Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp cải thiện sinh kế hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 – 2020 tại địa bàn quận 3 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

NGUYỄN MINH THỦY

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ HỘ NGHÈO
THIẾU HỤT CHIỀU THU NHẬP NHÓM 2
GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

NGUYỄN MINH THỦY

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ HỘ NGHÈO
THIẾU HỤT CHIỀU THU NHẬP NHÓM 2
GIAI ĐOẠN 2019 – 2020 TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số

: 8340403


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn “Giải pháp cải thiện sinh kế hộ nghèo thiếu
hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 – 2020 tại địa bàn Quận 3 thành phố
Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của bản thân tôi đã thực hiện dựa trên lý thuyết từ
việc khảo sát thực tế, tham khảo tài liệu để viết nên luận văn dưới sự hướng dẫn tận
tình của PGS. TS. Trần Tiến Khai. Các nội dung số liệu trích dẫn trong luận văn
đều có nguồn chính xác và sự hiểu biết của bản thân để thực hiện bài luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Minh Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT

CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu đề tài......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 7
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 7
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................... 8
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8
1.5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............. 9
2.1. Các khái niệm: .......................................................................................................... 9
2.1.1. Sinh kế (livelihood) ................................................................................................. 9
2.1.2. Sinh kế bền vững .................................................................................................. 10
2.1.3. Khung sinh kế bền vững ...................................................................................... 10
2.1.4. Khái niệm nghèo đa chiều ................................................................................... 13
2.1.5. Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam ............................. 15
2.1.6. Hộ nghèo, hộ cận nghèo:..................................................................................... 17
2.2. Thang đo .................................................................................................................. 19
2.3. Các nghiên cứu trước liên quan............................................................................ 24
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 33
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 33
3.1. Khung phân tích áp dụng ...................................................................................... 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 36
3.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 36
3.2.2. Chọn mẫu điều tra ................................................................................................ 36
3.3. Thu thập số liệu....................................................................................................... 39
3.3.1. Số liệu sơ cấp ........................................................................................................ 39
3.3.2. Số liệu thứ cấp ...................................................................................................... 39



3.4. Phương pháp phân tích......................................................................................... 41
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 42
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 43
4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu.............................................................................. 43
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 43
4.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 45
4.1.3. Đặc điểm dân số .................................................................................................... 45
4.1.4. Điều kiện kinh tế: ................................................................................................. 46
4.1.5. Điều kiện văn hóa – xã hội .................................................................................. 46
4.1.6. Hiện trạng hộ nghèo trên địa bàn Quận 3 ......................................................... 47
4.2. Phân tích các nguồn vốn và tài sản sinh kế ......................................................... 48
4.2.1. Vốn con người ...................................................................................................... 48
4.2.2 Vốn tự nhiên .......................................................................................................... 53
4.2.3. Vốn tài chính......................................................................................................... 54
4.2.4. Vốn vật chất........................................................................................................... 55
4.2.5. Vốn xã hội ............................................................................................................. 56
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hộ nghèo .................................................................... 58
4.4. Xu hướng.............................................................................................................. 59
4.5. Kết quả sinh kế........................................................................................................ 60
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .......................................... 65
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 65
5.2. Đề xuất các giải pháp cho hộ nghèo ..................................................................... 66
5.2.1. Hỗ trợ nguồn vốn con người: .............................................................................. 66
5.2.2. Hỗ trợ nguồn vốn tài chính: ................................................................................ 67
5.2.3. Hỗ trợ nguồn vốn vật chất: .................................................................................. 67
5.2.4. Hỗ trợ nguồn vốn tự nhiên .................................................................................. 67
5.2.5. Hỗ trợ nguồn vốn xã hội:..................................................................................... 68

5.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

LĐ,TB&XH

Lao động, Thương binh và xã hội

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

QH

Quốc hội



Quyết định

TB


Thơng báo

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐGN

Xóa đói giảm nghèo

VPQU

Văn phịng Quận ủy

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

DIFD

UK Department for

Bộ Phát triển Vương Quốc Anh


International Development
UN

United Nations

Tổ chức Liên hiệp quốc

WCED

World Commission on

Ủy ban Môi trường và phát triển

Environment and

thế giới

Development


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG

DANH MỤC BẢNG

TRANG

Bảng 2.1


Thước đo 5 chiều xã hội và chỉ số đo lường

21

Bảng 3.1

Thống kê số mẫu điều tra

39

Bảng 4.1

Kết quả khảo sát hộ nghèo giai đoạn 2019 -

51

2020
Bảng 4.2

Phân tích về độ tuổi của chủ hộ

52

Bảng 4.3

Phân tích hộ theo nhân khẩu

53


Bảng 4.4

Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ

54

Bảng 4.5

Phân tích việc làm của các thành viên hộ

55

nghèo
Bảng 4.6

Phân tích điều kiện nhà ở của hộ nghèo

56

Bảng 4.7

Thống kê sở hữu nhà ở của hộ nghèo

56

Bảng 4.8

Phân tích thu nhập của hộ và thành viên hộ

58


nghèo
Bảng 4.9

Thống kê tài sản, vật chất sinh hoạt gia đình

59

của hộ nghèo
Bảng 4.10

Thống kê thu nhập bình quân người/năm của

62

hộ nghèo
Bảng 5,1

Nhu cầu của hộ nghèo giai đoạn 2019 -2020

72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

HÌNH

TÊN HÌNH VẼ

TRANG


Hình 3.1

Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, (1999)

