Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Báo cáo kết quả Nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường THPT Tam Đảo 2 - Vĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.6 KB, 18 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
Theo lộ  trình của Bộ  Giáo dục ­ Đào tạo và sự  đồng ý của Quốc Hội  
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ  Nghĩa Việt Nam thì thời điểm mà ngành giáo 
dục áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới không còn nhiều thời gian nữa. 
Năm học 2022­2023 sẽ  áp dụng đối với học sinh lớp 10 khối THPT. Như 
vậy, chúng ta thấy thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ  thông mới 
đã gần. Tuy nhiên hiện tại nhiều giáo viên vẫn còn thờ   ơ  với việc tiếp cận  
chương trình giáo dục phổ  thông mới. Thiết nghĩ, nếu mỗi giáo viên không 
chủ  động trang bị  cho mình một nền tảng kiến thức cho sự  thay đổi này sẽ 
rất khó khăn, bỡ ngỡ khi tiếp cận lộ trình thay đổi tới đây.
Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô 
hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện  
đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh  
hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã 
hội kì vọng.
Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích 
tự  thân. Nói cách khác, giáo dục không phải để  truyền thụ  kiến thức mà 
nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề  trong  
học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã 
học.
Trong bối cảnh đó, đối với các cơ sở giáo dục nói chung, trường THPT  
Tam Đảo 2 nói riêng, việc chuẩn bị hành trang cho đội ngũ giáo viên đáp ứng  
yêu cầu Chương trình giáo dục phổ  thông mới là nhiệm vụ  mang tính chất 
“nước rút”   nhằm chuẩn bị  các điều kiện triển khai chương trình giáo dục 
phổ thông mới từ năm học 2022­2023; dù việc đã được Sở GD & ĐT tổ chức 
1


tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng 


lực học sinh từ   nhiều năm trước đây và sự  trực tiếp chỉ  đạo của Ban giám  
hiệu nhà trường dưới nhiều hình thức như  hội thảo, triển khai văn bản; yêu 
cầu  Tổ   chuyên   môn,  giáo   viên  thực   nghiệm  sinh   hoạt  và   giảng  dạy   theo 
phương pháp mới nhằm hình thành dần kỹ  năng tiếp cận chương trình giáo 
dục phổ thông. Tuy nhiên, hiện tại nhiều giáo viên không trách khỏi việc quá 
bỡ ngỡ trong quá trình tiếp cận phương pháp mới trong dạy học.
Nhận thức được nhiệm vụ  quan trọng đó, trường THPT Tam Đảo 2 
trong  năm 2019 – 2020 đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển đội ngũ đáp 
ứng yêu cầu  chương trình giáo dục phổ thông mới. Đó là công việc chuẩn bị 
nhưng còn nhiều khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của của nhà  
trường cũng như của  thầy và trò. Năm học 2019 – 2020 nhà trường coi là năm 
học   mang   tính   chất   “bản   lề”   trong   việc   tiếp   cận   chương   trình   mới,   nhà  
trường đã chỉ đạo các Tổ chuyên môn phải tiến hành ngay việc đổi mới sinh  
hoạt chuyên môn theo các văn bản chỉ  đạo, đồng thời cho giáo viên và học 
sinh tiếp cận ngay phương pháp dạy học mới dựa trên nghiên cứu bài học và  
đã tiến hành đồng bộ trong nhà trường ( Học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 đã chỉ 
đạo100% các tổ  tiến hành đổi mới sinh hoạt chuyên môn và 100% giáo viên 
thực hành tổ  chức điều hành lớp học thực tế).  Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu 
quả giáo dục sau các tiết dạy thực nghiệm còn nhiều ý kiến trái chiều và kết  
quả tiếp thu kiến thức cũng như sự tích cực của học sinh còn thấp, chưa đáp  
ứng so với yêu cầu, bởi thực tế  Trường THPT Tam Đảo 2 mới được thành 
lập năm 2006 với 100% giáo viên đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ,  cùng với 
đó có 11.9% giáo viên nhà trường thuộc diện cử  tuyển, học sinh trên địa bàn 
còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất hiện tại chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới. 
Trên thực tiễn trường THPT Tam Đảo 2 có vùng tuyển sinh thuộc 3 xã 
thuộc diện điều kiện kinh tế  còn nhiều khó khăn (trên 42% học sinh nhà  
trường là con em dân tộc thiểu số). Việc  đổi mới phương pháp dạy học một 
2



