Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh.
1.1. Doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
• Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng kí kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiên các hoạt động kinh doanh.Ở Việt Nam hiện
nay có 6 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập
thể, doanh nghiệp cá thể tiểu chủ, doanh nghiệp tư bản tư nhân, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Khái niệm về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, một mặt, có một số điểm tương
tự như các hoạt động khác của con người, mặt khác lại có mục đích, phương
pháp tiến hành... đặc thù. Hoạt động kinh doanh tạo ra hàng hoá và kỳ vọng,
mục đích thu được hiệu quả kinh tế - tài chính cao bền lâu và trong đó người ta
đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế và khía cạnh tâm lý của các giải pháp,
biện pháp, thường có sự tham gia của nhiều người, liên quan đến lợi ích của
nhiều người, diễn ra trong một không gian, một khoảng thời gian và các điều
kiện nhân - tài - vật lực có giới hạn và bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Hoạt động kinh doanh có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng
hạn:
- Theo tính chất hoạt động của chúng ta, có hoạt động sản xuất ( sản phẩm hoặc
dịch vụ )và hoạt động thương mại.
- Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp,
thương nghiệp, nông nghiệp và tài chính,v.v…
• Khái niệm về kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định
sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh
nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách
hợp lý, xử lý các tình huống bất chắc và ra các quyết định kinh doanh một cách
hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức
về doanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để hoàn trả được
nợ vay.
Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay
nào. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để
thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan
khác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban quản lý trong
các giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hoặc để kiểm
soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phác ra được một bức
tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm
việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh
nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở
mức độ nào.
1.1.2. Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: Đáp ứng đòi hỏi
của thị trường ; nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý có hiệu
quả hơn các nguồn lực ; Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn, cụ
thể là: thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến
lược. Để thực hiện các mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được cụ
thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất
kinh doanh. Hệ thống các kế hoạch chức năng bao gồm; kế hoạch sản xuất sản
phẩm, phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, kế
hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing.
Các kế hoach chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật thiết
với nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự
phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Tính
chất hệ thống và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng thể hiện qua sơ đồ
mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh
nghiệp.
( Nguồn: Giáo trình kế hoạch kinh doanh- NXB Lao Động Xã Hội- trang 41 )
Kế hoạch
R&D
Nhu cầu
của khách
hàng
Sản
phẩm
mới
Khối
lượng
Cung
nhân sự
Kế hoạch
Sản xuất
Kế hoạch
Nhân sự
Kế hoạch Maketing
Công
suất và
thời hạn
Nhu cầu
nhân sự
Dự
toán
Ràng
buộc
Kế hoạch
Tài chính
Qua sơ đồ trên cho thấy: trong nền kinh tế thị trường khả năng nắm bắt nhu
cầu sẽ là yếu tố quyết định đầu tiên sự thành công các kế hoạch doanh nghiệp
cũng như việc thực hiện mục tiêu chiến lược, do vậy,kế hoạch marketing sẽ là
trung tâm cơ sở cho mọi kế hoạch tác nghiệp khác. Ngân sách sẽ là phương tiện
để kết hợp các chức năng với nhau, đồng thời cũng là cơ sở để quyết định sự
tăng tiến của kế hoạch.
1.1.3. Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
Kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp có ba chức năng sau:
Chức năng ra quyết định
Chức năng này là một trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạch trong
doanh nghiệp. Nó giúp cho các nhà lãnh đạo xây dựng một quy trình ra quyết
định và phối hợp các quyết định. Quy trình ra quyết định đươc xây dựng tương
đối độc lập.
Chức năng giao tiếp
Kế hoạch tạo điều kiện cho việc giữa các thành viên của ban lãnh đạo. Vì
công tác kế hoạch không phải chỉ riêng bộ phận kế hoạch mà là của tất cả các
phòng ban, các bộ phận.Nên nó cho phép lãnh đạo các bộ phận khác nhau phối
hợp sử lý các vấn đề trong trung và dài hạn. Kế hoạch có thể tạo nên một công
cụ hiệu quả cho thông tin xuôi từ ban lãnh đạo đến các bộ phận chức năng và
huy động các bộ phận vào việc thực hiện các lựa chọn chiến lược chung.
Chức năng quyền lực
Chức năng thể hiện sự quản lý doanh nghiệp theo một quy trình kế hoạch
đã đặt ra. Kế hoạch là công cụ của lãnh đạo thể hiện định hướng tương lai của
doanh nghiệp và quyền lực của họ trong doanh nghiệp.
Trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch đem lại cảm giác được quản lý một
cách hợp lý và mọi người đều được đóng góp vào kế hoạch với tư cách người ra
quyết định.
1.2. Nội dung của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp gồm các kế
hoạch chức năng sau:
1.2.1. Kế hoạch marketing
1.2.1.1 Khái niệm về kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích
môi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với
những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản
phẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện
những mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán
khoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập một ngân sách cho phép
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
1.2.1.2 Nội dung của kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing được thông qua ba bước quan trọng đó là: Dự báo
nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ; kế hoạch marketing
hàng năm ;và ngân sách marketing
a) Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là bước
đánh giá mức nhu cầu trên thị trường từ đó đưa ra sự lựa chọn cho các hoạt động
marketing. Sau khi đã xác định được nhu cầu trên thị trường thì doanh nghiệp
phải lựa chọn thị trường mục tiêu theo những cách thức sau: Tập trung vào một
đoạn thị trường, chuyên môn hóa có lựa chọn, chuyên môn hóa theo sản phẩm,
chuyên môn hóa theo thị trường, bao phủ toàn bộ thị trường. Sau khi đã lựa chọn
được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải ước lượng khối lượng bán hàng dự
kiến cho mỗi thị trường thông qua các phương pháp dự báo bán hàng định
lượng; định tính và mô phỏng.
b) Kế hoạch marketing hàng năm là bản kế hoạch dựa vào dự báo bán hàng
và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Kế hoạch này thể hiện quan điểm của
marketing là theo dõi liên tục xu hướng mới của thị trường và thích ứng càng
nhanh chóng càng tốt đối với những xu hướng đó. Kế hoạch hàng năm là việc cụ
thể hóa việc triển khai chiến lước doanh nghiệp trên các thị trường mục tiêu đã
chọn, các chỉ tiêu sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, bán hàng,
phân phối và giao tiếp. Tùy theo doanh nghiệp mà mức độ cụ thể hóa của các kế
hoạch này được triển khai.Nhìn chung kế hoạch marketing hàng năm xác định
các mục tiêu và dự tính các hành động và phương tiện cần thiết trong các lĩnh
vực: bán hàng, phân phối và các hành động marketing bổ trợ.
c) Ngân sách marketing chiếm vị trí quan trọng trong tổng ngân sách của
toàn doanh nghiệp. Ngân sách này bao gồm các thu nhập dự kiến và chi phí dự
tính cho việc duy trì hoạt động của chức năng marketing cũng như cho việc thực
hiện các kế hoạch marketing đã định.
1.2.2. Kế hoạch sản xuất và dự trữ
1.2.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất và dự trữ
Kế hoạch sản xuất và dự trữ (còn gọi là kế hoạch cung ứng đối với doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ) cho biết doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu về sản
phẩm của bộ phận marketing như thế nào. Lập kế hoạch sản xuất là cụ thể hóa
kế hoạch marketing: sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào, sử dụng những
nguồn lực gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu?...
1.2.2.2 Nội dung của kế hoạch sản xuất và dự trữ
a. Mô tả sản phẩm và số lượng: sản phẩm được mô tả từ góc độ sản xuất,
gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: phải biết cần sản xuất những sản phẩm