35

Hình 3.2

Mơ hình sinh kế trong khung phân tích sinh kế bền vững

37

Hình 3.3

Sơ đồ tiến trình khảo sát và chọn mẫu

41

Hình 4.1

Vị trí Quận 3 (Goole Map)

47

Hình 4.2

Vị trí Quận 3 (Bản đồ Online)

47


Hình 4.3

Biểu đồ giới tính của chủ hộ hộ nghèo

51

Hình 4.4

Biểu đồ về độ tuổi của chủ hộ hộ nghèo

52

Hình 4.5

Biểu đồ trình độ của chủ hộ hộ nghèo

54

Hình 4.6

Biểu đồ việc làm của các thành viên hộ nghèo

55


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng về sinh
kế của hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 -2020 trên địa bàn
Quận 3 và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo được

vận dụng khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) được thể hiện qua năm
nguồn vốn cơ bản đó là: nguồn vốn nhân lực, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự
nhiên, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn tài chính, qua đó đề xuất các giải pháp
nhằm định hướng cho các hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Trên cơ sở tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) của các
nghiên cứu trước đây đánh giá thực trạng sinh kế và cơ sở nghiên cứu về sinh kế
bền vững, đề tài nghiên cứu bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính thơng
qua việc thống kê mơ tả, thống kê so sánh và thảo luận nhóm, khảo sát thực địa,
phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và hộ nghèo, nhằm để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo, đưa ra mơ hình nghiên cứu, đồng thời thực
hiện hiệu chỉnh thang đo để đưa vào nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với số
lượng 230 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để phân tích dữ
liệu và thống kê mơ tả, phân tích giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình
và độ lệch chuẩn về độ tuổi và mức thu nhập của thành viên hộ gia đình. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, sinh kế của hộ nghèo chịu tác động lớn từ chính sách điều
chỉnh mức chuẩn nghèo của thành phố cao gấp ba lần so với mức chuẩn của quốc
gia, nên ảnh hưởng rất lớn đến chiều thu nhập của các hộ nghèo, sinh kế của hộ
nghèo sẽ thiếu bền vững, ổn định; khả năng thực hiện chiến lược sinh kế là hết sức
khó khăn. Từ kết quả nghiên cứu thực tế đã được thực hiện, tác giả mạnh dạn đề
xuất các giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan của Quận 3 các giải pháp tốt nhất
nhằm để cải thiện, nâng cao đời sống của hộ nghèo một cách bền vững, bản thân và
cả hộ gia đình phải nhận thức được sự vươn lên thoát nghèo một cách bền vững và
căn cơ hơn để đảm bảo cuộc sống của cả hộ được đảm bảo và có nguồn thu nhập ổn


định hơn, góp phần đem lại hiệu quả giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo trên địa bàn Quận 3.
Từ khóa: Sinh kế, sinh kế bền vững, nghèo đa chiều, hộ nghèo, hộ cận nghèo.



ABSTRACT
The research project is conducted to aim to understand the reality of the
livelihoods of poor households lacking income dimensions group 2 in the period of
2019 -2020 in District 3, and to explore the factors affecting the livelihoods of poor
households are applied with a sustainable livelihood analysis framword
(DFID,1999), which is reflectedin five basic capital sources: human capital, social
capital, natural capital, physical capital and financial capital, there by proposing
solutions to guide poor households out of poverty firm.
Based on the approach to the sustainable livelihood analysis framework
(DFID, 1999) of previous studies evaluating the current situation of livelihoods and
the basis of research on sustainable livelihoods, the research topic by quantitative
methods qualitative analysis through descriptive statistics, comparative statistics
and group discussions, field surveys, direct interviews with experts and poor
households, in order to assess the factors affecting livelihood assets of poor
households, providing research models, and at the same time adjusting the scales for
official study.
The official study was conducted by qualitative method with the number of
230 valid questionnaires. The author uses Excel software to analyze data and
descriptive statistics, analyze the maximum value, the minimum value, the average
value and the standard deviation of age and income of household members. family.
The research results show that the livelihood of poor households is greatly affected
by the policy of adjusting the city poverty line three times higher than the national
standard, so it greatly affects the income dimension of the poor. poor households
and livelihoods of poor households will be unsustainable and stable; The ability to
implement a livelihood strategy is extremely difficult. From the practical research
results that have been done, the author boldly recommends solutions and
recommends to District 3 agencies the best solutions to improve and enhance the
lives of poor households in a way. sustainably, both oneself and the household must
be aware of the more sustainable and radical rise out of poverty to ensure the life of



