Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.17 KB, 28 trang )

  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU

3

1. Lí do chọn đề tài

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

4

2.1. Mục tiêu:

4

2.2. Nhiệm vụ cụ thể:

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Phạm vi nghiên cứu:

4



5. Phương pháp nghiên cứu

5

II. PHẦN NỘI DUNG

6

1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài

6

2. Thực trạng

7

2.1. Thuận lợi, khó khăn

7

2.2 Thành công và hạn chế:

8

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu

9

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động


9

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

10

3. Giải pháp, biện pháp

11

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

11

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

11

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

1


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

19


 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

20

3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

21

4. Kết quả

21

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

22

1. Kết luận

22

2. Kiến nghị

22

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản


2


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

Môn toán không chỉ  giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức, rèn các kĩ năng  
tính toán mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, óc sáng  
tạo, thói quen làm việc khoa học, phát triển ngôn ngữ, tư  duy lôgíc, góp phần 
hình thành các phẩm chất, nhân cách của người lao động. Các kiến thức và kĩ  
năng trong môn Toán rất cần thiết trong đời sống hàng ngày, là công cụ giúp học  
sinh học tốt các môn học khác và để tiếp tục học lên các lớp trên.
Môn Toán lớp 4 hình thành cho học sinh các kiến thức cơ  bản, sơ  giản 
nhưng có nhiều ứng dụng trong đời sống về số  học các số  tự  nhiên, các đơn vị 
đo lường, nhận dạng và tính chu vi, diện tích một số  hình, … Đặc biệt là biết  
cách giải và trình bày lời giải những bài toán có lời văn. Nắm chắc và thực hiện  
đúng quy trình bài toán.
Tuy nhiên việc dạy giải toán  ở  Tiểu học nói chung và  ở  lớp 4 nói riêng 
gặp rất nhiều khó khăn. Các em thường không xác lập được mối quan hệ giữa  
các dữ  liệu của bài toán, không tìm ra được mối quan hệ  giữa cái đã cho và cái  
phải tìm trong điều kiện của bài toán. Mặt khác, các em chưa biết vận dụng 
những kiến thức đã học vào trong việc giải toán. Chính vì vậy mà khi làm toán 
giải các em hay bị sai, nhầm lẫn do không tìm ra được phép tính và lời giải đúng 
cho câu hỏi của bài toán. Một điều không kém phần nan giải, khiến giáo viên 
phải trăn trở, suy nghĩ nhiều đó là học sinh thường nhầm lẫn cách giải bài toán ở 
các dạng toán điển hình như: Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và 
hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số  của hai số  đó,… Đặc 
biệt là hai dạng toán  có tựa đề gần giống nhau, đó là “Tìm hai số khi biết tổng 
và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. Vậy 
làm thế nào để học sinh không bị nhầm lẫn giữa các dạng toán, phân biệt được 

dạng toán này với dạng toán kia và biết cách xác lập mối quan hệ  giữa các dữ 
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

3


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

liệu của bài toán, tìm ra cách giải, phép tính và lời giải đúng cho bài toán, đó là  
điều mà tôi thường trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề  tài “ Kinh 
nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “tổng ­ tỉ, 
hiệu – tỉ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu:
­ Trang bị  cho mỗi học sinh vốn kiến thức toán học vững vàng, giúp học 
sinh yếu môn toán nhận dạng, phân biệt giải đúng các dạng toán “Tổng – tỉ, 
Hiệu – tỉ”.
­ Giúp học sinh biết tìm hiểu, phân tích, phân biệt tìm được cách giải và 
thực hiện giải, trình bày đúng các bài toán giải, biết kiểm tra, thử lại sau khi giải 
bài toán.
­ Giáo dục học sinh ý thức, thái độ học tập đúng đắn.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể:
­ Khảo sát, phân loại học sinh yếu, kém theo những nguyên nhân chủ yếu.
­ Tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào  
các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần.
­ Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực  
hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng­ tỉ” và “Hiệu ­ tỉ”

4. Phạm vi nghiên cứu:
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

4


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

Một số biện pháp phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng – tỉ” và “Hiệu – tỉ”
cho học sinh yếu lớp 4A, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2014 –  
2015.

