Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp một số bài học phần lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.24 KB, 17 trang )

 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP 
MỘT SỐ BÀI HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Mã số: ………………………………
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 
A. Tình trạng giải pháp đã biết
      Lịch sử không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà còn là một môn học có  
vị trí hàng đầu trong việc giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, hun đúc nên  
lòng yêu nước .Từ  những hiểu biết về  quá khứ, thông qua việc dạy và học 
môn lịch sử sẽ  góp phần hình thành cho học sinh về  ý thức trách nhiệm của  
một công dân sau này đối với đất nước.
       Tuy nhiên, do có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của môn 
lịch sử, xem đây là môn phụ  nên dẫn đến thái độ  thờ   ơ  ít được phụ  huynh 
cũng như học sinh quan tâm,... từ đó dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn.  
Đa phần học sinh gặp khó khăn khi giáo viên yêu cầu nhắc lại kiến thức lịch  
sử đã học và tình trạng này cũng khá phổ  biến ở nhiều trường học hiện nay. 
Mặc khác, việc dạy học lịch sử  liên quan đến kiến thức của rất nhiều bộ 
môn( Toán, Vật lý, âm nhạc, mĩ thuật, văn học..). Vì thế  việc khai thác tốt 
kiến thức của các bộ  môn có liên quan không chỉ  giúp tạo hứng thú cho các 
em mà còn tạo nên sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học  
tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc học tập lịch sử trở nên có ý nghĩa 
hơn đối với   học sinh.   Từ  đó góp phần nâng cao năng lực của người học, 
giúp đào tạo những con người có đầy đủ  phẩm chất và năng lực để  giải 
quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
* Ưu khuyết điểm của những giải pháp đã, đang áp dụng tại đơn vị


Phụ lục I­b

     * Ưu điểm :


+ Giáo viên đã có vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 
giúp tiết học thêm phần sinh động, học sinh hứng thú học tập;
+ Việc liên môn giúp các em nhìn thấy mối quan hệ giữa các môn học,  
khơi dậy sự tìm tòi, sáng  tạo ở  học sinh;
+ Giúp giáo viên khắc phục được tình trạng khô cứng trong dạy học  
tạo động lực cho học sinh học tập tốt hơn môn học của mình 
      * Hạn chế :
+ Việc vận dụng kiến thức liên môn thực hiện chưa sâu, chỉ tích hợp ở 
mức độ  thấp, chung chung, chưa làm rõ trọng tâm  hoặc liên hệ  còn gượng 
ép;
+ Để  chuẩn bị cho việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn đòi hỏi  
giáo viên phải  có vốn kiến thức rộng, phải đầu tư tìm tòi nghiên cứu tài liệu  
minh họa cho bài dạy mất nhiều thời gian và phải có sự chuẩn bị chu đáo cho  
mọi khâu của tiết học, việc vận dụng phải khéo léo, linh hoạt nếu không sẽ 
không mang lại tác dụng giáo dục như mong muốn.
B. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
    I. Mục đích của giải pháp:
                Lịch sử là một môn học có nội dung khá dài và tương đối khô khan  
đối với học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở. Các em rất dễ  nhàm  
chán với chuỗi  những sự  kiện lịch sử, với những mốc thời gian chằng chịt  
khó nhớ,... chẳng lấy gì làm thích thú. Chính vì thế việc tạo hứng thú học tập  
bộ  môn lịch sử  cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết giúp các em  
yêu thích môn học, tích cực tham gia tìm hiểu, khai thác và tiếp thu được 
lượng kiến thức mà người giáo viên muốn truyền đạt. Làm được việc đó 
chứng tỏ rằng tiết dạy­ tiết học đã thành công.
2