the whole household is more secure and has a more stable source of income,
contributing to effective poverty reduction, ensuring social security, improving
material and spiritual life for poor households in District 3.
Key words: Livelihood, sustainable livelihood, multidimensional poverty,
poor households, near poor households.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu đề tài
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15
tháng 9 năm 2015 Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo
lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết
định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Sau hội nghị lần
thứ 24 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX đã thảo luận và kết
luận chỉ đạo về chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2016 2020 là: “việc nâng cao chất lượng sống cho người nghèo không chỉ giải quyết nâng
cao thu nhập mà còn tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội
cơ bản như: giáo dục – đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở và các điều kiện
sống khác…”. Phấn đấu đến cuối năm 2020, bình quân thu nhập của hộ nghèo thành
phố tăng gấp 3,5 lần so với năm 2011.
Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 2020 là giai đoạn chuyển tiếp, sử dụng song song cả hai phương pháp đo lường nghèo
theo chiều thu nhập (đơn chiều) và theo đa chiều (05 chiều nghèo) qua việc đánh giá
tiêu chí về thu nhập cịn có tiêu chí đo lường các chiều: Y tế, giáo dục, điều kiện sống,
tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội với 11 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các chiều xã hội cơ bản. Để xác định chuẩn nghèo và hộ cận nghèo thành phố,

đã được các huyện, quận và xã, thị trấn, phường thuộc thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện với nhiều giải pháp hỗ trợ và vận động nhiều nguồn lực để giúp các hộ nghèo, hộ
cận nghèo thoát nghèo bền vững.
Cuối năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh hiện khơng cịn hộ nghèo có thu nhập
theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Cịn theo chuẩn của thành phố thì hộ
nghèo hiện chỉ chiếm tỷ lệ 0,19% và hộ cận nghèo là 1,15% so với số dân thành phố,
giai đoạn này là hộ nghèo có thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm (chuẩn quốc gia


2

là dưới 10,8 triệu đồng/người/năm); hộ cận nghèo là dưới 28 triệu đồng/người/năm
(chuẩn quốc gia là 12 triệu đồng/người/năm). Thành phố đang tiếp tục đẩy nhanh tiến
độ giảm nghèo, không để tái nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2020 hoàn thành mục tiêu
cơ bản khơng cịn hộ nghèo.
Ðể thực hiện đạt các mục tiêu của chương trình, thành phố đã triển khai nhiều
giải pháp, chính sách hỗ trợ kéo giảm nghèo và chỉ số thiếu hụt đa chiều của các hộ
nghèo, hộ cận nghèo. Theo đó, thành phố đã hỗ trợ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi,
cho vay vốn đối với các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các nguồn như: Qũy
xóa đói giảm nghèo với 33.659 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn nghèo được
vay vốn; Qũy quốc gia về việc làm cho vay từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã
hội thành phố với tổng dư nợ cho vay là 1.061,129 tỷ đồng (trong đó, cho vay hộ
nghèo có dư nợ 136,328 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có dư nợ 367,436 tỷ
đồng; cho vay xuất khẩu lao động có dư nợ 0,556 tỷ đồng; cho vay nước sạch, vệ
sinh môi trường có dư nợ 556,405 tỷ đồng..); cơng tác đào tạo nghề ngắn hạn cho
14.496 lao động thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, giải quyết việc làm cho 36.717 lao
động; Thực hiện miễn giảm học phí cho 115.476 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo,
hộ cận nghèo với số tiền là 91,245 tỷ đồng; đã mua và cấp phát 782.733 thẻ bảo hiểm
y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vượt chuẩn cận nghèo, khám chữa bệnh cho
637.956 lượt bệnh nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Xây dựng 1.290 căn nhà tình

thương, sửa chữa chống dột 1.865 căn, xây mới và sửa chữa 432 căn nhà tình nghĩa;
hỗ trợ tiền điện cho 347.126 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là 50,120 tỷ
đồng. Ngồi ra, nhân dịp lễ, tết thành phố cũng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho
298.245 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vừa vượt chuẩn nghèo từ năm 2016-2018
với tổng số tiền là 257,715 tỷ đồng 1. Thành phố còn thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ
về khoa học công nghệ, đẩy mạnh sản xuất, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ các chính sách
đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm 2018, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, Chương trình giảm

