Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.71 KB, 38 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
     Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không  
chỉ  về  trí tuệ  mà còn cả  về  tư  tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây 
dựng con người phát triển về "Đức ­ Trí ­ Thể ­ Mĩ" ở những mức độ khác nhau. 
Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ  ca để  càng yêu  
quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua Lịch sử   ở  trường trung học 
phổ  thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ  bản, cần thiết   về 
lịch sử  dân tộc và lịch sử  thế giới, góp phần hình thành ở  học sinh thế  giới quan 
khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách 
mạng, bồi dưỡng các năng lực tư  duy, hành động và thái độ   ứng xử  đúng đắn 
trong cuộc sống xã hội. Bởi “ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử 
có những yếu tố nghệ thuật”.
       Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, 
nhưng hiện nay,  việc dạy và học lịch sử  trong nhà trường phổ  thông hiện còn 
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự kiện  
nên chưa tạo được hứng thú học lịch sử  đối với học sinh   và một thực tế  đáng 
buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp  
thu kiến thức một cách hời hợt,  rời rạc, nông cạn về  kiến thức lịch sử, không 
nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về 
kiến thức liên môn… Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá 
nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử  là một môn học nghiên cứu về  quá khứ  mà quá  
khứ  là cái đã qua không thể  thay đổi nên chỉ  học cho qua chứ  không có gì vận 
dụng vào thực tế. 


   Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ  bản không phải do bản 
thân môn Lịch sử  mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa 
đáp  ứng được 2 yêu cầu môn học đề  ra. Giáo viên dạy Lịch sử  chưa phát huy 


được thế  mạnh của bộ  môn, chưa chỉ  ra cho các em nhận thức được đây là bộ 
môn khoa học, cần phải só sự  học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa 
thực hiện được không khí của lịch sử  trong giờ học nên để  học sinh rơi vào tình 
trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí 
học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề. 
    Dạy học theo theo chủ đề  tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng 
trong dạy học học nói chung và dạy học lịch sử  nói riêng. Đây được coi là một 
quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời 
nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học lịch sử nhận  
thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên  
hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn 
rời rạc trong kiến thức.
   Dạy học liên môn trong môn lịch sử  là hình thức liên kết những kiến thức với 
môn lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân......để học sinh tiếp  
thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử  vào cuộc sống và ngược lại từ 
cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử. 
    Từ  những lí do trên, tôi chọn giải pháp "Tích hợp kiến thức liên môn nhằm 
nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử   ở  trường TH PT" để  nhằm trao đổi với 
đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để  giải quyết một vấn đề  lịch  
sử cụ thể. Nhằm giúp giáo viên lịch sử có thể áp dụng vào giảng dạy môn lịch sử 
một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ  môn lịch sử  trong  
chương trình lịch sử cấp THPT.
2. Tên sáng kiến: "Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
học Lịch sử ở trường THPT"


3. Tác giả sáng kiến:
­ Họ và tên: Nguyễn Thị Tuấn
­ Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
­ Số điện thoại: 0354337379

­ Email: 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
­ Nguyễn Thị Tuấn, giáo viên Lịch sử Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh 
Tường – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu phương pháp tích hợp kiến thức liên 
môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2017 ­  
2018
7. Mô tả về bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
   ­ Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói  
chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện  
đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo  
dục. 
   ­ Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn 
học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là 
con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ  với nhau “Từ 
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong 
việc xây dựng chương 3 trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết  
hệ  thống, nó chỉ  trạng thái liên kết các phần tử  riêng rẽ  thành cái toàn thể, cũng 
như quá trình dẫn đến trạng thái này” 
     Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng  
dạy trong các trường phổ  thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, 
giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy  


việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó 
khăn lúng túng
     Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết  
về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. 

Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử  trong nhà trường phổ  thông  
hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử  rất khô khan với  
nhiều sự  kiện lịch sử  nặng về  chiến tranh cách mạng, ít đề  cập về  lịch sử  văn 
hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học…nên chưa tạo được sự hứng 
thú học sử  đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm  
được mối quan hệ  hữu cơ  giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về 
kiến thức liên môn. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện t ại và 
tương lai đặt cho giáo viên lịch sử  nhiệm vụ: Làm thế  nào nâng cao chất lượng  
dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học lịch sử cho học sinh. Để hoàn thành 
nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử không chỉ có kiến thức vững vàng về 
bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý,  
văn học, nghệ thuật, khoa học…để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú  
và hấp dẫn thêm bài giảng.
     Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp 
trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
   Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong  
việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức  
trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu  
hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ  của dân tộc, của thế  giới. Để  tạo 
nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức  liên 
môn vào giảng dạy lịch sử  là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở 
nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. 


