Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.43 KB, 31 trang )

Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang ở trong những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI  
với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát triển  
cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng  ở  vị  trí trung tâm. 
Trong  nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ 
thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc  
biệt phải tích cực nhận thức để  cải tạo thế  giới, cải tạo chính mình. Giáo  
dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu 
quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho 
trẻ bước vào học phổ thông.
 Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên 
của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất,  
ngôn ngữ, tình cảm­xã hội, thẩm mỹ. Để  đạt được mục tiêu giúp trẻ  phát  
triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức  
khoẻ và giáo dục, đó là điều tất yếu.
Mỗi một ông bố, bà mẹ  trên thế  giới này, không phân biệt màu da, sắc  
tộc khi chuẩn bị  đón “núm ruột” kết quả  tình yêu của mình ra đời trên thế 
gian này, đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với những đứa con  
yêu dấu và đều mong muốn con mình được cắp sách tới trường để  sau này  
trở  thành  những người con có ích cho xã hội. Nhưng không phải những ông 
bố, bà mẹ  nào cũng đạt được những  ước muốn tưởng chừng như  đơn giản 
đó. Bởi vì cuộc sống mưu sinh, vì nhận thức còn thấp của một số ông bố, bà  
mẹ, vì điều kiện gia đình còn khó khăn, vì cuộc sống nay đây, mai đó, vì di 
dân tự  do, nên một số  bé không được đi học  ở  trường mầm non, là cái nôi 
ươm mầm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ  về  tâm lý, thể  chất, ngôn  
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         1



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
ngữ, tình cảm, kỷ năng sống,…là nơi mà các bé được khám phá, tìm tòi, học 
hỏi những gì mà bé thích, là hành trang vào đời cho con đường học vấn sau 
này của bé. Chính vì vậy mà Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số: 239/QĐ­
TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 Phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non  
cho trẻ  em năm tuổi giai đoạn 2010­ 2015, đồng thời đã ban hành các chính 
sách hỗ trợ đặc biệt ưu tiên cho trẻ em năm tuổi, từ chế độ hỗ trợ ăn trưa cho 
mỗi bé 120.000 đồng/tháng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập và các chính sách 
đãi ngộ  khác… nhưng công tác huy động trẻ  đến trường, công tác điều tra 
Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi nơi tôi công tác đạt kết quả 
chưa cao, cũng vì điều kiện gia đình, vì cuộc sống mưu sinh, mà những ông  
bố  bà mẹ  vẫn nay đây, mai đó và đành gác lại việc đến trường của các bé. 
Bởi lẽ  họ  suy nghĩ rất đơn giản “không có cơm ăn áo mặc thì con người sẽ 
không sống được, không có chữ  con người vẫn sống bình thường, không đi 
học mẫu giáo thì đến tuổi vẫn vào học lớp Một vậy thôi”, vì nhận thức về 
công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi chưa thật đầy đủ,  
chưa thật sâu sắc của một bộ  phận trong Ban chỉ  đạo Phổ  cập, của người  
dân, cán bộ  quản lý, giáo viên, nhân viên, người phụ trách công tác phổ  cập. 
Chính vì vậy tôi đã chọn đề  tài “Một số  biện pháp quản lý chỉ  đạo thực  
hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại trường  
Mầm non Ea Tung”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu lý do tại sao công tác huy động trẻ đến trường đạt tỷ  lệ  chưa  
cao, cụ  thể  là trẻ  2­3 tuổi, 3­4 tuổi và 4­5 tuổi, công tác điều tra còn gặp  
nhiều khó khăn trong khi đi điều tra, cập nhật thông tin, viết phiếu, nhập số 
liệu, thống kê… từ đó tìm ra một số biện pháp để thực hiện tốt công tác Phổ 
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         2



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung, xã 
Ea Na, huyện Krông Ana.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
Giúp phụ  huynh, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số  và những 
gia đình di cư dân tự do sống rải rác ở các vùng các xa các điểm trường, biết  
được tầm quan trọng của việc đưa trẻ  đến trường mầm non và đặc biệt là  
đối với trẻ năm tuổi, nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
Giáo dục trẻ về thể lực, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, những kỹ năng giao 
tiếp xã hội, kỷ  năng sống, kỷ  năng lao động, kỷ  năng tự  phục vụ  bản thân, 
chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề  tài tập trung nghiên cứu về  Một số  biện pháp quản lý chỉ  đạo thực 
hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường  
Mầm non Ea Tung.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và nội dung của công tác Phổ  cập Giáo dục là vô cùng rộng 
lớn và có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội, tuy nhiên trong đề tài 
này tôi nghiên cứu một số  biện pháp quản lý chỉ  đạo thực hiện tốt công tác 
Phổ  cập Giáo dục Mầm non cho trẻ  em năm tuổi tại trường Mầm non Ea  
Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên   cứu   tài   liệu,   sách   báo,   mạng   internet…về   những   tài   liệu   tập 
huấn, công văn, thông tư, quyết định…của các cấp về công tác Phổ cập Giáo 
dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         3



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Quan sát, nghiên cứu thu thập tài liệu, trao đổi trực tiếp, thu nhận phản  
hồi từ nhân dân, học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà  
trường.
Phương pháp thực nghiệm khoa học:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá về mức độ hoàn thành công tác Phổ cập 
Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi của nhà trường.

