ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ NGỌC HIỀN
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ NGỌC HIỀN
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRÙNG KHÁNH
HÀ NỘI – 2015
Trang 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu: 12
6. Nội dung của luận văn 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ KINH
DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU
LỊCH 14
1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành 14
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nói chung 14
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa 14
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 15
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành 17
1.2.1. Nguồn gốc của kinh doanh lữ hành 17
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành 17
1.2.3. Bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành 18
1.3. Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch 20
1.3.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa 20
1.3.2. Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa 23
Tiểu kết chương 1 29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI
ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3,
TP. HỒ CHÍ MINH 30
2.1. Khái quát về các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa
trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 30
Trang 2
2.1.1. Điều kiện để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP.
HCM 30
2.1.2. Lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP.
HCM 36
2.2. Khái quát các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM 38
2.2.1. Số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn
Quận 3, TP. HCM 38
2.2.2. Phân loại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa
bàn Quận 3 TP. HCM 39
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du
lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 40
2.3.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên
địa bàn Quận 3, TP. HCM 40
2.3.2. Thực trạng quy trình kinh doanh chương trình du lịch nội địa của các công ty
cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM được khảo sát 53
2.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du
lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM 59
2.4.1. Đánh giá chung 59
2.4.2. Đánh giá cụ thể 62
Tiểu kết chương 2 64
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3,
TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 66
3.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 và định
hướng phát triển Ngành du lịch Việt Nam 66
3.1.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 66
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 72
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của TP. Hồ Chí Minh 75
Trang 3
3.1.4. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch trên
địa bàn quận 3, TP. HCM 80
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ
phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM đến năm 2020 82
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt
động của công ty 82
3.2.2. Điều chỉnh chiến lược kinh doanh lữ hành nội địa phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch quốc gia và định hướng phát triển du lịch của TP. HCM 85
3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường khách du lịch nội địa
và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xác định khách hàng mục tiêu và phát
triển thị trường mới 85
3.2.4. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các chương trình du lịch nội địa và hoàn thiện
chiến lược Marketing hỗn hợp, xúc tiến bán các chương trình du lịch nội địa 87
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
nhân lực làm việc tại các công ty 89
3.2.6. Tái tạo nguồn đầu tư tài chính đủ mạnh phục vụ cho kinh doanh lữ hành nội
địa, tiết kiệm chi phí kinh doanh 90
3.3. Kiến nghị 90
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch 90
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch TP. HCM 92
3.3.3. Kiến nghị với Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân Quận 3, TP. HCM 93
3.3.4. Kiến nghị với các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa
bàn Quận 3, TP. HCM 94
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 63
Trang 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CP: Cổ phần
CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật
DT/V: Doanh thu/ Vốn
DT/LĐ: Doanh thu/ Lao động
FIT: Foreign Independent Tour
Phân khúc khách lẻ
GIT: Group Independent Tour
Phân khúc khách đoàn
HDV – CTV: Hướng dẫn viên – Cộng tác viên
HĐQT: Hội đồng quản trị
KD LHNĐ: Kinh doanh lữ hành nội địa
Quận 3,TP. HCM: Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
T.O: Tour Operator
Đại lý lữ hành
Tour: Chương trình du lịch
R&D: Research and Develop
Nghiên cứu và Phát triển
SXKD: Sản xuất kinh doanh
UNWTO: United Nation World Tourist Organization
Tổ chức du lịch thế giới
∑: Tổng
Trang 5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành 21
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối sản phẩm du lịch 28
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP.