    Lịch Sử, Ngữ  văn, Địa lí, GDCD... có liên hệ  với nhau, kiến thức môn này sẽ 
hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ  đó 
học sinh có thể  nhận thức một cách rõ ràng, như  khi học tác phẩm Tắt Đèn của 
Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu  dịch mà nhân dân phải 
gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc 
biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc  

cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ  sống, mà ta 
nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục,  
những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc. Và cũng 
khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân  
ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược hơn những lời thơ  của  
Nguyễn Trãi: 
                Đánh một trận sạch không kình ngạc, 
                Đánh hai trận tan tác chim muông 
                Cơn gió to trút sạch lá khô 
               Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ 
                                         (Bình Ngô đại cáo­ Nguyễn Trãi)
     Cũng bằng phương pháp trên ta áp dụng khi dạy về "Cuộc kháng chiến chống 
Tống thời Lý" (bài 19 ­ lịch sử 10)
    Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta đã bị  đánh tan trên trận tuyến  
sông như Nguyệt. Học đến đây giáo viên tích hợp kiến thức môn Địa lý, sử dụng 
bản đồ để học sinh hình dung được địa hình và vị trí của sông Như Nguyệt (Bắc 
Ninh). 


Ngoài ra, giáo viên có thể  sử  dụng thêm thơ  ca  bài “Thơ  thần”  mà  Lý Thường 
Kiệt cho người đọc bên đền Trương Hống, Trương Hát với tư cách là nghệ thuật  
chiến tranh tâm lí của Lý Thường Kiệt:
           “Sông núi nước Nam vua Nam ở 
            Rành rành định phận ở sách trời 
            Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
           Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” 
   Bài thơ  như  một lời hiệu triệu, nức lòng toàn quân, toàn dân, khiến cho tinh  
thần, ý chí quyết tâm của quân dân ta ngày càng tăng. Đồng thời cũng là lời cảnh 
cáo đanh thép với kẻ  thù về  những hành động sai trái của chúng, khiến kẻ  thù  
khiếp vía.

  Hoặc khi dạy phần "Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi 
nghĩa Lam Sơn" (bài 19 ­ lịch sử  10). Khi giảng diễn biến trận Chi Lăng –Xương 
Giang, giáo viên có thể  trích dẫn các câu thơ  trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của 
Nguyễn Trãi:
         “… Ngày 18 trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế


         Ngày 20 trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu 
         Ngày 25 bá tước Lương Minh đại bại tử vong
         Ngày 28 Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn 
        … Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước…
        Bị ta chặn ở Lê Hoa quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vở mật…”
Giặc rơi vào thế cùng quẫn, HS có thể vận dụng kiến thức môn GDCD để nói về 
việc nghĩa quân đã "thể  đức hiếu sinh" cấp ngựa, thuyền cho chúng về  nước 
thông qua câu thơ:
          Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
          Lấy chí nhân để thay cường bạo...
Những câu thơ đã thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của quân ta “mở đường hiếu 
sinh”  cho giặc. Việc làm đó vừa khiến cho giặc nể phục, coi trọng ta mà cũng 
không dám sang xâm lược nước ta nữa. Mùa xuân năm 1428, khởi nghĩa thắng lợi, 
Nguyễn Trãi viết “Cáo bình Ngô” khẳng định:
          “Xã tắc từ đây bền vững
            Giang sơn từ đây đổi mới”
  Trong trận Ngọc Hồi ­ Đống Đa (bài 23 ­ lịch sử 10 ­ cơ bản), giáo viên tích hợp 
môn Địa lý để trình bày về diễn biến


   Lược đồ trận Ngọc Hồi ­ Đống Đa
Đồng thời tích hợp kiến thức môn Ngữ văn để nói về hình ảnh người anh hùng áo 
vải Tây Sơn với ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ nền độc lập dân tộc 

         “Đánh cho để dài tóc
           Đánh cho để đen răng
           Đánh cho nó chích luân bất phẩn 
           Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn 
           Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
   Bên cạnh đó phần nào cũng vạch rõ bộ mặt phản dân bất tài của bè lũ Lê Chiêu  
Thống….Với thắng lợi lẫy lừng đó không thể  không nhắc đến công lao to lớn  
của Quang Trung ­ Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải mà chính vợ ông là công  
chúa Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của chồng mình như sau : 
         “Mà nay áo vải cờ đào 
          Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình” 
 Khi dạy bài 19:“Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ  
năm 1858 đến trước năm 1873) (Lịch sử lớp 11­ cơ bản) về tình hình Việt Nam 
giữa thế  kỷ  XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập  có chủ 


quyền,  kinh tế  có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ  những suy yếu.....Ở 
phần này giáo viên có thể sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, một số câu thơ để 
làm nổi bật sự khủng hoảng của chế độ phong kiến dưới triều Nguyễn  vào giữa 
thế kỉ XIX như:
“Vạn niên là Vạn niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân”
      Hay câu ca dao:
“Con ơi mẹ bảo con này cướp đem là giặc, cướp ngày là quan”
Hay những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Công Trứ:
“Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy”…
Hay những câu thơ:
“ Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo

