Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích kinh tế dược của các thuốc trong nhóm laba lama trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 95 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THIÊN PHONG

PHÂN TÍCH KINH TẾ DƢỢC CỦA CÁC
THUỐC TRONG NHÓM LABA/LAMA
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI
TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020
BỘ Y TẾ




TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THIÊN PHONG
Mã sinh viên: 1501389

PHÂN TÍCH KINH TẾ DƢỢC CỦA CÁC
THUỐC TRONG NHÓM LABA/LAMA
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MÃN TÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Người hướng dẫn:
1. T.S Phạm Nữ Hạnh Vân
Nơi thực hiện:

1. Bộ môn Quản lý kinh tế dƣợc

HÀ NỘI - 2020
Lời cảm ơn


Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn cũng như

sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các cán bộ công tác tại bệnh viện Bạch
Mai, gia đình và bạn bè giúp em hoàn thành tốt khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Nữ Hạnh Vân đã trực tiếp
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa
luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bác sĩ Đào Ngọc Phú, trung tâm hô
hấp bệnh viện Bạch Mai, giảng viên bộ môn nội tổng hợp trường đại học Y Hà Nội đã
tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn Đỗ Thị Ngát và em Nguyễn Mai
Phương đã luôn đồng hành cùng em, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà

Nội – những người đã dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè,
những người luôn động viên, giúp em vượt qua mọi khó khăn trong học tập và quá
trình làm khóa luận.

Hà nội, ngày 14 tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thiên Phong
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................3
1.1
Bối cảnh .......................................................................................................... 3
1.1.1
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính .................................................................. 3
1.1.2

Thực trạng điều trị và dự phòng................................................................ 4
1.1.3
Gánh nặng bệnh tật .................................................................................... 4
1.1.4
Gánh nặng kinh tế ...................................................................................... 5
1.1.5
Giới thiệu về công nghệ được đánh giá .................................................... 5
1.2
Phân tích kinh tế dƣợc và đánh giá công nghệ y tế ................................... 9
1.2.1
Nguyên tắc xây dựng bằng chứng kinh tế dược ..................................... 10
1.2.2

Tổng quan hiệu lực/hiệu quả, tính an toàn ............................................ 10
1.2.3
Phân tích chi phí-hiệu quả ...................................................................... 12
1.2.4
Phân tích tác động ngân sách.................................................................. 12

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1

Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 16

2.2

Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 16
2.2.1
Tổng quan hiệu lực/hiệu quả, tính an toàn và chi phí-hiệu quả ........... 18
2.2.2
Phân tích chi phí -hiệu quả ..................................................................... 24
2.2.3
Phân tích tác động ngân sách.................................................................. 24

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..............29
3.1
Kết quả nghiên cứu tổng quan ................................................................... 29
3.1.1

Hiệu lực, hiệu quả và an toàn của OLO/TIO và VI/UMEC .................. 29
3.1.2
Tuân thủ điều trị khi dùng thiết bị hít khác nhau .................................. 40
3.1.3
Tổng quan về các đánh giá kinh tế dược ................................................ 42
3.2

Phân tích tối thiểu hóa chi phí ................................................................... 44

3.3
Phân tích tác động ngân sách ..................................................................... 46
3.3.1

Kết quả tìm kiếm tham số ......................................................................... 46
3.3.2
Kết quả phân tích tác động ngân sách .................................................... 48
3.3.3
Tính không chắc chắn của phân tích tác động ngân sách .................... 49
3.4

Ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu ......................................................... 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................51
1.


Hiệu lực, hiệu quả và an toàn của OLO/TIO và VI/UMEC ....................... 51

2. Phân tích chi phí – hiệu quả của OLO/TIO và VI/UMEC so với
IND/GLY ................................................................................................................. 52
3.

Đánh giá tác động ngân sách của OLO/TIO và VI/UMEC ........................ 52

4.

Kiến nghị các nội dung cần triển khai .......................................................... 52


TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................53
PHỤ LỤC ................................................................................................64


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Tiếng anh

Tiếng việt

95% CI


Confident interval

Khoảng tin cậy 95%

ACE

Agency of Cost Effectiveness Cơ quan đánh giá kinh tế dƣợc của
Bộ Y Tế Singapore

BHYT


Bảo hiểm y tế

BPTNMT

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

CADTH

CAT

Canadian Agency for Drugs


Cơ quan Thuốc và Công nghệ Y tế

and Technologies in Health

Canada

COPD Assessment Test

Bộ câu hỏi đánh giá BPTNMT

CP-HQ
DPI

FEV1

Chi phí- hiệu quả
Dry powder inhaler

Dụng cụ hít bột khô

Forced Expiratory Volume in

Thể tích thở ra gắng sức trong giây

One Second


đầu tiên
FEV1 đáy: FEV1 đo đƣợc tại thời
điểm -10 phút khi kết thúc khoảng

tFEV1

Trough FEV1

thời gian dùng thuốc (24 giờ sau khi
dùng thuốc), thời điểm -10 phút ở
cuối khoảng thời gian dùng thuốc (24

giờ sau khi dùng thuốc)

Forced Expiratory Volume in
FEV1 AUCx-yh

One Second (FEV1) Area
Under Curve x-y Hour

FEV1%

Diện tích dƣới đƣờng cong đo đƣợc
từ thời điểm x-y giờ của giá trị thể

tích thở ra gắng sức trong giây đầu
tiên.
Giá trị FEV1 đo đƣợc so với giá trị
FEV1 lý thuyết sau test phục hồi phế


quản
FVC
GOLD
ICS

Force vital capacity

Global Initiative for Chronic
Obstructive Lung Disease
Inhaled corticosteroid

Dung tích sống gắng sức
Sáng kiến toàn cầu cho BPTNMT
Corticosteroid dạng hít
Biệt dƣợc Ultibro Breezehaler: Nang
cứng phối hợp indacaterol 110mcg và
glycopyrronium 50 mcg, dùng điều