Phụ lục I­b


                   Hơn nữa dạy học liên môn tích hợp  là một trong 
những nguyên tắc quan trọng trong dạy học hiện đại nói chung và dạy học 
lịch sử nói riêng. Dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của  
học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.Vì vậy, phương pháp này 
vừa thực hiện chủ  trương đổi mới phương pháp dạy học vừa đồng thời tạo 
ra cho thầy và trò một tâm thế  tốt để  truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử 
một cách hiệu quả  nhất.    Bên cạnh đó phương pháp này làm cho người học 
sử  nhận thức được sự  phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy 
được mối liên hệ  hữu cơ  giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục 
được tính rời rạc trong kiến thức.Từ đó tạo nên sự gắn kết kiến thức của các  
môn học, giữa nội dung học tập với thực tiễn góp phần nâng cao năng lực  
của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ  phẩm chất và năng 
lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
       II. Nội dung giải pháp
  1. Tính mới
               ­ Dạy học tích hợp góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp  
dẫn, giúp học sinh khắc sâu các kiến thức lịch sử đã học, từ đó giúp các em có  
thể hiểu bài nhanh chóng, học bài nhanh thuộc và nhớ bài lâu hơn.
             ­ Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Phát triển ở học sinh  
kĩ năng thực hành, vận dụng được kiến thức từ  các môn học khác vào giải 
quyết vấn đề thực tiễn trong học tập bộ môn lịch sử cũng như trong thực tiễn 
cuộc sống.
            ­ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, hun đúc lòng yêu 
nước, lòng tự hào dân tộc.
    ­ Học sinh biết phân tích, đánh giá một vấn đề  thực tiễn từ  đó rút ra  
được bài học kinh nghiệm cho bản thân trong cuộc sống.
        2. Một số hạn chế, khó khăn trong quá trình dạy và học theo 
phương pháp cũ:

3



Phụ lục I­b

           * Đối với giáo viên: Việc truyền thụ kiến thức mang tính chất áp đặt, 
một chiều. Nội dung bài dạy chỉ đơn thuần dựa vào nội dung kiến thức sách 
giáo khoa một cách khô khan cứng nhắc làm cho tiết học nhàm chán, kém sinh 
động. Giáo viên cảm thấy chưa hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy của  
mình, chưa thật sự lôi cuốn được học sinh hứng thú tham gia vào tiết học,…
    * Đối với học sinh:
              ­ Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ  động, máy móc.  Rập 
khuôn theo cách học thuộc lòng những nội dung kiến thức của giáo viên cung 
cấp.
            ­ Do kiến thức không được khắc sâu nên học sinh phải mất nhiều thời  
gian cho việc học thuộc bài trong khi nhiệm vụ  học tập của các môn học  
khác thì rất nhiều đã tạo nên tâm lí mệt mỏi, chán nản.
           ­ Chưa vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải quyết các 
tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
         3. Cách thức thực hiện
I. BƯỚC MỘT : Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác ­> Chọn 
các nội dung có liên quan đến nội dung chương trình Lịch Sử  Việt Nam
 ­ Ý nghĩa : trong chương trình, sách giáo khoa các môn học khác có rất 
nhiều nội dung kiến thức có thể  tích hợp trong môn Lịch sử  ­ nhất là môn 
Văn, Địa lí, Âm nhạc, giáo dục công dân . . . Do vậy việc tìm hiểu chương 
trình, sách giáo khoa các môn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến 
bộ  môn Lịch sử  là việc làm cần thiết giúp học sinh liên tưởng, củng cố  các 
kiến thức của các môn học khác. Đồng thời việc tìm hiểu chương trình giúp 
giáo viên thấy được vai trò, mối liên hệ  giữa các môn với bộ  môn Lịch sử, 
giúp sưu tầm tài liệu phù hợp.