Ai mà chịu rét thì trèo với thông”
 Khi giảng về  hành động của Pháp sau khi bị  thất thủ   ở  Đà Nẵng, Pháp tấn  
công vào Nam Kỳ  thì học sinh có thể  vận dụng kiến thức Địa Lí để  trả  lời câu 
hỏi Vì sao thực dân Pháp sau khi thất thủ ở Đà Nẵng lại tấn công Nam kỳ?   và để 
hiểu rõ hơn tâm trạng hốt hoảng, hoang mang khi triều đình đã không chủ  động 
đánh giặc khi thực dân Pháp tấn công của người dân  giáo viên có thể sử dụng bài 
thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Khi nhận xét về  thái độ  chống Pháp của triều đình và của nhân dân ta,  giáo 
viên  có   thể   sử   dụng   những   câu   thơ   trong   bài   thơ: “Văn   tế   Nghĩa   sĩ   Cần  
Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Cũng qua bài thơ này cho  học sinh hiểu rõ được 
tương quan so sánh lực lượng giữa ta và Pháp (từ quân số, sự thiện chiến, vũ khí 
trang bị…).


Dạy phần "Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" (lịch sử  lớp 12), giáo viên 
có thể  nhấn mạnh khí thế  bừng bừng như  thác đổ  của cuộc khởi nghĩa đang lan  
rộng khắp các địa phương trong toàn quốc bằng đoạn trích: 
   “ Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
     Nước non ơi hết thảy vùng lên 
     Bắc, Trung, Nam khắp ba miền 
    Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay…” 
Học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận  
xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mình 
đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ. Đồng thời còn giúp các em đánh giá  
đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử  ­ Là động 
lực chính đưa cách mạng đến thành công. 
Hay khi dạy bài 20 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm  
lược kết thúc” (Lịch sử  12), giáo viên dùng kiến thức môn Địa lý để xác định cho 
học sinh thấy vị trí địa lý của Điện Biên Phủ  là một thung lũng rộng lớn nằm  ở 
phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị  trí then chốt  ở  Đông  

Dương và Đông Nam Á sau đó trình bày diễn biến trên bản đồ. Sau khi khái quát 
về kết quả của chiến dịch  Điện Biên phủ, giáo viên có thể trích dẫn mấy câu thơ 
của Tố Hữu như sau: 
         “… 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
         Máu trộn bùn non 
        Gan không núng, chí không mòn…”. 
Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm 
hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, ta thấy 
rằng các em rất xúc động về  những hình  ảnh mà mình thu nhận được. Điều này 
có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của 


các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương 
đất nước trong nhận thức của các em.
 Khi nói về ý nghĩa “Chiến thắng của Điện Biên phủ” giáo viên trích câu thơ: 
         “Chín năm làm một Điện Biên 
          Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” 
Khi dạy bài 9: "Vương quốc Campuchia và vương Lào" (lịch sử  lớp 10 ­ cơ 
bản), giáo viên tích hợp môn Kiến trúc bằng cách cho học sinh xem các hình ảnh: 
Đền Ăng­co­vát (Căm pu chia), tháp Thạt Luổng (Lào)... để  học sinh thấy được 
trình độ  kiến trúc của con người thời phong kiến. Qua đó thấy được lịch sử  phát 
triển của các triều đại phong kiến thời đó.
Hoặc khi dạy bài 20:  "Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ 
X ­ XV" (lịch sử  lớp 10 ­ cơ  bản), giáo viên có thể  tích hợp kiến thức môn Mĩ 
thuật, kiến trúc, điêu khắc như  cho học sinh xem hình  ảnh chùa Một Cột, tháp  
chùa Phổ Minh (Nam Định), lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên (Hà  
Nội)....để  học sinh thấy được nghệ  thuật kiến trúc, điêu khắc của Đại Việt từ 
thế kỉ X ­ XV.



