Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.49 KB, 25 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ
I. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ
1. Định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
1.1. Khái quát chung về công nghiệp phụ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước,
mặc dù vậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống
nhất. Tại mỗi một quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách
thì thuật ngữ này lại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử dụng của
từng người. Trên thực tế, công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là một từ
tiếng Anh - Nhật đã được các doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở
thành một thuật ngữ chính thức.
Hộp 1: Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong xây dựng công nghiệp phụ trợ
Tóm lại, công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm
công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là
những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,
Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT)
chính thức định nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong chương trình hành
động phát triển công nghiệp phụ trợ Châu Á (1993): Công nghiệp phụ
trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên
liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành công nghiệp lắp ráp ( bao
gồm ô tô, điện và điện tử).
Bộ Năng lượng, Mỹ: Công nghiệp phụ trợ là những ngành công
nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản
phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.
Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ,
Thái Lan: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp
linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra
cho các ngành công nghiệp cơ bản (có nghĩa là các ngành cơ khí, máy
móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp
phụ trợ quan trọng).


Định nghĩa của Hội đồng đầu tư, Thái Lan: Hội đồng đầu tư
phânloại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp
ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp phụ trợ là gia công khuôn
mẫu, gia công áp lực, đúc và gia công nhiệt.
nhuộm,… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những
nguyên liệu sơ chế.
Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” chính thức được sử dụng ở
Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003 bắt nguồn từ sáng kiến chung Việt
Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao khả
năng cạnh tranh của Việt Nam, trong đó kêu gọi sự phát triển, thiết lập và sử
dụng ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ
nhưng hầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm
công nghiệp phụ trợ. Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong
các chính sách, chiến lược công nghiệp là khác nhau. Nếu không có một định
nghĩa cụ thể về công nghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là ngành
công nghiệp nào, hỗ trợ cho cái gì, cho ai.
Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng
được sử dụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các
ngành công nghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công
nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện. Các khái niệm này đều có nghĩa
gần với nghĩa của “công nghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng nhấn
mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành
phẩm. Mỗi một khái niệm về “công nghiệp phụ trợ” được xác định bởi một
phạm vi khác nhau. Ta có thể đưa ra ba khái niệm về công nghiệp phụ trợ tương
ứng với ba phạm vi như sau:
Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện,
phụ tùng này.

Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và các
dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.
Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
Sản phẩm cuối cùng
Lắp rápLắp ráp chưa hoàn chỉnh
Hàng hoá trung gian
Phụ tùngLinh kiện
Hàng hoá tư bản
Công cụMáy móc
Nguyên liệu
Thép Hoá chất
Dịch vụ sản xuất
Hậu cầnKho bãiPhân phốiBảo hiểm
CNPT (phạm vi chính)
CNPT (phạm vi mở rộng 2)
CNPT (phạm vi mở rộng 1)
cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc
và nguyên vật liệu.
Hình 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)
Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp phụ
trợ chưa phát triển nên trong bài viết sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ
theo như khái niệm hạt nhân.
Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết:
Công nghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu
vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện
phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến.
1.2. Khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp

có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Cụ thể là những linh
kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm … và
cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ được
thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, trong ngành ô tô, các bộ
phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe .. thường không được kể là công nghiệp
phụ trợ vì nó chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành
này, công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn
được cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe …
Mối quan hệ giữa công nghiệp lắp ráp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho
ngành ô tô được thể hiện qua mô hình sau:
Hình 2: Mối quan hệ trong ngành ô tô
Ngành công nghiệp ô tô
Nhà lắp ráp
Sản phẩm cho thị trường nội địa
Dây chuyền lắp ráp
Ngành phụ trợ,
cung cấp linh
phụ kiện
Tự sản xuất và
mua sắm, trong
nước
Nhập khẩu từ
nước ngoài
Linh kiện máy
móc
XK
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam - VDF
2. Phân loại công nghiệp phụ trợ
2.1. Theo loại hình hỗ trợ

