Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tín dụng Ngân hàng và vấn đề chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114 KB, 16 trang )

Tín dụng Ngân hàng và vấn đề chất lợng tín
dụng Ngân hàng thơng mại
1.1. Tín dụng Ngân hàng.
1.1.1. Khái niệm và đặc trng của tín dụng Ngân hàng.
1.1.1.1.Khái niệm
Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống và chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân
hàng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Nhng đến nay vẫn
cha có một định nghĩa chính xác về tín dụng.
- Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh là tin tởng tín nhiệm.
- Theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền
hoặc hàng hoá) giữa hai bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển
giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay
có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng d tiết kiệm sang chủ thể
thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng đợc coi là phơng pháp chuyển dịch quỹ từ cho ngời cho vay
sang ngời đi vay.
1.1.1.2. Đặc trng của tín dụng Ngân hàng
a. Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tởng giữa ngời đi vay và ngời cho vay, có
thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Ngời cho vay tin
tởng rằng vốn sẽ đợc hoàn trả đầy đủ khi đến hạn, ngời đi vay cũng tin tởng vào
khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay.
b. Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhợng mang tính chất tạm thời. Tính tạm
thời của sự chuyển nhợng đề cập đến thời gian sử dụng tài sản đó. Thời hạn vay đ-
ợc xác định dựa trên sự phù hợp của nguồn vốn nhàn rỗi của ngời cho vay và chu
kì sản xuất của ngời đi vay.
c. Tín dụng Ngân hàng mang tính hoàn trả, tài sản đợc chuyển nhợng phải đợc hoàn
trả đúng hạn cả về thời gian và lợng giá trị. Giá trị hoàn trả thông thờng phải lớn
hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là ngời đi vay phải trả thêm phần lãi
ngoài vốn gốc.
1.1.2. Phân loại tín dụng
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng.


a. Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và đợc sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi
tiêu ngắn hạn của cá nhân.
b. Cho vay trung hạn: loại cho vay này có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín
dụng trung hạn sử dụng chủ yếu để đầu t mua sắm tscđ cải tiến hoặc đổi mới
thiết bị, công nghệ, mở rộng sxkd, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và
thời gian thu hồi vốn nhanh.
c. Cho vay dài hạn: là loại cho vay co thời hạn trên 60 tháng. Tín dụng dài hạn là
loại tín dụng đợc cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nh: xây dựng nhà ở,
đầu t các thiết bị phơng tiện vận tải có quy mô lớn
1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng.
a. Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản nhà ở đất đai
b. Cho vay công nghiệp và thơng mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lu
động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và thơng mại.
c. Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nh phân
bón thuốc, trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc...
d. Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các Ngân hàng, công
ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng
e. Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nh mua sắm các
vật dụng đắt tiền và trang trải các khoản chi phí thông thờng của đời sống thông
qua phát hành thẻ tín dụng.
f. Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành
và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản.
1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
a. Cho vay không đảm bảo (cho vay tín chấp): là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ 3, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín
của ngời đi vay.
b. Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo nh thế chấp, cầm
cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Cho vay có đảm bảo áp dụng đối với

những khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng, khi vay vốn cần có
đảm bảo.
1.1.2.4. Căn cứ vào phơng thức hoàn trả
a. Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp
đồng. Cho vay có thời hạn bao gồm những loại sau:
- Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay phi trả góp là loại cho vay
thanh toán một lần theo thời hạn đã thoả thuận.
- Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp: là loại cho vay mà
khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kì.
- Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhng không có kì hạn cụ thể, mà việc trả nợ phụ thuộc
vào khả năng tài chính của khách hàng.
b. Cho vay không có thời hạn cụ thể: Ngân hàng có thể yêu cầu hoặc ngời đi vay tự nguyện
trả nợ bất cứ lúc nào, nhng phải báo trớc một thời gian hợp lý, thời gian này có thể thoả thuận
trong hợp đồng.
1.1.2.5. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng.
a. Cho vay trực tiếp: là loại cho vay trong đó Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách
hàng, đồng thời ngời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
b. Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay đợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế
ớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
1.1.3. Quy trình tín dụng.
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng
trong việc cấp tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính
chất liên hoàn, theo một chật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó
với nhau.
1.1.3.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
Một khoản tín dụng chỉ đợc cấp một khi Ngân hàng đã tin tởng chắc chắn
vào thái độ sẵn sàng trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Để có đợc một
quyết định chính xác về việc cấp tín dụng hay không, Ngân hàng phải phân tích
hàng loạt các nguồn thông tin có liên quan và nguồn khởi điểm đợc lấy từ hồ sơ
đề nghị cấp tín dụng. Đây là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản

chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về VTD, cũng nh chứng minh đợc tính
hợp pháp về nhân thân khách hàng và tính tự nguyện xin đợc cấp tín dụng của
khách hàng.
Giai đoạn nay, nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên Ngân hàng là tiếp xúc và thông
báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể với những mục đích sử
dụng vốn đã định.
Giai đoạn này đợc kết thúc bằng việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của
khách hàng.
1.1.3.2. Phân tích tín dụng.
a. Khái niệm: phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của
khách hàng về sử dụng VTD, cũng nh khả năng hoàn trả vốn vay của Ngân hàng.
Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi
ro cho Ngân hàng và tiên lợng khả năng kiểm soát của Ngân hàng về những rủi ro
đó, cũng nh dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể
xảy ra.
b. Nội dung phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng đợc chia ra làm hai lĩnh vực: phân tích tài chính và phân tích
phi tài chính.
* Phân tích phi tài chính: là phân tích những yếu tố ít hoặc không liên quan tới vấn đề
tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách
hàng, kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp, phân tích uy tín của khách hàng
trong kinh doanh, nghiên cứu phân tích tình hình quản trị doanh nghiệp, khả năng và uy tín
của hội đồng quản trị và ban Giám đốc, nghiên cứu triển vọng của khách hàng Việc nghiên cứu
này phải đợc kết hợp với những chính sách có liên quan của chính phủ.
* Phân tích tài chính: là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong t-
ơng lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lợng những trờng hợp xấu có thể xảy ra, làm
giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Thực chất phân tích tài chính trong phân tích tín dụng
chính là xác định các yếu tố về lợng của nhu cấu vay VTD.
c. Tổ chức phân tích tín dụng: đây là một khâu rất quan trọng, ảnh hởng lớn đến
việc ra quyết định tín dụng chính xác hay không.

- Cách thứ nhất là giao cho một ngời hoặc một số ngời thực hiện toàn bộ các nội dung
phân tích.
- Cách thứ hai là chuyên môn hoá các nội dung phân tích và giao cho các chuyên gia
phân tích.
1.1.3.3. Quyết định tín dụng.
Ra quyết định là công việc cực kì quan trọng, nó không những ảnh hởng đến
tiến trình hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hởng đến cả uy tín của Ngân
hàng.
Cơ sở ra quyết định tín dụng: ngoài các thông tin đợc chuyển từ giai đoạn trớc
sang, ngời ra quyết định còn phải dựa vào những cơ sở sau:
- Thông tin cập nhật từ thị trờng, các cơ quan có liên quan.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của Nhà nớc.
- Nguồn cho vay của Ngân hàng khi ra quyết định.
- Kết quả thẩm định đảm bảo tín dụng.
Kết thúc giai đoạn thứ ba đợc đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết
định tín dụng.
1.1.3.4. Giải ngân.
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã
cam kết theo hợp đồng.
Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động tín dụng phải gắn liền vận động
hàng hoá.
Mặc dù giải ngân là cấp tiền cho ngời đi vay, nhng phơng thức giải ngân phụ
thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng tín dụng.
1.1.3.5 Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng.
Giai đoạn giám sát tín dụng sẽ đợc tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độ chấp
hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có cách ứng xử thích hợp. Nội dung của
giai đoạn này chủ yếu gồm:
* Giám sát tín dụng: là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng
tín dụng
- Giám sát tài khoản hoạt động của khách hàng tại Ngân hàng.

- Phân tích báo cáo tài chính theo định kì.
- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng.
* Thu nợ: khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn và
đầy đủ nh trong cam kết theo hợp đồng.
* Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng
- Tái xét tín dụng thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín
dụng đã đợc cấp.
- Phân hạng tín dụng: tổ chức xem xét lại và phân loại tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng quản trị, trình độ nghiệp vụ, quy mô kinh doanh của Ngân hàng.
* Xử lý NQH, nợ có vấn đề: nqh là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn,
không đợc phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Đối với những khoản nợ có vấn đề Ngân
hàng cần quy định một quy trình xử lý cụ thể riêng biệt nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Năm giai đoạn của quy trình tín dụng có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn tr-
ớc là tiền đề để thực hiện công việc của các giai đoạn sau.
1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trờng.

×