Chùa Một cột

Đôi rồng đá thềm trước Điện Kính Thiên


Bài 36:  "sự  hình thành và phát triển của phong trào công nhân" (lịch sử 
lớp 10­ cơ bản): giáo viên tích hợp môn GDCD bằng cách cho học sinh xem bức 
ảnh “ Lao động trẻ  em trong hầm mỏ  ở Anh”. Giáo viên đưa ra câu hỏi cho học 
sinh thảo luận: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Liên hệ với trẻ 
em ngày nay, công ước về quyền trẻ em… Từ đó thấy được tính ưu việt của chế 
độ  ta. Đồng thời liên hệ  ngay  ở  địa phương: Một số  trẻ  em chưa đến tuổi lao 
động cũng đã bỏ học đi làm và bị bóc lột sức lao động mà không biết.
Hay trong bài 22:  “ Xã hội Việt Nam trong cuộc  khai thác thuộc địa lần 
thứ  nhất của thực dân Pháp" (lịch sử  lớp 11­ cơ  bản), giáo viên cho học sinh 
xem các bức tranh “Nông dân, công nhân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc” Từ 
đó học sinh thấy rõ chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đối 
với nước ta. 
Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn cảnh 
tác phẩm đó ra đời như  thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ  thuật cũng như 
nội dung sâu sa mà tác giả  muốn gửi đến người đọc là gì. Ngược lại Văn học,  
Địa lý, GDCD, kiến trúc, Mĩ thuật... làm cho các sự  kiện, các kiến thức của lịch  
sử dễ dàng thấm vào tiềm thức của con người. Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối 
với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa 
học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu thế giới quan  
của nhiều phương án xây dựng sơ  đồ, vạch rõ những mối quan hệ  tương hỗ  mà 
một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối 
tượng mà chúng có quan hệ  là những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa 
học khác tính chính xác và tầm rộng của sự  khái quát, đồng thời Lịch Sử  có thể 
hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với 
các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”. 

­  Minh họa thiết kế giáo án tích hợp kiến thức liên môn vào một bài cụ thể


TIẾT 26 ­ BÀI 20
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV
(Lịch sử 10 ­  chương trình cơ bản)
I. Mục đích yêu cầu
1. Về kiến thức
Giúp người học hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc,  
thành tựu và đặc điểm của văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV
­ Gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta không ngừng 
nỗ  lực xây dựng một nền văn hóa dân tộc đặc sắc.  Ở  các thế  kỉ  X – XV, công 
cuộc xây dựng văn hóa diễn ra đều đặn, nhất quán.
­ Tích hợp kiến thức  về Nho giáo, Phật giáo, môn văn học, môn mĩ thuật để giúp 
học sinh  hiểu sâu sắc về những thành tự  văn  hóa mà nhân dân ta sáng tạo trong  
các thế  kỉ  X – XV là sự  kế  thừa và phát triển nền văn hóa Việt Cổ  thời Hùng 
Vương dựng nước (văn minh sông Hồng) đồng thời có sự  giao thoa với các nền  
văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, tạo ra một nền văn hóa đa dạng.
­ Thông qua tích hợp kiến thức văn học, mĩ thuật, âm nhạc, kiến trúc, khoa học 
quân sự  cùng những kiến thức thực tiễn, lịch sử  địa phương để  giúp học sinh 
hiểu được đặc điểm của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV mang đậm  
tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.
2. Về tư tưởng tình cảm
Qua tích hợp kiến thức về  tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo) văn học, nghệ 
thuật, khoa học quân sự…giúp học sinh khắc sâu lòng yêu nước, bồi dưỡng niềm  
tự hào về văn hóa dân tộc . Từ đó nâng cao  ý thức trân trọng, bảo tồn và phát huy 
sáng tạo các giá trị văn hóa – lịch sử của quê hương, đất nước.
3. Về kĩ năng:



­ Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa.
II. Thiết bị  và tư liệu dạy học
­ Tranh ảnh minh họa có liên quan đến bài học: Phật Tổ, Khổng Tử, Lão Tử, các 
chùa tiêu biểu  ở  nước ta từ  thế  kỉ X – XV (chùa Dâu, chùa Phật tích, chùa Keo, 
chùa Một Cột…), chân dung Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi…
­  Thơ  văn:  bài  Nam  Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt), trích  đoạn trong “Hịch 
Tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trãi)...
­ Tư liệu về Nho giáo, Phật giáo, chùa Một Cột, tháp Bình Sơn, súng thần cơ…
­ Phiếu học tập và phiếu kiểm tra đánh giá cuối giờ học.
III. Tiến trình tổ chức giờ dạy – học
1. Ổn định lớp 10 D2
2. Dẫn dắt vào bài mới
Các em thân mến! Nhà thơ  Nguyễn Khoa Điềm đã viết về  đất nước một  
cách thật bình dị mà sâu sắc:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn….”
Đất nước có từ  ngày xửa ngày xưa, đất nước là hình hài của quá trình lao  
động, chiến đấu không ngừng của bao thế  hệ  cha ông. Quá trình  ấy đã kết tụ 
thành những giá trị  văn hóa bản địa vững chắc, khẳng định sự  trường tồn của  
quốc gia dân tộc. 
Bài học hôm nay sẽ  cho chúng ta hiểu sâu hơn về  sự  hình thành và phát 
triển của văn hóa dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1­  hoạt động nhóm:
­ Giáo viên:  chia lớp học thành 03 nhóm học 