IND/GLY


trị cho bệnh nhân BPTNMT giai đoạn
ổn định
Biệt dƣợc Spiolto Respimat: Dung
dịch với mỗi liều chứa olodaterol 2,5
OLO/TIO

mcg và tiotropium 2,5 mcg, dùng
điều trị cho bệnh nhân BPTNMT giai
đoạn ổn định

LABA


Long-acting beta2-agonists
Long-acting beta2-agonists

LABA/LAMA plus long-acting muscarinic
antagonist plus

LABA/ICS

LAMA

NICE

NMA

Long-acting beta2-agonists
plus inhaled corticosteroid

Thuốc cƣờng beta2 tác dụng kéo dài
Dạng phối hợp phân liều cố định kết
hợp cƣờng beta 2 adrenergic tác dụng
dài với kháng cholinergic tác dụng
dài
Dạng phối hợp phân liều cố định kết
hợp cƣờng beta 2 adrenergic tác dụng

kéo dài với corticosteroid dạng hít

Long-acting muscarinic

Thuốc kháng muscarinic tác dụng kéo

antagonist

dài

National Institute for Health


Viện sức khỏe và chăm sóc sức khỏe

and Care Excellence

của Anh

Network meta-analysis

Phân tích gộp có mạng lƣới


Pharmaceutical Benefits


Hội đồng tƣ vấn dƣợc quốc gia của

Advisory Committee

Úc

OR

Odds Ratio

Tỷ suất chênh


QALY

Quality adjusted life year

Năm sống điều chỉnh theo chất lƣợng

RCT

Randomized controlled trial

RR


Relative Risk

Nguy cơ tƣơng đối

Saint George's Respiratory

Bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng hô

Questionnaire

hấp Saint George


Transition dyspnea index

Chỉ số khó thở chuyển tiếp

PBAC

SGRQ
TDI

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng


Biệt dƣợc Anoro Ellipta: nang cứng,
mỗi liều chứa umeclidinium 62,5
mcg và vilanterol 25 mcg dùng điều

VI/UMEC

trị cho bệnh nhân BPTNMT giai đoạn
ổn định
WHO

World Health Organization


Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.Thông tin chung thuốc đánh giá và thuốc so sánh [2] ........................................ 5
Bảng 2. Chi phí thuốc 1 tháng tại Việt Nam và một số quốc gia khác .......................... 9
Bảng 3. Mức độ tin cậy theo thang GRADE .................................................................. 11
Bảng 4. Các bƣớc tiến hành tổng quan hệ thống các RCT đối đầu ............................. 19
Bảng 5. Tổng quan hệ thống về tuân thủ điều trị các thiết bị hít ................................ 20
Bảng 6. Tiêu chí tìm kiếm các báo cáo của các cơ quan trên thế giới ......................... 21
Bảng 7. Tóm tắt nghiên cứu RCT vềOLO/TIO so với Tiotropium ............................. 29



Bảng 8. Tóm tắt kết quả phân tích gộp của OLO/TIO so với Tiotropium ................. 30
Bảng 9. Tóm tắt các nghiên cứu RCT về VI/UMEC so sánh với tiotropium ............. 31
Bảng 10. Tóm tắt kết quả phân tích gộp của VI/UMEC so với tiotropium. ............... 32
Bảng 11. Kết quả NMA: chênh lệch tFEV1 của các thuốc LABA/LAMA sau 3
tháng .................................................................................................................................. 32
Bảng 12. Kết quả NMA: chênh lệch tFEV1 của các thuốc LABA/LAMA sau 6
tháng. ................................................................................................................................. 33
Bảng 13. Đánh giá chất lƣợng nghiên cứu của Feldman và cộng sự [38].................... 38
Bảng 14. Tóm tắt nội dung nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng thuốc hít ........... 41
Bảng 15. Tóm tắt kết quả nghiên cứu CP-HQ của các thuốc trong đánh giá ............ 43
Bảng 16. Kết quả phân tích tối thiểu hóa chi phí (1) ..................................................... 45

Bảng 17. Kết quả phân tích tối thiểu hóa chi phí (2) ..................................................... 45
Bảng 18. Tóm tắt tham số phân tích tác động ngân sách và nguồn dữ liệu ................ 47
Bảng 19. Số lƣợng bệnh nhân đƣợc điều trị bằng LABA/LAMA dự kiến .................. 48
Bảng 20. Kết quả tác động ngân sách theo từng bối cảnh A, B, C............................... 49

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Mô hình BIA tổng quát theo ISPOR [89]. ........................................................ 14
Hình 2. Sơ đồ đánh giá kinh tế dƣợc .............................................................................. 17
Hình 3. Mô hình phân tích tác động ngân sách các thuốc LABA/LAMA .................. 26
Hình 4. Tƣơng quan giữa giá thuốc và kết quả phân tích tối thiểu hóa chi phí của
OLO/TIO so với IND/GLY .............................................................................................. 46


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý đƣờng hô hấp gây ra nhiều gánh nặng
bệnh tật và kinh tế - xã hội toàn cầu. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây


bệnh tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới [43]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc COPD trong
dân số là 7,1%, trong đó có 37,5% ngƣời trƣởng thành mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính đƣợc ghi nhận là có các triệu chứng nghiêm trọng [61].
Quản lý và điều trị cho bệnh nhân mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn
ổn định giúp giảm gánh nặng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lƣợng cuộc
sống của bệnh nhân. Trong đó, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài đƣợc coi là nền
tảng trong điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bao gồm LAMA; LABA; dạng kết

hợp phân liều cố định giữa LABA và corticosteroid đƣờng hít (LABA/ICS), dạng kết
hợp phân liều cố định giữa LABA và LAMA (LABA/LAMA) và mới đây nhất là dạng
kết hợp phân liều cố định giữa LABA, LAMA và ICS (LABA/LAMA/ICS). Trong đó,
nhóm thuốc LABA/LAMA đã trở thành nhóm thuốc đầu tay khi nâng bậc điều trị bệnh
nhân nhóm B-D theo phân loại của GOLD từ năm 2017 [7].
Xuất hiện từ năm 2014, các thuốc LABA/LAMA đã chứng minh hiệu quả điều
trị vƣợt trội so với tất cả các nhóm thuốc còn lại trong quản lý bệnh nhân BPTNMT
giai đoạn ổn định từ B đến D (trung bình đến nặng) [74]. LABA/LAMA cải thiện chức
năng phổi của bệnh nhân, giảm tần suất đợt cấp so với nhóm LAMA đơn độc. So với
liệu pháp LABA/ICS và LABA/LAMA/ICS, LABA/LAMA giảm đáng kể nguy cơ
gặp biến chứng viêm phổi [74], [104].
Việc đánh giá chi phí – hiệu quả của LABA/LAMA đã đƣợc thực hiện tại nhiều

quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, IND/GLY là thuốc đầu tiên và là duy nhất đang
đƣợc chi trả bởi BHYT theo thông tƣ 30/2018TT-BYT. OLO/TIO và VI/UMEC là 2
LABA/LAMA đã đƣợc cấp số đăng ký và đƣa vào lƣu hành trên thị trƣờng lần lƣợt
vào năm 2018 và 2019. VI/UMEC đƣợc thiết kế là một thiết bị đa liều giúp bệnh nhân
công đoạn chuẩn bị và bảo quản thuốc.Trong khi đó, OLO/TIO sử dụng công nghệ
phun hạt mịn (SMI) giúp hỗ trợ nhóm bệnh nhân có lực hít yếu và khó sử dụng thiết bị
hít dạng bột khô nhƣ IND/GLY và VI/UMEC. Tuy nhiên, hiện cả 2 thuốc đều chƣa
đƣợc chi trả bởi BHYT.
Bởi vậy, nghiên cứu này đƣợc tiến hành để cung cấp thông tin về CP-HQ của
OLO/TIO và VI/UMEC khi so sánh với IND/GLY, từ đó đánh giá tác động ngân sách
nếu đƣa hai thuốc này vào danh mục chi trả của BHYT. Kết quả nghiên cứu này sẽ
giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách chi trả cho BPTNMT một cách hợp lý.

2


Mục tiêu nghiên cứu này là:
1. Tổng quan về hiệu quả, tính an toàn và chi phí – hiệu quả của OLO/TIO và
VI/UMEC
2. Phân tích CP-HQ của OLO/TIO và VI/UMEC so với IND/GLY
3. Phân tích tác động ngân sách của OLO/TIO và VI/UMEC so với IND/GLY nếu
các thuốc đƣợc chi trả bới quỹ BHYT

CHƢƠNG 1.
1.1


TỔNG QUAN

Bối cảnh

1.1.1 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Khái niệm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) là bệnh phổi đƣợc đặc
trƣng bởi sự tắc nghẽn đƣờng thở làm cản trở hô hấp thông thƣờng và thƣờng không
hồi phục [105]. Bệnh thể hiện bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng
khí, là hậu quả của những bất thƣờng của đƣờng thở và/hoặc phế nang thƣờng do phơi
nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố
nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng

gây BPTNMT. Các bệnh đồng mắc và đợt cấp làm nặng thêm tình trạng bệnh [7].
Phân loại: Các bệnh nhân BPTNMT có chức năng thông khí kém hơn so với
những ngƣời khỏe mạnh thể hiện ở kết quả test phục hồi phế quản với giá trị tỷ số
FEV1/FVC < 70% và tỷ số FEV1% so với lý thuyết <1. Tình trạng khó thở, chất lƣợng
cuộc sống, và tần suất đợt cấp của bệnh nhân đƣợc phân loại theo GOLD ABCD với
tình trạng khó thở và tần suất đợt cấp tăng dần và chất lƣợng cuộc sống giảm dần từ
nhóm A đến nhóm D. Việc đánh giá BPTNMT đƣợc trình bày trong phần phụ lục 1.
Tiến triển và tiên lƣợng: Các bệnh nhân BPTNTMT có sự biến đổi và tái tạo
đƣờng thở do hậu quả của quá trình viêm nhiễm lâu ngày gồm có viêm gây phì đại
tuyến dƣới niêm mạc; tăng tiết nhầy, phù nề; rối loạn vận động nhung mao dẫn đến ho
mạn tính và khạc đờm nhiều. Sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi hoàn
toàn dẫn đến một số bệnh đồng mắc, đặc biệt là các bệnh về tim mạch. Ở giai đoạn

3


nặng, bệnh nhân khó thở nhiều và thƣờng gặp nhiều đợt cấp, xuất hiện tình trạng suy
hô hấp và suy tim.

1.1.2 Thực trạng điều trị và dự phòng
Tại Việt Nam, việc quản lý điều trị BPTNMT phối hợp các biện pháp điều trị
bằng thuốc và không dùng thuốc. Với biện pháp điều trị bằng thuốc, việc lựa chọn
thuốc khởi đầu cho bệnh nhân đƣợc dựa trên phân loại bệnh nhân ABCD của GOLD.
Đối với bệnh nhân BPTNMT nhóm D, LABA/LAMA là lựa chọn khởi đầu dành cho
các nhóm bệnh nhân. Đối với bệnh nhân nhóm B và C, LABA/LAMA là lựa chọn

nâng bậc cho bệnh nhân trong trƣờng hợp thuốc giãn phế quản ban đầu kết hợp với các
liệu pháp không sử dụng thuốc không quản lý đƣợc tình trạng khó thở của bệnh nhân.
Hƣớng dẫn điều trị BPTNMT mãn tính giai đoạn ổn định đƣợc trình bày trong phần
phụ lục 2.
Việc quản lý và điều trị BPTNMT đã đƣợc phối hợp hiệu quả từ tuyến cơ sở tới
trung ƣơng nhờ vào các đơn vị quản lý bệnh phổi mãn tính (Chronic Pulmonary
Management Unit – CMU) thiết lập 45/63 tỉnh thành. Hoạt động của các đơn vị CMU
trên cả nƣớc đã làm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị, cải thiện tình trạng bệnh cũng nhƣ chất
lƣợng cuộc sống của bệnh nhân [8].
Việc Dự phòng và phát hiện sớm BPTNMT đã đƣợc triển khai thông qua dự án
phòng chống BPTNMT và hen phế quản quốc gia từ năm 2011 với các kết quả tích
cực. Tính đến năm 2015, đã có 154.449 ngƣời đƣợc khám sàng lọc, qua đó phát hiện

5.215 ngƣời mắc BPTNMT trong cộng đồng [5]. Các hoạt động tuyên truyền của
chƣơng trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia cũng góp phần làm giảm đáng kể
tỷ lệ hút thuốc lá, qua đó góp phần giảm nguy cơ mắc BPTNMT tại Việt Nam.