HCM 41
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam 42
Sơ đồ 3.1: Phân khúc FIT tại Việt Nam 71
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê lượt khách nội địa của TP. HCM giai đoạn 2005 - 2011 30
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch TP. HCM so với cả nước giai đoạn 2006- 2013 31
Bảng 2.3: Số liệu doanh nghiệp lữ hành tại TP. HCM giai đoạn 2006 -2013 31
Bảng 2.4: Quy mô nguồn vốn của các công ty cổ phần du lịch năm 2013 46
Bảng 2.5: Số lao động trong kinh doanh lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du
lịch giai đoạn 2010 - 2013 46
Bảng 2.6: Tổng lượt khách nội địa của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 -
2013 48
Bảng 2.7: Doanh thu kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch
giai đoạn 2010 - 2013 49
Bảng 2.8: Tỷ lệ DT/ V và DT/ LĐ của các công ty cổ phần du lịch giai đoạn 2010 -
2013 51
Bảng 2.9: Doanh thu bình quân/lượt khách của các công ty cổ phần du lịch giai
đoạn 2010 - 2013 53
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã
xác định một trong những quan điểm chiến lược của Du lịch Việt Nam là phát
triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Thực tế cho thấy du lịch
nội địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nhất là trong
bối cảnh suy giảm nguồn khách du lịch quốc tế trước khó khăn kinh tế toàn
cầu. Kích cầu du lịch nội địa là một trong những giải pháp cấp bách nhằm
thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, chủ động đối phó với tình hình mới. Năm
2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình kích cầu du
lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam – mỗi chuyến đi
thêm yêu tổ quốc”.
Trong những năm gần đây ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh có những
bước phát triển đáng ghi nhận, thành phố Hồ Chí Minh được coi là thị trường
nguồn quan trọng trong thị trường du lịch nội địa và đây cũng là địa bàn có
nhiều doanh nghiệp lữ hành nhất của cả nước. Đến tháng 06 năm 2013, Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh thống kê thành phố đã có tới
356 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nội địa, hoạt động cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, các công ty cổ phần
kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố nói chung, địa bàn Quận 3
TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc
cạnh tranh giành thị phần khách, chất lượng dịch vụ kém, vốn kinh doanh vừa
hạn chế vừa chưa được sử dụng hiệu quả, nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu
và chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, công tác xúc tiến
quảng bá hình ảnh và các sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm
Trang 8
đúng mức… dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh
doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP.
Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với mục đích tiến
hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa để xác định ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh,
từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường hiệu
quả kinh doanh lữ hành nội địa cho các cho các doanh nghiệp tương xứng với
Chiến lược phát triển du lịch của thành phố, cũng như phù hợp với Chiến lược
phát triển du lịch của quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về kinh doanh lữ hành đã có rất nhiều công trình chuyên
sâu và được xem là cơ sở lý luận cho những nghiên cứu sau này. Những công
trình nghiên cứu phải kể đến là Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành do TS.
Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương đồng chủ biên (2012), Giáo trình
kinh tế du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa
(2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh lữ hành của tác giả Nguyễn Thùy
Linh (2006). Những công trình này đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển
kinh doanh lữ hành và các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành. Tuy
nhiên, các giáo trình chỉ giới thiệu những kiến thức đại cương để từ đó các
nhà nghiên cứu và độc giả có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu theo những
hướng chuyên ngành cụ thể.
Về địa bàn nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể kể đến các công
trình: luận án Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các
Trang 9
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trần Thị
Kim Dung (2006), luận án Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với việc
khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận của TS. Đỗ Quốc Thông (2004),
luận án Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí
Minh của TS. Hồ Tiến Dũng (1995).