1

.Nguồn: truy cập ngày 15/8/2019


3

nghèo bền vững của thành phố đã kéo giảm hơn 30.523 hộ thiếu hụt chiều y tế (giảm
94,94% số hộ thiếu hụt); kéo giảm 13.048 hộ thiếu hụt chiều tiếp cận thông tin (giảm
93,72%); kéo giảm 25.564 hộ thiếu hụt chiều điều kiện sống (giảm 59,53%); kéo giảm
23.364 hộ thiếu hụt về chiều giáo dục và đào tạo (giảm đạt 41,15%) và 22.847 hộ thiếu
hụt về việc làm, bảo hiểm xã hội (giảm 41,05%). Thành phố đã huy động nhiều nguồn
lực phục vụ cho chương trình giảm nghèo bền vững. Trong năm 2017, kinh phí hỗ trợ
chương trình giảm nghèo của thành phố là 3.911 tỷ đồng và năm 2018 hơn 4.500 tỷ
đồng. Nguồn kinh phí này được phân bổ, hỗ trợ trên cơ sở bảo đảm kịp thời, đầy đủ và
đúng đối tượng.
Chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện
lâu dài, kiên trì để nâng cao chất lượng đời sống của các hộ nghèo. Muốn các hộ
nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững, các hộ này phải có việc làm, tay nghề ổn
định, tự nuôi sống bản thân. Nhiều quận, huyện đã xây dựng đề án đào tạo nghề kết
hợp với những ưu đãi, chế độ hỗ trợ để giúp người dân không ngừng vươn lên.

Sau 26 năm thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN) từ năm 1992,
nay là Chương trình giảm nghèo bền vững, thành phố Hồ Chí Minh đã tám lần điều
chỉnh mức chuẩn nghèo và hiện chuẩn hộ nghèo của thành phố Hồ Chí Minh cao gấp
ba lần so với chuẩn quốc gia. Toàn thành phố hiện đã có 173 phường thuộc 16 quận
hồn thành mục tiêu khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2016 2020. Ngoài ra, 15 phường thuộc quận 5 và 23 phường thuộc năm quận khác đã hoàn
thành mục tiêu khơng cịn hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo quốc gia. Qua đánh giá,
việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều giai đoạn
2016 -2020 rất thuận lợi, thu nhập hộ nghèo thời gian qua đã tăng 3,5 lần, tỷ lệ hộ
nghèo bình quân giảm 1%/năm. Giá trị và động lực cốt lõi của chương trình chính là
khơi dậy ý thức, nghị lực và nỗ lực của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt khó để vươn
lên; ngồi việc nâng chuẩn nghèo về thu nhập, những chiều còn nhiều thiếu hụt khác
sẽ được thành phố chú trọng hơn, tìm các giải pháp hữu hiệu hơn để giúp người nghèo
cải thiện về đời sống, cơng ăn việc làm, qua đó thốt nghèo bền vững.
Ðầu năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số


4

07/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố
áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020 điều chỉnh mức chuẩn nghèo lên mức dưới 28 triệu
đồng/người/năm; hộ cận nghèo dưới 36 triệu đồng/người/năm (xem phụ lục 1); đến
nay, còn 3.767 hộ nghèo và 22.882 hộ cận nghèo. Năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh
dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện các giải pháp giảm nghèo là 4.670 tỷ đồng và
năm 2020 là 4.736 tỷ đồng2.
Do đó, cơng tác giảm nghèo bền vững đặc biệt là giảm các chiều xã hội là
một nhiệm vụ rất quan trọng cần phải thực hiện thường xuyên ở các cấp, các ban
ngành đoàn thể nhất là các địa phương còn nhiều chiều thiếu hụt xã hội. Để tiếp tục
đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo,

hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ
bản (giáo dục – đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, điểu kiện sống, tiếp cận
thông tin) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc
sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo giảm nghèo bền vững, góp phần xây
dựng thành phố nói chung và Quận 3 nói riêng có chất lượng sống tốt, văn minh,
hiện đại, nghĩa tình.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn thực hiện Chương trình Xóa đói giảm nghèo
giai đoạn 1, 2, 3 và 4; bước vào thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016-2020, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể Quận 3 và 14 Phường đã phát huy sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chính trị triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể và
đa dạng nhằm chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, chống
tái nghèo. Qua kết quả điều tra khảo sát, Ủy ban nhân dân 14 Phường đã ban hành
Quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020, thể hiện qua
từng năm, cụ thể như sau:
2

