng (2018) lên mức 5.022
tỷ đồng (2019). Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho việc liệu nợ xấu của
Sacombank trong tương lai liệu có tăng lên, các giải pháp hạn chế nợ xấu, kiểm soát
rủi ro phát sinh từ nợ xấu liệu có còn hợp lý. Các khoản nợ xấu đặc biệt là nợ nhóm
5, nợ có khả năng mất vốn liệu có giải quyết được triệt để để phần nào giải quyết
được mục tiêu quan trọng trong những năm sắp tới cũng là những vấn đê quan trọng
của Sacombank.
Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank năm 2014 chỉ ở mức 1,18%, một
tỷ lệ rất thấp so với mức chuẩn thấp hơn 3,7% của toàn hệ thống ngân hàng năm
2014 (theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia), nếu Sacombank tiếp tục
giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp sẽ tạo đà cho Sacombank phát triển rất tốt. Tuy nhiên,
năm 2015 là năm đầu tiên sáp nhập giữa hai ngân hàng là NHTMCP Phương Nam
và Sacombank thì tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đã tăng từ mức 1,18% (2014) lên
5,79% (2015). Một mức tỷ lệ nợ xấu đáng báo động đã tăng 4,61% chỉ trong một
năm, nguyên nhân cơ bản đây là tỷ lệ nợ xấu của Sacombank sau sáp nhập, tỷ lệ nợ
xấu của cả hai ngân hàng gộp lại. NHTMCP Phương Nam là một ngân hàng có tỷ lệ
nợ xấu chiếm tới hơn 50% trong tổng dư nợ tín dụng 40.000 tỷ đồng, ngân hàng có
số lượng khách hàng gặp khó khăn, khả năng tài chính không được tốt, đầu tư vào
các hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao như đầu tư bất động sản, cổ phiếu. Nếu
sau năm 2015 Sacombank không làm tốt công tác kiểm soát và thu hồi nợ xấu thì
khả năng cao Sacombank cũng sẽ sáp nhập với ngân hàng khác trong hệ thống ngân
hàng. Trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tỷ lệ nợ xấu của
Sacombank lần lượt là 5,35% (2016); 4,16% (2017); 2,13% (2018) và 1,94%


×