5. Phương pháp nghiên cứu:
­ Phương pháp điều tra.
­ Phương pháp giảng giải.
­ Phương pháp gợi mở.
­ Phương pháp luyện tập, thực hành
­ Phương pháp hoạt động nhóm
­ Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
­ Phương pháp xử lí số liệu.

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

5


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng 
những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu 
được thể  hiện một cách đa dạng. Việc học giải toán còn góp phần quan trọng  
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp 
giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, 
linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và 
quan trọng của người lao động như  cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm 
việc có kế  hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Học giải toán mang nhiều  
tính trừu tượng, khái quát và liên tưởng trong đó có tính thực tiễn. Học sinh 
không thể  cảm thụ  bằng giác quan của các sự  vật hiện tượng (như  nặng, nhẹ,  
cứng, mềm, màu sắc,…) mà phải đưa chúng vào các hình dạng không gian và 
quan hệ  số  lượng. Để  có thể  nắm chắc kiến thức, kĩ năng giải toán học sinh 
phải chủ động, tích cực và tự giác học tập. Muốn vậy giáo viên phải định hướng  
giúp học sinh phát hiện vấn đề và tích cực giải quyết vấn đề.

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

6


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

( Trích giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở  Tiểu học – Tác giả:  
Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ quốc Trung – Nhà xuất bản  
Đại học Sư phạm).
Nhưng trong thực tế, mỗi bài toán lại có phép tính, lời giải và cách làm 
khác nhau. Muốn giải được bài toán dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2  

số đó” hoặc “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, học sinh cần phải 
xác định được bài toán đó thuộc dạng toán nào đã học? Dạng toán đó được giải 
như thế nào? Học sinh phải hiểu và xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu 
của đề  bài. Có như  vậy học sinh mới giải đúng bài toán. Để  giúp học sinh giải 
toán, giáo viên cần phải nghiên cứu bài, có hệ thống câu hỏi gợi ý dễ hiểu và có  
sự lô gic chặt chẽ nhằm giúp học sinh hiểu kĩ nội dung bài toán. Đây là một đặc 
trưng quan trọng của dạy giải toán mà khi giáo viên dạy cần chú ý.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học toán ở 
tiểu học. Công văn số  5842/BGD ĐT­VP ngày 01/9/2011 của Bộ  giáo dục về 
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và chuẩn kiến thức kỹ  năng mà học  
sinh cần đạt được sau giờ  học toán, những kiến thức có trong bài học, tham 
khảo sách hướng dẫn và một số  tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán  ở 
tiểu học. Thông tư  30/2014 của BGD. Quyết định 16/2006 của BGD­ĐT. Bên 
cạnh đó còn có sự  đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế  phụ  đạo học 
sinh yếu môn toán thời gian qua.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi: 

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

7


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

­ Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh 
nghiệm lẫn nhau trong đó có môn Toán. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, 
trường đều tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong  

chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt khối, giáo viên cũng có điều kiện trình bày 
những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy để mọi người cùng nhau 
tháo gỡ.
­ Giáo viên ham học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn  
sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ. 
­ Ban giám hiệu năng động nhiệt tình, luôn tư  vấn cho giáo viên những  
phương pháp dạy học tích cực.
­ Học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
­ Đa số học sinh ham học hỏi, hay tìm tòi khám phá cái mới.                
­ Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình.      
Khó khăn: 
­ Giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, nhất là học 
sinh yếu, chưa kiểm tra nghiêm ngặt và liên tục các yêu cầu mình đề  ra, chưa 
nhiệt tình trong công tác phụ đạo học sinh yếu, sử dụng phương pháp dạy học 
chưa phù hợp. Các hoạt động dạy học còn mang tính rập khuôn chưa có tính chủ 
động sáng tạo. 
­ Một số  học sinh thực sự  không thích học môn Toán do mất căn bản  ở 
lớp dưới. Khả năng đọc, hiểu, tiếp thu bài chậm, không chịu học thuộc các công  
thức, quy tắc giải toán. Hầu hết các em học sinh tiểu học còn hiếu động, chưa 
có lòng kiên trì và quyết tâm cao, thấy khó là bỏ  qua. Khi làm bài các em không  
đọc kĩ đề bài, ham chơi khiến các em xao lãng việc học hành dẫn đến học yếu  
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