Về nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài có các công trình khoa
học nghiên cứu chuyên sâu như: luận án Sử dụng các công cụ phân tích hoạt
động kinh tế vào việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam của
TS. Nguyễn Văn Hóa (1996), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; luận
án Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn Hà Nội của TS. Phạm Hồng Chương (2002), Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân; luận án Nghiên cứu cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh du lịch ở Thành phố Hải Phòng của TS. Phạm Nam (2005), Trường
Đại học Thương Mại.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về du lịch và kinh doanh lữ hành còn
được các học viên ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội nghiên cứu trong các luận văn tốt nghiệp như: luận văn Mở rộng
thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh của học
viên Đặng Việt Hà (2011), luận văn Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành
quốc tế nhận khách tại Công ty CP Du lịch Tân Định Fiditourist của học viên
Trương Quốc Dũng (2011), luận văn Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty
du lịch lữ hành ở Hạ Long của học viên Trần Thị Phương Thảo (2010), luận
văn Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du
lịch của học viên Phạm Cao Thái (2007)…
Nghiên cứu về công ty cổ phần và hoạt động kinh doanh của công ty
cổ phần có thể kể đến cuốn sách Thành lập, Tổ chức và điều hành hoạt động
công ty cổ phần của tác giả Đoàn Văn Trường (1996), cuốn sách Phân tích
Trang 10
hoạt động kinh doanh của các tác giả Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê
Thị Minh Tuyết đồng chủ biên (2013). Những cuốn sách này cung cấp khái
niệm về công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, hệ thống chỉ
tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyển sách này có
ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đỡ các giảng viên trong các trường Cao đẳng,
Đại học biên soạn bài giảng, là tài liệu cho sinh viên nghiên cứu học tập, và
đóng vai trò kim chỉ nam cho cá nhân và đoàn thể trực tiếp làm kinh doanh.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có những công trình nghiên cứu khoa học về du lịch và kinh
doanh lữ hành. Những nghiên cứu được biết đến nhiều nhất là Kinh doanh lữ
hành của Liên minh Châu Âu và các hãng lữ hành Vương quốc Anh, cuốn
Cẩm nang nghiệp vụ quản trị lữ hành của Robert T. Reilly tái bản lần hai,
cuốn Tư vấn nghề nghiệp lữ hành của David Wright, cuốn Tự điển khách sạn,
lữ hành và du lịch của Charles J. Wetelka, cuốn Phát triển nghề lữ hành của
Ganon và Ociepka tái bản lần sáu, cuốn Tourism and sustainability của Mike
Stable…cung cấp khái quát về ngành du lịch, kinh doanh lữ hành và thị
trường khách giúp độc giả và nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông qua
những kiến thức căn bản và dễ hiểu.
2.3. Nhận xét
Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về du lịch,
kinh doanh lữ hành, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần được rất nhiều
tác giả vận dụng vào nghiên cứu các chuyên đề ở một số đơn vị doanh nghiệp
cụ thể và có những đóng góp có giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp đó.
Nghiên cứu du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và lữ hành của các doanh
nghiệp lữ hành không phải là một đề tài mới nhưng các công trình nghiên cứu
trước đây vẫn chưa giải quyết triệt để những yêu cầu của vấn đề nghiên cứu
cho phù hợp với xu hướng phát triển mới hiện nay.
Trang 11
Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu hoạt động
kinh doanh lữ hành nội địa của loại hình doanh nghiệp cổ phần trên một đơn
vị địa bàn tại TP. Hồ Chí Minh. Sự khác biệt và mới mẻ của luận văn là trên
cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận để tiến hành phân tích thực trạng, từ đó đề
xuất một số giải pháp có giá trị thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ
hành nội địa đối với công ty cổ phần, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động
kinh doanh lữ hành nội địa của các doanh nghiệp lữ hành để xác định ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất các giải pháp phù hợp
nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần
kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ đặt ra cho đề tài bao gồm
các nội dung sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ
hành nội địa đối với các công ty cổ phần.
- Phân tích thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá hiệu quả đạt được, những thành công, những hạn
chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm tăng cường hiệu
quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành
nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Trang 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh lữ hành nội
địa của các công ty cổ phần.
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, đề tài có tham khảo hoạt động kinh doanh của một số doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để bổ trợ
cho việc so sánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh đạt được nhằm đưa
ra các giải pháp thiết thực, hữu hiệu và phù hợp nhất đối với việc tăng cường
hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa cho các công ty cổ phần trên địa bàn
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh chương trình
du lịch nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh.
