Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.82 KB, 16 trang )

CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Quá trình khai thác và nghiền sàng đá của ở khu mỏ Kiện Khê - Phủ Lý
đã gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái các thành phần môi trường
khu vực, đặc biệt là môi trường không khí, đất, sinh thái cảnh quan và kinh tế
xã hội.
Trong quá trình sản xuất, những khu vực máy đậ hàm, không để tồn
đọng chất thải trên khu khai thác. Tuy nhiên việc tiến hành các biện pháp bảo
vệ môi trường chưa mang tính tích cực và triệt để nên hiệu quả rất thấp.
Nhằm từng bước giảm thiểu tác động môi trường để phát triển sản xuất
bền vững, trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp sau:
4.1. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
4.1.1. PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Như đã trình bày ở trong các phần trên trong khu vực nghiên cứu có
nhiều tổ chức doanh nghiệp và tư nhân cùng tham gia khai thác và sản xuất
đá. Sắp tới, khi nhà máy xi măng Bút Sơn đi vào hoạt động thì đây sẽ trở thành
khu công nghiệp VLXD lớn của tỉnh Hà Nam và khu vực.
Do có nhiều đơn vị cùng hoạt động trên cùng một khu mỏ nên việc khắc
phục và khống chế ô nhiễm phải có sự kết hợp đồng bộ của tất cả các đơn vị
mới có thể đạt hiệu quả. Những biện pháp chung như sau:
1. Ô nhiễm bụi ở khu vực khai trương
Trong khu vực mỏ có 6 công trường khai thác của các đơn vị là Xi nghiệp
Đá Phủ Lý (LHĐSVN) xí nghiệp sản xuất VLXD (huyện Thanh Liêm), Công ty
liên doanh Việt Úc và xí nghiệp XL SXKD VLXD (Công ty xây dựng sông đà 8 )
các cơ sở tư nhân phân bổ ở khu vực Núi Bùi và Thung Mơ. Các đơn vị phải
phối hợp với nhau để thực hiện việc giảm thiệu ô nhiễm bụi và an toàn nổ mìn.
2. Biện pháp khống chế ô nhiễm bụi từ các khu vực sản xuất
Trong khu vực có 3 trạm nghiền đá của xí nghiệp Đá Phủ Lý (LHĐSVN) xí
nghiệp XL SXKD VLXD (Công ty Xây dựng sông Đà 8) và Công ty đá Kiện Khê
(sở XD Hà Nam) và có khoảng 100 máy nghiền đá mini của tư nhân. Tất cả các
cơ sở này cần phối hợp với nhau và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tác


động của bụi phát tán từ các máy nghiền sàng đá ở khu vực này (giải pháp cụ
thể nêu ở mục 4.2.)
3. Giảm thiểu ô nhiễm bụi giao thông.
Phối hợp các Công ty với các nhà máy xi măng Hà Nam và Nhà ma ỹi
măng Bút Sơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm bụi giao thông trên QL 21A dài
khoảng 2Km, từ cầu Độ xá Quakhu La mát kiện khê đến cuối thị trấn Kiện Khê
(phương án cụ thể sẽ được trình bày ở mục 4.2.)
4.1.2. PHỐI HỢP VỚI ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ TỔ
CHỨC KHAI THÁC.
1. Ổn định tình hình khai thác, sản xuất và kinh doanh đá trong khu vực
Hiện nay, ở khu vực Thịnh Châu - Kiện Khê - Đồng Ao có tới hàng trăm
hộ tư nhân khai thác và sản xuất đá. Lực lượng này là nguyên nhân chính gây
ra sự lộn xộn trong khai thác và kinh doanh đá và các vấn đề môi trường trong
khu vực ,do khai thác thủ công không có kỹ thuật, gây thât thoát lớn về tài
nguyên đá vôi, gây thất thu ngân sách và góp phần gây ô nhiễm môi trường, tai
nạn lao động.
Các xí nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương thị trấn Kiện
Khê, xã Châu Sơn và 2 huyện Thanh Liêm, Kim Bảng thực hiện các giải phgáp
nhằm lập lại trật tư trong khai thác, sản xuất kinh doanh đá ở khu vực này:
- Đối với việc khai thác và sản xuất đá của nhân dân địa phương:
+ Phân định rõ khu vực khai t hác của các doanh nghiệp Nhà nước và
của doanh nghiệp địa phương.
+ Địa phương đưa dân khai thác tự do vào các tổ hợp hoặc các đơn vị
tập thể dưới sự quản lý của chính quyền.
+ Các tổ hợp này phải tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác
khóang sản quản lý đất đai, bảo vệ môi trường,. Như đối với các doanh nghiệp
Nhà nước.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương trong kỹ thuật khai
thác, xay nghiền đá, bao tiêu sản phẩm và các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Đối với quy hoạch khu dân cư:

Khu vực Thịnh Châu - La Mát nhìn chung dân cư còn thưa thớt, nhiều
gia đình làm nghề khai thác và dịch vụ mỏ. Do dân số ngày càng tăng dần đến
phải quy hoạch thêm các cụm dân cư. Tuy nhiên không nên để khu dân cư lấn
vào khu vực công nghiệp đang bị ô nhiễm nặng.
4.2. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
4.2.1. CÁC GIẢI PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG ĐOẠN KHAI
THÁC ĐÁ
Mỏ đá có 2 khu khai thác lớn. Khu 1 ở Núi Bùi và khu 2 ở Thung Mơ. Để
hạn chế tác động môi trường của quá trình khai thác đá trên các khai trường,
các xí nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau đây:
1. Thực hiện đúng kỹ thuật trong khoan nổ mìn, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất và an toàn lao động ở các khai trường.
- Chọn thuốc nổ hợp lý, nổ mìn om hoặc nổ định hướng để hạn chế chế
đá văng.
- Nổ mìn chỉ được giao cho các công nhân đã qua đào tạo, được cấp
chứng chỉ và phải kiểm tra lại tay nghề định kỳ.
- Tổ chức nổ mìn theo lịch cố định.
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ kiểm tra vành đai an toàn nổ mìn để
đảm bảo an toàn cho người và gia súc.
2. Tiến hành khai thác theo đúng thiết kế kỹ thuật
- Phá đá bằng khoan nổ mìn.
- Khai thác cắt tầng tạo moong khai thác lớn từ trên xuống.
- Bốc xúc đá bằng cơ giới hoặc thủ công.
- Vận chuyển đá đến trạm nghiền bằng ô tô chuyên dùng:
- Nâng cao tỷ lệ khai thác, bốc xúc bằng cơ giới nhằm giảm nhẹ lao động
thủ công nặng nhọc của công nhân.
4.2.2. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM BỤI CỦA CÁC TRẠM NGHIỀN SÀNG ĐÁ
1. Thay đổi vị trí trạm nghiền của xí nghiệp đá Phủ Lý
Đối với trạm nghiền sàng đá Tân Lâm của xí nghiệp đá Phủ Lý hiện nay
nằm trên diện tích khai thác cũ ở Nam núi Bùi. Vị trí lắp đặt này đã tạo nên