II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ  em năm tuổi là nhiệm vụ   ưu tiên 
hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị  tốt nhất cho trẻ  vào lớp 
một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.
Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là 
trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy  
mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia  
đình để phát triển Giáo dục mầm non.
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp Giáo dục mầm non theo 
nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với giáo dục phổ thông, 
góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảo đảm hầu hết trẻ  em năm tuổi  ở  mọi vùng miền được đến lớp để 
thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ  một năm học, nhằm chuẩn bị 
tốt về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo 
đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một.
2. Thực trạng:
Trường Mầm Non Ea Tung được thành lập từ năm 1992 theo quyết định  
số: 28/ QĐ­UB ngày 01 tháng 08 năm 1992 của UBND Huyện Krông Ana. 

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         4


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Theo tờ  trình ngày 23 tháng 07 năm 1992 của Phòng GD&ĐT. Điểm trường  
chính tại thôn Ea Tung, địa bàn trường quản lý là 1 Buôn Drai và 3 thôn gồm 
Tân Lập, Tân Thắng, Ea Tung, thuộc xã Ea Na. Tổng số  hộ  dân 3 thôn và 1 
buôn là 1060 hộ, 30 % là hộ đồng bào dân tộc tại chỗ.
Đời sống nhân dân chủ yếu là mùa vụ, vật nuôi cây trồng.
    Nhân dân có truyền thống hiếu học từ nhiều miền quê, nhiều dân tộc 
như: Kinh, Ê Đê, Khơ Me, Nùng.
Trường Mầm non Ea Tung nằm trên địa bàn xã Ea Na, phạm vi về công 
tác giáo dục mầm non của trường gồm có 01 buôn và 03 thôn với tổng số 
diện tích là: 1491.5 ha.
Tổng số hộ dân:1060 hộ.
Tổng số nhân khẩu: 4566 nhân khẩu.
Tổng số hộ dân tộc thiểu số: 199 hộ.
Tổng số nhân khẩu dân tộc thiểu số: 984 nhân khẩu.     
Về thực trạng, hiện trường có 8 lớp: trong đó có 03 lớp Mẫu giáo năm 
tuổi, mạng lưới lớp học mầm non đã cơ  bản đáp ứng yêu cầu phổ  cập giáo 
dục mầm non cho trẻ năm tuổi trên địa bàn. Cơ sở vật chất nhà trường tương 
đối đầy đủ: Phân hiệu chính có các phòng chức năng, công trình vệ  sinh  cho 
trẻ tương đối đầy đủ, đảm bảo theo yêu cầu của Điều lệ trường Mầm non. 
2.1. Thuận lợi ­ khó khăn:
Thuận lợi:
Nhân dân thôn Ea Tung, Buôn Drai, Tân Thắng, Tân Lập và trường Mầm  
non EaTung, thuộc xã Ea Na luôn nhận được sự  quan tâm của Đảng, Nhà 
nước, UBND xã quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, nhất là Bậc học Mầm non. 
Sự  phối hợp các Ban ngành trong xã, các tổ  chức quần chúng, như  Hội phụ 

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         5


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
nữ, đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học 
thường xuyên liên tục, tạo thành phong trào sôi nổi trên toàn xã trong sự 
nghiệp xã hội hoá Giáo dục.
Cơ sở vật chất trường được trang bị tương đối đầy đủ.
Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ theo Điều lệ trường mầm non quy định.
Khó khăn:
Chưa có sự  vào cuộc, phối hợp chặt chẽ  của các ban ngành, thôn bon, 
nhiệm vụ chung còn ủy thác cho nhà trường.
Địa bàn xã rộng, kinh tế nhân dân trong các thôn, buôn còn gặp nhiều khó  
khăn về kinh tế. 
Một số  người dân nhận thức về  sự  nghiệp giáo dục nhất là Giáo dục 
Mầm non còn hạn chế.
Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu của địa phương còn lỏng lẻo.
Cán bộ phụ trách công tác phổ cập không ổn định, thay đổi hàng năm gây  
ảnh hưởng trong việc quản lý và hoàn thiện hồ sơ.
2.2. Thành công ­ hạn chế:
Thành công:
Sau khi áp dụng một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác 
Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ  năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung  
tôi nhận thấy có những thành công như sau:
Nhận thức của nhân dân địa phương, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ 
huynh về  công tác Phổ  cập Giáo dục ngày càng đúng đắn hơn, đặc biệt là  
nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non đối với sự phát triển  
toàn diện của trẻ.


Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         6


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ phụ trách Phổ cập đối với lãnh 
đạo, giáo viên các trường tại địa phương nhằm cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ 
chung là Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi của xã nhà.
Công tác thực hiện Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại 
nhà trường ngày một hoàn thành tốt hơn, điều tra, viết phiếu, cập nhật thông 
tin, đối chiếu, kiểm tra…ngày một chính xác hơn, mức độ  sai sót ngày một  
giảm rõ rệt.
Tỉ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng nâng cao, trẻ được chăm sóc và 
giáo dục theo chương trình Giáo dục Mầm non hiện hành, tỉ lệ trẻ hoàn thành  
chương trình cao hơn.
Hạn chế:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập chưa kịp thời.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ  huynh, các ban ngành và người dân 
chưa nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác Phổ cập Giáo dục mầm non  
cho trẻ em năm tuổi.
Cán bộ phụ trách công tác phổ cập là công tác kiêm nhiệm nên chỉ  tranh  
thủ  thời gian làm việc, phần mềm phổ  cập thường xuyên quá tải, đôi khi bị 
lỗi nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện.
2.3. Mặt mạnh và mặt yếu:
Mặt mạnh:
 Được sự tín nhiệm của nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.
Trang thiết bị của trường phục vụ cho công tác phổ  cập tương đối đầy  
đủ so với nhu cầu.
Biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, khi áp dụng đề 
tài có  ảnh hưởng tích cực đến học sinh, phụ  huynh và giáo viên, học sinh  

thích đến trường, yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần hơn.
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         7