Nguồn: cập ngày 15/8/2019


5

Năm 2016 là 706 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,56% trên tổng số hộ dân; có 2.898
nhân khẩu, trong đó:
- Hộ nghèo nhóm 1: 49 hộ, 268 nhân khẩu;
- Hộ nghèo nhóm 2: 606 hộ, 2.340 nhân khẩu;
- Hộ nghèo nhóm 3: 51 hộ, 290 nhân khẩu, gồm (hộ nghèo nhóm 3A: 41 hộ,
237 nhân khẩu; hộ nghèo nhóm 3B: 10 hộ, 53 nhân khẩu).
Năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết
định số 1241/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 về công nhận Quận 3 hồn

thành mục tiêu khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 20162020.
Năm 2018, khơng có hộ nghèo, chỉ có hộ cận nghèo đầu năm là: 994 hộ với
3.822 nhân khẩu, đạt tỷ lệ 2,19% trong tổng số hộ dân; tính đến cuối năm 2018 là
255 hộ với 1.274 nhân khẩu, đạt tỷ lệ 0,56% tổng số hộ dân.
Năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số
07/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 03 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số
58/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND Thành phố về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và
triển khai kế hoạch số 1066/KH-UBND ngày 26 tháng 03 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch khảo sát, rà soát lập danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2019-2020. Trên cơ sở đó, Phịng Lao
động – Thương binh và Xã hội, bộ phận Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững
Quận 3 đã xây dựng và tham mưu Thường trực Ủy ban nhân dân Quận ban hành Kế
hoạch số 149/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2019 về khảo sát, rà soát, lập danh
sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn quận triển khai trong
Ban Giảm nghèo bền vững quận và 14 phường để thực hiện. Qua cuộc khảo sát, rà
soát thực trạng đời sống dân cư trên địa bàn Quận 3 đã phát sinh các hộ cận nghèo
có thu nhập từ dưới 28 triệu đồng/người/năm phải đưa vào diện chuẩn nghèo giai
đoạn 2019 - 2020, với kết quả:


6

- Hộ nghèo: 230 hộ với 813 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,43% trên tổng số hộ dân,
trong đó hộ nghèo nhóm 2 là hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập.
- Hộ cận nghèo: 540 hộ với 2026 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1% trên tổng số dân.
Vì thế, Quận ủy đã chủ trì, lãnh đạo và chỉ đạo các cơ sở đảng tập trung các
giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững, chỉ đạo các cơ sở đảng phải đồng hành
cùng với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận, giúp các hộ vươn lên thoát
nghèo, cụ thể: đã ban hành Thông tri số 33-TT/QU ngày 26 tháng 11 năm 2019 của

Quận ủy lãnh đạo công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019 -2020 mỗi cơ sở
đảng hỗ trợ 02 hộ nghèo, giúp các hộ vươn lên, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc
sống và Thông báo kết luận số 302-TB/VPQU ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Văn
phịng Quận ủy về kết luận của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Quận ủy tại buổi
làm việc về công tác giảm nghèo bền vững.
Đồng thời giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2019 -2020 được tiếp
cận nhiều chiều dịch vụ và bản thân mỗi hộ phải tự khắc phục khó khăn, tự vươn
lên thốt nghèo một cách bền vững ngoài sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền, các
ban ngành đồn thể và các mạnh thường quân; tránh sự ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ
của các nơi mà lười lao động. Do quy định mức chuẩn nghèo tại thành phố cao hơn
gấp 2 lần so với mức chuẩn nghèo của quốc gia (12 triệu đồng/người/năm) và theo
đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo
Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố) tham mưu cho Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh quyết định ban hành điều chỉnh mức chuẩn nghèo hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2019 -2020 cao hơn so với trước, vì thế,
chính quyền các cấp phải tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho các hộ nghèo và cận nghèo
trong chương trình để thốt nghèo bền vững. Do đó, chúng ta cần phải đề xuất các
giải pháp cụ thể đối với từng hộ để giúp hộ nghèo tận dụng các nguồn lực sẵn có,
bản thân và cả hộ gia đình phải nhận thức được sự vươn lên thốt nghèo một cách
bền vững và căn cơ hơn để đảm bảo cuộc sống của cả hộ được đảm bảo và có nguồn
thu nhập ổn định hơn. Từ những thực trạng về hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa
bàn Quận, nay tôi chọn đề tài “Giải pháp cải thiện sinh kế hộ nghèo thiếu hụt


7

chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 -2020 tại địa bàn Quận 3 thành phố Hồ
Chí Minh” để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp căn cơ, hiệu quả gắn với thực tiễn
để giúp cho hộ nghèo trên địa bàn Quận giảm nghèo một cách bền vững.
Câu hỏi đặt ra là sinh kế của những hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập và