những bất lợi trong việc bảo vệ môi trường. Về mùa hè, khi có hướng gió chủ
đạo là Đông - Nam hoặc ĐN - TB thì toàn bộ bụi từ trạm nghiền sàng gây ô
nhiễm đường quốc lộ 21A và thổi sang khu vực khai thác của Công ty đá vôi
Kiện Khê (sở xây dựng). Ngược lại, về mùa đông, hướng gió chính là ĐB - TN
hoặc TB - ĐN, thì bụi từ trạm nghiền sàng đá sẽ thổi hắt về phía QL 21A gây ô
nhiễm cho trạm nghiền sàng của xí nghiệp XL SXKD VLXD và xa hơn về phía
Nam là Thôn La Mát - Kiện Khê. Do đó nếu di dời vị trí cùa trạm nghiền sàng
đá Tân Lâm để đáp ứng các yêu cầu gần khu dân cư.
2. Áp dụng các bịên pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi ở khu vực gia
công đá:
+ Cải tạo và hoàn thiện hệ thống tưới ẩm theo hướng tăng lượng nước
tưới và tăng vị trí tưới ẩm đối với tất cả các trạm nghiền trong khu vực.
+ Vị trí cần tưới ẩm bao gồm: Đập hàm, sàng, nghiền trung gian, nghiền
côn, sàng phân cấp, các đầu rót sản phẩm. Ở khu vực tư nhân cần có biện pháp
chắn và tưới ẩm sự phát tán bụi ra khu vực xung quanh.
+ Hệ thống ống dẫn nước thiết kế bằng ống nhựa hoặc cao su. Các đầu
tưới sẽ gắn thêm vòi sen để tạo thành tia nước tạo thành tia nước tạo độ ẩm
đều, không làm ướt sũng đá.
+ Tăng dung tích bình chứa nước trung gian ở các dây chuyền nghiền
sàng.
+ Tăng áp suất của bình chứa nước bằng cách đưa bình lên cao,nhằm
tạo đủ áp suất cho c c tia nước chảy đều xuống các vị trí tưới ẩm.
+ Các cơ sở thay thế hệ thống tưới ẩm hiện nay bằng hệ thống tưới ẩm
phun sương cao áp nhằm đảm bảo khả năng khống chế ô nhiễm triệt để hơn
mà không làm ướt sản phẩm đá các loại.
3. Cải tạo mặt bằg các khai trường nhằm sử dụng tiết kiệm tài
nguyên và đất đai.
+ Khai thác gọn đá trên các khai trường để tránh lãng phí tài nguyên và
giải phóng mặt bằng.
Các xí nghiệp tiến hành bàn giao diện tích đất đã khai thác xong cho địa

phương sử dụng vào mục đích khác.
Phần phía Tây Núi Bùi, nơi tập trung lực lượng khai thác của địa
phương, cân quy định nhân dân khai thác đúng kỹ thuật (cắt tầng, nổ mìn,
phun nước chống bụi). Để giảm tai nạn lao động và giảm bụi.
4.2.3. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM BỤI GIAO THÔNG
việc khống chế ô nhiễm bụi giao thông do vận chuyển đất đá phải có sự
phối hợp giưã các đơn vị và với chính quyền địa phương để đạt tới những
thống nhất sau:
Trạm bơm
ống dẫn nước Trạm phun nước Đường giao thông
Hồ Núi Bùi
+ Thống nhất phương án kỹ thuật giảm thiểu bụi giao thông
+ Phương án phối hợp và phân công trách nhiệm giữa các bên.
+ Biện pháp tổ chức thực hiện.
* Phương án giảm thiểu bụi giao thông trong khu vực.
+ Phân công trách nhiệm cho các cơ sở dùng xe phun nước thường xuyên
trên các đoạn đường giao thông trong mỏ (1 tiếng 1 lần).
+ Khi có điều kiện, xây dựng hệ thống đường ống dẫn dài 2,5km từ trạm
bơn ở hồ nước từ chân núi Bùi (cạnh khu khai thác tự do của dân ở Tây Núi
Bùi) đến trạm xăng dầu K125 và các vòi phun dọc đường ống
( hình 4 - 1)
Hệ thống tưới ẩm hoạt động định kỳ 1 tiếng một lần.
Kinh phí để xây dựng trạm bơm và hệ thống đường ống do các đơn vị
tham gia hoạt động khai thác khoáng sản trong khu vực cùng đóng góp.
Kinh phí bơm nước để tưới ẩm thường xuyên có thể trích từ phí thu qua
trạm thu phí xe vận tải ra vào mỏ.
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên tắc hệ thống tưới ẩm đường giao thông
* Phương án giảm thiểu bụi giao thông

×