1.1.3 Gánh nặng bệnh tật
Tỷ lệ mắc BPTNMT trung bình trên toàn thế giới là 7,6%. BPTNMT có xu
hƣớng gia tăng theo độ tuổi với tỷ lệ ngƣời trên 40 tuổi mắc bệnh 9,9%, cao gấp 3 lần
so với nhóm ngƣời dƣới 40 tuổi (3,1%) [51]. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của
BPTNMT với tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm hút thuốc và đã hút thuốc cao hơn nhóm không
hút thuốc (15,4% và 10,7% so với 4,3%) [51]. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cũng cao
gần gấp hai lần so với nữ giới (11,0% so với 5,0%) [51]. Ô nhiễm không khí nguyên
4



nhân quan trọng sau hút thuốc, đặc biệt ở các nƣớc châu Á [84]. Theo báo cáo về gánh
nặng bệnh tật toàn cầu năm 2015, 174 triệu ngƣời hiện mắc BPTNTMT và số ngƣời tử
vong vƣợt qua cột mốc 3 triệu, chiếm đến 5% tổng số ngƣời chết trên toàn thế giới vào
năm đó [93]. BPTNMT đứng thứ 5 trong các nguyên nhân tử vong trên thế giới và dự
đoán sẽ đứng thứ 4 vào năm 2030 [64].
Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc BPTNMT tại một số tỉnh lên tới 7,1% [60], trong
đó có 37,5% ngƣời trƣởng thành mắc BPTNMT đƣợc ghi nhận là có các triệu chứng
nghiêm trọng [61].Tỷ lệ hiện mắc BPTNTMT ở nam giới là 10,9%, gần gấp 3 lần tỷ lệ
hiện mắc ở nữ (3,9%) [60]. Ở nhóm nam giới hút thuốc trên 60 tuổi, tỷ lệ hiện mắc
BPTNMT là 48,7% [60].


1.1.4 Gánh nặng kinh tế
BPTNMT cũng gây ra gánh nặng kinh tế đáng kể. Tại châu Âu, chi phí điều trị
cho bệnh lý đƣờng hô hấp chiếm khoảng 6% ngân sách chăm sóc sức khỏe, trong đó
chi phí điều trị BPTNMT chiếm đến 56% [40]. Tại Úc, chi phí chi trả cho các thuốc
BPTNMT và hen phế quản năm 2016 là 299 triệu đô Úc, tăng 39,1% so với năm 2006
[78].
Tại Việt Nam, chi phí điều trị BPTNMT vào năm 2005 đƣợc ƣớc tính tiêu tốn
68,9 triệu đô la mỹ, chiếm tới 0,02% GDP quốc gia [99]. Một nghiên cứu thực hiện
bởi Võ Quang Trung và cộng sự vào năm 2017 đã thống kê chi phí điều trị cho một lần
khám ngoại trú trung bình tiêu tốn 23,2 đô la mỹ, bằng 6% chi phí một ca nội trú trung
bình (386,9 đô la mỹ) [100].


1.1.5 Giới thiệu về công nghệ được đánh giá
1.1.5.1 Thông tin chung:
Bảng 1.Thông tin chung thuốc đánh giá và thuốc so sánh [2]
Loại thuốc

Thuốc đánh giá

Thuốc đánh giá

Thuốc so sánh


Tên thuốc

Spiolto Respimat

Anoro Ellipta

Ultibro Breezhaler

Số đăng ký

VN3-51-18


VN3-232-19

VN2-574-17

Tên hoạt chất

Tiotropium (dƣới Umeclidinium (dƣới Indacaterol
5

(dƣới



dạng

tiotropium dạng umeclidinium dạng

bromide

bromide)

monohydrat)
Olodaterol
dạng


và maleat)

và vilanterol



(dạng Glycopyrronium

(dƣới trifenatate).

olodaterol


(dƣới

dạng

Glycopyrronium

hydroclorid).
Hàm lƣợng/liều

Indacaterol

bromide)


Tiotropium: 5mcg Umeclidinium: 62,5 Glycopyrronium:
và Olodaterol 5 mcg và vilanterol: 50mcg
mcg (tƣơng đƣơng 25 mcg



Indacaterol: 110 mg

2 lần xịt)
Dạng bào chế


Dung dịch hít

Thuốc bột hít phân Thuốc bột hít phân
liều trong nang cứng liều trong nang cứng

Quy cách đóng Hộp 1 ống thuốc Hộp 1 dụng cụ hít Hộp 1 dụng cụ hít
gói

4ml tƣơng đƣơng chứa 30 liều hít

chứa 30 viên


60 nhát xịt + 01
bình xịt SMI
Chỉ định

Dùng duy trì để giảm triệu chứng và giảm đợt cấp ở bệnh nhân
mắc BPTNMT

Liều dùng

2 lần xịt/liều, 1 1 liều hít/lần/ngày

1 liều hít/lần/ngày


liều/ngày
Đơn giá (VNĐ) 1.016.388

703.500

701.940

[2]

(giá




khai)
699.208 (giá trúng
thầu

BHYT

năm

2019)
Đơn vị sản xuât


Boehringer

Glaxo

Operations Novartis

Ingelheim pharma UK Limited

Pharma

Stein AG


GmbH & Co. KG.
Đơn vị kê khai

Công ty TNHH CÔNG TY TNHH Công
6

ty

TNHH



một

thành

viên ZUELLIG

Vimedimex Bình PHARMA

Ngày kê khai

Dƣơng


NAM

19/11/2018

06/12/2019

Novartis Việt Nam
VIỆT

11/03/2020 (lần đầu
14/06/2017)


1.1.5.2 Cơ chế tác dụng và dạng bào chế của các thuốc
Olodaterol, vilanterol và indacaterol
ULTRA-LABA (các LABA có thời gian tác dụng kéo dài 24h) nhƣ indacaterol,
vilanterol và olodaterol hoạt hóa thụ thể β2 bằng dẫn truyền thần kinh (catecholamine
hoặc β2-agonist). Sự hoạt hóa thụ thể β2 sẽ hoạt hóa 2 cơ chế: (1) Kích thích G-protein
(Gs) dẫn đến sự tổng hợp cyclic adenosine monophosphate (cAMP), từ đó phosphoryl
hóa một số protein trong tế bào dẫn đến ức chế hoạt động Myosin light chain kinases
(MLCK) ;(2) các kênh kali canxi bị hoạt hóa khiến ion Canxi đƣợc đƣa vào sâu trong
nội bào,làm ức chế MLCK [16]. Ức chế MLCK sẽ ngăn cản sự tƣơng tác giữa actin và
myosin, nguyên nhân tạo ra sự co cơ. Đồng thời, các chất chủ vận β2 còn điều hòa các
kênh trao đổi protein hoạt hóa bởi cAMP, giúp duy trì sự giãn cơ [16].
Tiotropium, umeclidinium và glycopyrronium:

Các thuốc giãn phế quản kháng muscarinic kéo dài nhƣ tiotropium, aclidinium,
glycopyrronium bromide và umeclidinium có khả năng ức chế toàn phần, có hồi phục
thụ thể M3 nằm trên tế bào cơ trơn đƣờng hô hấp. Các thụ thể này có vai trò làm trung
gian gây co thắt phế quản do sự hoạt hóa MLCK hoặc MyosinATPase và tăng tiết
nhầy khi đƣợc kích thích bởi Acetyl cholin hoặc cholinergic (ví dụ methacholine). Do
đó, tất cả các chất kháng muscarinic sẽ ức chế hoạt động của acetyl cholin trên thụ thể,
từ đó ngăn chặn các quá trình co cơ [101].
OLO/TIO, VI/UMEC, IND/GLY
Việc kết hợp LABA và LAMA sẽ tạo ra tác dụng giãn phế quản dựa trên 2 cơ
chế chính trong điều hòa cơ trơn phế quản. Trong khi LABA hoạt hóa thần kinh giao
cảm bằng cách kích thích thụ thể β2 trên mô tế bào cơ trơn phế quản, các thuốc
LAMA lại ức chế thần kinh phó giao cảm, cụ thể là các thụ thể M3 trong thời gian dài

và M2 trong thời gian ngắn, làm tăng cƣờng và duy trì ổn định hiệu quả giãn phế quản
7


[28]. Do đó, các nghiên cứu RCTs đều chỉ ra sự vƣợt trội về lâm sàng của
LABA/LAMA so với nhóm thuốc giãn phế quản đơn chất [74].
VI/UMEC và IND/GLY sử dụng thiết bị đƣa thuốc là DPI. So với SMI, các hạt
thuốc đƣợc tạo ra nhờ lực hít của bệnh nhân nên thiết bị này không đòi hỏi khả năng
phối hợp động tác ấn và hít của bệnh nhân. Tuy nhiên, cơ chế đƣa thuốc phụ thuộc lớn
vào lực hút của bệnh nhân nên hiệu quả điều trị giảm do không đƣa thuốc đƣợc vào cơ
thể bệnh nhân, đặc biệt ở bệnh nhân có lực hút yếu hoặc tốc độ hút chậm [59].
Với tên gọi Respimat, SMI là một phát minh mới của Boehringer Ingelheim.

SMI không sử dụng chất đẩy và không cần lực hút để lấy thuốc. Thay vào đó, thuốc
đƣợc tạo ra dƣới dạng sƣơng mù do một hệ thống đẩy bằng lò xo biến thuốc từ dạng
lỏng thành dạng khí.[29] Respimat có thời gian phóng thích thuốc kéo dài với tốc độ
đám mây khí dung thấp. Đặc tính này giúp cho bệnh nhân dễ phối hợp động tác ấn và
hít và giảm đƣợc thuốc lắng đọng ở hầu họng đồng thời tăng lƣợng thuốc vào phổi
[32].

1.1.5.3 Việc sử dụng thuốc tại các tuyến, bệnh viện
Theo thông tƣ 30/2018/TT-BYT, chỉ định IND/GLY đƣợc thanh toán toàn phần
cho các bệnh viện từ hạng I đến hạng III. Tuy nhiên, hiện chỉ có một số sở y tế (Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Thái Nguyên, Điện Biên, Cần Thơ) và các bệnh
viện tuyến trung ƣơng có thực hiện việc mua sắm IND/GLY. Các bệnh viện tuyến

huyện, bệnh viện hạng III thƣờng không có khả năng mua sắm và thanh toán cho
IND/GLY.
OLO/TIO hiện đã đƣợc sử dụng tại một số bệnh viện tuyến trung ƣơng (Bệnh
viện Bạch Mai) mặc dù không đƣợc chi trả. Do mới đƣợc cấp số đăng ký, hiện chƣa
ghi nhận về tình hình sử dụng thuốc VI/UMEC tại Việt Nam.

1.1.5.4 Tình trạng cấp phép tại Việt Nam
IND/GLY (biệt dƣợc: Ultibro Breezehaler) đƣợc cấp số đăng ký VN2-574-17
theo quyết định 63/QĐ-QLD ngày 20/02/2017 của Cục trƣởng Cục Quản lý Dƣợc.
Theo thông tƣ số 30/2018/TT-BYT, IND/GLY đƣợc chi trả hoàn toàn theo chỉ định
thuốc giãn phế quản điều trị duy trì nhằm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ đợt cấp
cho bệnh nhân BPTMTN, áp dụng cho bệnh viện từ hạng I đến hạng III. Giá trúng

8


thầu bệnh viện cho 1 hộp 30 viên kèm thiết bị hít là 699.208 VNĐ theo báo cáo kết
quả trúng thầu năm 2020 tính đến 17/04/2020 theo thông tƣ số 11/2016/TT-BYT.
OLO/TIO (tên biệt dƣợc: Spiolto Respimat) đƣợc cấp số đăng ký là thuốc nƣớc
ngoài theo quyết định số 377/QĐ-QLD ngày 19/06/2018 của Cục quản lý dƣợc Bộ Y
Tế. VI/UMEC (tên biệt dƣợc: Anoro Ellipta) đƣợc cấp số đăng ký là thuốc nƣớc ngoài
theo quyết định số 653/QĐ-QLD ngày 23 tháng 10 năm 2019 của Cục quản lý dƣợc
Bộ Y Tế. Cho đến tháng 6/2020, chƣa có văn bản nào cho phép OLO/TIO và
VI/UMEC đƣợc chi trả bởi hệ thống BHYT.


1.1.5.5 Giá thuốc tại Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới
Giá thuốc đƣợc trình bày theo chi phí điều trị trong 1 tháng. Có sự khác biệt về
chính sách giá tại từng quốc gia.
Bảng 2. Chi phí thuốc 1 tháng tại Việt Nam và một số quốc gia khác
Quốc gia (tiền tệ)

IND/GLY

OLO/TIO

VI/UMEC


Việt Nam (VNĐ)

701.940 [2]

1.016.388 [2]

703.500 [2]

Anh (£)

32,5 [72]


32,5 [72]

32,5 [73]

Úc (AUD)

88,88 [78]

83,39 [78]

92,95 [78]


Canada (Can$)

78,45 [20]

63,46 [20]

84,39 [20]

1.2

Phân tích kinh tế dƣợc và đánh giá công nghệ y tế
Đánh giá công nghệ y tế đƣợc coi là công cụ đắc lực trong việc xác định, đo


lƣờng và so sánh CP-HQ, tác động ngân sách của nhiều phƣơng án điều trị khác nhau.
Phân tích kinh tế dƣợc là đánh giá công nghệ y tế khi đối tƣợng là dƣợc phẩm. Phân
tích CP-HQ trở thành một yêu cầu bắt buộc cho các thuốc tham gia vào thị trƣờng tại
nhiều quốc gia. Tại Úc, hội đồng tƣ vấn chính sách thuốc quốc gia (Australian
Pharmaceutical Benefits Advisory Committee) đã thực hiện rà soát CP-HQ tất cả các
thuốc mới tham gia thị trƣờng từ năm 1991 [41]. Hiện nay, phân tích kinh tế y tế đã
nằm trong danh mục các tài liệu bắt buộc của Anh, Pháp, Úc, Canada, Singapore và rất
nhiều quốc gia khác [12], [52].
9



Tại Việt nam, Quyết định số 5315/QĐ-BYT ngày 31/08/2018 đã đề cập đến
việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế (kinh tế dƣợc) trong việc khuyến cáo
bổ sung thuốc mới vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế.