cách phù hợp  là việc làm có ý nghĩa rất lớn để  nâng cao chất lượng giáo dục  
nhà trường nói chung và đáp  ứng yêu cầu giáo dục phổ  thông mới nói riêng.  
Hoạt động dạy và học là một hoạt động chính trị của nhà trường, nó giữ vị trí 
trung tâm và mang tính quyết định đến mọi sự thành công hay thất bại của đổi 
mới. Nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đáp  ứng được yêu cầu giáo dục  
phổ  thông mới  khẳng định được uy tín của nhà trường trước nhân dân. Do 
đó, để có được hoạt động dạy và học ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ  
nhà giáo là công việc điều đầu tiên người cán bộ quản lý phải thực hiện  tốt 
việc đổi mới theo các văn bản chỉ  đạo cảu cấp trên và báo sát thực tiễn nhà 
trường để có các bước chuẩn bị tốt. 
Bồi dưỡng đội ngũ và chỉ  đạo hoạt động   chuyên môn là công việc 
quan trọng của lãnh đạo nhà trường, công việc này  quyết định đến việc nâng 
cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và công tác đổi mới nói 
riêng. Bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ  trách chuyên môn của trường 
THPT trên vùng tuyển sinh thuộc diện còn nhiều khó khăn, tôi luôn trăn trở:  
Làm sao để  phát triển đội ngũ của nhà trường phù hợp nhất và đạt kết quả 
tốt nhất?
Trước tình hình hiện nay, là lãnh đạo quản lý trong trường học, việc  
tăng cường bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu 
cầu chương trình giáo dục phổ thông mới là nhiệm vụ cấp bách và phải làm  
ngay. Từ  đó tôi đã chọn đề  tài “Một số  giải pháp chỉ  đạo tổ  chuyên môn,  
giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới tại  trường THPT  
Tam Đảo 2­Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từ  đó 
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
2. Tên sáng kiến: 
“Một số giải pháp chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên tiếp cận  
chương trình giáo dục phổ thông mới tại  trường THPT Tam Đảo 2­Vĩnh  
Phúc”
3



3. Tác giả sáng kiến:
­ Họ và tên: Trương Nguyễn Minh
­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2 – Vĩnh Phúc
­ Số điện thoại:0983010067 
E_mail: 
4. Chủ  đầu tư  tạo ra sáng kiến : Trương Nguyễn Minh­ Phó hiệu trưởng 
trường THPT Tam Đảo 2 – Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Sáng kiến đưa ra được một số  các giải pháp chỉ  đạo nhằm đổi mới  
công tác sinh hoạt tổ  chuyên môn đối với tổ  chuyên môn, giáo viên dựa trên  
nghiên cứu bài học và tự  bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ  cho giáo viên 
tại trường THPT Tam Đảo 2. Từ  đó  xây dựng kế  hoạch tập huấn và bồi 
dưỡng giáo viên đáp  ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ  thông mới tại  
trường THPT Tam Đảo 2 và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 
có điều kiện tương tự.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 
10/2019 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Với những cán bộ công tác trong ngành giáo dục, tự bản thân đều nhận 
thấy nhiều điểm còn bất cập và yếu kém.  Vấn đề khắc phục những yếu 
kém đó  lại phụ  thuộc vào từng nhà trường, từng vị  trí mà ngôi trường đó 
được xây dựng; việc từng bước khắc phục khó khăn; từng bước khắc phục 
điểm yếu; từng bước khắc phục cả về nhận thức của cán bộ, giáo viên   ở 
các nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh  và nâng 
cao chất lượng đội ngũ  đang  là nhiệm vụ  hàng đầu, nhiệm vụ  trọng tâm 
quyết định sự  phát triển, quyết định sứ  mạng phải hoàn thành của các nhà 
trường.