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Tỉ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng nâng cao.
Mặt yếu: 
Thiếu sự  phối hợp đồng bộ  giữa các đơn vị  trường học, một bộ  phận  
cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng về công tác phổ  cập, còn đùn đẩy trách 
nhiệm.
 Một số  gia đình người dân tộc thiểu số  không biết tiếng Việt. Một số 
gia đình các tỉnh phía Bắc di cư  tự  do không đăng ký hộ  khẩu,  ảnh hưởng 
không nhỏ đến công tác điều tra.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Nguyên nhân của thành công:
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy 
ban nhân dân huyện, Đảng  ủy,  Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự  chỉ 
đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà 
trường, đặc biệt là công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi.
Được sự  tin tưởng, động viên, giúp đỡ  tận tình của Ban giám hiệu nhà  
trường, phụ  huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình 
nghiên cứu đề tài.
Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực  
hiện, áp dụng đề tài nghiên cứu trong công tác quản lý.
Học sinh ngoan, có nề nếp tốt.
Cô có trình độ  chuẩn và trên chuẩn, kiến thức tương đối về  công tác 
Phổ  cập Giáo dục Mầm non cho trẻ  năm tuổi, được tham dự  các buổi tập 
huấn chuyên đề do các cấp tổ chức.
Nguyên nhân của hạn chế: 


Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         8


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Phụ  huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về  tầm quan trọng của 
giáo dục Mầm non, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm 
đúng mức đến việc đến trường Mầm non của con em mình.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 
ra.
Khi được phân công phụ  trách công tác phổ  cập và tiếp cận với hồ  sơ 
phổ cập tôi nhận thấy tỷ lệ huy động trẻ đến trường thấp so với số liệu điều  
tra, cập nhật phiếu không đầy đủ thông tin, viết sai, tẩy xóa nhiều, hệ thống 
hồ  sơ  sắp xếp chưa khoa học và tìm hiểu nguyên nhân tại sao tỷ  lệ  trẻ  đến 
trường còn thấp so với phiếu điều tra, tại sao phiếu viết sai nhiều, cập nhật 
không đầy đủ thông tin… để từ đó có biện pháp phù hợp cho công tác quản lý 
chỉ  đạo thực hiện Phổ  cập Giáo dục mầm non trẻ  em năm tuổi đạt kết quả 
cao hơn.

Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Số 
STT

Nội dung

người 
được khảo 
sát


Kết quả khảo 
sát
S
ố 
lượng

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         9

Tỷ lệ
%


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Hiểu   thế   nào   về   công   tác 
1

Phổ  cập Giáo dục mầm non cho 

40

20

50

40

18

45


40

18

45

40

15

37.5

40

15

37.5

trẻ em năm tuổi
Vì   sao   phải   Phổ   cập   Giáo 
2

dục   mầm   non   cho   trẻ   em   năm 
tuổi

3
4
5


Cập   nhật   đầy   đủ   thông   tin 
theo mẫu phiếu
Viết   đúng   biểu   mẫu   phiếu 
điều tra
Tổng   hợp   số   liệu,   sắp   xếp 
phiếu, ghi số phiếu

Qua khảo sát ban đầu, tôi thấy sự hiểu biết và nắm vững kiến thức công  
tác phổ cập của cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa cao. Nên tôi tìm hiểu lý do 
và rút ra được nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân của thực trạng:
* Khách quan:
Chưa có sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các ban ngành, Ban chỉ đạo  
và của người làm công tác phổ cập.
Đầu tư cơ sở vật chất chưa đầy đủ theo yêu cầu, kinh phí phục vụ công 
tác phổ cập không có.
* Chủ quan:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập chưa kịp thời.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ  huynh, các ban ngành và người dân 
chưa nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác Phổ cập Giáo dục mầm non  
cho trẻ em năm tuổi.

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         10


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Cán bộ phụ trách công tác phổ cập là công tác kiêm nhiệm nên chỉ  tranh  
thủ thời gian làm việc, thiết bị phục vụ công tác phổ cập còn thiếu.
Vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực 

hiện công tác phổ  cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại trường Mầm 
non Ea Tung.
3. Giải pháp, biện pháp:
Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ Phổ 
cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Biện pháp 2: Tăng cường huy động tối đa trẻ  em năm tuổi đến trường,  
lớp
Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc 
giáo dục trẻ.
Biện pháp 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ 
quản lý.
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác Phổ cập giáo dục 
mầm non cho trẻ năm tuổi.
Biện pháp 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên  
trong công tác điều tra.
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác phổ 
cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ  biến nhiệm vụ  
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho  
các cấp, ban ngành, gia đình và cộng đồng về chủ  trương, mục đích, ý nghĩa 
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         11


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
của công tác Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong toàn xã, 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển mọi nguồn lực.

Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác 
nhau như: tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh học sinh, loa đài vào giờ 
đón trẻ, trả trẻ, bảng biểu, tờ rơi, đài phát thanh, các buổi họp thôn bon, họp  
hội phụ nữ, đoàn thanh niên… để phổ biến các nội dung của Đề án Phổ cập  
Giáo dục mầm non cho trẻ  em năm tuổi, tạo điều kiện cho các tổ  chức xã  
hội, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia công tác Phổ cập Giáo dục mầm  
non cho trẻ em năm tuổi.
Mỗi một người dân, cán bộ, giáo viên, nhân viên là một cầu nối về công  
tác tuyên truyền.
Tích cực tham mưu cấp  ủy Đảng, chính quyền địa phương đưa chỉ  tiêu 
Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào các chương trình hành 
động, kế  hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đưa kết quả  thực 
hiện công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn 
bình xét xếp loại đảng viên cuối năm tới các Chi bộ, xét thi đua khen thưởng  
của cán bộ, giáo viên, nhân viên, bình xét gia đình văn hóa, đơn vị  văn hóa, 
thôn bon văn hóa… Giao các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp với nhà  
trường   vận   động   phụ   huynh   đưa   trẻ   em   năm   tuổi   tới   trường,   lớp   học   2  
buổi/ngày, phối hợp hỗ trợ công tác điều tra…
Biện   pháp   2:   Tăng   cường   huy   động   tối   đa   trẻ   em   năm   tuổi   đến  
trường, lớp.
Huy động tối đa trẻ  em năm tuổi đến lớp mầm non để  thực hiện chăm  
sóc giáo dục 2 buổi/ngày, duy trì và giữ vững trẻ dưới năm tuổi đến lớp bằng  
nhiều hình thức.

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         12


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Các cấp, ban ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế  độ  chính sách 

như: Thông tư  hỗ  trợ  120.000 đồng/tháng để  duy trì bữa ăn trưa tại trường; 
Thông tư hỗ trợ đồ dùng học tập, đồ dùng, đồ chơi…
Vận động, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ  trợ  sách vở, đồ  dùng học  
tập cho trẻ, đặc biệt là trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với các lớp ở điểm lẻ không có điều kiện tổ chức bán trú tại trường, 
vận động phụ huynh đưa cơm tới trường hoặc nấu cơm ở điểm chính và đưa 
cơm tới điểm lẻ, phụ huynh thay nhau nấu cơm hàng ngày cho trẻ…
Đảm bảo tốt thông tin hai chiều, giáo viên phải luôn gần gũi trẻ, tạo  
được niềm tin của phụ  huy nh, hiểu  được tâm tư  nguyện vọng của phụ 
huynh.
Tạo môi trường thân thiện, mới lạ cả trong và ngoài lớp học, xanh, sạch,  
đẹp, an toàn kích thích sự tò mò thích được đi học của trẻ.
Tổ chức các hội thi “Bé với dân ca, trò chơi dân gian”, “Bé thông minh”, 
“Bé tập làm nội trợ”, “Gia đình sức khỏe trẻ thơ”, “Giao lưu tiếng Việt” cho  
trẻ người dân tộc… tổ chức tốt các ngày lễ hội để trẻ được trải nghiệm, tạo  
hứng thú cho trẻ đến trường, lớp.
Giáo viên phải yêu thương, gần gũi, tôn trọng trẻ  để  trẻ  xem cô như 
người mẹ thứ hai, luôn cư  xử  với trẻ bằng thái độ  ân cần, niềm nở, đối xử 
công bằng, tránh sự thiên vị với trẻ, luôn tạo tâm thế thoải mái, tin cậy, mong 
muốn chia sẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến, kiên nhẫn chờ  đợi, tạo 
mọi cơ  hội cho trẻ  được trải nghiệm, được nói lên những mong muốn của  
mình. Không dùng mệnh lệnh, không hù dọa, đánh trẻ mà phải thường xuyên 
động viên khuyến khích, tuyên dương nêu gương trẻ. Đặc biệt quan tâm đến 
trẻ  khuyết tật hòa nhập, trẻ  người dân tộc thiểu số  khuyến khích trẻ  tới 
trường.
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         13


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 

Thực đơn phải được thay đổi thường xuyên, phong phú, chế biến món ăn 
phải thật sự  hấp dẫn lôi cuốn tạo tâm thế  thoải mái trong khi ăn, ngủ, giáo 
dục trẻ  biết lợi ích của ăn uống đầy đủ  chất, không ép nạt bắt trẻ  ăn gây 
cảm giác sợ sệt dẫn đến trẻ không muốn đi học.
Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc  
giáo dục trẻ.
Thực hiện đầy đủ, đảm bảo nội dung chương trình Giáo dục mầm non 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thực hiện đầy đủ Bộ chuẩn phát triển  
trẻ em năm tuổi, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số nhằm 
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong công tác giảng dạy.  Ưu 
tiên sắp xếp giáo viên đảm bảo có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình có trình 
độ đào tạo đại học phụ trách lớp trẻ năm tuổi, đặc biệt là giáo viên biết tiếng 
dân tộc, người địa phương.
Thường xuyên tổ chức làm đồ dùng dạy học bằng các nguyên vật liệu có 
sẵn ở địa phương, tạo mọi cơ hội có thể cho trẻ được tham gia, xây dựng môi 
trường học tập trong và ngoài lớp. Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm 
trung tâm để trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá với phương châm “Trẻ 
làm chủ  đạo­ cô phụ  đạo”, giáo viên luôn gần gũi tạo niềm tin, điểm tựa  
vững chắc nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, qua đó xây  
dựng được mối quan hệ  tốt giữa cô và trẻ, để  hướng dẫn trẻ  tích cực tham  
gia vào các hoạt động thì trước hết giáo viên phải hiểu về  tâm lý, về  khả 
năng nhận thức, thái độ tinh thần  hợp tác của trẻ. Nhờ vậy, khi trẻ được cô 
hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ biết tư duy sáng tạo ra các sản phẩm  
đa dạng theo ý thích, sự hiểu biết của mình, rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn  
trong quá trình tham gia các hoạt động. Trẻ  chủ  động trao đổi với cô những 
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         14