đảm bảo sự ổn định lâu dài sẽ ảnh hưởng như thế nào và các giải pháp cụ thể để hỗ
trợ sinh kế cho những hộ nghèo trên địa bàn Quận 3.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung làm rõ sinh kế của hộ nghèo tại địa bàn Quận 3 thông
qua việc đánh giá các loại tài sản sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng của các hộ dân.
Phân tích thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng của một số hộ
gia đình có người bệnh nan y, chưa tiếp cận tốt việc vay vốn, có việc làm nhưng
thiếu ổn định, khơng có việc làm chưa qua đào tạo tay nghề, trình độ văn hóa thấp,
v.v, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Qua đó cần có các giải pháp cụ thể như: nâng cao trình độ văn hóa, nâng
chất lượng đào tạo, dạy nghề; định hướng giải ngân vay vốn, giải quyết việc làm,
và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn để cải thiện sinh kế của hộ nghèo
đáp ứng yêu cầu giảm nghèo bền vững và có căn cơ trên địa bàn Quận 3.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến hộ nghèo được thể hiện như
thế nào?
- Các nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt tài sản sinh kế (thu nhập, nhà ở) và các
yếu tố ảnh hưởng đến hộ nghèo (do trình độ văn hóa cịn thấp, thiếu tay nghề, thu
nhập thiếu ổn định, còn một số lao động khơng có khả năng lao động do già yếu,
đau bệnh nan y,...) của hộ nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt chiều
thu nhập của trên địa bàn Quận 3?
- Đề xuất các giải pháp tác động đến sinh kế của hộ nghèo thiếu hụt về thu
nhập nhóm 2 trong giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn Quận 3 thông qua các khả
năng, các tài sản (bao gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) để đạt mục tiêu sinh kế
cho các hộ nghèo?


8

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nghèo thiếu hụt về chiều thu nhập nhóm 2
với các nguyên nhân và định hướng sinh kế cho hộ nghèo chịu tác động bởi chính
sách giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn Quận 3.
Đối tượng khảo sát là 230 hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai
đoạn 2019 – 2020 trên địa bàn Quận 3.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Quận 3 thành phố Hồ
Chí Minh.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong vịng ba tháng từ
6/2019 – 8/2019.
+ Phạm vi chính sách: Nghiên cứu tập trung vào các giải pháp để giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2019 -2020 và định hướng sinh kế cho hộ nghèo thiếu hụt chiều
thu nhập nhóm 2 trên địa bàn Quận 3.
1.5. Cấu trúc luận văn
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết và kết quả những nghiên cứu
liên quan
Chương 3: Trình bày thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát từ thực tế, phân tích, thảo
luận đánh giá kết quả nhằm phát hiện ra những nguyên nhân, hạn chế của vấn đề
nghiên cứu và giải đáp, làm rõ các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra
Chương 5: Trình bày các ý kiến kết luận và đề xuất các giải pháp để tác động
đến sinh kế cho hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 -2020
trên địa bàn Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.


9


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1. Các khái niệm:
2.1.1. Sinh kế (livelihood)
Là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các nguồn lực
(con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội,…) trong một mơi trường dễ bị tổn
thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. Khi hoạt động sinh kế
thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương,
đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực trong cả hiện tại và tương
lai thi được coi là sinh kế bền vững.
Trong khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Vương
quốc Anh (DFID) thì “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các
nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (DFID’s
Sustainable Livelihoods Guidance Sheets: 4).
Trong từ điển tiếng Việt định nghĩa “sinh kế” là sự mưu sinh, kiếm sống hàng
ngày, tìm kiếm thu nhập,… nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày cho cá nhân
hay cả hộ gia đình. Trong nghiên cứu, sinh kế của hộ gia đình gắn liền với các nỗ lực
của các thành viên gia đình nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà họ
có thể chi phối nhằm thu được các kết quả phục vụ nhu cầu của các thành viên gia
đình ngày một tốt hơn. Như vậy, sinh kế hộ gia đình phụ thuộc vào nguồn lực nội tại
của gia đình, nguồn lực từ xã hội mà họ có thể huy động được cũng nhờ cách thức tổ
chức các hoạt động kinh tế mà gia đình tham gia nhằm cải thiện thu nhập của gia đình
cùng với các lợi ích khác mà họ mong muốn. Q trình phân phối kết quả sinh kế
trong gia đình phụ thuộc vào kết quả thu được nhờ hoạt động sinh kế cũng như các
quan hệ tình cảm, huyết thống, tình nghĩa và tập tục mà gia đình đó tn thủ. Sinh kế
của hộ gia đình nói chung phụ thuộc và bị chi phối bởi các nguồn lực sinh kế, khi các
nguồn lực sinh kế thay đổi sẽ dẫn đến phương thức và hoạt động sản xuất kinh doanh
sẽ thay đổi theo, vì vậy chúng ta chỉ cần làm thay đổi các nguồn lực sinh kế sẽ dẫn