4



Muốn  hoạt   động  dạy  học  theo   định  hướng  mới  có  chất  lượng  thì 
người thầy phải có trình độ  nhất định, có năng lực sư  phạm, có phẩm chất 
nghề  nghiệp, cũng như  phải có phẩm chất đạo đức tốt; đây là điều kiện 
quyết định tới việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn có chất lượng học 
sinh tốt thì thầy phải giỏi, phải có đạo đức nghề  nghiệp, người thầy phải 
yêu nghề  của mình. Chính vì vậy mà bất kỳ  chế  độ  nào, bất kỳ  chính sách 
nào, vấn đề quản lý hoạt động dạy học; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất  
lượng đội ngũ trong trường phải được đặt lên hàng đầu mới đạt được mục 
đích là đào tạo ra những con người có đủ  trình độ  sống và làm việc trong  
thời ngày nay.
Trường THPT Tam Đảo 2 từ  khi được thành lập đến nay, hoạt động 
dạy học được coi là hoạt động trọng tâm là điều kiện  tiên quyết để  hoàn 
thành sứ mệnh của nhà trường đó là xây dựng trường THPT Tam Đảo 2 trở 
thành một trung tâm văn hóa của vùng  còn nhiều  khó khăn  ở  huyện Tam 
Đảo. Chính vì vậy mà công tác quản lý trường học, việc quản  lý hoạt động 
dạy học đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ là nhiệm vụ  cơ  bản  
hàng đầu đồng thời cũng là thước đo đánh giá năng lực của người làm công 
tác quản  lý. Trong bối cảnh chung của nền giáo dục nước ta, đội ngũ giáo 
viên trường THPT Tam Đảo 2 có nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn tốt 
song vẫn còn một số giáo viên có trình độ chuyên môn hạn chế (với 11.9% 
giáo viên nhà trường thuộc diện cử  tuyển).  Trong quá trình  công tác, bản 
thân lại quản lý công tác chuyên môn tôi đã đưa ra một số giải pháp đổi mới  
sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học và thực tế cho thấy có tác  
dụng tốt trong bồi dưỡng đội ngũ đáp  ứng với yêu cầu của chương trình 
giáo dục phổ thông mới.
7.1. Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường.
7.1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội địa phương.
5



Trường đóng trên địa bàn vùng kinh tế  còn nhiều khó khăn, điều kiện 
kinh tế  và dân trí còn thấp, chất lượng đầu vào quá thấp,  ảnh hưởng nhiều  
tới công tác và chất lượng giáo dục. 
7.1.2. Đặc điểm nhà trường.
  Đối tượng học sinh: Qua khảo sát, đánh giá thì số  học sinh có học lực 
giỏi  từng môn trung bình khoảng 3% (khoảng từ  6 đến 7 em/môn học/khối 
học).
  Đội ngũ giáo viên: Hiện nay đội ngũ giáo viên nhà trường tổng số có 42, 
về  cơ  bản đã đủ  về  số  lượng, khá đồng đều về  cơ  cấu bộ  môn. Tỷ  lệ  giáo 
viên trẻ cao, số can bô, giáo viên đã qua đào t
́ ̣
ạo trinh đô Th
̀
̣ ạc sỹ la 10 ng
̀
ươi,
̀ 
chiêm ti lê 22.2%. S
́ ̉ ̣
ố giáo viên cốt cán ở các bộ môn còn ít, hoặc có môn còn  
hạn chế.
 Điều kiện CSVC: Có 24 phòng học đạt chuẩn; 8 phòng học bộ môn đáp 
ứng tốt yêu cầu dạy học của nhà trường.
7.2. Những thuận lợi và khó khăn. 
7.2.1. Thuận lợi
Cán bộ  giáo viên của nhà trường là một tập thể  đoàn kết, cộng đồng 
trách nhiệm. Nhiều giáo viên có trình độ  chuyên môn vững vàng, phẩm chất 
đạo đức tốt, được đồng nghiệp, học sinh và nhân dân địa phương tín nhiệm,  

tin tưởng.
Các điều kiện về  cơ  sở  vật chất của nhà trường phục vụ  dạy và học 
tương đối đầy đủ  đáp  ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ  thông trong 
tình hình hiện nay.
7.2.2. Khó khăn
Tinh thần tự  giác học tập của học sinh chưa cao, khả  năng tự  học, tự 
nghiên cứu tài liệu còn nhiều hạn chế. Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn 
6