4


Phụ lục I­b

­ Giáo viên cần thống kê những tác phẩm, tài liệu, nhân vật, các kĩ 
năng, nội dung giáo dục cần thiết của các bộ môn khác có liên quan đến việc 
liên môn, tích hợp vào bộ môn Lịch sử
II.BƯỚC HAI : Xác định địa chỉ tích hợp và chủ đề giáo dục tích hợp ở  
bài lịch sử có thể tich hợp.
­  Đầu tiên  giáo viên   lập kế  hoạch chung cho từng chủ  đề  : xác định 
kiến thức, việc rèn kĩ năng, kết hợp với giáo dục  tích hợp có liên quan
­ Sau đó giáo viên  nghiên cứu kĩ bài học lịch sử xem bài học đó có liên 
quan đến kiến thức của bộ môn nào, nội dung nào, nằm ở khối lớp mấy, bài 
nào
­  Giáo viên   nghiên cứu sách giáo khoa, chương trình và nội dung bộ 
môn đó rồi tích hợp vào bài học lịch sử.Nếu gặp khó khăn về kiến thức,  giáo 
viên   có thể  trao đổi với  giáo viên   các môn liên quan để  nắm rõ hơn rồi 
nghiên cứu đưa vào giáo án cho phù hợp
         MỘT VÀI NỘI DUNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN MÀ CHÚNG TÔI ĐÃ  
NGHIÊN CÚU ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ 
            3.1: Tích hợp môn Ngữ văn vào giảng dạy lịch sử  
        Các tác phẩm văn học từ  xưa 
đến nay, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử   ở trường phổ  thông. 
Bằng những hình tượng cụ  thể  các tác phẩm văn học có tác động mạnh mẽ 
đến tư  tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng tiêu biểu  
của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội. 
Mặt khác,giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Bởi lẽ trong khi  
sáng tác một tiểu thuyết, nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Không ít 
tác phẩm văn học, tự  nó là một tư  liệu lịch sử. Vì vậy, khai thác yếu tố  lịch 


5


Phụ lục I­b

sử trong một tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy bộ môn 
lịch sử
Ví dụ khi dạy bài : “Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” 
    VD1 : Tìm hiểu nổi khốn khổ của nhân dân ta trong những ngày đầu thực  
dân Pháp tiến hành xâm lược 
     * Giải pháp cũ : 
              ­ Học sinh sẽ trả lời theo suy nghĩ của mình (nội dung này không có  
ghi nhận trong sách giáo khoa nên ít học sinh trả lời được)
              ­ Hoặc là giáo viên sẽ cung cấp, giới thiệu luôn với học sinh về nổi  
khốn khổ của nhân dân ta trong những ngày đầu bị Pháp xâm lược
     * Giải pháp mới :
            ­ Giáo viên định hướng cho học sinh sưu tầm các tác phẩm văn học  
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
             ­ Giáo viên giúp học sinh lựa chọn những tác phẩm văn học có nội 
dung phù hợp với bài dạy( chạy Tây của Nguyễn Đình Chiểu..)
            ­ Phân tích các tác phẩm văn học đã chuẩn bị và rút ra câu trả lời
+  Khi tìm hiểu tình hình chiến sự tại Đà Nẵng, giáo viên định hướng và cho  
học sinh phân tích bài thơ của Phan Chu Trinh
                                   “ Kìa đâu súng nổ đã nghe đùng
                                    Cách bữa tàu Tây lại Vũng Thùng
                                    Nửa hạt Hòa Vang rân tiếng súng
                                   Mấy ngày Đà Nẵng đậu buồm bông”
 
( Phan Chu Trinh )

         Qua bài thơ  giúp học sinh hiểu rõ được tính chất ác liệt, khủng khiếp  
của cuộc chiến tranh, lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với các loại  
vũ khí hiện đại của bọn xâm lược tư bản phương Tây
6