10

đến sự thay đổi của sinh kế đây là cách làm đảm bảo tính bền vững của các hộ nghèo
thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 trên địa bàn Quận 3.
2.1.2. Sinh kế bền vững
Sinh kế bền vững là những tài sản và khả năng tiếp cận các nguồn lực có tác
động lớn đến sinh kế bền vững. Những tài sản này bao gồm con người, tự nhiên, tài
chính, vật chất và vốn xã hội (Carney, 1998; DFID, 1999); Đồng thời, không gây
bất lợi đến sinh kế của người khác và làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên có thể
khai thác của các thế hệ tiếp theo (Soussan và cộng sự, 2001; Hussein, 2002; Sida,
2003; Odero, 2003).
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng như là một khái niệm phát triển
vào những năm đầu 1990. Từ khái niệm sinh kế thường được sử dụng và trích dẫn
trong các nghiên cứu sau này dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chamber và ConWay
(1992), sinh kế bền vững được định nghĩa như sau: sinh kế bền vững bao gồm con
người, năng lực, kế sinh nhai, lương thực, thu nhập và tài sản của họ, trong đó bao
gồm tài nguyên, dự trữ và tài sản vơ hình như: dư nợ và cơ hội, về mặt xã hội sinh
kế bền vững còn thể hiện khả năng không vượt qua hoặc tồn tại từ những biến động
lớn do sự tác động bên trong và bên ngồi. Sinh kế có thể nghiên cứu ở từng cấp độ
khác nhau như cá nhân, hộ gia đình, vùng, nông thôn, thành thị,…nhưng phổ biến
nhất là hộ gia đình.
Trong nghiên cứu này sinh kế bền vững được hiểu là sinh kế đảm bảo cho sự
ổn định trong hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai đồng thời đảm bảo vượt
qua, cũng như sự duy trì và phát triển phải từ nội lực của người dân. Vì vậy cần
quan tâm đến phát triển nguồn lực hơn là ảnh hưởng để chỉ làm thay đổi phương
thức và hoạt động sản xuất kinh doanh mà thôi. Theo quan điểm của Chambers và
Conway, sinh kế bền vững là một khái niệm lồng ghép của 3 yếu tố cơ bản đó là:
khả năng, công bằng, bền vững (Chambers và Conway, 1992).

2.1.3. Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for
International Develoment – DFID) đã được nhiều tổ chức và cơ quan như Viện


11

Quốc tế về Môi trường và Phát triển (HED); Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP); Viện nghiên cứu Phát triển (IDH),…đã ứng dụng rộng rãi trong
phân tích về sinh kế để đáp ứng các mục tiêu, trọng tâm và những ưu tiên của mình
(Carney, 2002; Solesbury, 2003). Ngồi ra, khung sinh kế bền vững còn đề cập đến
các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế, đó là:
Bối cảnh tổn thương là những tình huống bất lợi xảy ra khi con người khơng
có khả năng đối phó (GLOPP, 2008,tr.3). Khung phân tích sinh kế bền vững đã
phân chia các tác động ảnh hưởng đến sự tổn thương gồm:
- Các cú sốc bao gồm: cú sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), cú sốc tự nhiên (do thời
tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng) và cú sốc về mùa màng, vật nuôi.
- Các xu hướng bao gồm: xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động
kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, tình hình chính trị quốc gia, sự thay đổi cơng nghệ.
- Tính mùa vụ liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất và các
việc làm mang yếu tố thời vụ.
Tài sản sinh kế là được phân tích trên hình ngũ giác trong khung sinh kế bền
vững (DFID, 1999) với 5 nguồn vốn cơ bản đó là nguồn vốn con người (nguồn
nhân lực); nguồn vốn tự nhiên; nguồn vốn tài chính; nguồn vốn vật chất và nguồn
vốn xã hội. Với sự kết hợp các loại tài sản sinh kế này và vận dụng ngũ giác có hình
dạng và kích thước khác nhau tùy từng trường hợp và hồn cảnh để phân tích duy
trì hay phát triển sinh kế cho cả hộ gia đình (DFID, 1999).
Tài sản sinh kế: bao gồm năm loại là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật
chất, vốn tài chính và vốn xã hội. Sự kết hợp của các loại tài sản sinh kế sẽ cho ra
ngũ giác có hình dạng, kích thước khác nhau tùy từng hộ gia đình (DFID, 1999).

