Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội thép Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÀO MẠNH HUY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT THÉP THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐÀO MẠNH HUY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT THÉP THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trương Thị Thủy
2. TS. Nguyễn Xuân Nam

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Số liệu sử dụng trong Luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Đào Mạnh Huy


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP VÀ TRÌNH
BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ....................................................... 16

1.1.

Lý luận chung về mô hình “Công ty mẹ - công ty con” ..................... 16

1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm tổ chức quản lý ........................................ 16

1.1.2.

Phương thức hình thành nhóm công ty mẹ - công ty con ............. 19

1.1.3.

Các mối quan hệ chủ yếu giữa công ty mẹ và công ty con ........... 22

1.2.

Lý luận chung về BCTC hợp nhất....................................................... 23

1.2.1.

Khái niệm BCTC hợp nhất ........................................................... 23

1.2.2.

Hệ thống các lý thuyết hợp nhất BCTC ........................................ 25

1.2.3.


Nội dung và các nguyên tắc lập BCTC hợp nhất.......................... 31

1.2.4.

Lợi thế thương mại và bất lợi thương mại .................................... 35

1.2.5. Phương pháp kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con
trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất........................................................... 40
1.2.6.
1.3.

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát ........................................... 42

Quy trình lập BCTC hợp nhất ............................................................. 44

1.3.1.

Xác định phạm vi lập và trình bày BCTC hợp nhất ..................... 44

1.3.2. Thu thập, kiểm tra các báo cáo, tài liệu liên quan phục vụ việc lập
BCTC hợp nhất ........................................................................................... 47
1.3.3.

Xử lý những khác biệt về chính sách kế toán và niên độ kế toán . 48

1.3.4.

Vận dụng các kỹ thuật để lập BCTC hợp nhất ............................. 49

1.4.


Trình bày BCTC hợp nhất ................................................................... 52

1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lập và trình bày
BCTC hợp nhất và bài học cho Việt Nam ...................................................... 58
1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lập và trình bày
BCTC hợp nhất ........................................................................................... 58
1.5.2. Bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên
thế giới về lập và trình bày BCTC hợp nhất ............................................... 66


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP
THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM ............................................................. 70
2.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thép
thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam. ...................................................................... 70
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành thép Việt
Nam ...... ...................................................................................................... 70
2.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của SPCs ................................ 72

2.1.3.

Đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý tại SPCs ................ 75

2.1.4. Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC hợp
nhất tại SPCs ............................................................................................... 80
2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại SPCs
.............. ....................................................................................................... 83

2.1.6. Hệ thống BCTC hợp nhất và vai trò cung cấp thông tin của BCTC
hợp nhất đối với công tác quản lý, điều hành tại SPCs............................... 87
2.2.

Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs.......... 88

2.2.1.

Lợi thế thương mại ........................................................................ 88

2.2.2. Phương pháp kế toán khoản đầu tư của công ty mẹ trên BCTC
riêng và BCTC hợp nhất ............................................................................. 92
2.2.3.

Lợi ích của cổ đông thiểu số ......................................................... 92

2.2.4.

Thực trạng công tác lập BCTC hợp nhất tại SPCs ....................... 93

2.2.5.

Thực trạng công tác trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs ............ 106

2.2.6. Khảo sát thực tế việc vận dụng các kỹ thuật điều chỉnh một số
nghiệp vụ chủ yếu khi lập BCTC hợp nhất tại HPG và VNSTEEL ......... 111
2.3. Đánh giá thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại
SPCs .... ......................................................................................................... 135
2.3.1.


Về ưu điểm .................................................................................. 135

2.3.2.

Những tồn tại ............................................................................... 139

2.3.3.

Nguyên nhân của những tồn tại .................................................. 146

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THÉP THUỘC HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM ................................................ 152
3.1. Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Việt
Nam ....... ....................................................................................................... 152


3.2. Định hướng hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất trong
các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam. ................. 156
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất của các
doanh nghiệp sản xuất Thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam ....................... 157
3.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán lập và trình bày BCTC
hợp nhất ..................................................................................................... 157
3.3.2.

Hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất tại SPCs. .................... 168

3.3.3.

Hoàn thiện công tác trình bày BCTC hợp nhất tại SPCs ............ 181


3.4.

Điều kiện thực hiện các giải pháp ..................................................... 182

3.4.1.

Về phía cơ quan Nhà nước .......................................................... 182

3.4.2.

Về phía các tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo ......................... 184

3.4.3.