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  

Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
điều trẻ biết, muốn biết, muốn khám phá, qua đó phát triển ngôn ngữ  và tạo  
cơ  hội cho cô giúp trẻ  phát âm đúng, nói trọn câu, nói thành thạo tiếng Việt,  
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và thích được đến trường.
Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên sẽ  lôi cuốn sự tham gia và  
hợp tác của trẻ trong nhóm hay cá nhân vào quá trình tham gia các hoạt động 
một cách thoải mái với phương châm “học mà chơi­ chơi mà học” nhưng vẫn  
đảm bảo yêu cầu của cô đề ra, tạo mối quan hệ hợp tác tốt giữa trẻ với trẻ.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong hoạt động học trong 
lớp, giáo viên còn phải tổ  chức đầy đủ, sinh động các hoạt động ngoài trời, 
sinh hoạt tập thể, khám phá khoa học thực tế, tạo tình huống cho trẻ phải tư 
duy… nhằm hình thành kỹ  năng sống, kỹ  năng lao động, nâng cao kỹ  năng 
học tập chủ  động, tích cực và có ý thức vươn lên, góp phần hình thành cho  
trẻ ý thức tự giác, tinh thần hợp tác của trẻ.
Giáo viên cần đầu tư  sáng tạo trong mọi hoạt động đảm bảo phù hợp 
với đặc điểm tình hình của lớp mình phụ  trách, giúp trẻ  mạnh dạn, tự  tin  
trong các hoạt động “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Yêu cô giáo 
như mẹ hiền”, đó chính là điều kiện để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.
Nhà trường xây dựng kế  hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ  năm tuổi 
người dân tộc thiểu số, kiểm tra, đánh giá theo định kỳ. Thường xuyên kiểm 
tra công tác bán trú, vệ sinh, ăn ngủ của trẻ.
Biện pháp 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán  
bộ quản lý.
Ban giám hiệu tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia học các lớp 
đại học, công nghệ thông tin, tiếng dân tộc, tập huấn chuyên môn, chuyên đề, 
tham quan học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp 
vụ. Tổ chức cho giáo viên học soạn giáo án điện tử, học đàn…
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         15



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng chuyên môn 
cho đội ngũ giáo viên và cán bộ  quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ  năng cho 
giáo viên để  thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt chú 
trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho giáo viên người dân tộc thiểu số.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác chuyên môn, kiểm tra hồ sơ giáo 
viên, sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, đảm bảo chất lượng và có hiệu quả.  
Lên kế  hoạch, giao chỉ  tiêu cho từng bộ phận bồi dưỡng giáo viên yếu kém, 
giáo viên giỏi hỗ trợ giáo viên yếu, giáo viên mới, có đánh giá kết quả và đưa 
ra biện pháp khắc phục, khuyến khích, giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng 
dạy.
Phát động các phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tự  làm đồ  dùng  
đẹp” bằng các nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương để tăng thêm sự 
phong phú đa dạng về  chủng loại tạo hứng thú cho trẻ  trong quá trình hoạt  
động.
  Tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên vào đầu năm học, cuối năm học, 
thao giảng, dạy chuyên đề, dự giờ, thi giáo viên giỏi cấp trường…
Chuyên môn thường xuyên hướng dẫn cho giáo viên cách soạn bài từng 
lĩnh vực, từng hoạt động, giúp giáo viên biết xác định mục đích yêu cầu, 
phương pháp, hình thức tiến hành của từng hoạt động sao cho phù hợp với  
điều kiện thực tế của lớp và của nhà trường mà vẫn đảm bảo yêu cầu giáo  
dục của Chương trình giáo dục mầm non.
Lồng ghép các chuyên đề  “Sử  dụng tiết kiệm năng lượng” “Giáo dục 
bảo vệ  môi trường, tài nguyên biển, hải đảo”, “Sử  dụng tiết kiệm nước”…  
giúp cho giáo viên nắm chắc phương pháp và hình thức lồng ghép các chuyên 
đề  vào các hoạt động khác để  giáo dục trẻ phù hợp linh hoạt, giúp trẻ  nhận 
biết qua hành vi, thái độ đúng.
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         16