nên nhiều gia đình bố mẹ phải đi làm ăn kinh tế xa, phó mặc con cái cho ông  
bà, người thân. Điều này dễ dẫn đến tình trạng học sinh dễ bị lôi kéo vào các 
tệ nạn như chơi điện tử, tụ tập quán xá, trốn tiết, bỏ giờ,...
Trình độ và năng lực chuyên môn của một số ít giáo viên chưa thực sự 
đáp ứng so với yêu cầu trong tình hình hiện nay. Phương pháp dạy ­ học của  
giáo viên và  học sinh còn nặng về các phương pháp truyền thống, chưa phát  
huy được tính tích cực, chủ động trong dạy và học của giáo viên và học sinh. 
Hơn nữa, tuổi đời, tuổi nghề của giáo viên còn trẻ, phần lớn đang trong tuổi  
lập gia đình và sinh con cho nên nhiều khi còn gặp khó khăn trong công tác 
chuyên môn, một số giáo viên chưa chuyên cần, thiếu kinh nghiệm thực tiễn,  
ảnh hưởng đến chất lượng thực và việc đáp ứng nhu cầu học của học sinh.
7.3. Đánh giá thực trạng
7.3.1.Thực trạng về sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường 
Nội dung sinh hoạt tổ  chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn 
điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy  
học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ.
Trong dự  giờ  đồng nghiệp giáo viên chỉ  chú ý quan sát việc dạy của 
giáo viên xem giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, giáo viên dạy  
như  thế  nào, ngôn ngữ  ra sao, có đảm bảo các khâu các bước lên lớp hay  
không, phân phối thời gian giờ dạy có hợp lý hay không. Họ  không quan tâm 

xem học sinh được học như thế nào.
Khi đánh giá tiết dạy thì giờ dạy vẫn được xếp theo các mức giỏi, khá, 
trung bình, yếu. Các ý kiến trao đổi thường mang tính áp đặt  một chiều nên 
giáo viên dạy không tránh khỏi áp lực về  tâm lý như  bị  trì chiết phê phán. 
Đồng thời các ý kiến cũng đưa ra cách dạy đặc trưng cứng nhắc cho một loại  
bài hay một môn học nào đó. Việc này khiến tất cả  các giáo viên đều dạy 
theo một quy trình mà dạy theo quy trình sẽ không phù hợp với tất cả các giáo 

7


viên và các lớp học, không phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo của giáo 
viên. Kết quả là chất lượng học tập của học sinh không được cải thiện. 
 

Trong các buổi sinh hoạt, một số giáo viên được coi là dạy khá và cán 

bộ  quản lý hay nhận xét còn những giáo viên trung bình thì ít khi có ý kiến;  
những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thường trầm lắng hoặc căng 
thẳng khiến giáo viên bị   ức chế  hoặc không học được gì từ  buổi sinh hoạt 
chuyên môn.
7.3.2. Nguyên nhân.
Nhiều giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự  say mê với chuyên môn,  
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội  
dung sinh hoạt.
Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, 
chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự  quan tâm trao đổi của 
giáo viên. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, hầu như còn lặp lại  
với các năm trước.

Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được  
cải tiến. Hầu như  là là theo một tiến trình người được phân công trình bày  
báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý sau đó lấy ý kiến của tập  
thể. Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả rất thấp...
Trước thực trạng này mỗi cán bộ quản lý chúng ta nhận thấy cần phải  
chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn mới 
để  từng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi thành viên 
đều tôn trọng, tin tưởng và mở  rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp cho  
giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về  học sinh, nâng cao năng lực dạy học cho  
giáo viên.
8


7.4 .Giải pháp thực hiện.

7.4.1. Khẳng định tính tất yếu.
 

Trước hết đổi mới là tất yếu của giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo đã  

công bố) đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một quá trình  mà 100% giáo viên 
tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm,  
dự  giờ suy ngẫm và chia sẻ  các ý kiến sâu sắc về  những gì đã diễn ra trong 
việc học của học sinh. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực 
tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết 
với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong quá trình học tập đó, giáo viên sẽ 
học được nhiều điều để  phát triển năng lực chuyên môn mới. Cần tránh để 
giáo viên có suy nghĩ coi đó chỉ là việc sinh hoạt chuyên môn thông thường mà 
họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập được nhiều. Cần  
tạo cho họ có động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn để  học tập lẫn nhau,  