- Về thời gian: các số liệu liên quan đến đề tài được thu thập trong giai
đoạn 2010 – 2013, các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu trên, các
phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp thu thập xử lý tài liệu: Tiến hành thu thập thông tin thứ
cấp từ sách, báo, tạp chí, báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ
Chí Minh và của các ngành có liên quan, tài liệu từ hội thảo - semina về du
lịch và kinh doanh lữ hành, từ các website của các công ty cổ phần du lịch
trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích đánh giá hiệu
quả kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh.
Trang 13
- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: tiến hành phát 25 phiếu
điều tra dành cho Giám đốc/ Phó Giám đốc các công ty cổ phần du lịch về kết
quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa từ năm 2010 đến 2013, tình hình
nguồn nhân lực và thị trường khách. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phát
650 phiếu khảo sát dành cho khách du lịch nội địa về chương trình du lịch và
dịch vụ lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh. Thời gian điều tra và khảo sát từ tháng 11 năm 2013 đến
tháng 06 năm 2014. Kết quả thu về được 17 phiếu điều tra và 605 phiếu khảo
sát hợp lệ.
- Phương pháp chuyên gia: luận văn có tham khảo ý kiến Giám đốc/
Phó giám đốc các công ty cổ phần du lịch và ý kiến của các cơ quan quản lý
lãnh đạo nhà nước về du lịch.
6. Nội dung của luận văn
Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được bố cục như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ hành
nội địa đối với các công ty cổ phần.
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các
công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các
công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Trang 14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH
VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nói chung
Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012), Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, kinh doanh lữ hành tiếp cận theo nghĩa rộng được hiểu là
doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong
quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực
tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh
lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ
và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và nhu cầu
khác của khách du lịch.
Tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp, kinh doanh lữ hành được phân biệt với
hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí.
Trên cơ sở đó, kinh doanh lữ hành được định nghĩa là kinh doanh chương
trình du lịch trọn gói.
Khoản 14, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005), giải thích từ ngữ: “Lữ
hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch”. Theo khái niệm này thì kinh doanh lữ hành
là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục
đích sinh lợi; sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch.
Như vậy, kinh doanh lữ hành ở đây thực hiện các chức năng: chức năng
sản xuất ra sản phẩm, chức năng thông tin, chức năng thực hiện.
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa
Theo Điều 43, Mục 2 Luật Du Lịch Việt Nam (2005), kinh doanh lữ
hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.
Trang 15
Cách thức chia này dựa trên lãnh thổ thường trú của khách du lịch. Khách du
lịch của một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó được gọi là khách
nội địa và lĩnh vực kinh doanh lữ hành phục vụ đối tượng khách này gọi là
kinh doanh lữ hành nội địa. Khách đi du lịch ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc
gia mình gọi là khách du lịch quốc tế và lĩnh vực kinh doanh phục vụ đối
tượng khách này gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế.
Điều 45, Mục 2 Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa như sau:
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
cho khách du lịch nội địa;
Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện
chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các
quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,
giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến
du lịch;
Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có
yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên
trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
a/ Phân loại theo hình thức sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh lữ hành do một cá
nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô thời hạn về các
khoản nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nhà nước, về địa vịvà pháp lí thì doanh nghiệp nhà nước
trong kinh doanh lữ hành cũng giống như doanh nghiệp nhà nước nói chung.
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhà nước đóng vai trò định hướng
Trang 16
phát triển, điều tiết trong quan hệ cung cầu và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước và cộng đồng dân cư.
Doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp
do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng
liên doanh theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi bên liên doanh
chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn pháp định của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khác có: Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty cổ phần
có 100% vốn nước ngoài…
b/ Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh lữ hành
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại:
Kinh doanh đại lý lữ hành (đại lý lữ hành bán lẻ)
Kinh doanh chương trình du lịch (công ty du lịch lữ hành)
Kinh doanh tổng hợp (công ty du lịch)
Căn cứ vào phương thức và chức năng hoạt động có các loại:
Kinh doanh lữ hành gửi khách (công ty gửi khách)
Kinh doanh lữ hành nhận khách (công ty nhận khách)
Kinh doanh lữ hành kết hợp (công ty du lịch tổng hợp)
Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2005) có các loại:
Kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành quốc tế
c/ Phân loại theo quy mô
Thông thường tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô sẽ dựa vào
nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu. Với cách phân loại này, nhà đầu tư
sẽ lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, về phía Nhà nước sẽ dễ
dàng hơn trong công tác phân loại quản lý doanh nghiệp. Phân chia theo quy
mô được chia thành 2 loại doanh nghiệp:
Trang 17
Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay thì doanh
nghiệp lữ hành lớn có lợi thế cạnh tranh và dần tăng về số lượng doanh
nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết và hợp tác chia sẻ quyền lợi và
kinh nghiệm trong kinh doanh.
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành
1.2.1. Nguồn gốc của kinh doanh lữ hành
Đầu thế kỷ 17, Renotdo Teofract (1576 - ) người Pháp đã “xây nền, đổ
móng, dựng khung” cho hoạt động kinh doanh lữ hành ngày nay và được xem
là ông tổ của quảng cáo sản phẩm du lịch bằng in ấn. Ông thành lập hãng kinh
doanh tổng hợp mang tên “Gà trống vàng” gồm ngân hàng, vận chuyển khách
và hành lý, cho thuê đồ, tổ chức cung ứng các dịch vụ cho quá trình thực hiện
các cuộc di chuyển của con người nhằm mục đích lợi nhuận.
Năm 1841, Thomas Cook người Anh (1808 – 1892) tổ chức một chuyến
tham quan đặc biệt trên tàu hỏa Leicester đến Lafburrory dài 12 dặm cho 570
khách đi dự hội nghị. Giá dịch vụ vận chuyển là 1 shilling một hành khách.
Năm 1842 Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên
nghiệp ở Anh và là văn phòng du lịch có tính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế
giới.Từ đó ngành công nghiệp lữ hành bắt đầu hình thành. Năm 1892 Thomas
Cook mất, con trai John Masson Cook kế tục sự nghiệp từ sau 1893.
1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành
Cuối thế kỷ 20, thế giới có sự thay đổi đáng kể về gia tăng dân số, mức
sống được cải thiện và nâng cao, khoa học công nghệ phát triển, giao thông
vận tải thuận tiện và giá rẻ,…làm tiền đề cho du lịch phát triển mạnh mẽ.
Theo đó kinh doanh lữ hành cũng có sự tăng trưởng và mang hai đặc điểm:
Trang 18
mở rộng nội dung của kinh doanh lữ hành, tập trung tư bản cao và tăng cường
liên kết ngang và liên kết dọc.
Mở rộng nội dung, phạm vi, đa dạng hóa thể loại kinh doanh lữ hành.
Biểu hiện thứ nhất của xu hướng này là tăng nhanh về số lượng các doanh
nghiệp, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, có sự phân chia
chức năng chính, phạm vi hoạt động trên thị trường du lịch một cách rõ ràng.
Biểu hiện thứ hai của xu hướng này là sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
lữ hành, nhằm khai thác hết khả năng và nguồn lực sẵn có của mỗi doanh
nghiệp với mục đích đạt lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh.
Xu hướng tập trung tư bản cao, tăng cường liên kết ngang, dọc tạo ra tính
độc quyền cao của các hãng trong kinh doanh lữ hành. Biểu hiện của xu
hướng này là sự độc quyền và chiếm lĩnh phần lớn thị trường của các hãng lữ
hành và hình thành các tổ hợp, đại lý đặc quyền toàn quốc với sự nổi tiếng
của hãng “Hỏi ngài Foster”. Đó là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến
sự liên kết hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc liên hiệp để đủ sức cạnh tranh.