1.2.1 Nguyên tắc xây dựng bằng chứng kinh tế dược
Xây dựng bằng chứng kinh tế dƣợc trong đánh giá công nghệ y tế là quá trình
tổng hợp các bằng chứng về hiệu quả lâm sàng, an toàn, về chi phí, từ đó phân tích
CP-HQ và tác động ngân sách của thuốc. Về cơ bản, xây dựng bằng chứng kinh tế
dƣợc đƣợc thực hiện qua ba bƣớc: (1) Đánh giá hiệu quả và tính an toàn thuốc một
cách có hệ thống . (2)Đánh giá CP-HQ. (3)Phân tích tác động ngân sách.

1.2.2 Tổng quan hiệu lực/hiệu quả, tính an toàn

1.2.2.1 Sự phát triển của tổng quan tổng quan hệ thống
Để đƣa ra các quyết định về lâm sàng và phân bổ nguồn lực y tế, các bằng
chứng y khoa luôn đƣợc sử dụng làm công cụ đánh giá. Trong phân loại tháp bằng
chứng của Guyatt và Sackett, tổng quan hệ thống là bằng chứng mạnh nhất để đƣa ra
quyết định [50]. Các hƣớng dẫn đánh giá kinh tế dƣợc của Singapore và Irland đều
khuyến cáo sử dụng các kết quả của tổng quan hệ thống khi có thể [52], [12].
Với sự phát triển của công nghệ và sự ra đời của hệ thống phƣơng pháp tổng
hợp bằng chứng Bayesian, các phân tích gộp (meta-analysis) đã ra đời và trở thành
bằng chứng tổng quan hệ thống minh bạch và rõ ràng nhất [77]. Bên cạnh đó, sự ra đời
của hàng loạt các tổng quan hệ thống khác nhau trong khi việc điều trị trở nên phức
tạp đòi hỏi một công cụ tổng hợp bao quát hơn. Do đó các công cụ cấp 3 đã ra đời bao
gồm các phân tích gộp dịch tễ học (meta-epidemioloc study), các tổng quan tổng quan

hệ thống (Overview of reviews) và các nghiên cứu đánh giá khái quát (Umbrella
review). Nhờ vào viện nghiên cứu Joanna Brigg và trung tâm Cochrane, các hƣớng
dẫn về thiết kế và tiến hành các nghiên cứu tổng quan tổng quan hệ thống đã đƣợc xây
dựng chi tiết và cụ thể [58], [13].
Phân tích gộp có mạng lƣới (network meta-analysis) là một đánh giá hiệu quả
gián tiếp của 2 hoặc nhiều can thiệp dựa vào hiệu quả trực tiếp của các can thiệp này
khi so sánh với thuốc thứ 3 hoặc giả dƣợc. Các NMA đƣợc thực hiện giúp đánh giá
10


hiệu quả của 2 can thiệp trong trƣờng hợp chƣa có nghiên cứu RCT đƣợc thực hiện
giữa 2 can thiệp, đồng thời cũng cung cấp các giá trị ban đầu phục vụ cho việc thiết kế

các RCT đánh giá hiệu quả đối đầu của 2 can thiệp.

1.2.2.2 Bộ đánh giá GRADE
Đƣợc phát triển bởi Guyatt và cộng sự, GRADE là công cụ duy nhất đƣợc
khuyến khích sử dụng để đánh giá chất lƣợng các phân tích gộp bởi theo hiệp hội
Cochrane [58]. GRADE đánh giá chất lƣợng các nghiên cứu phân tích gộp theo 4 mức
độ tin cậy: cao(high), trung bình( moderate), thấp (low) và rất thấp (very low) [15].
Bảng 3. Mức độ tin cậy theo thang GRADE
Mức độ tin cậy

Ý nghĩa


Cao (

Hiệu quả thực tế tƣơng đồng với hiệu quả đánh giá

)

Hiệu quả thực tế khá gần với hiệu quả hiệu quả đánh giá

Trung bình
(

)


Thấp (
Rất thấp (

HIệu quả thực tế có sự khác biệt với hiệu quả đánh giá

)
)

Hiệu quả thực tế xa vời với hiệu quả đánh giá

Một nghiên cứu phân tích gộp sử dụng dữ liệu là các nghiên cứu RCT đƣợc

đánh giá chất lƣợng ban đầu là cao và các thử nghiệm quan sát có chất lƣợng ban đầu
là trung bình.
Tiếp theo Các nghiên cứu phân tích gộp sẽ bị đánh hạ mức độ tin cây theo 5
tiêu chí: rủi ro nghiên cứu (risk of bias) [49], tính không nhất quán (inconsistency)
[44], tính không trực tiếp (indirectness) [45], tính không chính xác (imprecision) [46],
rủi ro xuất bản (publication bias) [47]. Bên cạnh đó, các phân tích gộp sử dụng các
nghiên cứu quan sát đƣợc nâng mức độ tin cậy nếu đạt các lý do tƣơng ứng: khi nghiên
cứu thực hiện đủ lớn (large effect), khi liều điều trị có gradient liều tƣơng ứng với hiệu
quả; khi các yếu tố gây nhiễu phù hợp đƣợc diễn giải (tạo hiệu quả giả khi đánh giá cơ
bản không tìm thấy hiệu quả hoặc có tác động nên hiệu quả đã biết trƣớc) [48]. Quy
trình thực hiện đánh giá NMA sử dụng bộ công cụ GRADE đƣợc trình bày trong phần
phụ lục 3.