nâng cao năng lực chuyên môn. Cần cho giáo viên thấy được sinh hoạt chuyên 
môn có mục đích chính là nâng cao chất lượng các bài học của học sinh. Để 
đạt được  mục đích đó giáo viên cần biết:
  Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm của học sinh. Hình thành khả 
năng quan sát, phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được về học sinh – 
đây là một năng lực mới đặc biệt quan trọng đối với giáo viên.
Đào sâu hiểu biết về công việc của mỗi giáo viên, làm cho họ hiểu sâu,  
rộng hơn về học sinh, đồng nghiệp, về bản thân trước các yêu cầu luôn thay 
đổi trong hoạt động dạy học. Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa các giáo 
viên và giữa giáo viên với học sinh.
Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà trường: cộng tác giải quyết 
các vấn đề  đặt ra (Các thắc mắc về  chương trình – sách giáo khoa, về  việc 
học tập của học sinh) giữa các giáo viên; xây dựng tình đồng nghiệp, mối 
quan hệ nhà trường thân thiện, học tập lẫn nhau. Tạo động lực sư phạm tích 
cực, sự quan tâm, say mê chuyên môn của tất cả các giáo viên.
9


Tạo cơ hội cho mọi cán bộ quản lý, giáo viên hiểu biết về mối quan hệ 
giữa các quy định, chính sách của ngành (Đổi mới nội dung chương trình, sách 
giáo khoa – đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá,…) và 
công việc hàng ngày của mỗi cá nhân.
7.4.2. Định hướng đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, định 
hướng đổi mới phương pháp và các kỹ thuật dạy học:
Định hướng đổi mới nội dung
­ Coi việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn là công việc cần làm ngay, là 
chính sách quan trọng nhất.
­ 100%  giáo viên cần hiểu rõ và tin tưởng ý nghĩa, tầm quan trọng và 
cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện.  
­ Cùng được tham gia nghiên cứu, học tập và thực hiện đúng kỹ thuật .

­ Có sự hỗ trợ cụ thể từ tổ chuyên môn, ban chỉ đạo và các cấp quản lý.
­ Vận dụng, trải nghiệm những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới.
­ Thực hiện theo 2 giai đoạn và thực hiện liên tục đó là:  
+ Thứ nhất là hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ 
đồng nghiệp mới. 
+ Thứ hai là tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong  
giờ học và tìm ra biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng bài học.
Định hướng về các kỹ thuật dạy học.
­ Tổ chức tập huấn, hội thảo dưới nhiều hình thức về đổi mới phương  
pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực.
­ Khuyến khích sự  chủ  động tìm tòi, sáng tạo của tất cả  các giáo viên 
khi chuẩn bị bài dạy minh họa và áp dụng vào việc dạy học hàng ngày.
­ Tổ chức thực nghiệm và cho giáo viên chỉ quan sát suy ngẫm về việc  
học và các vấn đề liên quan đến việc học của học sinh.

10


­ Tạo môi trường thân thiện trong sinh hoạt chuyên môn, 100% giáo 
viên phải có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ thể, tỷ mỷ. Lắng nghe và  tôn trọng  
các ý kiến của nhau; không xếp  loại giờ dạy; không phê bình, chỉ trích.
7.4.3. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động.
Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo giao 01 đồng chí trong Ban giám hiệu 
làm trưởng ban phụ trách công tác đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn và tiếp  
cận chương trình giáo dục phổ  thông mới. Mục đích để  100% giáo viên vào 
cuộc và làm rõ được các vấn đề cần tiếp cận trong việc đổi mới tới đây. 
Chỉ  đạo đồng bộ  tới tất cả  các buổi  buổi sinh hoạt chuyên môn dạy 
học theo nghiên cứu bài học cần thực hiện đầy đủ theo 5 bước:
*Bước 1: Lập kế hoạch.
*Bước 2: Chuẩn bị  bài dạy minh họa: Phân công người dạy, chuẩn bị 

bài dạy. 
*Bước 3: Tiến hành bài học và dự giờ: là bước để  giáo viên dạy minh 
họa bài học và các giáo viên dự  giờ, thu thập thông tin để  chuẩn bị  cho việc  
suy ngẫm và chia sẻ.
 Lưu ý vị  trí dự  giờ  và phải thực hiên tốt nguyên tắc: khi dự  giờ  phải  
tập trung vào việc học của học sinh.
 