Nội dung kiến thức cơ bản

I. Tư tưởng, tôn giáo


tập, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 
Nhóm 1:  tìm hiểu về  sự  phát triển của Phật 
giáo ở nước ta thời Lý, Trần.
Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển của Nho giáo 
ở nước ta từ  thế kỉ X – XV.
Nhóm 3: Tìm hiểu sự phát triển của Đạo giáo 
ở nước ta từ thế kỉ X – XV.
­  Các nhóm: thảo luận và cử  đại diện trình 
bày phần nhiệm vụ được giao.
­ Giáo viên: bổ sung, chốt kiến thức:
+ Về Phật giáo:
Giáo viên sử  dụng các hình  ảnh minh họa:  

1. Phật giáo

Chùa   Diên   Hựu,   chùa   Phổ   Minh,   Tháp   Báo 
Thiên, tượng Phật Bà Quan Âm, chân dung sư 
Vạn Hạnh, sư Đỗ Thuận, Ngô Chân Lưu.
Giáo   viên   nhấn   mạnh   sự   phát   triển   của  
Phật giáo ở nước ta thời Lý, Trần.
Phật giáo được du nhập vào nước ta từ  rất 
sớm, nhanh chóng được tiếp nhận rộng rãi  ở 
nước ta trong những thế  kỉ  đầu công nguyên 
và đóng vị trí quan trọng thời Lý – Trần.
Thời Lý,  cả  vua quan và dân đều sùng phật,  ­   Thời   Lý:   cả   vua   quan   và   dân 
sử cũ viết: 
đều sùng bái đạo Phật, nhiều nhà 

“Lý Thái Tổ  lên ngôi mới được 2   sư   đóng   góp   tích   cực   vào   sự 
năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa   nghiệp xây dựng đất nước.
lập   mà   trước   đã   dựng   8   chùa   ở   phủ  
Thiên Đức….cấp độ  điệp cho hơn 1000  


người ở kinh sư làm tăng”
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Các vua Lý đã nối tiếp nhau dựng chùa, 
đúc  chuông,   tô   tượng,  in   kinh  phật.  Thời  kì 
này, các sư  tăng và tín đồ  Phật giáo phát triển 
cả  về  số  lượng lẫn chất lượng. Theo nhà sử 
học Lê Văn Hưu, đời Lý, nhân dân ta có quá 
một nửa làm sư sãi, nơi nào có người ở nơi đó 
có chùa. Nhiều nhà sư  tham gia tích cực vào 
sự nghiệp dựng nước và giữ nước như nhà sư 
Ngô Chân Lưu, sư Đỗ Thuận, sư Vạn Hạnh…
Thời Trần: Vua Trần Nhân Tông khi lên làm  ­   Thời   Trần,   xuất   hiện   phái 
Thái Thượng Hoàng đã xuất gia đầu Phật và  Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa 
lập ra phái Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Trong  trở  thành trung tâm vă hóa  ở  các 
nhiều   năm,   các   kì   thi   tam   giáo   vẫn   ngự   trị  làng, xã.
trong thi cử, sĩ tử  đi thi phải thông hiểu cả  ba 
giáo lí Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.  Ở  các 
làng, chùa là trung trâm, vừa là nơi dạy chữ,  
vừa là nơi tổ chức hội hè.
Có thể  nói, Phật giáo tác động sâu sắc tới tư 
tưởng, tâm lí, phong tục và nếp sống của nhân 
dân,   có   ảnh   hưởng   lớn   đến   kiến   trúc,   điêu 
khắc và nghệ thuật nước ta trong các thế kỉ X 
– XIV. 

Hoạt động 2 – cá nhân: 
­ Hỏi: Tại sao Phật giáo phát triển mạnh mẽ  
ở nước ta thời Lý – Trần?