Về phía các đơn vị thuộc SPCs ................................................... 185

KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................ 188
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................... 190


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA
AASB
BCĐKT
BCKQHĐKD
BCLCTT
BCTC

BCTĐVSCH
CĐTS
CMKT
CTCP
CTTNHH
CTy
DN
DTL
FASB
HNKD
HPG
HSG
HTK
IAS
IASB
IASC
IFRS
KQKD
LN
LTTM
ME
MI
MTV
NCI
POMINA
SPCs
SPE
SXKD
TĐKT
TISCO

TMBCTC
TNDN
US GAAP
VAS
VINAKYOEI
VNSTEEL
WTO

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN
CMKT Australia
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Cổ đông thiểu số
Chuẩn mực kế toán
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Công ty
Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc
Hội đồng CMKT tài chính Hoa Kỳ
Hợp nhất kinh doanh
Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hoa Sen
Hàng tồn kho
CMKT quốc tế
Hội đồng CMKT quốc tế
Ủy ban CMKT quốc tế

Chuẩn mực lập BCTC quốc tế
Kết quả kinh doanh
Lợi nhuận
Lợi thế thương mại
Microsoft Excel
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Một thành viên
Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Công ty cổ phần Pomina
Các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội
Thép Việt Nam
Thực thể hoạt động theo các mục đích đặc biệt
Sản xuất kinh doanh
Tập đoàn kinh tế
Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thu nhập doanh nghiệp
CMKT Mỹ
CMKT Việt Nam
Công ty TNHH thép Vina Kyoei
Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổ chức thương mại quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh sự khác biệt giữa các lý thuyết hợp nhất ............................... 29
Bảng 1.2. Tổng hợp xu hướng áp dụng lý thuyết hợp nhất của các quốc gia ..... 30
Bảng 1.3. So sánh sự khác biệt cơ bản giữa IFRS 8 và IAS 14 .......................... 64
Bảng 2.1. Thống kê sản lượng, thị phần 5 doanh nghiệp thép đứng đầu thị

trường thép Việt Nam.......................................................................................... 71
Bảng 2.2. Thống kê đặc điểm quy mô hoạt động của các đơn vị ....................... 75
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động của các đơn vị năm 2012, 2013, 2014.................. 76
Bảng 2.4. Thống kê mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại SPCs.......................... 83
Bảng 2.5. Tổng hợp chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại SPCs ........... 84
Bảng 2.6. Tổng hợp việc áp dụng chế độ, chính sách kế toán tại SPCs ............. 85
Bảng 2.7. Tình hình phản ánh lợi thế thương mại tại các đơn vị ........................ 88
Bảng 2.8. Danh sách các công ty được mua có phát sinh LTTM tại HPG ......... 90
Bảng 2.9. Tổng hợp thời gian phân bổ lợi thế thương mại tại các đơn vị .......... 91
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp các phương pháp kế toán khoản đầu tư của công ty
mẹ vào công ty con trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất .................................. 92
Bảng 2.11. Tình hình phát sinh và phản ánh MI tại các đơn vị .......................... 93
Bảng 2.12. Thời điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty
con của các đơn vị thuộc SPCs ........................................................................... 93
Bảng 2.13. Bảng thống kê việc sử dụng tư vấn để lập BCTCHN lần đầu tiên ... 94
Bảng 2.14. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hợp nhất tại các công ty mẹ ......... 95
Bảng 2.15. Số lượng các công ty con, công ty liên kết của các đơn vị qua các
năm ...................................................................................................................... 96
Bảng 2.16. Phương pháp xác định phạm vi các công ty con được hợp nhất ...... 96
Bảng 2.17. Tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ đối với các công ty con tại SPCs ....... 97
Bảng 2.18. Thời hạn quy định nộp báo cáo đối với các công ty con, công ty liên
kết tại SPCs ......................................................................................................... 99
Bảng 2.19. Tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ đối với các công ty con cấp 2 ........... 101
Bảng 2.20. Tổng hợp các phương pháp điều chỉnh áp dụng tại các đơn vị ...... 104
Bảng 2.21. Thống kê số lượng và quy mô các giao dịch nội bộ tại SPCs ........ 104
Bảng 2.22. Thống kê nội dung trình bày trong BCĐKT hợp nhất và
BCKQHĐKD hợp nhất tại SPCs ...................................................................... 107
Bảng 2.23. Thống kê thuyết minh nội dung cấu trúc nhóm công ty tại SPCs .. 108
Bảng 2.24. Thống kê cách sử dụng đề mục để thuyết minh cơ sở hợp nhất BCTC
tại SPCs ............................................................................................................. 109

Bảng 2.25. Thống kê mức độ thuyết minh của Báo cáo bộ phận tại SPCs ...... 110
Bảng 2.26. Bảng tổng hợp tách lợi ích của cổ đông thiểu số năm 2014 ........... 116
Bảng 2.27. Bảng Tổng hợp cổ tức đã chia từ công ty con năm 2014 ............... 118