Quay video bài học, chụp ảnh tư liệu.
*Bước 4. Suy ngẫm và thảo luận về bài học.
Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các giáo viên về bài học sau khi dự giờ 

là đặc biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa quan trọng nhất trong sinh hoạt 
chuyên môn, là yếu tố  quyết  định chất lượng và hiệu quả  của sinh hoạt  
chuyên môn. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ  ý kiến. Các ý  
kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết 
định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất  những người tham gia sinh  
hoạt chuyên môn. Tuy nhiên đây là khâu khó và phức tạp nhất nhưng đặc biệt 

11


thú vị, rất cần có tinh thần cộng tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt 
là vai trò, năng lực của người chủ trì.
Suy ngẫm khác đánh giá  ở  chỗ  không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ  thể 
nào. Suy ngẫm là những phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự 
và đã từng xảy ra với bản thân người dự giờ.
* Bước 5. Áp dụng cho thực tế  dạy học hàng ngày. Đây là bước làm 
gián tiếp, không nằm trực tiếp trong quy trình sinh hoạt chuyên môn. Tuy  
nhiên nó không tách rời việc sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ  nghiên cứu, 

vận dụng, kiểm nghiệm những gì đã học và tự  đúc rút thêm những vấn đề 
thắc mắc, băn khoăn. Trên cơ  sở  đó tiếp tục tìm tòi trong sinh hoạt chuyên 
môn (giáo viên có thể  dạy lại bài học đó, chuẩn bị  bài minh họa tiếp theo)  
hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngày của mình.
Trong quá trinh thực hiện bước 5 cần chú ý đến các nguyên tắc đổi mới 
bài học hàng ngày sau:
+ Ngừng truyền thụ kiến thức bằng phương pháp truyền thống.
+ Áp dụng học tập cộng tác.
+ Sử dụng đồ dùng học tập thực tế.
+ Học tập “cùng nhảy”.
+ Học tập vươn tới.
+ Chia sẻ ý tưởng….
Chỉ  đạo việc đánh giá kết quả  thu được sau mỗi buổi sinh hoạt, dự 
kiến những vướng mắc, khó khăn.
7.4.4. Xây dựng chiến lược hành động.
 Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
 ­ Chia sẻ tầm nhìn đối với giáo viên.
­ Giúp giáo viên nhận thấy những vấn đề về giờ dạy.
­ Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên môn tại trường.
­ Tạo tâm lý thoải mái cho giáo viên.
12


­ Thay đổi thói quen quan sát, thu nhận thông tin khi dự giờ.
­ Xây dựng mối quan hệ lắng nghe trong khi chia sẻ, suy ngẫm về bài  
học.
­ Phá vỡ thói quen chia sẻ cũ có tính chất tiêu cực.
­ Kiên định việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
­ Lên kế  hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng năm, điều chỉnh lịch sinh 
hoạt chuyên môn.

­ Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành thực hiện sinh hoạt chuyên môn.
­ Thuyết phục, động viên và nhắc nhở  các giáo viên tích cực tham gia  
sinh hoạt chuyên môn.
­ Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Đối với Tổ trưởng chuyên môn.
­ Tự  thân phải nhận thức rõ rang, tường minh về  tính tất yếu của đổi  
mới.
­ Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy.
­ Làm nòng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và thực hiện  
hóa hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các bài học hàng ngày.
­ Truyền đạt sự  đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ  của  
mình cũng như truyền đạt lại các ý kiến của các  giáo viên cho các nhóm.
Đối với giáo viên.
­ 100%   giáo viên phải   nhận thức rõ việc cần phải tiếp cận chương  
trình giáo dục phổ thông mới, 100% giáo viên chủ động tham gia đổi mới sinh 
hoạt chuyên môn.
­ Giáo viên phải tự  nhận thức rõ mục đích của sinh hoạt chuyên môn 
mới là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường và 
tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Trong sinh hoạt chuyên môn giáo  
viên cần có thái độ và hành động sau:
Tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy minh họa.
13