Sự tăng trưởng nhanh và vững chắc lượng khách du lịch cùng sự thay đổi
tập quán tiêu dùng du lịch. Biểu hiện của sự tăng trưởng là lượng khách tăng
mạnh vào cuối thế kỷ 20, việc lựa chọn điểm đến du lịch của khách cũng thay
đổi, các chuyến du lịch không còn tập trung theo mùa mà nó còn được thực
hiện quanh năm với nhiều mục đích khác nhau, độ dài chuyến đi ngắn hơn và
sử dụng dịch vụ lưu trú đa dạng hơn, có sự thay đổi điểm xuất phát nguồn
khách, dịch vụ lữ hành ngày càng đa dạng và phức tạp.
1.2.3. Bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành
1.2.3.1. Bản chất của kinh doanh lữ hành
Xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ cung cầu du lịch và đặc điểm
tiêu dùng du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một yếu tố khách
quan đối với sự phát triển của ngành du lịch giữ vị trí trung gian, thực hiện vai
trò phân phối sản phẩm du lịch và sản phẩm của các ngành kinh tế khác.
Trang 19
1.2.3.2. Vai trò của kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành với vị trí là trung gian nên đóng vai trò phân phối
sản phẩm trong du lịch, mang lại lợi ích đồng thời cho các nhà sản xuất,
người tiêu dùng du lịch, điểm đến du lịch và cho chính mình.
a/ Lợi ích cho nhà sản xuất
Thông qua các nhà kinh doanh lữ hành, các nhà sản xuất tiêu thụ được số
lượng lớn sản phẩm, bảo đảm việc cung cấp sản phẩm một cách có kế hoạch,
thường xuyên và ổn định. Nhờ có thị trường khách thường xuyên ổn định mà
các nhà sản xuất chủ động được trong hoạt động kinh doanh, tập trung được
nguồn lực, tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ.
Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa hai bên nhà sản xuất đã chuyển bớt
rủi ro trong kinh doanh tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đồng
thời giảm bớt được chi phí trong xúc tiến, khuếch trương sản phẩm.
b/ Lợi ích cho khách du lịch
Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. Khách có cơ hội tốt trong
việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội, chủ động trong chi, thừa
hưởng tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức thực hiện chương trình
du lịch, tạo sự an tâmvà bảo đảm an toàn, sử dụng quỹ thời gian hợp lý.
c/ Lợi ích cho điểm đến du lịch
Bản chất của kinh doanh lữ hành là thu hút khách. Các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành tạo ra mạng lưới Marketing tại chỗ thu hút khách du lịch
đến với các điểm du lịch. Khi có khách du lịch đến một điểm du lịch sẽ mang
lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tại điểm đó, đặc biệt là lợi ích về kinh tế.
d/ Lợi ích cho nhà kinh doanh lữ hành
Nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường lữ hành nhờ vào lượng khách
lớn và sự ưu đãi của các nhà cung cấp và điểm đến du lịch.
Trang 20
1.3. Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch
1.3.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ
hành nội địa
1.3.1.1. Khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
a/ Khái niệm công ty cổ phần
Theo Điều 77, Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, công ty cổ phần
được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,
- Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03
và không hạn chế số lượng tối đa,
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp,
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của
Luật này,
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấychứng nhận
đăng ký kinh doanh,
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.
b/ Khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
Thực tế, chưa có khái niệm rõ ràng về công ty cổ phần kinh doanh lữ
hành nội địa. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm về công ty cổ phần (Điều 77,
Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005) và khái niệm về kinh doanh lữ hành
nội địa (Điều 4, Luật Du lịch năm 2005) có thể đưa ra khái niệm như sau:
Công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành chứng khoán để huy
Trang 21
động vốn trong việc xây dựng, quảng cáo, tổ chức, bán và thực hiện các
chương trình du lịch trong nước dànhcho khách nội địa.
1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
Cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa phụ
thuộc vào các yếu tố: phạm vi địa lý, nội dung hoạt động, môi trường kinh
doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, yếu tố cơ bản mang tính chất
quyết định khả năng tài chính và nhân lực của công ty là phạm vi địa lý và nội
dung hoạt động của công ty. Về cơ bản, sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ
phần gần giống với sơ đồ cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành nói chung.
Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành, trang 72 (Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ được thể hiện như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành
Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012)
Hội đồng quản trị: quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty
như chiến lược, chính sách.
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Các bộ phận hỗ trợ
và phát triển
Các bộ phận nghiệp vụ du lịch
Các bộ phận tổng hợp
Hướn
g dẫn
Hệ
thống
các chi
nhánh
đại
diện
Kinh
doanh
khác
Khách
sạn
Điều
hành
Thị
trường
Marke
-ting
Tổ
chức
hành
chính
Đội
xe
Tài
chính
kế
toán
Trang 22
Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty lữ hành gồm:
- Khối các bộ phận du lịch, gồm ba phòng: thị trường, điều hành, hướng
dẫn,nhận phần lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
lữ hành. Quy mô của phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất
hoạt động của công ty.
- Khối các bộ phận tổng hợp: thực hiện các chức năng tài chính, kế toán
và tổ chức hành chính. Bộ phận này giữ vai trò là người giữ tài sản của công
ty, thu tiền hợp đồng kinh doanh, chi trả cho đối tác, trả lương nhân viên, báo
cáo tài chính công ty, khai thuế và nộp thuế cho nhà nước.
- Khối các bộ phận hỗ trợ và phát triển: là phương tiện phát triển của
doanh nghiệp lữ hành, các bộ phận này thỏa thuận nhu cầu của công ty về lưu
trú, vận chuyển và mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh.
- Các chi nhánh đại diện: được thành lập tại các điểm du lịch hoặc tại các
nguồn khách du lịch chủ yếu thực hiện vai trò là đầu mối tổ chức thu hút
khách hoặc đầu mối triển khai các hoạt động theo yêu cầu chương trình du
lịch của công ty tại các điểm du lịch, khuếch trương cho công ty và thu thập
thông tin để báo cáo kịp thời mọi thay đổi cho lãnh đạo. Trong điều kiện nhất
định, chi nhánh có thể phát triển thành công ty con trực thuộc công ty mẹ.
1.3.1.3. Các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ
phần du lịch
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng du lịch, đặc điểm của sản
phẩm và điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều mô hình tổ chức kinh
doanh khác nhau.
Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa có các mô hình: tổ chức kinh doanh
lữ hành nội địa độc lập phát triển chuyên sâu, tổ chức kinh doanh lữ hành nội
địa nằm trong công ty du lịch, tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa trong tập
đoàn kinh doanh đa ngành – đa lĩnh vực.
Trang 23
Căn cứ vào hình thức liên doanh có các mô hình: liên doanh các doanh
nghiệp có kinh doanh lữ hành nội địa, liên doanh giữa doanh nghiệp có kinh
doanh lữ hành nội địa với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, kinh doanh
tại điểm du lịch.
1.3.2. Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm đáp
ứng một cách tốt nhất nhiều nhu cầu khác nhau khi đi du lịch của khách. Hoạt
động tạo ra dịch vụ và hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành nội địa bao
gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác. Trong
đó,sản phẩm chính yếu là chương trình du lịch nội địa.
1.3.2.1. Chương trình du lịch nội địa
Trong các nghiên cứu khoa học về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất
định nghĩa về chương trình du lịch. Một số định nghĩa tiêu biểu như sau:
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 13 Điều 4 giải thích từ
ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình
được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm
kết thúc chuyến đi”.
Trong giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012) của Đại học Kinh tế
Quốc dân, định nghĩa: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng
hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu
khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác
định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách [25, tr.161].
Trong luận án Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ
hành trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh đưa ra định nghĩa về
chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là sự liên kết, sắp đặt dịch
vụ thăm quan, giải trí với ít nhất một dịch vụ khác của nhà cung cấp với thời
gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã xác định trước. Nó được bán khi
thực hiện chuyến đi [21, tr.24].