11


1.2.3 Phân tích chi phí-hiệu quả
Phân tích chi phí -hiệu quả là tên gọi chung cho các loại nghiên cứu khác nhau
trong đánh giá kinh tế dƣợc của thuốc. Bốn phƣơng pháp phân tích CP-HQ gồm: phân
tích tối thiểu hóa chi phí (CMA: cost minimization analysis), phân tích CEA (cost
effectiveness analysis), phân tích chi phí lợi ích (CBA: cost benefit analysis) và phân
tích chi phí thỏa dụng (CUA: Cost- utility analysis). Trong khi các phân tích CEA lựa
chọn đầu ra là các tiêu chí hiệu quả lâm sàng, phân tích chi phí thỏa dụng lựa chọn
hiệu quả đầu ra là chỉ tiêu chất lƣợng cuộc sống nhƣ năm sống đƣợc điều chỉnh chất
lƣợng (QALYs: quality-adjusted life years). Lựa chọn phƣơng pháp phân tích phụ

thuộc vào bằng chứng hiệu quả và an toàn và mục đích nghiên cứu của nhà phân tích.

1.2.4 Phân tích tác động ngân sách
1.2.4.1 Vai trò của phân tích tác động ngân sách
Thông thƣờng, một quyết định chi trả đƣợc xem xét dựa trên 3 tiêu chí: hiệu
quả lâm sàng và chi-phí hiệu quả của can thiệp và gánh nặng của bệnh tật,. Bên cạnh
hiệu quả lâm sàng, rất nhiều bằng chứng chỉ ra vai trò của đánh giá chi phí-hiêu quả
trong phân bổ ngân sách ở các quốc gia đã phát triển và đang phát triển trên thế giới
[79]. Tuy nhiên, việc xem xét giá trị ICER có nằm dƣới ngƣỡng chi trả không chƣa
hoàn toàn là đầy đủ. Một thuốc có thể đạt chi phí -hiệu quả (ICER nằm dƣới ngƣỡng
chi trả) nhƣng do quần thể rộng, tác động lên ngân sách lớn cũng có thể dẫn tới quyết
định không thể chi trả bởi quỹ BHYT. Ngƣợc lại, một thuốc khác có ICER cao hơn

ngƣỡng chi trả với tác động ngân sách thấp lại có thể nhận đƣợc quyết định chi trả bởi
nhà ra quyết định.Gánh nặng bệnh tật và vấn đề công bằng trong điều trị là những yếu
tố ảnh hƣởng đến quyết định của các nhà giữ quỹ chi trả. Đối với những bệnh hiếm
hoặc tình trạng nặng của bệnh, khi chi phí-hiệu quả của các thuốc vƣợt quá xa ngƣỡng
chi trả, một nhà quyết định cần một công cụ tổng quan hơn nhằm đánh giá đƣợc ảnh
hƣởng kinh tế của can thiệp đƣợc so sánh.Trong đó, phân tích chi phí-hiệu quả là chƣa
đầy đủ và cần có thêm các bằng chứng về tác động ngân sách.
Phân tích tác động ngân sách (Budget impact analysis) là một phân tích tổng
hợp vấn đề dịch tễ và gánh nặng bệnh tật song song với hiệu quả điều trị dựa trên tổng
chi phí của can thiệp. Phân tích tác động là công cụ đƣợc sử dụng trong phân bổ quỹ
12



nhiều quốc gia phát triển và thƣờng đƣợc thực hiện song song với các phân tích
CP-HQ [12].

1.2.4.2 Các bước phân tích tác động ngân sách
Sáu bƣớc tiến hành theo hƣớng dẫn thực hiện phân tích tác động ngân sách của
ISPOR năm 2019 [57] bao gồm:
1. Xác định quần thể
2. Lựa chọn khung thời gian đánh giá
3. Xác định các phác đồ hiện tại và ảnh hƣởng của phác đồ mới
4. Ƣớc tính chi phí liên quan đến thuốc
5. Ƣớc tính sự thay đổi trong chi phí điều trị bệnh

6. Trình bày tác động ngân sách và hiệu quả thu đƣợc
Nội dung chi tiết từng bƣớc đƣợc trình bày trong phần phụ lục 4.

1.2.4.3 Sự phát triển phân tích tác động ngân sách trên thế giới
Khung phân tích tác động ngân sách đƣợc xây dựng lần đầu tiên bởi Mauskopf
và cộng sự vào năm 1988 [65]. Năm 2007, Hiệp hội quốc tế về hiệu quả đầu ra và kinh
tế dƣợc (ISPOR: International Society for Pharmacoeconomics and Outcomes
Research) lần đầu tiên tổng hợp và xây dựng mô hình chung nhất của phân tích tác
động ngân sách [66]. Đến năm 2012, mặc dù có một số khuyến cáo chi tiết đƣợc thay
đổi, hiệp hội ISPOR vẫn giữ nguyên mô hình tổng quát đƣợc thể hiện trong sơ đồ dƣới
đây (hình 1) [94].
Mô hình tác động ngân sách chi tiết có những sự điều chỉnh cho phù hợp với

quy định của từng quốc gia, do đó không có mô hình tác động ngân sách cụ thể nào cố
định [39]. Một tổng quan hệ thống đƣợc thực hiện từ năm 2018 [39]đã phân tích điểm
chung của 9 tài liệu hƣớng dẫn thực hiện đánh giá phân tích tác động ngân sách tại 8
quốc gia (Anh, Pháp, Úc, Canada, Irland, Bỉ, Brazil, Ba Lan) cùng với hƣớng dẫn của
ISPOR đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
Về quan điểm, phần lớn các nghiên cứu lựa chọn quan điểm của BHYT. Tuy
nhiên, Pháp và Canada khuyến khích đánh giá thêm quan điểm của bệnh nhân trong
13


phân tích cơ bản. Khung thời gian đánh giá cũng đƣợc lựa chọn linh hoạt từ 1-6 năm,
trong đó NICE và Australia yêu cầu khung thời gian đánh giá từ 5-6 năm [22], [35],

trong khi Canada yêu cầu đánh giá tối thiểu trong 3 năm [76]. Các tài liệu khác nhau
có thể yêu cầu các khung thời gian khác nhau, nhƣng đều có chung một quan điểm là
cần nêu rõ thời điểm của khung phân tích [76], [94], [52].

Hình 1. Mô hình BIA tổng quát theo ISPOR [94].

Khi phân tích chi phí thuốc, Irland, Úc, Phần Lan, ISPOR và Canada đều cân
nhắc việc tính toán chi phí phải thực hiện ở tất cả các can thiệp bị ảnh hƣởng khi can
thiệp mới tham gia vào danh mục đƣợc chi trả, bao gồm tất cả các can thiệp hiện đang
đƣợc áp dụng cho chỉ định.
Loại mô hình sử dụng (động hoặc tĩnh) không bị hạn chế , miễn là đơn vị nộp
báo cáo validate mô hình hoặc chứng minh đƣợc mô hình đã đƣợc thẩm định.