Phụ lục I­b

+ Giáo viên cho học sinh thấy sự tan tác, hoảng loạn của người dân Nam bộ 
trước súng đạn, đại bác tấn công của kẻ thù khi thực dân Pháp tấn công vào  
Gia Định, đồng thời qua đó bày tỏ tình cảm của tác giả mong muốn có một vị 
anh hùng đứng ra chống giặc qua bài “Chạy giặc” của nhà thơ Nguyễn Đình  
Chiểu
                                         “ Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
                                            Một bàn cờ thế phút sa  
tay.
                                            Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
                                           Mất  ổ bầy chim dáo dác  
bay.
                                           B ến Nghé của tiền tan bọt  
nước,
                                           Đồng Nai tranh ngói  
nhuốm màu mây.
                                          Hỏi trang dẹp loạn rày đâu  
vắng,
                                         N ỡ để dân đen mắc nạn  
này?” 
                                                                                          ( Nguyễn Đình Chiểu )
     VD2 : Tìm hiểu tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong những ngày  
đầu chống quân Pháp xâm lược

            * Giải pháp cũ :
­ Học sinh có thể trả lời theo hiểu biết của mình là nhân dân ta đấu tranh kiên  
cường, bất khuất,… (trả lời theo cách hiểu rập khuôn, khẩu hiệu)
           * Giải pháp mới :

7


Phụ lục I­b

     ­ Giáo viên cung cấp cho học sinh một đoạn trích trong bài  “ Văn tế nghĩa  
sĩ Cần Giuộc” 
Nhớ linh xưa : 
   Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. 
     Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ  biết ruộng trâu,  ở  
trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập  
khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
   Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời  
hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông  
ghét cỏ.
     Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem  ống  
khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
    Một mối xa thư  đồ  sộ, há để  ai chém rắn đuổi hươu; hai vòng nhật  
nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
   Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn  
ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
                                          (Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giộc ­Nguyễn  
Đình Chiểu )
? Em có nhận xét gì về tinh thàn đấu tranh của nhân dân ta trong những  
ngày đầu thực dân Pháp xâm lược?

                   Học sinh thấy được lòng căm thù quân xâm lược, thái độ  căm ghét  
trước hành động bán nước của triều đình phong kiến nhà Nguyễn và tinh thần  
kháng chiến của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống kẻ  thù xâm  
lược không màn đến bổng lộc, bất chấp lệnh tổng bãi binh của triều đình 
phong kiến.
          3.2: Tích hợp môn Địa lí  vào giảng dạy lịch sử  
       Không chỉ  sử  dụng tài liệu văn học hay trong lĩnh vực nghệ  thuật, 

8


Phụ lục I­b

việc vận dụng liên môn với các lĩnh vực khoa học khác cũng đóng vai trò quan 
trọng. Trong đó không thể  không kể  đến lĩnh vực địa lý. Việc xác định điều 
kiện tự  nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan 
trọng đối với lịch sử của khu vực đó. 
    Ví dụ khi dạy bài : “Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” 
    Nội dung tìm hiểu :  Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu  
tiên ?
            * Giải pháp cũ : Giáo viên sẽ cho học sinh khai thác từ sách giáo khoa 
và nêu lí do Pháp xâm lược nước ta . Tuy nhiên giải pháp này  không rèn kĩ  
năng phân tích, đánh giá, nhận xét vị trí địa lý để giúp học sinh  khắc sâu được 
kiến thức về nguyên nhân Pháp xâm lược
          *  Giải pháp mới :
      ­ Giáo viên cho học sinh khai thác bản đồ các nước Đông Nam Á và 
bản đồ Việt Nam để xác định và nêu được tầm quan trọng của vị trí trí địa lí 
nước ta, vị trí của Đà Nẵng     
+ Có nhiều cảng nước sâu, thuận lợi cho tàu chiến Pháp neo đậu
+ Cách kinh thành Huế 100km về hướng Bắc, gần Huế nên sẽ thực hiện 

được kế  hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp,nhanh chóng   buộc triều 
đình nhà Nguyễn đầu hàng    
+ Có đồng bằng Nam ­ Ngãi rộng lớn,…
=> Là những điều kiện thuận lợi để  Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn  
công đầu tiên khi xâm lược nước ta.
? Tại sau sau thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Đà  
Nẵng, Pháp kéo quân vào Gia Định ? 
­ Tiếp tục khai thác bản đồ  cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống 
thực dân Pháp xâm lược (1858­1885) để  thấy được Gia Định là điểm quan 
trọng thứ hai thực dân Pháp muốn tấn công sau khi thất bại ở Đà Nẵng. Vì : 