8


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

môn Toán. Một số  em chưa có phương pháp học tập đúng đắn, học vẹt, bắt 

chước bài mẫu, sắp xếp thời gian chưa khoa học nên càng ngày càng mất căn  
bản, không hiểu đề toán dẫn đến không biết suy luận tìm dữ liệu.
­ Đa số  phụ  huynh làm nghề  nông, cuộc sống còn khó khăn, bận bịu với 
công việc ít có thời gian quan tâm đến việc học của con cái. Hơn nữa, trình độ 
văn hóa còn hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong việc theo dõi việc học của  
con cái.
2.2 Thành công và hạn chế:
Thành công
Đa số  các em đã có khả  năng nhận dạng, phân biệt được các dạng toán  
giải, đặt phép tính và lời giải đúng. Điểm các lần kiểm tra định kì so với bài  
kiểm tra khảo sát đầu năm đã được nâng lên. Một số em vẫn đạt giải qua các kì 
thi toán qua mạng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

Hạn chế: 
Tuy nhiên vẫn còn một số  em do khả  năng đọc còn yếu, tính toán còn  
chậm, các em tiếp thu còn chậm nên gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài toán.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
Mặt mạnh:
­ Tạo sự  say mê, hứng thú cho học sinh khi học toán, các em càng ngày 
càng yêu thích học môn toán hơn. Nâng cao trình độ nhận thức của các em, giúp 
các em có kiến thức cơ bản để học tốt môn toán ở  các lớp tiếp theo. Góp phần  
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

9


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

nâng cao chất lượng của giờ  học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói 

chung.
Mặt yếu: 
­ Kỹ  năng phân tích đề  bài và nhận dạng toán quá khó cho học sinh học  
yếu môn Tiếng Việt. 
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Về phía học sinh: 
Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy  
rằng các em học sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý 
chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến 
giờ  học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ  phận nhỏ  thì các em không xác  
định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên  
giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt”  
mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.
Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Trên địa bàn xã Bình Hòa thì 
đa số người dân ở đây đều làm nghề nông nên ngoài thời gian học trên lớp, khi ở 
nhà các em phải phụ  giúp gia đình việc đồng áng, chăn trâu, chăn bò, trông em,
….
Một số  học sinh bị  mất căn bản kiến thức từ  lớp nhỏ: Đây là một điều 
không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể 
nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
Về phía giáo viên: 

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

10


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”


 Một bộ  phận nhỏ  giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học  
sinh, đặc biệt là học sinh yếu, chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích 
thích tính tích cực, chủ động của học sinh. 
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua việc điều tra, phân tích, tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến thực trạng 
trên là do:
­ Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm: Với cùng một khoảng thời 
gian hình thành kiến thức mới, trong khi các học sinh khác đã hiểu bài, biết vận  
dụng kiến thức thì học sinh yếu vẫn chưa biết vận dụng để  thực hành kĩ năng. 
Trong khi luyện tập thực hành, các học sinh khác đã hoàn thành hết các bài tập 
theo chuẩn, có em còn làm hết các bài tập trong sách giáo khoa thì học sinh yếu 
mới chỉ giải được một bài hoặc một hai phần trong bài học. Thậm chí có em cần  
phải có sự giúp đỡ của giáo viên ở bên cạnh mới thực hiện được.
­ Phương pháp học tập chưa tốt: Một số  em không thuộc công thức, quy  
tắc tính của các dạng toán đã học, chưa đọc kĩ đề toán để phân biệt cái đã cho và 
cái phải tìm đã vội bắt tay vào giải; không chịu thử lại sau khi làm tính, luôn tẩy 
xoá trong bài làm. Nhiều em không chịu làm ra nháp hoặc làm bài nháp cẩu thả 
gây ra sự lộn xộn, nhầm lẫn khi làm bài vào vở.
­ Năng lực tư duy yếu: Nghe giáo viên phân tích giảng giải, học sinh yếu  
không biết khái quát, không biết tư  duy nên không nhớ  trình tự  tính toán, giải 
toán.
­ Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
     