Bảng 2.28. Thống kê số lượng công ty liên kết năm 2014 ............................... 124
Bảng 2.29. Bảng tổng hợp cổ tức đã chia từ công ty liên kết năm 2014 .......... 125
Bảng 2.30. Bảng tổng hợp xác định phần sở hữu của VNSTEEL tại VPS năm 2014
........................................................................................................................... 126
Bảng 2.31. Tổng hợp các khoản vay của các đơn vị thuộc VNSTEEL ............ 129
Bảng 2.32. Bảng kê chi tiết các khoản nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn tại
CTCP Kim khí TPHCM thời điểm 31/12/2014 ................................................ 129
Bảng 2.33. Số liệu chỉ tiêu “Hàng tồn kho” trên TMBCTC hợp nhất hợp nhất
năm 2014 tại VNSTEEL ................................................................................... 130
Bảng 2.34. Số liệu tổng hợp các chỉ tiêu chi tiết khoản mục HTK trên BCĐKT
hợp nhất năm 2014 tại VNSTEEL .................................................................... 130
Bảng 2.35. Tổng hợp chỉ tiêu “Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được” trên
BCLCTT hợp nhất năm 2014 tại VNSTEEL .................................................... 134
Bảng 2.36. Đánh giá mức độ hiểu biết và tham gia của cán bộ quản lý cấp cao
đối với công tác lập BCTC hợp nhất ................................................................. 137
Bảng 2.37. Thống kê việc nộp báo cáo đúng hạn của các công ty con tại SPCs
........................................................................................................................... 141
Bảng 3.1. Chỉ tiêu định hướng phát triển đối với các sản phẩm ngành Thép ... 154
Bảng 3.2. Phương pháp ghi tăng, giảm trực tiếp các chỉ tiêu trên Bảng tổng hợp
kết quả hợp nhất BCĐKT của Tập đoàn Hoà Phát ........................................... 176
Bảng 3.3. Phương pháp điều chỉnh ghi Nợ và ghi Có cho các chỉ tiêu trên Bảng
tổng hợp kết quả hợp nhất BCĐKT của Tập đoàn Hoà Phát ............................ 176
Bảng 3.4. Phương pháp tổng hợp các chỉ tiêu trên Bảng tổng hợp kết quả hợp
nhất BCĐKT của Tập đoàn Hoà Phát ............................................................... 177
Bảng 3. 5. Tổng hợp kỹ thuật định giá đối với các khoản mục trên BCTC ..... 180

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án ......................................................... 15
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con ..................... 18
Sơ đồ 1.3. Cấu trúc hỗn hợp của nhóm công ty mẹ - công ty con ...................... 19
Sơ đồ 1.4. Mô hình sáp nhập pháp lý .................................................................. 19
Sơ đồ 1.5. Mô hình hợp nhất pháp lý .................................................................. 20
Sơ đồ 1.6. Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con ..................... 20
Sơ đồ 1.7. Sản lượng và thị phần tiêu thụ năm 2014 của 5 doanh nghiệp thép
đứng đầu thị trường thép Việt Nam .................................................................... 71
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức tổng quát của các đơn vị trong SPCs ..................... 79
Sơ đồ 2.2. Phương pháp hợp cộng áp dụng tại VNSTEEL, HPG .................... 103
Sơ đồ 2.3. Phương pháp hợp cộng áp dụng tại các đơn vị khác ....................... 103
Sơ đồ 2.4 Tổng hợp các giao dịch nội bộ phát sinh tại SPCs ........................... 106


Sơ đồ 3.1. Trình tự các bước lập BCTC hợp nhất khi ứng dụng Microsoft Excel
........................................................................................................................... 172
Sơ đồ 3.2. Trình tự các bước lập BCTC hợp nhất khi ứng dụng PMKT .......... 174
Sơ đồ 3.3. So sánh quy trình lập BCTC hợp nhất trước và sau khi áp dụng
PMKT ................................................................................................................ 174
Sơ đồ 3.4. Quy trình hợp nhất BCTC theo phương pháp gián tiếp .................. 179
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Lý thuyết hợp nhất theo tỷ lệ sở hữu .................................................. 26
Hình 1.2: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ .................................... 27
Hình 1.3: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng ...................... 28
Hình 1.4: Lý thuyết hợp nhất theo lý thuyết thực thể ......................................... 29



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với đường lối mở cửa và hội nhập đất nước ta đã
có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Vai
trò và vị thế của Việt Nam đã dần được khẳng định trên trường quốc tế. Hội
nhập về kinh tế kéo theo sự tất yếu về hội nhập kế toán, trong quá trình đó đã
hình thành nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động theo mô hình “công ty
mẹ - công ty con” dưới hình thức các Tập đoàn kinh tế hoặc Tổng công ty với cơ
cấu sở hữu đa dạng như và giữ vị trí thống trị những ngành, lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế như: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn VinGroup, Tập
đoàn FPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam,
Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn
thông quân đội... Các Tập đoàn này có đặc điểm là hoạt động kinh doanh đa
ngành nghề, đa lĩnh vực và có phạm vị hoạt động sản xuất kinh doanh rộng lớn
không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, sản xuất tư liệu
sản xuất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp xây
dựng và quốc phòng, hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển
cơ sở hạ tầng. Những năm qua ngành thép đã có đóng góp đáng kể trong việc
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cũng như góp một phần vào
nguồn thu ngân sách. Ngành thép cũng là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của
cả nước có nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô
hình “công ty mẹ - công ty con” như: Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty thép
Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên…
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung, kế toán nói riêng, báo cáo tài
chính (BCTC) là loại tài liệu kế toán quan trọng nhất trong công tác tài chính, kế
toán. BCTC cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp cho các nhà quản lý, đồng thời là
nguồn cung cấp thông tin chủ yếu của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.