9


Phụ lục I­b

          + Gia Định xa Trung Quốc tránh được sự  can 
thiệp
 
của
 
nhà
 
Thanh.
          + Xa kinh thành Huế tránh sự tiếp viện không kịp thời của triều đình 
Huế.
          + Chiếm các cảng biển quan trọng ở miền Nam trước khi Anh tiến vào. 
Từ Gia Định có thể dò đường lên chiếm Cao Miên và Trung Quốc 
   + Là vùng trọng điểm ở Nam Kì, có đồng bằng Nam Bộ rộng lớn – là  
vựa lúa của triều đình nhà Nguyễn, chiếm được nơi này sẽ  cắt được nguồn  

lương thực quan trọng của triều đình Huế
Hoặc khi dạy  Bài 10.  Nhà Lý đ
 
ẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước  
( LS Lớp 7) phần 1. Nhà Lý thành Lập: tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhà 
Lý dời đô về Đại La, 
* Phương pháp cũ: Gv cho HS khai thác kiến thức SGK để trả lời
* Phương pháp mới:
­ Giáo viên sử dụng lược đồ  nước Đại Việt thời Lý để  hỏi học sinh  : 
Tại sao nhà Lý dời Đô về Đại La ? 
Học sinh quan sát lược đồ, xác định và so sánh vị trí Đại La và Hoa Lư 
và nêu được 
+ Về vị trí địa lý: ở nơi trung tâm đất nước , đất rộng mà bằng phẳng,  
cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. 
+ Về  vị  trí chính trị  văn hóa: Là đầu mối giao lưu “chốn tụ  hội của 
bốn phương trời”, là mảnh đất hung thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú 
tốt tươi”.
Sau đó kết hợp với môn Ngữ văn, giáo viên khẳng định  Dời đô từ vùng 
núi Hoa Lư  ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ  triều đình nhà Lý đủ  sức  
chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế  và lực của dân tộc Đại Việt đủ  sức  
sánh ngang hàng phương Bắc. định đô  ở  Thăng Long là thực hiện nguyện 
10


Phụ lục I­b

vọng của nhân dân thu giang sơn về  một mối, nguyện vọng xây dựng đất 
nước độc lập, tự cường.
* Khi dạy bài Các quốc gia cổ đại phương Tây( LS Lớp 6)
             Hỏi : Nêu những diều kiện tự nhiên có sự tác động mạnh mẽ 

đến sự hình thành và phát triển các quốc gia cổ đại phương Tây ?( HS 
dựa vào lược đồ trình bày): 
                 Vị trí của bán đảo Ban­căng và I­ta­Li­a có những thuận lợi và khó 
khăn
* Thuận lợi: có nhiều hải cảng tốt thuận lợi cho việc buôn bán
* Khó khăn : ít đồng bằng, đất đồi khô cứng → công cụ sắt ra đời
đã hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Tây gắn liền với nền sản xuất  
thủ công nghiệp và thương nghiệp nhất là ngoại thương.
         3.3: Tích hợp môn Âm nhạc vào giảng dạy lịch sử  
Âm nhạc giúp truyền tải cảm xúc và giúp giáo dục lòng yêu nước tự hào dân 
tộc
*  Khi dạy Bài 22 Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền TK 
XVI­ XVIII( Lịch sử  Lớp 7), phần II.2 Chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự  chia 
cắt Đàng Trong đàng ngoài
+ Nói về  hậu quả  của chiến tranh là sự  chia cắt đất nước , giáo viên 
liên hệ  Việt Nam sau năm 1954, nước ta bị  chia cắt làm hai miền, lấy vĩ 
tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương làm ranh giới. Sau đó cho học sinh  
nghe một   đoạn trong bài  hát  “Câu  hò  bên bến Hiền  Lương”  của nhạc sĩ 
Hoàng Hiệp và hỏi: “ Em có suy nghĩ gì khi được sống và học tập trong 1 đất 
nước độc lập, tự  do?”. Từ  đó giúp giáo dục học sinh ý thức chống chiến 
tranh,chống sự chia cắt, và thêm quý trọng cuộc sống tự do ở hiện tại