­ Khả  năng diễn đạt bằng ngôn ngữ  khó khăn, sử  dụng ngôn ngữ, thuật  

ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn.
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản


11


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

­ Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu  
tự tin, ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng lại ngập ngừng không tin  
mình làm đúng bài tập. Thái độ  trong lớp thụ  động. Vì vậy kết quả  học toán 
chưa đạt được Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.
­ Một số  phụ  huynh chưa thực sự  quan tâm đến việc học của con em 
mình.
3. Giải pháp, biện pháp
 

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Xây dựng cho mỗi học sinh có vốn kiến thức toán học vững vàng, giúp  

học sinh yếu môn toán nhận dạng, phân biệt giải đúng các dạng toán giải, giúp 
các em nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ  học toán 
nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên.
 

3. 2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài
Việc tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc bài toán. Đây 

là bước quan trọng đầu tiên không thể  thiếu. Bởi vì, học sinh cần phải đọc kĩ,  
hiểu rõ đề  toán. Đối với học sinh yếu cần phải đọc nhiều lần, ít ra phải thuộc 
được đề toán, tìm hiểu xem bài toán cho biết cái gì, hay cho biết điều kiện gì, bài 
toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu thật kĩ một số  từ  ngữ, thuật ngữ  quan  

trọng biểu đạt theo ngôn ngữ thông thường. Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào 
học sinh chưa hiểu rõ hoặc đã học rồi mà quên không nhớ, không hình dung ra 
được, giáo viên cần hướng dẫn kĩ, nhắc lại để học sinh hiểu được nội dung và ý 
nghĩa của từ đó.
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

12


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

Ở bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”, học sinh 
cần phải hiểu được tổng là gì? Tổng là kết quả  của hai đại lượng cộng lại.  
Giáo viên giúp học sinh hình dung ra được tổng thường là các từ ngữ: Tổng của  
hai số là …, hai kho có…, hai lớp trồng được …, tuổi bố và tuổi con là…, trong 
ao có … con cá rô và cá chép, … Tỉ  số  thường là một phân số  hay số  thứ  nhất 
gấp… lần số thứ hai hoặc giảm số thứ nhất đi… lần thì được số  thứ  hai,… Ở 
dạng này thường có các bài toán như sau:
3
2

1) Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở  kho thứ nhất  bằng   số 
3
2

thóc ở kho thứ hai. Tính số thóc ở mỗi kho. ( Tổng là 125, tỉ số  )
2) Tổng của hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu  số lớn giảm 5 lần  
5
1


thì được số bé. ( Tổng là 72, tỉ số  )
2
3

3) Lớp 4A có 35 học sinh, trong đó số  học sinh nam bằng   số  học sinh  
2
3

nữ. Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ?( Tổng là 35, tỉ số  )
Ở bài toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, học sinh 
phải hiểu được hiệu là gì? Hiệu là kết quả phép tính trừ, đại lượng này hơn đại 
lượng kia bao nhiêu? Hoặc đại lượng này ít hơn đại lượng kia bao nhiêu? Học  
sinh phải hình dung ra được hiệu thường là các từ  ngữ: Bố  hơn con, con ít hơn 
bố, lớp 4A nhiều hơn lớp 4B, cá rô nhiều hơn cá chép, số  thứ  nhất kém số  thứ 
hai,…. Học sinh phải hiểu được hiệu trong bài toán người ta cho là “nhiều hơn  
hoặc ít hơn” đó chính là hiệu. Tỉ số giống như bài toán dạng toán Tìm hai số khi 
biết tổng và tỉ số của hai số đó. Ở dạng này thường có các bài toán sau:
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

13


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”
2
7

1)  Bố  hơn con 25 tuổi.  Tuổi con bằng     tuổi bố. Tính tuổi của mỗi 
2

7

người.    ( hiệu là 25, tỉ số  )
2
5

2) Số thứ nhất kém số thứ hai là 123. Tỉ số của hai số là  . Tìm hai số đó. 
2
5

( hiệu là 123, tỉ số  )
3)  Số  thứ  hai hơn số  thứ  nhất là 60. Nếu  số  thứ  nhất gấp lên 5 lần thì 
1
5