1


Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công
ty con” BCTC hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối
tượng sử dụng thông tin kế toán của Tập đoàn. BCTC hợp nhất giúp người sử
dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền
của toàn Tập đoàn với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất. Mặc dù đã có quy
định về BCTC hợp nhất nhưng do công tác lập, trình bày BCTC hợp nhất luôn là
một nhiệm vụ chứa đựng nhiều khó khăn và phức tạp nên việc lập BCTC hợp
nhất ở nước ta nói chung và các doanh nghiệp trong Hiệp hội thép nói riêng còn
nhiều vướng mắc đòi hỏi cần phải có nghiên cứu để hoàn thiện.
Xuất phát từ những lý do trên đây, việc đặt vấn đề nghiên cứu công tác lập
và trình bày BCTC hợp nhất trong các đơn vị sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép
Việt Nam là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó tác giả
đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp
nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan tình hình và những kết quả nghiên cứu ở trong và
ngoài nước có liên quan đến luận án
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên góc độ khác nhau về
BCTC hợp nhất cả ở trong và ngoài nước được khái quát như sau:
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu của tác giả Victor – Octavian Muller tại đại học Babes- Bolyal,
Rumani, năm 2010 với đề tài “Developments and enquires in the field of
consolidated financial statements”. Đề tài này nghiên cứu khá toàn diện các vấn
đề liên quan đến BCTC hợp nhất bao gồm các nội dung như: (i) các khái niệm
về nhóm công ty, thực thể báo cáo; khái niệm về kiểm soát, lợi ích cổ đông
không kiểm soát, lợi thế thương mại, sự cần thiết, mục đích của BCTC hợp nhất,
các lý thuyết hợp nhất cơ bản; (ii) các quy định của CMKT quốc gia, Châu Âu

và của quốc tế về BCTC hợp nhất; (iii) nội dung, phương pháp trình bày và phân
tích về BCTC hợp nhất; (iv) chọn mẫu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
2


về BCTC hợp nhất. Ngoài ra trong năm 2013, tác giả Victor – Octavian Muller
cũng đã nghiên cứu đề tài “The impact of IFRS adoption on the quality of
cosolidated financial reporting”. Đề tài này nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc
thực hiện IFRS đối với chất lượng của BCTC hợp nhất. Nghiên cứu này được
thực hiện trên một số lượng lớn các công ty tại Châu Âu đã công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán Paris, London, Frankfurt).
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng các mô hình kinh tế lượng
để kiểm định 2 giải thuyết: (i) BCTC hợp nhất trình bày theo IFRS có chất
lượng cao hơn so với trình bày theo chuẩn mực của quốc gia; (ii) chất lượng
BCTC hợp nhất sẽ cao hơn trong bối cảnh áp dụng IFRS.
- Nghiên cứu của nhóm các tác giả Paolo Andrei, Pier Luigi Marchini,
Veronica Tibiletti tại đại học Parma nước Ý, thực hiện năm 2010 với đề tài “The
impact of the adoption of International Financial Accounting Standards (IFRS)
on consolidated financial statements of Italian enterprises” nghiên cứu và phân
tích về những tác động và ảnh hưởng của việc áp dụng các chuẩn BCTC quốc tế
đối với việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại 191 công ty mẹ hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng
khoán Milan. Trong nghiên cứu này các tác giả nghiên cứu về phạm vi hợp nhất,
phương pháp xác định lợi thế thương mại, lợi ích của cổ đông không kiểm soát
và phương pháp loại trừ giao dịch nội bộ tại các doanh nghiệp của nước Ý.
- Nghiên cứu của nhóm các tác giả Andreea Cirstea, Alexandra Carmen
Baltariu thực hiện năm 2014 với đề tài “Convergence of consolidated financial
statements regulations: are we there yet?”, nghiên cứu sự hài hòa giữa IFRS và
US GAAP về BCTC hợp nhất. Các yếu tố được các tác giả lựa chọn để đánh giá
sự hài hòa bao gồm: yêu cầu lập BCTC hợp nhất, quyền kiểm soát, phương pháp

hợp nhất, chính sách kế toán, ngày lập và trình bày BCTC hợp nhất.
- Luận án tiến sĩ “Consolidation accounting issues in the Australian public
sector” của tác giả Victoria JaneWise, năm 2004 tại trường Đại học Victoria,

3


Melboure, Úc. Luận án này cũng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kế toán
hợp nhất trong lĩnh vực kế toán công tại Úc.
- Luận án tiến sĩ “Goodwill impairment:The case of Hong Kong” của tác giả
Trần Mạnh Dũng thực hiện năm 2011, tại trường Đại học Macquarie, Sydney,
Úc. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về mặt lý luận các vấn đề liên
quan đến lợi thế thương mại trên các khía cạnh: các quan điểm định nghĩa lợi thế
thương mại, đo lường lợi thế thương mại, phương pháp ghi nhận lợi thế thương
mại… Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về lợi thế thương mại, tác giả nghiên cứu
thực tiễn xác định, kế toán lợi thế thương mại tại Hong Kong.
- “Financial Accounting and Reporting” (2011) của nhóm tác giả Barry
Elliott và Jamie Elliott có nội dung chủ yếu nghiên cứu các vấn đề về kế toán tài
chính nâng cao, trong đó có nội dung quan trọng nghiên cứu về kế toán lập
BCTC hợp nhất. Trong nội dung này, các tác giả nghiên cứu các vấn đề về kế
toán hợp nhất tại thời điểm: (i) quyền kiểm soát được thiết lập (khái niệm về
nhóm công ty, định nghĩa về quyền kiểm soát, các phương pháp kế toán lập
BCTC hợp nhất, lợi thế thương mại, lợi ích của cồ đông không kiểm soát…); (ii)
thời điểm sau khi quyền kiểm soát được thiết lập (thống nhất chính sách kế toán,
kế toán các khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, phương pháp kế toán
vào các công ty con, công ty liên kết…).
- “Company Accounting” (2011) của nhóm tác giả Ken Leo, John
Hoggett, John Sweeting. Nội dung chủ yếu đề cập các vấn đề liên quan đến kế
toán lập BCTC hợp nhất theo AASB đã sửa đổi cập nhật theo IFRS. Nghiên cứu
cũng trình bày các vấn đề về hợp nhất kinh doanh, đánh giá suy giảm của tài