Nếu chia theo loại hình hỗ trợ thì công nghiệp phụ trợ được chia thành ba
tầng:
Tầng thứ nhất là hệ thống công nghiệp phụ trợ “ruột”, tức là những hãng
được hãng chính bảo trợ và cung cấp tất cả những yêu cầu cơ bản nhất để tạo ra
những chi tiết đặc trưng nhất của sản phẩm. Đây là khu vực mà theo nhận định
của các chuyên gia, cơ hội tham gia của doanh nghiệp phụ trợ nội địa Việt Nam
không có.
Tầng thứ hai là hệ thống phụ trợ hợp đồng, tức là doanh nghiệp sản xuất ra
linh phụ kiện để cung cấp theo các hợp đồng được kí kết giữa doanh nghiệp và
các công ty lắp ráp.
Tầng thứ ba là hệ thống phụ trợ thị trường, tức là doanh nghiệp sản xuất ra
linh phụ kiện để bán trên thị trường. Do đó các công ty lắp ráp có thể chọn lựa
bất cứ sản phẩm nào minh cần trên thị trường.
Với hai tầng này các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tham gia vào chuỗi
này. Việt Nam gia nhập WTO, hàng rào thuế quan được bãi bỏ hoặc hạn chế
đến mức tối thiểu và các chi tiết, linh phụ kiện cũng theo đó được giảm thuế.
Chi phí trở nên rẻ hơn, như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương càng
gặp khó khăn khi cạnh tranh cung cấp các sản phẩm phụ trợ. Hơn nữa, công
nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn hết sức giản đơn, quy mô nhỏ lẻ chủ yếu sản
xuất các linh kiện giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực
phụ trợ giữa các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các
hãng sản xuất toàn cầu. Mặc dù vậy “Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn về phát
triển công nghiệp phụ trợ, trong đó cơ bản dựa trên khả năng tiếp thu công nghệ
mới và sự khéo tay của những người thợ Việt Nam” (ông Tomoharu Washio, Phó
chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản).
2.2. Theo các cấp hỗ trợ
Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có thể được chia thành 3 cấp hỗ trợ:
Cấp I: là cấp tiến hành thiết kế, thử nghiệm và sản xuất hầu hết các bộ
phận chính cấu thành nên sản phẩm, kiểm tra động lực học và xuất xưởng.
Cấp II: là cấp có vai trò chế tạo các linh kiện, chi tiết cấu thành nên các bộ

phận do nhà cung cấp ở cấp I đặt hàng.
Cấp II: là cấp trực tiếp sản xuất các chi tiết, tạo phôi cho các nhà cung cấp
I, II từ vật liệu thô.
Ta có thể biểu diễn các cấp hỗ trợ của các ngành công nghiệp phụ trợ dưới
dạng biểu đồ hình cá:
Hình 3: Biểu đồ hình cá về ngành công nghiệp phụ trợ
Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3
Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2
Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1
Đóng tàu Điện tử Ô tô
Hoá chất Dệt may Xe máy
Cấp 1
Cấp 1 Cấp 1
Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2 Cấp 2
Cấp 3
Cấp 3
Cấp 3
Cấp 3 Cấp 3
Cấp 3
Cấp 3
Cấp 3
Cấp 3
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh
trong xây dựng công nghiệp phụ trợ (VDF)
3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của công nghiệp phụ trợ
3.1. Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ được hình thành và phát triển gắn với một ngành hoặc
phân ngành hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó và có nhiều tầng tích hợp
theo chiều dọc và chiều ngang.

Các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chính có tác động qua lại
với nhau. Công nghiệp phụ trợ phát triển góp phần thúc đẩy những ngành công
nghiệp chính phát triển, ngược lại các ngành công nghiệp chính phát triển sẽ
kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp phụ trợ xuất hiện chủ yếu ở các hình thức tổ chức sản xuất
kiểu thầu phụ/vệ tinh, trong mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và
có tính hợp tác cao giữa các nhà sản xuất chính và các doanh nghiệp sản xuất
phụ trợ.
Các ngành công nghiệp phụ trợ không đòi hỏi mức tập trung kỹ thuật cơ
Công nghiệp nặng
Da
Công nghiệp đóng tàu
Công nghiệp ô tôCông nghiệp xe máyCông nghiệp điện tửCông nghiệp điện/PC
Thị phần chung của các ngành công nghiệp phụ trợ (chế biến nhựa và cao su, cắt kim loại, ép nhiệt khuôn, khuôn, khuôn đúc, mạ kim loại …)
Nhu cầu của các nhà lắp ráp phụ kiện bằng nhựa, kim loại và các công cụ dụng cụ
Sự phát triển và sẵn có của các ngành công nghiệp sản xuất:nguyên vật liệu
bản sâu và cũng không sử dụng những kỹ thuật tích hợp phức tạp. Do đó, những
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hoá sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay
đổi mẫu mã.
Các sản phẩm của công nghiệp phụ trợ có thể được sử dụng cho nhiều
ngành công nghiệp khác nhau. Ví dụ: công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có
thể được áp dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy phát điện, máy
công nghiệp … Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 4: Các ngành công nghiệp phụ trợ cơ bản có thể được sử dụng cho
nhiều ngành công nghiệp
Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh
trong xây dựng công nghiệp phụ trợ (VDF)
3.2. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp phụ trợ
Để đánh giá sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ở mỗi nước ta có thể