được số thứ hai. Tìm hai số đó. ( hiệu là 60, tỉ số  )
Một điều quan trọng nữa mà học học sinh hay mắc phải đó là: Các em hay  
nhầm lẫn, không phân biệt được đại lượng nào là số lớn, đại lượng nào là số bé. 
Để các em không bị nhầm lẫn, khi dạy bài “Tỉ số”, giáo viên cần phân tích kĩ để 
học sinh hiểu. Đại lượng nào nói trước là tử  số, đại lượng nào nói sau là mẫu 
số.
1
5

Ví dụ: Tỉ số của cam và quýt là  . ( Cam là tử số, quýt là mẫu số)
2
5

Số học sinh nam bằng   số học sinh nữ,( Học sinh nam là tử số, học sinh  
nữ là mẫu số)

Biện pháp 2: Tóm tắt và tìm cách giải 
Hoạt động tóm tắt và tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các 
dữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng 
và tìm được các phép tính thích hợp. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định 
đến hiệu quả làm bài của học sinh. Bởi vì, thông qua bước này, học sinh sẽ nắm 
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

14


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

được mối liên hệ giữa các dự kiện, số liệu mà đề bài đã cho với cái cần tìm để 
trả lời cho câu hỏi của bài toán. Nếu bước này học sinh phân tích không kĩ càng, 
không khai thác hết các dữ kiện của đề toán thì có thể các em sẽ hiểu sai và dẫn  
đến đi sai hướng, làm sai bài toán. Hoạt động này thường diễn ra theo trình tự 
sau:
* Phân tích bài toán: Bước này giáo viên cho học sinh đọc kĩ bài toán, dùng 
câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh trả lời.
+ Bài toán này cho biết gì? 
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? 
+ Bài toán này thuộc dạng toán gì? 
+ Tổng hoặc hiệu là bao nhiêu? 
+ Tỉ số là bao nhiêu? 
+ Tỉ số cho ta biết điều gì? 
+  Số bé là mấy phần?
+  Số lớn là mấy phần? 
Đối với bài toán tổng ­ tỉ
+  Muốn tìm Tổng số  phần bằng nhau ta làm thế  nào?(Lấy số  phần của  

số bé cộng với số phần của số lớn)
+ Muôn tim sô bé, ta lam thê nao? (
́ ̀
́
̀
́ ̀ Lây tông chia cho T
́ ̉
ổng số  phần nhân  
với số phần của số bé )
+ Muôn tim sô l
́ ̀
́ ớn, ta lam thê nao? 
̀
́ ̀ ( Lây tông tr
́ ̉
ừ  đi số  bé hoặc lây tông
́ ̉  
chia cho tổng số phần rồi nhân với số phần của số lớn).
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

15


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

Đối với bài toán hiệu ­ tỉ
+  Muốn tìm Hiệu số phần bằng nhau ta làm thế nào?( Lấy số phần của số  
lớn trừ đi số phần của số bé)
+ Muôn tim sô bé, ta lam thê nao? (

́ ̀
́
̀
́ ̀ Lây hi
́ ệu chia cho Hiệu số  phần nhân  
với số phần của số bé )
+ Muôn tim sô l
́ ̀
́ ớn, ta lam thê nao? 
̀
́ ̀ ( Lây hi
́ ệu cộng với số bé hoặc lây hi
́ ệu  
chia cho hiệu số phần rồi nhân với số phần của số lớn).
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán: Lớp 4A có 35 học  
2
3

sinh, trong đó số học sinh nam bằng   số học sinh nữ. Tìm số học sinh nam, số  
học sinh nữ?
+ Bài toán này cho biết gì ? (Lớp 4A có 35 học sinh, trong đó số  học sinh  
2
3

nam bằng   số học sinh nữ)
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ)
+ Tổng là bao nhiêu ? (35)
+ Giải thích tại sao gọi 35 là tổng ? (Vì số học nam cộng với số học sinh  
nữ bằng 35)
2

3

+ Tỉ là bao nhiêu ? ( )
2
3

2
3

+ Tỉ số    cho ta biết điều gì ? (Số học sinh nam bằng   số học sinh nữ,  
2
3

tức là tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ là  )
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