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đánh giá và rút kinh nghiệm nhằm  
nắm bắt những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng giáo viên để  có biện pháp 
phù hợp giúp cho giáo viên nâng cao năng lực công tác của mình. Kiểm tra  
dưới nhiều hình thức như: định kỳ, báo trước, đột xuất,…không những kiểm 
tra hoạt động học mà phải kiểm tra đầy đủ  các hoạt động trong ngày. Qua  
công tác này giúp Ban giám hiệu nhà trường đưa ra những biện pháp cụ  thể, 
kịp thời phù hợp với từng giáo viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, 
tạo cho giáo viên tâm thế  thoải mái tự  phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt 
nhiệm vụ được giao.
Tổ  chức các hoạt động tập thể  lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ 
tốt giữa nhà trường với phụ huynh, giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ; giúp trẻ 
có kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc và học tập 
theo nhóm, có ý thức sinh hoạt tập thể và tinh thần đoàn kết.
Tổ  chức cho cô và trẻ  tham quan, tham gia vào các ngày lễ  hội truyền  
thống của dân tộc và của địa phương để  nhận biết về  các ngày lễ  hội, ý  
nghĩa của các lễ  hội, hoạt động văn nghệ  chào mừng các ngày lễ  hội trong 
năm như: Tết nguyên đán, tết trung thu, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,  
lễ  hội cồng chiêng,… tạo điều kện cho trẻ  năm tuổi được chơi các trò chơi 
dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp với lứa tuổi như:  
nhảy bao bố, kéo co, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan… vào các 
ngày khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học, hoạt động ngoài trời…
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác Phổ  cập giáo  
dục mầm non cho trẻ năm tuổi.
Tích   cực  tham   mưu  các   cấp   ủy   Đảng,  chính   quyền   địa   phương  giải 
phóng mặt bằng tăng cường đầu tư xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất để đảm  
bảo đủ  phòng học theo hướng kiên cố  hóa, có đầy đủ  công trình vệ  sinh,  
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         17



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
nguồn nước sạch.  Ưu tiên trẻ  năm tuổi được học phòng học kiên cố  và bán 
kiên cố. 
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, vận động mọi nguồn lực có thể  để 
trang bị đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư 02/2010/TT­BGDĐT của  
Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 11 tháng 02 năm 2010 để thực hiện tốt chương  
trình Giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho  
trẻ em năm tuổi.
Huy động mọi nguồn lực hợp lý của nhân dân bê tông hóa sân trường, 
xây hàng rào, cổng trường, đồ chơi ngoài sân, trồng thêm cây xanh, vườn hoa,  
đồ dùng phục vụ bán trú, sinh hoạt của trẻ được I­nox hóa, đảm bảo cho trẻ 
năm tuổi được học 2 buổi/ngày và được tổ  chức ăn bán trú, được chăm sóc,  
nuôi dưỡng theo chương trình Giáo dục mầm non.

Biện pháp 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân  
viên trong công tác điều tra.
Cấp  ủy Đảng, chính quyền địa phương, ban chỉ  đạo phổ  cập các cấp, 
các đoàn thể, trưởng các thôn bon, già làng phải phối hợp, tạo mọi điều kiện  
thuận lợi nhất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc đi điều tra, viết 
phiếu.
Ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo, chỉ  đạo sát sao, hỗ  trợ  về  kinh phí  
cũng như tinh thần, cùng phối hợp đi điều tra, hướng dẫn giáo viên cập nhật 
thông tin đầy đủ, chính xác vào phiếu điều tra.

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         18



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Tạo điều kiện cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều được tham gia 
tập huấn, trải nghiệm. Sau khi tất cả đội ngũ đã hiểu rõ tầm quan trọng của 
công tác phổ cập và mốc thời gian hoàn thành phổ cập, tổ chức và phân công  
cho giáo viên đi điều tra trẻ  trong độ  tuổi từ  0­ 5 tuổi theo từng hộ  gia đình  
trên địa bàn xã vào tháng 5 và tháng 12 hàng năm. Giáo viên cư trú, dạy ở thôn  
nào điều tra thôn đó, trong một tổ nhóm đi điều tra đều có nhóm trưởng, giáo 
viên trẻ, giáo viên lớn tuổi, giáo viên người dân tộc tại chỗ, giáo viên người  
kinh, người có phương tiện, người không có phương tiện, giáo viên có khả 
năng tốc ký nhanh, đảm bảo độ  chính xác, chữ  viết rõ ràng mạch lạc. Giao  
trách nhiệm cho nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm của mình 
điều tra, cập nhật, hoàn thiện phiếu, thống kê số  liệu đảm bảo độ  chính xác 
thôn mình được giao điều tra và phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo phổ 
cập và Ban giám hiệu nhà trường.
Phân công theo nhóm phụ  trách điều tra cố  định một thôn, hàng năm có 
sự  thay đổi thành viên trong các nhóm tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh  
nghiệm của đồng nghiệp.
Đưa công tác Phổ cập giáo dục vào chỉ tiêu thi đua trong năm học.
Để  thực hiện tốt công tác phổ  cập giáo dục mầm non trẻ  em năm tuổi 
đạt hiệu quả Ban chỉ đạo phổ cập phải phân công và giao trách nhiệm cụ thể 
cho từng thành viên trong ban chỉ  đạo và có cam kết kèm theo, ban hành các 
văn bản chỉ đạo kịp thời, người phụ trách công tác phổ cập phải biết sắp xếp  
thời gian, nhiệt tình, chịu khó và có khả năng tư duy, sáng tạo, phải hệ thống 
được các loại hồ  sơ, biết cách sắp xếp hồ  sơ  phổ  cập một cách khoa học.  
Đây là việc làm hết sức quan trọng đối với người làm công tác phổ  cập vì 
dựa vào hệ thống hồ sơ này sẽ có đầy đủ các số liệu, làm cơ sở cho việc xây  
dựng kế  hoạch hàng năm và từng giai đoạn, giúp cho nhà trường tham mưu  
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         19