- Nguồn vốn con người (Human Capital) là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm
việc, năng lực tiềm năng của mỗi cá nhân, nhằm tạo ra những kết quả sinh kế tạo ra
các nguồn phúc lợi tạo ra cho bản thân và xã hội. Các nghiên cứu trước đã khảo sát
ở cấp độ hộ gia đình, vốn nhân lực được cụ thể hóa gồm các yếu tố cơ bản như số
nhân khẩu trong hộ; số lao động tạo thu nhập cho gia đình; trình độ giáo dục; kiến
thức và kỹ năng của các thành viên trong hộ (FAO. 2005,tr.3) được cụ thể, như sau:


12

+ Số nhân khẩu gồm: tuổi, giới tính, thành phần dân tộc
+ Số lao động tạo thu nhập cho gia đình: có việc làm ổn định; có việc làm
khơng ổn định; khơng có việc làm; khơng có khả năng lao động
+ Trình độ giáo dục: trình độ văn hóa theo cấp bậc học.
+ Kiến thức và kỹ năng của các thành viên hộ: đã qua đào tạo, chưa qua đào,
đang học nghề, chưa học nghề
- Nguồn vốn xã hội (Social Capital) là một loại tài sản sinh kế có trong các
mối quan hệ xã hội (hoặc là các nguồn lực xã hội) chính thức hay phi chính thức, để
tạo ra nguồn lợi hay tiếp cận các nguồn phúc lợi thông qua sự chia sẻ trong các mối
quan hệ xã hội với nhau. Chỉ số nguồn vốn xã hội, cụ thể:
+ Người nghèo thường tìm đến sự hỗ trợ từ vốn xã hội vì sự an tồn phi chính
thức mà vốn xã hội mang lại thiết lập từ nhóm bạn bè, xã hội, láng giềng, họ hàng.
Đó chính là các kết nối theo chiều dọc hoặc chiều ngang, cùng với sự thỏa thuận về
việc tuân thủ nguyên tắc đã giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả trong các hoạt
động giao dịch của nhóm hộ (DFID, 1999).
+ Các cơ hội tiếp cận thông tin và các nguồn tài nguyên.
- Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) là các nguồn tài nguyên thiên nhiên
mà con người có được hoặc có thể khai thác và sử dụng để tạo ra giá trị một cách
trực tiếp hay gián tiếp trong việc tạo ra sinh kế (Natural Capital – 14 –Committee,
2013, tr.10). Chỉ số nguồn vốn tự nhiên, cụ thể:

+ Điều kiện nhà ở của các hộ gia đình: có chủ quyền sở hữu; cùng thừa kế; ở
nhờ; tạm trú.
- Nguồn vốn vật chất (Physical Capital) chính là bao gồm tài sản cơng và tài
sản tư nhân, nhằm để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân và cả hộ gia
đình. Chỉ số nguồn vốn vật chất, cụ thể:
+ Tài sản công cộng gồm cơ sở hạ tầng kĩ thuật (đường xá, phương tiện giao
thông công cộng, nguồn nước sạch, hệ thống điện, hệ thống truyền thông tin)
+ Cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế)
+ Tài sản thuộc sở hữu tư nhân gồm các phương tiện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.


13

- Nguồn vốn tài chính (Financial Capital) là các nguồn tài chính mà người sử
dụng nhằm đạt mục tiêu trong sinh kế. Hay nói cách khác tài chính là những khoản
tiền mặt, tiền tiết kiệm, tiền để dành nhằm tạo ra lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu mưu
sinh trong cuộc sống, sinh kế cho cá nhân hay cả hộ gia đình. Chỉ số nguồn vốn tài
chính, cụ thể:
+ Vốn tài chính thể hiện dưới dạng nguồn thu nhập từ buôn bán, đi làm nhận
lương hàng tháng, lương hưu,…
+ Tiền tiết kiệm, các khoản tín dụng, bảo hiểm, trang sức, trợ cấp…
+ Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng như: Ngân hàng chính
sách xã hội (NHCSXH); CEP; tín dụng Phụ nữ nghèo của Hội Liên hiệp Phụ nữ,
quỹ Xóa đói giảm nghèo (XĐGN)…
Chiến lược sinh kế là những quyết định của con người trong việc kết hợp
những lựa chọn và sử dụng các nguồn vốn, tài sản sinh kế để tạo ra thu nhập nâng cao
đời sống (Ellis, 2000), bao gồm các hoạt động, sự kết hợp các hoạt động này cùng
các lựa chọn mà các chủ thể phải tiến hành để đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Khi mơi trường bên ngồi thay đổi hay có các cú sốc thì người dân phải lựa chọn các
chiến lược sinh kế phù hợp với bản thân mình để thích nghi với hồn cảnh mới với ba

dạng: phát triển hoạt động sản xuất, đa dạng hoạt động sinh kế và thay đổi
Kết quả sinh kế trong đó nguồn lực (vốn) sinh kế đóng vai trị cốt lõi đối với
các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối tượng vì nó
quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện để đạt được các kết quả sinh
kế mong muốn. Các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hưởng bởi bối cảnh bên
ngồi và thể chế chính sách ở địa phương. Do đó, sự tương tác giữa các nhóm yếu
tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh kế, sẽ quyết định các chiến lược sinh kế của cá
nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.
2.1.4. Khái niệm nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc,
khơng được đi học, khơng được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc


×