sản, các phương pháp hợp nhất BCTC, trình tự các bước hợp nhất BCTC, lợi ích
của cổ đông không kiểm soát, loại trừ các giao dịch nội bộ trong nhóm công ty,
phương pháp hợp nhất đối với các công ty con sở hữu trực tiếp và gián tiếp, kế
toán đối với các công ty liên kết...

4


2.2. Các nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về BCTC hợp nhất và công tác lập và trình
bày BCTC hợp nhất đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nội dung chủ yếu
của một số công trình nghiên cứu gần đây có thể kể đến như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Phú Giang (2007), “Hoàn thiện quy
trình hợp nhất BCTC của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty
con”, Đại học thương mại. Luận án nghiên cứu một số vấn đề về mô hình “công
ty mẹ - công ty con”, lý luận về quy trình hợp nhất BCTC theo chuẩn mực quốc
tế qua 4 giai đoạn (đồng hoá, kết hợp, loại trừ, phân bổ vốn chủ sở hữu). Luận
án cũng nghiên cứu thực trạng quy trình hợp nhất BCTC tại một số đơn vị như:
Tập đoàn điện lực Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, qua đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình hợp nhất BCTC.
Luận án tiến sĩ của tác giả Chúc Anh Tú (2009), "Vận dụng chuẩn mực
hợp nhất BCTC để tổ chức hệ thống BCTC ở Tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt nam", Học viện tài chính, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận chung và phân tích
về tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất theo quy định CMKT quốc tế của CMKT
Việt nam từ đó làm tiền đề cho những giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống
BCTC hợp nhất ở Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Anh Hiền (2011), “Xây dựng nội
dung và quy trình lập BCTC hợp nhất của các Tập đoàn kinh tế đa ngành tại
Việt Nam”, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã hệ thống hoá lý

luận về BCTC hợp nhất bao gồm: các nguyên tắc, nội dung, phạm vi, trách
nhiệm và phương pháp lập BCTC hợp nhất. Luận án cũng so sánh và đánh giá
một số điểm khác biệt cơ bản giữa chuẩn mực BCTC quốc tế và CMKT Việt
Nam. Trên cơ sở hệ thống lý thuyết nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu đánh giá
thực trạng lập BCTC hợp nhất tại các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, đồng thời
qua đề xuất nội dung và quy trình lập BCTC hợp nhất cho các Tập đoàn kinh tế
đa ngành.
5


- Luận án Tiến sĩ của tác giả Đoàn Thị Dung (2012), “BCTC hợp nhất –
Những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp cho Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà”,
Học viện Tài chính. Trong luận án của mình tác giả đã hệ thống hoá được những
vấn đề lý luận chung về BCTC hợp nhất bao gồm: hệ thống các phương pháp,
quan điểm, phạm vi lập BCTC hợp nhất cũng như nội dung tổ chức hệ thống
BCTC hợp nhất. Dựa trên cơ của những nghiên cứu này tác giả đi sâu đánh giá
thực trạng hệ thống BCTC hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà qua đó đề
xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống BCTC hợp nhất trên phương diện cả
khung pháp lý hiện hành và những nội dung cụ thể tại Tập đoàn kinh tế
Hoàng Hà.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Hồng Vân (2014), “Sự hoà hợp giữa kế
toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất - từ chuẩn
mực đến thực tiễn”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã hệ
thống hoá cơ sở lý thuyết về BCTC hợp nhất và sự hoà hợp kế toán trong việc
lập, trình bày BCTC hợp nhất. Luận án cũng đã xây dựng mô hình và kiểm định
các giả thuyết đánh giá về sự hoà hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong
việc lập BCTC hợp nhất trên cơ sở khảo sát các doanh nghiệp đang niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn và kết quả kiểm
định, luận án đã đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tiến trình hoà hợp
CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp

nhất. Các vấn đề trình bày trong luận án khá toàn diện, phương pháp thực hiện
khoa học trên cơ sở xây dựng mô hình và sử dụng phần mềm thống kê để giải
quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài.
Ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu vấn đề liên quan đến BCTC hợp nhất được đăng tải trên các tạp chí
nghiên cứu khoa học chuyên ngành hoặc kỷ yếu hội thảo. Trong đó, có một số
bài viết quan trọng phải kể đến như:
- Bài “Làm rõ bản chất của phương pháp tài khoản khi lập BCTC hợp
nhất”, của tác giả Chúc Anh Tú, Tạp chí kiểm toán, số 13/2008;