Về dữ liệu, tất cả các hƣớng dẫn đều khuyến cáo sử dụng nguồn dữ liệu quốc
gia cho tham số về chi phí điều trị, hiệu quả và dịch tễ. Các chi phí sẽ đƣợc thu thập từ
14


hệ thống quốc gia, trong khi nếu dữ liệu về dịch tễ và hiệu quả bị thiếu hụt, hoặc chƣa
đầy đủ các đơn vị cung cấp bằng chứng đƣợc phép sử dụng dữ liệu thay thế và yêu cầu
giả trình về tính tƣơng thích và lý do sử dụng,
Về yêu cầu phân tích tính không chắc chắn, tất cả các tài liệu đều yêu cầu thực
hiện cho các tham số của mô hình phân tích tác động ngân sách, đặc biệt là thị phần
thuốc của bệnh. Irland, Úc, Pháp và ISPOR cũng đều khuyến cáo thực hiện phân tích
bối cảnh đối với hành vi ngƣời tiêu dùng hoặc các tác động từ quảng cáo của nhà cung

cấp [94], [52], [42], [35].
Tại Việt Nam, theo dự thảo hƣớng dẫn báo cáo phân tích kinh tế dƣợc, khung
thời gian phân tích là 3-5 năm.

15


CHƢƠNG 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU


2.1

Đối tƣợng nghiên cứu
Các thuốc trong nhóm LABA/LAMA dùng điều trị cho bệnh nhân BPTNMT

giai đoạn ổn định, bao gồm:


Thuốc đánh giá (2 thuốc):
o

Spiolto Respimat (OLO/TIO): dạng bịt xịt dung dịch dạng mù định liều

thông qua thiết bị SMI, mỗi nhát xịt chứa 2,5mcg tiotropium và 2,5mcg
olodaterol. Sử dụng 1 liều trong ngày, mỗi liều xịt 2 lần xịt (chứa tổng
cộng 5mcg tiotropium và 5 mcg olodaterol).

o

Anoro Ellipta (VI/UMEC): dạng viên nang chứa bột khô hít định liều
thông qua thiết bị DPI, mỗi nang cứng chứa 62,5mcg umeclidinium và
25mcg vilanterol. Ngày dùng 1 lần, mỗi lần hít một viên nang chứa bột
khô.




Thuốc so sánh:
o

Ultibro Breezehaler (IND/GLY): dạng viên nang chứa bột khô hít định
liều thông qua thiết bị DPI, mỗi nang cứng chứa 50 mcg glycopyrronium
và 110 mcg indacaterol.



Thời gian sử sụng: sử dụng thuốc trong giai đoạn ổn định của bệnh nhân
BPTNMT.


2.2

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp đánh giá kinh tế dƣợc (đánh giá

công nghệ y tế) tuân thủ theo dự thảo hƣớng dẫn đánh giá kinh tế dƣợc của Việt Nam,
bao gồm các giai đoạn: (1) Tổng quan hệ thống về hiệu quả và tính an toàn và CP-HQ.
(2) Phân tích chi phí-hiệu quả. (3) Phân tích tác động ngân sách. Các giai đoạn tiến
hành đƣợc trình bày theo sơ đồ:

16



Hình 2. Sơ đồ đánh giá kinh tế dƣợc
Phân tích CP-HQ là tên gọi chung của các phƣơng pháp phân tích kinh tế dƣợc.
Việc lựa chọn cụ thể 1 trong 4 phƣơng pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh về hiệu
quả và an toàn giữa các thuốc. Trong trƣờng hợp có sự khác biệt về an toàn và hiệu
quả của các thuốc, một phân tích CP-HQ (đầu ra là QALY ) đƣợc thực hiện. Trong
trƣờng hợp không tìm thấy sự khác biệt về an toàn và hiệu quả của các thuốc,các thuốc
có hiệu quả tƣơng đƣơng, phân tích tối thiểu hóa chi phí (CMA) sẽ đƣợc thực hiện.

17



2.2.1 Tổng quan hiệu lực/hiệu quả, tính an toàn và chi phí-hiệu quả
2.2.1.1 Tổng quan về hiệu lực/hiệu quả và tính an toàn
Hiện nay, LAMA là lựa chọn khởi đầu đƣợc ƣu tiên cho điều trị BPPTNMT từ
B tới D. Tiotropium là thuốc LAMA duy nhất hiện đƣợc chi trả BHYT theo thông tƣ
30/2018/BYT. Do đó, bằng chứng về hiệu quả và an toàn của OLO/TIO và VI/UMEC
sẽ đƣợc thu thập và tổng hợp để so sánh với tiotropium, IND/GLY và so sánh đối đầu.

a) Các nghiên cứu độc lập trên thế giới:
Một tổng quan hệ thống các NMA về OLO/TIO và VI/UMEC đƣợc thực hiện.
Kết quả NMA sẽ đƣợc dùng để báo cáo hiệu lực, hiệu quả và tính an toàn của
OLO/TIO và VI/UMEC:



Khi so sánh với tiotropium.



Khi so sánh đối đầu và khi so sánh với IND/GLY.

Việc tìm kiếm và đánh giá chất lượng NMA được thực hiện theo các bước sau:
Tiến hành tìm kiếm
Tiến hành sàng lọc trên thƣ viện MEDLINE và thƣ viện Cochrane database of
systematic review. Từ khóa đƣợc trình bày trong phụ lục 5.

Tiêu chí lựa chọn
(1) Các nghiên cứu có thực hiện phân tích gộp để đánh giá hiệu quả của ít nhất một
trong số 3 cặp: Indacaterol/Glycoppyrronium (50mcg/110mcg) với Tiotropium/
Olodaterol

(5mcg/5mcg);

Umeclidinium

(25mcg/

OLO/TIO

62,5

(5mcg/5mcg)

mcg);

với

Vilanterol/

Indacaterol/Glycoppyrronium


(50mcg/110mcg) với Vilanterol/ Umeclidinium (25mcg/ 62,5mcg).
(2) Đánh giá hiệu quả dựa trên ít nhất một trong các tiêu chí: chỉ số tFEV1, mức độ
thay đổi điểm SGRQ, mức độ thay đổi chỉ số TDI, mức độ thay đổi chỉ số CAT,
mức độ thay đổi điểm mMRC, tần suất gặp biến cố bất lợi nghiêm trọng mọi
nguyên nhân, tần suất đợt cấp vừa và nặng, tần suất đợt cấp nặng, tỷ lệ từ bỏ
điều trị do biến cố bất lợi.

18


×