Giáo viên chốt đáp án (trên cơ  sở  tích  
hợp kiến thức về  nội dung giáo lý Phật giáo  
để nhấn mạnh khả năng hòa nhập, bắt rễ sâu  
rộng   của   đạo   Phật   trong   nhân   dân):     Phật 
giáo vào nước ta theo con đường truyền bá tự 
nhiên, giáo lý Phật giáo đề cao tư tưởng từ bi,  
hỉ, xả, phù hợp với đặc điểm tâm lí, lối sống 
của  người   Việt   nên  nhanh   chóng   được   tiếp 
thu; Thời Lý – Trần, trong chặng đường đầu 
xây   dựng   nhà   nước   độc   lập,   tính   quân   chủ 
chuyên chế  chưa sâu sắc, nhà nước tạo điều  2. Nho giáo
kiện cho Phật giáo phát triển mạnh
+ Về Nho giáo
Giáo   viên   tích   hợp   kiến   thức   về   Nho   ­ Thời kì đầu còn xa lạ  với nhân 
giáo   để   nhấn   mạnh:  Nho   giáo   vào   nước   ta 
dân
theo   con   đường   quan   phương   cùng   với   sự 
thống trị  và nô dịch của các triều đại phong 
kiến phương Bắc. Vì vậy, cho đến đầu thời kì 
quốc gia phong kiến độc lập, nó mới chỉ dừng 
lại ở một bộ phận giai cấp thống trị, còn xa lạ 
với nhân dân.
Cùng   với   bước   đường   xây   dựng   nhà 
nước   quân   chủ   chuyên   chế   trung   ương   tập 
quyền, hệ tư tưởng Nho giáo từng bước được 


­  Từng   bước   được   giai   cấp 
phong   kiến   nâng   cao,   trở   thành 
nội dung chi phối giáo dục, khoa 
cử,   đến   thế   kỉ   XV,   nho   giáo 
chiếm vị trí độc tôn.

giai cấp phong kiến nâng cao, được đặt thành 
những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – 
tôi, cha – con, chồng – vợ, trong đó người trên 

­ Khi du nhập vào nước ta, nho 
giáo   ít   nhiều   bị   điều   chỉnh   phù 


(vua, cha, chồng) phải thương yêu, chăm sóc  hợp   với   văn   hóa   bản   địa   của 
và bao dung người dưới, còn người dưới (tôi,  người Việt.
con, vợ) phải thương yêu, kính trọng và phục 
tùng người trên. Nho giáo là nội dung chi phối  
giáo dục, thi cử. Từ  cuối thế  kỉ  XIII đến đâu 
thế   kỉ   XIV,   Nho   giáo   phát   triển   mạnh,   đến 
thời Lê Sơ, nhà nước hạn chế Phật giáo, Nho 
giáo chiếm vị  trí độc tôn. Sự  phát triển của 
giáo dục Nho học cũng góp phần củng cố  vị 
trí của Nho giáo.
Tuy   nhiên,   Nho   giáo   khi   du   nhập   vào 
Việt Nam cũng ít nhiều bị điều chỉnh phù hợp  
với văn hóa bản địa, tín ngưỡng, tâm lí của 
người Việt.


3. Đạo giáo

Hoạt động 3 – cá nhân:
­   Hỏi:   Tại   sao   đến   thời   Lê   Sơ,   Nho   giáo 
chiếm địa vị độc tôn?

­  Hòa   lẫn   vào   tín   ngưỡng   dân 

­ Học sinh trả lời

gian

­  Giáo viên chốt  đáp án, trên cơ  sở  tích hợp  
kiến thức về  nội dung giáo lý Nho giáo, nhấn 
mạnh   vai   trò   của   Nho   giáo:   Tư   tưởng   Nho  
giáo   góp   phần   duy   trì   tôn   ti   trật   tự   xã   hội, 
củng cố  chế  độ  quân chủ  chuyên chế, được 
giai cấp phong kiến nâng lên vị  trí  độc tôn. 
Giáo dục Nho học phát triển góp phần củng 
cố vị trí của Nho giáo.
+ Về Đạo giáo:


Giáo viên sử  dụng hình  ảnh minh họa:  ảnh 
tượng Đạo Sĩ Yên Kì Sinh.
       Đạo  giáo được truyền bá vào nước ta từ 
rất sớm cùng với Nho giáo và Phật giáo. Đạo 
sĩ Yên Kì Sinh sang nước ta đặt lò luyện linh 
đan ở Yên Tử (Đông Triều Quảng Ninh). Đạo  4. Tín ngưỡng:
giáo  ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân và  ­  Tín ngưỡng truyền thống tiếp 