11


Phụ lục I­b

* Khi dạy bài  Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm 
Lược kết thúc ( 1953 – 1954) giáo viên cho học sinh nghe một đoạn trong bài 
hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân   để  giáo dục  lòng quyết tâm vượt 

qua khó khăn + sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ Điện Biên Phủ
* Khi dạy  Bài 28 : Sự  phát triển của văn hóa dân tộc TK XVIII­ nữa  
đầu TK XIX , Lịch sử  lớp 7, phần 2. Nghệ thuật hát quan họ, giáo viên cho 
học sinh nghe 1 đoạn hát Quan họ  để  giúp học sinh cảm nhận về  làn điệu  
quan họ và có hiểu biết thêm về Hội Lim  Bắc Ninh ­> quê hương Quan họ­ di 
sản thế giới + Hội Lim (13 Tháng giêng al)
     Những bài hát cách mạng hùng tráng góp phần quan trọng trong việc  
tạo dựng thời kì lịch sử  hào hùng của dân tộc, thông qua những câu hát ru 
chúng ta có thể  thấy được lòng yêu nước, ý chí căm thù quân xâm lược của 
nhân dân ta muốn truyền đạt lại cho con cháu đời sau noi theo. Ví dụ để khắc 
ghi lại hình  ảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta tại Đà Nẵng, ngày nay 
người dân nơi đây vẫn còn lưu truyền lại câu hát ru:
             “ Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
     Sóng gầm Non Nước, mưa sa Vũng Thùng”
                                                              ( Hát ru )
             Để  tưởng nhớ  lại thời gian và địa điểm nơi Bác Hồ  ra đi tìm 
đường cứu nước, khi dạy đến bài: “ Phong trào yêu nước chống Pháp đầu  
TK XX đến năm 1918” ( T.T ), giáo viên giới thiệu cho học sinh bài hát “Dấu  
chân phía trước” của tác giả Phạm Minh Tuấn để học sinh ghi nhớ một cách 
dễ dàng nhất sự kiện lịch sử quan trọng này.
              Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử  dụng kiến thức liên môn ở 
nhiều lĩnh vực khoa học khác như  toán học, vật lí, sinh học,...và nghệ  thuật  
để làm cho bài giảng sinh động hơn tạo được sự hứng thú của học sinh trong 
việc học tập bộ môn lịch sử của mình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử 

12


Phụ lục I­b


dụng kiến thức dạy học liên môn cho nhiều bài ở  nhiều khối lớp khác trong 
chương trình lịch sử phổ thông.
        3.4: Tích hợp môn Giáo dục công dân vào giảng dạy lịch sử  
               Các phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà học sinh đã được học trong  
chương trình môn học giáo dục công dân lớp 6,7 và học kỳ  I năm lớp 8 cũng 
góp phần to lớn vào việc giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, lòng tự hào dân 
tộc, tinh thần lao động tự giác sáng tạo, hun đúc nên tinh thần yêu nước và ý 
thức trách nhiệm của người học sinh trong việc rèn Đức luyện Tài để sau này  
trở thành người công dân có ích.
Ví dụ1 : Sau khi hướng dân học sinh tìm hiểu xong “ Những thành tựu chủ 
yếu về  kĩ thuật” , bài 8: sự  phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ 
thuật TK XVIII­ XIX, giáo viên đặt câu hỏi: ? Sự ra đời của các thành tựu kĩ  
thuật nói trên thể hiện điều gì? ( tinh thần lao động tự giác sáng tạo, sự tiến  
bộ  của nhân loại ..). Sau đó tích hợp bài 11 môn giáo dục công dân 8: Lao 
động tự  giác sáng tạo, liên hệ  bản thân học sinh: nêu những biểu hiện lao 
động tự  giác sáng tạo của bản thân? (Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
không đợi ai đôn đốc, nhắc nhở.Suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao 
động
Phát   hiện   cái   mới,   hiện   đại   các   quy   trình   trong   lao   động.
Tích cực tham gia hội thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, khoa học kĩ 
thuật dành cho học sinh trung học..)
    Ví dụ  2: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về  Các Mác và Ăng­ghen, giáo 
viên yêu cầu học sinh kể chuyện sưu tầm về tình bạn của Các Mác và Ăng­
ghen, và tích hợp nội dung bài 6, môn GDCD 8: Xây dựng tình bạn trong sáng  
lành mạnh
* Em có nhận xét gì về  tình bạn giữa Mác và Ăng – ghen? Tình bạn đó dựa  
trên cơ sở nào?
­ Tình bạn giữa Mác và Ăng ghen thể  hiện sự  quan tâm giúp đỡ  nhau, thông 
13