Tác phong đúng mực khi dự giờ, tránh những hành động làm phiền học 
sinh trong giờ học.
Rèn luyện để  có cách quan sát, thu nhận thông tin đầy đủ  trong từng  
hoạt động học tập của học sinh và hỗ trợ học sinh trong giờ học.
Tôn trọng, tin tưởng và tích cực học hỏi đồng nghiệp. Khi chia sẻ  ý 
kiến trong sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thể  hiện ý thức lắng nghe  

đồng nghiệp trong khi chia sẻ ý kiến. Các ý kiến tập trung xoay quanh ý định 
của giáo viên và việc tham gia vào các hoạt động của học sinh đáp lại sự 
hướng dẫn của giáo viên. Nói lên được những điều học được từ  giáo viên 
dạy và từ  hoạt động học tập của học sinh trong giờ  học và những vấn đề 
giáo viên dự cần làm rõ.
Lần lượt từng người phát biểu ý kiến chia sẻ  tái tạo lại các tình huống 
học tập của học sinh. Biết rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi 
chia sẻ và suy ngẫm.
7.5. Phương pháp nghiên cứu, kết quả thu được
7.5.1. Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm.
7.5.2.   Kết   quả   của   việc   thực   hiện   chỉ   đạo   đổi   mới   sinh   hoạt 
chuyên môn.
Bước   đầu đã xây dựng   tốt văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi 
thành viên đều  tôn trọng, tin tưởng và mở  rộng học hỏi đồng nghiệp, giúp 
cho giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về  học sinh, nâng cao năng lực dạy học 
cho giáo viên.
Giáo viên có nhận thức sâu sắc về  đổi mới sinh hoạt chuyên môn đáp 
ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ  thông mới. Tất cả  các giáo viên 
đã có hiểu biết về sinh hoạt chuyên môn giúp thay đổi văn hóa nhà trường làm 
cho mối quan hệ  giữa các thành viên trong nhà trường ngày càng thân thiện 
gần gũi hơn, tạo dựng niềm tin, sự  tôn trọng, tinh thần học hỏi, sự  hợp tác  
và ý thức lắng nghe giữa các thành viên trong nhà trường.
14


  Giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về  học sinh, biết được những khó 
khăn và học sinh mắc phải trong quá trình học tập, từ  đó mỗi người tự  suy  
ngẫm để  tìm cách giúp đỡ  học sinh tốt hơn. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn  
làm dày thêm vốn kinh nghiệm dạy học cho giáo viên để  từng bước cải tiến 
cách dạy nâng cao chất lượng học tập của học sinh qua các hoạt động có ý 

nghĩa.
Cũng trong năm học này, chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên 
môn đã nâng lên một cách đáng kể, các ý kiến chia sẻ  sôi nổi hơn thời gian  
sinh hoạt thường kéo dài cả  buổi và thực sự  có hiệu quả. Tất cả  các ý kiến 
đều được tôn trọng, được mọi người lắng nghe. Các ý kiến tập trung vào vào 
tình huống học tập cụ  thể  của học sinh giúp cho giáo viên có hiểu biết sâu 
sắc  hơn về  học sinh. Trong tất cả  các  buổi sinh hoạt chuyên môn đều tạo  
được  niềm tin, sự  tôn trọng đồng nghiệp, tăng sự  hiểu biết và kinh nghiệm  
dạy học để có thể cải tiến được phương pháp dạy học.
7.5.3. KÕt luËn
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo 
dục phổ thông mới là tất yếu nhằm cải tiến , nâng cao chất lượng giáo dục;  
đổi mới sao cho phương pháp dạy học của giáo viên phải phù hợp với học  
sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh, chủ  động sáng tạo, đem lại  
niềm vui hứng thú học tập cho các em.  Việc đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng tập trung vào hoạt động của học sinh cần phải căn cứ từ thực tế 
của học sinh trong giờ  học. Muốn hiểu  được thực tế   ấy trong sinh hoạt  
chuyên môn chúng ta cần phải xây dựng một môi trường cùng nhau học tập,  
làm phong phú hoat động lắng nghe lẫn nhau và học tập lẫn nhau. Tập trung  
trao đổi về ý định của giáo viên và học sinh tự mỗi người sẽ rút ra được bài  
học từ thực tiễn cho riêng mình.  Chính vì vậy mà năm học này trêng THPT
Tam Đảo 2 đã  thực hiện tốt việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà 
trường. 
15


Căn cứ vào các giải pháp này mà chúng ta đi đúng hướng trong việc đổi 
mới sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường để  nâng cao hiệu quả  giáo  
dục hơn nữa  nhằm đáp  ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ 
thông mới.

8. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Các giải pháp là hệ thống đồng bộ có liên quan, tác động lẫn nhau. Do  
vậy việc thực hiện các  giải  pháp phải nhất quán trên tất cả  các mặt như:  
Nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác bồi dưỡng và tự  bồi  
dưỡng… phải phù hợp với sự  phát triển chung của đội ngũ giáo viên, đồng 
thời cũng phải mang những nét đặc thù riêng của từng đơn vị. Trên cơ  sở  đó  
mới vận dụng được các  giải  pháp quản lý góp phần đổi mới công tác bồi 
dưỡng  và  tự  bồi   dưỡng   đội  ngũ   giáo  viên  nhằm  đáp  ứng   được  yêu  cầu, 
nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Các giải pháp cần phải được vận dụng  một cách đồng bộ, phối hợp 
xen kẽ  nhau trong xu thế  vận động và phát triển.  Ngoài ra phải khẳng định 
được tính đồng thuận trong nhận thức của từng cá nhân, 100% cán bộ  quản 
lý, giáo viên cần khẳng định rõ đổi mới để tồn tại và phát triển.
10. Đánh giá lợi ích thu được
Sau quá trình nghiên cứu cho thấy: Kết quả  thu được là phù hợp với 
mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của đề  tài đặt ra. Những  giải pháp đã trình bày 
đều được đánh giá với tỷ lệ cao về mức độ cần thiết và tính khả thi trong quá 
trình thực hiện tại trường THPT Tam Đảo 2 ­ Vĩnh Phúc.
Cụ thể giáo viên có được nhiều nhận thức tích cực hơn, như:
­ Học được cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của học sinh.
­ Hiểu sâu hơn, rộng hơn về  học sinh và đồng nghiệp. Hình thành sự 
chấp nhận lẫn nhau giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên và học sinh.
­ Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường.
16


­ Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu về quy định, chính sách  
của ngành và công việc của mỗi giáo viên.
­ Tích luỹ  kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và  đổi mới  

phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, lấy 
việc học của học sinh làm trung tâm của giáo viên khi tham gia sinh hoạt 
chuyên môn theo nội dung mới của chương trình giáo dục phổ thông.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Căn cứ  định hướng phát triển Giáo dục ­ Đào tạo của Đảng và Nhà 
nước, của tỉnh Vĩnh Phúc, của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về tiếp tục  
phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ; xét khen thưởng năm 2019­
2020 và đề  án tinh giảm biên chế  giai đoạn 2015­2021.  Sáng kiến đã nêu ra 
một số  giải  pháp quản lý góp phần đổi mới công tác bồi dưỡng và tự  bồi 
dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp  ứng thiết thực vào 
yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và đào tạo nguồn nhân lực cho 
xã hội ngày nay. 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Những giải pháp đã trình bày đều được đánh giá với tỷ  lệ cao về mức  
độ  cần thiết và tính khả  thi trong quá trình thực hiện tại trường THPT Tam 
Đảo 2 ­ Vĩnh Phúc. Từ việc vận dụng sáng kiến giáo viên nhà trường đã sớm 
nhận thức được việc phải tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ  theo hướng 
đổi mới sinh hoạt chuyên môn để nâng cao năng lực dạy học đáp ứng những  
điều kiện chương trình giáo dục phổ  thông mới. Cán bộ  quản lý, giáo viên 
trong nhà trường đã nhận thức rõ tính tất yếu của đổi mới.
11. Danh sách những tổ  chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử  hoặc áp 
dụng sáng kiến lần đầu :

17


Số  Tên tổ chức/cá 
TT

nhân

1

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Bồi dưỡng nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên đáp 
Trường THPT  Xã Bồ Lý ­ Tam Đảo ­ 
ứng những điều kiện áp dụng 
Tam Đảo 2
Vĩnh Phúc
chương trình giáo dục phổ 
thông mới.

Tam Đảo, ngày.....tháng 2 năm 2020.
Thủ trưởng đơn vị

Tam Đảo, ngày 15 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến

Trương Nguyễn Minh

18




×