hòa   lẫn   với   tín   ngưỡng   dân   gian. Đạo   giáo   tục phát triển.
phù thủy rất tương  đồng với tín ngưỡng ma  
thuật nên sự hòa trộn xảy ra rất mãnh liệt.
Hoạt động 4 – cá nhân:
­ Hỏi: Tại sao Đạo giáo du nhập vào nước ta  
lại hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian
­ Học sinh trả lời:
­ Giáo viên chốt đáp án: trên cơ  sở  tích hợp 
kiến  thức  giáo  lý   Đạo  giáo  để   nhấn  mạnh: 
Đạo giáo tương đồng với tín ngưỡng ma thuật 
nên khi du nhập vào Việt Nam đã hòa lẫn vào 
tín ngưỡng dân gian.
Hoạt động 5 – Giáo viên thuyết trình về tín 
ngưỡng
Tín ngưỡng: 
Giáo viên thuyết trình Những tín ngưỡng từ 
thời Việt Cổ như: thờ cúng tổ  tiên, thờ  người  
có công với làng với nước, thờ  thần, thờ  các 
hiện vật tiêu biểu cho nguồn gốc dân tộc tiếp 
tục phát triển và ngày càng phổ  biến.   Giáo 


viên   sử   dụng   hình   ảnh   minh   họa,   tích   hợp  
kiến thức lịch sử   địa phương   về     đền thờ  
Đức Ông ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc:  
Đền thờ  danh tướng dưới thời Lý Cao Tông 
1176   Nguyễn   Văn   Nhượng,   ông   đã   có   công 
đánh giặc Ai Lao, giữ  gìn biên  ải bình định 
non   sông   được   vua   Lý   Cao   Tông   ban   cho 
nhiều  ấn tín, lúc ông mất được vua cho xây 

lăng và lập đền thờ  phong Đông Kinh Thông 
Phán   Đại   Vương   Thượng   Đẳng   phúc   thần 
hưởng theo nghi lễ quốc thể.
Hoạt động 1 – Giáo viên thuyết trình vê sự  II.   GIÁO   DỤC,   VĂN   HỌC, 
phát triển giáo dục Đại Việt từ  thế  kỉ  X ­  NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC – 
XV

KĨ THUẬT

Giáo viên sử dụng hình ảnh Văn Miếu – Quốc 
Tử  Giám, Văn bia Tiến sĩ, ban thờ  Khổng Tử  1. Giáo dục
để  minh họa sự  phát triển của giáo dục Đại 
Việt (X ­ XV):
         Nhu cầu xây dựng đất nước và nâng cao  
tri thức đã thúc đẩy các nhà nước đương thời  a. Sự phát triển giáo dục
quan tâm đến giáo dục. 
Năm   1070,   nhà   Lý   cho   xây   dựng   Văn 
Miếu   ở   kinh   đô   Thăng   Long,   đắp   tượng 
Khổng Tử,  Chu  Công,  vẽ  tượng 72  học  trò  ­ Thời Lý:  Năm 1070, nhà Lý cho 
xuất   sắc   của   Khổng   Tử,   bốn   mùa   cúng   tế.  xây dựng Văn Miếu; năm 1075, 
Hoàng Thái tử  đến học ở  đây. Năm 1075, nhà  nhà Lý tổ chức khoa thi đầu tiên
Lý tổ  chức kì thi Minh kinh bác học và Nho  


học tam trường.
Thời Trần, các khoa thi được tổ  chức 
đều   đặn   hơn.   Năm   1247,   đặt   lệ   lấy   “tam  ­ Nhà Trần: tổ  chức các khoa thi 
khôi”, (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung  đều đặn.
học tập,mở rộng quốc tử giám cho con em quí 
tộc và quan lại đến học.

Thời Lê sơ, qui chế thi cử được qui định  ­ Thời Lê Sơ: qui định rõ qui chế 
rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi hội, chọn tiến   thi   cử,   năm   1484   cho   dựng   bia 
sĩ, riêng thời vua Lê Thánh Tông tổ chức được  tiến sĩ. 
12 khoa thi Hội. Năm 1484, nhà nước quyết 
định dựng bia ghi tên tiến sĩ.
Hoạt động 2 – cá nhân:
­ Hỏi:Nội dung chi phối giáo dục nước ta thời 
kì từ  thế  kỉ  X đến XV là gì? Hiện nay  ở  văn 
miếu Quốc tử  giám còn lại bao nhiêu bia tiến 
sĩ?
­ Học sinh trả lời:
­ Giáo viên chốt đáp án: Nội dung ch phối giáo  b. Tác động của giáo dục:
dục, khoa cử  nước ta từ  thế  kỉ  X đến thế  kỉ  ­   Giáo   dục   góp   phần   đạo   tạo 
XV là tư  tưởng Nho giáo. Hiện nay  ở  Quốc   người tài xây dựng đất nước.
Tử Giám có 82 bia tiến sĩ.