16


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

+  Số học sinh nam là mấy phần ?(2 phần)
+  2 phần được xem là số nào? (số bé)
+  Số học sinh nữ là mấy phần ? (3 phần)
+  3 phần được xem là số nào? (số lớn)
* Dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán: Bước này có vai trò rất quan 
trọng trong việc giải toán. Khi học sinh tóm tắt được, vẽ  được sơ  đồ  đoạn  
thẳng có nghĩa là học sinh đã hiểu được bài toán.
Từ  việc phân tích các dữ  liệu của bài toán trên, học sinh sẽ  dễ  dàng tóm  

tắt bài toán như sau:
 
.                    

Nam: 
Nữ:

* Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các 
phép tính: Để giải được bài toán, học sinh cần phải nắm và thuộc các bước giải.  
Các bước giải như sau:
Bài toán dạng tổng – tỉ

Bài toán dạng hiệu – tỉ

­ Bước 1: Tìm tổng số phần bằng nhau ­ Bước 1: Tìm hiệu số phần bằng nhau
­ Bước 2: Tìm số bé

­ Bước 2: Tìm số bé

­ Bước 3: Tìm số lớn

­ Bước: Tìm số lớn

Lưu ý: Học sinh có thể tìm số lớn trước.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai  
số đó.)
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

17



  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

+ Để giải bài toán này thực hiện qua mấy bước giải ? (3 bước giải)
Bước 1 : Tìm tổng số phần bằng nhau.
Bước 2 : Tìm số học sinh nam.
Bước 3 : Tìm số học sinh nữ.
+ Bài toán này có mấy cách giải ? ( 2 cách)
Cách 1 : Tìm học sinh nam trước. 
Cách 2 : Tìm số học sinh nữ trước.
+  Muốn tìm Tổng số phần bằng nhau, ta làm thế nào ?( Lấy số phần của  
số học sinh nữ cộng với số phần của số học sinh nam)
+ Muôn tim sô h
́ ̀
́ ọc sinh nam, ta lam thê nao ? (
̀
́ ̀
Lây tông chia cho t
́ ̉
ổng số  
phần rồi nhân với số phần của số học sinh nam )
+ Muôn tim sô h
́ ̀
́ ọc sinh nữ, ta lam thê nao ? 
̀
́ ̀ (Lây tông tr
́ ̉
ừ  đi số  học sinh  
nam).

Như vậy học sinh đã nắm được cách giải được bài toán.
Biện pháp 3 : Thực hiện giải bài toán
Mục đích cuối cùng của vệc dạy giải toán có lời văn cho học sinh là học  
sinh phải biết cách làm và trình bày bài giải theo một trình tự thể hiện đúng cách 
làm của dạng bài đó.  Ở  bước này, giáo viên sẽ  biết được học sinh có hiểu bài, 
nắm được cách giải bài toán hay không ? Đây là bước đánh giá sự  hiểu bài của  
học sinh. Theo chương trình hiện hành  ở  Tiểu học thì giải toán có lời văn thì 
mỗi phép tính đều phải đi kèm câu lời giải và cuối cùng ghi rõ đáp số. Như vậy  
là đã giải hoàn chỉnh một bài toán.
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

18


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

. Trình bày theo cách 1 :
                                              Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :   

 

                         

 2 + 3 = 5 (phần)

                    

Số học sinh nam là:             


                       

  35 : 5 x 2 = 14 (học sinh)

                    

Số học sinh nữ là:                 

                      

 35 – 14 = 21 (học sinh)

                      

 Đáp số: 

Nam: 14 học sinh
Nữ :   21 học sinh

                     

. Trình bày theo cách 2 :
                                              Bài giải:
         

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :   

                          


2 + 3 = 5 (phần)

                   

 Số học sinh nữ là:             

                       

  35 : 5 x 3 = 21 (học sinh)

                    

Số học sinh nam là:                 

                      

 35 – 21 = 14 (học sinh)

                       
                    

Đáp số: 