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
với Ban chỉ đạo được cụ thể, để xây dựng chỉ tiêu thực hiện làm công tác phổ 
cập chính xác và hiệu quả cao.
Hàng năm theo từng thời điểm các nhóm phải cập nhật và thống kê số 
liệu vào hồ sơ.
3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp:
Được sự  quan tâm của các cấp, UBND huyện, UBND xã, Phòng Giáo 
dục và Đào tạo huyện Krông Ana đến công tác phổn cập Giáo dục mầm non 
cho trẻ năm tuổi, đặc biệt là sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ.
Được sự tin tưởng, động viên của ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh  
học sinh và đồng nghiệp.
Học sinh ngoan, có nề nếp tốt, đi học chuyên cần.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác phổ cập tương đối đầy đủ  theo nhu 
cầu.
Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, chịu khó, quan hệ  mật thiết với nhân dân 
trong địa bàn, thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,  
nâng cao chất lượng điều tra, viết phiếu và cập nhật thông tin kịp thời, chăm 
sóc và giáo dục trẻ chu đáo.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các biện pháp thực hiện trong đề tài có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, 
hỗ  trợ  nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề  tài, thiếu một trong các biện 
pháp thì đề tài nghiên cứu không thể thành công như mong đợi.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu:
Việc áp dụng những biện pháp trong đề  tài thành công đã mang lại 
những kết quả như sau:
100% trẻ  em năm tuổi trên địa bàn trường quản lý được đến lớp để 
thực hiện chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày nhằm chuẩn bị  tốt về thể chất, trí  
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         20



Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, Tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất  
lượng cho trẻ vào lớp một.
Củng cố, mở  rộng mạng lưới trường, lớp trên địa bàn, 100% số  trẻ 
năm tuổi được học 2 buổi/ngày.
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục đối với các lớp mầm non năm 
tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, 100% giáo 
viên dạy mầm non năm tuổi đạt chuẩn, có 50% giáo viên đạt trình độ  trên 
chuẩn, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi 
cho các lớp mầm non năm tuổi. Xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia 
mức độ I trong năm học 2014­2015.
Huy động tối đa trẻ  em năm tuổi trong khu vực trường quản lý đến  
trường, lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và ăn bán trú 100%, 
duy trì và giữ vững số  trẻ  dưới năm tuổi đến các lớp mẫu giáo trên địa bàn.  
Đến năm 2015, huy động 100% trẻ năm tuổi ra lớp, 94,5% trẻ bốn tuổi ra lớp,  
66% trẻ ba tuổi đến trường, huy động mở  rộng một nhóm trẻ  độ  tuổi từ  24­ 
36 tháng tuổi.
Huy động được nhiều sự  đóng góp của cha mẹ  trẻ  để  củng cố  tu sửa  
cơ  sở  vật chất các phân hiệu, xây nhà vệ  sinh và mua thêm đồ  dùng đồ  chơi 
cho trẻ.
II.4. Kết qủa thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn 
đề nghiên cứu:
Kết qủa thu được qua khảo nghiệm:
Kết quả khảo nghiệm:


Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         21


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Sau thời gian hơn một năm áp dụng các biện pháp trên tôi đã thu được  
một số kết quả sau:
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Stt

1
2
3
4
5

Nội dung

Trước
khảo sát
SL
%

Sau
khảo sát
SL
%

40


20

50

40

100

40

18

45

40

100

40

18

45

40

100

40


15

37.5

40

100

40

15

37.5

35

87.5

Số người 
được 
khảo sát

Hiểu thế nào về công tác Phổ cập 
Giáo   dục   mầm   non   cho   trẻ   em 
năm tuổi
Vì   sao   phải   Phổ   cập   Giáo   dục 
mầm non cho trẻ em năm tuổi
Cập   nhật   đầy   đủ   thông   tin   theo 
mẫu phiếu
Viết   đúng   biểu   mẫu   phiếu   điều 

tra
Tổng hợp số  liệu, sắp xếp phiếu, 
ghi số phiếu

 Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nhận thức đúng đắn hơn về công tác 
Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Công tác điều tra phải đi thực tế, viết phiếu phải đầy đủ, chính xác và 
sắp xếp hệ thống hồ sơ khoa học.
Xác định PCGDMN cho trẻ  em năm tuổi là nhiệm vụ  trọng tâm của 
ngành giáo dục, là công tác mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn. Ngành giáo  
dục là lực lượng nòng cốt trong thực hiện phổ  cập, tích cực tham mưu, đưa 
nhiệm vụ  PCGDMN cho trẻ  em năm tuổi vào Nghị  quyết của các cấp  ủy 
Đảng, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhằm huy động 
mọi lực lượng và nguồn lực để thực hiện.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận: 
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         22