dựa vào sự liên quan giữa công nghiệp phụ trợ và doanh ngiệp FDI hoặc dựa
vào tỉ lệ nội địa hoá mà quốc gia đó đã đạt được. Từ đó, có thể chia quá trình
phát triển của công nghiệp phụ trợ thành các giai đoạn khác nhau.
3.2.1. Dựa vào tỉ lệ nội địa hoá
Dựa vào tỉ lệ nội địa hoá ta có thể chia quá trình phát triển công nghiệp
phụ trợ thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn I: Tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng 0, số lượng các nhà cung cấp
linh phụ kiện trong nước rất ít và chỉ cung cấp những sản phẩm giản đơn. Việc
sản xuất, lắp ráp được thực hiện dựa trên cơ sở nhập khẩu các bộ linh kiện
nguyên chiếc.
Giai đoạn II: Nội địa hoá chủ yếu thông qua sản xuất tại chỗ, tỉ lệ nội địa
hoá có tăng lên nhưng rất ít, số lượng các nhà sản xuất phụ trợ tăng, tuy nhiên
tính cạnh tranh không cao. Số lượng sản phẩm phụ trợ tăng lên nhưng chất
lượng không cao, chưa có khả năng cạnh tranh. Các nhà sản xuất lắp ráp chuyển
sang sử dụng nguyên liệu, phụ tùng được sản xuất trong nước.
Giai đoạn III: Tỉ lệ nội địa hoá được tăng lên đáng kể, xuất hiện các nhà
cung ứng sản phẩm phụ trợ chủ chốt có khả năng sản xuất các chi tiết, linh kiện,
phụ tùng có độ phức tạp cao, độc lập với các nhà lắp ráp. Khối lượng sản phẩm
phụ trợ nhập khẩu giảm, khối lượng sản phẩm công nghiệp phụ trợ nội địa ngày
một tăng và dặc biệt đã xuất hiện những sản phẩm độc đáo thoả dụng phầm nào
nhu cầu của các công nghiệp chính.
Giai đoạn IV: Tỉ lệ nội địa hoá đạt mức cao, là giai đoạn tập trung các
ngành công nghiệp phụ trợ. Hầu hết các chi tiết, bộ phận, linh kiện, phụ tùng
được sản xuất trong nước. Số lượng các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ tăng
mạnh làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ trở nên gay
gắt, từ đó tạo ra động lực nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Giai đoạn V: là giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hoá, còn được gọi
là giai đoạn nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu sản phẩm. Năng lực nghiên cứu
và phát triển sản phẩm phụ trợ nội địa được củng cố và phát triển. Các sản phẩm
phụ trợ được sản xuất ra đạt tiêu chuẩn để phục vụ xuất khẩu.

Thực tế rất khó tách bạch từng giai đoạn vì giữa các giai đoạn đều làm tiền
đề và kế thừa lẫn nhau. Việc phân chia quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ
thành các giai đoạn có tác dụng hỗ trợ cho mỗi nước xác định được chính xác vị
trí của mình để từ đó có được hướng đi và các biện pháp phù hợp, nhất là đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập
toàn cầu, không nên lấy nội địa hoá 100% làm mục tiêu. Yêu cầu về mức độ và
nội dung nội địa hoá là khác nhau giữa các ngành. Việc xác định đúng các đầu
vào cần được nội địa hoá sẽ đẩy nhanh đáng kể quá trình công nghiệp hoá và
ngược lại.
3.2.2. Dựa vào mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI
Công nghiệp phụ trợ và FDI có mối quan hệ tương hỗ. Công nghiệp phụ
trợ phải phát triển mới thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các
loại máy móc. Cũng có trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác đầu
tư phát triển công nghiệp phụ trợ. Dựa vào mối quan hệ giữa công nghiệp phụ
trợ và doanh nghiệp FDI, quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ có thể chia
làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất
sản phẩm phụ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính
cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận các công ty sản xuất công
nghiệp phụ trợ được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các
doanh nghiệp FDI sẽ phát triển mạnh hơn.
Giai đoạn II: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp bản
xứ ra đời trong các ngành công nghiệp phụ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt
động của các doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên
kết với doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển
nhanh.
Giai đoạn III: Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với sản
lượng sản xuất ngày càng tăng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho công nghiệp
phụ trợ, các công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Từ đó hình thành
nên một hệ thống công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh.

Như vậy, công nghiệp phụ trợ của một nước sẽ phát triển được khi các
công ty trong nước ở giai đoạn I ngày càng được cải tiến công nghệ và trình độ
quản lý để cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cạnh tranh được với hàng
nhập khẩu và chính phủ có chiến lược, chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp
ở giai đoạn II ra đời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công ty vừa và
nhỏ nước ngoài đến đầu tư trong giai đoạn III.
II. Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô
1. Phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá.
Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công
nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo
hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu.
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận
nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để xây dựng cơ cấu kinh
tế đa ngành, với kỹ thuật hiện đại, để sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo
sự tiến bộ về kinh tế - xã hội (UNIDO). Để đạt có được một nền kinh tế tăng
trưởng cao nhằm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá thì cần thiết phải sản
xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực đặc
biệt là với Trung Quốc, điều đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh và các
lợi thế so sánh, tận dụng mọi cơ hội của thời đại để tạo động lực cho công
nghiệp hoá. Phát triển công nghiệp phụ trợ là một biện pháp cần thiết để giảm

×