Nữ :   21 học sinh
Nam: 14 học sinh

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

19



  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

Biện pháp 4: Kiểm tra, thử lại cách giải
Trong thực tế  giảng dạy, nhiều em do lời giải sai nên số  lớn lại có kết 
quả nhỏ hơn số bé, như vậy là không hợp lí, hoặc có những em do cách làm sai  
nên kết quả của hai số cần tìm lại lớn hơn tổng, nên khi nhìn vào kết quả phải 
nhận ra được đó là bài làm sai.
Vì vậy, sau khi giải xong bài toán, việc kiểm tra cách giải nhằm phân tích  
cách giải đúng hay sai. Nếu sai thì sai chỗ nào để sửa chữa. Nếu cách giải đúng  
thì học sinh an tâm ghi đáp số, còn nếu sai thì các em phải kiểm tra lại cách làm 
xem sai ở đâu. Bước này hầu như học sinh thường bỏ qua nên nhiều em làm sai 
mà không biết. Vì vậy giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen kiểm tra lại cách  
giải sau khi làm. Các hình thức kiểm tra cách giải như sau:
­ Thiết lập tương  ứng các phép tính giữa các số  tìm được trong quá trình  
giải bài toán.
+ Đối với bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
­ Lấy số lớn cộng với số bé  kết quả bằng tổng.
­ Tổng trừ đi số bé bằng số lớn hoặc tổng trừ đi số lớn bằng số bé.
­ Tỉ  số  giữa số  lớn và số  bé có đúng như  tỉ  số  của bài toán đã cho hay  
không.
+ Đối với bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
­ Lấy số lớn trừ đi số bé kết quả bằng hiệu.
­ Hiệu cộng với số bé bằng số lớn.
­ Tỉ  số  giữa số  lớn và số  bé có đúng như  tỉ  số  của bài toán đã cho hay  
không.
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản


20


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

­ Giải bài toán bằng cách khác.
Sau khi kiểm tra nếu kết quả đúng như các dữ kiện bài toán đã cho thì bài  
toán đúng.
Đối với bài toán vừa giải trên hướng dẫn kiểm tra lại như sau:
Lấy số học nam (14 học sinh) cộng với số học sinh nữ (21 học sinh) bằng  
số học sinh cả lớp (35 học sinh).
2
3

Học nam (14 học sinh) bằng    số học sinh nữ (21 học sinh).
* Tương tự đối với bài toán dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai  
số  đó cũng tiến hành như  cách giải bài toán dạng Tìm hai số  khi biết tổng và tỉ 
số của hai số đó.
 

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Giáo viên cần theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của học sinh  

trong lớp, sớm phát hiện các trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập; đi 
sâu tìm hiểu cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
        Phân loại học sinh yếu, kém theo những nguyên nhân chủ  yếu và có kế 
hoạch giúp đỡ   thích hợp với từng đối tượng học sinh. Việc này cần làm trong  
suốt năm, trong quá trình đó có sự  điều chỉnh học sinh theo nhóm trình độ, phù 
hợp với kế hoạch giúp đỡ.
Giáo viên phải nắm vững thức kiến thức cơ  bản môn học, tìm phương  

pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào các yêu cầu quan trọng 
nhất, với mức độ  yêu cầu vừa sức các em để  nâng dần. Không nôn nóng, sốt  
ruột; khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào tiến bộ 
của học sinh.
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

21


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

    

 Khi giảng dạy, cần theo dõi sự chú ý của học sinh yếu, kém, kiểm tra kịp  

thời sự  tiếp thu bài giảng của các em. Phần hướng dẫn bài tập cần cụ  thể  hơn 
đối với HS này. Phần hướng dẫn học  ở nhà nên có thêm một số câu hỏi để học  
sinh có thể kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ,…
     

Mọi nhiệm vụ được giao cần được kiểm tra cụ thể, các sai sót mắc phải  

cần được phân tích và sửa chữa kip thời. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi 
các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả dù rất nhỏ. 
Theo dõi sự  tiến bộ  của học sinh từng ngày để  điều chỉnh cách dạy phù 
hợp.
Tổ  chức kèm cặp, phụ đạo trong điều kiện thời gian quy định. Trong các 
buổi này, nội dung chủ  yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy 
trên lớp, nếu cần thì ôn tập, củng cố  kiến thức thường xuyên để  các em nắm 

vững kiến thức. 
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
          Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này làm  
tiền đề, hỗ trợ cho biện pháp kia. Khi học sinh nắm được yêu cầu đề toán, hiểu 
được các dữ  liệu bài toán đã cho và cái phải tìm thì các em sẽ  nắm được, phân  
biệt được dạng toán này với dạng toán kia thì học sinh sẽ tóm tắt được và giải  
được bài toán đúng, thành thạo.