6


- Bài “Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán khoản đầu tư vào công ty
con trên BCTC công ty mẹ đến BCTC hợp nhất”, của tác giả Đoàn Thị Dung,
Tạp chí kế toán và kiểm toán số 98/2011;
- Bài “Những thay đổi quan trọng trong chuẩn mực lập và trình bày BCTC
quốc tế về hợp nhất kinh doanh”, của tác giả Bùi Thị Ngọc, Tạp chí kế toán và
kiểm toán số 04/2011 và nhiều bài báo của các tác giả khác.
2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu
Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên
quan đến BCTC hợp nhất đã thực hiện, có thể thấy rằng:
Vấn đề BCTC hợp nhất cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu được thực hiện qua các công trình độc lập hoặc
các dưới hình thức luận văn thạc sĩ hoặc các luận án tiến sĩ. Các nghiên cứu này
tập trung vào các vấn đề như: ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đối với BCTC
hợp nhất, lợi thế thương mại, giá trị hợp lý, sự hoà hợp giữa IFRS và CMKT
quốc gia, BCTC hợp nhất trong khu vực công…
Đối với các công trình nghiên cứu tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều đã có
nhiều nghiên cứu về BCTC hợp nhất tuy nhiên các nghiên cứu này chưa quan

tâm đến một số khía cạnh sau:
- Chưa phân tích sâu, đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan đến công tác
lập và trình bày BCTC hợp nhất. Chưa có nghiên cứu cụ thể và kỹ lưỡng về
phương pháp, kỹ thuật để tổng hợp lập và trình bày các khoản mục cụ thể của
BCTC hợp nhất (BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLTT, TMBCTC hợp nhất) đối với
các đối tượng được khảo sát (Luận án của các tác giả Chúc Anh Tú, Nguyễn Phú
Giang, Nguyễn Anh Hiền…), hoặc có đề cập nhưng chưa đi sâu (Luận án của
Tác giả Đoàn Thị Dung).
- Các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp, cách thức
tổng hợp các chỉ tiêu để lập BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất mà chưa
nghiên cứu cách thức lập Thuyết minh BCTC hợp nhất và BCLCTT hợp nhất.

7


- Chưa xây dựng hệ thống bảng hỏi và sử dụng phần mềm thống kê để đánh
giá các vấn đề ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất. Riêng
luận án của tác giả Trần Hồng Vân đã sử dụng các kỹ thuật và phương pháp
thống kê để đánh giá đối tượng nghiên cứu nhưng hướng của đề tài tập trung
nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam với chuẩn mực quốc tế
trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.
- Một số đề tài phạm vi khảo sát còn hẹp mới chỉ đề cập đến thực trạng vấn
đề cần nghiên cứu tại một đơn vị có quy mô lớn như: Tập đoàn Bưu chính viễn
thông, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam, Tập đoàn Hoàng Hà… Chưa có
luận án nào nghiên cứu công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất trên phạm vi
một nhóm các công ty.
- Chưa có luận án nào trực tiếp nghiên cứu đến công tác lập và trình bày
BCTC hợp nhất tại các Tập đoàn, Tổng công ty trong hệ thống các doanh nghiệp
ngành thép Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về
công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất; đánh giá thực trạng việc lập và trình
bày BCTC hợp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép
Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc
lập và trình bày BCTC hợp nhất; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
lập và trình bày BCTC hợp nhất nhằm giúp công tác lập và trình bày BCTC hợp
nhất được thực hiện phù hợp hơn với các quy định hiện hành qua đó nâng cao
chất lượng thông tin của BCTC hợp nhất của các đơn vị.
Mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về lập và trình
bày BCTC hợp nhất của doanh nghiệp bao gồm: các khái niệm, lý thuyết về Tập
đoàn kinh tế, mô hình “công ty mẹ - công ty con”, phương pháp, trình tự, kỹ
thuật hợp nhất từ đó rút ra bài học đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng
như các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thép nói riêng.
8


- Thứ hai, phân tích thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất
trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam từ đó đánh
giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại. Để có cơ sở phân tích thực
trạng và phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, đề tài sử dụng các bảng
khảo sát kết hợp với việc thực hiện khảo sát thực tế tại một số đơn vị điển hình
để đánh giá công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn vị này. Từ các
kết quả khảo sát đó, tác giả sẽ đưa ra các đánh giá về ưu nhược điểm công tác
lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn vị.
- Thứ ba, trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại của công
tác lập và trình bày BCTC hợp nhất, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp khoa học,
hợp lý nhằm giúp các đơn vị cải tiến và hoàn thiện hơn nữa công tác lập và trình
bày BCTC hợp nhất, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng thông tin
của BCTC hợp nhất tại các đơn vị.

4. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Luận án, các câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: Mô hình “công ty mẹ - công ty con”?, các đặc điểm của mô hình
“công ty mẹ - công ty con” ?, BCTC hợp nhất và công tác lập BCTC hợp nhất?
Kinh nghiệm quốc tế về BCTC hợp nhất và bài học kinh nghiệm rút ra cho
Việt Nam?
Câu hỏi 2: Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các
doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào cần được đưa ra để hoàn thiện công tác lập
và trình bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội
Thép Việt Nam?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là công tác lập và trình
bày BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép

9


Việt Nam, bao gồm: tổ chức thu thập thông tin, trình tự, thủ tục, kỹ thuật lập và
trình bày BCTC hợp nhất.
- Về phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Luận án sẽ lựa chọn các doanh nghiệp là những đơn
vị sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam có lập BCTC hợp nhất để nghiên
cứu và đánh giá thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn
vị này. Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu công tác lập
BCTC hợp nhất. Đối với công tác trình bày BCTC hợp nhất, luận án không đi sâu
nghiên cứu những vấn đề chung về trình bày BCTC hợp nhất với những nội dung
giống một BCTC thông thường, mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu những nội
dung đặc trưng riêng có, mang tính điển hình mà một BCTC hợp nhất phải

tuân thủ.
Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu công tác lập và trình bày BCTC
hợp nhất tại các đơn vị khảo sát trong giai đoạn từ năm 2013-2014, chủ yếu sử
dụng số liệu năm 2014 và một số năm khác có liên quan của các đơn vị điển
hình để minh hoạ. Tuy nhiên, theo yêu cầu của các đơn vị để đảm bảo tính bảo
mật thông tin, số liệu sử dụng trong luận án có thể được xử lý căn cứ trên số liệu
gốc của đơn vị nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi về bản chất, nguyên tắc cũng
như phương pháp xác định các chỉ tiêu.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Về nguồn dữ liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu trong quá trình nghiên cứu: Dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ cấp.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến
công trình trong nước và nước ngoài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu
tại các thư viện và tìm kiếm trên mạng thông qua việc truy cập các trang web
chuyên ngành. Ngoài ra các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong Luận án còn bao
gồm các BCTC của các công ty con, BCTC hợp nhất của công ty mẹ, các biểu

10


mẫu, báo cáo chi tiết, quy trình lập BCTC hợp nhất. Các tài liệu này thu thập
trong quá trình khảo sát trực tiếp và trên Website của các đơn vị.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: đó là thông tin thu được qua khảo sát về thực trạng
công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các đơn vị. Tác giả sử dụng phiếu
điều tra được thiết kế sẵn theo mẫu để gửi cho các đơn vị. Đối tượng gửi Phiếu
khảo sát là các cán bộ đảm nhiệm trực tiếp công tác lập BCTC hợp nhất tại toàn
bộ các công ty mẹ, công ty con tại các đơn vị trong phạm vi khảo sát. Ngoài ra
tác giả còn thực hiện khảo sát trực tiếp tại các đơn vị mang các đặc trưng điển
hình như có số lượng các công ty con, công ty liên kết lớn, nghiệp vụ phát sinh

nhiều, đa dạng thông qua gặp gỡ, tiếp xúc và phỏng vấn các cán bộ trực tiếp làm
công tác lập BCTC hợp nhất tại các đơn vị này.
6.2. Về phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu
của đề tài, Luận án sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở phân loại, đánh giá, chọn lọc
các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các thông lệ, quy định,
kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến việc lập BCTC
hợp nhất để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận về
BCTC hợp nhất theo CMKT, thông lệ quốc tế và xác định vấn đề cần phải giải
quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các phương pháp này đã được
tác giả sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau theo từng nội dung và mục tiêu
cụ thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng
để hệ thống hoá cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về BCTC hợp nhất theo CMKT,
thông lệ quốc tế và quá trình vận dụng áp dụng CMKT quốc tế tại các quốc gia,
kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu
thực tiễn công tác lập BCTC hợp nhất tại các đơn vị với các quy định và chuẩn
mực của chế độ kế toán Việt Nam.

11


Phương pháp điều tra: Tác giả sử dụng phiếu khảo sát để điều tra và thu
thập thông tin. Phiếu khảo sát được thiết kế theo mẫu trình bày ở phụ lục 1a, và
phụ lục 1b và gửi cho các đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát bao gồm các
công ty mẹ và các công ty con của các đơn vị sản xuất thép có lập BCTC hợp
nhất thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam. Theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam việc lập BCTC hợp nhất chỉ được thực hiện ở những doanh
nghiệp hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”. Theo tiêu chí này

các đơn vị có lập BCTC hợp nhất trong hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thép
thuộc hiệp hội thép Việt Nam hiện nay gồm có 7 đơn vị:
- Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát
- Tổng công ty thép Việt Nam
- Công ty Gang thép Thái nguyên
- Công ty cổ phần Thép POMINA
- Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
- Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc
- Công ty cổ phần SMC
Phiếu khảo sát gồm 2 loại:
- Phiếu khảo sát dành cho các công ty mẹ gồm 50 câu hỏi.
- Phiếu khảo sát dành cho các công ty con gồm 20 câu hỏi.
Nội dung các phiếu khảo sát đều được chia thành 2 phần:
Phần 1: Thông tin cơ bản về doanh nghiệp gồm các câu hỏi liên quan đến
đối tượng điều tra.
Phần 2: Các câu hỏi điều tra được thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất bao gồm
các câu hỏi về đặc điểm công tác kế toán nói chung và nhóm thứ hai bao gồm
các câu hỏi khảo sát về công tác lập BCTC hợp nhất tại đơn vị.