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là một việc làm hết sức 
thiết thực và quan trọng, để làm tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho  
trẻ  em năm tuổi. Điều đó đòi hỏi tất cả  mỗi người dân, cán bộ, giáo viên,  
nhân viên chúng ta cần xác định đúng đắn:
Công tác Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ  em năm tuổi là việc làm 
không chỉ riêng ai, mà cần có sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội cả về nhân  
lực cũng như nguồn lực.
Mỗi một người dân, cán bộ, giáo viên, nhân viên chúng ta đều phải nhận  

thức được việc Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi hết sức thiết 
thực nhằm trang bị  kiến thức cho trẻ  vào lớp một, đặc biệt là trẻ  dân tộc 
thiểu số.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đãi ngộ, hỗ  trợ  cho trẻ  năm 
tuổi.
Chính vì vậy để  làm tốt việc này, đòi hỏi tất cả  chúng ta phải có tinh 
thần trách nhiệm cao, hiểu rõ việc làm ngày hôm nay và sự phối hợp đồng bộ 
giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Có làm được như  vậy thì các bé có hoàn  
cảnh đặc biệt khó khăn, các bé người dân tộc thiểu số  mới có cơ  hội được  
đến học ở trường mầm non.
Người làm công tác phổ  cập phải có tâm, có tầm, chịu khó, sử  dụng  
thành thạo máy vi tính, có khả năng thu thập thông tin và xử lý số liệu.
Thực hiện đề  tài này cá nhân tôi xoay quanh nội dung làm sao để  thực  
hiện tốt công tác phổ  cập theo đúng lộ  trình. Tôi nghiên cứu ngay từ  đơn vị 
mình công tác, nghiên cứu về cách thu thập thông tin, viết phiếu điều tra, sắp  
xếp hồ  sơ, tuyên truyền tới từng người dân hiểu về  công tác Phổ  cập Giáo  
dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         23


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành đoàn thể trong và  
ngoài nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, đẩy mạnh công tác 
xã hội hóa giáo dục.
Điều quan trọng đầu tiên đối với người làm công tác phổ  cập là phải 
nắm chắc kiến thức về cập nhật thông tin vào phiếu, cách sắp xếp phiếu, hệ 
thống hồ sơ, phải nhiệt tình, tích cực, có tâm huyết, tính cẩn thận, tỉ mỉ trong  
công việc, đặc biệt là trong việc cập nhật, thống kê số liệu. Nắm rõ tiến trình 

thực hiện hồ  sơ  cũng như  các phương pháp để  thống kê số  liệu một cách 
chính xác, khoa học.
Mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên phải hiểu rõ tầm quan trọng của 
việc vận động tối đa trẻ năm tuổi được đến trường lớp mầm non, được học 
2 buổi/ngày, học đầy đủ  9 tháng trong một năm học, được trang bị  đầy đủ 
kiến thức chương trình Giáo dục mầm non như: phát triển thể chất, phát triển  
nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kỷ năng xã hội và đặc  
biệt là chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số, được hưởng đầy 
đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Nhận thức và thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 
em năm tuổi không được nóng vội, qua loa mà phải kiên trì, chịu khó.
Công tác Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ  em năm tuổi là việc làm 
không chỉ riêng ai mà là của toàn xã hội. Phải tuyên truyền kiến thức về công 
tác Phổ  cập Giáo dục mầm non cho trẻ  em năm tuổi đến từng người dân, 
không phân biệt trai gái, già trẻ, người dân tộc hay người kinh, người có đạo 
hay không có đạo… để mỗi người đều có trách nhiệm cùng bắt tay nhau thực  
hiện.
2. Kiến nghị

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         24


Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập  
Giáo dục Mầm non cho  trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 
Từ  những kết quả  nghiên cứu trên, với mong muốn thực hiện công tác 
Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đạt kết quả cao, tôi xin đưa 
ra một số kiến nghị sau:
Đối với UBND huyện:
Quan tâm lãnh đạo, chỉ  đạo sát sao về  công tác Phổ  cập Giáo dục mầm 
non cho trẻ  em năm tuổi, triển khai và ban hành các văn chỉ  đạo kịp thời tới 

Ban chỉ đạo cấp xã và các đơn vị trường học.
Giao  nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị cấp xã, kiểm tra, đánh giá 
kết quả thực hiện của từng năm.
Nhanh chóng giải tỏa mặt bằng, tăng cường đầu tư trọng điểm về cơ sở 
vật chất, kinh phí thực hiện công tác phổ cập.
 Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo:
Hỗ trợ về kỹ thuật, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời.
Tổ chức các lớp tập huấn cho Ban chỉ đạo cấp xã, cán bộ phụ trách công  
tác phổ cập và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các đơn vị trường học.
 Đối với UBND xã:
Cần chỉ đạo sát sao và gắn trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành  
viên trong ban chỉ đạo
Giao chỉ  tiêu cụ  thể  đến từng Chi bộ  thôn buôn, già làng, thôn trưởng, 
công an viên, chi hội phụ nữ… của từng thôn buôn cùng hỗ trợ phối hợp cán  
bộ, giáo viên, nhân viên khi đi điều tra thực tế.
 Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Cùng phối hợp đi điều tra thực tế, viết phiếu, cập nhật thông tin.
Tạo điều kiện về  thời gian cho cán bộ  kiêm nhiệm phụ  trách công tác 
phổ cập.

Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm ­ Trường Mầm non Ea Tung         25


×