3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
­ Kết quả khảo nghiệm
Kết quả học tập môn toán của lớp 4A, năm học 2014 – 2015 như sau:
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

22


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

Khảo sát

TSHS Đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng Chưa đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng

Đầu năm

22

15

7


Cuối kì 1

22

20

2

Cuối năm

22

22

0

­ Giá trị khoa học
Với những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ 
dạy học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời tạo sự  say 
mê hứng thú cho học sinh khi học toán và từ đó học sinh ngày càng yêu thích môn  
toán hơn.
4. Kết quả
­ Kết quả thu được qua quá trình thực hiện đề tài
Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em học sinh yếu của lớp có sự tiến 
bộ  một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần. Cụ  thể  đầu 
năm học các em có nguy cơ  lưu ban như: Thương, Mạnh, Sang, Anh, Tính, … 
rất yếu toán, kĩ năng tính toán rất chậm, không phân biệt được các dạng toán 
giải, không giải được các bài toán. Đến cuối năm học các em đã cơ  bản thực  
hiện giải được các dạng toán thành thạo, phân biệt được dạng toán này với  

dạng toán kia, …Và quan trọng hơn là biết cách thử  lại khi thực hiện xong một  
bài toán.
­ Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài
Đề tài đã áp dụng tốt tại trường vào các tiết dạy phụ đạo môn toán ở khối 
4.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

23


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

1. Kết luận
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh người giáo viên cần: 
          ­ Thật sự hết mình “Vì đàn em thân yêu” xem các em này là một đối tượng 
đáng thương mà mình cần phải có trách nhiệm giúp đỡ. Nếu giáo viên nhận thức  
được như vậy thì các em không còn là gánh nặng đối với giáo viên.
           ­ Thường xuyên theo dõi và ghi nhận sự  tiến bộ  của các em, cũng như 
những hạn chế, khó khăn các em gặp phải để  kịp thời điều chỉnh phương pháp 
dạy học cho phù hợp với từng cá thể học sinh.
          ­ Giáo viên phải bình tĩnh, khéo léo, tuyệt đối tránh nôn nóng, xúc phạm  
các em; phải từng bước dẫn dắt các em trong bầu không khí học tập thoải mái,  
nhẹ nhàng, tạo tâm lý hưng phấn thích học, thích khám phá, tìm tòi ở các em. Từ 
đó nâng cao dần tri thức (nhưng phải đảm bảo tính vừa sức) với các em.
         ­ Việc phụ đạo học sinh yếu đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết yêu  
nghề, mến trẻ và cần phải kiên trì, liên tục trong suốt năm học; không nên thấy  
các em tiến bộ  lại vội ngưng hay lơ là đi. Vì đó chỉ  là kết quả  nhất thời, chưa 
bền vững, các em có thể tái yếu kém. 

          2. Kiến nghị
Phòng giáo dục cần tổ chức nhiều chuyên đề liên quan đến các biện pháp 
giáo dục học sinh yếu để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm.
Nhà trường nên bổ  sung thêm một số  sách hay về  phương pháp dạy học  
các môn học để giáo viên tham khảo, học tập.
Trên đây là một số  kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc rèn học sinh 
học yếu  lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng ­ tỉ” và “Hiệu ­ tỉ”. Chắc  
                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản

24


  Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng  tỉ, Hiệu tỉ”

rằng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa 
chỉ ra được. Rất mong được học tập thêm ở các bạn đồng nghiệp, Hội đồng ban  
giám khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
                                                                         Bình Hòa, ngày 14 tháng 2  năm  
2016.
                                                                                        Người viết

                                                       

               Huỳnh Thị Tuyết Nhung

                          Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 
Toản


25


×