Phụ lục I­b

cảm sâu sắc với nhau. Đó là tình bạn vĩ đại và cảm thông nhất.
­ Tình bạn  đó  dựa trên cơ  sở:đồng cảm sâu sắc,có  chung xu hướng hoat 
động,có chung lí tưởng. Chính nhờ  sự  giúp đỡ  về  mặt vật chất và tinh thần 
của Ăng ghen, Mác  đã yên tâm hoàn thành bộ Tư bản nổi tiếng của mình.
* Sau đó giáo dục học sinh: “Em sẽ làm những gì để xây dựng tình bạn trong 
sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường ?”
Như vậy, với việc sử dụng phương pháp tích hợp trên, việc liên hệ  giáo dục  
học sinh sẽ rất nhẹ nhàng, không gựợng ép, mặt khác còn giúp học sinh thấy 
được mối liên hệ giữa các bộ môn
C. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
         Việc dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến  
thức một cách nhẹ nhàng, dễ dàng ghi nhớ các sự  kiện lịch sử. Việc làm này 
không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp  
khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong  
hoạt động học tập, giải quyết tốt các vấn đề  thực tiễn đặt ra trong bài học 
với những cách thức cực kì thông minh và vô cùng hiệu quả.
           

Qua bài học không những bổ  sung cho học sinh kiến thức được 

học từ bộ môn Lịch sử mà học sinh còn có thể tiếp thu thêm kiến thức từ các 
môn học khác như Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc... Qua đó còn giúp hình thành cho  
học sinh kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học của các môn học 
khác, cũng như  những hiểu biết về  xã hội khác để  giải quyết cho vấn đề 
thực tiễn trong học tập bộ môn Lịch sử, từ đó giúp học sinh khắc sâu các kiến  
thức đã học. Qua bài học còn giúp học sinh phát triển được năng lực tư  duy 
sáng tạo, lựa chọn các kiến thức đã học để  giải quyết các vấn đề  thực tiễn 

có liên quan,...
          Hiệu quả  tác động giải pháp mới trong các năm học 2015­2016, 
2016­2017 và qua hai kì thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp cấp huyện

14


Phụ lục I­b

Năm

Giỏi
15.5%

Khá
30.7%

Trung 

Yếu

bình
53.3%

0.5%

Chất 
lượng 
mũi nhọn
­  Không 

có   học 

2015­2016

sinh   tham 
gia   bồi 

2016­2017

40.6%

38.4%

21.0%

0

dưỡng
Đạt   1 
giải   Nhì, 
1 giài Ba, 
1 giải KK 
cấp 
huyện

           
             Phân tích kết quả: 
Sau khi thực hiện giải pháp mới, tôi nhận thấy:

    ­ Bằng các cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh từ 

kiểm tra bài cũ, một số  nội dung kiến thức được đưa vào kiểm tra 1 tiết,  
thậm chí kiểm tra học kì đều thu được những kết quả hết sức khả quan.
    ­ Đa số học sinh của lớp nắm được các nội dung kiến thức của các bài học, 
khắc sâu và nhớ  lâu được kiến thức đã học, qua đó giáo dục được học sinh 
lòng biết ơn cũng như ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc nổ lực rèn 
Đức luyện Tài để trở thành người có ích cho dân tộc, cho đất nước.
    ­ Đặc biệt về sau học sinh đã hình thành được cho bản thân kĩ năng ghi nhớ 
sự kiện lịch sử từ việc liên môn các môn học và mạnh dạn hơn trong việc sử 
dụng các môn học liên quan để  giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra  

15


Phụ lục I­b

trong quá trình nghiên cứu tất cả các môn học còn lại để đạt kết quả tốt nhất  
trong học tập. 
      ­ Các em đã biết vận dụng kiến thức liên môn một cách linh hoạt  
trong việc giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học nhằm đạt được kết 
quả cao nhất.
D. Khả năng áp dụng của giải pháp 
     ­ Giải pháp có khả năng áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy bộ môn Lịch sử 
ở tất cả các khối 6,7,8 và 9. Với các dạng bài tường thuật lại diễn biến của  
một trận đánh trong lịch sử dân tộc, nhấn mạnh tầm quan trọng về vị trí địa lí 
của các căn cứ kháng chiến cũng như ca ngợi tinh thần yêu nước của các anh  
hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu nhuộm thắm cho màu cờ Tổ quốc thân yêu.
      ­ Đồng thời có thể  áp dụng rộng rãi 
trong công tác giảng dạy cho tất cả các môn học ở trường phổ thông
E. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp

      Qua việc hướng dẫn học sinh “giải pháp vận dụng phương pháp dạy học  
tích hợp trong giảng dạy phần lịch sử Việt Nam”.
 Trong quá trình giảng dạy, đã thực sự đem lại hiệu quả rất cao. Các giờ 
học môn lịch sử  trở  nên linh hoạt, ít gò bó tạo tâm lí thoải mái, nhẹ  nhàng.  
Kết quả  học tập của học sinh được nâng lên một bước. Khả  năng lĩnh hội  
kiến thức của các em rộng rãi và toàn diện, không xơ  cứng mà trở  nên mềm  
mại, mang tính  ứng dụng cao và dần dần các em yêu thích hơn bộ  môn lịch 
sử. Tôi hy vọng rằng với các biện pháp trên sẽ góp phần  nâng cao chất lượng 
học tập cho các em. 
F. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến. 
Số 
TT

Họ và tên

Năm 
sinh

Nơi công 
tác

Chứ

danh

Trình 
độ 
chuyên 

Nội dung công 

việc hỗ trợ

16


Phụ lục I­b

01

Nguyễn Thị 
Ngọc Bích

1976

02

Phạm Thị 
Hồng Lam

1978

03 

Lê Minh 
Nguyệt

1978

04


Nguyễn Phạm  1981
Thị Đan Thanh

THCS Thị 
trấn Mỏ 
Cày
THCS Thị 
trấn Mỏ 
Cày
THCS Thị 
trấn Mỏ 
Cày
THCS Thị 
trấn Mỏ 
Cày

Giáo 
viên
Giáo 
viên
Giáo 
viên
Giáo 
viên

môn
Đại học 
Sư 
phạm
Đại học 

Sư 
phạm
Đại học 
Sư 
phạm
Đại học 
Sư 
phạm

Cùng vận dụng 
sáng kiến 
Cùng vận dụng 
sáng kiến
Cùng vận dụng 
sáng kiến
Cùng vận dụng 
sáng kiến

G. Tài liệu kèm theo gồm: 
          ­ Tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Dạy học tích hợp ở 
trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
­ Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Module 14 THCS về Xây dựng kế 
hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
   Thị Trấn,  ngày 2 tháng 1 năm 2018

17




×