­   Giáo   dục   Nho   học   không   tạo 

Hoạt động 3 – Giáo viên thuyết trình về tác  điều kiện cho phát triển kinh tế.
động của giáo dục
Hoạt động 4 – cá nhân:
­  Hỏi: Tại sao giáo dục Nho học không tạo  
điều kiện cho sự phát triển kinh tế?
­ Học sinh trả lời:


­  Giáo viên chốt đáp án trên cơ  sở  tích hợp  
kiến thức về giáo lý Nho giáo để nhấn mạnh:  
giáo dục Nho  học, chú trọng các chuẩn mực 
đạo đức xã hội, không đề  cập đến kiến thức 

khoa  học kĩ thuật nên không thúc đẩy kinh tế 
phát triển
Hoạt động 1 – Giáo viên:

2. Văn học

Tích hợp kiến thức văn học, sử dụng hình ảnh  
minh họa chân dung Nguyễn Trãi, tượng Lý 
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, các tác phẩm: 
Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô  *   Thời   kì   đầu   văn   học   mang 
Đại cáo.

nặng tư tưởng Phật giáo.

* Văn học chữ Hán:

* Từ  thời Trần, văn học dân tộc 

­ Thời kì này xuất hiện hàng loạt bài hịch,bài  được hình thành:
phú   nổi   tiếng   như   Nam   Quốc   sơn   hà   (Lý 
Thường   Kiệt),   Hịch   tướng   sĩ   (Trần   Quốc  ­ Văn học chữ  Hán:   xuất hiện 
Tuấn),   Bạch   Đằng   Giang   Phú   (Trương   Hán  bài   hịch,   bài   phú   nổi   tiếng   như 
Siêu), Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi)…

Nam   Quốc   sơn   hà   (Lý   Thường 

Hoạt động 2 – cá nhân

Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc 


Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài thơ và giới  Tuấn),   Bạch   Đằng   Giang   Phú 
thiệu nội dunng “Nam Quốc  sơn hà” của Lý  (Trương   Hán   Siêu),   Bình   Ngô 
Thường Kiệt.
+ Nam Quốc sơn Hà:  bản phiên âm
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Đại cáo (Nguyễn Trãi)…


Giáo  viên   tích   hợp   kiến  thức   bài  “Sông   núi  
nước Nam”, tiết 17 môn Ngữ  Văn lớp 7  để 
nhấn mạnh:
"Nam quốc sơn hà là bài thơ  ngắn, chỉ 
gồm 28 chữ  nhưng đã tuyên bố  rõ tính chất 
"pháp lý" về  chủ  quyền nước Đại Việt của 
người   Đại   Việt.   "Hoàng   đế   nước   Nam   ở 
nước Nam" điều đó đã được sách trời ghi rõ. 
Hoàng đế  nước Nam không "tiếm vị", không 
"nghịch mệnh trời". Đó là lý do xác đáng để 
nếu kẻ  địch hung dữ  nào dám xâm phạm tới 
ắt sẽ  bị  bại vong. Bài thơ  vừa tuyên bố  chủ 
quyền đất nước, vừa tuyên bố  quyết tâm giữ 
vững chủ  quyền  đất  nước của dân tộc  Đại 
Việt".
+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Hoạt động 3 – cá nhân:
Giáo   viên   yêu   cầu   học   sinh   giới   thiệu   nội  

dung bài Hịch.
 Giáo viên tích hợp kiến thức bài “Hịch tướng  
sĩ”,   tiết   93,   94   môn   Ngữ   Văn   lớp   8,   nhấn  
mạnh:
Trước vận nước nguy nan,  với tư cách 
là chủ soái, Trần Quốc Tuấn đã lấy tình cảm, 
tâm huyết của mình để  trò chuyện, khích lệ 
tướng sĩ sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng 


quân Nguyên hung tàn.
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm 
vỗ  gối, ruột đau như  cắt, nước mắt đầm đìa, 
chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da nuốt gan uống  
máu   quân   thù.   Dẫu   cho   trăm   thây   này   phơi 
ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa. 
Ta cũng vui lòng…”
Bài   Hịch   đã   trở   thành   tiếng   kèn   xung 
trận, làm cho toàn quân, toàn dân ta nức lòng, 
hăng hái đánh giặc. Cùng với khí thế  của Hội 
nghị   Diên   Hồng   bừng   bừng   quyết   tâm   Sát 
Thát, bài Hịch đã góp phần quan trọng làm nên 
chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần, 
tạo nên hào khí Đông A rực rỡ, lưu danh muôn 
đời.
+ Bình Ngô Đại Cáo(Nguyễn Trãi)
Hoạt động 4 – cá nhân:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn trích  
trong bài “Bình Ngô Đại cáo”
“....Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc 


×