12


Đối tượng trực tiếp nhận và điền phiếu khảo sát là cán bộ kế toán trực tiếp
lập BCTC hợp nhất tại các công ty mẹ và cán bộ kế toán trực tiếp lập các biểu
mẫu, báo cáo tại các công ty con. Phiếu khảo sát được xây dựng trên nền tảng lý
thuyết đã được nghiên cứu ở phần lý luận chung, sau đó gửi cho một số chuyên
gia như: các nhà nghiên cứu, giảng viên và cán bộ trực tiếp lập BCTC hợp nhất
tại một số doanh nghiệp để đánh giá tính hợp lý, khả thi trước khi gửi đi khảo sát
trên diện rộng để thu thập thông tin. Sau khi nhận được phản hồi từ phía các đối
tượng này phiếu khảo sát được hiệu chỉnh và gửi chính thức thông qua 2 kênh:

- Kênh thứ nhất: Gửi trực tiếp qua thư điện tử (email) thông qua việc sử
dụng ứng dụng Google Form trên website để thiết kế
các phiếu khảo sát.
- Kênh thứ hai: Gửi trực tiếp đến các đơn vị thông qua sự trợ giúp của cán
bộ của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Theo tiêu chí khảo sát, tác giả đã gửi phiếu khảo sát tới 7 công ty mẹ và 54
công ty con của các đơn vị trên. Trong thời gian khảo sát tác giả nhận được:
- 6/7 phiếu khảo sát của công ty mẹ, đạt tỷ lệ: 85,7%.
- 35/54 phiếu khảo sát của công ty con, đạt tỷ lệ: 64,8%.
Sau khi thu thập các kết quả điều tra, các phiếu khảo sát sẽ được kiểm tra
thông tin để đảm bảo sự phù hợp và phân tích, tổng hợp kết quả. Sau khi dữ liệu
được kiểm tra, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp và phân
tích kết quả khảo sát. Trên cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quả thu được
của các phiếu điều tra tại các công ty mẹ và các công ty con, tác giả đã tóm tắt
thành các bảng biểu phù hợp để phục vụ cho việc đánh giá và phân tích trong
luận án.
Trong quá trình thực hiện khảo sát, mặc dù tác giả đã tích cực, cố gắng và nỗ
lực tối đa nhằm mục đích thu thập thông tin khảo sát một cách đầy đủ nhất để
phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian
nên tác giả không thể thu thập được đầy đủ kết quả khảo sát của các đơn vị. Bên
13


cạnh đó, còn phải kể đến một hạn chế nữa do yếu tố khách quan tác động đó là
không phải toàn bộ các câu hỏi trong phiếu điều tra đã được đối tượng phỏng
vấn trả lời một cách nghiêm túc.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện đề tài đem lại những ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học
và thực tiễn.
Về mặt khoa học, tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về BCTC hợp nhất bao

gồm các vấn đề về như: Tập đoàn, mô hình “công ty mẹ - công ty con”, BCTC
hợp nhất, phương pháp trình tự lập BCTC hợp nhất.
Về mặt thực tiễn, đề tài vận dụng các lý luận để làm rõ thực trạng công tác
lập, trình bày BCTC hợp nhất và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại về trong công
tác lập và trình bày BCTC hợp nhất từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
nhằm mục đích nâng cao chất lượng thông tin BCTC hợp nhất qua đó cung cấp
cho các đối tượng sử dụng thông tin trung thực và minh bạch.
8. Những định hướng nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về BCTC hợp nhất và lập trình bày
BCTC hợp nhất, đặc biệt xem xét làm rõ và đánh giá sự khác biệt giữa các
phương pháp và lý thuyết hợp nhất BCTC hợp nhất.
Phân tích, đánh giá thực trạng lập và trình bày BCTC hợp nhất của các
doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam, chỉ ra những thiếu
sót, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất
tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam phù hợp với
điều kiện hiện nay.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm
ba chương:

14


Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lập và trình bày BCTC hợp nhất.
Chương 2: Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các doanh
nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp
nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam.
Các chương được thiết kế theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án
Chương 1:
Những vấn đề lý luận chung về
lập và trình bày Báo cáo
tài chính hợp nhất.

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:
Mô hình “công ty mẹ - công ty con”?, các đặc
điểm của mô hình“công ty mẹ - công ty con”?,
BCTC hợp nhất,công tác lập và trình bày BCTC
hợp nhất? Kinh nghiệm quốc tế về lập và trình
bày BCTC hợp nhất và bài học kinh nghiệm rút
ra cho Việt Nam?

Chương 2:
Thực trạng công tác lập và trình bày
BCTC hợp nhất tại các doanh nghiệp
sản xuất thép thuộc
Hiệp hội Thép Việt Nam

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2:
Thực trạng công tác lập và trình bày BCTC
hợp nhất tại các doanh nghiệp sản xuất thép
thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam?

Chương 3:
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập
và trình bày BCTC
hợp nhất trong các doanh nghiệp
sản xuất thép thuộc Hiệp hội

Thép Việt Nam.

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3:
Những giải pháp nào cần được đưa ra để hoàn
thiện công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất
tại các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Hiệp
hội Thép Việt Nam?

15


×